Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Giải Thích Thẻ Quy Y

12 Tháng Mười Một 202018:09(Xem: 2529)
Giải Thích Thẻ Quy Y

GIẢI THÍCH THẺ QUY Y

Garchen Rinpoche giảng
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 
Bước Vào Con Đường Kim Cương Thừa

Mọi người đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của quy y và vì lý do đó, thầy đã thiết kế thẻ quy y mới này. Danh tiếng của [Truyền thừa] Drikung Kagyu đến từ Tổ Jigten Sumgon, vị sở hữu nhiều phẩm tính độc đáo của thân, khẩu và ý giác ngộ. Thầy sẽ chia sẻ điều gì đó về những phẩm tính này từ sự hiểu của bản thân thầy.

Để đại diện cho các phẩm tính của thân giác ngộ, trên thẻ quy y có hình của Tổ Jigten Sumgon. Đó không chỉ là một bức hình bất kỳ. Đó là hình của bức tượng được gọi là “Vị In Răng” và đây là một trong những đối tượng linh thiêng quan trọng nhất tại Tu viện Gar, nơi mà bức tượng được lưu giữ bởi chứa đựng nhiều ân phước gia trì.

Trong quá khứ, Đức Gardampa Chodingpa du hành đến Nepal, nơi Ngài làm nhiều bức tượng Tổ Jigten Sumgon. Ngài làm các bức tượng theo hai kích cỡ: những bức lớn hơn cao khoảng mười lăm xen-ti-mét và những bức còn lại rất nhỏ. Khi Đức Gar Chodingpa cúng dường những bức tượng này để thánh hóa, Ngài hỏi Tổ Jigten Sumgon, “Ngài có nghĩ rằng nó trông giống Ngài?”.

Tổ Jigten Sumgon cầm một trong những bức tượng lớn lên nhìn. Ngài nói, “Nó thực sự trông giống Ta” và cắn vào đầu của bức tượng, để lại dấu răng trên đầu của bức tượng. Kể từ đó, một dấu răng tự nhiên xuất hiện trên đầu của tất cả những bức tượng lớn của Tổ Jigten Sumgon. Các bức tượng này vì thế được gọi là “Vị In Răng”.

Tổ Jigten Sumgon sau đấy cầm một trong những bức tượng nhỏ lên và đặt nó vào trong miệng. Ngài trao lại bức tượng cho Đức Gar Chodingpa và bảo rằng, “Bây giờ, nó đã được thánh hóa”. Do đó, các bức tượng nhỏ được gọi là “Vị Bỏ Miệng”.

Tất cả những bức tượng này đều cực kỳ quý báu. Bản thân thầy đã thấy khoảng ba hay bốn mươi bức tượng lớn và chúng đều có dấu răng. Chúng là những bức tượng rất cổ và mọi người thường thu thập chúng: Nhiều vị Lama vĩ đại từ mọi truyền thống trên khắp Tây Tạng sở hữu những bức tượng Tổ Jigten Sumgon này. Để giới thiệu cho mọi người biết về lịch sử này, thầy đã thêm hình của bức tượng lớn vào thẻ quy y.

Về phẩm tính của khẩu giác ngộ, thẻ quy y nói rằng: Con quy y trí tuệ, tâm yếu của Đức Phật. Trong Ý Định Duy Nhất Của Thánh Pháp (Gongchig) của Tổ Jigten Sumgon có nói rằng: “Bất cứ điều gì được tiến hành trong phạm vi của những điều có thể được biết đều được chư Phật tiến hành”.

Tất cả đều sở hữu Phật tính; không có chúng sinh nào không sở hữu phẩm tính trí tuệ này trong tâm họ. Chính nhờ trí tuệ này mà họ có thể trải qua hạnh phúc tạm thời và có thể rốt ráo đạt giác ngộ. Trạng thái Phật quả được cho là sự hoàn thiện của trí tuệ. Nói ngắn gọn, trí tuệ là gì? Chừng nào mà người ta chưa chứng ngộ bản tính của tâm, họ còn vô minh và trong bối cảnh đó, tâm được nhắc đến là thức nhị nguyên. Nhưng khi bản tính của tâm được chứng ngộ, nó được nhận ratrí tuệ tự thấu biết. Đấy là lý do thẻ quy y nói rằng trí tuệtâm yếu của Đức Phật.

Sau đấy, thẻ quy y nói rằng: Con quy y tình yêu thươnglòng bi mẫn, tâm yếu của Giáo Pháp. Người ta nói rằng, “Tám vạn bốn nghìn Pháp môn được cô đọng trong Bồ đề tâm”. Chư Phật ba thời đều giảng dạy con đường thù thắng của Bồ đề tâm. Có hai kiểu Bồ đề tâm: tương đốituyệt đối. Để chứng ngộ Bồ đề tâm tuyệt đối, người ta phải nhận ra rằng không có ngã. Và để chứng ngộ sự vô ngã đó, họ phải phát khởi tâm vị tha.

Kế đó, thẻ quy y nói rằng: Con quy y các thiện tri thức, tâm yếu của những vị đồng hành. Trong bối cảnh của giới quy y, vị đồng hànhthiện tri thức tâm linh hay đạo sư tâm linh. Thực sự, nếu con xem bất cứ vị thầy nào trong một hệ thống thế tục hay tâm linhthiện tri thức của con, con có thể đạt được hạnh phúc trong hệ thống đó. Thầy tin rằng điều quan trọng là bày tỏ niềm tin và sự kính trọng với tất cả những vị thầy. Do đó, tinh túy của những vị đồng hànhthiện tri thức. Ý định của khẩu giác ngộ của chư vị đều giống nhau.

Về phẩm tính của ý giác ngộ, Tổ Jigten Sumgon nói trong Gongchig rằng: “Tâm yếu của ba giới luật là một trong hành động”. Rốt ráo, ba cấp độ giới luậtBiệt Giải Thoát, Bồ TátKim Cương thừa – là một. “Một” bởi khi tình yêu thương vô lượng khởi lên và người ta chứng ngộ tri kiến của Đại Thủ Ấn, họ tự nhiên sẽ từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác và theo cách này, họ tự nhiên hoàn thành lợi lạc của chúng sinh khác. Vì thế, tấm thẻ nói rằng:

Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ bỏ, các giới luật của Biệt Giải Thoát được trọn vẹn. Khi sự giúp đỡ dành cho chúng sinh khác và nguyên nhân của nó được hoàn thành, các giới luật của chư Bồ Tát được trọn vẹn. Khi người ta khéo léo trong nhận thức thanh tịnh về vũ trụ và mọi chúng sinh, các giới luật của Mật thừa được trọn vẹn.

Ví dụ, nếu tâm vị tha của Bồ đề tâm khởi lên bên trong, thì như Đức Milarepa từng nói, “Mười thiện hạnh sẽ trở thành sự hiển bày tự nhiên của hành động”. Theo cách này, làm hại chúng sinh khác sẽ tự nhiên chấm dứt. Khi họ từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác, giúp đỡ chúng sinh khác và các nguyên nhân của nó sẽ được hoàn thành. Khi họ giữ gìn Bồ Tát giới, lợi lạc của chúng sinh khác sẽ tự nhiên được hoàn thành. Tinh túy của Bồ Tát giớisáu ba la mật.

Khi người ta khéo léo trong nhận thức thanh tịnh về vũ trụ và mọi chúng sinh, các giới luật của Mật thừa được trọn vẹn. Đức Drikung Dharmaraja nói rằng, “Vũ trụ của những sự xuất hiệntồn tại cần được hiểu là hình tướng của Bổn tôn. Đó là sự hoàn thiện của giai đoạn phát triển trong Mật thừa”.

Khi những che chướng tạm thời của hữu tình chúng sinh được tiêu trừ, chẳng còn tìm được hữu tình chúng sinh thực sự. Vũ trụ và mọi chúng sinh vốn thanh tịnh ở nền tảng; họ chỉ bị che lấp bởi những ô nhiễm tạm thời. “Thanh tịnh” nghĩa là gì? Các nhận thức nhị nguyên, chẳng hạn những nhãn được tạo ra về “luân hồi và Niết Bàn” và v.v. đều khởi lên bởi vô minh và vì thế là “bất tịnh”. Người ta phát triển một tri kiến thanh tịnh về vũ trụ và tất cả chúng sinh khi tất cả bám chấp nhị nguyên như vậy được tịnh hóa.

Thức nhìn nhận mọi thứ theo cách thức nhị nguyênchừng nào còn bám chấp nhị nguyên thì vẫn còn luân hồi. Khi người ta thấy bản chất của thức, họ trở nên thoát khỏi bám chấp nhị nguyên và khi bám chấp nhị nguyên được tịnh hóa, mọi thứ sẽ xuất hiện tự nhiên thanh tịnh. Một cõi của sự thanh tịnh vô biên mở ra khi họ thấy vũ trụ và mọi chúng sinhthanh tịnh. Tâm Kinh nói về “nhìn thẳng vào trải nghiệm của sự hoàn thiện trí tuệ sâu xa”. Tri kiến thanh tịnh khởi lên từ sự nhận ra như vậy về bản tính chân thật của thức. Do đó, trong khi thức mê lầm nhìn nhận một sự nhị nguyên, khi chẳng còn nhận thức nhị nguyên nữa, nó được gọi là trí tuệ nguyên sơ. Marpa Lotsawa nói rằng: “Khi con chứng ngộ nó, nó là giác tính tự thấu biết”.

Sau đấy, thẻ quy y nói rằng: Không phạm điều ác. Thực hành thiện hạnh. Điều phục tâm mình. Đó là giáo lý của Phật. Khi Bồ đề tâm quý báu khởi lên trong tâm con, mười bất thiện hạnh sẽ tự nhiên được tịnh hóa và con sẽ tự nhiên thực hành mười thiện hạnh. “Điều phục tâm” nghĩa là gì? Thứ chúng ta phải điều phụcchấp ngã. Khi chẳng còn chấp ngã, bản thânchúng sinh khác trở nên không thể tách rời. Ví dụ, điểm khác biệt duy nhất giữa con và chúng sinh khác thì giống như điểm khác biệt giữa đá và nước. Bản chất của đá là nước; nó chỉ tạm thời trong trạng thái đóng băng, điều giống như ô nhiễm tạm thời của việc tin tưởng vào sự tồn tại của ngã. Vì thế, điều phục tâm nghĩa là điều phục chấp ngã. Tám vạn bốn nghìn Pháp môn đều được giảng dạy như là các phương pháp để tịnh hóa chấp ngã.

Cũng có hình của Phật Thích Ca Mâu Ni trên thẻ quy y. Đó là hình bức tượng Phật chính yếuBồ Đề Đạo Tràng, nơi mà Đức Phật đạt giác ngộ. Bức tượng này tọa lạc ở chính nơi mà Đức Phật đạt giác ngộ và bức tượng này được tin là giống hệt với Ngài. Bởi thật quý báu khi thoáng nhìn thấy hình tướng của Đức Phật trong vũ trụ bao la này, thầy đã thêm hình này vào thẻ quy y.

Trên thẻ quy y cũng có hình Độ Mẫu Tara, Mẹ Vĩ Đại, Sự Hoàn Thiện Trí Tuệ. Do đó, Tam Bảo đều được đại diện trên thẻ quy y này. Đức Phật được đại diện bởi hình Phật Thích Ca Mâu Ni, Giáo Pháp bởi hình Pháp Thân Vĩ Đại Mẹ Tara và bởi thầy là vị đang truyền giới quy y cho các con, cũng có hình của thầy để đại diện cho Tăng. Thân, khẩu và ý giác ngộ của tất cả chư Phật ba thời đều trọn vẹn trong đạo sư tâm linh.

 

Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Dan Clarke hiệu đính năm 2019.

Nguồn Anh ngữ: Explaining the Refuge Card (http://garchen.tw/English/Texts).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 182)
Ta sinh ra tại thung lũng thượng Dra ở Yoru, là con trai của Lobpon Tenpa Sung và Droza Sonam Gyen. Từ thuở nhỏ,
(Xem: 184)
Kính lễ đạo sư vinh quang, vị Thánh Tôn, Đấng viên thành mong ước thù thắng –
(Xem: 309)
Trong chuyến viếng thăm ngắn đến Hà Lan, Rinpoche được mời đến giảng dạy một tối về truyền thống Kim Cương thừa
(Xem: 651)
(1) Kính lễ bậc Chúa Tể (dòng họ) Thích Ca. Thân Ngài đản sanh từ vô lượng công đức, tướng hảo thù thắng. Lời Ngài làm thỏa mãn hy vọng của vô lượng chúng sanh.
(Xem: 660)
Trước khi chuyển di thần thức của người đã khuất, hãy bắt đầu bằng cách gọi tên họ số lần thích hợp.
(Xem: 775)
Nhìn chung, điều được gọi là Tâm Yếu Bốn Phần chủ yếu bao gồm những giáo lý của Tôn giả Vimalamitra [Vô Cấu Hữu],
(Xem: 751)
Khai thị của Kyabje Lama Zopa Rinpoche về tánh Không (shunyata) trong lễ quy y tại Trung Tâm Phật Giáo A Di Đà
(Xem: 1053)
Hãy đảm bảo rằng, trước khi tôi bắt đầu, các bạn phát khởi động cơ Bồ đề tâm thù thắng, tâm giác ngộ quý báu.
(Xem: 1276)
Tobgyal Rinpoche[1] được thỉnh cầu nói về các Bardo (những trạng thái chuyển tiếp), một nét đặc trưng độc đáo của giáo lý Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 1089)
Hãy phát khởi động lựchành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian,
(Xem: 2372)
Tôn giả Longchen Rabjam (1308-1363) sinh ra ở Yoru thuộc phần phía Đông của miền Trung Tây Tạng, gần Tu viện Samye vĩ đại mà Đạo Sư Liên Hoa Sinh xây dựng vào thế kỷ tám.
(Xem: 1764)
Có nhiều vị Tôn trên thế gian này và Phổ Ba Kim Cương là một trong số đó. Thực hành về Ngài được biết đến là “thực hành Phổ Ba Kim Cương để ...
(Xem: 3468)
Từ năm lên ba, Lama Drimed Rinpoche đã bày tỏ niềm tin và sự yêu thích đáng kinh ngạc với Phật Pháp.
(Xem: 1585)
Đức Shechen Rabjam thứ nhất – Tenpe Gyaltsen sinh năm 1650, năm Kim Dần của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười một.
(Xem: 2528)
Geshe Ngawang Dhargyey (1921-1995) sinh ra ở vùng Trehor thuộc Kham, phía đông của Tây Tạng và học ở Tu viện Dhargyey địa phương cho đến khi 18 tuổi.
(Xem: 2309)
Này Tashi Lhamo[2] thành kính, nếu con muốn đạt giác ngộ, Hãy suy nghĩ xem thật khó khăn làm sao mới có được thân người tự dothuận duyên này.
(Xem: 1951)
Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng có hai phần trong truyền thừa Barom Kagyu: truyền thừa truyền miệng dài và truyền thừa ngắn của linh kiến sâu xa.
(Xem: 2911)
Khi cặp vợ chồng từ tộc Drenka ở Penyul trở thành cha mẹ tự hào của một người contrai vào năm 1127, họ đặt tên cậu bé theo một Kinh điển:
(Xem: 1978)
Ngài Drapa Ngonshe sinh vào năm Thủy Tý đực (tức năm 1012 Dương lịch) với cha là ông Zhangtag Karwa, người đã đặt tên Ngài là Taktsab.
(Xem: 2343)
Ngài Phakmodrupa Dorje Gyalpo sinh năm 1110 và được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nghèo khó ở phía Nam của Kham.
(Xem: 1763)
Từ quan điểm chiêm tinh, tháng Thân linh thiêng tương ứng với tháng 5 Âm lịch Tây Tạng. Ngài Terdak Lingpa[3], em trai[4] và Đức Dalai Lama thứ Năm ...
(Xem: 1654)
Theo các tiểu sử, Bà Mandarava là một công chúa thông tuệ, thiện lành và xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình hoàng gia ở Zahor,
(Xem: 2388)
Khandro Tare Lhamo sinh năm Thổ Dần 1938 trong thung lũng Bokyi Yumolung của vùng du mục Golok.
(Xem: 1466)
Sera Khandro Kunzang Dekyong Wangmo sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền lực về chính trị ở Lhasa.
(Xem: 2780)
Bà Jetsun Jampa Chokyi sinh vào ngày 30 tháng 12 năm Thủy Tuất (1922). Cha Bà, Sonam Tobgyal, xuất thân từ gia đình...
(Xem: 1821)
Dưới chân đạo sư, con đỉnh lễ. Nhớ về vô thường và cái chết, Đẩy lui bám chấp với đời này và trưởng dưỡng xả ly –
(Xem: 3739)
Đức Riwoche Jedrung thứ bảy – Jampa Jungne sinh năm 1856 trong gia đình Shol Danak của Tu viện Riwoche ở Kham,
(Xem: 2072)
Sau đây là ảnh hưởng từ hành vi của bạn tốt: Đồng hành cùng vị uyên bác giúp tăng trưởng sự thông tuệ. Đồng hành cùng vị bi mẫn giúp đánh thức Bồ đề tâm.
(Xem: 1926)
Thân người tự dothuận duyên này mà con đã có được. Cung cấp nền tảng để đạt được hỷ lạc vĩnh cửu.
(Xem: 2462)
Từng có một học trò, người đến gặp đạo sư để thỉnh cầu chỉ dẫn. Vị đạo sư sắp rời đi và đang vội nhưng Ngài vẫn chấp nhận lời thỉnh cầu.
(Xem: 4418)
Bản văn này được Orgyen Tobgyal Rinpoche mạnh mẽ khuyến khích với những vị mong muốn làm sâu sắc sự hiểu của họ về thực hành Sur[1].
(Xem: 1870)
Đầu tiên trong sáu ba la mật, bố thí ba la mật, không phải chỉ là về trao cho người nghèo.
(Xem: 2780)
Nhìn chung, những điểm then chốt để thấu triệt giáo lý của Phật là: Được thúc đẩy bởi sự xả ly và Bồ đề tâm, Tránh ác hạnhnỗ lực làm các thiện hạnh,
(Xem: 1604)
Đầu tiên, bởi thân người này – sự hỗ trợ cho các phẩm tính của giải thoát – khó được, chúng ta phải hướng các ý nghĩ rời khỏi những vấn đề của đời này.
(Xem: 2498)
Kính lễ đạo sư! Hãy quán chiếu về bốn chủ đề chuyển hóa, quy ytrưởng dưỡng từ, bi và Bồ đề tâm.
(Xem: 2594)
Kính lễ đạo sư! Hãy quán chiếu về bốn chủ đề chuyển hóa, quy ytrưởng dưỡng từ, bi và Bồ đề tâm.
(Xem: 1997)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3572)
Khi bắt đầu thiền định, một trong những cách thức để tăng trưởng Bồ đề tâmlòng bi mẫnthực hành cho và nhận
(Xem: 3021)
Thực hành chính yếu mà thầy tiến hành trong tù ngục là Tong-len (cho và nhận). Khenpo Munsel[1] đã trao cho thầy nhiều chỉ dẫn khẩu truyền đặc biệt về Tong-len, điều không có trong bản văn.
(Xem: 1956)
Bardor Tulku Rinpoche sinh năm 1949 ở Kham, miền Đông Tây Tạng. Từ rất nhỏ, Ngài đã được Đức Gyalwang Karmapa thứ 16 công nhậnhóa hiện thứ ba của Terchen Barway Dorje[1].
(Xem: 1985)
Môn đồ Nyingma của Chân ngôn Bí mật nhấn mạnh vào Mật điển thực sự[2]. Họ theo đuổi tri kiến cao nhất và ham thích hành vi ổn định.
(Xem: 2313)
Con đỉnh lễ đạo sư và đấng bảo hộ Văn Thù Sư Lợi! Trước tiên, hãy quy y Tam Bảo,
(Xem: 2020)
Một vị khác đã nghe những chỉ dẫn về cách tiếp cận Dzogchen Đại Viên Mãn từ Adzom Drukpa Rinpoche Drodul Pawo Dorje
(Xem: 1857)
Bopa Tulku Dongak Tenpe Nyima là một đệ tử của Kunpal Rinpoche[2], vị giữ gìn truyền thống thanh tịnh của Jamgon Mipham Rinpoche
(Xem: 2421)
Tôi, Pema Tsewang Lhundrup, đã chào đời trong năm Kim Mùi của chu kỳ lịch thứ mười sáu (tức năm 1931).
(Xem: 2078)
Khunkhen Pema Karpo là một trong những vị tổ dòng Phật giáo Drukpa Kayu ở miền xứ Tuyết.
(Xem: 2122)
Đạo sư vô song, Phật Thế Tôn; Giáo Pháp linh thiêng, thù thắng và chẳng dối lừa;
(Xem: 3601)
Nếu thời gian của con trong khóa nhập thất được sử dụng tốt, con sẽ làm hài lòng chư Phật cùng những vị trưởng tử, giúp hoàn thành...
(Xem: 2171)
Điều này được gửi đến những vị đang trong khóa nhập thất ba năm tại Pháp.
(Xem: 3281)
Sau khi phát khởi Bồ đề tâm trong Mật thừa và thọ nhận một quán đỉnh, người ta bước qua cánh cửa dẫn vào thực hành Mật thừa.
(Xem: 2922)
Một số đạo hữu đã yêu cầu thầy giải thích ý nghĩa của đai thiền định. Nói chung, đai thiền định được sử dụng bởi Tổ Milarepa khi thực hành Sáu Du Già Của Naropa.
(Xem: 5199)
Phật Thế Tôn đã giảng dạy bản văn sau đây, điều đem đến lợi lạc trong thời kỳ đen tối.
(Xem: 2575)
Om Ah Hung. Hôm nay, thầy có được cơ hội tuyệt vời để chia sẻ đôi lời về giới quy y.
(Xem: 3858)
Terton Lerab Lingpa Trinle Thaye Tsal vĩ đại, tức Terton Sogyal, là hóa hiện về thân của Tổ Nanam Dorje Dudjom[1], hóa hiện về khẩu của Kim Cương Hợi Mẫuhóa hiện về ý của Đại Sư Liên Hoa Sinh.
(Xem: 5263)
Hôm nay, chúng ta đều đã đến Vườn Cấp Cô Độc ở thành Xá Vệ, Ấn Độ, vùng đất của chư Thánh giả, nơi đã được cúng dường lên Đức Phật.
(Xem: 3811)
Điều đầu tiên mà bạn cần hiểu là mọi hữu tình chúng sinh đang sống trên thế giới này – ‘hữu tình chúng sinh của tam giới của sự tồn tại’ – là một sản phẩm của tâm.
(Xem: 2719)
Khi chúng ta nhìn vào hiện tượng vật chất trong thế giới này, chúng ta thấy rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó.
(Xem: 2460)
Guru Rinpoche chào đời tám năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài sách tấn các đệ tử hãy hoan hỷ bởi Ngài sẽ trở lại là Guru Rinpoche.
(Xem: 2669)
Gần đây, nhiều người hỏi về Khandro Rinpoche tôn quý và những hoạt động tâm linh của Bà.
(Xem: 3658)
Với những vị nhấn mạnh duy nhất vào việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm trong cuộc đời, lời khuyên thích hợp cho họ khi tiến gần đến cái chết là nương tựa năm sức mạnh để định hướng lối đi của họ đến đời sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant