Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuối Mùa Vu Lan

19 Tháng Mười Hai 201719:33(Xem: 6176)
Cuối Mùa Vu Lan
Cuối Mùa Vu Lan


Trần Thị Nhật Hưng

   Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan để tưởng nhớ và vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

   Tại Thụy Sĩ, nhân mùa này, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí đã tổ chức ngày hiếu hạnh, lễ tri ân phụ mẫu, hướng dẫn cho các đoàn sinh hiểu ý nghĩa ngày Vu Lan.

Hằng loạt các em mời cha mẹ ngồi vào hàng ghế danh dự để các em dâng trà, dâng quà, tặng hoa, và nói lời tri ân công lao cha mẹ.

Lồng vào đó là lễ hội áo dài.

Tất cả từ bé (bé vừa biết đi) cho đến người lớn tuổi, đều mặc quốc phục Việt Nam. Riêng phái nam mặc đồ vét, nếu ai có áo dài khăn đóng càng hay. Đây là cơ hội để quí bà được mặc chiếc áo dài, có người may xong cất tủ nhiều năm, giờ mới có dịp lôi ra khoe sắc cùng các bạn. Quả là một ngày đầy ý nghĩa, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, cùng giới thiệu cho người bản xứ.

   Cũng trong mùa này, chùa Viên Minh (thoát thai từ chùa Phật Tổ Thích Ca Luzern) trong tình trạng bề bộn sửa chùa, tổ chức lễ thỉnh Đức Quan Âm từ chùa cũ về an vị chùa mới, bao nhiêu công việc dồn dập đã không còn thời gian, sức lực và cũng chưa có giấy phép chính thức của chính quyền sở tại được sinh hoạt, không dụng tâm tổ chức lễ Vu Lan tại chùa cho đúng nghĩa, chỉ truyền miệng nội bộ làm một lễ cúng rằm tháng 7, không phổ biến qua văn thư, thế nhưng vẫn có một số lượng lớn “khách không mời mà nô nức đến“ chật ních cả chánh điện, phòng ăn.

   Qua đó mới thấy rằng, những người con Phật luôn hướng vọng về nơi để gởi tâm linh tìm sự an vui thanh thản cho tâm hồn đã tạo cho mọi người trong chùa sự ngạc nhiên, niềm phấn khích cùng quýnh quáng lo cái ăn sao cho đủ.

   Thế rồi, nhờ sự hỗ trợ của Chư Phật, Chư Bồ Tát, mọi chuyện cũng đâu vào đấy tạo nên một không khí vui tươi, thân tình, sống động hẳn lên.

   Nhân đây, cũng xin trình bày sơ qua ý nghĩa hai chữ “Viên Minh“ thay thế cho tên chùa cũ „Phật Tổ Thích Ca“ mà Đại Đức Thích Như Tú đã chọn lựa rồi thỉnh ý nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc từ Úc cùng bào đệ là Hòa Thượng Thích Như Điển từ Đức, nhân nhị vị ghé thăm chùa vào ngày 1 tháng 8 năm 2017 vừa qua.

   Tại Thụy Sĩ mỗi tỉnh, làng thường có một lá cờ riêng để biểu tượng cho tỉnh, làng đó. Thì lá cờ tại làng Nebikon thuộc tiểu bang Luzern, nơi ngôi chùa tọa lạc, một bên có hình mặt trời (nhật), một bên là mặt trăng (nguyệt), ghép hai chữ “nhật, nguyệt“ thành ra chữ “Minh“.

 Còn “Viên“ ngoài ý nghĩa tròn đầy, còn thể hiện nguồn gốc của Đại Đức Thích Như Tú, trụ trì ngôi chùa hiện tại, cùng Hòa Thượng sư huynh Thích Như Điển xuất thân từ chùa tổ “Viên Giác“ Hội An, mà tổ của Viên Giác xuất phát từ giòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh do Tổ Sư Minh Hải, người đầu tiên khai sơn lập chùa tại Hội An. Nói rõ hơn, hai chữ “Viên Minh“ là hai chữ đầu: Viên (Viên Giác) và Minh (Minh Hải) để Đại Đức Thích Như Tú tưởng nhớ đến công ơn và gốc gác Sư Tổ của mình.

   Nhưng thật ra, cho dù Viên Minh, Viên Giác, Viên Đức, Viên Ý, Viên Thành hay Viên Mãn...gì gì đi nữa, tất cả chỉ là tên gọi, điều quan trọng vẫn là ngôi chùa trong tâm mỗi người xây dựng sao cho viên mãn.

   Một nhân duyên hy hữu nữa. Khi ghé thăm, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc đã cho một câu đối “Viên dung phổ nhuận hồng âm chấn. Minh liễu sắc không Bát Nhã đàm“. (dịch nghĩa: Viên Dung nhuần gội tiếng chuông ngân. Minh liễu sắc không lý tánh đồng).

 “Viên Dung“ là Pháp tự của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu. Hồng âm chấn tiếng chuông hồng chung ngân vang bao trùm khắp cõi u minh trong ý nghĩa tiếng chuông vang vọng đưa đường ta đi. Vế thứ hai có câu Bát Nhã đàm, trùng hợp chùa đang tụng bộ kinh Bát Nhã.

    Đây là một nhân duyên thù thắng khi chọn tên chùa VIÊN MINH để hy vọng sau khi hoàn thành ngôi chùa, không chỉ hình thứclý thuyết tỏa sáng tròn đầy đẩy màn tối vô minh khỏi lạc vào lục đạo mà còn xây được ngôi chùa tâm linh trong trái tim Phật Tử.

   Mong là tiếng hồng chung cất lên vang vọng khắp nơi thức tỉnh những kẻ lầm mê lạc lối trở về với bản tính thanh tịnh, gột rửa mọi tham sân si mạn nghi ác kiến mới có thể đem an lạc đến với mọi người.

    Vu Lan, không dành riêng cho Thụy sĩ mà khắp Âu Châu nơi nào cũng tưng bừng lễ hội.

   Riêng tu viện Viên Đức tại Đức Quốc lúc nào cũng tổ chức vào phút  chót để phù hợp thời gian Phật sự của Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển, vị lãnh đạo tinh thần không chỉ cho Viên Giác, Viên Đức mà cho nhiều chùa khắp Âu Châu, đôi khi cả các Châu khác.

 

   Buổi lễ mãi đến ngày 22 và 23 cuối tháng 9 Viên Đức mới tổ chức Vu Lan. Tối 22 có văn nghệ mời ca sĩ Ngọc Huyền từ Hoa Kỳ sang cùng sự đóng góp “cây nhà lá vườn“ của Phật Tử ba nước Đức-Áo-Thụy Sĩ.

    Sáng 23 Lễ Hội Quan Âm kéo dài đến chiều tối.

   Đêm văn nghệ lần này, năm 2017, sinh hoạt cũng không khác mấy những năm trước, ngoài cuộc cách mạng đưa các...cụ “lọ lem“ trong nhà bếp của ban trai soạn chùa tuổi từ U50 đến trên 60 bao năm chỉ chuyên cầm dao thớt thái rau, gói bánh, mặt mày bơ phờ đầy dầu và bột thì tối đó đã...xếp thớt dao, khoác áo...kimono, cầm quạt hóa thân thành những...cô gái Nhật Bổn xinh đẹp trong vũ khúc Mùa Hoa Anh Đào.

   Đây là một vấn đề chẳng đặng đừng khi tìm đám trẻ mãi bận học không còn thời gian sinh hoạt, các cụ đã chẳng nệ hà, trong tinh thần “phục vụ chúng sinh cúng dường Chư Phật“, đã nỗ lực hết mình dành trọn một ngày của tuần trước đó, chỉ một ngày thôi, qui tụ vũ viên từ ba nước Đức-Áo-Thụy Sĩ về chùa tập dượt từ 8giờ30 sáng cho mãi đến 19 giờ tối hoàn thành cho xong màn vũ.

   Màn vũ kể ra khá thành công được hoan hô nhiệt liệt, nhưng những khiếm khuyết trong màn vũ không thể tránh khỏi, xin bà con, nhất là đối với các bà già trầu bảo thủ, khó tính niệm tình hỉ xả cho.

Xin Thầy đăng màn vũ MHAD chỗ này, nếu có thể được ạ.

   Một đặc điểm nữa trong đêm văn nghệ có sự đóng góp của cây bút nữ Nguyên Hạnh Hoàng Thị Doãn tuổi hạc trên 80. “Cụ“ thuộc túyp năng nổ, tinh thần phục vụ cộng đồng rất cao, huy động thêm 3 bạn văn trong đó có Hoa Lan, Thi Thi và tôi, đều thuộc loại “già ham dzui“ với sự hỗ trợ đắc lực của Xuân Hương để thực hiện màn biểu diễn thời trang áo dài qua nhiều thế hệ. Từ München xa xôi mất hơn hai tiếng tàu xe, cụ lặn lội đến hội trường từ ba giờ chiều hối hả quẩn quanh tìm thêm nhân lực từ khán giả rồi tập dượt để kịp 19 giờ mở màn. Màn biểu diễn, cuối cùng rất thành công huy động được 16 người trong thời gian kỷ lục như thế thật đáng hoan nghênh ngưỡng mộ vô cùng

Xin Thầy đăng màn biểu diễn thời trang của chị Nguyên Hạnh HTD chỗ này ạ.Con kính cám ơn Thầy.

   Qua lần trình diễn này, tinh thần ai nấy lên cao đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người tạo nên một phong trào lành mạnh trẻ trung hóa.

   Sáng hôm sau, tại tu viện Viên Đức, từ tờ mờ sáng, các cụ...lọ lem lại hiện nguyên hình tất bật cùng lực lượng ban trai soạn chùa sửa soạn nồi chảo bánh trái cơm nước để phục vụ cái ăn cho đông đảo Phật Tử tham dự lễ chùa.

 

   Một chương trình lễ hội thật tưng bừng dưới chân Quan Âm Các với tiếng hát chào mừng của ca sĩ Ngọc Huyền trong những nhạc phẩm vinh danh Mẹ Quan Âm và sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng Phật Tử gần xa. Sau đó lễ Vu Lan chính thức bắt đầu trong chánh điện lúc 10 giờ cùng ngày.

  

   Sau hồi chuông trống Bát Nhã ngân vang là tiếng kệ kinh tụng niệm rập ràng của Chư Tôn Đức Tăng Ni và đồng bào Phật Tử, rồi đạo từ của nhị vị Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Quảng Bình. Nhị vị vinh danh lòng hiếu đối với cha mẹtối thượng không chỉ hiếu ở đời này mà phải là từ vô lượng kiếp trồng sâu nhân lành, nhân hiếu hạnh mới có thể có phước báu 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp như Đức Phật. Và Vu Lan không chỉ  riêng cho ngày hôm nay, cũng không riêng cho Phật giáo mà ngày nào trong năm cũng là ngày Vu Lan dành chung cho nhân loại.

   Trong tiếng hát ngọt ngào của ca sĩ Ngọc Huyền và Phật Tử Lucky, các em trẻ túa ra lần lượt cài hoa trắng cho những vị nào mất mẹ, và hoa hồng cho người mẹ còn hiện tiền.

   Và dường như trong mùa Vu Lan nào cũng thế, gia đình Phật Tử Thiện Đức người Lào, đệ tử của Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển luôn có tập tục theo truyền thống Nam Tông, ông bà “trồng“ sẵn hai cây bồ đề bằng lá thép rồi gắn lũng lẵng trên đó tịnh tài đủ loại tiền lớn, nhỏ. Cây vàng ưu ái đặc biệt dành dâng Hòa Thượng sư phụ, cây bạc cúng dường tu viện Viên Đức. Đặc biệt năm nay cây bạc còn nảy ra thêm cây con cúng dường xây dựng chùa Tam Bảo Tübingen của Ni Trưởng Như Viên và Sư Cô Hạnh trang. Tuy đây là tập tục của xứ Lào, nhưng Phật Tử Việt Nam vẫn có thể đóng góp gắn lên đó tịnh tài từ tấm lòng của mình. Một tập tục thấy ngồ ngộ dễ thương của người Lào, chứ đối với người Việt Nam, chà, không đơn giản để thực hiện đâu nhé.

   Và năm nào cũng thế, cây vàng của Hòa Thượng, Hòa thượng đều công bố chia đều cho tất cả quí Tăng Ni hiện diện, Hòa thượng chỉ nhận một phần nhỏ trong số chia đều đó.

   Sau buổi lễ, thường có mục mà tôi thích thú, gợi cho tôi hình ảnh của tuổi thơ mẹ dạy dâng thực phẩm đặt vào bình bát của quí sư đi khất thực. Khất thựchình thức tập cho chúng sinh thực tập tinh thần từ bi. Bởi nếu tất cả có lòng từ bi thì nhân loại trên trái đất này sẽ hòa bình an lạc.

Sau buổi lễ, thường có mục mà tôi thích thú, gợi cho tôi hình ảnh của tuổi thơ mẹ dạy dâng thực phẩm đặt vào bình bát của quí sư đi khất thực. Khất thựchình thức tập cho chúng sinh thực tập tinh thần từ bi. Bởi nếu tất cả có lòng từ bi thì nhân loại trên trái đất này sẽ hòa bình an lạc.

   Buổi chiều như thường lệ lúc 14 giờ luôn có giờ thuyết pháp. Kỳ này Đại Đức Thích Hạnh Định, đệ tử của Hòa Thượng Phương Trượng, đăng đàn, một vị sư trẻ đầy triển vọng định cư tại Na Uy nhưng nay về Việt Nam trụ trì chùa Phật Linh Bà Rịa Vũng Tàu.

   Thật là đáng mừng cho Phật giáo chúng ta, qua sự dẫn dắt của Hòa Thượng Thích Như Điển cũng như của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Âu Châu đã tạo cơ hội cho những sư trẻ có dịp phát triển tài năng qua những lần thuyết giảng. Rồi qua đó giúp cho những Phật Tử như chúng tôi hiểu thêm về giáo lý Phật Đà, để rồi, như Đại Đức Hạnh Định đã nói, chính chúng tôi lăn lộn ngoài cuộc sống, đi vào đời gần gũi với mọi người hơn quí thầy có thể...thay quí thầy truyền đạt giáo pháp của Đức Phật đến bạn bè, nhất là đến người bản xứ mà hằng ngày chúng ta tiếp cận. Theo Đại Đức, một Phật Tử thuần thành không thể ngặm tăm đứng ngơ ra khi có ai đó hỏi thăm về vấn đề Phật giáo. Ít ra phải hiểu chút ít giáo lý căn bản. Phải hãnh diện đạo Phật là đạo của dân tộc, của giòng giống Việt Nam từ mấy ngàn năm lịch sử và vào thời Lý, Trần, Phật giáoquốc giáo. Ngay Na Uy theo đạo Tin Lành gốc, mà bây giờ từ lớp 7 lớp 8 đã đưa giáo lý đạo Phật vào lớp học. Cả nước Đức cũng vậy, các hội đoàn khuyết tật, hội phụ nữ, người già, học sinh cũng được học giáo lý Phật giáo. Đạo Phật ngày nay còn được thế giới vinh danh công nhận là một tôn giáo hiền hòa tốt đẹp nhất. Rồi Đại Đức, sau khi giảng ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu, còn dạy cho Phật Tử vài chiêu để đỡ đòn khi có người hỏi :“Đạo Phật là gì? Tại sao tin Phật?“. Một câu hỏi đơn giản như...đang giỡn, thế nhưng, cỡ như tôi cũng...ấm ớ không biết trả lời sao cho chính xác, thì nay, hãy nghe Thầy Hạnh Định giải thích giùm chúng ta.

   Đạo Phậtđạo bình đẵng hướng dẫn tu thành Phật bởi Đức Phật cho rằng trong chúng ta ai cũng có Phật tánh.

   Nhưng Phật hướng dẫn làm sao?

“Chư ác mạc tác“ (các việc ác không làm).

„ Chúng thiện phụng hành“ ( Các việc thiện nên làm).

   Nghe đơn giản như...đang giỡn nhưng hành không phải dễ. Bởi vì không làm ác căn cứ vào năm giới cấm nền tảng căn bản đạo đức cho nhân sinh nhân loại do Đức Phật đề ra:

1-        Không sát sanh.

2-        Không trộm cắp.

3-        Không tà hạnh.

4-        Không nói dối.

5-        Không uống rượu.

   Còn muốn làm thiện, trái với sát sanh thì phóng sanh, ăn chay thể hiện lòng từ bi. Không trộm cắp mà còn bố thí, cúng dường. Đó là tu thân.

   Nhưng điều đặc biệt quan trọng hơn đối với Phật Tửtu tâm. Có đại định thanh tịnh tâm thì mới giữ tâm thanh tịnh. Muốn như thế thì nên thiền, niệm Phật, trì chú hay tụng kinh. Thực hiện được những điều trên, nếu...chưa thành Phật hay Bồ Tát cũng sẽ là thánh nhân thôi.

   Qua những lời dạy đó, Phật Tử chúng ta đương nhiên tin Phật, mặc dù Ngài không bao giờ dạy chúng ta tin Ngài để được lên Niết Bàn mà chỉ hướng dẫn chúng ta hiểu nhân quả, tin nhân quả rồi tự mình hành động chọn cho mình cuộc sống thích hợp, bởi vì không ai vượt ra khỏi chi phối của nhân quả kể cả Đức Phật.

   Ngoài ra còn 5 yếu tố khiến ta tin tưởng Ngài một cách vững chắc hơn.Vì Đức Phật:

1-        Giác ngộ chân lý: Nhận ra qui luật bất biến Sinh-Lão-Bịnh-Tử.

2-        Tìm ra con đường thoát ly sanh tử luân hồi.

3-        Thanh tịnh. Luôn ngồi thiền sống trong đại định.

4-        Đại từ đại bi phát bồ đề tâm độ nhất thiết chúng sanh không phân biệt giàu nghèo sang hèn, và luôn luôn độ người ác nhiều hơn để cảm hóa họ hướng thiện, hướng thượng chứ không vì thế mà đày họ xuống địa ngục.

5-        Bậc đại trí tuệ nhờ thiền địnhlục thông: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tam thông, thần túc thông, túc mạnh thông và lậu tận thông.

 

   Cuối chương trình Vu Lan, tu viện Viên Đức luôn có lễ chẩn tế cúng cô hồn, những người khuất mặt, cầu nguyện họ sớm siêu thoát đầu thai vào thế giới an lành.

     Kính thưa bạn đọc, tôi xin kết thúc bài  viết tại đây, không quên tri ân Hòa Thượng Phương Trượng, Chư Tôn Đức Tăng-Ni cùng Phật Tử gần xa, nhất là Chi Hội Phật Tử tại Ravensburg thuộc tu viện Viên Đức bao năm qua luôn giữ hòa khí trong tinh thần đoàn kết yêu thương nhau nỗ lực làm việc đã đưa Tu Viện từng bước phát triển để có buổi lễ Vu Lan hôm nay vô cùng ấm cúng, thân tình, đạo vị với hơn 500 Phật Tử về tham dự.

   Một điều đáng mừng trước sự kiện quan trọng nữa trong năm nay 2017, Tu Viện Viên Đức đã được Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển bổ nhiệm đệ tử của mình, Thầy Thích Hạnh Bổn, trong chức vụ Trụ Trì. Xin thành kính chúc mừng Thầy vững tay chèo lái con thuyền Bát Nhã đến bờ giác.

   Kính chúc tất cả luôn dồi dào sức khỏeBồ Đề Tâm kiên cố.

 

   Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

   Mùa Vu Lan 2017 

   Trần Thị Nhật Hưng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16088)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17296)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13940)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14053)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15114)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20308)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18301)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17423)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12729)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64717)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22873)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23409)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22379)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19208)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19140)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17238)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13117)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13296)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19320)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12467)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14747)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13174)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13177)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12011)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11806)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12697)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11769)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11719)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10404)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11536)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9617)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9635)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9939)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10123)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10078)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10025)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9626)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15457)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9826)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13642)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9823)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9676)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18292)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12031)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9544)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9670)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8684)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8898)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8391)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12311)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13301)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8811)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9426)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11920)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9207)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9060)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9642)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9061)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9073)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33203)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant