Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý nghĩa và hướng dẫn thực hành pháp tu trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

17 Tháng Tư 201300:00(Xem: 22807)
Ý nghĩa và hướng dẫn thực hành pháp tu trì Lục Độ Phật Mẫu Tara


tara-drukpa-01Chủ nhật ngày 14/4 (tức 5.3 Â.L), Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa và tăng đoàn Truyền thừa quang lâm, cầu nguyện quốc thái dân an và ban đại lễ gia trì quán đỉnh cộng đồng Lục Độ Phật Mẫu Tara.

Từ hàng ngàn năm nay, đức Lục Độ Phật Mẫu là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong truyền thống Kim Cương thừa. Trong vô số kiếp quá khứ, khi thấu suốt căn nguyên của khổ đau luân hồi, với lòng từ bi vô hạn và hạnh nguyện lợi tha, Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara đã phát nguyện rằng bất kỳ chúng sinh nào nghe được danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài, trì niệm chân ngôn của Ngài thì tất những ước nguyện thế gian đều được sở cầu như ý, ngay cả tâm nguyện xuất thế gian cũng sẽ viên mãn. Phật Mẫu Tara vì thế nêu biểu cho phẩm chất giải thoátbảo hộ hữu tình. Ngài là bậc từ mẫu đáp ứng mọi thỉnh cầu, giải thoát chúng sinh khỏi mọi hiểm nguy, chướng ngại trên phương diện thế gian và cả trên hành trình thực hành tâm linh.

Để giúp đỡ quý vị Phật tử có sự chuẩn bị và tri thức cần thiết khi tham dự Pháp hội, Drukpa Việt Nam xin giới thiệu toát yếu các khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa về ý nghĩa và hướng dẫn thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu Tara.

 

 

tara-drukpa-02OM JÉ TSUNMA PHAGMA DrOLMALA CHHAGTSHEL LO/

OM- Kính lễ Lục Độ Mẫu Bản tôn!

CHHAGTSHEL TARÉ NYURMA PAMO/

Chí thành đỉnh lễ quy y

Tara Phật Mẫu dũng uy phi thường,

TUTTARA YI JIGPA SELMA/

TUTTARA đại lực cường

Bao nhiêu sợ hãi Ngài thương giải trừ,

TURÉ DONKUN DJINPÉ DrOLMA/

Âm TURE nghĩa thắng dư

Mọi điều sở nguyện ban cho toại thành,

SOHA YIGÉ KHYÖELA DÜETO/

SOHA hai chữ diệu linh

Con nay đỉnh lễ, rạp mình tán dương!

1. Lợi ích của pháp tu trì Lục Độ Phật Mẫu Tara

Cuộc sống đời người luôn kèm theo các nỗi lo sợ bên trong và bên ngoài, bám suốt đeo đẳng từ khi sinh ra đến lúc chết đi, từ vô thủy luân hồi tới mãi về sau cũng như vậy. Sinh ra từ giọt nước mắt của lòng bi mẫn Quan Âm, Đức Lục Độ Phật Mẫu hiện diện nơi thế gian để ban gia trì trường thọ, cứu giúp chúng ta thoát khỏi mọi tai ách, mang tới hạnh phúc an lạc cho vô lượng chúng sinh. Ngài là Bậc hộ trì che trở, giải cứu chúng sinh khỏi tám nỗi sợ hãi, bao gồm những sợ hãi về tứ đại, các bi kịch thế gian và những hoạn nạn hiểm nguy nơi thân tâm. Bất kỳ ai nếu có bất kỳ khó khăn chướng ngại nào trong cuộc sống hoặc có bất kỳ mong nguyện nào chỉ cần chí thành cầu nguyện đến Ngài tức thời được giải trừ nguy hiểm.

tara-drukpa-03Pháp thực hành Tara liên quan đến việc cầu nguyện lên 21 hóa thân Tara để bảo vệ chống lại các tác động phương hại khác nhau, chẳng hạn như Phật mẫu Tara an bình màu trắng chống lại sự suy thoái của thế giớihữu tình, những thù nghịch công kích, ốm đau, ma thuật; đức Tara màu đỏ chống lại hiểm họa từ nước như lụt lội, chết đuối, ô nhiễm nước ăn, các tác động xấu do ham muốn gây ra; đức Tara màu vàng chống lại thảm họa từ thiên thạch, sấm chớt, mưa đá, tuyết lở cùng tác hại từ các sinh linh ma quỷ, thù hận, ghen tỵ; Phật mẫu Tara bảo vệ chống lại sự phương hại từ Vũ khí, giúp thế giới tránh cảnh chiến tranh, diệt vong, những thảm họa đối nghịch săn đuổitác hại của xúc tình phiền não sân giận… 21 hóa thân Tara tượng trưng cho hai mươi mốt hạnh nguyện, phù hợp với các mong cầu khác nhau của chúng sinh, giúp chúng sinh thành tựu tu tậpbảo hộ họ khỏi tai nạn nguy hiểm. Những ai có thể hành trì ba lần hoặc bảy lần cầu nguyện đến 21 Độ Mẫu mỗi ngày thì mọi mong nguyện rất dễ thành tựu, mọi chướng ngại sẽ dễ vượt qua.

Đức Lục Độ Phật Mẫu như thế được tôn xưng là mẹ của tất cả Chư Phật, mẹ của tất cả vũ trụ và của hết thảy yếu tố đất, nước, gió, lửa. Bởi Ngài nắm giữ toàn bộ sự gia trì nên bất cứ chúng sinh cầu nguyện điều gì với tâm chí thành tha thiết đều sẽ được như nguyện. Vì thế pháp thực hành lễ tán cúng dàng đức Lục Độ Phật Mẫu và việc trì niệm chân ngôn của Ngài là vô cùng quan trọng và thù thắng.

 

 

2. Ý nghĩa của Đức Tara

tara-drukpa-04Kinh điểngiáo lý Kim Cương thừa đưa ra nhiều cách tiếp cận về ý nghĩa của Đức Tara. Theo cách hiểu chung nhất, Tara là một vị Phật. Dưới góc độ lịch sử, Ngài từng là một nữ hành giả phát Bồ đề tâm đạt giác ngộ tối thượng để lợi ích chúng sinh. Kinh điển cũng dạy rằng Đức Tara là giọt lệ của lòng bi mẫn, hiện thân công hạnh của Đức Phật Quan Âm. Theo cách hiểu khác, đức Tara là hiện thân của phẩm hạnh giác ngộ. Cuối cùng, cũng có thể hiểu đức Tara là tiềm năng Phật tính sẵn có nơi mỗi người.

Đức Tara là Phật

Đức Tara hay Lục Độ Phật Mẫuđức Phật, bất kỳ ai đều có thể trở thành Phật. Chúng ta cần biết có rất nhiều đức Phật và các cõi Tịnh độ của các Ngài song tâm toàn tri chỉ có một và phẩm hạnh, công đức, trí tuệ của các bậc giác ngộ đều như nhau. Chư Phật đã loại bỏ được tất cả phiền não, tựu chung được chia làm hai loại: Phiền não chướngSở tri chướng. Những chướng ngại này là nguyên nhân khiến chúng ta mắc kẹt trong đau khổ luân hồi. Sở tri chướngvô minh phiền não vi tế trong tâm chúng sinh, phiền não chướng là những trạng thái si mê, sân giận, tham áinghiệp quả đã vận chuyển vòng quay luân hồi. Bất kỳ đức Phật nào đều hoàn toàn xả ly mọi loại phiền não trên và hoàn thiện trưởng dưỡng tất cả phẩm hạnh như Từ, Bi Hỷ, Xả cũng như viên mãn công hạnh Ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Sắc tướng Phật mẫu của Đức Tara biểu trưng cho trí tuệ là nhân tố chính để loại bỏ vô minh. Sự vô minh này đã gây lầm lẫn thực tại và là gốc rễ của sự đau khổ. Người phụ nữxu hướng cảm nhận và nhận thức nhanh chóng nhờ vào trực giáctrí tuệ bí mật. Đức Tara biểu trưng cho phẩm hạnh này! Một cách không quản ngại, Ngài có khả năng giúp chúng ta phát triển những phẩm hạnh đó. Vì Ngài biểu trưng cho trí tuệ chứng ngộ thực tại, tâm tự do khỏi vô minh chấp thủ, bản ngã nên Ngài được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật.

Đức Tara là nhân vật lịch sử

tara-drukpa-01

Vô số kiếp trong một cảnh giới khác, có một công chúa tên là Yeshe Dawa. Nhờ sở học và trí tuệ của mình, nàng có lòng tin kiên cố với ba ngôi Tam Bảo. Nàng thấu hiểu đời sống bất như ý của bản chất luân hồiquyết định giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ. Do thấu hiểu tất cả chúng sinh cũng giống như mình đều muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau nên Công chúa đã trưởng dưỡng lòng từ bi và tình yêu thương hướng về muôn loài hữu tình. Nàng không thích lối sống xa hoa trong cung điện vàng ngọc, và đã phát lời nguyện dẫn dắt hướng đạo cho hàng nghìn chúng sinh trên con đường giải thoát mỗi ngày trước bữa ăn sáng, cho hàng nghìn chúng sinh trước bữa ăn trưa, và thậm chí nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ. Vì nhân duyên này, công chúa được tôn xưng là Arya (Bậc tôn quý) có nghĩa là Nàng có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng đó biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Nàng. Một bậc lãnh tụ tâm linh của thời đó đã khuyên Công chúa hãy cầu nguyện để tái sinhgiác ngộ trong thân trượng phu. Nhưng Công chúa Yeshe Drawa đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong thân người nữ và còn liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ nhân để cứu độ hữu tình. Và từ đó, Ngài bắt đầu tích lũy những công đức trí tuệ cho đến khi đạt giác ngộ trong hình tướng Đức Phật Mẫu Tara.

Dù cho chúng ta là thân nam hay nữ thì Đức Tara lịch sử là tấm gương cho chúng ta. Giống như mọi hữu tình, Ngài cũng từng là một chúng sinh bình thường, cũng từng bị chi phối bởi xúc tình phiền não. Nhưng nhờ phát nguyện, tu tập Phật pháp rèn luyện tâm linh nên Ngài đã đạt được toàn giác. Giống như vậy, nếu biết phát đại nguyệnthực hành giáo pháp với niềm tinh tấn hỷ lạc, chúng ta cũng có thể được thành tựu giác ngộ như Ngài. Câu chuyện về Ngài là tấm gương sách tấn lớn lao đối với mỗi chúng ta trên con đường tu tập!

Tara là hiện thân công hạnh của Đức Quan Âm

tara-drukpa-05Trong một bản Kinh Lục Độ Phật Mẫu khác có kể rằng: Đức Tara được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quan Âm. Nhân duyên vì Đức Avalokiteshvara hay Đức Quan Âm đã không ngừng cứu độ chúng sinh để giải thoát tất cả thoát khỏi cõi địa ngục thống khổ. Sau khi hoàn thành công hạnh này, Ngài chỉ kịp nghỉ ngơi một chút, nhưng ngay sau đó Ngài nhận ra rằng trong cõi địa ngục thống khổ kia thoáng chốc lại đầy tất cả những chúng sinh mình vừa cứu khỏi, bởi họ lại vừa tạo tác thêm những ác nghiệp cực trọng. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Đức Quan Âm đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn vì lời nguyện cứu khổ cho những chúng sinh vô minh đó. Một trong những giọt nước mắt từ bi của Đức Quan Âm đã biến thành Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara để khích lệ Ngài trên con đường Bồ Tát hạnh. Khi đó, Đức Tara đã phát nguyện rằng: "Xin Ngài đừng tuyệt vọng, tôi nguyện cùng Ngài giải thoát tất cả chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ mà không để sót một ai!"

Đức Tara phát nguyện rằng bất kỳ người nào nghe được danh hiệu Ngài, nhìn thấy Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì tất nhưng ước nguyện thế gian đều được sở cầu như ý, ngay cả tâm nguyện xuất thế gian cũng được viên mãn. Nguyên do đức Tara nhìn thấy nỗi khổ của luân hồi vì mong nguyện thế gian của chúng sinh không được như ý. Ngài liền phát nguyện có đầy đủ năng lực giúp họ viên mãn được mọi sở cầu thế gian, và để rồi dần giúp họ giác ngộ về chân lý tuyệt đối. Nếu biết thực hành nghi quỹ Tara một cách đúng đắn với Bồ Đề tâm chân thật vì lợi ích giác ngộ cho hết thảy khổ não chúng sinh thì tất cả những gì mà chúng ta mong nguyện tự lợi lợi tha đều được thành tựu.

 

Đức Tara là hiện thân của các Công hạnh giác ngộ

tara-drukpa-06Tâm đức Phật siêu vượt các khái niệm hạn hẹp hiện tại của phàm phu, tất cả các bậc giác ngộ đều thực hành vô số kiếp để tịnh hóa tâm và phát triển khả năng lợi ích chúng sinh. Mỗi hóa thân của chư Phật nêu biểu cho những phẩm hạnh giác ngộ như Từ, Bi, Hỷ, Xả, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đức Phật Mẫu Tara giống như những Bản tôn thiền định khác là một trong những hóa thân đó!

Nếu như mỗi hóa thân có thể biểu trưng nhấn mạnh vào những phẩm hạnh cụ thể, thì đức Tara xanh biểu trưng cho Công hạnh giác ngộ của mười phương ba đời chư Phật, trong khi đức Quan Âmhóa thân của lòng Từ bi hay đức Văn Thù nêu biểu cho Trí tuệ... Các hóa thân của Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara đều được mô tảbản tôn có thể tiêu trừ sợ hãi, chướng ngại và đem lại sự viên mãn thành tựu cho chúng sinh, đặc biệt còn có đức Bạch Độ Mẫu Tara với khả năng giúp tiêu trừ bệnh tật và ban cho đời sống trường thọ.

Đức Tara là tinh túy Phật

Quan điểm thứ ba về Đức Tara là phản ánh của tiềm năng Phật tính hiện tại trong mỗi chúng ta, sẽ được phát triển toàn vẹn trong tương lai. Làm thế nào để chứng ngộ được Phật tính? Một cách ngắn gọn, chúng ta tu tập theo con đường giác ngộ, có ba điểm chính yếu nên khắc cốt ghi tâm:

 

  • Thứ nhất: Phát tâm thoát khỏi luân hồi đau khổ.
  • Thứ hai: Phát khởitrưởng dưỡng Bồ đề tâm lợi ích chúng sinh.
  • Thứ ba: Chính kiến, trí tuệ thực chứng tính không hợp nhất với bản tâm tuyệt đối của chính mình.

 

Thân tâm vi tế của chúng ta có khả năng chuyển hóa thành thân tâm giác ngộ hoàn hảo như chư Phật. Khi quán tưởng đức Phật Mẫu Tara và sùng kính Ngài, chúng ta cần thấu hiểu rằng đó là công hạnh, trí tuệ, thần lực mà mình đang được viên mãn, nhờ đó sẽ được truyền cảm hứng để chuyển hóa tâm trên con đường thành tựu tối thượng!

Bởi năng lực phi thường vì lợi ích chúng sinh, từ hàng ngàn năm nay, đức Lục Độ Phật Mẫu là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong truyền thống Kim Cương Thừa. Ngày và đêm, lúc an bình hay loạn lạc chiến tranh luôn có các chúng sinh ở khắp nơi cầu nguyện thỉnh cầu sự gia trìcứu độ của Ngài, và Ngài không hề từ nan quản ngại trong việc viên mãn công hạnh đó. Mật pháp cầu nguyện cúng dàng Tara là pháp tu trì cần thiết của tất cả hành giả Kim cương thừa để có thể thực hành Tam mật tương ưng, kết nối với Ngài và qua đó viên mãn tâm nguyện lợi tha; Đây chính là pháp thực hành phổ thôngthiết thực nhất mà người Phật tử nên hành trì để vững bước trên hành trình giác ngộ!


3. Ý nghĩa hình ảnh Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu

tara-drukpa-02

Phương pháp hiệu quả để vượt qua chướng ngạiđạt được thành công trong cuộc sống cũng như thành tựu giác ngộ là sự thực hành, cầu nguyện thỉnh cầu Đức Tara. Ngài là bậc giải thoát, hiện thân của trí tuệ, lòng bi mẫn, tình yêu thươngđặc biệtcông hạnh thiện xảo của mười phương chư Phật. Mỗi chi tiết trong hình ảnh của đức Tara nêu biểu của các khía cạnh khác nhau của con đường Đạo giải thoát. Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực hướng đến tất cả chúng sinh, làm tươi mới tim mình, chí tâm với pháp thực hành và lân mẫn với Thượng sư chứng ngộ để thực hành Thượng Sư Tara giúp chuyển hóa tất cả những thân, khẩu, ý nhiễm ô của bạn trở thành thân, khẩu, ý linh thiêng của đức Lục Độ Phật Mẫu.

Đức Tara là hiện thân hợp nhất của đại lạctính không. Sự đại hỷ lạc phương tiện thiện xảotrí tuệ tính không của tất cả chư Phật đều xuất hiện trong sắc thân của Đức Tara để truyền cảm hứng cho chúng ta phát triển Bồ đề tâm, trưởng dưỡng những công hạnh lợi tha. Nhờ vào hiểu biết các ý nghĩa, biểu tượng và các phẩm chất của sắc thân của Đức Tara, chúng ta sẽ có niềm tin chí thànhtinh tấn đi theo con đường Ngài hướng đạo để tỏa chiếu những phẩm chất, công hạnh, thần lực Tara trong tự thân chúng ta.

Trước hết, màu sắc của Đức Phật Mẫu Tara biểu trưng các công hạnh thành tựu. Dù Ngài có cùng phẩm hạnh như là các hiện thân của bậc toàn tri khác, Đức Tara đặc biệt hiện thân cho các công hạnh giác ngộ của chư Phật, gia trì đem lại lợi íchchúng ta. Thêm vào đó, Ngài đại diện khía cạnh thanh tịnh của Không đại, vì Không đại bao hàm tất cả các sự vật hiện tượng. Những ảnh hưởngcông hạnh của Đức Tara làm những phẩm hạnh vô ngã vị tha tiềm tàng của chúng ta nở hoa giác ngộ thơm ngát muôn phương. Những hạt giống tốt mọc dễ dàng là niềm vui của người nông dân. Cũng vậy, sắc xanh của Ngài nêu biểu cho sự thành công của sự xả bình đẳng trong thế giới trần tục, cũng như trong sự phát triển thế giới tâm linh cho chúng ta cảm giác vui vẻ, hy vọnglạc quan. Những tâm nguyện của Đức Tara có thể dễ dàng nở hoa kết trái và hạnh nguyện của Ngài nhanh chóng cảm ứng tới chúng sinh không thể nghĩ bàn. Vì lý do này, bằng sự quán tưởng và cầu nguyện Đức Tara, chúng tanăng lực để tạo ra nhân của hạnh phúc và sự thông tuệ trong sự thực hành pháp trên con đường tự lợi, lợi tha.

Sắc thân của Đức Tara kết tinh bằng ánh sáng và thuộc về phương Bắc. Thân ánh sáng của Ngài xuất hiện nhưng không thể nắm bắt, giống như cầu vồng, ảo cảnh. Thân ánh sáng này là biểu trưng cho sự hợp nhất của hai chân lý: Chân lý tương đốiChân lý tuyệt đối. Trong mức độ chân lý tương đối, Đức Tara xuất hiện tồn tại. Ấy vậy mà khi chúng ta tìm kiếm sự tồn tại tuyệt đối của Ngài thì không thể tìm thấy bất kỳ thứ gì tồn tại một cách cố hữu, độc lập từ các nhân và điều kiện, các phần, thuật ngữ và khái niệm. Đức Tara xuất hiện một cách tương đối giống như ảo giác, không thể tìm thấy nắm bắt được và chỉ là tính không.

Thân của Đức Tara diễn tả sự nội chứng bên trong và các công hạnh vị tha bên ngoài. Tư thế vũ điệu du hý của Ngài tự do, cởi mở và thân thiện, chân phải của Ngài duỗi xuống chỉ ra sự sẵn sàng bước xuống cõi luân hồi đau khổ để cứu giúp chúng tachúng sinh vô minh. Nhờ năng lực của lòng bi mẫn, Đức Tara có thể ứng hiện trong mọi cõi giới. Ngài không trốn tránh sự khổ đau mà đối mặt nó một cách vô úytừ bi bằng cách trung hòa đau khổ.

Chân trái Ngài co vào phía trong lòng, tỏ rõ rằng Ngài kiểm soát toàn bộ năng lượng vi tế bên trong, từ bi không quản ngại vấn đề gì, cho dù ai đó tán thán hay hủy báng, làm tổn hại hay giúp đỡ, năng lực của Ngài không vì thế trở nên mất cân bằng và tâm Ngài không rời bình đẳng xả.

Tay phải Ngài trong tư thế thực chứng siêu việt bằng cách thực hành tu tập để tự thân thành tựu sự chứng ngộ. Tư thế này cũng gọi là Thí Nguyện Ấn là tư thế bố thí nêu biểu Ngài sẵn sàng ban cho tài sản, tình yêu thương, sự bảo hộgiáo pháp để tất cả chúng sinh tùy theo những nhu cầu và những mong ước của họ đều được viên mãn.

Tay trái của Ngài là Ấn Tam Bảo, với ngón tay cái chạm vào ngón tay đeo nhẫn và 3 ngón tay kia hướng thẳng, 3 ngón duỗi thẳng nêu biểu Tam bảo Phật, Pháp, Tăng có nghĩa rằng giao phó bản thân chúng ta nương tựa Ba ngôi báu và thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón cái và ngón áp út chạm nhau nêu biểu chúng ta có thể hợp nhất lòng từ bi hỷ lạctrí tuệ tính không.

Tay phải của Đức Tara và chân phải đều duỗi hướng ra phía ngoài, nhấn mạnh các công hạnh hạnh từ bi vị tha, phương tiện thiện xảo của con đường giác ngộ. Tay trái và chân trái của Ngài đều thu vào phía người biểu đạt sự điềm tĩnh an bình bên trong đạt được thông qua việc thực hành trí tuệ của đạo giải thoát.

Trong mỗi bàn tay của Ngài trì giữ hoa Utpala, hoa sen xanh. Bên phía tay trái, một bông nụ là nêu biểu chư Phật tương lai, bông nở hoàn toàn là nêu biểu chư Phật quá khứ, bông đang nở là nêu biểu đức Phật hiện tại. Trên vương miện của Đức Tara là Bản Sư Di Đà an bìnhmỉm cười. Vì đức Phật Di Đà là bậc thượng sư hướng đạo tâm linh của Đức Tara, được an trí trên vương miện của đức Tara nhằm nêu biểu tầm quan trọng khi có bậc Căn bản Thượng sư đầy đủ phẩm hạnh trí tuệlòng từ bi dẫn dắt đệ tử đi đúng trên con đường giác ngộ, và cũng nêu biểu Đức Tara luôn trú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậc Thượng Sư của mình. Điều này nhắc nhở chúng ta thực hành noi theo thiện hạnh của Ngài.

Tiếp theo là các sức trang hoàng. Nếu phàm nhân chúng ta thường trang điểm cho thân thể mình những trang sức bên ngoài để trông cho đẹp mắt thì vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong đức Tara là lòng từ, bi, hỷ, xả mới thực sự là trang sức của Ngài. Sáu sức trang hoàng: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, vòng chân, đai lưng, vương miện bằng ngọc báu sáng chói trang hoàng trên sắc thân Ngài nêu biểu cho sự viên mãn sáu Ba la mậtbố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền địnhtrí tuệ Ba La Mật và mọi công hạnh lợi tha này là trang sức giải thoát của báo thân Ngài.

Đức Tara cũng trang hoàng với ba chữ chủng tử, chủng tử OM trên vương miện, chữ AH tại luân xa cổ họng và chữ HUNG tại luân xa tim. Ba chữ chủng tử này tương ứng với thân, khẩu, ý giác ngộ của Phật và nêu biểu cho Tam quy: Phật, Pháp, Tăng. Những chữ chủng tử này thường dùng làm đối tượng vi tế khi hành giả chú tâm thiền định. Ba chủng tử tự nhắc nhở những phẩm hạnh mà chúng ta đang trưởng dưỡng trong chính mình, đó là kết quả thực hành Phật Pháp. Mỗi đặc điểm sắc tướng của Đức Tara minh họa cho toàn bộ con đường giác ngộ đạt đến Phật quả và Tara là hợp nhất các tinh túy đức tính, thần lựccông hạnh giác ngộ.

4. Cốt yếu quán tưởng thực hành Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu Tara

Để có thể thực hành pháp tu trì Lục Độ Phật Mẫu Tara, các Phật tử cần tìm cầu và thụ nhận quán đỉnh Tara để đón nhận dòng ân phúc gia trì từ Đức Phật Mẫu Tara, từ bậc Kim Cương Thượng Sư bất khả phân với Bản tôn Tara và từ Truyền thừa giác ngộ để được phép tu tập, trì tụng chân ngôn cũng như tự quán thân mình là Đức Lục Độ Phật Mẫu.

Trước khi đi vào phần nghi quỹ chính, hành giả phải thực hành quy yphát Bồ đề tâm. Việc này vô cùng quan trọng bởi nguyên nhân của những khổ đau chúng ta đang phải chịu là vì bám chấp vào bản ngã, chỉ khư khư nghĩ đến cá nhân, gia đình và những người thân của mình. Tâm chúng ta rất ít khi mở rộng để nghĩ đến người khác. Chính về những tâm yêu ghét như vậy chúng ta tạo vô số ác nghiệp với kết quả là sự khổ đau và trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Bởi vậy, khi thực hành Phật Pháp, chúng ta không chỉ cầu nguyện riêng cho cá nhân mình, mà còn phải phát tâm Bồ đề, mở rộng tâm mình cầu nguyện cho tất cả pháp giới chúng sinh, qua đó chúng ta bớt đi bản ngã và biết sống vô ngã vị tha hơn. Sau đó chúng ta sẽ triệu thỉnh Đức Phật Mẫu Tara và quán tưởng Ngài hiển diện sống động, bất khả phân với bậc Căn bản Thượng sư (là tinh túy của Tam căn bản và là sự hợp nhất của tất cả chư Thượng sư giác ngộ của Truyền thừa Drukpa). Nếu có thời gian thì có thể trì tiếp lời cầu nguyện tới 21 Lục Độ Mẫu, nếu khôngthời gian thì chúng ta sẽ trì thẳng vào câu chân ngôn “Om Tare Tutare Ture Soha”, có thể trì 3 tràng, 7 tràng hoặc 21 tràng, càng nhiều càng tốt. Và sau khi trì chú xong chúng ta sẽ quán tưởng hòa tan. Quán tưởng Đức Phật Mẫu Tara hòa nhập tan vào trong mình và bản thân chúng ta an trụ trong tự tính bất khả phân với tâm giác ngộ của Đức Phật Mẫu Tara. Không nghĩ về quá khứ, không nghĩ về tương lai, không phân biệt hiện tại, an trú trong trạng thái vô niệm tỉnh giác như vậy càng lâu càng tốt.

Việc quán hòa tan để an trụ trong tự tính tâm là một việc vô cùng quan trọng. Chẳng hạn khi tâm chúng ta đang nhiều phiền não khổ đau, đang nhiều căng thẳng, chúng ta có thể quán Đức Pháp Vương bất khả phân với Đức Phật Mẫu Tara rồi hòa nhập tan vào trong chúng ta, chúng ta an trụ nương tựa hòa nhập làm một trong tự tính tâm giác ngộ của Ngài. Nhờ quán tưởng như vậy, thư giãn như thế chúng ta sẽ giảm bớt căng thẳng lo âu trong đời sống phàm tình. Và tâm chúng ta sẽ thư giãn hơn, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của những của cải vật chất, những thứ thành công mang tính thế gian chỉ có mang tính chất tương đối, còn hạnh phúc chân thật nhất chính là hạnh phúc chúng ta tìm được sự nghỉ ngơi an lạc trong đáy sâu tâm hồn, sự tỉnh giác của chính mình.

 

Cầu nguyện 21 Lục Độ Mẫu

· OM JÉ TSUNMA PHAGMA DrOLMALA CHAGTSHEL LO

OM- Kính lễ Lục Độ Mẫu Bản tôn!

CHAGTSHEL TARÉ NYURMA PAMO

Chí thành đỉnh lễ quy y

Tara Phật Mẫu dũng uy phi thường,

TUTTARA YI JIGPA SELMA

TUTTARE đại lực cường

Bao nhiêu sợ hãi ngài thương giải trừ,

TURÉ DONKUN JINPÉ DrOLMA

Âm TURE nghĩa thắng dư

Mọi điều sở nguyện ban cho toại thành,

SOHA YIGÉ KHYÖELA DÜEDO

SOHA hai chữ diệu linh

Con nay đỉnh lễ rạp mình tán dương.

 

· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU CỨU ĐỘ TỐC DŨNG TARA

CHAGTSHEL DrOLMA NYURMA PAMO

Chí thành đỉnh lễ quy y

Cứu Độ Tốc Dũng nan nghì Tara

CHENNI KÉCHING LOGDANG DrAMA

Hào quang ánh mắt rọi xa

Như muôn tia chớp tỏa ra sáng ngời

JIGTEN SUMGON CHU KYÉ SHELGYI

Thánh Tôn ba cõi lệ rơi

GÉSAR JÉWA LÉNI JUNGMA

Hoa sen hóa hiện ngài thời đản sinh.

 

· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU BÁCH THU LÃNG NGUYỆT TARA

CHAGTSHEL TONKEI DAWA KUNTU

Chí thành đỉnh lễ quy y

Bách Thu Lãng Nguyệt nan nghì Tara

GANGWA GYANI TSEGPEI SHELMA

Tôn nhan, vẻ nguyệt chan hòa

Tịnh không trần cấu hợp về một nơi,

KARMA TONGTHrAG TSHOGPA NAMKYI

Như ngàn tinh tú rạng ngời

RABTU CHEWEI ÖERAB BARMA

Uy quang thù thắng muôn loài sánh sao.


· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU LAM KIM CỨU ĐỘ TARA

CHAGTSHEL SERNGO CHHUNÉ KYÉKYI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Lam Kim Cứu Độ nan nghì Tara

PADMÖE CHAGNI NAMPAR GYENMA

Diệu kỳ một đóa liên hoa

Tay ngài trì giữ rất là trang nghiêm,

JINPA TSONDrUB KA THUB SHIWA

Bố thí, giới trì, nhẫn an

ZÖEPA SAMTEN CHÖEYUL NYIMA

Tinh tấn, thiền định, tuệ viên mãn đầy


· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU NHƯ LAI ĐỈNH KẾ TARA

CHAGTSHEL DESHIN SHEGPEI TSUGTOR

Chí thành đỉnh lễ quy y

Như Lai Đỉnh Kế nan nghì Tara

THAYÉ NAMPAR GYELWAR CHÖEMA

Công hạnh siêu thắng hằng sa,

Sáu ba la mật đã là viên dung,

MALÜE PHAROL CHINPA THOBPEI

Các bậc Pháp tử vô song

GYELWEI SÉ KYI SHINTU TENMA

Của chư Thắng Giả hết lòng tán dương.


· NGUYỆN CẦU PHẬT TARA TỰ MẪU TUTTARE HUNG

CHAGTSHEL TUTTARA HUNG YIGÉ

Chí thành đỉnh lễ quy y

Tara Tự Mẫu TUTTARE HUNG

DÖEDANG CHOGDANG NAMKHA GANGMA

Âm thanh viên mãn khôn cùng

Lòng từ tran trải khắp vùng muôn phương;

JINTEN DUNPO SHABKYI NENTÉ

Bảy cõi dưới gót chân sen,

LÜEPA MÉPAR GUG PAR NÜEMA

Bi tâm thu nhiếp chấn yên hữu tình.


· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU THÍCH PHẠM HỎA THIÊN TARA

CHAGTSHEL GYAJIN ME LHA TSHANGPA

Chí thành đỉnh lễ quy y

Hỏa Thiên Thích Phạm nan nghì Tara

LUNGLHA NA TSHOG WANGCHUG CHÖEMA

Phong Thần, Tự Tại chủ thiên

JUNGPO ROLANG DrIZA NAMDANG

Hương thơm, nhiều bộ quỷ ma kiếm tìm

NÖEJIN TSHOGKYI DUNNÉ TÖEMA

Dạ xoa ma chúng một niềm

Hân hoan tán thán tôn sùng Tara.


· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU TRÁT PHÉT CỨU ĐỘ TARA

CHAGTSHEL TrAT CHÉJA DANG PHET KYI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Tara ’TRAT PHET’ uy nghi độ từ,

PHAROL THrULKHOR RABTU JOMMA

Chướng ngăn hết thảy không dư

Do ngài phù hộ giải trừ tiêu tai

YÉKUM YONKYANG SHABKYI NENTE

Chân phải co, trái duỗi dài

MÉBAR THrUGPA SHINTU BARMA

Trong vầng lửa cháy rực ngời hào quang.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU TURE PHẪN NỘ TARA

CHAGTSHEL TURÉ JIGPA CHHENPÖE

Chí thành đỉnh lễ quy y

TURE Phẫn Nộ nan nghì Tara

DÜE KYI PAWO NAMPAR JOMMA

Muôn loài oán quỷ hận ma

Dũng uy hàng phục thời đà chuyển tâm

CHU KYÉ SHELNI THrO NYER DEN DZÉ

Mặt sen đượm một từ dung

DrAWO THAMCHÉ MALÜE SÖEMA

Mi chau hóa giải mê lầm oan khiên

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU TAM BẢO NGHIỂM ẤN TARA

CHAGTSHEL KONCHOG SUMTSHON CHAGGYEI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Tam Bảo Nghiêm Ấn nan nghì Tara

SORMÖE THUGKAR NAMPAR GYENMA

Giữa tâm bắt ấn ngón hoa

MALÜE CHOGKYI KHORLÖE GYENPEI

Uy nghiêm luân báu nguy nga khắp trời

RANGGI ÖE KYI TSHOGNAM THrUGMA

Hào quang thân báu sáng ngời

Muôn phương chiếu rọi nơi nơi huy hoàng.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU UY ĐỨC HOAN HỶ TARA

CHAGTSHEL RABTU GAWA JIPEI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Uy Đức Hoan Hỷ nan nghì Tara

WU GYEN ÖE KYI THrENGWÉ PELMA

Vương miện nghiêm sức chói lòa

SHÉPA RABSHÉ TUTTARA YI

Cười vang hoan hỷ TUTTARE tràng

DÜEDANG JINTEN WANGDU DZÉMA

Các loài ma quỷ thế gian

Ngài thời nhiếp phục quy hàng chuyển tâm

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU THỦ HỘ CHÚNG ĐỊA TARA

CHAGTSHEL SASHI KYONGWEI TSHOGNAM

Chí thành đỉnh lễ quy y

Thủ Hộ Chúng Địa nan nghì Tara

THAMCHÉ GUGPAR NÜEMA NYIMA

Uy lực triệu bách thần ra

THrO NYER YOWEI YIGÉ HUNG GI

Chau mày dao động hiện là chữ Hung

PHONGPA THAMCHÉ NAMPAR DrOLMA

Muộn phiền đau khổ bần cùng

Ngài đều phổ độ mọi vùng chúng sinh

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU ĐỈNH QUAN NGUYỆT TƯỚNG TARA

CHAGTSHEL DAWEI DUMBÜE WU GYEN

Chí thành đỉnh lễ quy y

Đỉnh Quan Nguyệt Tướng nan nghì Tara

GYENPA THAMCHÉ SHINTU BARMA

Vương miện diệu thắng chói lòa

RELPEI THrÖENA ÖE PAGMÉ LÉ

Ở nơi búi tóc Di Đà hiện sinh

TAGPAR SHINTU ÖERAB DZÉMA

Từ đó phóng chiếu quang minh

Đủ bao diệu bảo hữu tình lợi tha.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT NHƯ TẬN KIẾP HỎA TARA

CHAGTSHEL KELPEI THAMEI MÉTAR

Chí thành đỉnh lễ quy y

Như Tận Kiếp Hỏa nan nghì Tara

BARWEI THrENGWEI WÜENA NÉMA

Trong búi tóc, lửa kiếp không

YÉ KYANG YONKUM KUNNÉ KORGEI

Chân phải thẳng duỗi, gập cong chân này

DrAYI PUNGNI NAMPAR JOMMA

Những bầy oán địch quân cai

Ngài đều tận diệt chẳng sai chút nào.


· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU THỦ ÁN ĐẠI ĐỊA TARA

CHAGTSHEL SASHII NGÖELA CHAGGI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Thủ Án Đại Địa nan nghì Tara

THILGYI NUNCHING SHABKYI DUNGMA

Giẫm chân trấn yểm hàng ma

THrO NYER CHEN DZÉ YIGÉ HUNGGI

Mày chau phẫn nộ hiện là chữ Hung

RIMPA DUNPO NAMNI GEMMA

Bảy hiểm nạn, mọi tai ương

Ngài thời hàng phục yêu thương hộ trì.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU AN THIỆN TĨNH TỊCH TARA

CHAGTSHEL DÉMA GÉMA SHIMA

Chí thành đỉnh lễ quy y

An Thiện Tĩnh Tịch nan nghì Tara

NGA NGEN DÉSHI CHÖEYUL NYIMA

Niết bàn tịch diệt an hòa

SOHA OM DANG YANGDAG DENPÉ

SOHA - OM chữ thật là tương ưng

DIGPA CHENPO JOMPA NYIMA

Biết bao tai họa quá chừng

Ngài khéo cứu độ tiêu dừng nạn tai.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU PHỔ BIẾN CỰC HỶ TARA

CHAGTSHEL KUNNÉ KORRAB GAWEI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Phổ Biến Cực Hỷ nan nghì Tara

DrAYI LÜENI RABTU GEMMA

Trái Phật Pháp oán lìa xa

YIGÉ CHUPEI NGAGNI KÖEPEI

Chân ngôn mười chữ rất là linh thiêng

RIGPA HUNG LÉ DrOLMA NYIMA

Âm thanh minh chú chữ HUNG

Vang xa khắp chốn tận cùng mười phương.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU TURE ĐỐN TÚC TARA

CHAGTSHEL TUREI SHABNI DABPÉ

Chí thành đỉnh lễ quy y

TURE Đốn Túc nan nghì Tara

HUNGGI NAMPEI SABON NYIMA

Từ chữ HUNG ngài hiện ra

RIRAB MENDAHRA DANG BIGJÉ

Mạn đà la với Bảo Đà, Tu Di

JIGTEN SUMNAM YOWA NYIMA

Đến như ba cõi muôn nơi

Làm cho chấn động đất trời chuyển rung

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU CỤ HẢI THÂM TƯỚNG TARA

CHAGTSHEL LHAYI TSHOYI NAMPEI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Cụ Hải Thâm Tướng nan nghì Tara

RIDAG TAGCHEN CHAGNA NAMMA

Dấu Nai thiêng trong tay hoa

TARA NYIJÖE PHET KYI YIGE

TARA với PHET tụng trì luôn luôn

DUGNAM MALÜE PANI SELMA

Độc kia các chất muôn vàn

Ngài năng diệt tận không còn sót dư.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU CHƯ THIÊN VÂN TẬP TARA

CHAGTSHEL LHAYI TSHOGNAM GYELPO

Chí thành đỉnh lễ quy y

Chư Thiên Vân Tập nan nghì Tara

LHADANG MI AM CHIYI TENMA

Là nơi quy kính an hòa

Chư thiên nơi cõi Ta Bà phi thiên

KUNNÉ GO CHAG GAWEI JI KYI

Đức uy, hỷ duyệt, giáp kiên

TSÖEDANG MILAM NGENPA SELMA

Đấu tranh, ác mộng thảy liền tiêu tan.

 

· CẦU NGUYỆN PHẬT MẪU NHẬT NGUYỆT QUẢNG VIÊN TARA

CHAGTSHEL NYIMA DAWA GYÉPEI

Chí thành đỉnh lễ quy y

Quảng Viên Nhật Nguyệt nan nghì Tara

CHENNYI POLA ÖERAB SELMA

Hào quang ánh mắt chói lòa

HARA NYIJÖE TUTTARA YI

HARA hai biến, TUTARE trì,

SHINTU DrAGPOI RIMNÉ SELMA

Bao tật bệnh, mọi độc dư

Ngài đều thiện xảo giải trừ độ sinh.


· NGUYỆN CẦU PHẬT MẪU CỤ TAM BẢO TƯỚNG TARA

CHAGTSHEL DÉ NYI SUMNAM KÖEPÉ

Chí thành đỉnh lễ quy y

Cụ Tam Bảo Tướng nan nghì Tara

SHIWEI THUDANG YANGDAG DENMA

Thiện tịnh uy lực chan hòa

Diệt tan hiểm họa, ma tà, ách tai

DONDANG ROLANG NÖEJIN TSHOGNAM

Dạ xoa con quỷ khởi bày

Ngài đều nhiếp phục chẳng chừa một ai

JOMPA TURÉ RABCHOG NYIMA

Chữ TURE, thật là đây

Chú thiêng siêu thắng ách tai tận trừ.

TSAWEI NGAGKYI TÖEPA DIDANG

Căn bản minh chú bản tôn,

CHAGTSHEL WANI NYISHU TSACHIG

Tara hăm mốt Hóa thân các ngài

Tâm thành trì tụng lễ bày

Muôn lời tán thán thời nay viên tròn.

 

Drukpa Việt Nam

Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Chín 201404:17
Khách
nam mo a di da phat
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26362)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12738)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29506)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27707)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25903)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 14994)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16215)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22706)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14563)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12614)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18891)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14724)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43848)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47476)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13647)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14564)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12521)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40379)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43410)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14406)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14126)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39671)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13826)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37283)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40015)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13773)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37202)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11738)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22519)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12473)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12532)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13008)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14814)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12415)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11933)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11907)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12357)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30640)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31847)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35366)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27773)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11441)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31674)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 27024)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 24102)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30844)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27062)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 28077)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23226)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23548)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21520)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26229)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 13005)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21858)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14092)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 37972)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 32070)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28521)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19588)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7295)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant