Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Noi gương Mẹ hiền Quán Thế Âm

22 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9811)
Noi gương Mẹ hiền Quán Thế Âm


Kính thưa quí vị và các bạn,

Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc, hy sinh tận tụy… Mặc dù gần đây, trong cuộc đời “ngũ trược ác thế” này, trong thời buổi “Pháp nhược ma cường” này, cái gì cũng có thể xảy ra, có những bà mẹ đánh đập con hết sức tàn nhẫn, dìm chết con trong nước, giết con, v.v… làm chúng ta nghĩ rằng họ là những chúng sanh từ địa ngục, ngạ quỷ đầu thai lên cõi Ta-bà này chứ chúng sanhthế giới chúng ta không thể nào dã man như vậy được. Cũng may số này quá ít so với hàng tỉ chúng sanh trong thế giới loài người.

Thế nhưng tình mẹ cho dù vĩ đại đến đâu cũng có nhiều điểm cần phải xét lại. Ví dụ như có những bà mẹ vì thương con mình mà giết con người khác (chuyện này thường xảy ra trong cung cấm ngày xưa, do tranh giành ngôi báu) hay thương con mà bắt con phải chịu đau khổ nhằm phải đi theo con đường của mình chọn, phải “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” trong việc chọn lựa nghề nghiệp hay người bạn đời… [thời buổi này, ở thế kỷ 21 này vẫn còn mẫu cha mẹ như vậy chứ không phải không có đâu!☺☺] Cho nên những bà mẹ trên thế gian không phải ai cũng nêu được gương tốt cho các con noi theo.

Người Phật tử nói chung, người Huynh trưởng GĐPT nói riêng, được may mắn học Phật pháp, được biết về một người Mẹ lý tưởng, người Mẹ thương tất cả chúng sanh như con mình đẻ ra, với tình thương chan hòa tha thiết, bình đẳng, vô điều kiện, đó là đức Bồ-tát Quán Thế Âm. Xin mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các Huynh trưởng quen thuộc A, B, C nhân mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Vu Lan cũng là “ngày Mẹ” của người Phật tử Việt Nam chúng ta - bàn về những hạnh lành của đức Quán Thế Âmchúng ta có thể học tập và thực hành theo ngài để trở thành một ngón tay, một bàn tay, một cánh tay… của “Bồ-tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay” nhằm có thể xoa dịu phần nào những vết thương trần thế.

A: Hôm nay chúng ta nói về kinh Phổ môn phải không các bạn?

B: Nói đúng hơn là chúng ta nói về những hạnh lành của đức Quán Thế Âm (QTÂ) mà chúng ta có thể học tập và thực hành trong đời sống hằng ngày.

C: Phải rồi, kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, nói rằng ngài có thể hóa hiện ra 32 thân để cứu độ chúng sanh,

…Cụ túc thần thông lực
Quảng tu trí phương tiện
Thập phương chư quốc độ
Vô sát bất hiện thân…
(…Bồ-tát đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí huệ phương tiện
Nên trong khắp các cõi nước
Chỗ nào ngài cũng hiện thân…)

Chúng ta làm sao áp dụng hạnh này? Chúng ta làm sao có thần thông như đức QTÂ vậy?

A: Trước hết, chúng ta phải hiểu “hóa hiện” hay “hiện thân” là gì? Đó là: nơi nào cần mình thì mình tới. Nơi nào có ai khổ sở, cần tới mình lắng nghe, an ủi, rồi tùy duyênsăn sóc, phục vụ thì mình tới để lắng nghe, an ủi, chăm sóc, phục vụ, v.v… Ví dụ như mình đi vào bệnh viện, viện dưỡng lão, săn sóc những bệnh nhân khôngthân nhân, những người già cô đơn, ví dụ mình đi cứu trợ nạn nhân bão lụt, ví dụ như những người lính cứu hỏa xông vào nhà cháy cứu người ra khi người ta kêu cứu… đó đều là thực hiện hạnh nguyện “hiện thân” của đức QTÂ.

B: Ngoài ra, mình xin bổ sung về “lửa” và “nước”. Ngoài thứ lửa và nước vật lý mà bạn A nói cứu trợ nạn nhân bão lụt, cứu người trong cơn hỏa hoạn, v.v… chúng ta còn nhớ đến lửa phiền não cũng có thể đốt cháy tâm can người ta, và nước tham ái có thể nhận chìm con người; tương tự, gió bão của đất trời có làm hại người nhưng rồi qua đi còn tám gió của cuộc đời (khen-chê, được-mất, vinh-nhục, hạnh phúc-đau khổ) thì con người phải luôn luôn đối diện. Nếu chúng ta nguyện lắng nghe, an ủi, tùy duyên nhắc nhở Phật pháp cho những người có nhân duyên với mình, kêu gọi mình thì mình đến với họ ngay; như vậy chúng ta cũng áp dụng hạnh lắng nghe của Bồ-tát QTÂ rồi.

C: Mình hiểu rồi, cảm ơn các bạn. Nhưng mình còn “mắc kẹt” về hạnh “vô úy thí” của đức QTÂ nữa; làm sao chúng ta có thể học tập và thực hành hạnh “bố thí sự không sợ hãi” của ngài đây? Nghĩa là làm sao cho người ta hết sợ hãi? Các bạn hãy giải thích giùm mình nha!

A: Mình không dám nói là giải thích cho bạn nhưng mình nghĩ: nếu chúng ta phân tích những loại sợ hãi thông thường thì chúng ta có thể tìm ra phương pháp giúp người ta khôi phục lại cảm giác an toàn nghĩa là không sợ hãi nữa, có đúng không? Kinh có dạy: chúng sanh trong cõi Ta-bà này thường gặp 18 loại sợ hãi như: sợ chết, sợ lạc lõng, cô đơn, sợ xa người thân, sợ gần người ghét, sợ bị chê cười, sợ bị ức hiếp, sợ bị buồn đau tang thương, sợ tuổi già, sợ nghèo đói, sợ mất mát, sợ thú dữ, sợ bóng đêm, sợ bị hăm dọa, sợ không thành đạt, sợ thiếu thốn, sợ bị trả thù, sợ đủ thứ! ☺☺!!

B: Đúng rồi! Sợ đủ thứ do tâm bất an mà ra! Như vậy, chỉ khi nào tâm chúng ta hết sợ thì chúng ta mới có thể làm cho người khác hết sợ. Kinh Hoa Nghiêm có dạy sáu cách tư duy, quán chiếu để giúp khôi phục cảm giác an toàn, không còn cảm giác sợ hãi nơi mình và cho tha nhân, đó là: 1. tự nghĩ rằng mình như một căn nhà tình thương có thể che chở tha nhân được ấm cúngan toàn; 2. tự nghĩ rằng mình như người bảo vệ ngăn chặn, không cho những phiền não xâm nhập; 3. tự nghĩ rằng mình như là ngọn đuốc thắp sáng lối đi xóa tan bóng tối sợ hãi trong tâm người; 4. tự nghĩ rằng mình như ngọn đèn giúp người thấy được cứu cánh thanh tịnh; 5. tự nghĩ rằng mình như chỗ trở về, chỗ để tin tưởng, khiến tha nhân không lo không sợ; 6. tự nghĩ rằng mình như người dẫn đường, có khả năng hướng dẫn người khác đi đúng chánh đạo.

C: như vậy là các bạn đã “diễn dịch” châm ngôn Bi, Trí, Dũng của GĐPT chúng ta thành ra những điều trên đây? Được, mình hiểu rồi, nghĩa là chúng ta phải thực hành hạnh đại bi, hạnh bao dung, v.v… của đức QTÂ Nhưng còn một điểm nữa, đó là làm sao thực hành hạnh “phản văn” của đức QTÂ Bồ-tát ?

A: Mình xin nhắc lại lời chư Phật dạy: cuộc sống hướng ngoại là cuộc sống trôi lăn theo dòng sinh tử, cuộc sống hướng nội tức cuộc sống tâm linh là cuộc sống giải thoát. Sự hài hòa giữa hai cuộc sống này chính là một cuộc sống toàn diện mà chư Bồ-tát phát triển. Đức QTÂ dạy phép “phản văn” (phản là xoay ngược lại, văn là nghe, nhìn, quán chiếu) vì lâu nay chúng ta chỉ quen nhìn ra bên ngoài mà không nhìn vào tâm chúng ta. Thật vậy, chúng ta nghe những lời phê bình chỉ trích, những lời nịnh hót của người khác nhưng không nhìn vào bên trong lòng mình để thấy những phản ứng của tâm giận dữ, tâm sợ hãi, tâm tham đắm vào danh, vào những lời khen tâm bám víu vào bản ngã của mình, v.v... để thấy những chỗ đen tối của lòng mình, nên chỉ biết trách tha nhân mà không thấy rõ những thói xấu, những lỗi lầm của mình.

B: Đúng vậy, cho nên Bồ-tát dạy: khi đắc chí, được ca tụng, được “lên hương” hãy nhìn rõ vào tâm mình để thấy những nguyên nhân tạo ra niềm vui chính là sự vi tế của tâm ngã mạn, tâm ích kỷ… Khi thất ý bị ruồng rẫy, nhục mạ… hãy nhìn sâu vào những chỗ đau đớn cùng cực để nhận ra mạng lưới chấp ngã kiên cố bảo vệ cho “cái tôi” để tỉnh thức phát hiện nguyên nhân nỗi đau chỉ là sự xúc phạm đến “cái tôi”… để thấy rõ rằng niềm vui, nỗi buồn chẳng qua chỉ là những sự ràng buộc chằng chịt của nhân duyên.

C: Mình hiểu rồi, tóm lại, cuộc sống hướng ngoại để giúp người, cứu đời còn cuộc sống hướng nội để tâm linh thăng hoa, càng ngày càng tiến lên vị tha, tách rời vị ngã, có phải không? Mình nghĩ rằng những nhà bác học phát minh ra những thứ thuốc chữa được những bệnh nan y, tìm ra điện, phát minh ra những máy dùng trong y học, kỹ thuật, nông nghiệp, cơ khí, máy tính, ti vi, những kỹ sư chế tạo máy bay, tàu thủy, xây dựng cầu, đường, v.v… chính là những vị Bồ-tát đem ánh sáng văn minh đến cứu đời cứu người, giúp cho đời sống nhân loại càng ngày càng hạnh phúc - như một thiên đàng ở trần gian.

A: Có thể nói như vậy, mặt khác, những thiền sư, những vị đạt đạo, chữa được những bệnh tâm thần, cũng là những vị Bồ-tát; bên kia chữa được thân bệnh thì bên này chữa được tâm bệnh; một bên chữa bên ngoài, một bên chữa bên trong vậy!

B: Mình xin trở lại với hạnh vô úy thí một chút; kinh Hoa Nghiêm có dạy, muốn thực hành hạnh vô úy thí, bản thân mình cần phải làm những việc như sau: 1. tập bố thí, cúng dường, hỉ xả; 2. không bao giờ dọa nạt chúng sanh hay làm họ buồn lòng, phiền não; 3. đối xử thân thương dịu dàng với người thân và cả những người không thân mà còn ghét mình; 4. tu học tất cả pháp môn mà không nhàm chán; 4. lắng nghe chân lý với lòng cởi mở, không phê phán, không tìm lỗi chê bai; 5. phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong mạng lưới nhân duyên của mình trong vô lượng kiếp để họ có thể theo học đạo Bồ-tát, mà không mỏi mệt, không thối chí.

C: Đúng là đức QTÂ có nhiều hạnh lànhchúng ta có thể tu học để thực hành nhưng chắc chỉ áp dụng trong đời này một Hạnh là đủ suốt đời làm cũng không xong!

A: Tất nhiên rồi, chúng ta đã biết tu Bồ-tát đạo phải trải qua vô lượng vô biên kiếp chứ đâu phải một đời này đâu!

B: Cho nên Bồ-tát QTÂ ngàn mắt ngàn tay còn anh chị em Huynh truởng GĐPT chúng ta trong kiếp này chỉ là một lóng tay hay một sợi lông mi của ngàn mắt ngàn tay đó, trong việc chăm sóc, hướng dẫn đàn em chúng ta tu học đạo Phật cũng là được rồi! ☺☺!

C: Buổi hội luận hôm nay thật có ích lợi đối với mình, cảm ơn các bạn và chúc các bạn một mùa Vu lan thật an lạcgiải thoát. Xin chào tạm biệt!

A và B: Tạm biệt! Tạm biệt!

Nguồn: Tập San Pháp Luân 75
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23926)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16017)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17273)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13912)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14034)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15107)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20276)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18265)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17380)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12705)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64682)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22853)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23395)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22354)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19177)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19101)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17221)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13099)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13282)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19301)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12461)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14732)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13166)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13153)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 11999)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11800)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12682)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11757)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11698)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10384)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11510)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9593)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9610)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9908)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10115)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10062)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10009)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9614)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15446)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 13628)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9812)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9657)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18256)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12017)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9528)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9650)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8671)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8878)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8371)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12295)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13273)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8789)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9401)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11892)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9172)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9041)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9615)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9038)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9058)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33176)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant