Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

01. Karmapa Dusum Khyenpa

Wednesday, March 30, 201100:00(View: 5721)
01. Karmapa Dusum Khyenpa

CUỘC ĐỜI SIÊU VIỆT CỦA 16 VỊ TỔ KARMAPA TÂY TẠNG
Nguyên tác: The History of Sixteen Karmapas of Tibet
Karma Thinley Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư
Thiện Tri Thức 2543-1999

1
Karmapa Dusum Khyenpa 

(1110-1193)

DUSUM KHYENPA sanh nơi rặng núi tuyết Tray Shu ở Do Kham vào năm Con Cọp Kim (1110). Từ cha mẹ là những hành giả thành tựu, Dusum Khyenpa được học giáo pháp. Năm lên bảy, ngài có một linh kiến về Mahakali, phương diện năng lực nữ tính của dharmapala (hộ pháp), biểu lộ năng khiếu tâm linh tự nhiên của mình.

Năm năm sau, Dusum Khyenpa vào tăng chúng làm một người tập sự, nghiên cứu Đại thừa Duy thức học của Asanga (Vô Trước) từ Geshe Jamarwa Chapa Cho Kyi Senge. Thời gian này, ngài cũng học Trung Quán của Long ThọNguyệt Xứng từ Lotsawa Patsap Nyima Drak. Ngài còn thọ pháp của dòng Kadampa từ Geshe Shawarapa.

Năm hai mươi tuổi, thọ giới Tỳ Kheo với sư trưởng Mal Duldzin. Sau đó ở với thầy học Luật tạng. Từ đại sư Ga Lot-sawa, Dusum Khyenpa thọ pháp Kalachakra và pháp môn “Đạo và Quả” từ bậc thánh Ấn Độ Virupa.(1)

Năm ba mươi tuổi, Dusum Khyenpa du lịch đến Dak Lha Gampo để gặp Thầy là Gampopa, người chủ trì của phái Kagyupa. Khi gặp nhau, Gampopa dạy ngài về con đường tiệm giáo (lam-rim) của truyền thống Kadampa như là sự thực hành tiên khởi. Gampopa dạy ngài phải hành trì như chính Gampopa đã từng làm. Sau sự tu tập căn bản này, Gampopa truyền thụ cho ngài pháp Hevajra để tu tập. Suốt buổi lễ truyền thụ này, Dusum Khyenpa thấy Gampopa trở thành thân ánh sáng của Hevajra.

Sau đó ít lâu, ngài tu Chỉ trong chín tháng, nhập thất theo lời khuyên của Thầy. Suốt thời gian này, ngài không bao giờ mở hết bàn tay để khỏi bị khô vì thoát mồ hôi. Gampopa xem ngài như là đệ tử thiện căn nhất và dạy ngài phép Quán. Ngài tu Quán trong ba năm cho đến khi tâm như mặt trời hết mây che. Lúc ấy, Gampopa nói: “Con đã đoạn dứt mối ràng buộc với thế giới hiện tượng. Từ đây con không trở lại sanh tử nữa.” Gampopa dạy cho ngài khẩu truyền về Đại Ấn và Vajra-yogini. Gampopa bảo ngài thực hành các pháp này tại Kampo Gangra ở Kham, và tiên tri rằng ngài sẽ giác ngộ ở đấy.

Trước tiên, ngài đến Shau Tago, ở đây ngài dựng một thất nhỏ gọi là Drub Zhi Densa (bồ đoàn vuông) và tu Đại Ấn. Ngài đạt đến chỗ chứng ngộ rằng sanh tửNiết Bànbất nhị. Một lời nói đến tai ngài rằng Thầy đã tịch, ngài bèn trở lại chùa Dak Lha Gampo, ở đó trong một linh kiến, ngài thấy Thầy trên bầu trời.

Ngài nhớ lại lời dạy của Thầy phải thực hành tu tập ở vùng Kampo Gangra. Vị sơn thần Kampo Dorje Paltseg, hiện thân của năng lực tinh hoa của vùng ấy, đến mời ngài trong một linh kiến. Phagmo Drupa, một đệ tử khác của Gampopa, chính từ ngài phát sanh ra tám dòng nhỏ của phái Dakpo Kagyu, khuyên ngài đừng đi, nói rằng : “Nếu huynh đến xứ Kham, huynh sẽ phải ban phát nhiều truyền thọ. Điều này sẽ làm đời huynh ngắn lại.” Ngài trả lời : “Cám ơn huynh có lời khuyên, nhưng mặc dù tôi làm điều đó, tôi cũng sẽ sống đến tám mươi tư tuổi.”

Năm mươi tuổi, ngài du hành đến Kampo Nenang ở đó ngài tức thời đạt đến giác ngộ qua sự thực hành Yoga Giấc Mộng. Ngài thành tựu sự nhất như căn bản giữa ngày và đêm, mộng và thức, thiền địnhđời sống hàng ngày. Sự thành tựu này là bực thứ tư, bậc chót của Đại Ấn, được gọi là “vượt khỏi thiền định” (TT : bsgom-med).(2)

Một cách tâm linh, giờ phút Giác Ngộ của ngài được biểu tượng trong một thị kiến một Vương miện Kim cương đen dệt bằng tóc của các dakini do các dakini hiến cúng. Vương miện này, một cách biểu trưng, luôn luôn hiện diện trên đầu của mọi hóa thân Karmapa biểu thị sự chứng ngộ bản tánh thực tại của các ngài.

Vào lúc ấy, chín vị hóa thần trong mạn đà la của Hevajra và mười lăm vị hóa thần trong mạn đà la của Nairatmya, vị phối ngẫu trí huệ của Hevajra, cũng như nhiều hóa thần khác xuất hiện trong linh kiến của Dusum Khyenpa. Qua sự thành tựu Yoga Giấc Mộng(3) này, ngài “bay” đến Tích Lan, nơi ấy vị thánh mật thừa là Vajraghanta(4) truyền thọ cho ngài pháp Cakrasamvara và “bay” đến Đâu Suất, cõi trời của đức Phật tương lai Di Lặc, và được ngài Di Lặc dạy cho các phát nguyện của Bồ tát.

Ngài ở lại Kampo Nenang mười tám năm, dựng một tu viện và một trung tâm ẩn cư. Danh tiếng về sự chứng ngộ của ngài lan xa, và ngài được biết như là “vị thấu rõ ba thời quá khứ hiện tại vị lai,” biểu thị sự siêu việt của ngài khỏi thời gian nhờ vào sự thông thấu tính vô sanh của tâm.

Pháp sư người Kashmir, Sakyasri,(5) vị được mời đến Tây Tạng để lập một tăng đoàn mới, tuyên bố rằng Dusum Khyenpa là “người của Phật sự” hay Karmapa, đã được Phật Thích Ca tiên tri trong kinh Tam Muội Vương. Lạt ma Zhang, người lập nên phái Tsalpa Kagyu xác nhận điều này. Cả hai vị Thầy còn nói rằng Dusum Khyenpa hiện thân cho Tâm Từ Bi Tỉnh Giác (Quán Thế Âm) và sau thời của Phật Di Lặc, Lạt ma Karmapa sẽ sanh lại làm Phật Simha.

Năm bảy mươi tư tuổi, Karmapa Dusum Khyenpa du hành đến vùng Drelong xứ Kham, nơi đang xảy ra những tranh chấp lộn xộn. Ngài giải hòa những tranh chấp thù hằn và đem lại một thời yên bình. Ngài cũng làm việc tận lực để chữa bệnh, gồm nhiều bệnh đui mù và bại liệt. Năng lực chữa bệnh từ tâm Đại Bi của ngài rất hiệu lực. Ngài cũng xây dựng những tu viện ở Mar Kham và Karma Gon, nơi này ngài gặp Drogon Rechen, đệ tử chính và kế thừa dòng pháp.

Về cuối đời, ngài trở lại Dak Lha Gampo như đã được chỉ dạy bởi Gampopa. Ngài cúng dường cho các chùa, sửa sang lại các công trình xây dựng, và dạy cho chúng tăng ở đó. Sau đó, Karmapa xây dựng tu viện chính ở Tsurphu, nó còn nguyên là bổn tự của các Karmapa cho đến năm 1959. Vị trụ trì của chùa Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn đã gởi một cái tù và đến Tsurphu như một quà tặng, và sự tri ân về năng lực biểu hiện chánh pháp của ngài.

Khi ở Tsurphu, ngài đã chấm dứt những cuộc tranh biệnLạt ma Zhang của phái Tsala Kagyu đã dấn thân vào. Lạt ma Zhang là một thành tựu giả vĩ đại và là người nắm quyền xứ Tsala, nhưng ngài lại có một tánh khí mãnh liệt mà chỉ có Karmapa mới làm cho dịu được.

Một đêm khi đang thực hành Yoga Giấc Mộng, Dusum Khyenpa nhận được sự thực hành tâm linh về Vajrayogini bốn mặt mười hai tay từ bậc thánh mật thừa là Indrabhuti.(6) Sau đó, trong một linh kiến khác, ngài nhận được lời dạy từ Vajrayogini. Karmapa đem các giáo huấn này dạy cho các đệ tử, nhưng sau đó không lâu ngài mơ thấy năm cô gái mặc áo đỏ trang sức rực rỡ đến và nói: “Chớ đem những giáo huấn Kim Cương thừa bí mật này cho bất kỳ ai.” Vào ngày sau, ngài lại đem ra dạy và ngay đêm đó năm cô gái lại xuất hiện trong giấc mơ và nói: “Chúng tôi là các sứ giả của Công chúa Laks-minkara.(7) Chớ đem dạy những giáo lý bí mật Kim Cương Thừa cho bất kỳ ai.” Ba ngày sau, Karmapa dạy cho Lạt ma Khampa Kungba, đêm ấy trong giấc mơ các cô gái xuất hiện trên bầu trời, cỡi những đám mây trắng, nói rằng: “Chúng tôi đã nói ngài đừng dạy giáo lý bí mật Kim Cương thừa cho bất kỳ ai, nhưng ngài không nghe.”

Ba tháng trước khi thị tịch, có xuất hiện một số lớn mống cầu vồng, đất rung nhẹ và tiếng rầm rầm mà người ta nói đó là tiếng trống của các Dakini. Năm tám mươi tư tuổi, vào ngày đầu của năm Con Bò Nước (1194), Dusum Khyenpa đặt tự viện Tsurphu, các kinh điểnthánh tích dưới sự trông coi của Drogon Rechen, vị đệ tử chính. Ngài còn giao cho vị này lá thơ trong đó nói trước những hoàn cảnh trong đó vị Karmapa sắp tới sẽ tái sanh. Ngài phân chia mọi vật dụng sở hữu cho các nhóm tăng chúng Kagyu.

Buổi sáng ngày thứ ba của năm mới, Dusum Khyenpa dạy các đệ tử bài pháp cuối cùng. Thế rồi, trong tư thế ngồi, ngài nhìn chăm vào bầu trời và nhập định. Đến trưa thì ngài ra đi.

Trong lễ tang một tuần sau đó, nhiều người có những cái thấy đặc biệt ; một số thấy thân thể ngài trong đám khói bốc lên từ dàn hỏa táng, người khác thấy nhiều mặt trời trên không trung và các daka và dakini nhảy múa giữa chúng.

Khi lửa đã tắt rụi, trái tim của ngài, biểu thị tình thương của ngài, và cái lưỡi, biểu thị cho lời dạy dỗ của ngài, vẫn còn nguyên vẹn trong tro tàn. Các đệ tử còn khám phá ra nơi một số xương của ngài có xuất hiện các chữ chủng tử (bija) và một số thánh tích khác.

Tro xá lợi của Karmapa được cất giữ trong một cái tháp khuôn mẫu theo một cái tháp Dhanyakataka ở nam Ấn Độ, nơi đức Thích Ca đã giảng dạy giáo lý Kalacakra. Cái tháp này còn để ở tự viện Tsurphu.

Dusum Khyenpa có nhiều đệ tử thành tựu, qua họ ảnh hưởng của ngài thấm sâu vào các truyền thống khác cũng như giáo phái Kamtshang Kagyu của ngài. Người kế thế là Drogon Rechen, sau đó vị này giao lại cho Pomdrakpa, vị này lại truyền lại cho Lạt ma Karmapa đời thứ hai. Bốn vị sáng lập của các dòng khác đã được ngài giáo hóa là Taglung Thangpa, người lập ra phái Taglung Kagyu; Lingje Repa, vị hành giả Đại Ấn vĩ đại và là sơ tổ của phái Drukpa Kagyu; Tsangpa Gyare, người thực sự sáng lập phái Drukpa Kagyu; và Lạt ma Kadampa Desheg, người lập ra dòng Katok Nyingma. Lại có năm đệ tử đã phát triển được các năng lực đặc biệt. Đó là Dechung Sangjay trong lãnh vực hiểu biết từ xa, Dagden Batsa trong lãnh vực làm các phép thần biến, Tawa Kadampa trong lãnh vực các thần lực của Bồ tát, Drogon Rechen về ban phước cứu độ và Ge Chutsun trong lãnh vực các sự thành tựu sâu xa.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 18175)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(View: 25148)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(View: 26738)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(View: 14147)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(View: 13509)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(View: 22752)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(View: 19439)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(View: 10184)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(View: 12142)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(View: 13268)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(View: 15647)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(View: 10780)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(View: 22452)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(View: 10437)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(View: 10047)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(View: 9948)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(View: 10407)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(View: 28573)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(View: 18238)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(View: 13476)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(View: 26187)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(View: 35574)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(View: 27259)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(View: 19542)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(View: 9272)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(View: 13478)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(View: 9299)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(View: 9673)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(View: 9442)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(View: 12060)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(View: 18877)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(View: 9099)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(View: 11031)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(View: 11240)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(View: 28516)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(View: 18129)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(View: 14741)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(View: 16570)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(View: 13439)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(View: 16164)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(View: 15014)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(View: 7939)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(View: 17712)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(View: 8716)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(View: 31360)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM