Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chuyện phiếm ngày Xuân

01 Tháng Hai 201621:30(Xem: 17412)
Chuyện phiếm ngày Xuân

Chuyện phiếm ngày Xuân

 

Nếu tôi bắt đầu cho bài viết bằng câu “Năm Khỉ nói chuyện Khỉ“ chắc các bạn sẽ lắc đầu cho tôi thuộc loại “Khỉ mốc“ hay “Khỉ khô“ hay tệ hơn nữa là “Khỉ…gió“ gì đi chăng nữa cũng chẳng sao, vì tôi không viết về đề tài nóng bỏng này. Tôi viết cái khác cơ! Tôi nhớ câu nhà văn kiêm nhà báo Chu Tử thời xa xưa đã viết, làm báo khi nào thiếu đề tài cứ việc lôi chuyện Tam Quốc Chí ra bàn là viết được thiên thu bất tận, chủ bút hay chủ nhiệm gì cũng không thể mắm muối được. Trước khi bàn chuyện “lớn“, Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, tôi xin được sơ qua vài dòng tâm sự cùng các bạn.

Nếu ai đã từng làm độc giả trung thành của tờ báo Viên Giác, đã lỡ mến mộ văn của Hoa Lan, sẽ đặt ngay một câu hỏi to tướng trong đầu: Tại sao cả hơn một năm nay không thấy một áng văn nào của cô nàng xuất hiện. Sống chết ra sao? Chết thì chắc là chưa vì khóa tu nào cũng có mặt, họp mặt nào cũng có nàng; nhưng văn thì chết thật rồi! Vâng, con “Ma văn“ đã bỏ nàng ra đi không một lời từ biệt, trong đầu Hoa Lan lúc nào cũng chỉ luẩn quẩnh mỗi 2 câu:

Bao nhiêu chữ nghĩa đều quên hết.

Trong đầu chỉ có một chữ “Không“.

Tình trạng bị sút trí nhớ dẫn đến nguy cơ bị bệnh “teo não“ như thế rất nguy hại cho những tay cầm bút, nhất là ở giai đoạn Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi như Hoa Lan hiện nay. Các bạn không biết chứ! Đến các chàng Còng mà Hoa Lan cũng quên, lỡ ai nhắc đến A Còng hay C Còng gì đó, nàng chỉ liên tưởng đến bát bún riêu rồi đọc 2 câu thơ tâm đắc:

Tình yêu như bát bún riêu.

Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.

Rồi còn chua thêm câu, nếu Hoa Lan chọn bún sợi nhỏ sẽ được nhiều sợi tình hơn.

Trong tình trạng khói lửa ấy, để lôi Hoa Lan trở về với bạn đọc, ông chủ bút Phù Vân đã nhẹ nhàng gửi bức điện meo với mật lệnh như sau: “Số báo xuân Con Khỉ, nhất thiết là phải có bài của Hoa Lan“. Chao ôi! Sợ quá đi thôi, biết viết gì đây? Còng thì đã bò hết ra biển, cho “Chiếc Gậy Trường Sơn“ đi khắp nẻo đường đất nước thì cũng không xong, hoặc theo trường phái “vật vã lên bờ xuống ruộng“ lại càng mau chết, Nghịch Duyên nay đã đổi thành Thuận Duyên và có khuynh hướng biến thành Trợ Duyên nên không còn gì để viết. Cái này phải gọi là “chết cửa tứ“, bốn bề bị thiên la địa võng vây chặt, không còn kẽ hở nào để viết. May thay trong túi còn một cẩm nang lôi ra giải nguy tạm thời để chờ ngày phất cờ viết tiếp. Đề tài lịch sử có cái lợi là rèn luyện bộ nhớ cho tốt, phải nhớ từng tên nhân vật với từng trận đánh vang lừng kim cổ, viết sai sẽ có hàng hàng lớp lớp độc giả viết thơ về tòa soạn hỏi thăm. Nhưng Hoa Lan không còn một con đường nào khác ngoài chuyện dấn thân.

Ngày xưa còn bé, tôi chỉ thích đọc sách và tiểu thuyết, phải gọi là “hầm bà làng”, hổ lốn thượng vàng hạ cám, gặp cuốn nào cũng đọc. Nhưng tôi thích nhất vẫn là bộ Tam Quốc Chí diễn nghĩa, sách vừa dày vừa nặng chỉ có thể để trên bàn ngồi ngay ngắn đọc, chứ không thể nằm võng đong đưa theo dõi từng diễn biến của câu chuyện. Người hùng tôi say mê nhất vẫn là hình ảnh của Triệu Tử Long oai hùng trên lưng ngựa trắng, đơn thương độc mã, một người một ngựa tung hoành trong vòng vây địch để cứu Ấu Chúa. Tướng “Ngũ Hổ” Triệu Tử Long của tôi, ý quên của nhà Thục, ra trận nhiều lần sống đến trên 80 tuổi, nhưng chưa bao giờ bị thương hay gươm đao chạm phải vào người. Cứ như người của cõi thần tiên! Ước gì trong đời mình cũng gặp được một Triệu Tử Long !!!

Người thứ hai tôi cực kỳ ngưỡng mộ ấy là thần tượng của tất cả những ai đã đọc truyện Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng. Với nhân vật này tôi cần phải học hỏi nhiều, từ cách suy nghĩ đến tài dùng binh, nếu đem áp dụng vào cuộc sống chắc chắn sẽ thành công lớn. Nhưng sau này lớn lên tôi gặp một người còn thông thái hơn thần tượng Khổng Minh gấp bội, người này đã cho tôi biết thế nào là đạo giải thoát, làm thế nào để thoát vòng sanh tử luân hồi, nên tôi đã bỏ Khổng Minh để đi theo ông cụ Cù Đàm, bỏ luôn cả Triệu Tử Long.

Kế tiếp tôi ngưỡng mộ nhân vật Tư Mã Ý, tay này là kỳ phùng địch thủ của Khổng Minh, tài và mưu kế không thua kém gì còn cộng thêm đức tính nhẫn nhục, thế thì chẳng chóng thì chầy sẽ tóm thâu được cả thiên hạ.

Ba anh em kết nghĩa vườn Đào, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, họ tuy ba nhưng là một vì đã lỡ cắt máu ăn thề cùng trời đất, tuy không sanh cùng ngày nhưng nguyện chết cùng một giờ. Tuy có nhiều chỗ không đồng quan điểm với họ nhưng tựu trung vẫn ngưỡng mộ ba vị anh hùng nước Thục.

Ai bảo Tào Tháo là gian hùng rồi ghét bỏ, chứ riêng tôi phải phục nhân vật này. Tào Tháo có tài lắm chứ, kể ra không biết bao nhiêu là tài, từ mưu kế đến cách dụng binh, chỉ phải tội hay nghi ngờ người khác, chẳng thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta, nên trở thành độc ác mà thôi. Làm chính trị đa phần là thế đó!

Bên Đông Ngô có Tôn Quyền cũng đáng mặt anh hùng, lúc 9 tuổi đã trổ tài hùng biện trước các tướng của Viên Thuật để xin đưa xác phụ thân về quê an táng. Sau này đưa Đông Ngô cường thịnh vào thế chân vạt, muốn chống Ngụy phải liên minh cùng với Thục. Từ đó phát sinh ra trận hỏa chiến trên sông Xích Bích lừng danh kim cổ. Nếu bên Thục có Khổng Minh thì bên Ngô có Lỗ Túc, một quân sư tài ba và nhân hậu.

Trên đây là một số cảm tình viên của tôi trong tập Tam Quốc Chí, chỉ đi sơ qua vài nét đặc thù của họ mà thôi, ai muốn biết thêm cứ việc tìm bộ phim mới quay gần một trăm tập luyện cho mệt nghỉ.

Sau đây là một vài nhận xét của riêng tôi về nhân vật Chu Du, Tổng Đô Đốc thủy quân của Đông Ngô. Chàng là một anh hùng hảo hán, đẹp trai, học giỏi không biết có con nhà giàu không, nhưng leo đến chức này thì phải giàu rồi. Chàng lại được lấy vợ đẹp, nàng Tiểu Kiều mà Tào Tháo ngày đêm mơ ước: Một nền Đổng Tước khóa xuân hai Kiều. Nghĩa là sẽ xây Tòa Đổng Tước để nhốt hai người đẹp Đại Kiều và Tiểu Kiều đất Giang Nam. Đại Kiều là vợ của Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ của Chu Du. Không biết điều này có thật hay không, nhưng Khổng Minh đã tung ra tin này làm Chu Du nóng mặt phải bắt tay với Thục tham gia trận Xích Bích đánh quân Ngụy thua chạy tơi bời. Con người Chu Du được tất cả chỉ có một điểm sai lầm mà thôi, đó là lòng tự cao tự đại lúc nào cũng cho mình nhất, không chịu thua tài Khổng Minh. Chính lòng Sân của Chu Du đã hại chính mình, Chu Du thổ huyết chết là do Tham Sân Si mà ra, cớ sao lại đổ lỗi cho Khổng Minh. Trước khi tắt thở chàng còn cố than câu: Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng!  Đối với tôi, nhân vật này không có điểm nào đáng yêu cả, nên cần tránh xa vì lòng Sân đã che mờ lý trí, ở bên cạnh có ngày bị vạ lây chết không kịp ngáp.

Đồng bệnh tương lân bên nước láng giềng của Chu Du có nhân vật Trương Phi, một Hổ Tướng của Lưu Bị, thân hình to lớn râu ria rậm rạp, có sức khỏe phi thường. Một mình có thể đấu tới mấy trăm hiệp, ba ngày ba đêm không biết mệt, nhưng thượng đế rất công bằng cho sức khỏe như thế phải giảm đi cái đầu nên thuộc loại hữu dõng vô mưu và một cái tính nóng như lửa. Từ đó trong dân gian có câu ví von “nóng như Trương Phi“ là nóng hết cỡ thợ mộc rồi! Chàng cũng làm nên rất nhiều công trạng cho nhà Thục, chẳng hạn chỉ cần cầm đoản đao một mình giơ thân hình lực lưỡng tạo dáng đứng trên cầu Trường Bản đợi quân Tào Tháo. Quân Ngụy còn đang suy nghĩ có nên đẩy Trương Phi bước qua cầu không thì nghe một tiếng hét thất kinh hồn vía của chàng làm đám quân sĩ của Tào Tháo có người bị vỡ mật lăn đùng ra chết. Từ đấy lại có thêm thành ngữ “sợ vỡ mật“ hay “ngủ không nhắm mắt, hai mắt mở trừng trừng“ tất cả đều ám chỉ nhân vật Trương Phi. Tuy nhiên một anh hùng hảo hán làm nên sự nghiệp lớn như thế lại có cái chết thê thảm cũng do bởi cái tính nóng lừng danh kim cổ và tật nghiện rượu uống như hũ chìm. Thương thay! Và cũng đáng đời thay cho những trang nam nhi lấy câu: Nam vô tửu như kỳ vô phong, rượu đã ngấm vào máu rồi thì làm sao cờ bay phất phới được.

Qua hai đại biểu trên ta có thể kết luận bằng câu trích dẫn của ông cụ Cù Đàm:
Một niệm Sân đốt sạch cả một rừng công đức.

Nhân vật thứ hai trong vườn Đào kết nghĩa là Quan Vân Trường, người đã được phong Thánh sau khi chết, có một số người thờ ngài Quan Công mặt đỏ râu dài, tay cầm trường Đao, mặc áo màu xanh oai phong lẫm liệt. Lúc sinh thời Quan Công là thần tượng của Tào Tháo, muốn đổi gì cũng được từ ngựa Xích Thố đến đầu của 5 tướng giữ 5 thành ngài đã đi qua. Nhưng Quan Công vẫn trung kiên một lòng một dạ với ba anh em kết nghĩa vườn đào. Những điển tích về ngài ôi thôi nhiều vô số kể, nào là “Quan Công phò nhị tẩu“ rồi “Quan Công vượt sông sang Đông Ngô đi phó hội” … xem đến đâu là hào khí nổi lên bừng bừng đến đó!

Cuối cùng là nhân vật chính Lưu Bị, một hình ảnh “Quân tử Tàu“ chánh hiệu con nai vàng ngơ ngác, nhiều lúc làm tôi muốn tức cành hông. Chẳng hạn chuyện lấy đất Kinh Châu làm bàn đạp tiến quân, nhưng người hùng Lưu Bị cứ dùng dằng bị mấy chữ đạo nghĩa của cụ Khổng đè nặng trên đầu nên không làm được chuyện lớn. Tuy nhiên đây cũng là điểm tốt của Lưu Bị, một con người trung hiếu, thủy chung như thế nên các người tài mới về phò dưới trướng trong đó có Khổng Minh. Về đường tình ái Lưu Bị cũng thuộc loại tốt số, lúc bôn ba rong ruổi trong chiến trường luôn luôn có hai vị phu nhân hòa thuận đi theo. Khi nguy khốn có vị phu nhân đã nhảy xuống giếng tự tử cho Triệu Tử Long nhẹ gánh giải nguy phò A Đẩu. Sau này vào tuổi 48 vẫn lấy được vợ vừa trẻ, vừa đẹp lẫn tài hoadanh giá như Tôn Phu nhân em gái 18 tuổi của Tôn Quyền. Tuy nhiên đường con cái của Lưu Bị có Sao Quả Tạ chiếu, cây chỉ có mỗi một quả mà quả lại lép. Thông thường thì Hổ phụ ắt sinh Hổ tử, nhưng đằng này Bố anh hùng bao nhiêu con lại hèn bấy nhiêu, nên giang sơn sau này phải lọt vào tay nhà Tư Mã.

Trở lại bối cảnh thời nhà mạt Hán ấy, vua thì bé tí tẻo teo nên Thái Sư Đổng Trác tha hồ chuyên quyền không coi ai ra kí lô nào cả. Cộng thêm sự hỗ trợ của cậu con nuôi sức khỏe phi thường Lã Bố, chỉ cần nhìn cậu Lã Bố oai hùng múa thương trên lưng ngựa Xích Thố là đã chết khiếp rồi! Loạn lạc nổi lên tứ bề, dân chúng oán than kêu trời không thấu, khiến quan Tư Đồ phải dùng mỹ nhân kế để diệt trừ Đổng Trác. Chẳng là trong nhà có cô con gái nuôi Điêu Thuyền thuộc diện Tứ Đại Mỹ nhân, nên đã nhờ nàng đóng vai chính trong vở tuồng Lã Bố hý Điêu Thuyền tại Phụng Nghi Đình ở dinh của Đổng Trác, để cho hai bố con tranh nhau một người đẹp rồi tự giết hại nhau.

Xin được đi lạc đề về 4 người đẹp khuynh thành đổ nước của Trung Hoa thời xa xưa, đó là những danh hiệu: hoa nhường, nguyệt thẹn, chim sa cá lặn được dành riêng cho Tứ Đại Mỹ nhân như sau:

. Dương Quí Phi của vua Đường Minh Hoàng, nàng đẹp đến độ hoa đang nở thắm thấy nhan sắc nàng cũng nhường một bước cụp vội cánh hoa. Biết đâu đóa hoa tay nàng chạm phải là hoa Trinh Nữ!

. Điêu Thuyền thời Tam Quốc, khi nàng ban đêm ra sân than thở với trăng về vận nước, trăng thấy nhan sắc của nàng cũng phải thẹn thùng với mây che mặt. Biết đâu lúc ấy gió thổi cụm mây che khuất ánh trăng!

. Chiêu Quân thời nhà Hán, phải đi cống Hồ nên có người làm thơ tặng nàng: Chiêu Quân biệt Hán sang Hồ. Biết rằng có nổi cơ đồ hay không? Nhan sắc của nàng đẹp đến nỗi chim đang bay trên trời nhìn thấy nàng cũng ngẩn ngơ như ngã đạn.

. Tây Thi dệt lụa, mỗi lần nàng đem lụa ra sông giặt, bóng nàng in trên nước, cá đang lội cũng phải lặn xuống sâu. Nàng Tây Thi là gái nước Việt, thấy sử sách viết như vậy chứ ai biết được thời Đông Châu liệt quốc hàng rào biên giới phân chia như thế nào?

Do những điển tích như trên, thiên hạ hay chọc ghẹo các người đẹp hậu thế bằng những thành ngữ dân gian hóa như: Đẹp nghiêng thùng đổ nước … lèo, hay có một nhan sắc chim sa cá lặn, một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn.

Trở về với chủ đề chính, sau khi ba anh em kết nghĩa vườn đào dấy binh chiêu mộ hào kiệt để phò nhà Hán, Lưu Bị vì mến tài của Khổng Minh Gia Cát Lượng đã kiên nhẫn không quản ngại mưa tuyết đuờng xa ba lần đến gõ cửa cầu hiền. Việc làm Quá tam ba bận thành khẩn của Lưu Bị đã khiến Khổng Minh chạnh lòng, nhất định theo phò cho đến chết và khi chết rồi vẫn còn nghĩ kế nhát ma được Tư Mã Ý để quân Ngụy rút lui. Trong suốt cuộc đời, Khổng Minh đã đem câu thần chú: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa ra làm kim chỉ nam cho tất cả các chiến lược chiến thuật trong các trận đánh. Nếu lần ra quân nào cũng hội đủ cả 3 yếu tố trên, chắc chắn thắng lợi sẽ về ta không chệch đi đâu một ly nào.

Chuyện phiếm viết thế cũng tạm đủ, không nên làm phiền các bạn nhiều. Nhưng ngày xuân năm nay lại là Bính Thân có liên quan đến thủy tổ của loài người, cái giống thích ăn chuối mà một chuyên gia về an toàn thực phẩm đã khẳng định, phải xơi luôn cả vỏ chuối mỗi ngày 2 vỏ sẽ đầy đủ chất bổ để cười hoài như Khỉ, vì trong vỏ chuối có chứa chất Tryptophan làm hậu thuẫn cho cơ thể tiết một hormon “vzui vzẻ“ có tên là Serotonin.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoa Lan.

Mùa xuân 2016.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10951)
Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới... Ngọc Nữ
(Xem: 12427)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
(Xem: 10973)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
(Xem: 31639)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 11581)
Tìm kiếm mùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
(Xem: 10443)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10059)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20460)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 13726)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15039)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 15191)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12751)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 14945)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 14504)
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
(Xem: 19774)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 20187)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 21470)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 27252)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20167)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 22895)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18808)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16247)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17787)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20846)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17269)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14386)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 15920)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17379)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21855)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15003)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13404)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14300)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15294)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14906)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12586)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13272)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27306)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12421)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13111)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 12324)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15310)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12804)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12129)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13112)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21500)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11203)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 14937)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14858)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46039)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 10958)
Mùa xuân đang đến. Nhìn những bọt tuyết bay bay trong trời giá lạnh, tôi lại mường tượng đến những cánh hoa xuân rơi lả tả giữa một chiều mưa bão ở quê nhà.
(Xem: 13339)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 19845)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14313)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13371)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 13306)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13564)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 13100)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 12986)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13277)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13201)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant