Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện phiếm ngày Xuân

01 Tháng Hai 201621:30(Xem: 17581)
Chuyện phiếm ngày Xuân

Chuyện phiếm ngày Xuân

 

Nếu tôi bắt đầu cho bài viết bằng câu “Năm Khỉ nói chuyện Khỉ“ chắc các bạn sẽ lắc đầu cho tôi thuộc loại “Khỉ mốc“ hay “Khỉ khô“ hay tệ hơn nữa là “Khỉ…gió“ gì đi chăng nữa cũng chẳng sao, vì tôi không viết về đề tài nóng bỏng này. Tôi viết cái khác cơ! Tôi nhớ câu nhà văn kiêm nhà báo Chu Tử thời xa xưa đã viết, làm báo khi nào thiếu đề tài cứ việc lôi chuyện Tam Quốc Chí ra bàn là viết được thiên thu bất tận, chủ bút hay chủ nhiệm gì cũng không thể mắm muối được. Trước khi bàn chuyện “lớn“, Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, tôi xin được sơ qua vài dòng tâm sự cùng các bạn.

Nếu ai đã từng làm độc giả trung thành của tờ báo Viên Giác, đã lỡ mến mộ văn của Hoa Lan, sẽ đặt ngay một câu hỏi to tướng trong đầu: Tại sao cả hơn một năm nay không thấy một áng văn nào của cô nàng xuất hiện. Sống chết ra sao? Chết thì chắc là chưa vì khóa tu nào cũng có mặt, họp mặt nào cũng có nàng; nhưng văn thì chết thật rồi! Vâng, con “Ma văn“ đã bỏ nàng ra đi không một lời từ biệt, trong đầu Hoa Lan lúc nào cũng chỉ luẩn quẩnh mỗi 2 câu:

Bao nhiêu chữ nghĩa đều quên hết.

Trong đầu chỉ có một chữ “Không“.

Tình trạng bị sút trí nhớ dẫn đến nguy cơ bị bệnh “teo não“ như thế rất nguy hại cho những tay cầm bút, nhất là ở giai đoạn Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi như Hoa Lan hiện nay. Các bạn không biết chứ! Đến các chàng Còng mà Hoa Lan cũng quên, lỡ ai nhắc đến A Còng hay C Còng gì đó, nàng chỉ liên tưởng đến bát bún riêu rồi đọc 2 câu thơ tâm đắc:

Tình yêu như bát bún riêu.

Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.

Rồi còn chua thêm câu, nếu Hoa Lan chọn bún sợi nhỏ sẽ được nhiều sợi tình hơn.

Trong tình trạng khói lửa ấy, để lôi Hoa Lan trở về với bạn đọc, ông chủ bút Phù Vân đã nhẹ nhàng gửi bức điện meo với mật lệnh như sau: “Số báo xuân Con Khỉ, nhất thiết là phải có bài của Hoa Lan“. Chao ôi! Sợ quá đi thôi, biết viết gì đây? Còng thì đã bò hết ra biển, cho “Chiếc Gậy Trường Sơn“ đi khắp nẻo đường đất nước thì cũng không xong, hoặc theo trường phái “vật vã lên bờ xuống ruộng“ lại càng mau chết, Nghịch Duyên nay đã đổi thành Thuận Duyên và có khuynh hướng biến thành Trợ Duyên nên không còn gì để viết. Cái này phải gọi là “chết cửa tứ“, bốn bề bị thiên la địa võng vây chặt, không còn kẽ hở nào để viết. May thay trong túi còn một cẩm nang lôi ra giải nguy tạm thời để chờ ngày phất cờ viết tiếp. Đề tài lịch sử có cái lợi là rèn luyện bộ nhớ cho tốt, phải nhớ từng tên nhân vật với từng trận đánh vang lừng kim cổ, viết sai sẽ có hàng hàng lớp lớp độc giả viết thơ về tòa soạn hỏi thăm. Nhưng Hoa Lan không còn một con đường nào khác ngoài chuyện dấn thân.

Ngày xưa còn bé, tôi chỉ thích đọc sách và tiểu thuyết, phải gọi là “hầm bà làng”, hổ lốn thượng vàng hạ cám, gặp cuốn nào cũng đọc. Nhưng tôi thích nhất vẫn là bộ Tam Quốc Chí diễn nghĩa, sách vừa dày vừa nặng chỉ có thể để trên bàn ngồi ngay ngắn đọc, chứ không thể nằm võng đong đưa theo dõi từng diễn biến của câu chuyện. Người hùng tôi say mê nhất vẫn là hình ảnh của Triệu Tử Long oai hùng trên lưng ngựa trắng, đơn thương độc mã, một người một ngựa tung hoành trong vòng vây địch để cứu Ấu Chúa. Tướng “Ngũ Hổ” Triệu Tử Long của tôi, ý quên của nhà Thục, ra trận nhiều lần sống đến trên 80 tuổi, nhưng chưa bao giờ bị thương hay gươm đao chạm phải vào người. Cứ như người của cõi thần tiên! Ước gì trong đời mình cũng gặp được một Triệu Tử Long !!!

Người thứ hai tôi cực kỳ ngưỡng mộ ấy là thần tượng của tất cả những ai đã đọc truyện Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng. Với nhân vật này tôi cần phải học hỏi nhiều, từ cách suy nghĩ đến tài dùng binh, nếu đem áp dụng vào cuộc sống chắc chắn sẽ thành công lớn. Nhưng sau này lớn lên tôi gặp một người còn thông thái hơn thần tượng Khổng Minh gấp bội, người này đã cho tôi biết thế nào là đạo giải thoát, làm thế nào để thoát vòng sanh tử luân hồi, nên tôi đã bỏ Khổng Minh để đi theo ông cụ Cù Đàm, bỏ luôn cả Triệu Tử Long.

Kế tiếp tôi ngưỡng mộ nhân vật Tư Mã Ý, tay này là kỳ phùng địch thủ của Khổng Minh, tài và mưu kế không thua kém gì còn cộng thêm đức tính nhẫn nhục, thế thì chẳng chóng thì chầy sẽ tóm thâu được cả thiên hạ.

Ba anh em kết nghĩa vườn Đào, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, họ tuy ba nhưng là một vì đã lỡ cắt máu ăn thề cùng trời đất, tuy không sanh cùng ngày nhưng nguyện chết cùng một giờ. Tuy có nhiều chỗ không đồng quan điểm với họ nhưng tựu trung vẫn ngưỡng mộ ba vị anh hùng nước Thục.

Ai bảo Tào Tháo là gian hùng rồi ghét bỏ, chứ riêng tôi phải phục nhân vật này. Tào Tháo có tài lắm chứ, kể ra không biết bao nhiêu là tài, từ mưu kế đến cách dụng binh, chỉ phải tội hay nghi ngờ người khác, chẳng thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta, nên trở thành độc ác mà thôi. Làm chính trị đa phần là thế đó!

Bên Đông Ngô có Tôn Quyền cũng đáng mặt anh hùng, lúc 9 tuổi đã trổ tài hùng biện trước các tướng của Viên Thuật để xin đưa xác phụ thân về quê an táng. Sau này đưa Đông Ngô cường thịnh vào thế chân vạt, muốn chống Ngụy phải liên minh cùng với Thục. Từ đó phát sinh ra trận hỏa chiến trên sông Xích Bích lừng danh kim cổ. Nếu bên Thục có Khổng Minh thì bên Ngô có Lỗ Túc, một quân sư tài ba và nhân hậu.

Trên đây là một số cảm tình viên của tôi trong tập Tam Quốc Chí, chỉ đi sơ qua vài nét đặc thù của họ mà thôi, ai muốn biết thêm cứ việc tìm bộ phim mới quay gần một trăm tập luyện cho mệt nghỉ.

Sau đây là một vài nhận xét của riêng tôi về nhân vật Chu Du, Tổng Đô Đốc thủy quân của Đông Ngô. Chàng là một anh hùng hảo hán, đẹp trai, học giỏi không biết có con nhà giàu không, nhưng leo đến chức này thì phải giàu rồi. Chàng lại được lấy vợ đẹp, nàng Tiểu Kiều mà Tào Tháo ngày đêm mơ ước: Một nền Đổng Tước khóa xuân hai Kiều. Nghĩa là sẽ xây Tòa Đổng Tước để nhốt hai người đẹp Đại Kiều và Tiểu Kiều đất Giang Nam. Đại Kiều là vợ của Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ của Chu Du. Không biết điều này có thật hay không, nhưng Khổng Minh đã tung ra tin này làm Chu Du nóng mặt phải bắt tay với Thục tham gia trận Xích Bích đánh quân Ngụy thua chạy tơi bời. Con người Chu Du được tất cả chỉ có một điểm sai lầm mà thôi, đó là lòng tự cao tự đại lúc nào cũng cho mình nhất, không chịu thua tài Khổng Minh. Chính lòng Sân của Chu Du đã hại chính mình, Chu Du thổ huyết chết là do Tham Sân Si mà ra, cớ sao lại đổ lỗi cho Khổng Minh. Trước khi tắt thở chàng còn cố than câu: Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng!  Đối với tôi, nhân vật này không có điểm nào đáng yêu cả, nên cần tránh xa vì lòng Sân đã che mờ lý trí, ở bên cạnh có ngày bị vạ lây chết không kịp ngáp.

Đồng bệnh tương lân bên nước láng giềng của Chu Du có nhân vật Trương Phi, một Hổ Tướng của Lưu Bị, thân hình to lớn râu ria rậm rạp, có sức khỏe phi thường. Một mình có thể đấu tới mấy trăm hiệp, ba ngày ba đêm không biết mệt, nhưng thượng đế rất công bằng cho sức khỏe như thế phải giảm đi cái đầu nên thuộc loại hữu dõng vô mưu và một cái tính nóng như lửa. Từ đó trong dân gian có câu ví von “nóng như Trương Phi“ là nóng hết cỡ thợ mộc rồi! Chàng cũng làm nên rất nhiều công trạng cho nhà Thục, chẳng hạn chỉ cần cầm đoản đao một mình giơ thân hình lực lưỡng tạo dáng đứng trên cầu Trường Bản đợi quân Tào Tháo. Quân Ngụy còn đang suy nghĩ có nên đẩy Trương Phi bước qua cầu không thì nghe một tiếng hét thất kinh hồn vía của chàng làm đám quân sĩ của Tào Tháo có người bị vỡ mật lăn đùng ra chết. Từ đấy lại có thêm thành ngữ “sợ vỡ mật“ hay “ngủ không nhắm mắt, hai mắt mở trừng trừng“ tất cả đều ám chỉ nhân vật Trương Phi. Tuy nhiên một anh hùng hảo hán làm nên sự nghiệp lớn như thế lại có cái chết thê thảm cũng do bởi cái tính nóng lừng danh kim cổ và tật nghiện rượu uống như hũ chìm. Thương thay! Và cũng đáng đời thay cho những trang nam nhi lấy câu: Nam vô tửu như kỳ vô phong, rượu đã ngấm vào máu rồi thì làm sao cờ bay phất phới được.

Qua hai đại biểu trên ta có thể kết luận bằng câu trích dẫn của ông cụ Cù Đàm:
Một niệm Sân đốt sạch cả một rừng công đức.

Nhân vật thứ hai trong vườn Đào kết nghĩa là Quan Vân Trường, người đã được phong Thánh sau khi chết, có một số người thờ ngài Quan Công mặt đỏ râu dài, tay cầm trường Đao, mặc áo màu xanh oai phong lẫm liệt. Lúc sinh thời Quan Công là thần tượng của Tào Tháo, muốn đổi gì cũng được từ ngựa Xích Thố đến đầu của 5 tướng giữ 5 thành ngài đã đi qua. Nhưng Quan Công vẫn trung kiên một lòng một dạ với ba anh em kết nghĩa vườn đào. Những điển tích về ngài ôi thôi nhiều vô số kể, nào là “Quan Công phò nhị tẩu“ rồi “Quan Công vượt sông sang Đông Ngô đi phó hội” … xem đến đâu là hào khí nổi lên bừng bừng đến đó!

Cuối cùng là nhân vật chính Lưu Bị, một hình ảnh “Quân tử Tàu“ chánh hiệu con nai vàng ngơ ngác, nhiều lúc làm tôi muốn tức cành hông. Chẳng hạn chuyện lấy đất Kinh Châu làm bàn đạp tiến quân, nhưng người hùng Lưu Bị cứ dùng dằng bị mấy chữ đạo nghĩa của cụ Khổng đè nặng trên đầu nên không làm được chuyện lớn. Tuy nhiên đây cũng là điểm tốt của Lưu Bị, một con người trung hiếu, thủy chung như thế nên các người tài mới về phò dưới trướng trong đó có Khổng Minh. Về đường tình ái Lưu Bị cũng thuộc loại tốt số, lúc bôn ba rong ruổi trong chiến trường luôn luôn có hai vị phu nhân hòa thuận đi theo. Khi nguy khốn có vị phu nhân đã nhảy xuống giếng tự tử cho Triệu Tử Long nhẹ gánh giải nguy phò A Đẩu. Sau này vào tuổi 48 vẫn lấy được vợ vừa trẻ, vừa đẹp lẫn tài hoadanh giá như Tôn Phu nhân em gái 18 tuổi của Tôn Quyền. Tuy nhiên đường con cái của Lưu Bị có Sao Quả Tạ chiếu, cây chỉ có mỗi một quả mà quả lại lép. Thông thường thì Hổ phụ ắt sinh Hổ tử, nhưng đằng này Bố anh hùng bao nhiêu con lại hèn bấy nhiêu, nên giang sơn sau này phải lọt vào tay nhà Tư Mã.

Trở lại bối cảnh thời nhà mạt Hán ấy, vua thì bé tí tẻo teo nên Thái Sư Đổng Trác tha hồ chuyên quyền không coi ai ra kí lô nào cả. Cộng thêm sự hỗ trợ của cậu con nuôi sức khỏe phi thường Lã Bố, chỉ cần nhìn cậu Lã Bố oai hùng múa thương trên lưng ngựa Xích Thố là đã chết khiếp rồi! Loạn lạc nổi lên tứ bề, dân chúng oán than kêu trời không thấu, khiến quan Tư Đồ phải dùng mỹ nhân kế để diệt trừ Đổng Trác. Chẳng là trong nhà có cô con gái nuôi Điêu Thuyền thuộc diện Tứ Đại Mỹ nhân, nên đã nhờ nàng đóng vai chính trong vở tuồng Lã Bố hý Điêu Thuyền tại Phụng Nghi Đình ở dinh của Đổng Trác, để cho hai bố con tranh nhau một người đẹp rồi tự giết hại nhau.

Xin được đi lạc đề về 4 người đẹp khuynh thành đổ nước của Trung Hoa thời xa xưa, đó là những danh hiệu: hoa nhường, nguyệt thẹn, chim sa cá lặn được dành riêng cho Tứ Đại Mỹ nhân như sau:

. Dương Quí Phi của vua Đường Minh Hoàng, nàng đẹp đến độ hoa đang nở thắm thấy nhan sắc nàng cũng nhường một bước cụp vội cánh hoa. Biết đâu đóa hoa tay nàng chạm phải là hoa Trinh Nữ!

. Điêu Thuyền thời Tam Quốc, khi nàng ban đêm ra sân than thở với trăng về vận nước, trăng thấy nhan sắc của nàng cũng phải thẹn thùng với mây che mặt. Biết đâu lúc ấy gió thổi cụm mây che khuất ánh trăng!

. Chiêu Quân thời nhà Hán, phải đi cống Hồ nên có người làm thơ tặng nàng: Chiêu Quân biệt Hán sang Hồ. Biết rằng có nổi cơ đồ hay không? Nhan sắc của nàng đẹp đến nỗi chim đang bay trên trời nhìn thấy nàng cũng ngẩn ngơ như ngã đạn.

. Tây Thi dệt lụa, mỗi lần nàng đem lụa ra sông giặt, bóng nàng in trên nước, cá đang lội cũng phải lặn xuống sâu. Nàng Tây Thi là gái nước Việt, thấy sử sách viết như vậy chứ ai biết được thời Đông Châu liệt quốc hàng rào biên giới phân chia như thế nào?

Do những điển tích như trên, thiên hạ hay chọc ghẹo các người đẹp hậu thế bằng những thành ngữ dân gian hóa như: Đẹp nghiêng thùng đổ nước … lèo, hay có một nhan sắc chim sa cá lặn, một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn.

Trở về với chủ đề chính, sau khi ba anh em kết nghĩa vườn đào dấy binh chiêu mộ hào kiệt để phò nhà Hán, Lưu Bị vì mến tài của Khổng Minh Gia Cát Lượng đã kiên nhẫn không quản ngại mưa tuyết đuờng xa ba lần đến gõ cửa cầu hiền. Việc làm Quá tam ba bận thành khẩn của Lưu Bị đã khiến Khổng Minh chạnh lòng, nhất định theo phò cho đến chết và khi chết rồi vẫn còn nghĩ kế nhát ma được Tư Mã Ý để quân Ngụy rút lui. Trong suốt cuộc đời, Khổng Minh đã đem câu thần chú: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa ra làm kim chỉ nam cho tất cả các chiến lược chiến thuật trong các trận đánh. Nếu lần ra quân nào cũng hội đủ cả 3 yếu tố trên, chắc chắn thắng lợi sẽ về ta không chệch đi đâu một ly nào.

Chuyện phiếm viết thế cũng tạm đủ, không nên làm phiền các bạn nhiều. Nhưng ngày xuân năm nay lại là Bính Thân có liên quan đến thủy tổ của loài người, cái giống thích ăn chuối mà một chuyên gia về an toàn thực phẩm đã khẳng định, phải xơi luôn cả vỏ chuối mỗi ngày 2 vỏ sẽ đầy đủ chất bổ để cười hoài như Khỉ, vì trong vỏ chuối có chứa chất Tryptophan làm hậu thuẫn cho cơ thể tiết một hormon “vzui vzẻ“ có tên là Serotonin.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoa Lan.

Mùa xuân 2016.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4725)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12482)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11709)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12869)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6757)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8426)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6826)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8731)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6207)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6481)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6583)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5484)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4031)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10700)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9807)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10365)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9349)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5817)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11595)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10270)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13540)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13011)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12362)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12398)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 10984)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11191)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14682)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22584)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11577)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10159)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17732)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11209)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7049)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17159)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10694)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10857)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9584)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10599)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10600)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10551)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12411)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 9973)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13205)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9705)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10251)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12332)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11189)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10006)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11267)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12549)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14739)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10081)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14768)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10628)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11812)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13316)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 47965)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11052)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13539)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
(Xem: 13026)
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant