Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ăn Tết Kiểu Mỹ

19 Tháng Giêng 201609:35(Xem: 9913)
Ăn Tết Kiểu Mỹ
ĂN TẾT KIỂU MỸ

Thiện Ý

An Tet Kieu My


Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân.  Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới.  Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng.  Người người xúng xính áo quần đi lễ Phật đầu năm cầu chúc nhau mọi điều như ý, vạn sự bình an suốt năm. Nhưng sau ba ngày tết thì xếp cất tất cả mọi thứ và rồi trở lại sống như năm cũ, tánh nào tật nấy, chẳng có thay đổi gì ráo trọi.  Bình mới mà rượu thì cũ.  Thật là đáng tiếc!  Vậy thà đừng có ăn tết gì hết vì có gì mới mẻ đâu mà chào với đón.  Áo mới xúng xính đầu năm nay nằm trong kẹt tủ;  Quần là, áo lụa nay ‘xếp lại để dành hương.’ Mọi hứng khởi, cầu nguyện, chúc tụng của năm mới đều bị lãng quên. Như vậy có phải là cách đúng đắn để chúng ta chào đón mùa xuân mới hay không?

Thử nhìn sang phong tục của người Mỹ xem họ ăn tết thế nào!  Thông thường, họ cũng ăn diện bảnh bao để đón chào năm mới.  Họ cũng ăn uống thịnh soạn, linh đình.  Nhưng có một điều hay mà chúng ta nên học hỏi từ họ.  Đó là mỗi năm khi đón chào năm mới đến, họ thường có một cam kết, hay lời hứa, định hướng cho năm mới tiếng Mỹ gọi là: resolution. Ví dụ như họ cam kết sẽ bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu, bỏ bài bạc, sụt cân, v.v… Đa phần là chừa bỏ những thói hư, tật xấu. Tất nhiên, có người làm được có người không.  Nhưng điểm đáng nói ở đây là năm mới mọi người có một cam kết mới với một cách sống mới tích cực hơn.

Đôi khi chỉ cần một quyết định nhỏ trong đời sống có thể thay đổi cả cuộc đời mình.  Thông thường, khi bắt đầu một cái gì mới chúng ta rất phấn khởi và luôn có một kế hoạch to lớn.  Kế đến, là làm sao mau thành tựu được mục đích đã chọn. Xin đơn cử một trường hợp điển hình: Ăn chay.  Mới bắt đầu ai cũng nghĩ mình sẽ ăn chay ít nhất là một tháng 4 ngày; có nghĩa là: mỗi tuần một ngày.  Một vài tháng đầu chúng ta ăn đúng theo quy định của mỗi tuần.  Nhưng sau nhiều lần ăn chay ‘đụng.’  Mình cảm thấy ăn chay coi vậy mà khó chớ không phải dễ!  Tất nhiên chúng tôi không nói đến người thực hiện được sự cam kết của mình. Ở đây, chúng tôi muốn trình bày việc chế tác ra một thói quen mới. Theo kinh nghiệm, mình đừng nên có những kế hoạch quá lớn lao, ngoài sức mình có thể thực hiện được.  Mình nên bắt đầu bằng một thay đổi nhỏ.  Ví dụ, khơỉ đầu phát nguyện ăn chay, mình thử một tháng 1 ngày, thay vì là 4 hay 10 ngày.  Thậm chí, có thể bắt đầu bằng nửa ngày khi mới bắt đầu.

Ông bà mình có câu: ‘Vạn sự khởi đầu nan,’ khi nào bắt đầu làm một chuyện gì mà mình chưa từng làm, đều khó cả! Thế nên, muốn bắt đầu và duy trì một thói quen mới mình chỉ nhắm vào một việc mà mình muốn làm, đừng để tâm vào nhiều việc cùng một lúc.  Kết quả sẽ chẳng ra gì vì năng lượng bị phân tán khắp nơi. Như việc mình hứa sẽ ăn chay mỗi tháng 1 hay, 2, hay 4 ngày gì đó trong năm thì mình sẽ tạo mọi điều kiện để cho thói quen ăn chay được bắt rễ trong đời sống của mình, bằng cách duy trì liên tục việc làm trên trong suốt 3 hoặc 6 tháng. Khi nó đã trở thành thói quen thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều!

Điểm chủ chốt ở đây là phải làm sao cho việc bắt đầu thói quen tốt thật là dễ dàng, thuận lợi.  Đừng bắt mình phải làm quá nhiều vì nó sẽ đưa đến sự chán ghét việc đổi mới này.  Lại nữa, khi bị thất bại, đừng nản lòng và tự trách vì chúng chỉ khiến mình tìm đủ mọi lý do để bỏ cuộc.  Làm tùy theo khả năng của mình và, nếu có, sáng tạo những cách làm mới, những món ăn mới (trong trường hợp ăn chay), để mình luôn thưởng thức thói quen mới. Đời sống vốn đã khó khăn, đừng làm chúng khó khăn hơn nữa!

Điểm quan trọng kế đến là phải giữ cho liên tục, không gián đoạn.  Theo những nghiên cứu gần đây của các nhà xã hội học:  Nếu chúng ta duy trì, không gián đoạn một việc làm mới, một thói quen mới trong 3 đến 6 tháng, chúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều sau đó vì thói quen này đã bắt đầu mọc rễ.  Bạn thử nghĩ lại xem lúc mình bắt đầu uống cà phê, uống rượu bia, hay ăn ớt như thế nào!?

Ngoài ra, đừng bắt đầu bằng điểm cuối.  Nghĩa là, mình phải khởi đầu từ vị trí thấp đầu tiên, rồi dần dần tăng đều lên vị thế cao hơn. Đừng đặt nặng vấn đề mình phải luôn luôn hoàn hảo vì mình đang ở mức độ sơ cơ nên đương nhiên mình sẽ có sai phạm.  Bằng không, gánh nặng này sẽ khiến mình bị căng thẳng và tự trách mình quá yếu kém.  Hãy chú tâm đến sự tiến bộ của mình, dù rất nhỏ, mà bỏ qua những điều mình lỡ sai phạm.  Đừng quên mình là người mới vào cuộc nên đừng nhìn quá xa và mong mỏi thành công mau chóng và to lớn quá sớm!   

Riêng những người xem tâm linh là phần quan trọng thì năm mới mình phải xét lại tự thân và có một cam kết mới, một thói quen mới để chuyển hóa con người mình thêm an lạchạnh phúc hơn; cũng như đóng góp vào việc làm mới cho những người xung quanhxã hội. Nói về việc thay đổi về mặt vật chất hay tâm linh đều có những khó khăn riêng của nó.  Tuy nhiên, mặt tâm linh đòi hỏi nhiều nổ lực để thay đổi vì mình phải biết cách dừng lại và quán chiếu, trong nhà thiền gọi là: Chỉ và Quán.  Chỉ khi nào mình có ‘Chỉ’ tức là dừng lại thì mình mới có thể ‘Quán’ tức là xem xét được.  Như vậy, người nào khi bình tâm (dừng lại) thì thấy (quán) mình còn nhiều giận hờn, si mê, và những tâm hành xấu khác.  Tuy nhiên, mình cũng nhìn thấy những từ bi, hỷ xả, và những tâm hành tốt mà mình đang có.    
 

Trong pháp môn niệm Phật cũng vậy, Như trong kinh Phổ Môn có câu: Người nào nhiều giận hờn, khi niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm sẽ bớt lòng hờn giận (Nhược đa sân nhuế, thường niệm cung kính Quán-Thế-Âm Bồ-tát, tiện đắc ly sân…).  Như vậy giống như thiền, khi niệm Phật chúng ta cũng đang dừng lại và có thể thấy rõ những tâm hành xấu, tốt hoạt dụng ra sao!  Nhưng nhờ niệm danh hiệu Đức bồ tát nên những niệm sân hận bị lãng quên, và loại trừ.  Do vậy mà được ‘ly sân.’

Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.  Nhưng nếu năm mới mà mình lại bắt đầu âu lo vì là ‘năm tuổi’ thì dù mình có ăn tết kiểu nào cũng mang đến sự sợ hãi, phiền muộn.  Vì quá lo âu, sợ hãi nên năm mới chưa đến mà mình đã lo mua sắm lễ vật linh đình để ‘hối lộ’ thánh thần, cầu xin cho mình tai qua, nạn khỏi.  Theo suy luận hợp tình hợp lý, tất cả những khái niệm về ‘năm tuổi’ đều do ‘con người’ phát kiến ra mà nói; không có một vị thần linh nào xác chứng điều này là đúng! Vì do tập quán, hủ tục lâu đời nên ai cũng tin theo. Đúng ra, mình phải ăn mừng ‘năm tuổi’ thì hợp lý hơn vì mình đã sống được một vòng 12 con giáp mà vẫn còn ‘sống nhăn răng!’ Như vậy, tại sao phải lo sợ, buồn lo?  Đó chính là lối sống theo kiểu người Mỹ vì họ cho rằng mình đã sống được đến ngày hôm nay là một điều may mắn cho nên cứ mỗi năm đến ngày sinh nhật là mình phải ăn mừng lớn! 

Xuân về ai cũng chào đón một mùa mới, bắt đầu một đời sống mới. Vậy nếu chúng ta hiểu được nguyện tắc đón chào xuân mới thì sao không học cách sống mới theo kiểu người Mỹ: Thay đổi, từ giã con ngườixấu xí để khoát lên mình một chiếc áo mới, hoan hỷ đón chào những ngày xuân mới tươi sáng, khỏe mạnh, và an bình.  Xin kính chúc tất cả một mùa xuân mới an lành và thịnh mãn.

                                                                                      Thiện Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14781)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15625)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14738)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15736)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20602)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12883)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12543)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 14802)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16396)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12527)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15513)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15399)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14683)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15536)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11660)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12491)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13356)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12359)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11878)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12641)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11514)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13639)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 13974)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12817)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12658)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 12912)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 12907)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13521)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12363)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14348)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13165)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13681)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14537)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12626)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28117)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11692)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12567)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 14916)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 11876)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11681)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12707)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11882)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11424)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10197)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11066)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10856)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11095)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11139)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14141)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12351)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11593)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29105)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10681)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 10992)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10668)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11241)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10669)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12149)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11202)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 9961)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant