Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bất ngờ mùa xuân

24 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12594)
Bất ngờ mùa xuân

blank

Một buổi sáng sớm mùa Xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Ánh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng. Chẳng buồn làm sao được, Tết nhất đến nơi rồi, tiền ăn, tiền ở, tiền nhà, kính thưa các loại tiền đang nối đuôi thôi thúc lão. Vợ lão bán hàng rong cua ghẹ ở bãi biển, lúc trước bán còn có đồng ra đồng vào, dạo này mưa gió biển động ầm ầm, du khách cũng như người dân địa phương ai đâu ra biển mà ăn cua ghẹ. Mọi thứ đều đổ dồn vào lão, giờ chỉ biết trông chờ hy vọng vào chiếc xích lô. Nhưng khách khứa cái kiểu này, thì!... Lão xích lô thấy lạ, mấy năm trước, cuối năm, những người làm ăn tha hương hoặc các cô cậu sinh viên về quê đông lắm, sân ga trở nên nhộn nhịp. Đều đặn, hết lớp người này đến lớp người kia, năm nào cũng vậy. Năm nay, khách đi đâu hết trơn? Lão đoán, có lẽ ngày nay dân giàu, người ta về quê đi bằng máy bay hoặc ô tô. Còn không, lúc khách mới bước xuống sân ga, mấy tay lái xe tắc xi, xe thồ ở trong bến giành hết khách rồi. Cái nghề đạp xích lô thô sơ của lão, chậm chạp chỉ phục vụ cho những người đi du lịch ngắm cảnh dạo mát chứ ai mà thèm đi nữa. Thôi, sang năm xong "vụ Tết", bỏ chiếc xích lô trong viện bảo tàng cho người ta chiêm ngưỡng, kiếm việc khác làm cho rồi!

Mãi đến gần trưa, lão xích lô vẫn không chạy được cuốc nào. Chẳng thà ngày thường, đường sá ít người, ít đông vui, cuộc sống công việc ai nấy làm, nếu vắng khách, lão cũng buồn, nhưng đó chỉ là nỗi buồn vắng khách. Đằng này sắp Tết, người người đi mua sắm, kẻ thì lo quét vôi tô tường trang trí nhà cửa, người thì khệ nệ khiêng chậu hoa mai, người thì bưng bê chậu hoa hồng hoa cúc, nói nói cười cười, rộn rã. Còn lão, giống như người không có gia đình, nằm ngoài đường, mòn mỏi trông chờ khách, buồn lắm, buồn đến nát ruột nát gan! Đúng vào cái giây phút lão buồn bã và chán nản cho cái kiếp nghèo ấy, bất ngờ lão xích lô gặp được vị khách hào phóng. Vị khách này cũng là vị khách cuối cùng trong năm. Ôi, cuộc sống muôn màu và đầy bất ngờ, có những điều thú vị biết bao!

Vị khách tuổi cỡ chừng bốn mấy năm mươi, nhỏ hơn lão, mặc quần áo cũ kỹ nhưng sạch sẽ, mang chiếc ba lô bạc màu. Anh ta không biết đi lối nào ra, đến gần lão, miệng mỉm cười xã giao, cúi thấp đầu giống như đàn em út gặp được người anh cả, trịnh trọng nói: "Thưa anh! Anh có thể chở em đến nhà nghỉ nào gần đây được không?". Mấy ngày nay ế ẩm, giờ đây có được khách gọi, lão xích lô mừng húm: "Dạ, dạ, được chứ!". Vị khách ái ngại, nhẹ nhàng nói: "Thưa anh! Em hãy còn trẻ!...". Câu nào vị khách cũng "thưa anh", điệu bộ cử chỉ vô cùng lịch sự, lão xích lô thấy lạ lắm. Cả đời lão chạy xe xích lô đã mấy mươi năm, thay và sửa không biết bao chiếc xích lô rồi, không biết bao nhiêu niêm vui nỗi buồn, nhưng chưa thấy ai ăn nói lịch sự như vị khách thế này. Bình thường, có một số người thiếu văn hóa, nói đúng hơn là xem thường người nghèo khổ, muốn đi xích lô, gọi trỏng, không lớn không nhỏ: "Ê, ê, xích lô!...". Cũng có người lão mời đi xích lô, không đi thì thôi, quay lại chửi: "Nhà tui ở đây, đi đâu nữa, ông khùng!". Mấy cậu không có việc làm, mới vô nghề chạy xích lô dễ "sốc" lắm. Với lão, đã quen tai với những lời nói không mấy nhã nhặn này rồi. Nếu ai ăn nói nhã nhặnlịch sự, với lão mới là lạ, chẳng hạn như vị khách này. Đến nhà nghỉ, vị khách bước xuống xe, lại hạ giọng hỏi: "Thưa anh! Anh lấy bao nhiêu tiền công?...". Vị khách ăn nói trịch trọng quá mức, làm lão xích lô cảm động vô cùng. Nhưng vì ngày Tết, lão đang rất khó khăn, không biết tính tiền như thế nào. Lưỡng lự giây lát, lão xích lô cực chẳng đã đành bấm bụng, đau lòng "chém": "50 nghìn!". Vị khách không nói năng gì cả, vẫn vui vẻ, tươi cười, móc bóp, lịch sự đưa tiền cho lão bằng hai tay. Về sau nhiều năm, lão xích lô nằm đêm ân hận trách mình mãi, đúng ra mình không nên lấy tiền vị khách này.

Lão xích lô mới quay đầu xe đi, vị khách vội vàng bước theo hỏi: "Anh ơi! Cho em hỏi thăm, Nha Trang, ngoài các vịnh và bờ biển tuyệt đẹp, còn có những danh lam thắng cảnh nằm trong thành phố như tháp Bà, hòn Chồng, chùa Long Sơn, nhà thờ Núi phải không?". Lão xích lô gật gật đầu, quen miệng nói: "Dạ, dạ, đúng rồi! Qua giọng nói, em đoán anh là người ở Sài Gòn mà sao biết?". Vị khách nói: "Em nghe trên ti vi, báo, đài trong nước ca ngợi phong cảnh đẹp ở đây hoài, giờ đây mới có dịp đến tham quan. Chiều nay anh có rảnh, chở em đến mấy khu du lịch này được không?". Lão xích lô "vô mánh lớn", vui mừng nói: "Dạ, dạ, được chứ!...". Vị khách ra điều kiện: "Nhưng anh phải giúp em một việc, em mới chịu đi!...". Lão xích lô sợ khách đổi ý, lo lắng hỏi vội: "Việc gì, thưa anh?". Vị khách bảo: "Anh không được luôn miệng nói dạ dạ, cũng không được gọi em bằng anh, được không?". Lão xích lô ngớ người ra, mỉm cười, khoái chí nói: "Dạ, dạ anh cứ yên tâm! Ý lộn! Em cứ yên tâm!...". Ôi, cả đời lão xích lô nghèo khổ luôn cúi đầu, luôn miệng dạ dạ hạ thấp mình, tội nghiệp làm sao!

Mấy ngày nay buồn bã bao nhiêu, giờ đây lão xích lô thấy vui bấy nhiêu. Hình như lúc vui quên cả đói và mệt. Hồi sáng lão ăn chỉ nửa ổ bánh mì, đúng ra giờ đây trong ruột đã đói cồn cào rồi, nhưng lão không thấy đói và mệt gì cả, ngược lại còn sảng khoái. Lão huýt sáo, hối hả đạp xích lô về nhà. Ở trong căn nhà thuê, vợ lão ngày Tết tuy không có tiền mua sắm, nhưng cũng lo giặt giũ quần áo, dọn dẹp căn phòng. Mặc dù là nhà của người ta, nhưng mình thuê ở nhà của mình, ngày Tết phải sửa soạn cho thật khang trang. Về đến nhà, cất xích lô xong, lão kể liền việc gặp vị khách lạ cho vợ lão nghe. Vợ lão nghe xong, bình thản nói: "Tại mình nghèo khổ, coi quý đồng tiền, chứ người giàu sang năm ba chục có sá gì!". Lão nói: "Không! Anh ta da dẻ đen sạm, quần áo cũ kỹ, không có gì giàu sang cả. Có điều lạ là anh ta quá lịch sự, luôn miệng thưa anh, lúc đưa tiền cho tôi, anh ta đưa bằng hai tay!...". Vợ lão nghĩ ngợi giây lát rồi nói: "Ông nên cẩn thận với người quá lịch sự. Ông hãy coi chừng, nó lừa lấy chiếc xích lô của ông hồi nào không hay đó!". Lão ngẫm nghĩ, ừ, không khéo nó lừa!... Nhưng lão thắc mắc nghĩ lại, mà thời buổi giờ, người ta lừa lấy chiếc xích lô để làm gì? Không lẽ vị khách này là một cán bộ cao cấp, trừ gian diệt bạo, ăn mặc giản dị, giả trang thành dân thường, "vi hành" một chuyến xem dân tình thế thái như trong phim ảnh chăng? Hay là!?...

Bình thường trưa nào lão xích lô cũng ngủ nửa tiếng để có sức chạy tới khuya. Hôm nay lão không ngủ, ăn xong dĩa cơm hối hả đạp xe tới nhà nghỉ chờ khách. Đến nơi, lão thấy vị khách đã ngồi đợi trước nhà nghỉ rồi. Có lẽ vị khách đang nóng lòng, thăm hết phong cảnh đẹp Nha Trang. Thấy lão đến, vị khách đứng dậy, mỉm cười, bắt tay rồi leo lên xích lô bảo lão chở đi đâu thì đi, cũng không hỏi giá chi cả. Đầu tiên, lão xích lô chở vị khách đi một vòng dọc bờ biển, sau đó đến nhà thờ Núi, chùa Long Sơn. Đi đến chỗ nào, lão cũng nhiệt tình kể cho vị khách nghe lịch sử khu di tích điểm đó, giống như hướng dẫn viên du lịch. Vị khách luôn miệng trầm trồ, ca ngợi cảnh đẹp. Lúc chở đến dốc cầu Trần Phú B, một cái dốc vừa cao, vừa dài, vừa ngược gió, có lẽ biết lão xích lô đã mệt, bỗng dưng vị khách nhảy xuống đất, nói:

- Anh mệt rồi, để em chở anh cho.

- Không được! Anh nghèo khổ chạy xích lô kiếm tiền, dù mệt, phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu để cho em chở, sao anh lấy tiền công em? Chẳng lẽ em quay sang lấy tiền anh? Không, không được, em là người giàu sang, em là quý khách, không thể để em chở anh được!...

- Anh khách sáo quá! Em quý mến, coi anh như người anh cả vậy. Anh đừng nói đến tiền bạc, giàu nghèo được không!...

Nói xong, vị khách nhảy xuống đất, giành lấy xe, đổi chỗ với lão xích lô. Lão xích lô lưỡng lự, ái ngại chưa biết tính làm sao, vị khách đã leo lên yên xe ngồi rồi. Từ lúc đó trở đi, vị khách du lịch chở lão xích lô dạo mát, ngắm cảnh, lúc nào mệt lão xích lô quay sang chở khách. Hai người thay nhau đạp, nói cười vui vẻ, giống như hai người thân. Dọc đường, mọi người nhìn vào, không còn biết ai là quý khách du lịch, ai là kẻ nghèo đạp xích lô thuê nữa.

Ngày nào, lão xích lô cũng gắn bó với chiếc xe nhưng chỉ ngồi đằng sau, gồng hết sức mình để chở khách. Hôm nay là lần đầu tiên trong đời, lão xích lô vinh dự được ngồi đằng trước cho khách chở mình, lão cảm động lắm, thiếu điều rơi nước mắt. Đến chiều, sau khi đi hết các điểm du lịch về nhà nghỉ, vị khách hỏi:

- Anh lấy bao nhiêu tiền công vậy?

Lão xích lô gãi đầu, lúng túng nói:

- Anh chở em nửa đường, em chở anh nửa đường, thật lòng anh không biết lấy bao nhiêu cho phải. Thôi thì, mình là anh em với nhau, em muốn đưa anh bao nhiêu cũng được!

Vị khách lịch sự lấy hai trăm nghìn nhét vào túi lão xích lô rồi, còn mời:

- Tối nay, em mời anh đi uống nhé!

- Nhưng phải để anh trả tiền, được không?

- Mình cứ đến quán rồi hẵng tính!...

Buổi tối, vị khách hào phóng và lão xích lô ngồi uống bia hơi bên quán vỉa hè, tỉ tê tâm tình, giống như hai người bạn. Lúc uống xong vài ly, bao nhiêu thắc mắc, bao nhiêu quý mến vị khách lạ để trong lòng, giờ đây lão xích lô mạnh dạn hỏi:

- Qua cách ăn nói lịch sự, tế nhị, ở trong Sài Gòn, anh đoán chắc em học hành cao lắm phải không?

- Dạ không, em học hành dở dang!...

Lão xích lô thắc mắc, hỏi tiếp:

Em xài tiền hào phóng, không tính toán với anh vậy, chắc ở trong đó em phải là một thương gia giàu có? Còn không, em phải là người sống trong nhung lụa, gia đình có của ăn của để?

- Dạ không, ở Sài Gòn, em cũng đạp xích lô!

Lão xích lô trố mắt, ngạc nhiên:

- Em đạp xích lô sao hào phóng với anh như thế?

Đến nay, vị khách bộc bạch hoàn cảnh của mình:

- Vì là đồng nghiệp, em mới hiểu được nỗi cơ cực của người đạp xích lô, mới lịch sự hào phóng với anh như thế! Anh cũng biết cái nghề xích lô rồi, ngày Tết, mọi người rủ nhau đi chơi, cũng là lúc "vô vụ" làm của anh em mình. Em yêu thích cảnh Nha Trang đã lâu, vừa rồi, em may mắn gặp chở một bà Việt kiều tốt bụng cho em hai trăm đô, nhân lúc gần Tết ế ẩm em tranh thủ thời gian đi chơi Tết sớm, mời anh chút ít lại. Chứ đầu năm, đón xuân mới, người ta vui vẻ đi chơi, mình phải gồng lưng đi làm, rảnh đâu mà đi!...

Lão xích lô xúc động, liền đứng dậy lấy tiền trả cho vị khách, chối từ:

- Mình nghèo khổ, đồng nghiệp với nhau, anh không lấy tiền em đâu!

Vị khách chặn tay lão xích lô lại, bảo:

- Em còn trẻ, chưa có vợ, có sức khỏe, còn nhiều cơ hội. Anh cứ cầm tiền, mùng một đầu năm nay, đừng đi làm, anh chở vợ đi chùa một lần giống như người ta!...

Lão xích lô rơm rớm nước mắt, ngậm ngùi nói:

- Cám ơn em, cho anh mượn tạm! Sau này có duyên, có dịp, anh sẽ gởi em!...

Nói thì nói hy vọng vậy, nhưng trong lòng lão xích lô vô cùng lo lắng, không biết về sau mình có tiền vào Sài Gòn để gởi lại món nợ ơn nghĩa cuộc đời này không?

Truyện ngắn của Đức Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13268)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 14868)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15681)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14809)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15798)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20700)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12937)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 14912)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16484)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12581)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15562)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15461)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14737)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15587)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11725)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12533)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13431)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12410)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11931)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12707)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11580)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13699)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14036)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12870)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12707)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 12966)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 12953)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13578)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12413)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14399)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13266)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13724)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14583)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12682)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28205)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11746)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12616)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15005)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 11945)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11730)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12807)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11935)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11489)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10242)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11129)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10914)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11156)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11208)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14196)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12431)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11658)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29208)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10733)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11041)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10732)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11294)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10723)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12208)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11264)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10025)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant