Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trí TuệPhương Tiện Hợp Nhất

06 Tháng Tư 202206:06(Xem: 1135)
Trí Tuệ Và Phương Tiện Hợp Nhất

Trí TuệPhương Tiện Hợp Nhất

Tenzin sao chép và dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ
Gyalten Deying hiệu đính bản Anh ngữ 
Chuyển Việt ngữ: Võ Thư Ngân và Chân Thông Tri hiệu đính.

Trí Tuệ Và Phương Tiện Hợp Nhất

Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành PhápVì vậyđộng lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn. 

Động lực có nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn, và hành vi đúng đắn nghĩa là hành vi thích hợpTác phẩm Ngũ Thp K Tng Sùng M Bn Sư (Fifty Verses of Guru Devotion) có nói rằng, “Hãy ngồi ở phía trước với tâm quy phụcăn mặc chỉnh tề, quỳ gối và chắp taythỉnh cầu thầy thuyết pháp ba lần.”. Điều này cũng tương tự như lời Lama Tsongkhapa đã nói, “Hãy ngồi trên tọa cụ thấp, lắng nghe với niềm hoan hỷ lớn lao, rồi uống cam lồ bất tử.”. Hành giả nên cung kính ngồi trên tọa cụ thấp, ăn mặc chỉnh tềtâm không phóng dật, rồi nếu như có khả năng, thì phải quỳ gối trong khi lắng nghe giáo pháp, để không tỏ ra bất kính. Hành giả cũng lắng nghe Pháp với lòng hoan hỷ lớn lao, nghĩ rằng mình thật may mắn khi được nghe thuyết Pháp. Không được lắng nghe với tâm giãi đãi và hôn trầm. Nếu có được cam lồ bất tử, thì con sẽ cẩn thận uống nó một cách vô cùng hoan hỷ, và cam lồ của giáo pháp cũng là cam lồ có thể tiêu diệt tử thần vi tế, để thành tựu Phật quả, nên hành giả phải vô cùng hoan hỷ uống cam lồ giáo pháp một cách cẩn thận. Đây là tất cả những điểm nói về động lực và cách hành xử thích hợp

Điều chúng ta sẽ nói ở đây là trạng thái mà mình phải thành tựu, sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiệnĐức Phật đã dạy 84 000 pháp môn, và nếu nói về khía cạnh dựa trên nền tảng Đại thừa, thì còn có nhiều pháp môn hơn nữa. Theo truyền thống Đại thừa thì Đức Phật đã giảng dạy vô số giáo pháp, và nếu gồm thâu tất cả các giáo pháp này, thì chúng được tóm gọn trong trí tuệ và phương tiện. Rồi nếu câu hỏi được nêu ra là tại sao cần có trí tuệ và phương tiện, đó là vì để có được đứa con, thì phải có cha mẹ, nên cả hai khía cạnh tu tập trí tuệ và phương tiện đều cần thiết.

Ý nghĩa của trí tuệ là phân biệt đối tượng, hay phân tích đối tượng. Nếu con phân tích đúng đắn, thì điều này sẽ trở thành trí tuệ không lầm lạc, và nếu con phân tích đối tượng một cách lầm lẫn hay sai lầm, thì trí tuệ ấy được gọi là trí tuệ si mê. Ở đây, cần có trí tuệ không lầm lạc, trong sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện.

Khi chúng ta sử dụng trí tuệ phân biệt các đối tượng, thì nó sẽ phát huy mãnh lực của trí tuệ, dù đó là trí tuệ si mê hay trí tuệ phong phú. Chẳng hạn như nhờ làm thí nghiệm mà các nhà khoa học đã chế tạo ra vũ khí hạt nhân làm hại người khác, và loại trí tuệ đó là trí tuệ méo mó, vì bản chất nguy hại của nó. Mặt khác, họ cũng sản xuất ra thuốc men và dụng cụ y khoa, làm lợi lạc cho tất cả, đó là trí tuệ phong phú.

Vì vậy, nếu muốn trưởng dưỡng hành vi công đức, thì trí tuệ rất quan trọng, tựa như nhà vua trị vì vương quốc, thì phải dựa vào các thượng thư khôn ngoan. Ở đây cũng vậy, trí tuệ đóng vai trò của vị thượng thư khôn ngoan, để trưởng dưỡng hành vi công đức.

Người ta nói rằng phương tiện không có trí tuệ là ràng buộc, và trí tuệ không có phương tiện cũng là ràng buộcPhương tiện đi đôi với trí tuệ là giải thoát, và trí tuệ đi đôi với phương tiện cũng là giải thoát. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là trí tuệ mà không có phương tiện, thì không thể giúp con thoát luân hồi, và phương tiện không có trí tuệ cũng không thể giải thoát con khỏi luân hồi. Nếu có cả hai trí tuệ và phương tiện, thì con sẽ có thể thoát khỏi luân hồi, và đó là điều được nêu ra trong Kinh điển.

Vì sao chúng ta cần cả hai, trí tuệ và phương tiện? Đó là vì trí tuệ giống như vũ khí tiêu diệt cội nguồn luân hồi. Nếu muốn có khả năng sử dụng vũ khí mạnh mẽ như trí tuệ, thì cần có một cái bệ vững chắc để đặt vũ khí, hay người cầm vũ khí đó, và ở đây, phương tiện đóng vai trò của cái bệ, hay người cầm vũ khí, và vũ khí thì tựa như trí tuệ. Đó là lý do mà chúng ta cần cả hai yếu tốtrí tuệ và phương tiện.

Trong bài tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ba lần mỗi ngày có nói:

Đấng Chánh Biến Tri,                                                                                         
Minh H
nh Túc,                                                                                                     
Đấng Thin Th,
Th
ế Gian Gii,
Điu Ng Trượng Phu vô song,
Thi
ên Nhân Sư,
đấng Giác Ng và Thế Tôn. 

Ở đây, minh và hạnh nghĩa là tam vô lậu học giới, định, tuệ. Minh nghĩa là trí tuệ vô lậu. Hai tu tập còn lại, tu giới và tu định, thuộc về phương tiệnVậy thì minh có nghĩa là trí tuệ, và hạnh nghĩa là giới và định. Ví dụ như một người có kiến thức rộng, nhưng lại bị khuyết tật, vì không có đôi chân, thì không tạo ra được bao nhiêu lợi lạc.

Hơn nữa, Kinh điển Tiểu thừa có nói, “Tri kiến tánh Không có thể giúp con giải thoát, và những tư tưởng còn lại dành cho mục tiêu bổ sung”, nghĩa là trong giảng giải về Tứ Diệu Đế có mười sáu thuộc tính, mỗi chân đế có bốn thuộc tính. Trong mười sáu thuộc tính thì điểm chánh là vô ngã, có thể mang lại giải thoát cho con, và mười lăm thuộc tính còn lại là những điểm bổ sung, nhằm nâng cao sự hiểu biết của con về tri kiến vô ngã. Nói tóm lạitri kiến chứng ngộ vô ngã là trí tuệ thật sự để giải thoát, và mười lăm thuộc tính còn lại là khía cạnh phương tiện.

Theo quan điểm Đại thừa thì hành giả sẽ không thành tựu giải thoát, trừ khi họ trực tiếp chứng ngộ tánh KhôngTri kiến tánh Không là pháp đối trị thật sự để đoạn trừ nguồn gốc của luân hồi, và phần còn lại đều là khía cạnh phương tiện, đó là pháp tu bổ sung. Chẳng hạn như trong lục độ ba la mật thì bát nhã ba la mật là khía cạnh trí tuệ, và năm ba la mật còn lại là khía cạnh phương tiệnVì vậy, bản văn nói rằng Đức Phật đã giảng dạy tất cả những chi này, để trí tuệ phát sinh.

Như Thầy đã nói trước đây, pháp chữa trị cứu cánh để đoạn trừ cội nguồn luân hồi là trí tuệ, và phương tiện là để phát huy mãnh lực của trí tuệ, rồi nhận thức bằng trí tuệ phân biệt là điều quan trọng. Thậm chí, trong pháp thiền quán về bồ đề tâm thì hành giả phải sử dụng kiến thức phân biệt, bởi vì người ta nói sự hiểu biết xuất phát từ kiến thức phân biệt thì mạnh mẽ và lâu dài. Do đó, nếu như cần có kiến ​​thức mạnh mẽ và lâu dài thì người ta phải có trí nhận thức sáng suốt về vấn đề này. Đối với hoạt động thế tục thì cũng tương tự như vậy. Ví dụ như tâm luyến ái với một người nào đó. Nếu như chú tâm và tìm kiếm vẻ đẹp của người mà con luyến ái, thì tâm luyến ái đó sẽ gia tăng và trở nên mạnh mẽ, và sẽ tồn tại một thời gian dài. Đối với tâm sân thì cũng giống như vậy. Nếu không thích ai thì con sẽ tìm hiểu những điểm xấu của người này, và cố tìm ra nhiều lý do để chứng minh rằng người đó xấu, và kết quả là lòng sân hận sẽ gia tăng. Đối với hoạt động thiện hảo thì cũng tương tự như vậy. Do đó, cần phải quán sát theo nhiều cách, để phát huy mãnh lực trí tuệ của mình.

Khi Phật giáo phát triển lần đầu tại Tây Tạng thì một nhà sư Trung Quốc đã đến Tây Tạng. Ông nói rằng người ta không nên tu tập pháp thiền phân tích, bởi vì nếu như phân tích vấn đề thì vọng niệm sẽ gia tăng. Ông đã nêu ra ví dụ, nói rằng dù đó là mây trắng hay mây đen thì nó vẫn che khuất ánh sáng mặt trờiTương tự như ở đây, dù là niệm thiện hay bất thiện, thì nó sẽ trở thành nhân của luân hồi. Ông nói rằng hành giả nên hành thiền không có bất cứ đối tượng nào, để cho tâm hoàn toàn vắng lặng. Ông đã đưa ra cách hành thiền này. Nhiều người không có công đức đã tu tập theo ông. Đó là chỉ giáo sai lầm, và người ta không nên hành thiền như vậy. Dường như cho đến ngày nay, vẫn có các vị thầy dạy thiền giảng dạy cách hành thiền này. Cách hành thiền này sẽ không có lợi lạc. Người ta nên áp dụng sự phân tích được thẩm định bằng trí tuệKinh Giải Thâm Mật (Samdhinirmocana Sutra) có nói rõ là nếu không áp dụng trí tuệ phân biệt hay phân tích, thì hành giả sẽ không thể nào đoạn diệt được ô trượcNhà sư Trung Quốc này không chấp nhận Kinh Giải Thâm Mật thật sự do Đức Phật thuyết. Có một câu chuyện như thế. Vì chúng ta có niềm tin nơi Đức Phật, và Ngài đã bác bỏ pháp thiền không suy niệm gì cả.

Nếu muốn thành tựu giải thoát, th́ phải có trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Theo đường tu Đại thừa thì con đường trí tuệ nói về trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Con có thể nói đường tu thậm thâmtrí tuệ hay sự tích tập trí tuệ siêu việt, tất cả đều đồng nghĩa, là trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Rồi các giai đoạn tiệm thứ của đường tu quảng đại, các giai đoạn tiệm thứ của đường tu hiển bày các pháp quy ước và khía cạnh phương tiện của đường tu đều đồng nghĩa.

Nhị đế được gọi là nền tảng của thực tại. Chúng còn được gọi là đường tu quảng đại và thậm thâm. Đường tu quảng đại là khía cạnh của thực tại quy ước rộng lớn, và đường tu thậm thâm là bản tánh cứu cánh. Vì có hai thực tại ở mức độ nền tảng, nên có hai đường tu phải được thực hành; đường tu hiển lộ khía cạnh rộng lớn của thực tại, và đường tu hiển lộ bản tánh cứu cánh của vạn pháp. Đường tu hiển lộ bản tánh cứu cánh thậm thâm của tất cả được gọi là tích lũy trí tuệ, và đường tu hiển lộ bản tánh rộng lớn hay đa dạng của tất cả được gọi là tích lũy phương tiện.

Đâu là kết quả của việc tu tập hai đạo lộ này? Nhờ tu tập khía cạnh quảng đại của đường tu (phương tin), mà tạm thời, hành giả sẽ đạt được tái sinh hoàn hảo cao hơn, và cuối cùng, sẽ thành tựu Rupakaya, tức sắc thân của Phật. Rồi dựa vào đường tu thậm thâm (trí tu) mà hành giả phải thành tựu Pháp thân, tức chân thân của Phật. Không phải là chúng ta có nói đến điều này trong bài cầu nguyện hồi hướng hay sao? Nhờ công đức này, nguyện cho tất cả chúng sanh tích lũy trí tuệ và công đức, nhờ tích tập công đức và trí tuệ, nguyện cho chúng sanh thành tựu hai thân Phật. Việc tích tập công đức chủ yếu là nhân cho sắc thân của Phật, và việc tích tập trí tuệ chủ yếu là nhân cho chân thân của Phật. Hai đạo lộ là hai chánh nhân cho hai thân sau cùng, không có nghĩa là hành giả không cần đạo lộ kia. Chánh nhân của sắc thân của Phật là sự tích tập công đứckết hợp với trí tuệ, và chánh nhân của Pháp thânchân thân của Phật là trí tuệkết hợp với việc tích lũy công đức. Một thân duy nhất không thể được thành tựu, nếu như thiếu vắng đạo lộ kia.

Tuy nhiên, đây là diễn dịch chung theo quan điểm Đại thừa, khi nói về khía cạnh phương tiện của đường tu, thì chủ yếu nên được hiểu là tâm đại bi và bồ đề tâmĐức Phật nói rằng, “Bồ đề tâm tựa như hạt giống của toàn bộ giáo pháp của Phật đà”. Hạt giống ở đây nói về tinh dịch của người cha. Rồi tiếp theo là, “trí tuệ chứng ngộ tánh Không giống như người mẹ.”. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố bồ đề tâm và trí tuệ chứng ngộ tánh Không đều quan trọng, và đó là phương tiện và trí tuệ hợp nhất.

Nếu như giải thích ý nghĩa của phương tiện và trí tuệ hợp nhất một cách tóm tắt, thì đó là trí tuệ chứng ngộ tánh Không được ấp ủ với bồ đề tâm, và bồ đề tâm được ấp ủ với trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Ở đây cũng vậy, ý nghĩa của chữ ấp ủ là ví dụ như nếu có một bà mẹ nhân từ mất đi đứa con trai duy nhất, dù bà có thể có nhiều ý nghĩ và hoạt động khác trong thời gian đó, nhưng toàn bộ ý tưởng của bà đều trộn lẫn với nỗi buồn vì mất đi đứa con trai. Tương tự như vậy, chúng ta ai cũng trải qua thời gian khó khăn trong đời, và suốt thời gian đó, tâm ta tràn ngập lo âu và băn khoăn. Ta có thể làm nhiều việc khác trong suốt thời gian đó, nhưng tâm th́ không thể tách rời nỗi lo âu đó. Đó là ý nghĩa của chữ ấp ủ. Mặc dù người mẹ mang nỗi đau buồn sâu sắc vì đứa con trai, nhưng không có nghĩa là toàn bộ ý tưởng của bà là đau buồn, và không có ý tưởng nào khác trong tâm trí.

Khi chúng ta tu tập, dù thực hành bất cứ thiện hạnh nào thì vào lúc khởi đầu, con phải phát bồ đề tâm, rồi hành trì tu tập đó, và đến lúc cuối, con sẽ hồi hướng với trí tuệ vô niệm về ba phương diện (đối tượng, hành vi và người tạo tác hành vi đều không có tự tánh). Nếu thực hành như vậy, thì việc tu tập của con sẽ trở thành sự hợp nhất của cả hai yếu tốtrí tuệ và phương tiện

Như Thầy đã nói trước đây, chánh nhân để thành tựu Phật quả là bồ đề tâm, giống như người cha. Tuy nhiên, nếu như không tu tập trí tuệ, thì dù có thực hành năm ba la mật kia đi nữa, chúng cũng trở nên vô dụng, giống như người mù. Một người mù không thể đi đến bất cứ nơi nào. Nếu con có khía cạnh trí tuệ trong công phu tu tập, cùng với năm ba la mật kia, thì trí tuệ có thể đưa con đến Phật quả, nhờ sự hỗ trợ của năm ba la mật kia.

Người ta nói tu tập trí tuệ giống như phần thân thể chính, và các ba la mật khác giống như tứ chi của thân thểvì vậy nên con phải luôn luôn nỗ lực tu tập trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Trong tiếng Tạng, chúng tôi nói rnam kun mchhog lhan kyi stong nyid, nghĩa là tánh Không là điều tối thượng trong mọi khía cạnh, hãy thiền quán về tánh Khôngkết hợp với các ba la mật khác.

Nó giống như thân thể của đấng Chuyển Luân Thánh Vương, vua của vũ trụ. Thân của Chuyển Luân Thánh Vương giống như bát nhã ba la mật, và phần tứ chi còn lại thì giống như các ba la mật khác. Sự hiện diện của toàn bộ tứ chi là ví dụ hoàn hảo về một cơ thể, mà nếu thiếu đi tứ chi thì không hoàn hảo. Vì thế nên việc tu tập tất cả lục độ ba la mật là điều cần thiết.

Tuy nhiên, trong Kinh thừa thì trí tuệ và phương tiện hợp nhất là trí tuệ được ấp ủ với phương tiện, và phương tiện được ấp ủ hay ôm ấp với trí tuệ. Theo ý nghĩa nào đó thì hai tâm thức này là những tâm thức riêng biệt, nhưng chúng ôm ấp lấy nhau, còn trong Mật thừa thì ý nghĩa của trí tuệ và phương tiện hợp nhất là một tâm duy nhất thiền quán về trí tuệ và phương tiện đồng thời. Một danh xưng khác của Mật thừa là Kim Cang thừa, có nghĩa là bất hoại, hay bất khả phân, trí tuệ và phương tiện bất khả phân. Việc tu tập trí tuệ và phương tiện đồng thời trong một tâm thức duy nhất, được gọi là Kim Cang thừa.

Thầy nghĩ lần này thì giải thích về trí tuệ và phương tiện hợp nhất chỉ có bấy nhiêu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đề tài này, hay về việc tu tập trí tuệ và phương tiện của riêng mình, thì các con cứ hỏi. Có nhiều loại hợp nhất trong Mật thừa, chẳng hạn như trí tuệ và phương tiện hợp nhất, nhị đế hợp nhất, giai đoạn phát khởi và giai đoạn viên mãn hợp nhất, và sự hợp nhất của hai thân kết quả, nhưng hôm nay, chúng ta sẽ không nói về những điều này ở đây.

Vn: Thầy giải thích như thế nào về hành trì trí tuệ và phương tiện hợp nhất trong một tâm thức duy nhất trong Mật thừa?

Đáp: Hành giả phải nghĩ về việc liễu ngộ tánh Không, nhưng hiện tướng là sắc tướng của một Bổn tôn, nhưng đây không phải là lúc để nói về điều này. Có nhiều cách nói. Trước tiênhành giả phải thiền quán về tánh Không, rồi đồng thời, mang hiện tướng của Bổn tôn. Khi hành giả liễu ngộ về bản chất vô tự tánh, thì đó là khía cạnh trí tuệĐồng thờihành giả phải chú tâm vào vị Bổn tôn ở mức độ hiện tướng. Đó là trí tuệ và phương tiện hợp nhất.

Vn: Trong Mật tông, khi thiền quán về tự thân như một Bổn tôn thì trước hết, mình phải hòa tan vào tánh Không, nhưng làm sao biết được mình có hòa tan hay không?

Đáp: Khi nghĩ về cái ngã phải được phủ định, cái ngã được quy gán lên ngũ uẩn, khi bản ngã xuất hiện với mình, thì dường như nó không được quy gán vào ngũ uẩn, mà được thiết lập từ chính phía nó. Phải khảo sát xem ngã được thành lập từ chính phía nó hay không. Nếu như ngã tự nó được thiết lập, thì nó phải độc lập, không dựa vào bất cứ yếu tố nào khác và bất biến, nhưng thật ra không phải như vậy, bởi vì ta có thể thấy bản thân mình thay đổi. Khi có sự xác tín rằng không có tự ngã nào mà không dựa vào bất cứ yếu tố nào khác, thì con đã thấu hiểu về tánh Không. Rồi có sự chứng ngộ về tánh Không. Có thể con không có chứng ngộ trực tiếp, nhưng phải tin vào điều này. Đó là sự thật. Vì tập khí mạnh mẽ bám chấp vào một tự ngã độc lập từ vô thỉ, nên khó mà có được sự hiểu biết về điều này lúc đầuTrước tiênhành giả phải có tín tâm và niềm tin vào đó, rồi tư duy về điều này hết lần này đến lần khác. Cuối cùng thì họ sẽ chứng ngộ với nhận thức xác thực.

Vn: Thầy nói rằng qua sự phân tích mà hành giả hòa tan vào tánh Không, nhưng trên thực tế thì có một cái ngã đang thực hiện việc phân tích. Làm sao đó là điều khả dĩ?

Đáp: Trong khi phân tích, nếu con nhận thức rằng tự ngã chỉ được quy gán bằng sự định danh và khái niệm, nhưng nó có vẻ hiện hữu từ chính phía nó, thì điều này có nghĩa là con không có khả năng hòa tan tự ngã vào tánh Không. Khi con phân tích về tự ngã và không thể tìm ra bất kỳ bản ngã hay các uẩn nào hiện hữu từ chính phía chúng, thì đó là ý nghĩa của hòa tan ngã vào tánh Không. Khi con nói rằng ‘Tôi hòa tan vào tánh Không’, nó không có nghĩa là “tôi” không hề hiện hữu. Khi tụng niệm nghi lễ Mật tông vào lúc khởi đầu, con sẽ thấy câu ‘tự ngã trở thành tánh Không một cách tự nhiên’. Ý nghĩa của câu này là tự ngã không có sự tồn tại cố hữu một cách tự nhiên, chứ không có nghĩa là tự ngã không hề hiện hữu. Trong Bát Nhã Tâm Kinh có nói “vô sắc, thanh, hương, vị”, nghĩa là không có sắc tồn tại bằng tự tánh và vân vân. Nó không có nghĩa là không có sắc, không có thanh v.v… Ngũ uẩn được quán sát cũng không có tự tánh. Hơn nữa, ngài Long Thọ nói rằng không có pháp nào không do duyên sinh, và không có pháp nào có tự tánh. Bất kỳ pháp nào dựa vào các yếu tố khác thì phải không có tự tánhHành giả không nên lẫn lộn giữa hai vấn đề trống rỗng tự tánh và hoàn toàn trống rỗng.

Việc nêu ra thắc mắc là tốt, nhưng Thầy đề nghị con nên tu tập tích lũy công đức và tịnh hóa nghiệp chướng. Sau khi giác ngộĐức Phật đã nghĩ rằng, “Thậm thâm và tịch tĩnhthoát khỏi hý luậnquang minh và vô vi. Ta đã tìm ra giáo pháp tựa như cam lồ, nhưng nếu như thuyết pháp này, thì không ai hiểu, nên ta sẽ im lặng ở trong rừng.”. Vì vậy, nếu chưa tích lũy được công đức lớn, thì sẽ không hiểu được giáo pháp. Ngay từ đầu, Thầy đã nói rằng tu tập trí tuệ phải đi đôi với tu tập phương tiện. Khi tích lũy được công đức lớn, thì hành giả sẽ thấu hiểu ý nghĩa của tánh Không.

Vn: Mười sáu thuộc tính của tứ diệu đế là gì?

Answer: Đáp: Có bốn thuộc tính cho mỗi diệu đếVô thường, khổ, Không và vô ngã là các thuộc tính của khổ đế. Nhân, tập, sinh khởi mãnh liệt, và duyên là các thuộc tính của tập đếTịch tĩnhtịch diệthoàn hảo và chân giải thoát là các thuộc tính của diệt đế. Các thuộc tính của đạo đế là đường tu, thích hợp, hữu hiệu và thật sự đưa đến giải thoát. Đây là giáo huấn rất rộng lớn.

Vn: Có cần phải phát triển định tâm để phát tâm bồ đề quy ước không?

Đáp: Có nhiều cách giải thích khác nhau trong sách vở. Theo tác phẩm của Jetsunma thì đúng là hành giả phải phát triển định tâm trước khi phát bồ đề tâm, và có lý do trích dẫn cho điều này, chẳng hạn như trong tác phẩm của Gyaltsab Rinpoche và ngài Sư Tử Hiền (Haribhadra), trong đó, các ngài đề cập đến nhu cầu phát triển định tâm, trước khi phát bồ đề tâm quy ước. Sách còn nói hành giả cần phải có định tâm, để phát bồ đề tâm bất dụng công hay chân chínhBồ đề tâm dụng công là cố ý phát tâm bồ đề bằng phương pháp bảy điểm nhân quảphát nguyện thành tựu giác ngộ vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình.

Vn: Trong Kinh thừa, người ta có thể phát triển bồ đề tâm và trí tuệ đồng thời hay không?

Đáp: Trong Kinh thừa, người ta không thể phát triển bồ đề tâm và trí tuệ đồng thời trong một tâm thức duy nhất, nhưng có thể phát triển hai tâm thức này cùng một lúc. 

Vn: Có phải Thầy nói rằng trong vật lý lượng tử, tất cả các pháp hữu vi tuyệt đối không phải là một thực thể đơn độc duy nhất, mà chúng là hợp thể của nhiều hạt nhỏ?

Đáp: Điều trước tiên là trong đạo Phậtchúng ta phân chia vạn pháp thành ba loại: pháp hữu viý thức và bất tương ưng hành pháp. Điều chúng ta đang nói đến ở đây là ý thức, không phải vật chất bên ngoài.

Vn: Con có thể đi đâu để tìm sách nói về các pháp hữu viý thức và các pháp trừu tượng?

Đáp: Trong tu viện thì đây là chương trình giáo dục của năm đầu tiên. Con có thể học những đề tài này trong sách Nhiếp Loại học.

Vn: Khi nói về trí tuệ và phương tiện hợp nhất thì đôi khi, nó được diễn dịch rằng phương tiện là cha và trí tuệ là mẹ, rồi có sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện. Đôi khi, người ta hiểu lầm ý nghĩa trí tuệ và phương tiện hợp nhất là cha và mẹ kết hợp với nhau. Thầy giải thích điều này như thế nào?

Đáp: Không phải lúc nào cũng diễn dịch theo cách đó. Khía cạnh phương tiện được diễn dịch như người cha, bởi vì trong nền văn hóa của chúng ta, việc người con trai xuất xứ từ dân tộc nào được phân biệt dựa vào người cha, không phải người mẹ, nhưng người mẹ có thể sản sinh ra bất kỳ nhóm dân tộc nào. Ở đây cũng vậy, nếu hành giả đang tu tập bồ đề tâm, thì hành giả đó được xem là hành giả Đại thừa, nhưng việc tu tập khía cạnh trí tuệ có thể sản sinh ra cả hai loại hành giả Đại thừa và Tiểu thừa. Đây là ý nghĩa của khía cạnh phương tiện giống như người cha, và việc tu tập khía cạnh trí tuệ giống như người mẹ.

Vn: Một số người hiểu lầm ý nghĩa này.

Đáp: Khi nói về khía cạnh phụ mẫu trong pháp tu, thì không giống như mọi quan điểm trong đời sống thế tục.   

Cuối cùng, Thầy muốn nói rằng dù tạo tác bất kỳ hành vi nào, thì lúc đầu, việc phát khởi động lực đúng đắn là điều quan trọng, và vào lúc cuối, phải hồi hướng công đức của mình. Nói chung là công đức của tất cả chúng sanh trong ba thời gom tụ lại, hồi hướng cho giáo pháp thanh tịnh hưng thịnh khắp nơi trên thế gian, và toàn thể chư đạo sư nắm giữ giáo pháp được trường thọ v.v….

Pháp âm: Union of Method and Wisdom, Choden Rinpoche
Nguồn pháp âm: https://archive.org/details/UnionOfMethodAndWisdom/20100320_UnionOfMethodAndWisdom_Choden_Rinpoche.mp3

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21350)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22115)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16840)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 13406)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22794)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 18990)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18451)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21609)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 20001)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14051)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(Xem: 15003)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 17228)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15871)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 12974)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13128)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 22621)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 19355)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37655)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 17872)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14556)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19679)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14618)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 15916)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 29785)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 17745)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 18499)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 19901)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 19089)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18544)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20687)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
(Xem: 19400)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18522)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 29847)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 21594)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 20800)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26301)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 52109)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 21778)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 35003)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 17241)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 18010)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19570)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 17456)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 30805)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19172)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 19529)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19744)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 19376)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 58747)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 19756)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 19110)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15096)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 33022)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17470)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19106)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 22963)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16604)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16456)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16475)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
(Xem: 22962)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant