Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tình Của Bố Trong Đạo Phật (song ngữ)

31 Tháng Tám 201510:25(Xem: 11091)
Tình Của Bố Trong Đạo Phật (song ngữ)
TÌNH CỦA BỐ TRONG ĐẠO PHẬT 

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Fatherhood in Buddhism

Tình Của Bố Trong Đạo Phật 1

Đức Phật Và Bố Của Ngài, vua Tịnh Phạn

(Buddha And His Son, Rahula)
Tình Của Bố Trong Đạo Phật 2

Đức Phật Và Con Của Ngài, La Hầu La

(Buddha And His Son, Rahula)

Tình Của Bố Trong Đạo Phật

 

Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, Thái Tử Tất Đạt Đa - lúc nầy được gọi là Đức Phật - sống đời tu sĩ, và ngài thành lập Tăng đoàn, cùng tu tập với nhau trong tu viện, sống đời độc thân, không sắc dục, họ cùng thực hành theo sự giảng dạy của ngài (nghĩa là Phật Pháp). Như vậy, mặc dù Phật Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng và sự hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái, và các giá trị này được thể hiện rõ ràng ở các xã hội Phật giáo ngày nay, nhưng qua tiểu sử của chính Đức Phật, và các tu viện mà ngài thành lập, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc về cuộc sống gia đình trong Phật giáo, bao gồm những mối quan hệ gần gũi giữa những ông bố và con cái.

Mối quan hệ của Thái Tử Tất Đạt Đa với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), phản ảnh sự mâu thuẫn nầy. Khi ngài còn là một thiếu niên, ngài bị giam lỏng trong cung điện, vì bố ngài muốn ngăn cản ngài xuất gia đi tu. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta lập gia đình, rồi chính ngài trở thành ông bố, ngài đặt tên con ngài là La Hầu La (Rahula), có nghĩa là cái còng sắt trói buộc, bởi vì ngài nhận thấy đời sống gia đình là một trở ngại cho việc đi tìm kiếm sự giác ngộ. Cuối cùng, sau khi quan sát Bốn Sự Kiện Quan Trọng - sự già lão, sự bệnh tật, sự chết chóc, và người tu sĩ (người đi tìm đạo) - ngài đã trốn khỏi cung điện, từ bỏ gia đình để theo đuổi sự giác ngộ. Sau sáu năm, ngài đã đạt được sự giác ngộ, rồi ngài trở thành Đức Phật. Sau đó, vợ và con trai của ngài gia nhập Tăng Đoàn.

Mặc dù mối quan hệ mâu thuẫn của Đức Phật với ông bố, và người con trai của ngài, giáo lý của ngài miêu tả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng cho trật tự xã hội. Trong Sigalaka Sutta (Kinh Thi-Ca-La-Việt), Đức Phật đã dạy: "Có năm cách mà người con trai nên săn sóc bố mẹ ... [Người con nên suy nghĩ rằng:] "Bao năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng tôi, nay tôi giúp đỡ cho bố mẹ. Tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình với bố mẹ. Tôi sẽ tiếp tục truyền thống gia đình. Tôi sẽ chứng tỏ là người xứng đáng với di sản của tôi. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi sẽ phân phối quà tặng thay cho họ." Và cũng thế, có năm cách thức mà các bậc cha mẹ ... sẽ giúp cho con: cha mẹ sẽ khuyên con tránh làm điều ác, khuyến khích con nên làm điều lành, dạy con nghề chuyên môn, tìm người vợ thích hợp cho con, rồi, theo đúng thời điểm đã hoạch định, giao gia tài lại cho con mình" (Bodhi 2005, 117).

Đức Phật cũng nhấn mạnh đến bổn phận của con cái đối với bố mẹ. Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã nói, "Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố." L‎ý do tại sao như thế? "bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời." ‎Tuy nhiên, con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp:". "[Một] đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan - nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm." (Bohdi 2005,119).

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật đôi khi được miêu tả như là "ông bố của tất cả chúng sinh" (Cole năm 2005, 115). Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó ông bố sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy. Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật Tông) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là "tantras bố." Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa guru(đạo sư) và đệ tử bằng những từ-ngữ liên-hệ-đến-bố. Ở Tây Tạng, người ta xem vị Thầy tâm linh như là ông bố, và đã được thể hiện qua việc thực hành guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư), và các tổ chức của các vị Lạt Ma tái sinh (những vị Thầy tâm linh).

 

Fatherhood in Buddhism

 

Buddhism teaches the importance of respecting one’s mother and father and of repaying their kindness. However, the founder of Buddhism, Siddhartha Gautama, himself renounced family life, rebelling against his father and abandoning his wife and son to pursue enlightenment. After he achieved enlightenment, Siddhartha - now known as the Buddha — lived as a monk and established the sangha, a celibate monastic order, to practice his teaching, or dharma. Thus, although the Buddha’s dharma emphasized the importance of respect and support between parents and their children, and these values are clearly manifested in all Buddhist societies today, the Buddha’s own biography, and the religious order he established, reveal a deep ambivalence within Buddhism about family life, including the bonds between fathers and their children.

Siddhartha’s relationship with his own father, Suddhodana, reflected this ambivalence. As a young man, he was confined to a palace by his father to prevent him from turning toward religion. Siddhartha married and became a father himself, naming his son, Rahula, or fetter, because he perceived family life as an impediment to his search for awakening. Eventually, after observing the Four Great Sights — old age, sickness, death, and a religious seeker — he escaped from the palace, abandoning his family to pursue awakening. After six years, he achieved enlightenment, becoming the Buddha. His wife and son joined the sangha.

Despite the Buddha’s ambivalent relationships with his own father and son, his teachings portray the bonds between parents and their children as fundamental to the social order. In the Sigalaka Sutta, the Buddha taught, “There are five ways in which a son should minister to his mother and father ... [He should think:] ‘Having been supported by them, I will support them. I will perform their duties for them. I will keep up the family tradition. I will be worthy of my heritage. After my parents’ deaths I will distribute gifts on their behalf.’ And there are five ways in which the parents ... will reciprocate: They will restrain him from evil, support him in doing good, teach him some skill, find him a suitable wife, and, in due time, hand over his inheritance to him” (Bodhi 2005, 117).

The Buddha also emphasized children’s indebtedness to their parents. In the Anguttara Nikaya, the Buddha stated, “Monks, I declare that there are two persons one can never repay. What two? One’s mother and father.” The reason for this is that “parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.” Nevertheless, children can show equal or greater kindness to their parents by showing them the Buddha’s dharma: “[One] who encourages his ignorant parents, settles and establishes them in wisdom ... does enough for his parents: He repays them and more than repays them for what they have done” (Bodhi 2005, 119).

In Mahayana Buddhism, the Buddha is sometimes portrayed as “the father of all sentient beings” (Cole 2005, 115). The Buddha’s relationship to all beings is metaphorically described in the Parable of the Burning House, in the Lotus Sutra, in which a father uses a variety of expedient means to lure his many sons out of a burning house. In East Asia, the Mahayana’s paternalistic conception of the Buddha was reinforced by the Confucian ideal of filial piety.

In Vajrayana Buddhism, some texts, such as the Guhyasamaja and Vajrabhairava tantras, are classified as “father tantras.” Vajrayana Buddhism also describes the guru/disciple relationship in paternal terms. In Tibet, this understanding of spiritual teachers as father figures has been expressed through the practice of guru yoga and the ins

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8407)
Thực chất Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri hành đi đôi, đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát.
(Xem: 9901)
Tính nhân văn của ngày lễ hội Vu lan rất sâu xa, rất đậm tình, không những loài người mà cả loài vật, không những loài vật mà luôn cho những người đã khuất.
(Xem: 8422)
Đại Lễ Vu Lan trong ký ức của tôi như nặng đầy thương nhớ, bởi những ai khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa, mới thật sự cảm nhận đầy đủ ân tình của ngày báo hiếu Vu Lan.
(Xem: 19204)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 12981)
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dụcgiới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái...
(Xem: 9739)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9912)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9899)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20472)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10303)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9917)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10292)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9900)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 9587)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8689)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9249)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11049)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8491)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9757)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9146)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20390)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19164)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8702)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8835)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12068)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9571)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22969)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8954)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9224)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9932)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9849)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10575)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10899)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12434)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9301)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9161)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9286)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10407)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21964)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22186)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16562)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9505)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10127)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8352)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8251)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9409)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8816)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8598)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12226)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9092)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9575)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8575)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9416)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8577)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8328)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8419)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10129)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 9528)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9351)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 8965)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant