- Dẫn Nhập
- Nền tảng Lịch Sử và Lý Thuyết
- 01. Karmapa Dusum Khyenpa
- 02. Karmapa Karma Pakshi
- 03. Karmapa Rangjung Dorje
- 04. Karmapa Rolpe Dorje
- 05. Karmapa Dezhin Shegpa
- 06. Karmapa Thongwa Donden
- 07. Karmapa Chodrag Gyaltsho
- 08. Karmapa Mikyo Dorje
- 09. Karmapa Wangchuk Dorje
- 10. Karmapa Choying Dorje
- 11. Karmapa Yeshe Dorje
- 12. Karmapa Changchub Dorje
- 13. Karmapa Dudul Dorje
- 14. Karmapa Thegchog Dorje
- 15. Karmapa Khakhyab Dorje
- 16. Karmapa Rangjung Rigpe Dorje
- Chú thích
- Phụ Lục (A)
- Phụ Lục (B)
- Phụ Lục (C)
- Phụ Lục (D)
- Phụ Lục (E)
- Phụ Lục (F)
- Phụ Lục (G)
Nguyên tác: The History of Sixteen Karmapas of Tibet
Karma Thinley Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư
Thiện Tri Thức 2543-1999
DÒNG SITU
HẬU
THÂN
Thứ
I
CHOSKYI GYALTSEN (1377-1448)
Thứ
II
TASHI NAMGYAL (1450-1497)
Thứ
III TASHI PALJOR (1498-1541)
Thứ
IV
CHOSKYI GOCHA (1542-1585)
Thứ
V
CHOSKYI GYALTSEN PALZANG (1586-1657)
Thứ
VI
MIPHAM CHOGYAL RABTEN (1658-1682)
Thứ
VII
NAWE NYIMA (1683-1698)
Thứ
VIII
CHOSKYI JUNGNES (1700-1774)
Thứ
IX
PADMA NYINGCHE WANGPO (1774-1853)
Thứ
X
PADMA KUNZANG CHOGYAL (1854-1885)
Thứ
XI
PADMA WANGCHUK GYALPO (1886-1952)
Thứ
XII
PADMA DONYO NYINGCHE WANGPO (1954-)
CÁC
HÓA THÂN CỦA DÒNG SITU
(Phái
Mũ
Đỏ Karma-Kargyudpa)
Trước khi có vị Situ Tulku đầu tiên, dòng được thành lập bởi ba vị đại sư Yogi :
(1) Drogon Rechen (1088-1158)
(2) Naljor
Yeshe Wangpo (1220-1281)
(3) Rigowa
Ratnabhadra (1281-1343)
Drogon Rechen sanh tại Nyamo Shung ở Yarlung, miền nam Tây Tạng. Khi còn bé, vầng cầu vồng thường được thấy trên đầu cậu. Lúc chín tuổi, đi học xa với thầy Drogompa. Cậu nhận được những giáo huấn về nội hỏa và nhập môn pháp Chakra-samvara. Cậu có một linh kiến về Dusum Khyenpa, vị Karmapa thứ nhất, và được ngài dạy những giáo huấn bằng một phương pháp bí truyền. Những điều này ngài đã truyền đạt cho Gyalsay Bom Trakpa. Sau một đời đắm chìm trong thiền định, ngài ra đi ở tuổi bảy mươi. Có rất nhiều điềm lành hiện ra. Dòng thiền của ngài đã truyền lại cho ngài Naljor Yeshe Wangpo và chuyển tiếp đến Rigowa Ratnabhadra.
(1)
Vị Situ Tulku đầu tiên, CHOSKYI GYALTSEN, sanh tại miền Karma Gon. Ngài trở thành môn đồ của Debzhin Shegpa, Karmapa thứ năm và từ vị này, ngài được nhập môn và dạy dỗ toàn bộ Đại Ấn. Ngài đã hoàn thiện các giáo lý và du hành đến Trung Hoa với Karmapa. Hoàng đế Trung Hoa Tai Ming Chen (Yung Lo) phong tặng danh hiệu danh dự Tai Situ cho ngài. Ngài đã trải qua phần lớn cuộc đời trong thiền định nơi hang sâu và là một Lạt ma sâu sắc. (1377-1448)
(2)
Vị Situ Tulku thứ hai là ngài TASHI NAMGYAL, sanh trong gia đình hoàng tộc ở Tây Tạng và được ngài Thongwa Donden, vị Karmapa thứ sáu tìm thấy. Ngài được thầy tôn phong và trao cho toàn bộ giáo huấn. Ngài là vị Lạt ma xuất sắc, trở thành vừa là bạn vừa là thầy của Chodrag Gyalsho, vị Karmapa thứ bảy. Ngài đã thăm viếng, giảng dạy và làm lễ nhập môn cho rất nhiều nơi ở Tây Tạng. Lúc ngài viên tịch, có rất nhiều điềm lành. (1450-1497)
(3)
Vị Situ Tulku thứ ba, TASHI PALJOR, được Karmapa thứ bảy tìm thấy, tuyên phong và trao cho toàn bộ giáo huấn. Ngài đã hoàn thiện chúng và sau đó ngài xác nhận vị Karmapa thứ tám, Mikyo Dorje. Ngài truyền thụ tất cả giáo huấn cho Karma Tinlaypa. Sau đó, ngài viên tịch tại Karma Gon. (1498-1541)
(4)
Vị Situ Tulku thứ tư, CHOSKYI GOCHA, sanh tại Tse Chu gần Surmang. Ngài được Mikyo Dorje, vị Karmapa thứ tám nhận ra và tôn phong. Từ vị thầy ngài đã nhận tất cả các giáo huấn. Sau đó ngài tìm ra Wangchuk Dorje, vị Karmapa thứ chín. Không bao lâu sau đó ngài viên tịch, có rất nhiều điềm lành. (1542-1585)
(5)
Vị Situ Tulku thứ năm, CHOSKYI GYALTSEN PALZANG, sanh năm con Chó Lửa đực (1586). Ngài được vị Karmapa thứ chín Wang-chuk Dorje nhận ra và giáo huấn. Ngài xây tu viện Yer Mo Che (với một trăm sáu mươi cột ở chánh điện) và được đức Karmapa tặng cho một Mũ Đỏ. Ngài viên tịch vào năm con Chim Hỏa (1657), có nhiều điềm lành tột bực. (1586-1657)
(6)
Vị Situ Tulku thứ sáu, MIPHAM CHOGYAL RABTEN, sanh tại Meshod. Ngài được vị Karmapa thứ mười, Chos Ying Dorje tìm ra và tôn phong. Ngài thi triển thần thôngï : treo cái y và chuỗi tràng hạt của ngài trên một tia nắng và để lại những dấu chân trên tảng đá. Ngài dành một ít thời gian để nghiên cứu tại các tu viện Tsurphu và Karma Gon. Ở đó, trí huệ sâu sắc và sự học uyên bác của ngài đã in sâu trong lòng mọi người.
Situ Tulku là một đại học giả tiếng Sanskrit, một chiêm tinh, một bác sĩ và là họa sĩ tài hoa. Ngài làm những Thangkas đẹp đẽ, và ngài cũng viết những bản “Sung Bum” (bảng tóm tắt về tất cả kiến thức). Ngài được vị Karmapa thứ mười truyền cho toàn bộ giáo huấn. Ngài báo trước chi tiết của sự tái sanh trong tương lai và rồi đến Ri Wo Cha Gang ở Trung Hoa, ở đó ngài viên tịch. Lúc đó có nhiều điềm lành. Môn đệ của ngài rất nhiều. (1658-1682)
(7)
Vị Situ Tulku thứ bảy, NAWE NYIMA, là con trai của gia đình hoàng tộc họ Ling. Ngài được nhận ra lập tức là một tái sanh và được nhận vào học tại một học viện của phái Sakya. Ngài viên tịch khi còn rất trẻ, chỉ mới nhận được điều cốt lõi của giáo huấn. (1683-1698)
(8)
Vị Situ Tulku thứ tám CHOSKYI JUNGNES, sanh tại tỉnh A-Lu Shekar. Lúc tám tuổi ngài được vị Shamar Tulku thứ tám, Palchen Choskyi Dodrup nhận ra và đem về tu viện Tsurphu để tấn phong. Từ Shamar Tulku, ngài nhận được tất cả các giáo huấn, các lễ nhập môn và nghiên cứu triết học và y học.
Situ Tulku du hành đến Lhasa, thời kỳ này Tây Tạng được cai trị bởi các Thượng Thư Ngagpho, Lumpa và Gya Rawa. Ngagpho mời ngài tiên tri, Situ tuyên bố rằng các Thượng Thư sẽ bị lật đổ và Ngagpho sẽ bị giết. Vào năm con Khỉ (1716) điều này đã xảy ra, Pho Lhawa Sonam Tobyal đã giết ông. Situ Tulku trở nên nổi tiếng ở Nepal.
Năm con Cừu Lửa cái (1727), ngài xây dựng đại tu viện Palpung ở miền đông Tây Tạng vào ngày 7 tháng 3. Ngài viếng thăm Jyang theo lời mời của người lãnh đạo. Ngài truyền đạt mọi giáo huấn cho Du Dul Dorje, vị Karmapa thứ mười ba và Shamar Tulku thứ mười. Ngài được công nhận là một học giả uyên bác và là nghệ sĩ xuất sắc.
Ngài viếng thăm Nepal trong một cuộc hành hương và được tôn vinh ở đó. Một lần, sau cuộc tranh luận với Pháp sư Jaya Mangola của xứ Kashmir, ông ta nói rằng ngài xứng đáng với bảy cái lọng theo tiêu chuẩn danh dự của Ấn Độ. Sau cuộc tranh luận về Luật và các vấn đề của Pháp với Pháp sư Prah-duma, ông ta cho rằng ngài phải được ban phúc bởi đức Shiva Shankara, vì đó là cách duy nhất ngài có thể thành tựu được sự quán chiếu và học vấn như vậy.
Situ Tulku trở về Tây Tạng và thuyết giảng khắp trong nước. Ngài dịch nhiều sách từ tiếng Sanskrit, gồm cả những sự cầu nguyện với Bồ tát Tara. Tấtù cả những giáo huấn quý báu ngài truyền lại cho nhiều môn đệ của mình. Sau đó, ngài viếng thăm Trung Hoa nhân lời mời của hoàng đế Chi’en Lung (1735-1796) và được tôn vinh trọng thể.
Ngài viên tịch trong khi thiền định ở tư thế hoa sen của đức Phật. Sau bảy ngày vùng ngực vẫn còn nóng và mùi trầm hương ngào ngạt xông khắp nơi. Các đệ tử nổi danh của ngài là Karmapa thứ mười ba và Shamar Tulku thứ mười, Drukchen Tinlay Shingta, Drigung Choskyi Gyalwa, Pawo Tsuklak Gyalwa, Druptop Chos Je Gyal, Khamtrul Choskyi Nyima và Lotsawa Tsewang Kunchap. (1700-1774)
(9)
Vị Situ Tulku PADMA NYINGCHE WANGPO, sanh tại Yilung ở tỉnh Khams miền đông Tây Tạng. Lúc năm tuổi ngài được tôn phong theo nghi thức và nhận tất cả giáo huấn từ Gyalwa Karmapa thứ mười ba và Shamar Tulku thứ mười. Ngài trải qua hầu hết cuộc đời đắm chìm trong thiền định và là một vị thầy, một học giả vĩ đại. Ở tuổi sáu mươi mốt ngài nhận sự nhập môn lần cuối và thực hành những điều đã học trong suốt mười tám năm sau. Ngài viên tịch lúc bảy mươi chín tuổi. Khi ấy, bầu trời đầy cầu vồng và có nhiều điềm lạ khác. Ngài đã xác nhận vị Jamgon Kongtrul Tulku đầu tiên là vị thầy của phái Karma-Kargyudpa. (1774-1853)
(10)
Vị Situ Tulku thứ mười, PADMA KUNZANG CHOGYAL, sanh tại Nam Tso ở tỉnh Chang, gần một cái hồ, vào năm con Hổ Mộc (1854). Nghi thức tôn phong ngài được cử hành bởi Karmapa thứ mười bốn, Theg Chog Dorje và Jamgon Kongtrul Tulku thứ nhất, Lodra Taye. Ngài đã trải qua toàn bộ cuộc đời để hoàn thiện các giáo huấn của dòng Kargyudpa và trở thành một Thành tựu giả. Ngài để lại nhiều dấu chân trên đá, và có thể đi ngay trên bề mặt dốc núi thẳng đứng. Lúc ngài viên tịch, có nhiều điềm lành tột bực. (1845-1885)
(11)
Vị Situ Tulku thứ mười một, PADMA WANGCHUK GYALPO, sanh năm con Chó Hỏa (1886) ở Li Thang, vào lúc đó có nhiều sự lạ và điềm lành tột bực. Sự tiên đoán của ngài Gyalwa Karmapa liên quan tới sự tái sanh của ngài được nhìn nhận hoàn toàn đúng. Năm lên bốn tuổi, ngài được vị Karmapa xác nhận và đưa về đại tu viện Palpung.
Từ vị Karmapa thứ mười lăm, Kha Chab Dorje, ngài đã nhận các thọ giới và giáo huấn. Jamgon Kongtrul Tulku cũng dạy dỗ và ban cho ngài sự truyền pháp và nhập môn. Sau đó, vị Situ Tulku khám phá và công nhận vị Gyalwa Karmapa hiện tại, ngài Ranjung Rigpe Dorje, hóa thân thứ mười sáu, và cử hành lễ tôn phong và thọ giới theo nghi thức cho ngài. Situ Tulku đã trao truyền toàn bộ giáo huấn và ban cho các lễ nhập môn, giải thích và truyền pháp cho vị Karmapa.
Vào khoảng năm mươi tuổi, ngài thăm đại tu viện Sur-mang, tại đây ngài thi triển nhiều thần thông. Ngài trải qua phần đời còn lại để thiền định và giảng dạy cho nhiều đệ tử của ngài. Ở tuổi sáu mươi bảy, ngài viên tịch, có nhiều điềm lành. (1886-1952)
(12)
Vị Situ Tulku thứ mười hai, padma donyo nyingche wangpo, sanh năm con Ngựa Mộc (1954) tại Taiyul. Những chi tiết về sự ra đời của ngài hoàn toàn phù hợp với sự tiên đoán của vị đương nhiệm thứ mười sáu Gyalwa Karmapa. Ngài được đưa đến tu viện Palpung, tu viện được thành lập trong đời hóa thân thứ tám của ngài. Lễ tôn phong của ngài diễn ra tại đây bởi vị đương nhiệm Gyalwa Karmapa. Lúc đó rõ ràng là ngài nhận ra được tất cả các người hầu cũ và đồ đệ của ngài. Sau khi nhận lãnh tất cả sự nhập môn và truyền pháp theo tập tục, ngài rời Tây Tạng đến Bhutan vào thời điểm của sự di dân vĩ đại. Ngài đang theo học tại tu viện Rumtek mới ở Sikkim. Hiện ngài mười chín tuổi (1972).