Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Xuân Vĩnh Cửu Của Trí Huệ Từ Bi

06 Tháng Hai 201610:33(Xem: 10175)
Mùa Xuân Vĩnh Cửu Của Trí Huệ Từ Bi

MÙA XUÂN VĨNH CỬU CỦA TRÍ HUỆ TỪ BI

Nguyễn Thế Đăng

Mùa Xuân Vĩnh Cửu Của Trí Huệ Từ Bi


Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh. Đạt đến sự thanh tịnh, trong mát, không phiền não nhiễm ô, bình anhạnh phúc, đó phải chăngước mơ và hành động, dầu vô ý thức, của tất cả một đời người?

Kinh Đại Bát Nhã nhiều lần nói sắc, tức là sự vật, vốn là thanh tịnh:

“Sắc thanh tịnh tức là trí huệ ba la mật thanh tịnh” (phẩm Tín hủy) “Tất cả pháp thanh tịnh nên thanh tịnh này thanh tịnh” (phẩm Thán tịnh). “Tất cả các pháp bản tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Bồ tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Trí huệ Bát nhã ba la mật” (phẩm Thông đạt)

Sắc hay sự vật thanh tịnh là đang thanh tịnh, chứ không phải đã thanh tịnh hay sẽ thanh tịnh. Vì “Hoặc có Phật hay không có Phật, những pháp tướng này luôn luôn thường trụ không khác, vì pháp tướng, pháp trụ, pháp vị thường trụ chẳng sai chẳng mất vậy” (phẩm Vô tác).

Tâm thanh tịnh thì thấy tất cả đều thanh tịnh, như Kinh Duy Ma Cật nói: “Tùy tâm mình thanh tịnh thì thấy cõi Phật thanh tịnh” (phẩm Nước Phật). Thật ra bản tánh của tâm thức chính là trí huệ Bát nhã, thường chiếu sáng tất cả pháp khiến tất cả pháp hiển lộ thật tướng thanh tịnh của chúng:

“Trí huệ ba la mật hay chiếu sáng tất cả pháp, vì rốt ráo thanh tịnh vậy” (phẩm Chiếu minh).

Bản tánh của tâm thức vốn là trí huệ Bát nhã, vốn là thanh tịnh, vô lậu, không từng có nhiễm ô:

“Tâm phàm phu cũng là vô lậu, chẳng bị dính lấm, trói buộc, vì là tánh Không vậy. Tâm Thanh Văn, tâm Độc giác Phật, tâm chư Phật cũng là vô lậu, chẳng bị dính lấm, trói buộc, vì là tánh Không vậy.

Sắc cũng là vô lậu, chẳng bị dính lấm, trói buộc, vì là tánh Không vậy” (phẩm Đoạn các kiến).

Tâm và cảnh đều vô lậu, chẳng bị dính lấm trói buộc, nên vốn là thanh tịnh. Tin và sống được điều này thì đây là đời sống chân thật, tự do và an vui.

Sắc hay sự vật vốn là thanh tịnh, do đó được gọi là Như:

“Sắc là tướng Như, Bát nhã ba la mật là tướng Như: Như duy nhất, không hai, không khác. Nhẫn đến nhất thiết chủng trí là tướng Như, Bát nhã ba la mật là tướng Như: Như duy nhất, không hai không khác” (phẩm Xu hướng Nhất thiết trí).

“Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh, các pháp là tướng Như” (phẩm Đại Như).

Trong mùa xuân của trí huệ Bát nhã, tất cả đều thanh tịnh, đều Như. Cuộc chiến chống lại phiền não sanh tử, cuộc chiến để thoát khỏi khổ đau đã dứt bặt. Tất cả đều một màu bình tịnh của một mùa xuân không có bắt đầu nên cũng không chấm dứt.

Sắc hay sự vật cũng chính là tự do giải thoát, vì vô biên, vô lượng: “Vì sắc là Không, vì thọ tưởng hành thức là Không nên vô số, vô lượng, vô biên. Các pháp là Không nên vô tận, vô số, vô lượng, vô biên” (phẩm Thâm áo).

Một sắc là vô tận, vô lượng, vô biên nên mở ra thu nhiếp toàn bộ vũ trụ. Trong mùa xuân Bát nhã này, một đóa hoa bao gồm toàn bộ vũ trụ, và toàn bộ vũ trụ phản chiếu trong một đóa hoa.

Trong cái thấy của trí huệ tánh Không, không những thế giới sự vật vô tình là thanh tịnh, mà thế giới chúng sanh hữu tình cũng thanh tịnh, vì tất cả phiền não đều vô tự tánh:

“Vì bổn lai chúng sanh thường thanh tịnh vậy. Này Kiều Thi Ca! Do nhân duyên này, vì chúng sanh vô biên nên biết Bát nhã ba la mật cũng vô biên” (phẩm Tán hoa).

Trong trí huệ Bát nhã, không những không gian thanh tịnhthời gian cũng thanh tịnh:

“Này Tu Bồ Đề! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị laihiện tại thanh tịnh. Vì vị lai thanh tịnh nên quá khứhiện tại thanh tịnh. Vì hiện tại thanh tịnh nên quá khứvị lai thanh tịnh.
Tại sao thế? Vì hiện tại thanh tịnh cùng với quá khứvị lai thanh tịnh không hai không khác, không dứt không hoại vậy” (phẩm Tín hủy).

Tất cả các pháp đều thanh tịnh, thanh tịnh cho đến rốt ráo chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm:

“Đức Phật nói: Này Tu Bồ Đề! Vì sắc thanh tịnh nên Bát nhã ba la mật thanh tịnh. Vì thọ tưởng hành thức thanh tịnh nên Bát nhã ba la mật thanh tịnh. Này Tu Bồ Đề! Nếu sắc chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch thì gọi là sắc thanh tịnh” (phẩm Vô tác).

Trong mùa xuân trí huệ Bát nhã, mọi vật đều sáng sạch, mở rộng đến vô biên, nghĩa là tự do vô biên, nhưng trong ấy không phải rỗng không một cách vô cơ, vô tình mà có tình thương nhuần thấm, bao bọc khắp, liên kết mọi sự với nhau. Một mùa xuân ấm áp, chan hòa nắng ấm. Trí huệ luôn luôn đi liền với từ bi, trí huệ chính là từ bi.

“Do nhân duyên này nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không cũng dung thọ vô lượng vô biên vô số chúng sanh” (phẩm Đẳng Không).

Sự dung thọ tất cả chúng sanh của tánh Không chính là từ bi, và cả hỷ xả, tức là Bốn tâm vô lượng. Thế nên thực hành Đại thừathực hành trí huệ tánh Không cùng với từ bi:

“Ngài Tu Bồ Đề nói: Này ngài Xá Lợi Phất! Tôi muốn khiến Đại Bồ tát thực hành Bồ tát đạo chẳng rời niệm này: chính là niệm đại bi.

Bấy giờ Đức Phật khen: Lành thay, lành thay! Đây chính là trí huệ Bát nhã của Đại Bồ tát. Ai muốn nói thì phải nói như vậy. Tu Bồ Đề nói về Bát nhã ba la mật đều là tuân theo ý của Phật. Đại Bồ tát học Bát nhã ba la mật phải học như lời Tu Bồ Đề nói” (phẩm Vô sanh).

Trí huệtừ bi là hai yếu tố căn bản của nền tảng Đại thừa. Chúng ta luôn luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu của trí huệtừ bi ấy, dù có ý thức hay không, nhiều hay ít. Kho tàng thanh tịnh, tự do và ấm áp này là có sẳn, và chúng ta luôn luôn sống trong kho tàng ấy:

“Bát nhã ba la mật là kho thanh tịnh. Vì sắc thanh tịnh nên Bát nhã ba la mật là kho thanh tịnh” (phẩm Kinh nhỉ văn trì).

Phật Di Lặc Từ Thị là người sống trọn vẹn trong kho thanh tịnh ấy, nên ngài luôn luôn cười, nụ cười hỷ xả, tượng trưng cho mùa xuân bất tuyệt.

Trước khi nói Kinh Đại Bát nhã, trong phẩm đầu tiên, chúng ta thấy Đức Thích Ca cũng hiển lộ mùa xuân trí huệtừ bi ấy:

“Tất cả lỗ chân lông khắp thân của Phật cũng đều mỉm cười, phóng ánh sáng chiếu khắp cõi Đại thiên suốt đến hằng sa thế giới ở mười phương”(phẩm Tự).

Kinh dạy chúng ta phải biết “hộ trì, an trụ trong Bát nhã ba la mật” (phẩm Kiên cố). Dầu chỉ một ngày, dầu chỉ một niệm, “có thể làm, có thể học đúng như lời, quan sát đúng như trong Bát nhã ba la mật, siêng năng tinh tấn đầy đủ thì lúc phát khởi một niệm sẽ được vô lượng vô biên vô số phước đức” (phẩm Thâm áo).

Nói theo đời thường, chỉ một niệm, chỉ một ngày sống trong kho tàng mùa xuân Bát nhã cũng đủ mãn nguyện cho cả một đời người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14875)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15688)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14818)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15808)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20724)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12943)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12607)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 14927)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16493)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12588)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15565)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15464)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14742)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15589)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11732)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12542)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13443)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12417)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11933)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12711)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11582)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13704)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14042)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12874)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12709)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 12972)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 12958)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13584)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12417)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14403)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13272)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13730)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14587)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12686)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28214)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11753)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12622)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15011)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 11951)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11740)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12817)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11942)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11496)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10250)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11138)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10916)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11163)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11213)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14200)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12438)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11664)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29220)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10735)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11047)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10738)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11302)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10738)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12213)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11267)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10028)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant