Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

11. Chu du Ðông, Tây, Nam, Bắc Ấn Ðộ

24 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5426)
11. Chu du Ðông, Tây, Nam, Bắc Ấn Ðộ

ÐƯỜNG TAM TẠNG THỈNH KINH

Võ Ðình Cường
(In lần thứ ba, năm 2000 TP. Hồ Chí Minh)

CHU DU ÐÔNG, NAM, TÂY, BẮC ẤN ÐỘ

Rời Na Lan Ðà, Ngài Huyền Trang vượt sông Hằng, đi về phía Ðông, ra vịnh Băng-gan (Bengale) đến cửa bể Tâm-ra-li-ti (bây giờ là Tamluk). Ngài định đến đây rồi đi thuyền vượt biển ra đảo Xri LanKa, ở tận cùng bán đảo Ấn Ðộ, về phía Nam. Ðối với Ngài Huyền Trang, Xri LanKa là thủ phủ trung tâm của Tiểu thừa. Chính ở đây là nơi, lần đầu tiên công chúa con vua A Dục đã chiết nhành cây Bồ đề sang truyền đạo Phật. cũng chính ở đây là nơi đã có vinh hạnh độc nhất, được giữ di tích quý báu nhất là cái răng của đức Phật.

Ngài Huyền Trang, đêm ở trên bờ biển Ấn Ðộ, thường mơ tưởng đến cái hòn đảo xa xăm kia mà hào quang của răng đức Phật chiếu sáng từ "Chùa răng Phật" ra xa mấy mươi dặm ở chung quanh, như một ngôi sao sáng lấp lánh giữa bầu trời đêm quang đãng.

Nhưng khi đến cửa biển Tâm-ra-li-ti, Ngài hỏi đường thủy đi sang đảo Xri LanKa, thì người ta khuyên Ngài không nên làm một cuộc hành trình bằng hải đạo xa như thế, sợ gặp nhiều nguy hiểm. Họ bảo tốt hơn là Ngài nên đi lần ven bờ biển vịnh "Băng-gan", xuống đến gần đảo Xri LanKa sẽ vượt sang ngang thì dễ dàng và bớt phần nguy hiểm. Ngài Huyền Trang nghe theo lời khuyên ấy, đi đường bộ ven biển về phía Nam. Ngài trải qua các nước Ðông và Nam Ấn Ðộ như nước Cung-ngự-đàm Yết-lăng-già (Kalinga) Ma-ha Kiền-tất-la (Kosala) Án-đạp-la (Andàra), Ðà-na-yết-kiệt-ca (Dravida) v. v ...

Ðến nước nào, Ngài nghe có vị cao tăng, đại đức có thể chỉ giáo cho mình về các môn đạo học, triết học, thiên văn, địa lý v.v ... thì Ngài liền xin đến thụ giáo. Ngoài ra, Ngài còn quan sát một cách chính xác địa thế sanh hoạt, tánh tình, đạo đức của dân tộc các nước ấy. Vì thế cho nên bộ Tây Du Ký của Ngài là một tài liệu quý báu mà chính ngày nay các nhà bác học vẫn cần đến để tìm tài liệu lịch sử về các nước Ấn Ðộ trong thời đại mà Ngài đi qua đấy.

Khi Huyền Trang đến cực nam bán đảo Ấn Ðộ, đối diện với đảo Xri LanKa, định vượt biển qua đấy, thì một tin buồn đang đợi Ngài.

Ðảo Xri LanKa, sau một cuộc đảo chánh trong nội phủ, đang làm mồi cho nạn đói khó và loạn lạc. Xri LanKa không còn là một xứ thanh tịnh êm đềm như trong tưởng tượng của Ngài Huyền Trang, mà là một nơi các vị tu sĩ đang lánh xa để đi tìm yên tĩnh ở một nơi khác. Chính các vị tu sĩ ở đây chạy sang trốn lánh trên đất Ấn Ðộ đã khuyên Ngài không nên đặt chân lên đảo ấy nữa.

Ngài Huyền Trang đành hủy bỏ dự định sang viếng Xri LanKa và tiếp tục cuộc hành trình bằng đường bộ dọc theo bờ biển phía Tây Ấn Ðộ, để trở về chùa Na Lan Ðà.

Ngài đã từ phía Bắc xuống cực Nam Ấn Ðộ bằng con đường ven biển phía Ðông (tức là bờ biển Bengale), giờ đây Ngài lại từ cực nam Ấn Ðộ lên phía Bắc bằng con đường ven biển phía Tây (tức là bờ biển Ấn Ðộ Ô Măng). Ði con đường vòng này xa hơn, nguy hiểm, khó nhọc hơn, nhưng mục đích của Ngài không phải đi cho mau đến đích mà là đi để biết và học hỏi. Ði là chính, mà đến chỉ là phụ. Thái độ của những người đi tìm học, tìm chân lý đều như thế cả.

Trên đoạn đường dài trở về chùa Na Lan Ðà, Pháp sư đã đi qua những nước Yết Lăng Già (Nam Ấn Ðộ) Nam Kiền Tất La (Trung Ấn Ðộ), Lang Yết Là (cực Tây Ấn Ðộ) v.v ... Trong các nước ở vùng này, có nước giòng vua Ca-lu-ki-a (Calukya) là hùng mạnh hơn cả. Dân nước này thân hình cao lớn, phong tục giản dị và ngay thật. Tánh tình của họ kiêu hãnh và dễ nóng giận. Họ trọng danh dự và khinh thường cái chết. Ai làm ơn cho họ, họ luôn luôn ghi nhớ, trái lại, ai phạm đến danh dự của họ, không bao giờ họ tha thứ. Ai cầu cứu đến họ, họ hy sinh tất cả để cứu giúp. Khi họ muốn rửa hận, bao giờ họ cũng báo tin cho kẻ thù địch của họ biết trước. Sau đó họ mới nắm khí giới để thực hành dự định của mình. Khi ra trận, họ đuổi theo bắt những người thua chạy, nhưng không giết những kẻ chịu đầu hàng. Nếu một tướng sĩ của họ thua trận, họ không trừng trị bằng cách hành hạ thân xác, mà chỉ bắt người ấy ăn mặc y phục đàn bà; nhưng thường thường, kẻ bại trận ấy tự tìm lấy cái chết trước để khỏi phải ô danh như thế. Họ có một đạo quân hùng mạnh vô cùng, nhờ thế mà họ vẫn giữ được nền tự chủ trong lúc chung quanh họ, các nước đều bị sự đô hộ của vua Giới Nhật là vị vua đã thống trị hầu hết cả năm xứ Ấn Ðộ. Triều đình tuyển lựa một đám võ sĩ vô địch gồm mấy trăm người, rất hùng dũng, gan dạ. Nhóm người này trước khi ra trận, uống rượu vào cho đến say, và mỗi người có thể địch được muôn người. Nếu trong lúc say sưa ấy, họ lỡ tay giết người, thì triều đình cũng không bắt tội họ. Khi lâm trận, bọn người này đi xung phong. Ngoài ra, đạo quân của nước này còn gồm có một đoàn voi chiến, hàng mấy trăm con. Trước khi xáp trận, đàn voi này được cho uống rượu mạnh đến say như điên dại. Thế là người ta thả chúng xông vào tàn phá hàng ngũ quân địch.

Tuy thế, dân chúng nước này phần đông đều hiếu học. Họ thờ thần Xi Va (Civa), nhưng không chống lại Phật giáo. Trong nước, có trên vài trăm tịnh xá Phật giáo nằm sát cạnh những đền thờ Bà-la-môn giáo.

Sau khi đi dần đến nước Lan Yết Ma, cực Tây Ấn Ðộ, giáp ranh giới nước Ba Tư, Ngài Huyền Trang mới quay trở lại Trung Ấn Ðộ và sau khi trải qua nhiều nước, Ngài trở về nước Ma Kiệt Ðà và vào tu học lần thứ hai tại chùa Na Lan Ðà.

Kể từ ngày Ngài Huyền Trang rời chùa Na Lan Ðà cho đến khi trở lại, ròng rã đã sáu năm. Trong sáu năm ấy, Ngài đã đi khắp Ðông, Nam, Tây, Bắc, Trung, 5 xứ Ấn Ðộ, gồm trên 100 nước. Nơi nào xét cần, Ngài ở lại để thụ giáo với những bực minh sư, từ một vài tháng cho đến một vài năm, như có lần Ngài đã tìm đến núi Tượng Lâm, lưu lại hai năm tại đấy, để học với ngài luận sư Thắng Quân. Ngài Thắng Quânđệ tử của ngài An Huệ (cũng học với Ðại sư Giới Hiển) và là một học giả rất thông bác đương thời. Từ luận Ðại, Tiểu thừa, Nhân minh, Thanh minh, đến các sách ngoại đạo, 4 kinh Vệ Ðà, thiên văn, địa lý, y phương, thuật số, luận sư Thắng Quân đều thông suốt đến gốc ngọn.

Ngài Huyền Trang đã học được với luận sư Thắng Quân về Duy Thức Quyết Trạch luận, Thành Vô uy, Bất trụ Niết bàn luận, Thập nhị Nhân duyên luận, Trang Nghiêm kinh luận v.v ...

Ðiều đáng quý trọng trong thái độ học hỏi của Ngài Huyền Trang và đáng để cho chúng ta noi theo, là không phải Ngài chỉ sưu tầm nghiên cứu giáo lý Ðại thừa hay Tiểu thừa mà thôi; Ngài còn tìm hiểu, học hỏi những đạo giáo, môn phái triết học khác mà có khi Ngài không thích. Nhờ thế, tầm hiểu biết của Ngài thật bao la rộng lớn và mỗi khi bàn đến một vấn đề gì, Ngài cũng tỏ ra thấu triệt, quán xuyến, không ai qua mặt được và bao giờ cũng nắm phần thắng lợi.

Chúng ta sẽ thấy những bằng chứng cụ thể về điểm này trong các cuộc tranh luận giữa Ngài và các đạo giáo khác, thuật ở chương sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17659)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24496)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26008)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13773)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13179)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22059)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19076)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10005)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11913)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13044)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15193)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10541)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21829)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10129)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9849)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9750)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10194)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27426)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17844)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13198)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25160)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34662)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26766)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19070)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9006)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13089)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9008)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9453)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9139)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11796)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18524)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8782)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10667)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10958)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28004)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17879)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14410)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16364)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13207)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15537)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14697)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7601)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17051)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8396)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30721)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant