Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vu Lan Mùa Dịch

05 Tháng Chín 202018:42(Xem: 2466)
Vu Lan Mùa Dịch
VU LAN MÙA DỊCH

Tiểu Lục Thần Phong

Vu Lan Mùa Dịch

 

Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội. Vu Lan báo hiếu đã trở thành một lễ hội quan trọng trong đạo Phật cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc.  Một năm có nhiều ngày lễ nhưng với với con Phật có lẽ ngày tết, ngày lễ Phật đản sanh và lễ Vu Lan là quan trọng nhất

 Không ai biết chắc lễ Vu Lan hình thành và du nhập vào nước ta từ khi nào, nhưng ngày nay đã ăn sâu vào máu thịt không thể thiếu được. Người con Phật vốn lấy hiếu làm đầu, “ Hiếu hạnh vi tiên”. Nho giáo cũng coi trọng chữ hiếu nhưng không trọn vẹn và có phần bất cập, cái hiếu của Nho gia cũng phụng dưỡng cha mẹ nhưng phải nối dõi tông đường, nếu không lập gia đình hoặc không có con là bất hiếu, thậm chí là đaị bất hiếu: “ bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đaị”. Chữ hiếu nhà Phật thì khác, cao cả hơn, trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn, “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” là nền tảng, là điều tiên quyết của mọi người con Phật, nếu chưa hiếu với cha mẹ thì đừng nói gì đến học Phật, tu Phật.  “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” là điều kiện tiên quyết trong tam phướckinh Vô Lượng Thọ đã nói. “Hiếu dưỡng phụ mẫu” không chỉ là chăm lo thân xác, quần áo, cơm nước, thuốc men… và còn phải chú trọng đến tinh thần nữa, lo cho cha mẹ an lạc, hướng dẫn cha mẹ sao cho tinh thần thoải mái, vui vẻ… Nếu cha mẹ đã tin tam bảo, hộ trì tam bảo, nương tựa tam bảo thì quá tốt; còn nếu như cha mẹ chưa có tín tâmtam bảo thì tạo mọi điều kiện để cha mẹ tiếp xúc với tam bảo, tạo niềm tin cho cha mẹ hướng về tam bảo, giúp cha mẹ trồng nhân lành ở tam bảo chẳng hạn như: đưa cha mẹ đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, làm công quả, hành hương Phật tích, bố thí…Có như thế mới là trọn hiếu. Cha mẹ cũng như bao người khác, ngoài phần thân còn có tâm thức, cái thân thì chỉ trong vòng trăm năm nhưng thần thức thì vô cùng quan trọng, không chỉ đời này mà nhiều đời khác nữa, việc hướng dẫn tinh thần cho cha mẹ là cách báo hiếu sâu sắc nhất, vì đó là cách giúp cha mẹ tạo được tư lương thiện lành để một khi hết số thì có thể tái sanh vào cõi an lành, có một hậu thế tốt đẹp hơn.

 Chữ hiếu trong nhà phật còn mở rộng ra, không chỉ “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” một đời này mà còn hiếu với ông bà tổ tiên đã quá vãng. Bởi vậy lễ Vu Lan ngoài việc báo hiếu cha mẹ hiện tiền mà còn chú nguyện cho cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ

 Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích ngài Mục Liên cứu mẹ thoát khỏi u đồ, sau này có thêm thoắt những yếu tố dân gian bản địa như: chuyện bà Thanh Đề với bánh bao nhân thịt chó… nhưng cốt lõi vẫn là chuyện  báo hiếu của người con Phật, báo hiếu mẹ cha, tưởng nhớ tổ tiên. Chữ hiếu trong nhà Phật lớn lắm, không chỉ hiếu với cha mẹ mình, không chỉ biết ơn với cha mẹ mình mà còn mở rộng ra thành tứ trọng ân: Ơn Phật, đã mở đường sáng, đường giải thoát, đường vượt sanh tử cho chúng sanh. Ơn thầy tổ, truyền trao, chỉ dạy, sách tấn. Ơn quốc độ, đã cưu mang, đã cho mình một nơi sống an cư lập nghiệp. Ơn đàn na tín thí, tất cả mọi người và mọi loài cùng cộng sinh, tác động qua laị lẫn nhau (điều này cũng là lý tương tức, cái này sinh cái kia sinh, cái này diệt cái kia diệt). Mình tồn tại được là nhờ cộng sinh chung với nhau và với muôn loài. Cái ơn mình mang lớn lắm, có ai đó đã viết về công ơn cha mẹ:

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

 Cha mẹ được ví như hai vị Phật đầu tiêncủa mỗi con người, nhờ có cha sanh mẹ dưỡng mà ta mới có mặt trên cuộc đời này, nhờ công lao cha mẹ mà ta ăn học nên người, trước khi là một Phật tử thì mình đã là một người con. Bởi vậy công lao cha mẹ to lớn lắm, nói hết lời cũng không tả được. Cha mẹ là hai vị Phật đầu tiên của mỗi con người, có biết ơn cha mẹ, có hiếu với cha mẹ thì mới có thể nói đến biết ơn kẻ khác. Văn học Phật giáocâu chuyện rằng: “ Có anh thanh niên trẻ muốn học Phật, dốc lòng đi tìm Phật. Anh ta chẳng ngại núi non hiểm trở, rừng thiêng nước độc, chẳng ngại đường xa cách trở…đi khắp nơi cầu kiến cao nhân, tham vấn đạo hữu nhưgn vẫn chẳng thõa mãn, vẫn không thấy Phật. Một ngày kia anh ta gặp một vị tăng, ông tăng bảo anh ta quay về nhà, người đầu tiên mà anh gặp ấy chính là Phật! Anh vâng lời quay về, người mẹ già vui mừng cập rập ra mở cửa, mắt mũi kèm nhèm, dép chiếc trái chiếc phải…Anh ta chợt ngộ ra và ôm chầm lấy mẹ: Mẹ chính là vị Phật!”

 Văn học dân gian cũng có cả kho viết về mẹ cha, có lẽ bốn câu lục bát dưới đây là tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất, hay nhất… Hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc ( chỉ e lớp trẻ thời 4.0, thời 5G này hình như không có mấy em biết )

 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 Hoặc như:

 Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn

 Cũng có người bảo:” Sao các tu sĩ bỏ cha mẹ mà đi tu? vậy có tròn hiếu không?”. Xin thưa rằng: Đó là cái nhìn cạn cợt, phiến diện, thiếu hiểu biết, thấy gần mà chẳng thấy xa, chấp  nhỏ mà bỏ lớn… Những vị tu sĩ ấy chính là đaị hiếu. Các vị tu sĩ không chỉ lo cha mẹ mình mà còn lo cho cha mẹ khắp thiên hạ. Các vị tu sĩ ấy chính là phước điền cho mọi người, đi tu không gần gũi cha mẹ nhưng ngày đêm đang tạo phước đức cho cha mẹ, lo cho tương lai hậu sanh của cha mẹ , hồi hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh. Đi tu vừa sử lỗi tự tân, tự thăng tiến vừa chăm lo cho thần thức của cha mẹ đó là cách báo hiếu tích cực nhất, mà không phải ai cũng làm được.

 Mỗi mùa Vu Lan về, người Phật tử về chùa tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu, cài hoa báo hiếu cha mẹ, cầu cho ông bà tổ tiên quá vãng, cầu cho khắp pháp giới chúng sanh. Mỗi nụ hoa cài trên áo, nhắc nhở người con Phật về công ơn cha mẹ, về trách nhiệm người con Phật, giờ đây đã trở thành một tập tục đẹp và nhiều ý nghĩa. tiếc rằng năm nay dịch bệnh tràn lan, mọi nguời không thể về chùa được ( có một vài chùa tổ chức lễ Vu Lan nhưng rất giới hạn số lượng người tham gia, vì tuân thủ quy định khoảng cách an toàn của nhà cầm quyền. Phật pháp bất ly thế gian pháp là vậy!). Lễ Vu Lan năm nay sẽ tổ chức trực tuyến, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại ( sau này thì không biết có còn lập laị?). Lễ Vu Lan, lễ báo hiếu tổ chức trực tuyến trên mạng Internet, người Phật tử không thể vân tập về chùa như những năm trước thì tham gia trực tuyến vậy ( tùy duyên mà ). Người Phật tử ở nhà vẫn cứ tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền như công khoá thường lệ, tham gia đóng góp từ thiện, thực hiện phóng sanh bằng cách ăn chay…  sau đó cũng hồi hướng công đức cho cha mẹ, cho ông bà tổ tiên, cho khắp pháp giới chúng sanh. Tất nhiên cũng có người lo lắng, có chút xíu công đứchồi hướng khắp pháp giới chúng sanh thì nhằm nhò gì? Xin thưa rằng: Một đóm sáng loé lên trong đêm tối, một người hướng về hưởng ánh sáng thì đóm sáng ấy chẳng sáng hơn, cũng đóm sáng ấy mà  muôn người hướng về thì đóm sáng ấy cũng chẳng suy đi.

 Vu Lan mùa dịch, mọi người ở nhà có thể tận dụng thời gian ấy mà công phu, đọc sách, đọc kinh điển… cũng là một cách trau dồi trí tuệ. Người học Phật phải biết rằng: Phước không thể cứu, chỉ có huệ mới cứu được mình, phước với huệ phải có cả hai mơi vẹn toàn. Chỉ có phước mà không có huệ thì như voi được đeo anh lạc, tuy no đủ, trang sức đẹp nhưng ngu si. Còn nếu chỉ có huệ mà không có phước, thì chứng đến A La Hán mà ngày ngày ôm bát khất thực về không, chẳng có tí thức ăn nào. Bởi thế mà đức Phật được tôn xưng là bậc “ Lưỡng túc tôn”, hoặc “ Phước trí nhị nghiêm”.

 Lễ Vu Lan gắn liền với tích Mục Kiền Liên, ai ai cũng biết, kinh sách đã viết nhiều, thiết nghĩ không cần lập laị. Ở đây xin nhắc một khiá cạnh khác: Ngài Mục Kiền Liên vốn được tôn xưng là thần thông đệ nhất, nhờ có thần thông mà biết mẹ đọa u đồ. Thần lực của ngài không cứu được nên phải cầu đến thần lực của mười phương tăng. Thần lực mười phương tăng làm cho mẹ ngài chuyển đổi tâm niệm, nhờ chuyển đổi tâm niệmlập tức thoát khỏi u đồ. Cứu độ là giúp cho bà chuyển đổi tâm niệm chứ không phải dùng thần lực nhấc bổng bà ra khỏi u đồ. Khi tâm niệm san tham, bỏn sẻn… thì thức ăn đưa lên miệng lập tức hoá lửa ( lửa sân hận, tham lam, giận dữ…). Khi tâm niệm  chuyển hoá thì cảnh u đồ lập tức thành thanh lương. Điểm này cũng giống như câu kệ:” Hoả diệm hoá hồng liên” vậy!

 Một tâm mười pháp giới, tâm này là Phật, tâm này làm Phật, Một niệm tâm chuyển thì mọi sự chuyển theo. Y báo tùy thuộc vào chánh báo, chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo. Địa ngục, thiên đàng cũng một niệm tâm mà ra. Bà mẹ của ngài Mục Kiền Liên khi tâm niệm còn mê thì ở u đồ, khi tâm niệm tỉnh giác thì sanh thiên. Mùa Vu Lan đến, mọi Phật tử, mọi người cùng gởi một tâm niệm thiện lành vào trong hư không, biết đâu chuyển đổi tâm niệm của một chúng sanh nào đó trong u đồ, biết đâu trong số ấy có cha mẹ, ông bà, thân hữu nhiều đời nhiều kiếp của mình.

 Phật giáo sử có một minh chứng hùng hồn về sự chuyển biến thay đổi lớn của y báo khi chánh báo chuyển. Vua Asoka là một bạo chúa, hung hăng hiếu chiến, gây ra bao cảnh núi xương sông máu, khói lửa binh đao…nhưng từ khi một niệm tâm thay đổi, ông đã trở thành một vị vua hiền, một hộ pháp vĩ đaị, ông đem laị thái bình an lạc cho dân, hoằng dương Phật pháp, chính các con ông cũng xuất gia và mang Phật giáo đến Tích lan và sau đó lan truyền qua những quốc gia nam Á khác.

 Tâm chuyển tướng chuyển, tâm tưởng sự thành… lý là thế nhưng thật tế thì ngàn muôn không được một, vô cùng khó. Con người bị cái nhìn lệch lạc ( thiên kiến, biên kiến, kiến thủ…), bị mê mờ vì ngũ dục và  chấp cho là  thật ( tài, sắc, danh, thực, thùy) nên rất khó chuyển. Trong kinh sách Phật có truyện anh chàng Vô Não, y giết người lấy xương ngón tay mà xâu chuỗi, khi gặp Phật thì tỉnh ngộ, hồi tâm chuyển ý, buông đao, theo Phật tu họcchứng thành quả, bởi thế nhà thiền mới nói “Đồ đao lập địa”.

 Lịch sử nước ta cũng có việc tương tự, đời Lê mạt, vua Vĩnh Trị hạ chỉ bãi Phật biếm tăng, trục xuất tu sĩ ra khỏi Thăng Long và đày đi xa. Thiền sư Tông Diễn đã can đảm đứng ra can giánthuyết phục được vua, sau đó vua rút laị chỉ và còn ăn năn sám hối. Vua cho vời những thợ tài hoa nhất tạc một pho tượng Phật ngồi trên lưng vua, vua nguyện lấy thân làm toà. Pho tượng vua quỳ phủ phục dưới đầt làm toà cho Phật ngồi quả là độc đáo nhất của nước ta, có thể nói là độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà có thể cả thế giới ( vì chưa thấy Phật giáo sử nước nào có chuyện vua lấy thân làm toà cho Phật ngồi như thế cả). Ngày nay pho tượng “ Lấy thân làm toà” còn thờ ở chùa Hoè Nhai.

 Trong đời thường, thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe đây đó có những đaị ca xã hội đen, những tay anh chị giang hồ có số má, không việc ác nào không dám làm, đâm thuê chém mướn, dắt gái bảo kê, đả thương truy sát, vào tù ra khám… ấy vậy mà bỗng nhiên hoàn lương hướng thiện, giúp người giúp đời, sống ẩn nhẫn thầm lặng, cam chịu cả đàm tiếu lẫn oan trái… Ấy cũng là từ một niệm tâm thay đổi mà ra, niệm trước là ác là sai quấy, niệm sau là thiện lành. Một niệm tâm chuyển thì con người chuyển, hoàn cảnh chuyển!

 Mùa Vu Lan laị về, tiếc rằng năm nay dịch bệnh hoành hành, chùa chiền  không tổ chức lễ được. Phật tử cũng hạn chế về chùa, chỉ còn cách lên mạng trực tuyến mà thôi, âu cũng tùy duyên. Cái quan trọng là tự thân mỗi Phật tử phải thật sự biết ơn cha mẹ, thật sự báo hiếu cha mẹ chứ không phải làm màu, hay chỉ làm mỗi ngày lễ Vu Lan. Mỗi người tự thân tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, hành thiện, phóng sanh… và hồi hướng công đức cho cha mẹ và ông bà quá vãng được siêu thoát, cha mẹ hiện tiền thân an tâm lạc. Cầu cho khắp pháp giới chúng sanh cùng an lạc, cầu cho dịch bệnh sớm qua đi.

 Mùa Vu Lan đến
Dịch bệnh hoành hành khắp chốn
 Hiếu hội năm nay lỗi hẹn
 Mình ở nhà nghĩ nhớ tổ tiên
 Suy tưởng công lao khó nhọc của mẹ cha
 Mùa Vu Lan đến
 Dâng lời khấn nguyện
 Cha mẹ hiện tiền thân an tâm lạc
 Ông bà quá vãng đặng siêu sanh
 Ngày và đêm an lành
 Người và muôn loài sống trong tình thương tỉnh thức
 Mùa Vu Lan đến
 Ánh đạo vàng soi sáng khắp thế gian này
 Trời phương đông mây trắng bay
 Trời phương tây, người con Phật hướng về nguồn cội
 Hiếu hạnh muôn đời không đổi
 Giải thoátmục tiêu tối thượng
 An lạc giữa đời thường
 Lời sư tử hống vang động khắp mười phương

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 08/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8224)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8424)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7761)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7857)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8702)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8791)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 9936)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8556)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8502)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 9152)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9531)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9378)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9403)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7750)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 8970)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 8766)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 9567)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9247)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9549)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 10532)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9299)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9454)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 10679)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 10039)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10253)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9576)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 11713)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10613)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 9951)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 11117)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10600)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 10623)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11089)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 19107)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19506)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21105)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20149)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19591)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 18871)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20320)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 20912)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17764)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21619)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 13702)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 12727)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12100)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 11722)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 12013)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14019)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 13533)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 17939)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 21130)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 15500)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27519)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 11327)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 13062)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 13789)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 10842)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 13664)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
(Xem: 13058)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant