Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Một Vài Suy Nghĩ Mùa Vu Lan

07 Tháng Chín 202019:10(Xem: 2249)
Một Vài Suy Nghĩ Mùa Vu Lan
Một Vài Suy Nghĩ Mùa Vu Lan 

Trung Kiên

vu lan

 

            

Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật: Tôn Giả Mục Kiền Liên đã cứu thoát mẹ mình là bà Thanh Đề thoát ra khỏi ngục tối. Dù trong lịch sử, mẹ Tôn giả Mục Kiền Liên không hề cấm cản ngài đi tu, cũng không phá hoại Tăng đoàn nhưng, ngoài yếu tố lịch sử này thì ý trong kinh lại rất đúng. Đó là câu chuyện về đức hiếu hạnh của một người con. Câu chuyện của người con chí hiếu Mục Kiền Liên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận suốt mấy nghìn năm qua, để rồi, Phật Giáo truyền đến đâu thì cùng với tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha, những người con của Đức Phật noi theo tấm gương hiếu hạnh của Mục Kiền Liên để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục.

          1. Truyền thuyết kể rằng bà Thanh Đề là mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đọa vào địa ngục do những tội lỗi mà bà gây ra. Mỗi khi người ta dâng cơm cho bà thì lòng tham sân si nổi lên và bát cơm biến thành lửa cháy, bởi vậy bà luôn khổ sở vì đói khát. Thấy mẹ đói khát khổ sở, ngài đã dùng thần thông đem cơm xuống tận địa ngục dâng cho mẹ mình. Vì lửa tham nổi lên thiêu đốt, bà Thanh Đề, mỗi khi đưa thức ăn gần tới miệng thì thức ăn ấy liền biến thành lửa đỏ. Cũng theo kinh Vu Lan Bồn, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ của mình, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Thế rồi, nhờ vào công đức cúng dường mười phương Tăng sau mùa An cư kiết hạ mà mẹ của ngài Mục Kiền Liên đã thoát ra khỏi ngục tối. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời. Câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu hạnh này đã giúp mỗi người khi tụng đọc Kinh Vu Lan lại nhớ về tấm gương đại hiếu Mục Kiền Liên.

Theo quan niệm của nhà Phật, đời là bể khốc, nên nước mắt chúng sinh cộng lại đã nhiều hơn biển cả bao la. Vậy nên, tất cả những ai khi đến với cuộc đời này đều chào đời bằng tiếng khóc oa oa chào đời: “Thảo nào khi mới chôn nhau/ Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra…” (Nguyễn Gia Thiều). Đời là bể khổ nên Phật giáo khuyên những ai đã có may mắn đến với cuộc đời này hãy góp phần mình cho cuộc đời bớt khổ. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã khuyên rằng: “Sứ mệnh của chúng ta đến với cuộc đời này là để giúp đỡ người khác, và nếu không giúp đỡ được gì cho họ thì ta cũng không nên làm hại họ”.

Đời là bể khổ, nhưng vì sao ta khổ, Phật giáo đã chỉ ra nguyên nhân của sự khổ (Tập đế); chỉ ra con đường để diệt cái khổ đó, để đi tới sự an lạc Niết Bàn ấy là Đạo đế (37 phẩm trợ đạo, trong đó quan trọng nhất là Bát Chánh Đạo). Bát Chánh đạo bao gồm: Chính kiến (Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đếgiáo lý vô ngã); Chính tư duy (Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm); Chính ngữ (Nói thiện nói lành xây dựng ích lợi chung vì người nghe tiến bộ. nói đúng khéo léo để người nghe dễ hiểu); Chính nghiệp (Làm những việc lành thiện tạo ích lợi chung. không làm điều xấu ác); Chính mệnh (Giữ gìn thân thể trong sạch mạnh khỏe băng cách ăn uống, đủ chất. ăn uống do nghiệp lành, không do sát sinh tạo sân hận nghiệp ác gây nên. ngủ nghỉ chỗ trong sạch lành mạnh tránh chỗ ô nhiễm; Chính tinh tiến (Luôn luôn nhớ hàng ngày hàng giờ hàng phút viêc tu học, giữ giới luật để sao sát tiến bộ); Chính niệm (Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian). Hiểu nguyên nhân của sự khổ rồi (Tập đế); tìm cách diệt cái khổ ấy (Đạo đế) để vươn tới cảnh giới niết bàn, chấm dứt hoàn toàn đau khổ (Diệt đế).

Để đi tới con đường lớn của sự an lạc ấy, mỗi người đi qua các nấc thang khác nhau và hiếu hạnh hẳn nhiên là một trong những nấc thang ấy, bởi trong muôn vàn những đức tính tốt đẹp ở đời, hiếu hạnh đứng đầu. Có người hiểu sai câu nói của người xưa: “Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” để nói rằng đâu cần phải đến chùa. Nếu vậy, người xưa cũng nói: “Học thày không tày học bạn” rồi chúng ta khỏi cần thày, khỏi tới lớp hay sao? Đó chỉ là những lời khuyên trong những ngữ cảnh cụ thể mà thôi. Chúng ta may mắn được làm người, lại may mắn biết Phật Pháp Tăng thì còn phước báu nào hơn. Vậy nên, đến chùa mùa lễ Vu Lan, ta sẽ được sống trong không khí linh thiêng của lòng biết ơn. Nếu đã biết một cảnh chùa, xin ai đó đừng bỏ lỡ, nhất là những dịp linh thiêng này…

2. Thân người ta khó mà có được. Kinh tạng nguyên thủy Nikaya ghi lại lời Đức Phật trong một lần dạy chư vị Tỳ kheo về việc này để thấy khó khăn thế nào khi một người được mang thân người. Đó là hình ảnh giữa biển khơi có một con rùa mù 2 mắt, cứ mỗi trăm năm rùa nổi lên một lần, lần nào đó con rùa nổi lên mà bắt gặp cái cây có bộng rỗng trôi trên biển và nó phải chui được đầu của mình vào đó, thì đó là lúc một sinh vật được đầu thai trở lại làm người. Trong lục đạo luân hồi sinh tử của Phật giáo, chỉ riêng cõi người mới là cõi mà con người ta có điều kiện thuận lợi để tu tập, để tu nhân tích đức, để tạo duyên lành, để khi chết đi rồi không phải chịu dày vò đau khổ như thân mẫu Thanh Đề của Tôn giả Mục Kiền Liên. Đây là một bài học nhân quả từ Kinh Vu Lan. Gieo nhân nào thì gặp quả đó, không gây nhân ác làm gì có quả báo ác?

Tại sao ngài Mục Kiền Liên thần thông quản đại nhưng vẫn không dùng thần thông ấy để cứu nổi mẹ mình mà phải nhờ vào tha lực từ công đức cúng dường mười phương Tăng sau mùa An cư kiết hạ? Luật nhân quả của Phật giáocông bằng và không chừa một ai: Ai làm nấy chịu và không ai chịu tội thay cho ai. Có một câu chuyện thiền kể rằng một người nọ đến gặp vị đại sư và nhờ vị đại sư này cứu giúp. Vị đại sư liền nói với ông khách rằng đợi ngài một chút để ngài đi tiểu tiện. Khi vừa bước ra khỏi cửa ngài quay lại nói với ông khách rằng: Ông thấy đấy, đến một việc cỏn con như thế này (tiểu tiện – NV) mà tôi vẫn phải tự mình làm lấy chứ không thể nhờ được ai. Thế nhưng, cứ một vật được ném ra thì ngay lập tức sẽ có một phản lực tương ứng. Tình thương, lòng trắc ẩn được gieo trồng sẽ làm nảy nở, sinh sôi tình thương, lòng trắc ẩn. Vậy nên, công đức cúng dường mười phương Tăng ấy đã hợp lực đưa bà Thanh Đề thoát ra khỏi ngục tối. Ngài Mục Kiền Liên có thể dùng thần thông của mình để cứu mẹ ra khỏi địa ngục hay không? Nếu ngài dùng thần thông cứu mẹ mình thì còn đâu là luật nhân quả, còn đâu là lẽ công bằng. Nếu vậy hóa ra con người cứ thoải mái làm ác đi rồi nhờ thần thông quảng đại, nhờ cầu xin và giúp đỡ để thoát khổ hay sao? Vả chăng, cái ngục giam bà Mục Kiền Liên đâu phải có 4 bức tường, đâu phải có những cánh cửa sắt lạnh lùng khóa chặt, đó chỉ là cái ngục của tư tưởng. Bởi không có bức tường, không có cánh cửa nên nó có muôn ngàn bức tường, muôn ngàn cánh cửa. Vậy nên, ngài Mục Kiền Liên và các vị chư Phật đâu phải đến đó để phá cánh cửa đó và nắm tay bà Thanh Đề kéo ra, bởi làm gì có mà kéo – các vị ấy chỉ trải tình thương, công đức vô lượng ấy giúp bà Thanh Đề tự mình đập vỡ màn u minh giam giữ mình để tự mình thoát ra. Bà phải tự mình thoát ra thì mới có thể thoát ra vĩnh viễn, còn nếu người ta kéo bà ra có thể bà lại sẽ bị đọa vào.

3. Trước khi nhập diệt vào cõi Niết bàn, Đức Phật quay lại dặn dò các đệ tử rằng: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người là do chính mỗi người quyết định. Không có bậc thần thông quảng đại nào, chả có bậc thánh thần nào có thể cứu nổi một người khi người đó gieo đầy nhân ác.

              Kỷ niệm ngày Lễ Vu Lan cũng là ngày mà ở các ngôi chùa (theo Phật giáo Bắc Tông) kết thúc 3 tháng mùa An cư kiết hạ. Phật giáo không chỉ bảo vệ con người mà còn tôn trọng sự sống của muôn loài bởi Phật giáo quan niệm tất cả chúng sinh sẽ trở thành các vị Phật tương lai. Mỗi khi mùa mưa tới, đó là mùa côn trùng sinh sôi nảy nở, nếu đi lại nhiều (thuở xưa đi khất thực) sẽ dẫm đạp các côn trùng mùa chúng đang sinh sản. Để bảo vệ sự sống muôn loài, cứ đến mùa ấy, những người con của Phật giáo lại bắt đầu vào mùa An cư kiết hạ. Tinh thần cao cả của Phật giáovô ngã, vị tha. Tình yêu thương, đạo hiếu không chỉ giành cho mẹ cho cha, cho anh em, bè bạn mà còn trải tình yêu thương đến muôn loài bởi trong lục đạo luân hồi rồi cũng có khi họ sẽ trở thành mẹ con, cha con. Vậy mà, có những người con tỏ ra là mình hiếu đạo, khi cha mẹ vừa nằm xuống đã lập tức giết trâu, mổ bò. Tại sao tiễn cha mẹ của mình đi lại giết hại chúng sinh khác để tế lễ. Đó không phải đạo hiếu mà chính là đang tạo nghiệp ác cả cho mình và cả cha mẹ quá cố. Cũng vậy, rất nhiều người đi chùa Hương nhưng ngay trước cửa các ngôi chùa lại treo lủng lẳng những con thú rùng bị thui chín và nhiều người phải quyết ăn cho được thịt thú rừng.

              Bà Thanh Đề có tội nhưng bà có con trai Mục Kiên Liên tìm cách cứu bà, còn chúng ta, chúng ta phạm tội ác rồi ai sẽ đến cứu chúng ta? Vậy nên, bài học hiếu đạo cao nhất mà Lễ Vu Lan để lại là mỗi người khi báo hiếu cha mẹ mình hãy trải tình thương đến với muôn loài, hãy gieo duyên lành bằng cách không gây đau khổ cho tất cả chúng sinh, chỉ có như vậy, mỗi người mới có một mùa Vu Lan an lànhhạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15862)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17206)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13823)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 13951)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 14992)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20182)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18154)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17273)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12619)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64544)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22759)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23324)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22286)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19099)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19044)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17165)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13045)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13216)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19209)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12391)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14627)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13104)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13085)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 11929)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11745)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12598)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11709)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11659)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10333)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11460)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9542)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9555)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9848)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10063)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10011)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 9966)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9556)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15355)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9752)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13569)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9753)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9591)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18167)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 11963)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9483)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9600)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8609)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8831)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8312)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12223)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13209)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8721)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9334)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11812)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9119)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 8990)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9542)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 8984)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9009)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33057)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant