Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Sắc Hương Ưu Đàm

13 Tháng Năm 202316:23(Xem: 800)
Sắc Hương Ưu Đàm
Sắc Hương Ưu Đàm

Tiểu Lục Thần Phong

Hạnh Phúc Thay, Đức Phật Đản Sinh

 

Cứ mỗi độ trăng tròn tháng tư, những người con Phật ở khắp thế gian này lại hân hoan cử hành lễ tưởng niệm đức bổn sư. Đức Phật thị hiện đản sanh ở cõi này để đem giáo pháp giải thoát đến cho loài người. Ngài vì lòng bi mẫn thương chúng sanh như đàn con nên mới đến, đến để khuyến dụ, sách tấn, dẫn dắt chúng ta ra khỏi nhà lửa; ngoài mục đích này ra, ngài chẳng có bất cứ một yêu cầu nào khác. Ngài đến để “ Khai hóa chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...” - kinh Pháp Hoa.

Tương truyền đức phật được sanh vào ngày tám tháng tư âm lịch, ấy là theo Phật giáo Bắc truyền, còn Phật giáo Nam truyền thì cho rằng ngài sanh vào ngày rằm trăng tròn tháng tư; giữa hai quan điểm có sự khác biệt về mốc thời gian, tuy nhiên cũng dễ hiểu là bởi vì thời ấy chưa có lịch, chưa có giấy hay chữ viết để ghi chép lại. Tuy điều quan trọng là ý nghĩa của việc thị hiện đản sanh thì chẳng có gì sai biệt. Đây là một sự kiện vĩ đại và hy hữu, một vị Phật xuất hiệnnhân gian. Loài người từ mông mội sơ khai đến giờ vẫn mày mò trong đêm trường, trồi sụt trong thăng đọa, tiến thoái trong phước tội, sướng khổ trong cuộc sống, lăn lộn trong tử sanh… Giáo pháp của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni như một cơn mưa lớn dập tắt lửa phiền não, sân hận; lại như một phương thuốc trị tam độc; lại như cam lộ làm dịu ngọt cay đắng khổ đau…

Thế gian cũng có không ít người nghi ngờ, thắc mắc:” Tại sao có Phật ra đời, có giáo pháp giải thoát, thế mà đến bây giờ con người vẫn khổ đau, vẫn bị trói buộc trong phiền não, vẫn sanh tử luân hồi không dứt?”. Vấn đề là ở con người chứ không phải ở Phật hay giáp pháp, thuốc đã có mà không chịu uống thì sao hết bệnh? Khát đã lâu mà không uống cam lộ sao hết khát? Mưa pháp chan hòa mà cứ một mực chui rúc trong hang hay bó mình trong cái “tôi” kiên cố thì mà sao tắm được mưa?

Đức Phật thị hiệnthế gian với thân phận một ông hoàng, ngài có tất cả danh vọngtiền của, có tất cả những thứ mà người thế gian mong ước, mưu cầu và tranh đoạt. Thế mà ngài buông bỏ tất cả để tu hành và rồi thành bậc chánh đẳng chánh giác. Chúng ta ngày nay thì làm ngược lại, cứ vơ lấy ôm vào thật nhiều, càng nhiều càng muốn hơn nữa.

Hoa ưu đàm đẹp, nhưng không phải ai cũng thấy được cái đẹp; hương ưu đàm thơm nhưng không phải ai cũng ngửi được hương, ấy là chưa nói những người không chấp nhận cả hoa lẫn hương. Đây là cái bi kịch của con người, chính vì điều này đã khiến chư Phật, chư Bồ tát đau lòng, thương xót chúng sanh, tìm mọi phương tiện để hóa độ chúng sanh.

Hoa ưu đàm đẹp, hương ưu đàm thơm, hương bay ngược gió tỏa khắp mười phương. Chỉ có giáo pháp của đức Phật mới có thể giúp người giảm khổ, hết khổ và giải thoát ( nếu y giáo phụng hành). Thế gian này có rất nhiều tôn giáo nhưng mục đích của các giáo chủ và các tôn giáo ấy hòan toàn không vì sự giải thoát con người, thậm chí cố ràng buộc và trói chặt con người, nô lệ hóa con người. Các tôn giáo ấy dùng mọi phương tiện quyền lực để giữ con người, kiềm tỏa con người trong sự sai xử của tôn giáo. Ở thế gian này chỉ có mỗi đức Phật tuyên bố:” ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”. Đây là một tinh thần dân chủ, bình đẳng tuyệt đối, không có ai là giáo chủ cũng không có ai là kẻ phục tùng, tất cả đều có tánh giác như nhau, tất cả đều có khả năng thành Phật! Trong khi ấy, tất cả các tôn giáothế gian đều khẳng định giáo chủtuyệt đối cao, tín đồ phải tuyệt đối trung thànhvĩnh viễn phải phục tùng. Điều này cho thấy sự vĩ đại không thể đo lường hay nghĩ tưởng được. Điều này cho thấy sự tuyệt vời không sao lý giải nổi của gíao pháp Như Lai.

Giáo pháp của Thế Tôn tuyên nói sự thật về khổ, tại sao khổ, cách thoát khổ, giải thoát. Giáo pháp có đến muôn kinh vạn quyển, có Bắc truyền, Nam truyền, Tạng truyền… nhưng tựu trung vẫn là chỉ dạy con đường đi đến giải thoát, đây cũng là mục đích tối cao, mục đích duy nhất của đức Phậtgiáo pháp.

Mùa Phật đản năm nay trong bối cảnh cơn đại dịch chưa kết thúc mà một cuộc chiến tàn bạo và dã man lại xảy ra. Bạo chúa xua quân xâm lăng Ukraine, bom đạn, hỏa tiễn, thuốc nổ… đã san bằng thành bình địa nhiều thành phố, thị trấn, làng mạc… đội quân khát máu đã giết hàng chục ngàn dân vô tội, những địa điểm thảm sát mới có tên: Kyev, Maripul, Odessa, Bucha… Cả thế gian phẫn nộ và lên án cuộc xâm lăng vô cớ, vô lývô nhân này! Người đau lòng vẫn cứ đau, bom đạn, hỏa tiễn vẫn cứ tới tấp giáng xuống, cái ác vẫn đang hoành hành.

Thế gian này quả thật là một ngôi nhà lửa, thế gian này đích thực là vô thường, những cuộc chiến liên miên bất tận, con người đánh nhauvô số lý do, thậm chí đánh nhau chẳng có lý do như cuộc xâm lăng Ukriane chẳng hạn; nay bên tây mai lại bên đông, những cuộc chiến nối tiếp cuộc chiến; rồi những trận thiên tai: Động đất, sóng thần, núi lửa, cuồng phong, bão tuyết, lũ lụt, đất chuồi...Mạng sống con người thật mong manh, mong manh hơn sự hoang tưởng của chính mình. Chỉ có đức Phật mới nhìn thấy sự thật và chỉ dạy cho chúng ta về lẽ thật:” Mạng sống con người mong manh giữa hai làn hơi thở vào hoặc ra”. Nhân mùa Phật đản, chúng ta tưởng niệm, tưởng nhớ đức Phật, tạ thâm ân Phật, hàng tứ chúng khắp thế gian này cử hành lễ Phật đản sanh, trùng tuyên lại cuộc đời đức Phật, nhắc nhở chúng ta về sự vô thường, khuyến tấn chúng ta siêng năng trên con đường giải thoát. Việc tu họchiệu quả được bao nhiêu phụ thuộc ở bản lãnh và phước đức của chính mỗi người. Đức Phật không thể đi giúp được cho ai. Đức phậtđại hùng, đại lực, đại từ bi, đại trí… nhưng không thể cứu độ chúng sanh bằng cách xìa tay vớt ta lên. Trí huệtừ bi của đức Phật ở chỗ khai phá con đường giải thoátchỉ đường cho chúng ta đi.

 

Tiểu Lục Thần Phong

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11388)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10108)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9908)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10647)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11266)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 10433)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11792)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 9972)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10403)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10566)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 10644)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11263)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10589)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13410)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12290)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 10984)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10583)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12262)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11117)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11790)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 9180)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10496)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10189)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10526)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10866)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10769)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 11801)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 10396)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11640)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10380)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10717)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 10097)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10227)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10602)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10719)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11170)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10338)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10642)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11419)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18142)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10459)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12797)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11700)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 13269)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 11520)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 14427)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12012)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11766)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11648)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11435)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 11984)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 11925)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14164)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13306)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14245)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12009)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10369)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11174)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13255)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 12555)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant