Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đặc Sắc Tết Việt

23 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 11052)
Đặc Sắc Tết Việt


Đặc sắc Tết Việt


Ngọc Nữ

 

tet2Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân - hạ - thu - đông... Đó là những ngày khởi đầu một năm âm lịch mới mà mỗi năm cầm tinh một con vật trong 12 con giáp theo chu kỳ.

Cũng như mọi ngày, nhưng ngày Tết đối với người Việt Nam rất thiêng liêng, dù trải qua bao nhiêu giai đoạn khác nhau, ít nhiều phong tục Tết có thay đổi, từ vấn đề kiêng cữ, tập tục cho đến sinh hoạt, ăn uống, sắm Tết đều có những nét Việt rất riêng. Tết Việt Nam mang đậm nét tâm linh, đoàn tụ và gần gũi nên dù cho cuộc sống có thay đổi, phát triển đến mức độ như thế nào, Tết là dịp để mọi người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào đều dành thời gian tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa bà con, xóm giềng...

Ngày Tết của dân tộc Việt Nam có nhiều những “thuần phong” đáng được duy trì và phát triển như khai bút, khai danh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ...

 

Tục tiễn Ông Táo về trời

Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo phải thu xếp về trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Ngày ông Táo về trời được coi như ngày đầu tiên của Tết nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để đón Tết.

 

Bàn thờ tổ tiên

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hoặc hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung... Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Cách sắp xếp bàn thờ, cách định hướng hay việc quyết định thờ cái gì tất cả đều ở tâm hướng thiện. Người Việt Nam mong muốn hướng tới cuộc sống tốt lành, thịnh vượng và bày tỏ sự thành kính của người sống với người đã khuất. Đó là vẻ đẹp văn hoá thấm đẫm chất nhân văn của con người Việt Nam.

 

Cành đào, cây mai

Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai, người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

 

Lễ trừ tịch (Lễ giao thừa)

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ và khởi đầu của năm mới. Người dân Việt Nam theo cổ lệ làm lễ Trừ tịch với ý nghĩa đem bỏ hết những gì xấu xa trong năm cũ (còn gọi là lễ “khu trừ ma quỷ”) và đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn gọi là Lễ Giao thừa. Lễ Giao thừa được cúng ở ngoài trời.

Các cụ ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, trong lúc bàn giao công việc vào lúc giao thừa quan quân sẽ không kịp ăn uống gì nên đặt đồ cúng lễ ngoài trời với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản năm cũ và đón người nhà trời xuống hạ giới cai quản năm mới.

 

“Tống cựu nghênh tân”

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, trang trí bàn thờ. Con cháu trong nhà từ giờ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở kiêng không được cãi cọ, nghịch ngợm... anh chị, cha mẹ không quở mắng, tra phạt con em. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nỡ, chúc nhau những điều tốt lành nhất.

 

Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi

Ai ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà rủ nhau đi hái lộc ở đình, chùa. Gia chủ tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình muốn đến xông nhà. Sau giao thừa có tục mừng tuổi Tết.

Trước hết, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cũng mừng tuổi con cháu và họ hàng thân thích, bà con láng giềng. Mọi người chúc nhau bằng những lời chúc sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người năm cũ gặp rủi ro thì chúc “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người”, trong hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kiêng cữ nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

 

Khai nghề

Cũng như xa xưa, vào dịp đầu xuân là người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Công, Nông, Thương của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hành thông, làm ăn suôn sẻ. Ngày nay, sau ngày mùng Một, dù có mãi vui tết nhưng bà con làm ăn buôn bán ai cũng chọn ngày “Mở hàng” để tiếp tục một năm mới cần cù, chịu thương, chịu khó như bản chất của người Việt Nam.

 

Ngọc Nữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4727)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12485)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11711)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12873)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6758)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8429)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6828)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8733)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6207)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6484)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6585)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5485)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4032)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10700)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9809)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10366)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9352)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5817)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11596)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10272)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13540)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13011)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12362)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12401)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10985)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11192)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14683)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22588)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11578)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10161)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17733)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11211)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7051)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17582)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17159)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10695)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10857)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9585)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10600)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10600)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10554)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12412)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9973)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13206)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9706)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10252)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12333)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11191)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10008)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11267)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12550)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14740)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10081)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14776)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10630)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11813)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13318)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 47965)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11054)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13539)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant