Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ngọn Đèn Sáng Tỏ – Một Tiên Tri Về Tương Lai

14 Tháng Năm 202007:14(Xem: 5235)
Ngọn Đèn Sáng Tỏ – Một Tiên Tri Về Tương Lai

Ngọn Đèn Sáng Tỏ – Một Tiên Tri Về Tương LaiTừ Những
Lời Dạy Của Đức Phật

Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[1] kết tập[2]
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Cầu An

 

Kính lễ Tam Bảo[3]!

Phật Thế Tôn đã giảng dạy bản văn sau đây, điều đem đến lợi lạc trong thời kỳ đen tối.

Phạm vi của điều được gọi là Giáo Pháp thì giống như một con đường. Tại sao vậy? Bởi chính trên con đường này mà mọi chúng sinh đang sống du hành. Đấy là lý do Giáo Pháp được cho là giống như một con đường.

Một thời, khi Đức Thế Tôn an tọa dưới cội Bồ đề, Ngài quán sát tất cả chúng sinh đang sống trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu. Ngài thấy rằng cuối thời kỳ, trong giai đoạn năm trăm năm, một thời kỳ đen tối sẽ xuất hiện. Về những ý nghĩ và hành động của mọi chúng sinh, những người gặp được bản văn này nhờ sự thanh tịnh mười phần của họ, sẽ vô cùng phước đức. Trong khi đó, những người không gặp được bản văn này thì thiếu công đức và sẽ trải qua đau đớn dữ dội bởi các phiền não. Con người trên trái đất này sẽ cảm thấy như thể họ bị chặt ra bằng các vũ khí.

Sau đấy, Tôn giả A-nan-đà bạch Đức Thế Tôn rằng, “Bạch Thế Tôn, bởi Ngài nghĩ đến con người với lòng bi, xin hãy cứu họ thoát khỏi khổ đau này”.

Đức Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan-đà, “Ta sẽ giải thích cho con. Ta đang trụ trong cõi giới của hư không. Ta đã hướng sự chú ý đến việc dõi theo chúng sinh đang sống trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu. Này tất cả, hãy lắng nghe lời Ta. Bản văn Giáo Pháp này là một giáo lý sẽ đem đến lợi lạc khi mà thời kỳ xấu xa xuất hiện. Viết bản văn này và trì tụng nó, thực hành quán tưởng và trì tụng Đấng Đại Bi sẽ nhanh chóng tịnh hóa mọi hành động gây hại và che chướng. Tôn kính bản văn này bằng những món cúng dường của hương và hoa sẽ đem đến hạnh phúc cho mọi hữu tình chúng sinh. Viết lại và trì tụng bản văn này sẽ dẫn đến sự tái sinh tốt đẹp trong mọi đời tương lai”.

Dưới gốc cây là một hồ lớn. Bên bờ hồ có hóa hiện của Đấng Đại Bi, vị đã hướng lòng khoan dung về mọi chúng sinh đang sống và than khóc dữ dội. Đức Thế Tôn nói rằng:

“Này Đấng Đại Bi, hãy lắng nghe thật kỹ. Chẳng cần phải than khóc. Hãy lắng nghe thật kỹ điều Ta phải nói. Trong tháng Dần của Năm Mới, Ta đã quyết định đi đến cõi người[4]. Khi ấy, Ta đã giải thoát tất cả chúng sinh của thời kỳ đen tối khỏi đại dương khổ đau, tức luân hồi. Họ đã từ bỏ mọi hành động gây hại. Ta thậm chí dẫn dắt những chúng sinh đã đọa vào địa ngục. Lúc ấy, Ta đã truyền bá bản văn Giáo Pháp này. Viết hay trì tụng bản văn này sẽ chấm dứt mọi bệnh tật. Bất cứ người nào viết lại bản văn này sẽ làm lợi lạc toàn bộ thị trấn. Bất cứ thị trấn nào, nơi bản văn này được viết lại, sẽ làm lợi lạc toàn bộ quốc gia. Công đức của con người sẽ tăng trưởng và các hoàn cảnh tiêu cực cùng chướng ngại sẽ bị đẩy lùi. Bản văn này sẽ đem đến sự giải phóng khỏi các khổ đau của địa ngục. Bản văn này sẽ đem đến lợi lạc trong cả đời hiện tại và tương lai. Đây là con đường trọng yếu cho tất cả chúng sinh trong sáu cõi. Nó giống như con thuyền vượt qua đại dương hay dòng sông. Có niềm tin và lòng sùng mộ thanh tịnh với bản văn này là điều quan trọng. Cho đến khi Đức Di Lặc đến cõi người, bản văn này sẽ đem lại lợi lạc mở rộng. Viết lại Giáo Pháp này và chia sẻ với chúng sinh khác sẽ đem đến công đức vô lượng trong chính đời này và thân này. Nó sẽ khiến đại dương ngập máu của luân hồi khô cạn.

Bởi mười sự bất tịnh tinh thần, chúng sinh trước tiên sẽ chìm ngập trong các phiền não. Tất cả chúng sinh thật đáng thương làm sao! Như vậy, thứ hai, cõi người sẽ trở thành một thung lũng ngập máu. Thứ ba, mặc dù mùa màng được gieo trồng và đất đai được cày cấy, sẽ chẳng có tự do để tận hưởng kết quả[5]. Thứ tư, con người sẽ trải qua khổ đau dữ dội. Thứ năm, người ta sẽ mất đi tầm nhìn khi đang du hành trên các con đường[6]. Thứ sáu, các thành phố sẽ tràn ngập những loài thú hoang ăn thịt. Thứ bảy, các tòa nhà trong những quốc gia sẽ bị bỏ lại trống không[7]. Thứ tám, những thú hoang ăn thịt sẽ được thấy là đang lang thang không chủ đích[8]. Thứ chín, mặc dù một vài người còn sót lại, họ sẽ chẳng dám ở đó. Thứ mười, ngạ quỷtinh linh gây hại sẽ xuất hiện, lang thang khắp các thành phố. Đó là điều sẽ xuất hiện bởi mười sự bất tịnh.

Người ta sẽ không kính trọng nhau và xuất hiện kiểu tự tán dương bản thân trong khi chê bai chúng sinh khác. Có bốn giai cấp trong xã hội loài người: những kẻ cai trị, thương nhân, người lao động phổ thông và thầy tu[9]. Nếu tất cả họ đều có sự tin tưởngkính trọng với bản văn này thì thời kỳ sẽ trở nên tốt đẹp”.

Đức Thế Tôn nói rằng, “Những vị không tin bản văn này sẽ lầm đường lạc lối và đọa vào địa ngục của sự giày vò tột bậc [Địa ngục Vô GiánAvici]. Họ sẽ chẳng nghe được Giáo Pháp và những tiếng than khóc thống khổ của họ sẽ vang khắp đất trời. Một thời kỳ đại dịch sẽ xuất hiện[10]. Viết lại hay trì tụng bản văn Giáo Pháp này ngay khi nghe được sẽ giúp vượt qua mọi bệnh dịch và nạn đói. Nó sẽ đem đến sự tái sinh tốt lành.

Có bảy kiểu khổ đau trên thế giới này[11]: đầu tiên, có khổ đau của nóng và lạnh trong các địa ngục; thứ hai, khổ đau của đói và khát trong cõi ngạ quỷ; thứ ba, khổ đau của vô minhmê lầm trong cõi súc sinh[12]; thứ tư, khổ đau của sinh, lão, bệnh và tử, cũng như thiếu các tự do, nghèo đói và sự trung thành với các tà kiến trong cõi người[13]; thứ năm, khổ đau của thù địchxung đột trong cõi A-tu-la[14]; thứ sáu, khổ đau của cái chết, đầu thaisa sút trong cõi chư thiên[15]; và thứ bảy, khổ đau của [giai đoạn] trung ấm trở thành. Tin tưởng vào bản văn này, điều sẽ đem đến lợi lạc trong những hoàn cảnh như vậy, sẽ khiến mọi mong ước được viên thànhtiêu trừ mọi bệnh tật. Nó sẽ đem đến phước lành của thời trước đó.

Con có thể băn khoăn tại sao lại như vậy. Trong một năm Hỏa Ngọ đực[16], một thiên thạch lớn bằng khối đá to[17] từ cõi hư không sẽ rơi xuống bờ của một vùng nước rộng[18]. Khi thiên thạch này vỡ ra, bản văn sẽ xuất hiện từ đó. Khi ấy, điều cực kỳ quan trọng là bản văn Giáo Pháp này được trao từ người này sang người khác và không được che giấu hay giữ bí mật. Điều này không dành cho chỉ một hay hai cá nhân; nó được viết ra vì lợi ích của tất cả hữu tình chúng sinh. Cầu mong mọi khổ đau của luân hồi chấm dứt!

Trong tương lai, vào cuối giai đoạn năm trăm năm,

Khi những giáo lý của Đức Phật suy giảm,

Khi giới luật của tu sĩ suy giảm,

Khi tâm ngập tràn những ý nghĩ tiêu cực,

Khi người ta tiệc tùng bằng những thệ nguyện bị phá vỡ và ác hạnh,

Khi họ tham gia vào mười bất thiện hạnh,

Khi hành giả Mật thừa trì tụng tà thuật,

Khi năm độc được nuôi dưỡng từ sâu bên trong,

Khi người ta cư xử không đúng về thân và khẩu,

Khi việc giảng dạy Giáo Pháp đang trong sự suy giảm cuối cùng,

Khi lông chim phát triển trên sườn đồi[19],

Khi gỗ được giữ trong hộp sắt[20],

Khi người ta gây ra những hành động tội lỗi,

Tất cả những hành động, lỗi lầm và sai sót này[21],

Chắc chắn sẽ báo trước một thời kỳ khủng hoảng đáng sợ.

Bản văn này, thứ xua tan những hoàn cảnh của một thời kỳ đen tối,

Phải được viết lại hay trì tụng ngay khi nó được nhìn thấy –

Đừng nghi ngờ việc này có đẩy lùi những điều xấu của thời kỳ không.

Biết điều gì đúng và điều gì sai là đủ.

Hãy cùng nhau nói và bày tỏ chỉ sự thật.

Tất cả những kẻ tuyên bố điều này không đúng

Sẽ bị tấn công bởi các triệu chứng của bệnh tật

Từ ngọn tóc trên đầu

Cho đến đầu ngón chân họ”.

Khi Đức Thế Tôn nói điều này, Đấng Đại Bi, Di Lặc, A-nan-đà và toàn bộ thế giới cùng với con người ở đó, chư A-tu-la và Càn-thát-bà đều hoan hỷtán thán kim khẩu của Đức Thế Tôn.

Sau đấy, Đức Thế Tôn dang tay phải, được điểm tô đẹp đẽ bởi các tướng tốt và vẻ đẹp, và chạm xuống đất, nhờ đó, điều phục các thế lực ma quỷ xấu xa cùng đoàn tùy tùng của chúng. Người ta phải rèn luyện trong sự hoàn hảo siêu việt của trí tuệ này, điều đem đến niềm hoan hỷ không thể nghĩ bàn cùng sự an lành trong tâm, đánh bại và xoa dịu bệnh tật cùng các thế lực ma quỷ. Sau đó, Đức Thế Tôn nhập vào định như [sông] Hằng[22]tuyên thuyết bản văn này, thứ tóm tắt mọi giáo lý xuất sắc của các Kinh điển.

[Tôn giả] A-nan-đà tiếp đó lại bạch Đức Thế Tôn một lần nữa: “Bạch Đức Thế Tôn, Giáo Pháp này mà Ngài đã giảng dạy là để đẩy lùi các chướng ngạihoàn cảnh tiêu cực trong luân hồi. Trong năm Thổ Thân đực, một đại dịch sẽ xuất hiện và điều quan trọng là có một phương tiện sâu xa để đề cập đến nó. Nếu chúng sinh nghi ngờ tính chân thật của điều này và chẳng tin tưởng bản văn này, thờ ơ vì thiếu quan tâm đến mức nó không được truyền bá[23], điều đó sẽ làm hài lòng những thế lực ma quỷ. Nhưng nếu bản văn này được sao chép và tin tưởng, điều đó sẽ đem đến rất nhiều hạnh phúc. Bản văn Giáo Pháp này sẽ đem đến sự trợ giúp”.

Đức Thế Tôn đáp rằng[24]:

“Lành thay, vui thay. Điều đấy vô cùng tốt lành.

Điều này sẽ được giảng dạy khắp nơi từ lúc đầu,

của cải tốt lành của thiện hạnh sẽ đến.

Công đức và các phẩm tính sẽ hoàn toàn mở ra.

Tất cả chư Phật hoàn hảo đã nói như vậy.

Nan-đà, U-pa-nan-đà và những vị còn lại,

Hãy nỗ lực trong điều này, thứ làm lợi lạc chúng sinh.

Trong tương lai, vào cuối thời kỳ,

Công đức của điều này sẽ chẳng thể nghĩ bàn.

Với bất kỳ ai tin tưởng điều này,

Mọi mong ước sẽ viên thành,

Các chướng ngạinghịch cảnh sẽ bị trục xuất.

Một người tin tưởng những giáo lý của Đức Phật

Cần dâng cúng dường bằng hương và hoa”.

Sau đó, Đấng Bảo Hộ Di Lặc nhìn ra từ cõi giới của hư không và thấy rằng con người đang đổ những giọt lệ máu. Ngài đến trước Đức Thế Tôn và bạch rằng, “Bạch Đức Thế Tôn, con thỉnh cầu Ngài trao một Giáo Pháp cho tương lai, thứ truyền tải thông điệp chỉ trong vài từ ngữ nhưng chứa đựng sự gia trì lớn lao”.

Đức Thế Tôn đáp rằng:

“Này Di Lặc, điều đó thật tốt lành.

Hãy lắng nghe lời này của Ta.

Nó được trao vì tất cả chúng sinh

Bao gồm cả những vị như Phạm ThiênĐế Thích.

Để làm lợi lạc mọi chúng sinh đang sống,

Ta đã khẩu truyền lại thông điệp này.

Nó cần được kính trọngtinh tấn áp dụng,

Bởi nó sẽ đem lại sự trù phú của thiện hạnh.

Sau đó, trong tháng đầu tiên của mùa thu của năm Hỏa Ngọ đực và trong năm Thổ Thân đực, những kẻ xấu xa, thiếu niềm tin với bản văn này, sẽ chết. Những người sao chép hay trì tụng bản văn này sẽ sống cuộc đời trường thọ, tận hưởng sức khỏe tốt và có nhiều công đức. Mọi thế lực gây hại của thời kỳ đen tối này sẽ lang thang khắp các thị trấn. Vô hình với con người, chúng sẽ đi qua những nơi không chắc chắn trong khi vẫn ẩn mình. Lúc ấy, sự gia trì của bản văn Giáo Pháp này sẽ khiến mọi tinh linh, thế lực xấu và ảnh hưởng gây hại rùng mìnhlẩn trốn. Điều cực kỳ quan trọng là bản văn này được phổ biến khắp mọi nơi. Đừng xem nó là không đúng hay nuôi dưỡng nghi ngờ.

Với những vị thiếu niềm tin với Giáo Pháp này, điều được giảng dạy bởi Đức Phật thông tuệđáng kính, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Đấng Dẫn Dắt Và Điều Phục Chúng Sinh, Thiên Nhân Sư Vô Song, Đấng Điều Phục Giác Ngộ Siêu Việt, một trận động đất lớn sẽ xuất hiện trong một năm Hỏa Ngọ. Khủng hoảng xảy đến lúc ấy sẽ tăng thêm trong năm Hỏa Mùi cái và một số người sẽ nhiễm bệnh bởi sự ô nhiễm (grib) và qua đời[25]. Một số sẽ chết trên đường và một số chết bởi lở đất[26].

Trong một năm Thổ Thân đực sẽ có lũ lụt khủng khiếp. Trong mùa hè, bệnh tật mà nạn đói đem đến sẽ gây ra cái chết. Khi ấy, các tinh linh gây hại sẽ tràn ngập vùng đất. Sao chép và trì tụng giáo lý này sẽ cung cấp sự bảo vệ chống lại những ảnh hưởng gây hại và kẻ gây chướng.

Trong một năm Thổ Dậu cái, điều vô cùng quan trọng là tránh làm hại chúng sinh khác, từ bỏ tiêu thụ thịt hay máu và giữ gìn giới luật.

Trong một năm Kim Tuất đực, các vùng đất và thành phố sẽ đầy hổ, báo, gấu, sói và chó rừng. Điều quan trọng lúc ấy là sao chép và trì tụng Giáo Pháp này như một phương tiện giải thoát cho con người.

Trong một năm Kim Mùi cái[27], mọi hữu tình chúng sinh sẽ mất sự tự chủ, giống như giấy bị gió thổi đi hay một hồ lớn dâng lên và ngập tràn. Lúc ấy, những vị thiếu niềm tin với bản văn này sẽ chết”.

Sau đấy, Đức Thế Tôn nói với Đấng Đại Bi:

“Trong một năm Tý, âm thanh du dương của Giáo Pháp sẽ dội vang từ cõi giới của hư không. Lúc ấy, nếu người ta sao chép hay trì tụng bản văn này, thứ soi sáng khắp bốn phương tám hướng bằng sức mạnhnăng lực của ân phước gia trì từ Đức Phật, giống như ánh sáng của mặt trời và trăng, nó sẽ đem đến lợi lạc cho đến khi Đức Di Lặc xuất hiện. Đấy là tiềm năng của bản văn này.

Nếu điều này được sao chép hay tụng lớn,

Nó sẽ đem lại công đức như núi.

Trong một cung điện trên Núi Pô-ta-la,

hóa hiện của khẩu Phật,

Được vây quanh bởi đoàn tùy tùng chư Bồ Tát.

Trên, dưới và ở khắp mười phương

Chúng sinh khắp nơi được Ngài dẫn dắt đến hạnh phúc.

Hơn thế nữa, Đấng Đại Bi đã quán sát tất cả loài người bằng lòng bi và phổ biến bản văn này[28]hữu tình chúng sinh. Khi nó bị nghi ngờ và xem là không đúng, trong những tháng đầu tiên và tháng giữa của mùa hè, một dịch bệnh sẽ xuất hiện. Người ta sẽ bị bệnh vào buổi sáng và qua đời vào buổi tối[29]. Lúc ấy, khi thời kỳ khủng hoảng xảy ra, cây cối và rừng rậm sẽ bị đốn hạ, núi đá sẽ sụp đổ từ chân và trái đất sẽ rúng động, như thể không thể nào đứng yên. Chưa đến một phần mười con người còn lại. Đừng nghĩ rằng điều này không đúng, bởi đó là lời của Đức Thế Tôn[30]. Tất cả chúng sinh thật đáng thương làm sao!

Sau đấy, trong một năm Hỏa Mùi cái và Thổ Thân đực, giai đoạn ‘năm trăm năm’ xấu xa sẽ xuất hiện. Xung đột sẽ khởi lên từ khắp mọi nơi – bốn phương và tám hướng. Loài người sẽ cãi cọ và đánh nhau[31]. Đây là một Giáo Pháp giải thoát khỏi những tàn phá của thời kỳ. Sao chép và trì tụng nó ngay khi nhìn thấy sẽ giúp vượt qua xung đột. Bản văn này, thứ đem đến sự an lành nếu được sao chép hay trì tụng, sẽ đem đến công đức vô lượnggiải thoát khỏi mọi sợ hãilo âu.

Bản văn Giáo Pháp này không chỉ dành cho một hay hai cá nhân; nó được biên soạn vì tất cả hữu tình chúng sinh. Nếu bản văn Giáo Pháp này được phân phát trên khắp các vùng đất ở mọi phía, con người sẽ tận hưởng hạnh phúcan lành xuất sắc. Nhờ sự phong phú của thiện hạnh[32], những khổ đau của hữu tình chúng sinh sẽ chẳng còn nữa.

Nếu bản văn này không được tinh tấn nhớ lại trong năm hay sáu tháng, một thời kỳ của những bệnh dịch sẽ xuất hiện. Một số sẽ chết vì bệnh sốt; một số chết vì cảm lạnh; một số phát điên và chết[33]; một số chết vì căn bệnh về cổ họng[34]; một số chết vì căn bệnh về tim; một số trải qua cơn đau về ruột rồi chết; một số chết vì căn bệnh về gan. Có một phương thuốc cho những tinh linh gây hại và bệnh tật này[35].

Những người con trai và gái của gia đình cao quý cần giữ trên thân họ bản văn này, thứ ngăn ngừa và chữa lành những kiểu bệnh tật và ảnh hưởng gây hại. Mật chú ngăn ngừagiải thoát khỏi mọi tinh linh linh thiêng, tinh linh Na-ga [rồng], tinh linh căn bản và bệnh dịch – Emaho, p'en no p'en no svāhā (ཨེ་མ་ཧོ། ཕན་ནོ་ཕན་ནོ་སྭཱ་ཧཱ།)[36] – cần được đeo bởi nam giới về bên phải và nữ giới về bên trái. Nhờ làm vậy, họ sẽ thoát khỏi mọi bệnh dịch và có được một tái sinh tốt lành. Không nghi ngờ gì, sao chép, trì tụng và có niềm tin với điều này sẽ đem đến sự tự do thoát khỏi biển máu khổ đau, tức luân hồi.

Tất cả con người giữa trời và đất thật đáng thương làm sao![37] Cầu mong mọi bệnh tật gây ra cái chết phi thời trong cõi người đều hoàn toàn được xoa dịu! Cầu mong chúng sinh có được sự tốt lành của những thời đã qua! Cầu mong họ sở hữu công đức chẳng thể đo lường!

Những kẻ không tin tưởng bản văn Giáo Pháp này sẽ chẳng được giải thoát[38]. Các thị trấn sẽ ngập tràn những kiểu tinh linh gây hại khác nhau. Lúc ấy, tiếng khóc của loài người sẽ ngập tràn không gian và vang khắp thế gian[39]. Mặc dù sẽ có trái cây và ngũ cốc bổ dưỡng, mọi người sẽ chẳng có sức mạnh để thọ dụng. Toàn bộ dân chúng sẽ ăn đồ ăn ma quỷ[40].

Sau đó, Đấng Đại Bi Quan Âm tôn quý nói như sau[41] để chúng sinh có thể phát khởi lòng bi trong tâm: “Bạch Đức Thế Tôn, con cầu nguyện rằng Ngài có thể thấm nhuần bản văn này bằng sự gia trì. Hãy thánh hóa nó bằng những sức mạnh kính ái, con cầu nguyện”.

Sau đấy, Đức Thế Tôn nói rằng, “Nếu bản văn này được tôn kính với niềm tin và lòng sùng mộ, thời kỳ xấu xa sẽ chấm dứt. Nó sẽ đem đến vô lượng công đức của sự tự do thoát khỏi mọi kiểu bệnh truyền nhiễm. Hãy để tất cả con người trên trái đất này thoát khỏi xung đột, bệnh tật và thống khổ của một thời kỳ xấu xađạt được mọi sự tốt lành của thời quá khứ[42].

Theo nguyện này vì thiện hạnh[43]đặc biệt nếu điều này được trì tụng trong cả tháng Ngọ[44] và tháng Mão[45], nó sẽ đem đến những phẩm tính lợi lạc không thể tưởng tượng. Những ai sao chép và trì tụng bản văn này sẽ tận hưởng cuộc đời dài lâu, sức khỏe tốt và hạnh phúc[46]. Sao chép một phần bản văn cũng sẽ xoa dịu mọi nguyên nhân nguy hại trong thời xấu xa.

Điều này đã được truyền bá một lần trong một năm Thìn trước kia[47]. Rõ ràng là nó không thể được truyền bá khắp thế giới. Đó là cách mà thời xấu xa đã có sự hiển hiện đầu tiên. Sau này, bản văn được truyền bá trong một năm Hỏa Ngọ đực.

Bản văn Giáo Pháp này là phương tiện đẩy lùi thời xấu xa. Nếu nó không thể được truyền bá trên khắp các vùng đất, mùa màng sẽ bị phá hủy bởi bệnh tàn rụi, mưa đá và sương giá, dẫn đến nạn đói. Một dịch bệnh bởi căn bệnh chẳng thể nhận ra sẽ xuất hiện, đem đến đau đớnthống khổ. Không nghi ngờ gì, sao chép hay trì tụng điều này sẽ đem đến giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Cho đến khi Đấng Bảo Hộ Chiến Thắng Di Lặc đến thế gian, bản văn Giáo Pháp này đóng vai trò là chốn nương tựa cho chúng sinh.  Với những kẻ có niềm tin và lòng sùng mộ, hãy để bản văn này tẩy sạch và tịnh hóa mọi hành động gây hại, che chướng và tập khí. Cầu mong mùa màng mãi bội thu! Cầu mong thiện hạnh mãi dồi dào! Cầu mong đây trở thành cội nguồn như ngọc của mọi điều mong ước và mong muốn[48]! Cầu mong mọi sự trên khắp các vùng đất đều cát tường! Cầu mong mọi nơi đều trở nên chói lọi! Hoàn toàn vượt qua bệnh tật, nạn đói và chiến tranh, cầu mong mưa gió đem đến mùa màng tốt tươi và mọi mong ước đều được tự nhiên viên thành! Với của cảithịnh vượng mở rộng đến khắp vùng đất, cầu mong Pháp Luân thường chuyển!

Khi Đức Thế Tôn nói điều này, Đấng Đại Bi, Di Lặc, A-nan-đà và toàn bộ thế giới, bao gồm cả chư thiên, A-tu-la và Càn-thát-bà đều hoan hỷtán thán kim khẩu của Ngài.

Ngọn Đèn Sáng Tỏ Một Tiên Tri Về Tương Lai[49] kết thúc như vậy.

 

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2020 với sự giúp đỡ hào phóng của Khyentse Foundation và Terton Sogyal Trust cùng sự trợ giúp lịch thiệp của Alak Zenkar Rinpoche.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/words-of-the-buddha/clarifying-light-prophecy.

Pema Jyana (Liên Hoa Trí) chuyển dịch Việt ngữ.

 

Nguồn tài liệu được sử dụng trong quá trình chuyển dịch Tạng-Anh:

+) Nguồn Tạng ngữ:

  • A ‘dzom “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong Khams a ‘dzom dgon du bzhugs pa’i dpe rnying dpe dkon/ TBRC W3PD981. 9 vols. vol. 7: 521–544 [Ấn bản Adzom]
  • mChan bu Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me. TBRC W8LS19467. 1 vol. [s.l.]: [s.n.], [n.d.]. [Ấn bản Chenbu]
  • NLMa “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong Dam can khrag ‘thung gsol mchod sogs/ (tuyển tập các bản văn được quét ảnh tại Thư Viện Quốc Gia Mông Cổ). TBRC W1NLM182. 1 vol. [s.l.]: [s.n.], [n.d.] [Ấn bản NLMa]
  • NLMb “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong lhag pa’i lha gang yang rung ba’i sgo nas rang gzhan dang dgon grong la byabs khrus rgyun ‘khyer du bya tshul sogs/ (tuyển tập các bản văn được quét ảnh tại Thư Viện Quốc Gia Mông Cổ). TBRC W1NLM195. 1 vols. [s.l.]: [s.n.], [n.d.] [Ấn bản NLMb]
  • NLMc “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong Phongs sel sgrol ma’i sgrub thabs maN+Dal gyi bden cho ga rim sogs/ (tuyển tập các bản văn được quét ảnh tại Thư Viện Quốc Gia Mông Cổ). TBRC W1NLM608. 1 vol. [s.l.]: [s.n.], [n.d.] [Ấn bản NLMc]
  • NLMd “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me sogs/ (tuyển tập các bản văn được quét ảnh tại Thư Viện Quốc Gia Mông Cổ). TBRC W1NLM408. 1 vol. [s.l.]: [s.n.], [n.d.] [Ấn bản NLMd]
  • gSung ‘bum “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong ‘Jam dbyangs chos kyi blo gros kyi gsung ‘bum. TBRC W1KG12986. 12 vols. Bir, H.P.: Khyentse Labrang, 2012. Vol. 10: 587–602 [Ấn bản Sungbum].
  • Ya chen “Ma ‘ongs lung bstan gsal byed sgron me” trong Lung bstan phyogs btus/. TBRC W3CN532. 4 vols. dPal yul rdzong /: dPal ya chen o rgyan bsam gtan gling /, 2016. Vol. 1: 1–9 [Ấn bản Yachen]

+) Nguồn Anh ngữ:

  • Karma Sungrab Gyatso (Stephen B. Aldridge). The Light That Makes Things Clear: A Prophecy of Things to Come. https://www.shroomery.org/forums/showflat.php/Number/2787246 (truy cập 15/4/2020)
  • Nattier, Jan. Once Upon a Future Time: Studies in a Buddhist Prophecy of Decline. Berkeley: Asian Humanities Press, 1991.


[1] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[2] Bản văn này được miêu tả là một phát lộ của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, dường như bởi vì nó nằm trong các trước tác được tuyển tập của Ngài – ấn bản 2012 (chứ không phải các ấn bản trước đó); tuy nhiên, sự thêm vào này là bởi vai trò của Ngài trong việc kết tập bản văn. Ấn bản Yachen kết thúc bằng chú thích sau đây: “Mặc dù xuất hiện hai ấn bản khác nhau của tiên tri về tương lai này bởi bậc thầy thù thắng, chúa tể của những vị thánh giả, điều này được rút ra từ bản gốc mà Khyentse Chokyi Lodro, đích thực Kim Cương Trì, đã kết tập vì lợi ích của chúng sinh thời suy đồi và điều được in ở Delhi vào năm 1979 bởi Tsering Tashi từ Sikkim, thư ký nhà xuất bản của Gyalwang Karmapa”.

[3] Trong Ấn bản Chenbu, trước sự kính lễ này là Namo guru lokesvaraye.

[4] Tháng Dần là tháng đầu tiên của năm.

[5] Ấn bản Yachen: rang gi rjes su 'brang dbang med. Ấn bản Sungbum: rang gi spyod dbang med.

[6] Ấn bản Yachen: lam la ‘gro bar mig gis mi mthong. Ấn bản Sungbum: lam la ‘gro ba’i mi mi mthong (“những người du hành trên các con đường sẽ vô hình”).

[7] Ấn bản Yachen: rgyal khams kyi khang pa rnams stongs par 'gyur ro. Ấn bản Sungbum: rgyal khams dang khang pa rnams stong par 'gyur (“các quốc gia và nhà cửa sẽ trở nên tiêu điều”).

[8] Ấn bản Yachen: chags med du. Ấn bản Sungbum: cha med du.

[9] Đây là bốn tầng lớp (varna) của xã hội Ấn Độ: những vị cai trị hay chiến binh (ksatriya), thương nhân (vaisya), người lao động phổ thông (sudra) và thầy tu (brahmana).

[10] Ấn bản Sungbum có: tshe ‘di la yang (“thậm chí trong chính đời đó”). Ấn bản Yachen bỏ đoạn này.

[11] Theo Ấn bản Sungbum ở đây là: ‘jig rten na sdug bsngal bdun yod. Ấn bản Yachen: mi la sdug bsngal bdun yod.

[12] Bản dịch tuân theo Ấn bản Sungbum: dud ‘gro blun rmongs kyi sdug bsngal. Ấn bản Yachen liệt kê khổ đau thứ ba là khổ đau của A-tu-la.

[13] Theo Ấn bản Sungbum: mi la skye rga na ‘chi dang mi khom pa dang dbul ‘phong lta ba log ‘dzin gyi sdug bsngal.

[14] Bản dịch ở đây tuân theo Ấn bản Sungbum. Ấn bản Yachen liệt kê khổ đau thứ năm là khổ đau của việc giữ tà kiến.

[15] Bản dịch tuân theo Ấn bản Sungbum. Ấn bản Yachen đơn giản là: lha tshe ring po’i sdug bsngal.

[16] Hệ thống lịch Tây Tạng tuân theo chu kỳ 60 năm. Các năm được xác định bởi một trong 60 tên gọi tạo thành bằng một yếu tố (Thổ, Hỏa, Thủy, Mộc và Kim) và một con vật (Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu và Dần) – chú thích của người dịch Việt ngữ.

[17] Bản dịch tuân theo Ấn bản Yachen: pha bong tsam. Ấn bản Sungbum nói đến bong ba tsam (“kích cỡ của một cục đất”).

[18] Cụm từ trong Tạng ngữ ở đây (mtsho chen po) có thể chỉ ra biển hoặc một hồ lớn.

[19] Alak Zenkar Rinpoche (AZR): Điều này có thể liên quan đến những người không kiên định, không ổn định, người trốn đến những khu nhập thất trên núi thay vì những hành giả ổn định hơn.

[20] AZR: Điều này có thể liên quan đến những hành giả tài năng đang bị che giấu hay duy trì sự khiêm cung. Hãy nghĩ về một thanh kiếm luôn được giữ trong vỏ khiến chẳng ai biết về sự sắc bén và mạnh mẽ của nó.

[21] Bản dịch tuân theo Ấn bản Yachen: las rnams nyes skyon de rnams kun. Ấn bản Sungbum có las ngan nyes rkyen de rnams kyis (“những hành động xấu xahoàn cảnh gây hại này”).

[22] Theo Ấn bản Yachen: gaṅgā'i ting nge 'dzin. Ấn bản Sungbum có gang gi ting nge 'dzin.

[23] Ấn bản Sungbum có btang snyoms su lus nas (“thờ ơ vì thiếu quan tâm”) nhưng điều này bị bỏ qua trong Ấn bản Yachen.

[24] Ấn bản Sungbum có bcoms ldan ‘das kyis (“Đức Thế Tôn đáp rằng”); Ấn bản Yachen bỏ qua điều này.

[25] Theo Ấn bản Adzom: mi la la grib kyi nad kyis zin nas ‘chi. Các Ấn bản NLMa, NLMb, NLMc, Yachen và Sungbum có ‘gril nas ‘chi (“đồng loạt qua đời”?) ở đây.

[26] Theo Ấn bản Adzom: sa rnyil nas ‘chi. Ấn bản Yachen: la la dran pa snying nas ‘chi. Ấn bản Sungbum: la la ni dran pa nyams nas ‘chi (“một số sẽ bất tỉnh và qua đời”).

[27] Bản dịch tuân theo Ấn bản Yachen và Sungbum. Các Ấn bản Adzom, NLMa, NLMb và NLMc nói đến Hợi (phag) thay vì Mùi (lug) ở đây.

[28] Bản dịch tuân theo Ấn bản Adzom. Các Ấn bản Yachen và Sungbum bỏ qua yi ge ‘di (“bản văn này”).

[29] Bản dịch tuân theo Ấn bản Sungbum: snga ‘dro na nas dgong mo ‘chi. Ấn bản Yachen: nam lang nas dgung mo ‘chi. Ấn bản Adzom: nam lang nas dgong mo’i bar la ‘chi.

[30] Bản dịch tuân theo các Ấn bản Sungbum và Adzom. Ấn bản Yachen: mi bden bsam na bcom ldan ‘das kyi bka’i yin (“Con có thể nghĩ điều này không đúng, nhưng đây là lời của Đức Thế Tôn”).

[31] Theo Ấn bản Yachen: nang dme byed. Ấn bản Sungbum: rme byed nas zad (“đánh nhau và trở nên tuyệt chủng”?).

[32] Theo Ấn bản Sungbum: dge ba phun sum tshogs pa yis. Các Ấn bản khác dùng yin thay vì yis.

[33] Ấn bản Sungbum: la la smyo nas ‘chi. Ấn bản Adzom: la la ni myid pa na nas ‘chi (“một số sẽ qua đời vì bệnh về cổ họng”).

[34] Ấn bản Yachen: la la ni lkog ma na nas ‘chi.

[35] Ấn bản Adzom: gdon nad de rnams la sman yod do/. Dòng này bị bỏ trong Ấn bản Sungbum.

[36] Theo các Ấn bản Sungbum và Yachen: e ma ho/ phan no phan no svāhā/. Các Ấn bản Adzom và Chenbu: e ma ho/ oṃ ma phan ni phan ni svāhā/.

[37] Theo các Ấn bản Yachen, Adzom, Chenbu: gnam sa'i bar gyi mi rnams thams cad snying re rje/. Ấn bản Sungbum: 'jig rten khams kyi mi rnams snying re rje/ (“Con người thế giới này thật đáng thương làm sao!”).

[38] Bản dịch tuân theo các Ấn bản Sungbum, Adzom và Chenbu. Các Ấn bản Yachen, NLMa, NLMb và NLMd có sngon yang, điều sẽ biến cả câu thành: “Trong quá khứ, với những kẻ thiếu niềm tin với bản văn Giáo Pháp này, sẽ chẳng có giải thoát”.

[39] Ấn bản Sungbum: de dus mi rnams ngu ‘bod kyis gnam sa gang. Dòng này bị bỏ qua trong Ấn bản Yachen.

[40] Ấn bản Sungbum: mi grangs mang pos bdud zas byed. Dòng này xuất hiện trước đó và khác biệt trong một số Ấn bản. Ấn bản Chenbu: mi grangs mang yang bdud zas byas. Ấn bản Adzom: mi grangs med kyang bdud zas byed. Các Ấn bản NLMa, NLMb, NLMc và NLMd: mi grangs kun kyang bdud zas byed. Ấn bản Yachen bỏ dòng này.

[41] Ấn bản Yachen: gsung pa’i yan lag. Các Ấn bản Adzom và Chenbu: bsrung ba’i sngags (“Mật chú bảo vệ”). Các Ấn bản NLMa, NLMb, NLMc: bsrung ba’i legs (“sự tốt lành bảo vệ”). Ấn bản NLMd: bsrung ba’i srung ba’i sngags.

[42] Có sự thay đổi đáng kể giữa các Ấn bản ở đây. Hầu hết những khác biệt đều nhỏ. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng Ấn bản Sungbum bỏ qua sngon gyi (“quá khứ”).

[43] Ấn bản Chenbu bỏ qua dge ba’i phyir.

[44] Tức tháng thứ nhất.

[45] Tức tháng thứ hai.

[46] Bản dịch ở đây tuân theo các Ấn bản Yachen, Adzom và Chenbu. Các Ấn bản Sungbum, NLMa, NLMb, NLMc, NLMd biến câu này thành mệnh lệnh bằng cách kết thúc bằng gyur cig.

[47] Ấn bản Sungbum: ‘di sngon byung ‘brug lo la gcig dar/. Ấn bản NLMa dùng thal thay vì dar. Ấn bản Chenbu: sngon ‘drug lo nang la cha gcig song yang/.

[48] Bản dịch ở đây tuân theo các Ấn bản Adzom, Chenbu, NLMa, NLMc: nor bu lta bu’i dgos ‘dod ‘byung bar gyur cig/. Các Ấn bản Sungbum, Yachen và NLMd bỏ qua lta bu’i.

[49] Ấn bản Chenbu kết thúc bằng những bổ sung sau đây: Cầu mong Giáo Pháp Đại thừa này với tựa đề Ngọn Đèn Sáng Tỏ – Một Tiên Tri Về Tương Lai được viên thành. Đừng nghi ngờ Giáo Pháp này. Điều này được tuyên thuyết trước cội Bồ đề bởi tất cả chư Phật và Bồ Táthữu tình chúng sinh thời suy đồi của giai đoạn năm trăm năm để xua tan những khiếp sợ của thời kỳ đen tối đó. Cầu mong nó lan tỏa khắp hư không. Như Nhập Bồ Tát Hạnh (chương 10, đoạn kệ 37) nói: “Từ tiếng chim và rừng cây xào xạc,/ Từ những tia sáng và thậm chí từ bầu trời,/ Nguyện tất cả chúng sinh mãi thấy được/ Âm thanh Giáo Pháp trong dòng chảy liên tục”. Theo đó, tiên tri này được Đức Phật tuyên thuyết đầu tiên giáng hạ từ cõi giới của hư không trong một năm Hỏa Ngọ đực trước kia. Sau đấy, Quán Thế Âm cao quý phổ biến nó trong khắp các vùng đất vì lợi ích của chúng sinh. Trong tương lai, từ năm Hỏa Ngọ đực trở đi, bởi người ta nói rằng những khủng hoảng khác nhau sẽ dần dần xuất hiện, điều quan trọng là cầu nguyện đến Tam Bảo, những cội nguồn quy y không vơi cạn và đặc biệtQuán Thế Âm, đấng bảo hộ của Xứ Tuyết. Điều cũng vô cùng quan trọng là trưởng dưỡng thiện hạnhtừ bỏ ác hạnh và trên tất thảy, tinh tấn ghi chép và trì tụng bản văn tiên tri này như một phương tiện để đẩy lùi những khủng hoảng khác nhau mà nó tiên đoán. Cầu mong đây là nguyên nhân cho sự bảo vệ tạm thời khỏi sợ hãixoa dịu bệnh tật, nạn đói và xung độtrốt ráo, sự thành tựu trạng thái toàn tri. Lưu ý này được viết bởi vị tên là Chö. Nguyện tốt lành. Nguyện cát tường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26252)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12594)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29362)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27561)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25766)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 14895)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16131)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22574)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14379)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12521)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18799)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14631)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43704)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47344)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13566)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14466)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12418)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40211)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43246)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14317)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14031)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39521)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13748)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37138)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 39875)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13705)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37047)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11657)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22408)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12404)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12462)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 12911)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14682)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12331)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11865)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11831)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12293)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30489)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31713)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35207)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27619)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11346)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31530)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 26858)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 23992)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30718)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 26920)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 27910)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23090)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23371)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21417)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26075)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 12931)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21710)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14016)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 37788)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 31925)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28389)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19503)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7184)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant