Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Sư Động Sơn Và Thư Gửi Mẹ

31 Tháng Bảy 201406:17(Xem: 13167)
Thiền Sư Động Sơn Và Thư Gửi Mẹ

Thiền Sư Động Sơn Và Thư Gửi Mẹ

Nguyên Chơn lược dịch


KHUYÊN RĂN

Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc; dứt tình thân cha mẹ, bỏ nghĩa cả vua tôi; cạo tóc đắp ca-sa, tay ôm bình bát, đạp trên con đường tắt xuất trần, bước lên giai vị Thánh. Thân tâm trong sạch như sương, thanh tịnh như tuyết; long thần kính ngưỡng, ma quỷ qui hàng, chuyên tâm thành ý báo thâm ân Phật. Thế thì cha mẹ mới mong được lợi ích. Há chỉ lo thâu nạp môn đồ, chạy theo bè bạn, lo việc bút nghiên, văn chương trau chuốt, thiết tha danh lợi, lao nhọc theo trần, chẳng tuân giới luật, trái phạm oai nghi, để một đời luống uổng trôi qua, vĩnh kiếp mai sau chịu nhiều gian khổ. Nếu như thế đâu được gọi là Thích tử Thiền môn.

THƯ TỪ BIỆT MẸ

Được nghe: Chư Phật nhiều đời đều từ cha mẹ mà có thân, vạn loài hữu tình đều do đất trời che chở. Cho nên không có cha mẹ thì chẳng thể sanh; không có đất trời thì chẳng khôn lớn. Tất cả đều thấm nhuần ân dưỡng dục, thọ nhận đức bao dung. Than ôi! Tất cả loài hàm linh, cho đến vạn tượng hữu tình đều vô thường, chưa lìa sanh diệt. Thế thì tình bú mớm thật vô cùng, ân dưỡng dục thật cao sâu. Dù dùng trân vị thế gian cung dưỡng cũng khó đáp đền; dù lấy máu thịt thân mình cúng dâng há đâu vẹn báo! Cho nên, Hiếu kinh có dạy: “Tuy một ngày dùng ba con trâu để dâng cũng còn bất hiếu”. Bởi vì cùng dắt nhau chìm đắm, vĩnh kiếp luân hồi. Như vậy, muốn báo thâm ân, không gì bằng công đức xuất gia, qua sông ái sanh tử, vượt biển khổ não phiền. Thế mới đền được ân cha mẹ nhiều đời, đáp tình thâm vạn kiếp, Tam hữu Tứ ân đồng báo trả. Như kinh dạy: “Một người con xuất gia thì chín họ được sanh Thiên”.

Lương Giới quyết xả bỏ thân mạng đời này, thề chẳng về nhà. Ngay nơi căn trần vĩnh kiếp mà đốn khai Phật huệ. Cầu mong cha mẹ rộng lòng tha thứ, ý chớ phan duyên. Hãy học theo vua Tịnh PhạnThánh mẫu Ma-gia, mai sau sẽ gặp nhau nơi Phật hội, còn ngày hôm nay tạm thời ly biệt. Chẳng phải con không cung hiếu song thân, bởi vì thời gian chờ đợi người. Cho nên Cổ đức có câu: “Chẳng ngay nơi đời này mà độ thân, còn chờ đợi đến bao giờ mới độ được?” Kính mong cha mẹ khắc ghi, chớ đem lòng luyến nhớ!

Chưa liễu nguồn tâm trải mấy Xuân

Than ôi phù thế mãi xoay vần!

Bao người đạt đạo nơi cửa Phật

Mình ta chìm đắm ở thế trần

Kính dâng thư này từ quyến thuộc

Nguyện xong Đại pháp báo từ ân

Chẳng nên than khóc, thôi bi luyến

Cũng giống như xưa chẳng có thân

Mây trắng bên non thường làm bạn

Vách cao trước núi ấy tương lân

Lợi danh thế sự không can dự

Yêu, ghét nhân gian miễn luận bàn.

Tổ ý ngay lời liền thể hội

Huyền vi trong cú thấu nguồn chân

Toàn gia thân thích cần gặp mặt

Đợi đến mai sau chứng qủa nhân.

THƯ GỞI MẸ (II)

Lương Giới từ khi lìa xa Từ mẫu, cất bước về Nam, đến nay thấm thoát đã 10 năm, hành trình chập chùng trải qua vạn dặm. Cầu mong Người ở nhà nên lắng tâm tu đạo, nhiếp ý về không. Hãy dứt đi nỗi sầu ly biệt, chẳng nên tựa cửa ngóng trông. Việc nhà, mẹ hãy tùy thời tùy lúc mà làm, lo lắng bận rộn chỉ tăng thêm phiền não! Anh Cả thì nên siêng năng hiếu thuận, như Vương Tường khổ tìm cá trong băng lạnh[1]; em nhỏ thì dốc sức phụng thừa, như Mạnh Tông khóc tìm măng nơi sương tuyết[2]. Phàm, người sống trên đời phải tu thân, hành hiếu thuận để hợp đạo trời, còn hàng Tăng lữ nương chốn “Không môn”, mến đạo tham thiền, như thế mới mong báo đền thâm ân dưỡng dục. Nay thì ngàn núi trăm sông, chia cách đôi đường, chỉ có thể tỏ bày tấc lòng trên trang giấy:

Chẳng cầu danh lợi, chẳng cầu vinh

Vui chốn Không môn bỏ thế tình

Não phiền trừ sạch, sầu bi dứt

Tình thâm đoạn bỏ, ái tâm khinh

Sáu căn thanh tịnh hương lan tỏa

Nhất niệm vô sanh huệ hiển minh

Mong cho thân mẫu thôi luyến nhớ

Xem như đã chết, hoặc không sinh.

THƯ TRẢ LỜI CỦA MẸ

Ta cùng ông vốn có duyên đời trước, cho nên đời này mới kết thành tình thâm mẫu tử. Từ khi mới mang thai, ngày đêm ta mãi cầu thần khẩn Phật nguyện ước sanh được con trai. Đến lúc tháng ngày đã đủ, hạ sanh ra ông thì mạng ta như chỉ mành. Ước nguyện đã thành, ta quí con như trân bảo, chẳng hiềm phân tiểu hôi dơ, nào ngại bú mớm lao khổ. Đến khi vừa lớn thì cho đến trường học tập, hoặc như có lúc tạm thời đi chưa về thì tựa cửa ngóng trông. Hôm nay, ông gởi thư về quyết chí xuất gia, ở nhà cha thì mất sớm, mẹ thì già nua, anh thì ốm đau, em thì còn nhỏ, ta biết nương tựa vào ai? Con có tâm bỏ mẹ, mẹ nào có ý xa con! Từ khi ông bỏ nhà đến phương xa, thì lòng ta ngày đêm đau như cắt, than khóc buồn lo. Khổ thay! Khổ thay!

Nay ông đã thề chẳng trở về, ta cũng thuận chí theo ông. Ta chẳng cầu mong ông như Vương Tường nằm trên băng tuyết[3], hay Đinh Lan khắc tượng gỗ[4], mà chỉ mong ông như tôn giả Mục-kiền-liên độ mẹ thoát khỏi trầm luân, chứng thành Phật quả. Nếu chẳng được như thế, thì mãi mãi thầm trách, tha thiết mong ông hiểu được!



[1] Xem Nhị Thập Tứ Hiếu.

[2] Xem Nhị Thập Tứ Hiếu.

[3] Xem Nhị Thập Tứ Hiếu.

[4] Xem Nhị Thập Tứ Hiếu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12768)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12118)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26352)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23130)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26199)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22060)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18629)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25471)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13204)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18231)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 12997)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12737)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16301)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 28985)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45025)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant