Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lối Cũ Ân Tình Xưa

18 Tháng Bảy 201618:15(Xem: 10353)
Lối Cũ Ân Tình Xưa
Lối Cũ Ân Tình Xưa

 Mặc Phương Tử


Lối Cũ Ân Tình Xưa
Mùa Vu Lan Báo Hiếu

 

“ Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua một khu vườn, trong vườn có người Bà La Môn làm vườn, tuy nghèo khó và tuổi đã cao, nhưng phải đổi lấy sức già để được có chút vật thực nuôi thân qua ngày, ông thấy Tôn giả ôm bát đi ngoài ranh vườn, liền đến thăm hỏi thân thiện, sau đó để vào bát một muỗng thực phẫm mà ông có được phần thọ dụng trong ngày, Tôn giả chứng minhchú nguyện phước lành cho ông. Và rồi cũng từ đó thời gian đã biền biệt giữa Tôn giả và ông lão Bà la môn làm vườn.

 

Một ngày đẹp trời, ông Bà la môn ấy đến gặp Đức Phật tại Tinh Xá Kỳ Viên ( Thành Xá Vệ) và xin Phật được xuất gia, Phật quán xét thấy ông ta có thể đắc quả Thánh, nên mới hỏi trong đại chúng có ai đã chịu ơn với người Bà la môn nầy lần nào không ? Khi ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất đối trước Đức Phậtđại chúng mà thưa rằng : Có lần con khất thực trong thành Vương Xá, người Bà la môn kia đã để vào bát của con một muỗng thực phẫm mà ông đã xin được ! Lúc ấy, Phật liền dạy: Vậy ông hãy tiếp độ người Bà la môn nầy và được làm phép xuất gia. Thời gian không bao lâu được sự hướng dẫn của Tôn giả, người Bà la môn ấy được đắc quả A La Hán trong giáo pháp giải thoát của Phật.”

 

Từ câu chuyện được kể trên, chúng tôi muốn nói đến một việc trong những sự việc, dù đã hay đang xảy ra trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh hay ngay bây giờ. Chuyện được kể rằng: Ở thời điểm trước đây, khi chiến tranh còn leo thang và ác liệt, sống trong nỗi lo âu, sợ hải ở một vùng miền quê xa xôi, việc cơm áo dù có khó khăn, nhưng sự sống chết, ly tán, đau thương mất mát đưa đến bất ngờ đầy nghiệt ngả. Nơi ấy có một người mẹ bị bom đạn cướp đi mạng sống, cha thì phải bôn ba xứ người để tìm áo cơm, còn bé trai mới lên 6-7 tuổi, phải nhờ đến các Cô nuôi dưỡng lo cho cái ăn, cái mặc rồi đến trường để tìm kiếm con chữ cho mai sau.

 

Cơm áo, tiền nông cũng không phải dễ dàng có được trong thời buổi xã hội lắm nhiễu nhương nầy, vả lại có được đồng tiền chân chính lại càng khó hơn. Với một rổ bánh, một lố nhang thơm, đội nắng đội mưa ngày ngày hai buổi kiếm sống, tháng năm mòn mỏi lê kiếp thân nghèo, áo vai bạc màu sương gió, ánh mắt hoen bao lớp bụi phong trần, lo cho bản thân và cháu, chỉ ước mơ cho cháu sau nầy nên thân, nên phận với đời và biết cảm thông sâu xa cho những ai một đời cũng sớm mất mẹ và hiểu mà biết nhớ ơn có những ai đó đã trót lo cho mình và vì mình.

 

Thời gian lặng trôi qua bao khúc quanh, bao bước ngoặc của dòng chảy cuộc đời, buồn vui, thăng trầm, thịnh suy, vinh nhục, đói no, tủi cực bao độ của thế nhân, ngược xuôi giữa cuộc sinh tồn tạm bợ, say khướt theo ảo huyền mộng thực.

 

Rồi thời gian chóng đi qua, người cháu, người học trò xưa giờ đã thành danh thành phận, ôm lấy những mảnh giấy học vị (văn bằng) mà nơi ấy đã hóa thân từng con chữ, từng lời, từng câu, từng nhịp thở của buồng phổi, từng ý niệm của khối óc con tim của Thầy-Cô. Nhưng nào phải bao nhiêu việc đó thôi đâu ! Khi có được mảnh giấy danh phận ấy, để rồi được bao nhiêu danh xưng, lợi dưỡng trong cuộc phù sinh mỏng manh tạm bợ, thỏa mãn với bao ước vọng khoái lạc của trần tục tầm thường, thoáng chốc rồi cũng thành sương khói, rồi còn gì cho ta, cho người !

 

Có biết đâu rằng: Những nỗi vui buồn lẫn vào tháng năm cơ cực, lắm nỗi lo toan cơm áo sớm chiều, một nắng hai sương gót lê kiếp nghèo tất bật, chiết từng ước mơ thuở ấy, đã thấm mặn bao giọt lệ tinh khôi khi còn cái thuở quê nghèo lưng trần chân đất bạc phếch áo vai gầy.v.v.. Để cho có được ngày mai, cái ngày mai đã thấm đẫm tất cả…vào mảnh bằng mà người cháu, người thanh niên này nay có được.

 

Rồi một sớm trở lại quê hương, cái cảnh lên xe, xuống xe, kẻ đón người đưa, trông ra bây giờ không còn như thuở hàn vi như xưa kia nữa, từ cái đi, đứng, ngồi, nay đã chuyển sang dáng màu danh phận, đến cái ăn mặc, nói năng cũng khéo vẽ nên hình địa vị…” Ngay cả những người mà trước đây mình đã thọ ơn bởi chuyện áo cơm.v.v…Làm cho chúng ta nhớ lại thi sĩ Nguyễn Bính đã ưu tư :

 

                          “Hôm qua em đi tỉnh về

                   Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…” (Chân Quê)

 

Cái cảnh tha hóa đổi thay vốn không có gì đáng trách trong thói đời thường tình. Nếu có chăng, bởi sự cảm thụ tri kiến lại rót nhằm vào tờ lá sen mà nơi ấy không có sự thấm đẫm và giữ lại, càng thêm nhớ xa hơn nữa từ lời của một đại sư Tịch Thiên (Shantideva) đã khuyên nhắc và giúp chúng ta làm để có được những điều lợi lạc: “ Hãy khởi tâm hành thiện, hoặc khởi tâm đối trị (bất thiện) như cúng thí vào 3 ruộng phước là ; Kỉnh Điền (Tam Bảo), Ân Điền (Cha Mẹ) và Bi Điền ( Mọi người nhất là những người nghèo khó) thì sẽ được phước lớn”

                                                                   (Nhập Bồ Tát Hạnh,V.81 ).

 

Điều muốn nói ở đây, không nhất thiết phải đề cập đến Tam Bảo, trọng tâm thứ nhất ở chổ xác định một tính cách “nhân bản” của con người, tính nhân bản ấy đã được thiết lập trên hai nền tảng cơ bản đó là ; Sự nhớ ơn và đền ơn cha mẹ, thứ nữa đến những người nặng nghĩa, nặng tình, ngày tháng cưu mang về mình, nói lên tình người trong cái nhìn có sự hiểu biết, yêu thươngcảm thông cùng kiếp sống như ta, và nhất là những người có đời sống bất hạnh hơn ta.

 

Có được nền tảng cơ bản ấy chính là một nhân cách sống lành mạnh trong sáng, như thế, ta đối với Tam Bảo mới có thể nói lên sự cung kính toàn mãn, bởi vì có biết ơnđền ơn cha mẹ, có lòng thương tưởng đến mọi người và rộng hơn là mọi loài, thì chính ở đây đã có âm hưởng sâu sắc đến sự nương tựa và kính trọng Tam Bảo. Vì rằng ; Tam Bảo là điểm nương tựa, trở về, là mục tiêu phục vụ đem lại sự an lạc hạnh phúc  lâu dài cho chư thiên, chúng sanhloài người.

 

Trong một lời dạy khác của Đức Phật như sau :

“ Nầy các Tỳ kheo, thế nào là địa vị không phải chân nhân ? người không phải chân nhân, nầy các Tỳ kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, nầy các Tỳ kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toànđịa vị không phải chân nhân… Còn bậc chân nhân, nầy các Tỳ kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, nầy các Tỳ kheo, tức là biết ơn và nhớ ơn…”

                                                                    (Kinh Tăng Chi, IV, 118-119).

 

Ngang qua lời dạy trên, chúng ta thấy Đức Phật đã khẳng định qua hai tính cách hay một lời xác chứng về đặc tánh của các bậc thiện nhân cũng như những ai được coi là phi chân nhân. Sự kích hoạt chất liệu ấy phải được nói lên bằng cử chỉ, hành động việc làm, ý tưởng như thế nào của con người đó. Như vậy, nhớ ơn, biết ơn, và đền ơn, là một ký hiệu đặc tánh của các bậc thiện nhân hay chân nhântrái lại, không biết ơn, không nhớ ơn cũng là một ký hiệu đặc tánh cho những ai được xem là phi chân nhân.

 

Sống giữa đời thường, cho dù một tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo.v.v… Thì tính cách nhân bản phải được nói đến như là một nếp sống y cứ chuẩn mực giá trị tiêu biểu đặc thù từ nơi tính thể con người.

 

 Nếu tự thân chỉ biết lợi dưỡng để thỏa mãn những ước vọng thèm khát thường tình, lấy địa vị danh xưng hay chút khả năng mọn có được để làm mục đích trú ẩn và tự mãn, xem đây là nguyên nhân nẩy mầm những bất thiện, và có khả năng đưa đến nguy cơ bất ổn, mất thăng bằng trong xã hội. Những ơn nghĩa đạo đức, và giáo dục được thực thi vào cuộc  sống, nghiễm nhiên, như là một sức mạnh tất yếu và thực sự được tôn vinh từ mỗi con người, thì giai cấp, địa vị, chức danh sẽ trở thành một bổn phận đúng nghĩa, có tư duy chân chính trong mọi hành xử và phục vụ, còn nếu như ân nghĩa, đạo đức, nhân tính và sự tôn vinh không đúng “ như pháp”, không chiết xuất từ tâm lực, niệm lực của bậc Thánh, bậc chân nhân, thì nó sẽ biến thành những độc tố nguy hại tàn phá vào tận gốc rể của cây đời.

Tóm lại, tánh cách của người biết ơn, nhớ ơn hay vong bản vô ơn, cả hai đều tồn tại trong đời, nhưng điều gì tồn tại mà được ca ngợi, tán thán của người có trí, thì chính đó là “lõi cây”. Những gì tự thân đã thọ nhận dù trước đây hay bây giờ để tiếp sức cho máu tim, những con chữ làm nên hiểu biết, không chỉ về pháp thượng nhân để tự điều phục chính mình mà còn phải hiểu biết sâu xa tận cùng vào trong từng mảnh đời giữa cuộc sinh tồn nhân thế, có gần gũi để thương yêu giúp đỡ, để lắng nghe, cảm thông và chia sẻ bao tâm tình, xem như là một nghĩa cử tri ân, nhớ ân mà câu chuyện về Ngài Tôn giả Xá Lợi Phất đã được nói đến, nhớ và biết mình có thọ nhận một muỗng thực phẫm trước đây từ nơi vị Bà La Môn già xưa, mà mọi việc đã trở thành đạo nghĩa cho ngàn đời.

 

Trái lại, với thái độ từ người thanh niên có mảnh văn bằng đã được đề cập ở trên, đủ để cho chúng ta tự thẩm xét lại chính mình. Ngày nay, chúng ta cũng không ít ưu tư về tinh thần ấy, dù cổ xưa nhưng vẫn đẹp bền, còn để lạc mất đi hay quên lãng bao chất liệu ấy thì khác nào như bị những loài cỏ hoang dại khõa đầy trên những lối mòn xưa cũ.. Để kết thúc, chúng ta cùng đọc lại lời Phật dạy:

 

 

“Người trị thủy dẫn nước

Kẻ làm tên, nắn tên

Người thợ mộc uốn gỗ

Bậc trí nhiếp tự thân”      PC. 80.

 

 

Long Xuyên, 12.01.2013

MẶC PHƯƠNG TỬ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8292)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8475)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7821)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7920)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8753)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8870)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10006)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8598)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8557)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 9211)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9578)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9462)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9457)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7807)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9024)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 8843)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 9603)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9296)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9610)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 10594)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9340)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9499)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 10734)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 10097)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10341)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9638)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 11775)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10659)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 9999)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 11180)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10647)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 10670)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11156)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 19169)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19588)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21173)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20215)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19653)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 18937)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20369)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 20961)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17828)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21703)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 13744)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 12792)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12158)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 11783)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 12081)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14069)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 13604)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 17999)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 21228)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 15568)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27632)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 11366)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 13114)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 13853)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 10898)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 13724)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
(Xem: 13127)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant