Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

07. Karmapa Chodrag Gyaltsho

Wednesday, March 30, 201100:00(View: 5165)
07. Karmapa Chodrag Gyaltsho

CUỘC ĐỜI SIÊU VIỆT CỦA 16 VỊ TỔ KARMAPA TÂY TẠNG
Nguyên tác: The History of Sixteen Karmapas of Tibet
Karma Thinley Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư
Thiện Tri Thức 2543-1999

7
Karmapa Chodrag Gyaltsho
(1454-1506)

Tháng giêng năm 1454 hậu thân Karmapa thứ bảy, CHODRAG GYALTSHO, sanh ra tại miền nam Tây Tạng. Cha ngài là Drakpa Paldrup và mẹ là Lhamo Kyi. Ngay khi còn bé, ngài đã được xem là hậu thân của một vị Thầy tâm linh. Mới một tuổi, ngài đã biểu lộ một sự phát triển sớm dị thường, làm người ta càng tin thêm điều ấy. Một hôm, ngài tự nhiên thốt lên các chữ Ah, Hùm và tuyên bố : “Không có gì trong thế giới, ngoài Tánh Không. Người ta có thể nghĩ có một bản chất, nhưng họ đã sai lầm. Với tôi, không có sanh cũng không có diệt.”

Đứa bé được đưa đến trại của Gyaltshap Paljor Dondrup, vị nắm quyền tông phái. Gyaltshap Rinpoche nhận đứa bé là hậu thân mới của Karmapa và làm lễ đăng quang cho em. Người ta nói trong dịp này, em bé nói : “Tôi là Vajradhara.”

Đứa bé ở lại với Gyaltshap Rinpoche và năm 1458 lúc bốn tuổi, đi một vòng nam Tây Tạng. Như trường hợp của các Karmapa, tính cách tâm linh tự nhiên của ngài biểu lộ qua các linh kiến. Sự chững chạc bẩm sinh và phong cách của đứa trẻ truyền thông cho bất kỳ ai tiếp xúc với nó.

Khi lều trại tu viện chuyển qua các vùng phía nam Tây Tạng, ngài dùng ảnh hưởng của mình để chấm dứt cuộc chiến giữa hai bộ tộc Naga và Bhutan. Ngài cũng dàn xếp để trả tự do cho các tù nhân vì chính trị và các cuộc xung đột. Vị Karmapa trẻ tuổi ăn chay và khuyến dụ nhiều người bỏ nghề lưới cá và săn bắn. Ngài bảo vệ gia súc, trâu bò và cừu và làm những dấu hiệu bằng những dải băng để chỉ vùng chúng không thể bị bắt giết. Một khía cạnh khác trong công tác phúc lợixã hộibãi bỏ thuế qua cầu và xây dựng những chiếc cầu bằng sắt.

Từ nam Tây Tạng, trại di chuyển dần về vùng Kham. Ở tu viện Karma, Gyaltshap Rinpoche thọ ngũ giớiBồ tát giới cho Karmapa mới tám tuổi. Ngài tiếp tục học ở đấy và được thọ giới Sa di với Lạt ma Jampal Zangpo, vị chưởng môn và là đệ tử của Karmapa đời trước. Sự học tập của ngài trong thời gian này nhắm vào Luật tạng, tổng quát lẫn chi tiết. Các vị thầy khác là Situ Rinpoche, Tashi Namgyal từ họ mà ngài nhận được nhiều lời dạy truyền khẩu của phái Kamtshang.

Năm 1465, ngài rời khỏi tu viện Karma và du hành đến biên giới đông bắc Tây Tạng. Ở đó ngài chấm dứt mối thù hận giữa người theo Phật giáo và người theo đạo Bon ở địa phương. Để phụ họa vào không khí chính trị này, ngài loan báo thông điệp căn bản của Phật giáo cho dân địa phương. Bất kỳ vật cúng dường nào nhận được, ngài đều cho lại người nghèo và các chùa.

Đồng thời với việc lợi lạc cho người khác, ngài tiếp tục sự tu hành riêng. Một trong những pháp môn ý nghĩa nhất trong đời ngài là Chod, từ dòng phái của nữ Yogi nổi tiếng là Machig Lab Dronma. Khi vào thiền định này, ngài thật sự thấy bộ xương của mình.

Chodrag Gyaltsho là một học giả hoàn hảo dầu còn nhỏ. Ở chùa Rawa Gang, ngài thảo luận với năm học giả cao cấp. Trong các cuộc thảo luận này, Karmapa đã sửa sai những chỗ không vững vàng trong quan điểm triết học của họ. Ở tu viện Surmang của các Tulku Trungpa, Chodrag Gyalsho viết vài cuốn sách liên quan đến những phương diện khác nhau của giáo pháp.

Năm 1471, mười bảy tuổi, Karmapa thứ bảy du hành với trại của mình đến Kawa Karpo, chốn hành hương thờ Cakrasamvara. Ngài đi vào một cuộc thiền định mạnh mẽ trong bảy năm ở đó để hoàn thành việc tu tập.

Cũng như các hóa thân Karmapa khác, ngài có một mối liên hệ tự nhiên với Guru Padmasambhava. Trong một phương diện nào đó, Lạt ma Karmapa có thể được xem là hóa thân của Padmasambhava. Trở về chùa Karma Gon sau một cuộc ẩn tu dài, ngài có một linh kiến về Guru Padma bao quanh bởi các hóa thần của phái Nyingma, Phật Thích Ca và các Lạt ma phái Kagyu. Karmapa được thị kiến này nhắc nhở phải kiếm tìm các thung lũng kín đáo có thể an toàn suốt cuộc xung đột sắp đến mà ngài thấy trước là không thể tránh.

Sau đó, ngài thăm lại miền nam Tây Tạng, sửa sang vài ngôi chùa và cải thiện sinh hoạt của chúng. Thế rồi ngài đi Tsurphu, tu viện chính, sửa sang ở đó một tượng đức Thích Ca thật lớn do Karma Pakshi tạo. Ngài biến việc học pháp thành một ưu tiên quan trọng, với quan điểm ấy ngài thiết lập một Phật học viện lớn ở Tsurphu, trở nên nổi tiếng.

Karmapa được mời đến triều đình của Tashi Thargye, vị nắm quyền chính trị và tôn giáo của một tỉnh nam Tây Tạng. Ngài ban cho một loạt những giáo lý Kagyu ở đó và để đáp lễ, Tashi Thargye dâng hết tỉnh lỵ, tài sản, nhà cửa và chùa chiền, gồm cả chùa của riêng mình là chùa Chkhor Lhunpo cho Karmapa. Ở triều đình của Tashi Thargye, ngài gặp vị Karma Thinleypa thứ nhất là Cholay Namgyal.(1)

Karma Thinleypa xin Karmapa, người mà ông xem như hóa thân của Phật Thích Ca, về những giáo lý bí mật của phái Kagyu. Ngài trả lời : “Nếu ông hứa nắm giữ dòng phái của tôi, tôi sẽ trao các giáo pháp cho ông.” Trong năm tháng tiếp, Karma Thinleypa nghiên cứuthực hành Sáu Yoga của Naropa và Đại Ấn cho đến khi mật nghĩa của các giáo pháp này nảy sanh nơi ông. Ngài bèn lập đệ tử mình làm trụ trì chùa Chokhor Lhunpo, ở đó ngài cũng lập một Phật học viện.

Phật học viện cung cấp một khóa trình đầy đủ về triết học, tâm lý học, nghi lễgiới luật. Có ba bậc học để tốt nghiệp. Học viện này dưới sự điều khiển của Karma Thinleypa đã giữ vai trò trọng yếu trong sự truyền bá Phật pháp.

Danh tiếng của Ngài vang đến Ấn Độ và cả Trung Hoa. Ngài nhận quà tặng của vị trụ trì chùa Bồ Đề đạo tràng. Vài học giả nổi tiếng của Ấn, gồm Rahula Kilaya và Sila Sagara đến diện kiến ngài. Hoàng đế Trung Hoa gởi một lời mời thăm viếng. Tuy nhiên, ngài không thể đi trong thời gian này.

Năm 1498, ngài đi vòng xứ Kongpo, ở đó ngài tìm thấy một chỗ ẩn tu và nhận ra vị tulku Situ thứ ba là Tashi Paljor. Sau đó, ngài trở về Lhasa chủ tọa một hội nghị tôn giáo. Ngài được tiếp đón bởi các vị sư của chùa Drepung và Gaden của phái Gelugpa. Ở Rinpung, Karmapa dạy nhiều vị sư trong đó có đại pháp sư Sakya Chokden. Bài dạy của ngài bao gồm các kinh, luận của Vô TrướcLong Thọ. Học vấn rộng của ngài được nhiều thành viên của mọi truyền thống tâm linh khác nhau công nhận.

Đức Karmapa thứ bảy là một tác giả sáng tác nhiều, ngài đã viết nhiều sách về Luật, triết lý Trung Quán và Tantra. Thư ký của ngài là Dakpo Rabjampa Chogyal Tenpa, kể rằng khi ngài viết một cuốn sách về nhân minh luận là Rigjung Jatso, một giải thích về bảy cuốn sách nhân minh luận của Dignaga (Trần Na) và Dharmakirti (Pháp Xứng) ngài đọc nó ra mà không cần tra cứu. Ngài trông cậy vào trí nhớ cho những biện luận và trích dẫn từ kinh điển và các chú giải. Dòng tư tưởng của ngài không thể bị cắt đứt. Nếu đang đọc mà bị ngắt, ngài có thể tóm tắt lại về sau đúng vào chỗ mà ngài đã ngưng. Đôi khi thư ký muốn hỏi sự giải thích một điểm khó hiểu, ngài gạt qua một bên câu hỏi và sớm trở lại tiến trình đọc một cách tự nhiên. Thỉnh thoảng, ngài phải nói thêm : “Con phải tin điều bậc guru của con nói ra. Giải thích rồi sẽ có về sau.”

Karmapa rất khổ hạnh và giản dị trong lối sống. Ngay khi đi du hành, ngài yên lặng và tỉnh thức. Đôi khi ngài ra khỏi sự im lặng ẩn dật này để tiếp khách, nhưng khi làm thế, ngài không bao giờ dung thứ cho những chuyện tầm phào thế tục. Ngược với tính cách khổ hạnh riêng của ngài, lều tu trang hoàng phong phúrực rỡ. Lều đặt ngai có một mái bằng vàng và trang hoàng bằng các thánh tích quý nhất, trên đó treo mười ba cây dù lộng lẫy. Ngai của ngài phủ bằng ngọc trai, phía sau là một tấm gương gắn ngọc trai.

Năm năm mươi hai tuổi, Karmapa dự cảm về cái chết của ngài. Ngài khuyên bảo dân Krongpo thực hành pháp và rút vào ẩn cư. Có nhiều người đến mong diện kiến ngài đến nỗi ngài phải ra khỏi sự ẩn cư, lên ngồi trên ngai trong lều. Ngài xuất hiện với dân chúng trong hình thức của Báo thân. Lúc ấy, ngài giao quyền kế thế cho Situ Rinpoche và chỉ ra rằng kiếp tới ngài sẽ sanh ra ở xứ Kham và cho biết tên cha mẹ tương lai của ngài. Sáng hôm sau, ngài ra đi trong thiền định.

Tài sản của ngài được chia cho các chùa Kagyu. Xác thân ngài được đưa tới Tsurphu và được hỏa táng. Xá lợi được đặt trong một cái tháp.

Các đệ tử của vị Karmapa thứ bảy rất nhiều, trong đó có Gyaltshap Tulku, Lạt ma Tashi Namgyal, Rinpoche Shamar thứ tư, Lạt ma Sangye Nyenpa, Sakya Choden, Karma Thin-leypa, Karma Kachodpa, nhà luận lý Wangchuk Gyalsten, Sakya Wangchuk và Terton phái Nyingma là Samten Lingpa.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 18007)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(View: 24985)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(View: 26542)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(View: 13998)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(View: 13409)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(View: 22572)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(View: 19337)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(View: 10143)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(View: 12085)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(View: 13211)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(View: 15533)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(View: 10705)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(View: 22247)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(View: 10344)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(View: 10001)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(View: 9898)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(View: 10350)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(View: 28268)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(View: 18124)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(View: 13403)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(View: 25897)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(View: 35328)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(View: 27106)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(View: 19409)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(View: 9208)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(View: 13383)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(View: 9209)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(View: 9623)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(View: 9355)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(View: 11993)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(View: 18812)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(View: 9004)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(View: 10924)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(View: 11183)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(View: 28372)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(View: 18059)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(View: 14583)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(View: 16507)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(View: 13384)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(View: 15973)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(View: 14930)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(View: 7816)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(View: 17554)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(View: 8631)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(View: 31210)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant