Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lược ý truyền thống diễu hành xe hoa trong đại lễ Phật Đản Phật giáo Bắc truyền

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13178)
Lược ý truyền thống diễu hành xe hoa trong đại lễ Phật Đản Phật giáo Bắc truyền

LƯỢC Ý TRUYỀN THỐNG DIỄU HÀNH XE HOA
TRONG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN
Thích Tâm Mãn

Khi những hạt mưa đầu mùa bắt đầu tí tách, con ve gọi hè bổng náo nức râm rang, những giọt xuân cuối cùng sắp sang, nhường chổ cho hạ về ngập tràn nắng sáng, cũng là lúc người con Phật ở khắp nơi trên thế giới, lại một lần nữa cung kính chào mừng ngày đại lễ Đức Phật Đản Sanh.

blankHơn 2500 năm đã trôi qua, trong quá khứ cũng như hiện tại, nếu là người con Phật ai cũng thấy trong lòng nao nức, ai cũng muốn đem hết những gì mình có và có thể làm được, để trang nghiêm đại lễ, để cúng dường ngày Phật Đản Sanh và nghi thức diễu hành xe hoa trong ngày Đại Lễ Phật Đản của Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ tâm nguyện này.

Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương. Ngày xưa nghi thức này được gọi là “Hành Tượng” có nghĩa là dùng xe được trang sức bằng châu báu, chở tượng Phật đi nhiễu khắp phố phường nhân lễ Phật Đản. Trong sách Đại Tống Tăng Sử Lược chép: “Hành Tượng là do từ khi Phật nhập Niết Bàn, nhiều vị Vua cũng như đại thần, buồn vì mình không đủ duyên để được thấy Phật, cho nên tạo tượng Phật Đản Sanh, hoặc là tượng Thái Tử, để lên xe đưa đi tuần du khắp thành để chiêm ngưỡng”. Đây là khởi nguyên của nghi thức hành tượng trong Phật Giáo.

Vào thế kỷ thứ 5 khi ngài Pháp Hiển đến Ấn Độ, lúc bấy giờ ở Tây Vực cũng như Ấn Độ nghi thức hành tượng rất thịnh hành và Ngài Pháp Hiển đã từng xem nghi thức này. Trong sách Pháp Hiển Truyện chép: “Pháp Hiển cùng đoàn của ngài muốn xem nghi thức hành tượng, tháng ba thì đến nước Vu Điền, ở trong một ngôi chùa lớn của nước ấy, trong nước đó có 14 ngôi Đại Già Lam, còn các ngôi chùa nhỏ thì nhiều vô kể. Đến ngày mồng 1 tháng 4, tất cả những đường lớn nhỏ trong thành đều được quét dọn tưới nước sạch sẽ, trên cổng thành giăng màng trướng gấm vóc, treo đèn kết hoa.

Vua cùng phu nhân, cung nữ đến cổng thành, trước tiên thỉnh ngài Diệu Ma Đế là vị Tăng tinh thông Đại Thừa học, được vua kính trọng, đi đầu đoàn xe hoa chở tượng Phật. Cách cổng thành khoảng ba, bốn dặm làm chiếc xe voi bốn bánh, cao hơn ba trượng, có hình dáng như một cung điện, trang sức bằng bảy thứ báu, treo các thứ tràng phang bảo cái, tượng Phật được đặt ở giữa xe, có hai vị Bồ Tát hầu ở hai bên và rất nhiều hình tượng của chư thiên chúng, đều chạm trỗ bằng vàng bạc, treo trên hư không, khi xe báu chở tượng Phật đến còn cách cổng thành khoảng chừng 100 bước, Vua cởi mão, mặc đồ mới, bưng các thứ hương hoa, dẫn đoàn tùy tùng xếp thành hai hàng, ra ngoài nghinh đón, tung hoa đốt hương, cuối đầu đảnh lễ.

Khi xe chở tượng Phật vào thành, Phu nhân cùng cung nữ từ trên cổng thành rãi hoa cúng dường. Mỗi ngôi chùa trong thành đều có một xe hoa chở tượng Phật, các đồ trang sức trang nghiêm trên mỗi xe đều khác nhau. Mỗi ngày là một chùa tổ chức nghi thức hành tượng, từ ngày mồng 1 cho đến ngày 14 thì kết thúc, khi kết thúc lễ hành tượng rồi thì nhà vua cùng phu nhân mới hồi cung.”

Thế kỷ thứ 7 Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cũng từng chứng kiến nghi thức diễu hành xe hoa trong đại lễ của Phật Giáo. Trong sách Đại Đường Tây Vực Ký quyển 1 Nước Khuất Chi chép: “Cổng thành lớn phía tây, hai bên đường đều có tượng Phật đứng, cao hơn sáu bảy thước...Trong các ngôi Già Lam, chư Tăng dùng các thứ châu báu trang nghiêm tượng Phật, dùng các thứ gấm vóc lụa là trang trí xe hoa, để thỉnh tượng Phật đi diễu hành...".

Phật Giáo cuối thế kỷ thứ 1 đầu thế kỷ 2 theo con đường tơ lụa truyền vào Trung nguyên, theo đường trên biển truyền vào Việt Namnghi thức Hành Tượng được truyền vào Việt Nam rất sớm, trong sách Ngô Chí có đoạn chép: “…ở Giao Châu…khi ra đường người ta thường nghe tiếng kiểng, lẫn tiếng trống kèn những người rợ Hồ (chỉ các vị Tăng và Phật tử người Ấn) đi theo thắp hương hai bên có từng đoàn xe có mười người..”.

Tại Trung Quốc nghi thức Hành Tượng (diễu hành xe hoa) cũng được truyền vào và rất thịnh hành, trong sách Ngụy Thư. Thích Lão Chí chép: “năm 424 Khi vua Thế tổ mới kế vị, làm lễ tôn phong cho vua Thái Tổ và Thái Tông, vào ngày mồng 8 tháng 4, khi xe hoa chở tượng Phật của các chùa diễu hành, trên đường phố trong kinh thành, nhà Vua lên cổng thành ngự lãm, rãi hoa, kiền thành kính lễ. Đến đời vua Hiếu Văn Đế năm Thái Hòa thứ 2 (497) chiếu lịnh cho cung nghinh hết thảy các xe hoa chở tượng Phật vào trong cung, để nhà vua tán hoa cúng dường, và sau đó trở thành thông lệ thường niên”.

Trong các sách như Phật Tổ Thống Kỷ quyển 38, sách Lạc Dương Già Lam Ký quyển 3, sách Thành Nam Cảnh Minh Tự đều có ghi chép miêu tả cảnh tượng về nghi thức diễu hành xe hoa trong lễ Phật Đản như: “Chùa Cảnh Minh được xây dựng vào năm Cảnh Minh, cho nên có tên gọi như vậy.... Ngày mồng 7 tháng 4 tất cả xe hoa chở tượng Phật của các chùa trong Kinh sư vân tập về đây. Bộ thượng thư lại kiểm có hơn ngàn xe, đến ngày mồng 8 đoàn xe hoa thứ tự vào thành, qua cổng Tuyên Dương, đến trước hoàng cung, để thọ nhận Hoàng Đế rãi hoa cúng dường.

Vào ngày đó, hoa vàng sáng rực trời, bảo cái nhiều như mây, tràng phan, cờ phướng nhiều như rừng, nhang khói như mù sương, Phạm nhạc pháp âm, rung chuyển trời đất, cả trăm thứ hý kịch của nhân dân múa hát cúng dường Phật Đản. Danh Tăng đức chúng, chống tích trượng đi cả đoàn, Tín đồ pháp lữ, cầm hoa đi vô số, đường phố lớn nhỏ, người người đông nghịt. Bây giờ có các vị Tăng Tây Vực thấy cảnh tượng như vậy, thốt lên; thật đúng là nước Phật”. Qua sự miêu tả trên đây cho chúng ta thấy nghi thức diễu hành xe hoa trong lễ Phật Đản được du nhập rất sớm vào Phật Giáo Bắc Truyền và đến thế kỷ thứ 4, 5 thì đã rất thịnh hành trở thành nghi thức không thể thiếu trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Đông Độ.

Từ thời Nam Bắc Triều đến Tùy, Đường, Tống nghi thức diễu hành xe hoa có tượng Phật ngày một thịnh hành và phát triển, bắc có Tây Hạ, tây đến Tứ Xuyên, nam các tỉnh Hồ Quảng đều lưu hành nghi thức hành tượng còn được gọi là nghi thức “Hành Thành” hoặc là “Tuần Thành”, trong sách Pháp Uyển Châu Long quyển 23 có đoạn chép: “...đến ngày mồng 8 tháng 4, Thành Đô diễu hành xe hoa chở tượng Phật...”. Trong sách Tuế Thời Quảng Ký quyển 20, đời Tống có đoạn dẫn “Hình Sở Tuế Thời Ký” chép: “trong năm đến ngày mồng 8 tháng 2, ngày Phật hạ sanh, ngày Phật thành đạo, những nhà theo Đạo Phật trì Bát quan trai giới, làm xe có bảo cái... đến ngày lễ trì hương hoa đi khắp thành một vòng, gọi là Hành Thành.”. Trong sách Tăng Sử Lược đời Đường chép: “Khi tượng vàng từ chùa Cảnh Hưng được thỉnh ra, Vua cho 100 lính Dực Lâm quân khiên kiệu, đoàn nhạc rước do đội nhạc của cung đình đảm trách... xe hoa chở tượng Phật cùng với tràng phan, bảo cái che cả một góc trời...đây là nghi thức Hành Thành của Đại Đường vậy”.

blank

Đến đời nhà Tống phía bắc có nước Liêu, phía nam có Đại Việt, đương thời Phật Giáo ở hai nước này rất thịnh hành và đã trở thành quốc giáo. Nghi thức diễu hành xe hoa trong ngày lễ Phật Đản cũng được tổ chức hết sức trang nghiêmlong trọng, không thua kém gì ở Trung Hoa. Trong sách Liêu Sử quyển 53 chương Lễ Chí sách Khiết Đan Quốc Chí đều có chép về nghi lễ hành tượng trong ngày lễ Phật Đản của nước này: “...Đến ngày Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, ở Kinh Đô cũng như các Châu, Quận, dùng gỗ chạm tượng Phật, đội nghi trượng, nhạc lễ thỉnh rước cả trăm người, thỉnh tượng đi diễu khắp thành.."

Nước ta đến thời Lý, Trần nước nhà độc lập hưng thịnh, lúc bấy giờ Phật Giáo đã trở thành quốc giáo, được vua chúa kính tin, nhân dân quy ngưỡng, cho nên ngày lễ Phật Đản cũng như nghi thức Hành Tượng diễu hành xe hoa trong ngày đại lễ đã thành quốc lễ của dân tộc Việt Nam, vì vậy từ vua quan đến thứ dân ai ai cũng vui mừng, cung kính, nô nức đón chào ngày đại lễ.

Trong sách Thơ Văn Lý Trần dịch văn bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh đã miêu tả rất chi tiết không khí lễ hội: “Nhà vua thân ngồi xe ngọc, đến mở tiệc chay. Hương hoa bày hình thức kỳ an, bồn chậu đặt lễ nghi tắm Phật. Trang sức tướng tinh thành cho năm chúng, hoặc hở vai tiến thoái nhịp nhàng; tạo đội ngũ thiên vương ở bốn phương, nâng khí cụ bồi hồi nhảy múa”, hay “Sai phụng thường chỉnh đốn kiệu xe, khiến phong bá quét sạch bụi bặm. Khói trầm đàn như mây toả khắp sơn khê, bóng cờ phướng như ráng phô đầy các ngả.

Chuông trống vang ầm, khánh tiêu rộn rã. Phía trước xe mây Tam bảo, đằng sau kiệu báu thánh hoàng. Dốc nghiêng xanh tía sáu cung, về hết trẻ già muôn nước. Điện hoa vắt ngang phía trước, chùa Phật mở rộng bên trong. Hội Tăng Ni trai khiết, diễn Giác Đế chân kinh.

Hoàng đế nghiêm trang, đọc kệ đoạn cúi đầu tạ lễ. Cung nga khép nép, nghe kinh xong dâng sữa múa ca. Thổi cơm chay trắng muốt, thết khách đói qua đường, phát tiền quý ùn ùn, cấp dân nghèo khắp chốn. U hiển đều về, thiên long cùng đến; đem lực công tối thượng, phúc đức vô lường, ca ngợi hoàng cương vững bền như trời đất. Cầu mong bảo vận vằng vặc như trăng sao; sớm sinh thái tử, nối mãi mệnh trời. Mong gốc ngành muôn thuở, cầu xã tắc muôn năm. Cỏ lướt nhiều phương, quỳ nghiêng muôn nước”.

Đất Nước Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam, Phật Giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ thưở hồng hoang đến ngày độc lập thạnh trị, không thời điểm nào, không phút giây nào mà không có sự đóng góp của Phật Giáohồng ân của Đức Phật cho đất nước này, dân tộc này cho nên tất cả những vị minh quân, anh hùng dân tộc đã khai sáng những thời đại độc lậpvinh quang cho đất nước Việt Nam, từ Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đến Lý Công Uẩn, Trần Thái Tông, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, và các chúa Nguyễn trong buổi đầu đi mở cõi và lập quốc ở đàng trong, như Nguyễn Hoàng (chúa Tiên), Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi), Nguyễn Phúc Lan (chúa Hiền), Nguyễn Phúc Tần (chúa Nghĩa), Nguyễn Phúc Chu (xứng đáng để được tôn vinh là chúa Phật), tất cả đều là những người con ưu tú của dân tộc Việt, là đệ tử của bậc Đại Pháp Vương, cho nên họ chí thành cung kính long trọng cử hành lễ Phật Đản Sanh là việc làm cụ túc ý nghĩa chân thànhcảm ơn đúng theo truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Phật Giáo như gắn chặt, có mặt hầu hết trên các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, xã hội.v.v... đâu đâu cũng thấy vết tích của Phật Giáo. Đến khi Chúa Nguyễn mang gươm đi mở cõi, một dãi trời nam lại hiện bóng từ bi, Phật Giáo lại cùng với dân tộc vào miền đất mới, trong quá trình mở cõi tạo tác sơn hà, Phật Giáo lại chứng minh truyền thống đồng hành cùng dân tộc của chính mình, và chính nơi miền đất mới hình thành hai trung tâm Phật Giáo mới của Phật Giáo Việt Nam đó là trung tâm Phật Giáo Bình Định và trung tâm Phật Giáo đế kinh Thuận Hóa.

Trung tâm Phật Giáo Bình Định đem ánh sáng của Phật Giáo Đại thừa đại chiếu nam phương, đem Lâm Tế thiền tông khai tâm đất Chân Lạp, dựng Phật đạo tràng hoằng hóa khắp chốn sông nước bưng biền. Trung Tâm Phật Giáo tại Đế Kinh Thuận Hóa được các đời vua chúa hết tâm hộ trì và kính ngưỡng, cho nên tục Phật huệ mạng, thỉnh thập phương danh đức, khai đàn thí giới.

Nguyên Thiều truyền pháp mạch, Liễu Quán lập tân tông, Vua chúa tác đạo nhân, danh Tăng nhập Đế khuyết, pháp hội, đạo tràng theo duyên khai mở, giới hội, hạ kỳ lần một ứng cơ, có thể đem so với Luy Lâu thuở trước, không kém cùng Diên Hựu ngày xưa. Nếu như đủ duyên nên trở lại Huế trong mùa Phật Đản chiêm ngưỡng nghi thức Hành Tượng từ chùa Diệu Đế đến Từ Đàm ta sẽ cảm thấy được nguyên vóc dáng, hình hài, dấu vết của nghi lễ Phật Giáo thời đại Lý Trần đón lễ Phật Đản Sanh.

Ngày nay truyền thống diễu hành xe hoa, cũng như nghi thức Hành Tượng theo cổ lệ của Phật Giáo Việt Nam trong Đại Lễ Phật Đản có thể nói chỉ còn ở Huế và cũng chỉ có Phật Giáo Huế tổ chức Phật Đản là đầy đủ sắc màu truyền thống nhất, bởi vì Phật Giáovăn hóa truyền thống chủ đạo của Huế, và cộng với tâm chí thành của người con Phật ở Huế đối với Đức Từ Bi.

Nhưng song song với sự gìn giữ nghi thức truyền thống của Phật Giáo Huế thì Phật Giáo cả nước lại tạo nên một hình ảnh Đại Lễ Phật Đản mới, mới cả tư duyhình thức, đem Phật Đản vào đời, trang nghiêm hoành tráng theo mô típ của văn hóa nghệ thuật đương đại, cũng xe hoa nhưng thắm màu hiện đại, thay lễ Hành Tượng bằng cờ Phật Giáohình ảnh Đức Phật rực rỡ khắp mọi nơi, có thể nói cả nước đón ngày Phật Đản trong tâm niệm, cổ kim một niềm kính lễ, mọi miền chung một tâm vui. Chúc Phật Giáo Việt Nam thêm một mùa Phật Đản, Tăng Già hòa hợp, Tín chúng tấn tu, gìn giử truyền thống cho mai hậu, phát huy tinh thần hiện đại hóa Phật Giáo, để Đạo Phật ngày một nhập thế hơn.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11161)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11336)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10060)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9863)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10591)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11225)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 10372)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11727)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 9932)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10347)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10485)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 10590)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11184)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10524)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13349)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12209)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 10930)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10540)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12181)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11060)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11731)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 9132)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10438)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10139)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10473)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10813)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10702)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 11744)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 10341)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11558)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10333)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10646)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 10038)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10166)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10535)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10663)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11116)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10284)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10589)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11336)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18059)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10405)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12739)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11649)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 13219)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 11472)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 14370)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 11951)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11713)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11601)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11376)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 11931)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 11865)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14081)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13239)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14180)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 11950)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10307)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11111)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 12459)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant