Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thubten Choling không xa

23 Tháng Hai 201300:00(Xem: 13970)
Thubten Choling không xa


Cứ mỗi dịp tết Losar của Tây Tạng từng đoàn Phật tử trên thế giới trong đó có nhiều đoàn Việt Nam lại hành hương về đất Phật ở Nepal để viếng các thánh tíchtham dự các lễ hội. Dịp này Phật tử Việt Nam lại đi về phía ánh sáng của Đức Phật trên Tu viện Thubten Choling ở vùng đất thiêng Solukhumbu.

Tình đạo hữu

Nhớ lại lần chúng tôi về Tu viện tháng 8 năm 2012, vậy mà đã 6 tháng trôi qua. NSƯT Minh Đức cảm động nhắc lại: “Nhớ Thubten Choling quá chừng, nhớ như in từng việc một trong những ngày ở trên ấy. Cứ như mình vừa mới ở Nepal về…”

Vâng, đó là tour hành hương do chúng tôi tự tổ chức sang Nepal. Một chuyến đi giàu có những kỷ niệm đẹp, mỗi lần nghĩ đến lại nao nao nhớ về tình bạn hữu lo cho nhau từng tí một trong chuyến đi.

Cái đêm rời Việt Nam ngủ tại sân bay Bangkok để sáng sớm bay đến Katmandu, tôi đang ngồi gặm bánh mì cũ “dai như quai guốc” thì chị Bê đến bên ngoắt tôi: “Chị ra đây uống thuốc”, chị đưa tôi tới chỗ chị Thảo ngồi cách tôi mấy dãy ghế. Chị Thảo đang ngồi tẩn mẩn với một bọc lủng củng các loại thuốc. Tôi chưa kịp hiểu gì thì chị Thảo nói: “Thuốc của bạn đây, ăn sáng đi rồi uống 2 viên Tuần hoàn não và Tanakan nhé”. Có lẽ các chị biết tôi bị huyết áp thấp và đau tiền đình nên đã lo cho tôi, tôi ngoan ngoãn làm theo, nhờ vậy khi ngồi máy bay đến Katmandu tôi tỉnh như sáo.

Rất may là tôi và NSƯT Minh Đức được thầy Trí Không xếp ở chung phòng với chị Thảo, chị Thảo đã từng đi Nepal nên có kinh nghiệm hơn. Vừa nhận xong phòng nghỉ thì 2 chúng tôi thấy chị Thảo biến mất hút. Lát sau thấy chị trở về trên tay cầm một bịch đựng mấy thứ rau. Chị đã gần 70 tuổi, chân ướt chân ráo chẳng quản mệt nhọc đã tranh thủ đi mua rau, còn tôi thì chỉ biết nằm tán dóc với chị Đức. Tôi kính nể đã gọi luôn chị Thảo là “chị cả”. Những ngày sau, ngoài những lúc tụng kinh và nhiễu Bảo tháp, chị lại nấu mì cho tôi và chị Đức ăn.

Vì tôi và chị Đức còn ngô nghê với Katmandu nên đã được chị hướng dẫn cách nhiễu Đại bảo tháp, chỉ chỗ lễ lạy, cách cúng dường hương trong khuôn viên Bảo Tháp, kinh nghiệm ăn uống, mua sắm Phật cụ v v… tôi lại gọi chị là… “sư tỷ”, nhưng thỉnh thỏng chúng tôi cũng chọc ghẹo nhau cười vui như khi còn trẻ. Chưa hết, cái túi tiền của dân nghèo thành thị của tôi quá khiêm tốn nên bị thiếu tiền mua sắm, chẳng chờ tôi hỏi vay, chị Thảo tự nguyện cho tôi vay thêm tiền, nhưng sau đó chính chị thiếu tiền lại đi vay người khác. Mấy nữ Phật tử ở Hà Nội và một số bạn nam tuổi teen đi cùng đoàn mỗi lần leo núi luôn đi gần những người lớn tuổi hay “cài số lùi” khi chùn chân mỏi gối dễ bị lạc. Suốt thời gian trên đất Phật, chúng tôi sống với nhau, lo cho nhau từng đôi tất chân, đôi dép, ngụm nước thuốc uống hàng ngày. Chân thật, hỷ xả, an lạc, gần gũi, gắn bó, nâng cao giá trị sống của tình đạo hữu.

Thubten Choling

Qua 2 lần cưỡi mây bằng máy bay tới Solukhumbu. Khi rời khỏi trực thăng, chúng tôi theo bước chân người thầy xưa ngược lên lối mòn dốc núi, hai bên sườn núi ngợp cây cao bóng tỏa. Ngẩng lên nhìn ánh trưa ken qua vòm cây thơm hương rừng nguyên sinh như thanh lọc thân tâm từng người đang hổn hển lần bước đi lên.

Solukhumbu là một địa danh nằm trong khu vườn quốc gia Sagarmatha một trong 75 huyện thị của Nepal, nằm ở phần phía bắc dãy Everest, dân bản địa là người dân tộc Rai và người Sherpa. Vườn quốc gia Sagarmatha đã được UNESCO công nhậndi sản của thế giới. Tu viện Thubten Choling được dân địa phương và du khách quốc tế coi là một công trình nổi tiếng của Everest.

Từ phòng nghỉ lên Tu viện, chúng tôi lần lượt qua trên 113 bậc thang dài mà không có cảm giác rời rạc khúc đoạn, liền lặc nhau một giải như cung mây nâng bước lên khung trời chánh giác.

Đặt chân lên từng bậc thang được xếp bằng đá, chúng tôi ngạc nhiên có những viên màu nâu, có viên vàng như rỉ sắt, đỏ như bazan, có viên hơi xanh ngọc, như thạch anh, có viên như đá silicat, tất cả đều óng ánh, lấp lánh như bạc. Giống như loại đá magma, chúng tôi lựa viên nhỏ mang về thử đập ra thì thấy có những vụn li ti óng ánh rơi xuống, đó là mica. Có thể xưa kia khi bề mặt trái đất nung chảy đông nguội nhanh đã tạo thành khoáng chất này. Có vài chị đã chọn những cục đá đẹp mang về thuê thợ khắc tượng Phật.

Thubten Cholling hiện lên giữa một trời sương bao phủ, vờn mắt với cảm giác chơi vơi, bay bổng. Những cảm xúc mới mẻ lấp lánh đủ màu sắc trong tâm hồn. Ngày đầu Ngài Kyabje Trulshik Rinpoche đặt chân tới vùng Solukhumbu dựng lên ngôi tịnh thất đơn sơ để có chỗ tu hành, dấu ấn ngày đầu ấy cũng đã qua đi nửa đời người. Có lẽ Ngài cũng không ngờ rằng ngày nay Thubten Choling đã trở thành công trình Phật giáo của thời đại trên Thánh địa.

Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma truyền thống tại Nepal. Vẻ đẹp kiến trúc của Tu viện như một đóa sen mọc lên giữa một vùng môi trường với thảm thực vật bạt ngàn thông xanh và cây rừng nguyên sinh. Một công trình văn hóa Phật giáo mang phong cách nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng đã thu hút biết bao lượt tu sĩ Phật giáoPhật tử trên thế giới, các đoàn du khách đủ các quốc tịch, màu da, tôn giáo đến Tu viện tham quan, thiền và làm từ thiện.

Trong giờ phút xả thiền, lữ khách có thể đưa mắt ngắm nhìn thật kỹ từng họa tiết hoa văn trên các xà ngang, xà gồ, vì kèo, vòm trần trong nội thất. Những đường hoa văn không phải là hư cấu mà dựa trên những hình tượng thực tế của thiên nhiên, qua những bàn tay nghệ nhân đã ước lệ hình tượng bông sen, hoa Mandala, giải mây ngũ sắc có tính hình học, nối tiếp nhau như một mối liên kết đan quện bền chặt.

Đối diện Thánh điện là tượng Đức Thích Ca và các Chư Phật. Quanh các bức tường là những bức Thangka. Một loại hình hội họa vẽ về trời, Phật, Bồ tát, Thần, Thánh, là những vị nắm giữ vai trò quan trọng trong Phật giáo. Qua những bức tranh Thangka có thể hiểu phần nào về lịch sử Mật giáo Tây Tạng từ thời cổ xưa lưu truyền đến ngày nay. Thông qua hình thức nghệ thuật tôn giáo mang tính nghi thức đa đạng ấy, mỗi bức Thangka mô tả từng chi tiết: Sắc diện, tay, chân, mắt, mũi, các trì vật, bửu bối toát lên những công năng khác nhau để giúp cho người tu hànhhành giả thiền quán. Một hình thức hướng dẫn qua sự thấy để quán mình hóa thân với vị Phật đối tượng mà nhập vào Phật tánh khi thực hành bất cứ nghi quỹ nào.

Thubten Choling đang là một Tu viện non trẻ nhưng chứa đựng bên trong những tinh thần Phật giáo được tạo lên từ cái nôi Phật giáolịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng, rất có thể sau này Thubten Choling sẽ trở thành công trình di sản của Phật giáo.

Vị Tăng trẻ

 Đó là thầy Trí Không – 36 tuổi, nước da trắng như phụ nữ. Sau khi hoàn thành chuyến hành hương về tới Sài Gòn thì da thầy đã chuyển màu nâu già đi như người ngũ tuần. Một chị là Việt kiều Mỹ đi trong đoàn hỏi: “Thầy Trí Không hơn 50 tuổi rồi ấy nhỉ?”. Người viết bài này nghe câu hỏi vậy mà phì cười, nhưng cảm động lắm. Vì thầy Trí Không thương Phật tử vất vả lần đầu đi xa luôn lo lắng làm sao mọi người phải an toàn sức khỏe. Lên tới Tu viện không nghỉ ngơi chỉ lo làm Phật sự. Trình diện các vị Rinpoche thỉnh cầu các Ngài giảng Pháp, ban truyền Quán đảnh những Pháp tu mới, chuẩn bị các thời khóa cho các Phật tử tu học, lo đủ thứ dẫn đoàn leo lên núi thăm viếng Thánh tích v.v… Tất cả những phần việc ấy chẳng thấm tháp gì với sức trẻ của thầy, nhưng thầy đi lại nhiều ngoài nắng ở độ cao gần 4.000 mét là trực tiếp chịu sự đốt cháy da của tia cực tím, mà những người da trắng hấp thụ rất mạnh tia cực tím nên nước da trắng trẻo của thầy nhanh chóng đổi màu và ngẫu nhiên tăng thâm niên cuộc đời thầy thành ngoài 50 tuổi.

Được hành hương cùng thầy sẽ thực sự yên tâm, chẳng thế mà ông Cảnh ở Quận 12 – TP Hồ Chí Minh chẳng biết thầy là ai, mới chỉ biết thầy trước chuyến đi cách có mấy giờ đồng hồ đã quyết định khăn gói, ba lô theo chân thầy nhập cùng đoàn sang đất Thánh. Thầy Trí Không không những có khả năng đối thoại tiếng Phạn, tiếng Anh, tiếng Hoa, nhờ đó mà thầy đã lật từng trang Thánh tích ở thủ đô Katmandu nói riêng và Nepal nói chung bằng cách dẫn dắt đoàn Phật tử đến tận nơi để mọi người bước dần vào kho tàng lịch sử Phật giáo ở Nepal để được mở mang thêm trí tuệ.

Trên 30 tuổi, nhưng thầy dành hết 2/3 thời gian với bước chân nghèo vượt qua những gian nan thử thách để xuất ngoại trên các quốc gia thuộc về đất Phật, không ngừng dày công học hỏi nên đã tiếp nhận nền giáo dục văn hóa Mật tông của Phật giáo Đại thừa từ các vị Rinpoche cao cấp ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Mỗi khi trở về Việt Nam thầy Trí Không lại dốc hết tâm sức giảng và hướng dẫn Phật tử thực hành giáo Pháp, một trong những giáo Pháp trí tuệ của Phật giáo Đại thừa nhằm góp phần đưa hành giả tiến đến tinh thần vô ngã.

 Vì theo thầy, giáo Pháp không được áp dụng vào đời thì không còn là giáo Pháp. Cứ như vậy, thầy độ cho từng người, rồi đến từng nhóm, rồi thành một đạo tràng, đến nay đạo tràng vẫn sinh hoạt đều đặn 2 kỳ trong 1 tháng. Kể cả những lần thầy Trí Không nhập thất 1 tháng có khi 3 tháng, vắng thầy đạo tràng vẫn sinh hoạt đều đặn theo như thầy đã hướng dẫn trước đó.

Sau mỗi thời thực hành nghi quỹ, thầy lại giảng Pháp để cho những Phật tử đã theo học thầy nhiều năm hoặc những người mới tu học đều hiểu sâu ý nghĩa của Từ biNhân, trí tuệquả. Từ người cao tuổi đến tuổi vị thành niên trong đạo tràng, thầy luôn coi tất cả như cha, mẹ, anh, em của mình, bất kể người đó làm nghề gì, hoàn cảnh giàu nghèo đều không phân biệt. Thấy ai nghèo khổ, đau, yếu thì thầy chạnh lòng.

Tháng 5/2012, trong chuyến thầy Trí Không ra Hà Nội để giảng Pháp theo lời mời của thầy trụ trì một chùa ở Bắc Ninh thì được một Phật tử ở Gia Lâm tên Nguyễn Thị Cẩm, 40 tuổi, đã trên 20 năm sống bằng nghề xem bói và hầu đồng bóng. Nơi ở của chị có hẳn một phòng riêng thờ trên 10 bức tượng Cô mẫu, Thánh, Thần tương đối lớn. Nhưng cuộc sống của chị càng ngày càng gặp nhiều chướng ngại, chị cho rằng bị ma quỷ quậy phá. Chị Nguyễn Thị Cẩm đã tìm đến cầu thỉnh thầy Trí Không đến nhà xem vì sao và làm thế nào để chị bớt gặp chướng ngại được sống bình yên. Thầy Trí Không đã đi taxi cùng 2 Phật tử trẻ đi từ quận Hai Bà qua cầu Chương Dương đến phố Thạch Bàn quận Gia Lâm để thăm nhà Phật tử Nguyễn Thị Cẩm. Sau khi thầy gia trì cho chị và gia đình xong ra về, chị Nguyễn Thị Cẩm cúng dường thầy để bù vào tiền taxi nhưng thầy đã dứt khoát không nhận. Nhờ ánh sáng Phật do thầy Trí Không soi rọi, ngay hôm đó, tâm của chị Cẩm đã mở ra nhất tâm theo Phật. Chị đã gởi hết trên 10 bức tượng Mẫu, Thánh, Thần vào chùa, chỉ giữ lại cho mình xâu chuỗi hạt. Rất nhiều người điện thoại xin chị xem bói và cúng giải hạn, chị đều từ chối và đổi số điện thoại khác. Đến nay, chị Cẩm vẫn tụng kinh niệm Phật hàng ngày và mở một quán tạp hóa làm kế sinh nhai, bỏ hẳn nghề cũ.

Sau những lần hành hương từ Nepal trở về, nhờ có thầy Trí Không luôn hướng dẫn tu họcPhật tử mỗi lần đến đạo tràng như cảm thấy đang tu trì trong Tu viện.

 Do vậy, từ Việt Nam sang Sokhulumbu phải qua hàng ngàn dặm, nhưng khi trở về cố hương thì luôn thấy Thubten Cholling không xa. Mọi người vẫn tu theo Phật – Phật vẫn hàng ngày ở trong trái tim, trong trí não của từng người.

thubtencholing-01

thubtencholing-02

thubtencholing-03

thubtencholing-04

thubtencholing-05

thubtencholing-06

thubtencholing-08

Cụm Bảo Tháp Swayambu

thubtencholing-09

NSƯT Minh Đức với ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche

thubtencholing-10

Teen với nữ Tu sĩ


Đọc thêm: Solukhumbu du ký

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18515)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(Xem: 21252)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22017)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16776)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 13307)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22703)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 18904)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18368)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21519)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 19934)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14942)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 17136)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15803)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 12889)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13046)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 22523)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 19257)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37443)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 17778)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14485)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19566)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14530)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 15830)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 29699)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 17682)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 18449)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 19826)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 19036)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18473)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20602)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
(Xem: 19334)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18441)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 29697)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 21530)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 20732)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26227)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 51954)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 21708)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 34875)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 17168)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 17915)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19503)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 17407)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 30671)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19115)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 19442)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19669)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 19318)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 58630)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 19663)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 19035)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15026)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 32920)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17355)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19016)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 22856)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16538)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16379)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16368)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
(Xem: 22836)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant