Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần I: Giáo lý Đại Ấn

11 Tháng Ba 201400:00(Xem: 7544)
Phần I: Giáo lý Đại Ấn

SÁU YOGA CỦA NAROPA

Nguyễn An Cư và Trùng Hưng Việt dịch

Phần I
Giáo lý Đại Ấn


Bài Ca Đại Ấn của Tilopa


Đại Ấn thì vượt khỏi mọi lời nóibiểu tượng,
Nhưng với con, nhiệt tâm và trung thành,
Naropa, điều này phải được nói ra.

Tánh Không không cần có chỗ trụ,
Đại Ấn nằm yên nơi không có gì cả.
Không khởi một nỗ lực nào,
Mà buông lỏng và tự nhiên,
Thì người ta có thể phá tan ách xiềng
Bèn có ngay giải thoát.

Nếu người ta thấy không có gì cả khi nhìn vào không gian,
Nếu với tâm bấy giờ người ta quan sát tâm,
Người ta phá tiêu những phân biệt chia cách
Phật quả viên thành.

Những đám mây lang thang qua bầu trời
Không gốc rễ, không nhà trú ;
Cũng thế những tư tưởng phân biệt trôi nổi qua tâm.
Một khi thấy được Tự Tâm,
Phân biệt bèn ngừng dứt.

Trong không gian những hình dạng và màu sắc thành hình,
Nhưng không gian không nhuốm màu đen, trắng.
Từ Tự Tâm mọi cái khởi lên
Nhưng tâm không nhiễm ô bởi tốt hay xấu.

Bóng tối bao đời không thể che tối mặt trời;
Những kiếp dằng dặc triền miên
Của sanh tử không thể che dấu
Ánh Sáng rạng rỡ của Tâm.

lời nói được nói ra để giải thích tánh Không,
Tánh Không là như vậy, không thể nào diễn tả.
chúng ta nói, “tâm là ánh sáng chói ngời”
Nó thì vượt khỏi mọi ngôn từ biểu tượng.
Dù tâm vốn là không trong bản chất
Nó bao trùm và chứa đựng mọi sự.

Chớ làm gì cả với thân mà chỉ buông xả,
Đóng kín miệng và giữ im lặng,
Tâm trống không và không nghĩ gì.
Như thân một cây tre rỗng

Để cho thân nghỉ ngơi thoải mái.
Không lấy cũng không bỏ,
Để cho tâm ở yên.
Đại Ấn là một tâm không bám trụ.
Thực hành như vậy, đến lúc con sẽ đạt đến Phật quả.

Thực hành Thần chúBa la mật,
Giáo huấn trong Kinh và Giới luật,
giáo lý từ những Trường phái và Luận điển sẽ không đem lại
Sự chứng ngộ Chân Lý Vốn Sẵn.
Vì nếu tâm còn ham muốn
tìm kiếm mục đích, nó chỉ che mất Ánh Sáng.

Người nào giữ những giới luật Mật thừa
Nhưng lại phân biệt, thì đã phản bội tinh thần Samaya.
Hãy ngừng mọi hoạt động, từ bỏ mọi ham muốn,
Hãy để những tư tưởng khởi lên và diệt mất
Như những làn sóng trong đại dương.
Người không hề làm chướng ngại cái Vô Trụ
Và nguyên lý Vô phân biệt,
Là đang giữ giới Mật thừa.

Người từ bỏ khao khát
Và không bám níu cái này cái nọ,
Bèn tri giác được thật nghĩa
Ban cho trong Kinh điển.

Trong Đại Ấn tất cả tội lỗi nhiễm ô cháy sạch ;
Trong Đại Ấn người ta được giải thoát
Khỏi ngục tù của thế gian này.
Đây là ngọn đuốc tối thượng của Pháp.
Những người không tin nó
Là những người ngu mãi mãi chìm sâu
Trong khốn khổ và muộn phiền.

Nỗ lực cho giải thoát
Người ta cần nương dựa một vị Thầy.
Khi tâm con nhận những ban phước của ngài
Giải thoát bèn ở ngay bên cạnh.

Than ôi, mọi sự trong thế gianvô nghĩa,
Chúng chỉ là những hạt giống của muộn phiền.
Những giáo lý nhỏ đưa đến những hành vi ;
Người ta chỉ nên theo
Những giáo lý Lớn.

Siêu vượt nhị nguyên
Là cái Thấy Tối Cao (Vua).
Chiến thắng những phóng dật
Là sự thực hành Vương Giả.
Con Đường không-làm
Là Đường chư Phật ;
Ai giẵm bước trên Con Đường đó
Thì đạt đến Phật quả.

Thoáng chốc là thế gian này ;
Như những bóng ma, những giấc mộng,
bản chất nào đâu.
Hãy buông bỏ nó, từ bỏ thân thích,
Cắt đứt những buộc ràng của tham lam, thù hận,

Hãy thiền định trong rừng trong núi.
Nếu không cố gắng nào mà thảnh thơi,
Con an trụ trong “trạng thái tự nhiên”,
Thì Đại Ấn sẽ sớm hiện tiền với con
Và chứng Vô Sở Đắc.

Cắt đứt rễ của một cái cây
Thì lá sẽ héo tàn ;
Hãy cắt đứt rễ của tâm con
Thì sanh tử rơi rụng.

Ánh sáng bất kỳ ngọn đèn nào
Xóa tan trong chốc lát
Bóng tối của những kiếp dằng dặc ;
Ánh sáng mạnh mẽ của tâm
Trong một tia chớp đốt cháy
Tấm màn của vô minh xưa cũ.

Người nào bám níu vào tâm thì không thấy
Sự thật của cái vượt khỏi tâm.
Người nào nỗ lực thực hành Pháp
Không tìm ra sự thật của cái vượt khỏi thực hành.
Để biết cái vượt khỏi cả tâm và thực hành,
Người ta cần cắt sạch gốc rễ của tâm
Và mở to mắt trần trụi. Như thế cần xa lìa
Mọi phân biệt và an trụ thảnh thơi.

Người ta không lấy hay bỏ
Mà ở yên tự nhiên,
Vì Đại Ấn thì vượt khỏi

Mọi chấp nhận và từ chối.
thức A Lại Da thì không sanh,
Không ai có thể ngăn lấp hay làm nhiễm ô nó ;
Ở trong “cảnh giới” không sanh
Mọi hình tướng xuất hiện sẽ tan vào Pháp tánh,
Mọi chấp ngãkiêu mạn sẽ tan thành không.

Sự Hiểu Ngộ tối thượng siêu vượt mọi đây và kia.
Hành Động tối thượng bao trùm phương tiện thiện xảo vĩ đại
Mà không bám luyến.
Sự Thành Tựu tối thượngchứng ngộ
Cái vốn sẵn mà không mong cầu.

Ban đầu thiền giả cảm thấy tâm thức mình
Đổ ào ào như một thác nước ;
Ở chặng giữa, nó chảy từ từ
Và êm ả như sông Hằng ;
Cuối cùng, nó là một đại dương bao la
Nơi đó hai Ánh Sáng
Của Con và Mẹ hòa thành một.

Lời Nguyện Đại Ấn
Karmapa Rangjung Dorje
thứ Ba

(1)
Trong Mạn đà la con thấy Guru, Bổn tôn và các Thánh,
Trong mọi lúc mọi phương con thấy chư Phật và chư Bồ tát,
Với thành tâm sâu xa con cầu nguyện tất cả các ngài ;
Ban phước cho những ước nguyện của con.

(2)
Những nghiệp thiện của tâm và thân
Và những công đức của tất cả chúng sanh
Là những dòng suối sạch trong từ Núi Tuyết.
Nguyện chúng tự do đổ về biển cả
Của Bốn Thân của Phật quả bao la.

(3)
Qua mọi đời tương lai của con
Nguyện con không nghe những từ
Như “khổ đau” và “tội lỗi”
Nguyện con luôn luôn
Chia xẻ niềm vui và cái tốt đẹp
Trong đại dương Pháp bao la.

(4)
Nguyện con luôn luôn có rảnh rang, lòng tin, chuyên cầntrí huệ,
Gặp những Guru và nhận những giáo huấn cốt lõi của các ngài.
Trong thực hành nguyện con không bao giờ gặp
Những trở ngại mà luôn luôn
Hưởng thụ Pháp trong những đời tương lai.

(5)
Nguyện Tỉnh Giác phân biện và thiêng liêng
Giải thoát cho con khỏi vô minh ;
Nguyện những Giáo Huấn cốt lõi phá tan mọi nghi ngờ bóng tối.
Qua ánh sáng của thiền định
Nguyện con thấy ra Chân Lý lộ bày,
Và đốt lên ánh sáng của Ba Trí Huệ.

(6)
Nền Tảng là Hai Chân Lý (nhị đế)
Vượt khỏi những kiến chấp có, không ;
Con đường là sự chuẩn bị tâm linh
Xa lìa tăng và giảm ;
Quả là Hai Lợi Lạc, tự giác giác tha
Siêu vượt khỏi sanh tửNiết bàn.
Nguyện con luôn luôn gặp được những giáo pháp
Chân chánh này suốt những đời vị lai.

(7)
Tinh túy Tâm rỗng rang và sáng chói –
Cội nguồn đích thực của Hai trong Một.
Đại Ấn kim cương cắt đứt thường tịnh hóa
Vô minhnhiễm ô, những mê lầm thoáng chốc.
Nguyện con đạt đến Pháp thân vô cấu
Quả của tịnh hóa, thường hiển lộ.

(8)
Cái Thấy của Đại Ấn là không thêm chút gì
Vào bản tánh của Tâm.
Chánh niệm với cái Thấy này, không xao lãngThiền Định.
Thường trực ở trong đó là Hạnh tối thượng.
Nguyện con xác quyết an trụ trong cái Thấy, Thiền Định và Hạnh này,

(9)
Mọi hình tướng chỉ là những biểu hiện của tự tâm
Tâm vốn vô tâm và trống không trong bản chất.
Dù trống không nhưng không đoạn diệt,
biểu lộ tất cả mọi sự.
Nguyện con luôn luôn quán sát Chân lý này
đạt được cái Thấy xác quyết.

(10)
Vì mê, những tự-biểu lộ vốn trống không
Chúng ta lầm cho là những đối tượng có thực và ở bên ngoài ;
Chúng ta chấp lấy tánh tự giác
Mà cho là ngã
Do hai cái chấp (ngã và pháp) này,
Con người lang thang trong sanh tử.
Ôi, nguyện con cắt đứt
Sự mù tối căn bản này.

(11)
“Không có gì thực sự có !”, vì ngay cả
Phật cũng không thấy có gì.
“Tất cả chẳng phải là không !“, vì niết bàn
sanh tử vẫn hiện hữu.
Trung đạo kỳ diệu này của Hai trong Một
Thì không thuận cũng không nghịch.
Ôi nguyện con chứng ngộ tự tâm
Thoát khỏi mọi phân biệt.

(12)
Không ai có thể diễn tả Nó bằng cách nói “Nó là cái này”.
Không ai có thể bác bỏ Nó bằng cách nói “Nó không phải là cái này”.
Cái Không này của thật pháp
Siêu vượt khỏi lãnh vực của thức –
Nguyện con hiểu ngộ nó
Với sự xác tín sâu xa.

(13)
Mê mờ Cái Này, người ta lang thang trong sanh tử ;
Thấy được Cái Này, không có giác ngộ nào khác.
Trong chân lý rốt ráo không có đây và kia.
Nguyện con chứng ngộ pháp tánh
Nghĩa và nguồn của tất cả hiện hữu.

(14)
Hình tướng biểu lộ là tâm ;
Tánh không cũng là tâm.
Giác ngộ là tâm.
Mê mờ cũng là tâm
Khởi diệt của các pháp
Cũng chỉ có trong tâm.
Nguyện con hiểu rằng mọi sự
Duy chỉ là tâm.

(15)
Không nhiễm ô bởi ý định thực hành hay nỗ lực,
Xa lìa khỏi ảnh hưởng thế gian và những phóng dật,
Nguyện con an trụ thong dong trong trạng thái tự nhiên của tâm
Và khéo học điểm vi diệu của tu tâm.

(16)
Mạnh và yếu, tỏ và mờ
Những sóng tư tưởng chìm lặng mất ;
Dòng tâm nhẹ nhàng chảy không hề bị quấy động,
Xa lìa cấu nhiễm của hôn trầm phóng dật.
Nguyện con đi vào đại dương chánh định thường trụ bất động.

(17)
Thường quán sát cái Tâm không thể quán
Thấy rõ ràng Chân lý không thể thấy.
Nguyện đoạn trừ những nghi ngờ thấy có thấy không.
Nguyện con nhìn thấy xác quyết Bản lai diện mục.

(18)
Khi quán sát ngoại vật, con chỉ tìm thấy tâm mình ;
Khi quán sát tâm, con chỉ tìm thấy tánh không ;
Khi quán sát cả tâm và vật,
Con thoát khỏi hai chấp ngã-pháp.
Nguyện con chứng ngộ tự tánh của tâm tỏa sáng.

(19)
Vì Cái Ấy siêu việt tâm thức,
Nó được gọi là Đại Ấn ;
Vì Cái Ấy thoát khỏi những cực đoan,
Nó được gọi là Trung Đạo vĩ đại ;
Vì Cái Ấy bao trùm tất cả,
Nó được gọi là Đại Toàn Thiện ;
Nguyện con luôn hiểu rằng
Biết cái một là biết tất cả.

(20)
Vì không tham luyến, Đại Lạc tương tục sanh khởi.
Thoát khỏi bám chấp, Ánh Sáng thành rạng rỡ
Thấu thoát những ngăn ngại và bóng mờ
Nguyện con hành không ngừng sự thực hành-không-cố gắng này,
Nó là tự do mà tự duy trì, không dính dáng gì đến tư tưởng.

(21)
Tham cầu kinh nghiệm thiền định tự tan biến về phần nó ;
Vọng niệmác niệm tự tịnh hóa trong Pháp Giới ;
Tâm bình thường trong đó không có lấy, bỏ, được mất ;
Nguyện con chứng ngộ Pháp tánh
Vốn xa lìa mọi hý luận, tạo dựng.

(22)
Không biết tự tánh của mình
Là một với tánh của Phật,
Chúng sanh không ngừng lang thang trong sanh tử.
Đối với tất cả chúng sanh trói buộc trong khổ đau phiền não,
Nguyện con luôn luôn xót thương chân thật
Bằng lòng đại bi không thể chịu đựng.

(23)
Khi lòng bi này sanh khởi,
Tánh không vĩ đại cũng sáng rỡ hiện bày.
Con Đường tối thượng sáng tỏ Hai trong Một này,
Nguyện con ngày đêm không lìa bỏ.

(24)
Nguyện con sử dụng nhãn và những thông
Có được từ thiền định,
Để thành tựu những chúng sanh,
phụng sự tất cả chư Phật và cõi của các ngài.
Nguyện con làm tròn đại nguyện của các bậc Giác Ngộ,
Và nhanh chóng đạt đến Phật quả tối thượng và toàn hảo.

(25)
Vĩ đại thay năng lực của mọi công đức trong vũ trụ,
Vĩ đại thay năng lực của lòng bi của chư Phật,
Bồ tát.
Với sự nâng đỡ của thần lực vĩ đại này,
Và được ánh sáng của Pháp hướng dẫn
Nguyện mọi nguyện lành của con và của chúng sanh
Được dễ dàng thành tựu.

Những Cơ Bản
của Thực Hành Đại Ấn
như được ban cho bởi
Lama Kong Ka

Lama Kong Ka nói :

Để thực hành thiền định Đại Ấn này, trước hết người ta cần được nhập môn (quán đảnh) với một vị Thầy đầy đủ phẩm chất. Mục tiêu của nhập môn này là làm cho học trò nhận biết tánh Giác minh-không của tự tâm mình. Chỉ sau khi nhận biết tánh giác vốn sẵn và không có tướng này mà học trò mới có thể thực hành Đại Ấn một cách đúng đắn. Trừ phi nó làm được điều đó, còn không nó cảm thấy khó thoát khỏi vướng mắc nhị nguyên chủ thể-đối tượng và nâng tâm thức nó đến trạng thái không phân biệt và không bám luyến. Để thâm nhập tánh giác minh-không (sáng tỏ và trống không) này, nó cần thường xuyên thực hành những giáo huấn cơ bản sau đây.

Người có thể để tâm nghỉ ngơi trong tánh Tỉnh Giác thuần tịnh của chính mình sẽ có thể làm bất cứ điều gì. Thực hành Đại Ấn, nó cần chấm dứt phân biệt, bỏ những tư tưởng thói quen lấy cái này, bỏ cái kia, và cố gắng đạt đến một trạng thái trong đó Samadhi (chánh định) và những hoạt động là một. Cho đến khi nó làm được điều đó, trước tiên nó cần nhấn mạnh vào thiền định tĩnh lặng, và rồi áp dụng tỉnh giác Đại Ấn vào những hoạt động hàng ngày như một thực tập phụ trợ.

• * *

Có ba cơ bản trong thực hành Đại Ấn : quân bình, thư giãn và tự nhiên.

Quân bình nghĩa là làm quân bình thân, khẩu và tâm. Cách làm quân bình thân theo Đại Ấn là buông lỏng nó, quân bình khẩu là làm chậm hơi thở, và quân bình tâm là không bám níu, nương dựa vào bất cứ cái gì.

Đây là cách tối thượng để điều phục thân, hơi thở (khí) và tâm.

Thư giãn buông lỏng tâm, để cho mọi sự tự diễn tiến, bỏ hết những ý niệmtư tưởng. Khi toàn thân và tâm trở nên buông lỏng, người ta có thể an trụ trong trạng thái tự nhiên mà không nỗ lực. Trạng thái tự nhiên này vốn không phân biệt và không có phóng dật.

Tự nhiên nghĩa là không lấy hay bỏ cái gì cả : nói cách khác, thiền giả hoàn toàn không làm một nỗ lực nhỏ bé nào. Nó để cho giác quan và tâm tự dừng hay tự chuyển động mà không hỗ trợ hay ngăn chặn chúng. Thực hành sự tự nhiên là không nỗ lực và để tự nhiên.

Những điều trên có thể tóm tắt như vầy :
Tinh túy của quân bình là không bám níu.
Tinh túy của thư giãn là không nắm giữ.
Tinh túy của tự nhiên là không nỗ lực.

NĂM THÍ DỤ
VỀ KINH NGHIỆM ĐẠI ẤN


Có năm thí dụ tương tự diễn tả kinh nghiệm đúng đắn về Đại Ấn :
Một thực tại bao la như hư không vô tận.
Tỉnh giác toàn khắp như đại địa.
Một tâm kiên cố vững vàng như ngọn núi.
Tánh Giác tự thấu suốt trong trẻo và sáng chiếu như một ngọn đèn.
Thức thuần tịnh, trong vắt như pha lê và không có tư tưởng phân biệt.
Kinh nghiệm Đại Ấn cũng có thể diễn tả như thế này :
Như một bầu trời không mây, thực tại thì khoáng đạt vô ngại.
Như một đại dương không sóng, tâm thì vững chắc không có tư tưởng phân biệt.
Như một ngọn đèn sáng trong đêm không gió, thức thì trong trẻo, sáng chiếu và vững chắc.

* * *

Để thực hành Đại Ấn, hãy giữ tâm và thân thư giãn nhẹ nhàng không gắng sức ; chấm dứt nghi ngờ lo toan và ở yên quân bình.

Khi thực hành Đại Ấn, hãy đồng hóa mọi cái gì bạn gặp với tánh không vô sanh và ở yên tự nhiên và thư giãn.

* * *

Giữ thân buông lỏng và nhẹ nhàng không phải là hoàn toàn từ bỏ mọi hoạt động, mà những hoạt động cần được tiến theo một cách êm ả, thư giãn và tự nhiên, tự phát.

Giữ thân buông lỏng và nhẹ nhàng không phải là làm cho nó trì độn hay không nhạy cảm, mà người ta cần làm cho sự tỉnh giác sáng chiếu của nó thêm sắc bén.

Đồng hóa mọi sự với tánh không vô sanh có nghĩa là người đã chứng ngộ tánh tỉnh giác của chính mình và có thể duy trì nó, bấy giờ hãy để cho mọi sự mà nó gặp và kinh nghiệm được tự-giải thoát vào trong tánh không.

NĂM CÁCH LẠC KHỎI ĐẠI ẤN

(1) Người ta có thể hiểu lầm tánh không là không có thiện ác nếu họ không biết rằng hiện hữu (sắc) và tánh không là đồng nhất trong bản chất, và điều này bao gồm mọi sự thậtquy luật đạo đức. Hiểu lầm như vậy là lạc khỏi cái Thấy của Đại Ấn. Mặt khác, nếu người chỉ có một kiểu hiểu nào đó về chân lý này nhưng không thể kinh nghiệm nó một cách thân thiết, người đó cũng được xem là lạc khỏi sự thấu hiểu Đại Ấn.

(2) Nếu người ta không biết rằng thực hành Đại Ấn (Con Đường) trong bản chất thì không khác với thành tựu Đại Ấn (Quả) và rằng mọi công đức kỳ diệu đều nằm trong chính sự thực hành, nó có thể nghĩ rằng thực hành có trước và chứng ngộ theo sau, như vậy giác ngộ là một sản phẩm của sự thực hành. Điều này có lẽ đúng trên cấp độ thông tục hàng ngày, nhưng khi ở trong cái Thấy, đó là sự đi lạc.

(3) Nếu người ta có một nỗ lực đích thực trong thực hành Đại Ấn mà không có niềm tin không chuyển dời vào bản thân giáo lý, nó có thể nuôi dưỡng một hy vọng thầm kín rằng một ngày nào đó nó sẽ đạt được một giáo lý cao hơn Đại Ấn. Đây cũng là một dấu hiệu đi lạc khỏi Đại Ấn.

(4) Người không biết rằng trong bản chất sự chữa trị và cái được chữa trị là một, thì có thể bám chấp quan niệm rằng sự thực hành Pháp (sự chữa trị) và những phiền não (cái được chữa trị) là hai cái tuyệt đối khác nhau. Đây cũng là sự lạc khỏi cái Thấy của Đại Ấn.

(5) Trong thực hành Đại Ấn, luôn luôn có một khuynh hướng của thiền giả làm quá nhiều chỉnh trị, sửa sai. Người thấy mình luôn luôn cố gắng sửa chữa những lỗi lầm thì hầu như đã lạc khỏi Con Đường.

BA KINH NGHIỆM CHÁNH CỦA ĐẠI ẤN

Trong tiến trình thực hành thiền định, thiền giả sẽ gặp ba kinh nghiệm : Lạc, Sáng Tỏ và Không phân biệt.

Trong kinh nghiệm Lạc, một số người cảm thấy một sự say sưa lớn lao bao trùm toàn thân và không giảm bớt dù trong những nghịch cảnh, như gặp khí hậu quá lạnh hay quá nóng. Một số cảm thấy cả thân và tâm biến mất, và họ cực kỳ vui sướng, và thường phá lên cười. Một số cảm thấy đầy cảm hứng và hăng say, hay cực kỳ bình an, hài lònghạnh phúc. Sự xuất thần có thể lớn lao và mạnh mẽ đến độ họ trở nên không còn ý thức ngày và đêm.

Trong kinh nghiệm Không phân biệt, một số người cảm thấy mọi sự đều trống không hay thấy bản chất trống không của thế giới ; những người khác kinh nghiệm mọi sự là không có tự tánh, hay cả thân và tâm là không hiện hữu ; trong khi có những người khác lại hiểu thật sự chân lý về tánh không.

Không có kinh nghiệm nào ở trên được xem là hoàn hảotrọn vẹn, và người ta không bao giờ nên bám lấy chúng. Trong ba kinh nghiệm ấy, Không phân biệt (không có tư tưởng) là quan trọng nhất và không đi lầm. Một số kinh nghiệm Sáng Tỏ và Lạc rất có thể dẫn đến lầm lạc và thậm chí có hại.

• * *

Điều sâu xa nhất của mọi giáo huấn truyền miệng về Đại Ấn là :

Buông bỏ mọi bám níu và bản tánh sẽ tức thời hiển lộ.

Cốt lõi của thực hành Đại Ấn gồm hai điều, không nỗ lực và không sửa trị. Tuy nhiên người ta cần biết không sửa trị là gì. Jetsun Milarepa giải thích điều này rất rõ ràng : “Về không sửa trị, người ta cần hiểu ba điều : Nếu những tư tưởng lang thang và những phiền não không được sửa trị, người ta sẽ rơi vào ba cõi thấp. Nếu Lạc, Sáng Tỏ, và Không phân biệt không được sửa trị, người ta sẽ rơi vào ba cõi sanh tử. Chỉ có tự tâm vốn sẵn là không cần sửa trị.”

* * *

Vào mọi lúc trong ngày, trong hay sau thời thiền định, người ta cần cố gắng không để mất bản tánh. Nói cách khác người ta cần cố gắng đem kinh nghiệm thiền định vào những hoạt động hàng ngày của nó.

Thật dễ hiểu là người ta thường bị xao lãng trong công việc hàng ngày, như vậy quên bẵng bản tánh, nhưng hễ cố gắng luôn luôn đem tỉnh giác trở lại, và nếu họ thành công, bản tánh sẽ lập tức hiển lộ.

Người ta cần cố gắng không mất tánh Tỉnh Giác cả ngày lẫn đêm. Thực hành Đại Ấn trong giấc ngủ và trong giấc mộng cũng cực kỳ quan trọng. Người nào không thể làm điều đó một cách thích đáng thì nên tránh mọi hoạt độngthực hành thiền định Đại Ấn trong năm, sáu ngày, rồi nghỉ ngơi trong một ngày trước khi tiếp tục. Người ta không nên chán nản nếu không thể giữ tỉnh giác luôn luôn sống cho suốt một ngày. Nỗ lực liên tụckiên trì là thiết yếu. Người làm được như thế chắc chắn sẽ mở rộng sự tỉnh giácchứng ngộ của mình.

TRAU DỒI ĐẠI ẤN QUA NHỮNG HOÀN CẢNH TRÁI NGHỊCH NHƯ THẾ NÀO

Sau khi đã chứng ngộ bản tánh, người ta cần tiếp tục thực hành cái gọi là ‘sử dụng những thực tập’. Thế nghĩa là người ta cần sử dụng một số hoàn cảnh đặc biệt để tăng thêm chứng ngộ.

(1) Sử dụng xao lãng và những tư tưởng phân biệt để tăng thêm chứng ngộ :

Điều này không có nghĩa là quan sát bản chất những tư tưởng phân biệt, cũng không phải thiền định về tánh không, cũng không chánh niệm về sự xao lãng, mà là giữ gìn ‘tánh giác sáng ngời’ – bản tánh của những tư tưởng phân biệt – một cách sống động linh hoạt. Tánh giác này trong trạng thái tự nhiên của nó chính là Đại Ấn. Nếu ban đầu rất khó khăn, người ta cần cố gắng vượt qua và hòa lẫn những tư tưởng xao lãng vào Con Đường.

(2) Sử dụng phiền não để tăng thêm chứng ngộ :

Đôi khi bạn cần chủ định khơi dậy những phiền não như tham muốn, thù hận, ghen tỵ v.v… rồi quan sát chúng một cách sâu xa. Bạn không nên chạy theo, đoạn trừ hay sửa trị chúng mà chỉ an trụ một cách sáng tỏtỉnh thức trong một trạng thái buông lỏng và tự nhiên. Khi ở trong giấc ngủ sâu bạn hãy hòa lẫn tánh giác với vô thức một cách không ráng sức. Đây là cách tốt nhất để chuyển hóa vô thức thành Ánh Sáng.

(3) Sử dụng những hiện hìnhma quỷ để tăng thêm chứng ngộ :

Bất cứ khi nào hiện hình đáng sợ nào xuất hiện, bạn hãy dùng thiền định Đại Ấn về sự sợ hãi. Chớ có xua tan sợ hãi mà hãy ở trong nó một cách sáng tỏ và buông lỏng. Khi làm thế, nếu hiện hình tan biến, bạn nên kêu gọi lần nữa những hiện hình còn đáng sợ hơn và lại áp dụng Đại Ấn với chúng.

(4) Sử dụng lòng bi và buồn thương để tăng thêm chứng ngộ :

Bởi vì phân tích rốt ráo, đời sống sanh tử chỉ bao gồm khổ đau, một Phật tử cần có lòng đại bi với tất cả chúng sanh. Khi suy ngẫm những khổ đau của con người, một lòng đại bi sẽ sanh khởi, ngay lúc lòng bi sanh khởi, người ta cần thực hành thiền định Đại Ấn về nó. Khi làm như vậy, cả Trí huệ và lòng Bi sẽ tăng trưởng.

(5) Sử dụng bệnh tật để tăng thêm chứng ngộ :

Khi nào bạn bệnh, bạn cần thực hành thiền định Đại Ấn về bệnh tật. Bạn cũng cần quán sát thấu suốt bản tánh của cả người bệnh và của bệnh tật, như thế loại trừ nhị nguyên của chủ thể và đối tượng.

(6) Sử dụng cái chết để tăng thêm chứng ngộ :

Người có thể thực hành Đại Aán như được chỉ dạy sẽ không hoang mang hay sợ hãi khi cái chết xảy ra. Bấy giờ nó có thể nhận thức mà không có sợ hãi mọi thị kiến và kinh nghiệm xảy ra trong tiến trình chết. Thoát khỏi bám luyến và ước mong, bấy giờ nó có thể hợp nhất Tịnh Quang (Ánh Sáng) Mẹ và Tịnh Quang Con thành một toàn thể vĩ đại.

NHỮNG LỖI LẦM TRONG THỰC HÀNH ĐẠI ẤN

(1) Nếu sự thực hành Đại Ấn chỉ nhằm cố gắng ổn định tâm, những hoạt động của tất cả sáu thức sẽ dừng lại hay mờ đi. Đây gọi là một kiểu thực hành ‘đóng băng’ và là một khuynh hướng rất tai hại trong thiền định Đại Ấn cần phải tránh.

(2) Người xao lãng tánh giác sáng tỏ mà chỉ an trụ vào cái Không phân biệt, Không tư tưởng sẽ không thấy hay nghe gì khi giáp mặt với sắc, thanh, hương, vị… Đây là một lỗi lầm vì sẽ trở nên đờ đẫn.

(3) Khi tư tưởng cuối cùng đã qua và tư tưởng tiếp theo chưa đến, khoảnh khắc hiện tại, trực tiếp là một sự rất kỳ diệu nếu người ta có thể ở trong đó ; nhưng nếu nó làm được như vậy mà lại không có tỉnh giác sáng tỏ, thì nó vẫn rơi vào lỗi lầm đờ đẫn.

(4) Người có thể hộ trì tánh giác sáng láng nhưng nghĩ rằng không có gì hơn nữa trong Đại Ấn thì cũng rơi vào lỗi lầm.

(5) Nếu người ta chỉ trau dồi Lạc, Sáng Tỏ và Không phân biệt mà không thực hành ‘quán sát thấu suốt vào tâm’, đó chưa thể được xem là thực hành Đại Ấn đúng đắn.

(6) Người phát triển một sự ghét bỏ đối với những hiện tướng ở bên ngoài thì hầu như đã đi lạc.

(7) Người tập trung vào tỉnh giáchộ trì Tự Tâm minh-không được nói là thực hành đúng đắn. Tuy nhiên, ‘nỗ lực tập trung’ này có một khuynh hướng làm ngăn ngại tính tự nhiêntự do của tâm ; không có tính tự nhiêntự do này sẽ khó khám phá Tâm bao latự tại. Thế nên người ta cần không bao giờ quên thực hành ‘buông lỏng’, ‘thênh thang’ và ‘tự nhiên’.

* * *

Thế thì sao là thực hành Đại Ấn đúng đắn?

Trả lời : Bản thân tâm bình thường (TT. Thal. Ma. Ces. Pa) là sự thực hành đúng đắn. Nghĩa là, để tâm bình thường ở yên trong trạng thái tự nhiên của chính nó. Nếu với tâm này người ta thêm hay bớt cái gì, bấy giờ đó không phải là tâm bình thường mà là cái gọi là ‘tâm đối tượng’ (TT. Yul). Không tạo thêm một ý định hay nỗ lực nhỏ nhất nào thêm cho sự thực hành, nhưng cũng không xao lãng một khoảnh khắc nào, là thực hành tâm tự nhiên một cách đúng đắn. Thế nên, chừng nào bạn vẫn giữ tánh Tỉnh Giác của chính mình, thì bất kể bạn làm gì, bạn vẫn đang thực hành Đại Ấn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3726)
Với những vị nhấn mạnh duy nhất vào việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm trong cuộc đời, lời khuyên thích hợp cho họ khi tiến gần đến cái chết là nương tựa năm sức mạnh để định hướng lối đi của họ đến đời sau.
(Xem: 3913)
không phải là kết thúc của cuộc sống, bởi vẫn còn tái sinh sau khi chết.
(Xem: 3419)
Đừng bao giờ lo âu hay sợ hãi về cái chết. Thay vào đó, hãy cố gắng cải thiện tâm trạng và trưởng dưỡng một nhận thức hoan hỷ rõ ràng
(Xem: 4198)
Sống và chết đều vô cùng quan trọng với mọi người bởi chúng là số phận. Không ai có thể từ chối hay tránh khổ đau liên quan đến sinh, lão, bệnh, tử và cuộc sống thực sự.
(Xem: 4273)
Vài người nghĩ rằng Phật giáo Kim Cương thừa rất huyền bí. Điều này là bởi họ thiếu một sự hiểu về hệ thống tư tưởngthực hành của Kim Cương thừa.
(Xem: 2846)
Các hiện thân của tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai; những thủ lĩnh phổ quát của đại dương đàn trànggia đình Phật;
(Xem: 3276)
Tất cả hữu tình chúng sinh trong tam giới của sự tồn tại đều trong tù ngục luân hồichúng ta đều trải qua khổ đau của luân hồi.
(Xem: 3380)
Về điều mà chúng ta sắp lắng nghe, Đức Phật đã ban vô số giáo lý. Nếu chúng ta muốn cô đọng những giáo lý này thì có những giáo lý của thừa căn bản và những giáo lý của thừa đặc biệt.
(Xem: 3295)
Trì Minh Vương hay Vidyadhara tối thắng Rigdzin Jigme Lingpa (1729-98) sinh ở Yoru, Tây Tạng trong một vùng vô cùng khiêm nhường.
(Xem: 3433)
Đèn Soi Nẻo Giác (A Lamp for the Path to Enlightenment), do ngài Atisha vĩ đại (Dipamkara Shrijnana) sáng tác tại Tây Tạng.
(Xem: 4399)
Ngày nọ, Đạo Sư đang an trụ trong sự chứng ngộ khi Ngài diện kiến Đức Kim Cương Tát Đỏa và thọ nhận lời tiên tri:
(Xem: 3448)
Ở Xứ Tuyết Tây Tạng, những giáo lý của Đức Phật được trao truyền trong nhiều dòng truyền thừa.
(Xem: 9605)
Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không?
(Xem: 7021)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ
(Xem: 7855)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai...
(Xem: 9414)
hật giáo truyền nhập Tây tạng được xem như chính thức từ vua Srong-btsan sGam-po (569–649?/605–649 Tl?); nhưng phải đợi hơn một thế kỷ sau, dưới triều vua...
(Xem: 4504)
Kính lễ Đấng Trang Nghiêm Kim Cang Tát Đỏa. “Tất cả mọi pháp đều không có tự tánh. (Năm) uẩn (skandas), (mười tám) giới (dhatus)...
(Xem: 5193)
Kinh Đại Thừa Địa Tạng Thập Luân nói rằng, theo giáo lý của Đức Phật, có hai kiểu người không làm ác: kiểu đầu tiên là những người...
(Xem: 13459)
Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
(Xem: 11297)
Khi chúng ta có ước muốn theo đuổi con đường tâm linh, ta phải hiểu thấu vì sao lại chọn đi con đường này.
(Xem: 11611)
Lòng bi mẫnsự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về...
(Xem: 10908)
Nguyên tác: Making Space with Bodhicitta; Tác giả: Lama Yeshe; Chuyển ngữ: Hoa Chí
(Xem: 9334)
Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng.
(Xem: 13809)
Bậc giảng giải vô song, đỉnh cao của dòng họ Thích Ca, Người dìu dắt chúng sanh bằng giáo huấn duyên khởi...
(Xem: 14964)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
(Xem: 10531)
Truyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng.
(Xem: 10655)
Có những phẩm hạnh mà bậc Thượng sư cần phải có và những phẩm chất mà người đệ tử cần có.
(Xem: 9910)
Đức Dalai Lama từng nhiều lần dạy rằng, Phật giáo Kim cương thừa không phải là Lạt-ma giáo.
(Xem: 10008)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
(Xem: 10190)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes).
(Xem: 10519)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon).
(Xem: 10612)
Của cải không trường tồn hay thường còn mãi mãi. Lòng tham của cải giống như uống nước muối, ta sẽ chẳng bao giờ có đủ.
(Xem: 10532)
Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹpvị bổn sư tử tế, hoàn hảothanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu.
(Xem: 10114)
Tâm là một sự chuyển động, bản tánh của nó là sự di động. Thực thể cơ bản của nó là sự trong sángtrong suốt.
(Xem: 9832)
Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
(Xem: 13547)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16323)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 13478)
Con xin sám hối nghiệp xấu ác của tự thân cùng tha nhân, và hoan hỷ với công đức của tất cả chúng sanh.
(Xem: 9611)
Những lời khuyên thiết thực, thâm sâutrong sáng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, chỉ cho ta cách tu tập giúp biến cải tâm linh ta, biến ta thành một con người cao cả hơn...
(Xem: 10560)
Tất cả những giáo lý về con đường Ati Dzogchen có thể xếp vào ba chủ đề : Nền Tảng, Con Đường, và Quả.
(Xem: 12366)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng
(Xem: 11889)
Ta đã có được thân người hy hữu khó tìm, cùng với các tự dothuận lợi đầy ý nghĩa. Ta đã gặp được giáo huấn hiếm có của Đức Phật.
(Xem: 10755)
Tôi sẽ dựa theo tác phẩm có tựa đề Năm Điểm Chỉ Giáo về Pháp Chiết Xuất Tinh Chất, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Hai, Gendun Gyatso sáng tác.
(Xem: 13344)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim...
(Xem: 10002)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự dothuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa...
(Xem: 12287)
Trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa-Nhật Bản, hệ thống giáo lý Trung quán và Du-già Duy thức tông đã được xem là cùng đi song song và đối nghịch với nhau.
(Xem: 11755)
Gia đình tôi đầy những câu chuyện này… Có những hành giả vĩ đại như cha tôi và bác tôi, những người thực hành từ trái tim và có năng lực thực sự...
(Xem: 12028)
Tây Tạng bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 trong triều đại của vua Songtsen Gampo.
(Xem: 14412)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 10964)
Là một trong những dòng Kagyu, dòng truyền thừa Drikung Kagyu do Đạo sư tâm linh vĩ đại Kyobpa Jigten Sumgon sáng lập 852 năm trước.
(Xem: 15420)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 17771)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15045)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16544)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 14648)
Mật thừa xem thấy thế giới gồm những yếu tố và những tương quan tương phản, đối kháng: bản thểhiện tượng, tiềm năng và biểu lộ, nhân và quả...
(Xem: 14569)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 18349)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 18511)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 12857)
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên địnhbuông bỏ niềm đau.
(Xem: 13426)
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant