Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Phật nhập thế độ sanh

30 Tháng Năm 201507:26(Xem: 10923)
Đức Phật nhập thế độ sanh
Đức Phật nhập thế độ sanh

Thích Thông Huệ


Đức Phật nhập thế độ sanhCách đây hơn 26 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằng. Sự kiện trọng đại Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này thật là hy hữu. Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Sử sách Ấn Độ cho rằng một người ra đời với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, sau này xuất gia sẽ thành Phật, sẽ đem chánh pháp giáo hoá chúng sanh. Khi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh Vương hoặc xuất gia sẽ thành Phật; còn ngài Kiều Trần Như cho rằng Đức Thế Tôn sau này chỉ thành Phật và điều ấy đã trở thành sự thật. Lịch sử của Đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đoá hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần. Theo tục lệ Ấn Độ, người phụ nữ hoài thai sẽ trở về quê ngoại để sinh nở, Hoàng hậu Ma-Da sắp đến ngày nở nhụy khai hoa đến vườn Lâm Tỳ Ni gặp hoa Vô Ưu nở, đưa tay hái liền hạ sanh Thái tử Sĩ-Đạt-Ta.


Đức Phật nhập thế, thị hiện là một vị Đông cung thái tử trong cung vua Tịnh Phạn. Với hoàn cảnh y báo tại vương thành Ca Tỳ La Vệ, cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-Da, Ngài ở trên đỉnh cao địa vịdanh vọng nhưng chẳng đam mê lạc thú trần gian, quyết định ra đi tìm đạo, thành đạo, trao truyền chánh pháp đến cuối cuộc đời mới thể nhập Niết bàn tự tại. Trước khi xuất gia, Ngài dạo qua bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết và một đạo sĩ. Từ đó, Ngài trầm tư về lẽ sống chết, về thân phận của kiếp người. Con người phải chịu đựng biết bao nỗi sầu, bi, khổ, ưu, não, mãi bươn chãi theo dòng đời xuôi ngược, cuối cùng đều từ giã cõi đời với hai bàn tay trắng. Người nghèo khổ lẫn giàu sang phú quý đều trải qua sinh, già, bệnh, chết. Với ý chí, trí tuệ phi thườnglòng từ bi vô hạn, Ngài cảm nhận sâu xa nỗi khổ niềm đau của nhân thế, từ bỏ mọi thụ hưởng, quyết định vượt thành ra đi tìm đạo để cứu chúng sanh đang chịu trầm luân thống khổ trong biển sinh tử.  
  
Đạo Phậttư tưởng xuất thế nhưng chủ trương nhập thế để cứu khổ độ sanh. Ngày nay, Liên Hợp Quốc đã công nhận hình ảnh Ngài là biểu tượng của hoà bình thế giới. Ngài sáng lập đạo Phật, đạo của hoà bình, hợp tác, hữu nghị. Đạo Phật chủ trương hoà bình, bảo vệ sự sống, đem đến an lạchạnh phúc cho nhân loại. Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật chưa từng gây ra cuộc Thánh chiến đẫm máu nào cả. Đạo Phật được công nhậnTôn giáo Văn hoá Thế giới. Ngày lễ Phật đản của cả thế giới được Liên Hợp Quốc bảo trợ và gọi là Đại lễ Vesak. Đức Phật, giáo pháp của Ngài, Tăng đoàn hàng sứ giả của Như Lai nối truyền mạng mạch phật pháp để thông điệp từ bi cứu khổ chuyển hoá nhân sinh. Pháp là đuốc soi tỏ đường trong đêm trường vô minh tăm tối giúp chúng sanh thoát khỏi mê mờ, trở về sống an vui, hạnh phúc, giác ngộgiải thoát.
Đức Phật là Bậc Giác ngộ, đạo Phật là đạo giác ngộ, phật tử là con của Bậc Giác ngộ. Ngài truyền giáo pháp thậm thâm vi diệu, còn hàng hàng lớp lớp sứ giả Như Lai thắp lên ngọn đuốc trí tuệ để soi đường cho chúng sanh đi. Bởi thế, dân gian thường nói: “Tiên bái Trụ trì, hậu bái Thích Ca”. Chính Chư Tăng đã thay Phật nói pháp và truyền giới cho phật tử. Chư Tăngchân lý sống động trong ba ngôi quý báu giúp phật tử hiểu giáo lý một cách thấu đáo, rõ ràng. Chư Tăng có thể xương minh phật pháp, làm cho phật pháp quang huy, đó là lý do vì sao phật tử phải quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Trong kinh Pháp Cú có câu:
            “  Vui thay Phật ra đời
                Vui thay Pháp được giảng
                Vui  thay Tăng hoà hợp
                Hoà hợp tu vui thay.”

Đức Phật thị hiện rồi nhập Niết Bàn, để lại giáo pháp thậm thâm vi diệu. Đức Phật nhập diệt nhưng ánh sáng trí tuệ của Ngài còn tồn tại. Nếu không có hàng sứ giả Như Lai tuyên dương chánh pháp thì dần dần Phật pháp sẽ bị mai một. Chư Tăng thay Phật truyền pháp cũng cần có nếp sống thanh tịnh, là tấm gương sáng trong đời sống tâm linh. Người phật tử trong lòng vui vẻ phấn chấn khi nghe pháp thì mới có được pháp lạctiếp thu những tinh hoa tư tưởng của đạo Phật. Cho dù là người xuất gia hay tại gia cũng nên hoà hợp cộng tu, phật tử tại gia phải giữ gìn năm giới cấm để trở thành người phật tử chân chánh.

Vào ngày 15/12/1999 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết chính thức công nhận ngày Đại lễ Vesak, còn gọi là Đại lễ Tam hợp là: ngày Phật đản sanh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn, cùng vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo lịch Ấn Độ cổ nhằm tôn vinh giá trị đạo đức văn hoá, tư tưởng hoà bình của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là ngày Lễ hội Văn hoá Tôn giáo Quốc tế. Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tổ chức tại Srilanka đã xác nhận Phật giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ đã và đang tiếp tục đóng góp rất hữu hiệu cho đạo đức tâm linh của nhân loại. Đạo Phật đã đáp ứng cho nhân loại xã hội ngày nay các giá trị an lạc, hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Người đệ tử Phật đã thọ những giới cấm, được nuôi dưỡng trong truyền thống tâm linh của Phật giáo cần tránh xa mọi tội lỗi, phân biệtthiện ác, tội phước. Người phật tử chân chánh cần sống trong tinh thần của Bát chánh đạo là: Chánh kiến, thấy biết chơn chánh; Chánh tư duy, suy nghĩ chơn chánh; Chánh ngữ, nói năng chơn chánh; Chánh nghiệp, hành động chơn chánh; Chánh mạng, mưu sinh chơn chánh; Chánh tinh tấn, siêng năng chơn chánh; Chánh niệm, nghĩ nhớ chơn chánh và Chánh định, tập trung tư tưởng chơn chánh, nhằm mục đích xây dựng đời sống an lạc giải thoát. Thông thường, những gia đình thuần hoá sống trong nền luân lý đạo đức của Phật giáo thường là những gia đình thuần lương, đời sống ổn định, hạnh phúc an vui.

Đức Phật thị hiện với nhân dáng hoàn mỹ và toàn bích, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp không ai có thể sánh bằng. Nhờ có trí tuệ siêu việt, lòng từ bi nhân ái vượt thường, đời sống tu tập chuyển hoá, Ngài kết tinh bằng những đức tính cao cả tôn quý nhất cả về thể chất lẫn tâm hồn nên chúng sanh xưng dương tán thán Ngài.

Đức Phật tuyên thuyết lần đầu tiên tại Lộc Giả Uyển về chân lý của sự thật gọi là Tứ diệu đế, tức bốn sự thật nhiệm mầu, không phải là quy ước pháp của thế gian mà là sự thật của cuộc đời bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đếĐạo đế.
Khổ đếchân lý sự thật đúng đắn về sự khổ ở thế gian. Con người sinh ra phải chịu cảnh sinh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não mà chúng ta thường nghe là Tam khổ, Bát khổ. Tam khổKhổ khổ, hoại khổhành khổ. Bát khổsanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hoại khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Con người chịu khổ trùng trùng điệp điệp với biết bao điều bất toàn, bất như ý trong cuộc sống ở nơi thân này không thể kể sao cho xiết. Thân bất tịnh là khổ, vô thường là khổ, thân giả hợp là khổ.  Nhưng Đức Phật nói khổ để chúng sanh nhận diện sự thật rồi tìm phương thoát khổ, vì khổ làm thân tâm con người bức bách, ray rứt, thúc giục họ nhìn nhận bản chất sâu xa của cuộc sống.

Tập đếchân lý về nguyên nhân của sự khổ. Mọi thống khổ con người đang phải gánh chịu nơi thân này, cuộc đời này chính là tham, sân, si. Tham chính là nguyên nhân của đau khổ, làm cho con người thiếu sáng suốt. Tham là nguyên động lực làm xoay chuyển bánh xe luân hồi. Người xưa thường nói tham thì thâm vì tham lam chi phối con người thấy lợi trước mắt mà không thấy hại sau lưng, tham làm cho con người đoạn tình, đoạn nghĩa, không còn nhìn xa trông rộng để nhận thức toàn diện vấn đề. Người xưa có câu: Một đốm lửa sân có thể thiêu rụi cả rừng công đức. Sân cũng là nguyên động lực vận chuyển bánh xe luân hồi, phần nhiều là tạo ra ác nghiệp trùng trùng. Si là trạng thái tối tăm trong tâm hồn, là nguyên nhân tạo ra nhiều tội lỗi, là nhân của loài súc sanh không biết tôn tri trật tự, phải trái, tốt xấu, đúng sai, không phân biệt được chơn ngụy chánh tà. Chính si mê sản sinh ra tham và sân. Nếu con người hết si mê thì được sáng suốt, vì thế chúng sanh cần tu tập để đoạn si mê. Đức Phật đã nói Tập đếnguyên nhân của mọi khổ đau, nếu chúng sanh tu tập và đoạn trừ được tham sân si thì trong lòng bình an vui vẻ, ra khỏi trần lao sinh tử. Chư Phật, chư Bồ tát, các bậc Thánh Hiền đoạn trừ tham sân si và đã trở thành vô sanh bất tử. Các Ngài đem ánh sáng quang minh soi rọi vào cuộc đời tăm tối để vực chúng sanh ra khỏi biển khổ sông mê. Chính vì vậy, Đức Phật đã nói: Tập đếsự thật, là nguyên động lực tạo nên tất cả nỗi khổ trong cuộc đời này.

Diệt đế là gì? Diệt đếchân lý về sự diệt khổ. Tức là Niết bàn. Chỉ có những bậc Giác ngộ giải thoát mới thấu hiểu được trạng thái của Diệt đếtrở về với chơn tâm, phật tánh của chính mình, tu tập không còn tham sân si phiền não, không còn bị vô minh nghiệp chướng chi phối, là sự thật của xuất thế gian mà những người còn tham sân si không thể nào hiểu thấu.

Đạo đế là nhân xuất thế gian, là những pháp tu gồm có Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phầnBát Chánh đạo phần. Để đạt được Diệt đế Niết Bàn cần tu chuyển hoá ba nghiệp, tu tập giới định tuệ để gột rửa tham sân si, vô minh nghiệp chướng trong lòng.

 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển vận bánh xe Chánh pháp tại Lộc Giả Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như đều đắc Thánh quả.  Đức Phật đã thị hiện trên cõi đời này lần đầu tiên thuyết minh về Tứ  đế. Cuối đời Ngài nói kinh Pháp Hoa tại núi Linh Thứu triển khai vi diệu pháp đến đỉnh điểm mà trong kinh Pháp Hoa nói là Đại sự nhân duyên Đức Phật xuất hiện trên thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập phật tri kiến. Ngài nói vô lượng pháp môn tu nhưng cuối cùng là để chúng sanh trở về lại với phật tri kiến của chính mình. Ngài xuất hiện để nói lại nguyên uỷ gốc gác của chúng sanh vốn là Phật, nhưng đã lãng quên rồi tạo nghiệp trầm luân khổ ải trong ba nẻo sáu đường, đó là bi kịch của thân phận chúng sanh.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện đản sanh, xuất gia, thành đạo, hoằng pháp rồi nhập Niết bàn. Đại sự nhân duyên Ngài xuất hiện trên cuộc đời mãi đến giờ hơn 26 thế kỷ. Nhân ngày khánh đản, người học Phật hãy làm sống dậy những giá trị cao quý của đạo Phật, bước đi trên lộ trình giác ngộ, tìm chân lý giải thoát, để mỗi mùa khánh đản trở về thừa hưởng pháp âm vi diệu, sưởi ấm bởi lòng từ bi vô hạn của Ngài mà chào đón một mùa khánh đản tràn đầy ý nghĩa.                                      
                                                      
                                                       Thiền Tự Trúc Lâm Viên Giác
                                                       Mùa Phật đản – PL. 2559
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 977)
Vào năm 563 trước Tây lịch, một cậu bé được sanh ra trong một hoàng tộc tại miền Bắc Ấn Độ.
(Xem: 755)
Lịch sử Đức Phật Thích Calịch sử của một con người, nhờ công phu tu tập tự thân đã chứng đạt quả vị Giác ngộ.
(Xem: 1276)
Vũ trụ chúng ta sinh ra đã được gần 14 tỷ năm. Đó là quá trình tiến hóa, từ vật chất không có sự sống đến vật chất có sự sống, lên đến
(Xem: 1091)
Lễ Phật Đản là một trong ba Lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (Lễ Phật Đản sinh, Lễ Phật thành ĐạoLễ Phật nhập Niết bàn).
(Xem: 789)
Là người con của Đấng Cha Lành, Đức Thế Tôn – Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, dù sống bất cứ nơi đâu cũng thế..! Đến ngày Phật Đản,
(Xem: 845)
Những gì được sinh ra trên thế gian này đều do sự kết hợp của nhân duyên, nói gọn là duyên sinh.
(Xem: 804)
Cứ mỗi độ trăng tròn tháng tư, những người con Phật ở khắp thế gian này lại hân hoan cử hành lễ tưởng niệm đức bổn sư.
(Xem: 1329)
Hằng năm, cứ mỗi độ rằm tháng tư âm lịch trở về, những người con Phật khắp nơi trên toàn thế giới lại hân hoan chào đón ngày đản sinh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni,
(Xem: 1545)
Quán niệm về sự mong manh vô thường của thế gian, nhìn ra thân và tâm, lẫn ngoại giới, không có chủ thế nhất định, không có sự thực hữu của một cái ngã cùng những thuộc tính của nó.
(Xem: 1625)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2350)
Khi Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak PL. 2.564 (2020), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật
(Xem: 2593)
New York, năm một ngàn chín trăm chín mươi chín, taị phiên họp thừ năm mươi tư đã đồng thuận chọn ngày rằm tháng tư âm lịch để ...
(Xem: 3491)
Đức Phật đản sinh là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử của nhân loại.
(Xem: 4248)
Kinh Phật Bản Hạnh Tập kể rằng theo thông lệ xứ Ấn độ cổ đại, người phụ nữ mang thai phải về nhà cha mẹ
(Xem: 7661)
Đức Phật hay Đạo Phật, mặc nhiên đã đóng góp sự lành mạnh, và hiện hóa vào trong mọi tầng lớp xã hội loài người, và muôn loài ...
(Xem: 7342)
Vesak là tiếng Sinhalese của người dân đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), tiếng Pali là Vesakha, tiếng Phạn (Sanskrit) là Vaisakha, Vesak là tên gọi của một tháng theo lịch xưa của nước Ấn Độ trong thời Đức Phật
(Xem: 6006)
Thông Điệp Chúc Mừng Vesak 2643 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi, Ông Scott Morrison; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 4977)
Đạo Phật xuất hiệnthế gian, khởi đầu từ vườn Lâm-tỳ-ni, xứ Nepal, Ấn Độ cổ (nay là Brumindai vùng Terai), và bừng sáng tại Bồ đề Đạo tràng, nước Magadhi (Ma-kiệtđà),
(Xem: 5711)
... Tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh.
(Xem: 6191)
Nhân ngày Lễ Khánh Đản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại tiểu sử của Ngài để có sự hiểu biết về một vĩ nhân đã...
(Xem: 9291)
Mặc dù Đức Phật đã xuất hiện trên hành tinh trái đất màchúng ta đang có mặt cách nay 2.642 năm về trước, và hiện nay đang bước sang thập niên thứ 2 ...
(Xem: 10226)
Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho...
(Xem: 8196)
Ngày 4-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã gởi đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2641 (2017)
(Xem: 8212)
Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống...
(Xem: 7155)
Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động.
(Xem: 13088)
Ngày Lễ Phật Đản Visak là ngày quan trọng nhất đối với tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Đây là ngày...
(Xem: 14639)
Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu...
(Xem: 13346)
Theo truyền thống Phật Giáo, nói về các thời điểm nhất định, thí dụ như Sự Ra Đời Và Sự Giác Ngộ Của Đức Phật, có một nguồn ánh sáng...
(Xem: 12660)
Vẫn như mọi năm, tháng Tư âm lịch ngày trăng tròn là ngày kỉ niệm Đức Phật đản sanh. Theo truyền thống Phật giáo thì ...
(Xem: 11177)
Đức Phật được Liên Hiệp Quốc tôn vinh là nhà văn hóa lớn của nhân loại của 25 thế kỷ qua, hẳn là ...
(Xem: 10768)
Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.
(Xem: 14508)
Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu kính gởi đến Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử
(Xem: 12406)
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất, đấng Giác ngộ duy nhất, tối tôn ở đời. Bởi chỉ có thành tựu tuệ giác vô ngã, kết quả của thiền quán mới ...
(Xem: 11716)
Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
(Xem: 23421)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2560 do Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và các chùa tại địa phương tổ chức vào ngày 01.05.2016 tại Mile Square Park, 16801 Euclid Street, Fountain Valley 92708
(Xem: 11414)
Thông Bạch Phật Đản 2016 - Phật Lịch 2560 của Chánh Văn Phòng HĐCM GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 10498)
Phật Đản là ngày sinh của Đức Phật. Theo như trong kinh Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
(Xem: 9521)
“Thị hiện Đản sanh”, là cụm từ được chỉ chung cho tất cả các bậc Thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát khởi lên ý niệm tự phát nguyện...
(Xem: 12885)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết trôi, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan chảy bất tận theo thời gian.
(Xem: 19331)
Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới.
(Xem: 13759)
Bồ Tát Đản sanh xuống cõi đời Niềm vui lan tỏa khắp nơi nơi Trời người cảnh vật đều hoan hỷ Trang sử vàng ghi rất rạng ngời
(Xem: 23296)
Gần hai trăm nghìn người không phân biệt Tôn giáo, Quốc tịch, Chính đảng, ngày 10/05/2015 tại Đài Bắc Quốc tế Phật Quang hội tổ chức thiên Tăng, vạn Chúng Khánh chúc Phật đản, nhất tâm Thập nguyện báo Mẫu ân,
(Xem: 31585)
Tôi tin hy vọng rằng tất cả người dân Nepal nhân mùa lễ này hãy chuyển hóa những vụn vỡ để có thể làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống giống như thông điệp của Đại lễ về giá trị con người.
(Xem: 10514)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác
(Xem: 11208)
Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ, Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen, Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở. Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen..
(Xem: 12725)
Tháng tư âm lịch tưng bừng, Vườn Lâm-tỳ-ni đón mừng Đản Sanh. Ca-tỳ-la-vệ cửa thành, Trên không nhẹ thoảng âm thanh lạ thường.
(Xem: 10796)
Hãy lắng nghe lời Thầy-Tổ nói, minh bạchấn tượng hơn: “Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm.”
(Xem: 7629)
Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.
(Xem: 10178)
Với bốn câu kệ thường được vang lên trong mỗi mùa Phật Đản, những người con Phật trên khắm năm châu ngày càng hiểu thêm giá trịý nghĩa tích cực sự ra đời của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 16622)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 6393)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
(Xem: 6472)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản,
(Xem: 22999)
Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Bụt.
(Xem: 10799)
Hai ngàn năm trăm bốn mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng hình bóng và biểu tượng cao quý của Đức Phật vẫn luôn ngời sáng trong lòng mọi người con Phật.
(Xem: 7560)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 22935)
Của Chánh Văn Phòng GHPGVNTN Hoa Kỳ - HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 12002)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé.
(Xem: 11479)
Này người thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
(Xem: 10669)
Mãi cho đến tháng 12 năm 1999 mới được công nhậntuyên bố Đại lễ Phật Đản Quốc tế (lễ Vesak – Tam hợp) tại trụ sở Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York City (Hoa Kỳ) vừa qua.
(Xem: 12239)
Tôi xin rất thận trọng để nói rằng, tư liệu tôi dựa vào để viết đa phần thuộc Tam Tạng Pāḷi văn, và một số nguồn được lấy từ tiếng Anh cùng một hệ Nam tông..
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant