Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. A-nậu-lâu-đà tiến lên Thánh hạnh A-la-hán

10 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 5706)
03. A-nậu-lâu-đà tiến lên Thánh hạnh A-la-hán

Cuộc đời Tôn giả A NẬU LÂU ĐÀ

(Anuruddha)

Nguyễn Điều

III- A NẬU LÂU ĐÀ TIẾN LÊN THÁNH HẠNH A LA HÁN

Sau khi đắc được Thiên nhãn thông và các thần thông khác, nhờ tinh tấn thực hành Thiền định (Samadhi, nhất là đã vượt lên các bậc thiền Hữu sắc, A-nậu-lâu-đà nguyện nhất tâm phát triển xa hơn nữa công phu thiền pháp của mình, hầu sớm đạt đến đạo quả giải thoát A-la-hán (Arahatta). Nhưng trước khi chứng thật cứu cánh ấy, ông đã phải rèn luyện Thánh hạnh và đấu tranh rất nhiều với bản thân, để tẩy trừ mọi phiền não vi tế trong tâm, nhất là căn tánh cuối cùng của cái “ta” là “không muốn hành động theo ý của người khác”. Có ba thuật sự gương mẫu đáng kể lại cho đời sau là :

Một lần nọ, Thiền sư A-nậu-lâu-đà tịnh tu cùng với Sa-môn Nandiya, vốn là anh em chú bác trong hoàng tộc, (theo Tôn Túc Kệ Ngôn câu 25 : Theragàthà 25), và Tỳ-kheo Kimbila, em ruột của ông, (theo Tôn Túc Kệ Ngôn câu 118, và Tăng Chi A Hàm số 5/201, 6/40, 7/56, cũng như Tạp A Hàm số 54/10 = Theragàthà 118, Anguttara Nikàya 5/201, 6/40, 7/56, Sam(yutta 54/10).

Cả ba vị đã đến hành thiền giữa ngôi rừng phía Đông vườn Trúc Lâm, một cách hoàn toàn “cô độc”. Ý nói tuy họ có mặt đến ba người trong cùng một hoang địa. Nhưng hằng ngày họ chẳng bao giờ gặp nhau. Trình độ thuần thục thiền pháp của họ đã hoàn toàn vững chắc, khiến cả ba hành giả thật không cần sự hỗ trợ qua lại. Tuy nhiên, luật cộng đồng chẳng cho phép họ sống biền biệt, nên họ phải ước hẹn cứ mười lăm ngày hội họp một lần, để làm lễ “phát lồ” (sám hối) và luận đạo. Sự hội họp của họ cũng an lạc, hòa thuận một cách đặc biệt, đến đỗi biến thành ba huyền thoại phạm hạnh, loan truyền ra khắp vùng xung quanh, khiến cho ai nghe cũng khen ngợi ! Không như nhóm Tăng sĩ luôn luôn gây gổ, chia rẽ nhau ở Kosambì !

Khi Đức Phật đến thăm ba đệ tử ấy và hỏi Sa-môn A-nậu-lâu-đà nhờ pháp gì mà ông sống hòa thuận một cách tuyệt đối với hai huynh đệ, thì được ông trả lời :

Bạch Đức Thế Tôn ! Thật vậy, chúng đệ tử ba Tỳ-kheo ẩn tu trong ngôi rừng này, hằng ngày hành động qua thân, khẩu hay ý, luôn luôn dựa trên thiện pháp quên mình, dẹp bỏ cái “ngã” và làm mọi cách đem an vui đến những người xung quanh. Pháp ấy không bắt buộc chúng đệ tử phải thường xuyên gặp nhau bằng xương bằng thịt, mà vẫn gặp nhau bằng tâm hồn ôn hòa, từ ái. Không có một hành động, lời nói hay ý nghĩ nào của chúng đệ tử ba người mà bắt nguồn từ sự bất thiện cảm với đồng đạo, có thể phát sanh. Thành thử sự bình anhòa thuận là một tịnh quả tất nhiên. Mỗi cá nhân trong chúng đệ tử luôn luôn tâm niệm rằng : “Khi ta muốn làm một điều gì, thì ta hãy dẹp cái điều ta muốn sang một bên, và ta phải cố gắng làm những điều mà huynh đệ ta muốn”. Rồi chúng đệ tử cả ba đều hành động như thế, nên an vui vô cùng. Có thể nói là chúng đệ tử tuy ba người, nhưng chỉ có một tâm hồn thiện hạnh nằm trong ba thân thể tạm bợ này.

Tiếp theo Đức Phật hỏi A-nậu-lâu-đà về tiến bộ tu tập của cả ba Sa-môn ra sao, xem họ có thành quả tâm linh nào đáng kể, vượt khỏi khả năng trung bình phàm tình hay không, thì được A-nậu-lâu-đà trả lời :

Bạch Đức Thế Tôn ! Chúng đệ tử đã gặp nhiều chướng ngại pháp, nhất là “nội ma” trong tâm luôn luôn quấy nhiễu, nhưng nhờ tinh tấnkiên trì dẹp bỏ cái “ta” mà chúng đệ tử đã vượt qua. Giờ đây chúng đệ tử đã củng cố được linh lực của trí tuệ, chứng thật sự bừng sáng của nội tâm (Obhãsa Sanõnõà) (1), thấy rõ nhiều “hình thái” vô cùng quang minh, kỳ diệuvi tế (Rũpãnamï Dassanamï) (2)

Nhưng bạch Đức Thế Tôn ! Kết quả siêu phàm ấy, chúng đệ tử chỉ chứng đắc trong khi hành thiền mà thôi, chứ bình thường không thể vận dụng được ! Và chúng đệ tử không hiểu tại sao ? Thỉnh cầu đức Bổn Sư chỉ dạy.

Đức Phật liền giảng giải rằng :

– Một hành giả khi tham thiền, đối diện với trạng thái tâm linh biến hiện có điều kiện tiên lập như thế, mà muốn vượt qua thì phải tinh tấn loại trừ mười một Tùy phiền não (Ekadasũpakkilesã).

– Này A-nậu-lâu-đà ! Vậy chứ mười một Tùy phiền não ấy là gì ? Là Hoang mang (hồ nghi), Lơ đãng (phóng tâm), Mỏi mệt (buồn ngủ) và Lo âu (hồi hộp) (3) v.v... Bốn chướng ngại pháp đầu tiên này nếu hành giả không vượt qua thì chẳng thể tu thiền được ! Còn ngược lại nếu họ chiến thắng nổi chúng, thì bảy Tùy phiền não tiếp theo sẽ lần lượt phát sanh, hễ cái này bị loại thì cái kia hiện ra, như một hàng số lũy tiến, số sau là kết tập của số trước.

– Này A-nậu-lâu-đà ! Ví thử có một hành giả, nhờ tinh tấn tu thiền mà vượt thắng được bốn Tùy phiền não đầu tiên nói trên, thì họ sẽ thọ chứng rõ rệt một trạng thái khoái cảm thuộc về thân thể rất đáng ưa thích. Sự “khoái cảm” ấy sẽ nhập vào ý thức, biến thành một thứ phỉ lạc làm cho tâm tư nhẹ nhàng, ngây ngất, ngây ngất đến độ họ có thể bị mắc dính trong “phỉ lạc”, không muốn mất “phỉ lạc”. Tình trạng này làm cho nhiều thiền giả bị dừng lại ở đó, không tiến xa trên con đường tu thiền. Nhưng nếu có hành giả dũng mãnh tinh tấn hơn nữa, thì họ phải sử dụng một thiền lực cực tịnh, tách rời mọi sự ưa thích phỉ lạc, để đưa tâm linh quán trú vào đề mục. Từ đó “thiền lực cực tịnh” ấy sẽ đẩy tâm tư của thiền giả vào một trạng thái mới gọi là Tán thức, tức là khi vượt qua giai đoạn “phỉ lạc”, thiền giả vốn dùng quá nhiều “định lực” (Cực tịnh), nên thiền tâm lại rơi vào trong tình trạng “tán thức”, nghĩa là như muốn bay bổng, hụt hẩng, như muốn khinh thân vậy. Và vì cường độ cảm nhận ngoại trầntình trạng “tán thức” này rất yếu, nhường chỗ cho những tỉnh niệm hướng thượng, nhất là hướng về Thiên giới, hay Phi địa tiên, hoặc hội tụ để phát sanh “nội quang” trong tâm thiền giả.

Nhưng này A-nậu-lâu-đà ! Khoảng giữa “Cực tịnh” và “Tán thức” lại có một giai đoạn mà thiền tâm của hành giả hội tụ ở nhiều “cảnh sắc” khác nhau, thường là thiền tâm ấy vừa hội tụ vừa tìm kiếm những cảnh sắc thích hợp để thử an trú nơi đó, nên cái “nội quang” nói trên chợt xuất hiện, chợt biến mất, và lập lại nhiều lần, khiến cho hành giả sanh lòng ham muốn nắm giữ. Kết quả, có một Tùy phiền não thứ chín xuất hiện là Dự tưởng. “Dự tưởng” này sẽ dẫn thiền tâm của hành giả đến nhiều “Nhiễu ấn” chập chờn, để cuối cùng chỉ có một “Ấn pháp” thích hợp ở lại để làm điểm tựa cho thiền tâm. Và sự thỏa mãn của hành giả cũng sẽ phát khởi để ôm chặt “Ấn pháp”, rồi gia tăng tinh tấn. Mức độ gia tăng tinh tấn của Tùy phiền não thứ mười này sẵn được thỏa mãn của hành giả hỗ trợ, nên rất mạnh, có thể đưa đến Tùy phiền não thứ mười một là Chấp niệm.

Và này A-nậu-lâu-đà ! Một thiền giả khi rơi vào trong Tùy phiền não “Chấp niệm” mà không biết áp dụng pháp Tứ Vô lượng tâm, nhất là pháp Vô lượng tâm Xả, để giải trừ, thì sẽ bị lầm lạc.

Lời thêm của dịch giả : Để cho quý vị dễ nhớ hơn, chúng tôi xin kê khai vắn tắt, tên của mười một Tùy phiền não theo thứ tự như sau : 1- Hoang mang, 2- Lơ đãng, 3- Mỏi mệt, 4- Lo âu, 5- Khoái cảm, 6- Phỉ lạc, 7- Cực tịnh, 8- Tán thức, 9- Dự tưởng, 10- Nhiễu ấn, 11- Chấp niệm. Ngoài ra, ba ký số (1), (2) trong lời thưa của A-nậu-lâu-đà và (3) trong lời giảng của Đức Phật, cũng xin chú thích như sau :

(1) Sự bừng sáng trong tâm : Obhasa Sanõnõã, ám chỉ những ảnh tượnghào quang. Nhưng theo chú giải, trạng thái ấy còn có tên là Parikammobha(sa, tức là thiền giả đã đạt được Cận định, gần đắc vào Sơ thiền, nên mới có ánh sáng như thế.

(2) Rupanam Dassanam ám chỉ sự thấy tương đương với bậc có Thiên nhãn thông.

(3) Lo âuTùy phiền não thứ tư, ám chỉ phản ứng của hành giả trước các quái tượng thường hiện ra, có đặc tính gây sợ sệt cho những ai tu thiền, đã cố gắng vượt qua ba Tùy phiền não đầu. Các quái tượng này hầu hết không phải do ma chướng trong tâm thiền giả hiển lộng, mà là do những chúng sanh vô hình, như ngạ quỷ hay A-tu-la chẳng hạn, sống trong môi trường của người tu thiền, đồng thời tịnh tâm của người tu thiền cũng thuần thục, có thể “giao kiến” được với những chúng sanh vô hình đó.

Theo Kinh Trung A Hàm số 128 (Majjhima Nika(ya 128) thì khi ấy Đức Phật đã giảng giải rõ mười một Tùy phiền não luôn luôn xảy ra cho một thiền giả nhiều quyết tâm, nhẫn nại và tinh tấn, đúng như kinh nghiệm bản thân của Phật đã từng trải qua, chứ không phải do Ngài dùng Thánh tuệ của một bậc Toàn giác mà biết được.

Phần cuối, Đức Phật lại dạy cho A-nậu-lâu-đà cách áp dụng Vô lượng tâm Xả để giải trừ Tùy phiền não thứ mười một, và cũng là “Tùy phiền não chót” trong các chướng ngại pháp, hầu giúp ông tiến lên Thánh hạnh một cách vững chắc. Đoạn Đức Phật chúc lành cho ba đệ tử tinh tấn tu hành, rồi Ngài trở lại Trúc Lâm tịnh xá...

A-nậu-lâu-đà, sau đó tuy đã tiến triển mỗi ngày một tinh vi trong các bậc thiền, và dù hoàn toàn thuần thục trong nhiều tịnh pháp hữu sắc, thế mà một hôm ông đã đến gặp Trưởng lão Xá-lợi-phất (Sarputta) và nói rằng :

– Này đạo huynh Xá-lợi-phất ! Bằng “con mắt thanh tịnh” (Thiên nhãn) đã được định lực rèn luyện, trở nên siêu phàm, tiểu đệ thường nhìn thấy hàng ngàn vạn chiều vũ trụ. Nhất thời nguyện lực của tiểu đệ rất hùng hậu và bất thối. Tinh thần của tiểu đệ luôn luôn giác tỉnhsáng tỏ. Thể xác của tiểu đệ đang lành mạnh và không bị kích thích bởi bất cứ trần cảnh gì. Trí nhớ của tiểu đệ có thể gợi lại dễ dàng và rõ rệt trước mọi đề mục. Thế nhưng tâm linh của tiểu đệ hiện tại vẫn chưa được tự do, giải thoát khỏi những phiền não vi tế là nghĩa làm sao ?

Trưởng lão Xá-lợi-phất liền trả lời :

– Này hiền đệ A-nậu-lâu-đà ! Khi hiền đệ nghĩ rằng hiền đệ đã đắc “Thiên nhãn”, có thể nhìn thấy ngàn vạn chiều vũ trụ, tức là sự tự phụ đang hiện diện trong tâm hiền đệ ! Khi hiền đệ nghĩ rằng nguyện lực của hiền đệ đang bất chuyển, tinh thần của hiền đệ luôn luôn giác tỉnh, thân thể của hiền đệ vẫn lành mạnh, trí nhớ của hiền đệ hằng minh mẫn, tức là sự loạn động vì tự mãn (một loại tư duy ràng buộc) đang có mặt trong tâm hiền đệ đấy. Khi hiền đệ nghĩ rằng tâm linh của mình không được tự do với những phiền não vi tế, tức là hiền đệ bị chướng ngại pháp hồ nghi quấy nhiễu. Tốt hơn hiền đệ nên xua đuổi ba thứ tư tưởng bất thiện ấy đi, rồi dồn hết mọi tư duy vào các pháp vô thường, khổ nãovô ngã, nhất là dồn chú ý vào cứu cánh “Bất hữu”, “Bất thủ”, “Vô sanh”, “Vô diệt”, “Niết-bàn”.

Sau khi nghe những lời hướng dẫn của Trưởng lão Xá-lợi-phất (Sarputta), A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) liền trở về tịnh cốc, tiếp tục cuộc sống cô độc, tinh tấn hành thiền, cố gắng loại trừ ba chướng ngại ấy trong tâm. (theo Anguttara Nikàya 3 : 128 – Tăng Chi A Hàm số 3 : 128)

Một lần khác, A-nậu-lâu-đà ẩn tu trong lãnh thổ bộ lạc Cetiya, nằm về hướng Đông vườn Trúc Lâm. Một hôm trong khi đang hành thiền thì thiện tư duy sau đây bỗng hiện lên trong tâm ông :

– Bậc Đại sĩ (Maha(purisavitakka) là người phải có đời sống gồm đủ bảy phẩm cách cao thượng là : 1- Thanh đạm, 2- Tri túc, 3- Ẩn dật, 4- Quả cảm, 5- Cảnh giác, 6- Định tâm, 7- Trí tuệ. Như thế một Sa-môn trong Phật giáo không nên thiếu bảy đức tánh này.

Đức Phật dùng Tha tâm thông biết rõ ý nghĩ ấy trong tâm vị Tỳ-kheo em họ, và cũng là đệ tử. Ngài liền hiện đến trước mặt A-nậu-lâu-đà để tiếp độ và khen ngợi rằng :

– Này A-nậu-lâu-đà ! Lành thay là điều ông đang tư duy ! Ông đã ngưỡng mộ bảy đức tánh mà một vĩ nhân không thể thiếu được như thế nào, thì trong thiền pháp của Như Lai, một Sa-môn hành giả, chẳng những không thể thiếu bảy đức tánh ấy, mà họ còn phải có thêm đức tánh thứ tám là không phóng tâm vào trần cảnh nữa ! Tỳ-kheo nào là người đã nghe hiểu giáo pháp của bậc Toàn giác, mà còn có khuynh hướng để tâm duyên theo những thỏa mãn phàm tình, thì Tỳ-kheo ấy thật không xứng đáng làm đệ tử Phật dạy.

(Nhóm chữ “không phóng tâm vào trần cảnh” trên đây ám chỉ từ ngữ (Pali) trong Kinh Phật là “Nippapanõca”, tức không có khuynh hướng mắc dính vào Ngũ trần : sắc, thinh, hương, vị, và xúc. Hay sự giải thoát dứt khoát khỏi tham luyến xác thân hữu hình, đa tánh và phức tạp của con người. Rồi “Hữu dư Niết-bàn” bản chất vốn là trạng thái giải thoát khỏi khổ thân hiện tại này vậy ! Ngược lại, cũng trong Kinh Pa(li, chữ “Papanõca”, không có tiếp đầu ngữ “Nip” có nghĩa là tâm mắc dính, đắm chìm trong các dục lạc ngũ trần, và chịu vô số thống khổ, tương đương với đặc tính đa dạng và phức tạp của những chúng sanh hữu thể luân hồi).

Đức Phật còn nhấn mạnh với A-nậu-lâu-đà rằng :

– Nếu trong khi hành thiền, phát triển được tám đức tánh ấy mà ông có thể đạt được Tứ thiền dễ dàng, theo ý muốn, thì từ đó ông sẽ không còn bị Ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, và xúc) ảnh hưởng tới tâm nữa. Đời sống thể xác của ông lúc ấy cũng sẽ an vui, tri túc với bốn món vật dụng tối thiểuy phục, thực phẩm, chỗ ở, và thuốc trị bệnh... Trạng thái này có thể so sánh như một người trần tục hưởng thụ những xa xỉ phẩm vậy. Bốn món vật dụng đạm bạc ấy hằng ngày không làm cho ông mắc dính Ngũ trần, trái lại nhờ nó che chở thân thể mà ông có thể tinh tấn hành thiền để đạt đến đích giải thoát cao thượng.

Lúc Đức Phật từ giã vị đệ tử này, Ngài cũng khuyên A-nậu-lâu-đà nên tiếp tục ẩn tu trong vùng phía Đông vườn Trúc Lâm. A-nậu-lâu-đà cung kính vâng lời, và ông đã tịnh nhập một mùa an cư kiết hạ viên mãn ở đó. Theo Kinh Tăng Chi A Hàm số 3/30 (Anguttara Nika(ya 3 : 30), thì A-nậu-lâu-đà nhờ tinh tấn vượt bậc, nên sau đó chẳng bao lâu ông đắc quả A-la-hán (Arahatta). Thành thử, lần Phật đến hỗ trợ ông ấy, cũng là lần tiếp độ sau cùng, bởi một Thánh nhơn A-la-hán là bậc đã biến thành “Vô học”, “Vô nhiễm” và “Bất đọa” vậy !

Ngay khi vừa đắc quả A-la-hán, Thánh nhơn A-nậu-lâu-đà đã ứng khẩu ngâm mấy câu kệ, cúng dường Đức Phật rằng :

Người đã biết tận tâmđệ tử

Đức Bổn Sư, bậc Siêu thế đến đây

Bằng linh ý, bằng khinh thân bí tự

Người khai quang tâm tánh cá nhân này.

Phật xuất hiện khi thiền tâm cần học

Đem phúc ngôn cao ngất chín từng mây

Dạy cho thấy căn ngũ trần ô trọc

Diệt tư duy ([1]) dứt sanh tử đọa đày

Giờ đệ tử trong xứ thiền an trú

Không phân tâm ra ngoại cảnh vần xoay

Tuệ giải thoátTam thông ([1]) tích tụ

Phật ngôn kia hành đắc chữ Không này.

(N. Đ. thoát dịch ra văn vần, theo các Tôn Túc

Kệ Ngôn số 901-903 trong Tăng Chi A Hàm 8:0

- Theraga(tha( 901-903, Anguttara Nikaya 8:30)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1258)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan.
(Xem: 1542)
Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023)
(Xem: 2150)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.
(Xem: 5892)
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Ngũ Thế, Hiền Như Tịnh Thất Trụ Trì, Pháp danh Tâm Hỷ, tự Thanh Diệu Pháp Ni Sư Chơn linh.
(Xem: 3688)
Ni Trưởng Thích Nữ Như Tuấn vừa viên tịch tại Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc
(Xem: 4927)
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản
(Xem: 4650)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan - Chánh văn phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 6876)
Được tổ chức tại Chùa Phật Đà, San Diego, California, vào lúc 10:00am ngày 27/9/2020.
(Xem: 18329)
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, tứ thập tam thế, Húy Thượng Tâm Hạ Nhẫn, Tự Hành Từ, Hiệu Chí Tín Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng Liên đài chứng giám
(Xem: 3914)
Là bậc Cao tăng xuất chúng, bằng trực giác mẫn tuệ, sư Đạo Sinh tự nghiệm ra một lý lẽ rất cao siêu và công khai thuyết giảng rằng ai ai cũng có Phật tính
(Xem: 3001)
Mắt không phải là xiềng xích của sắc (cái được thấy), sắc cũng không phải là xiềng xích của mắt. Bất cứ tham và luyến nào khởi lên dựa vào hai thứ đó
(Xem: 5708)
Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền Viện Vạn Hạnh. Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
(Xem: 11306)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 9258)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 2639)
Bài của Olaf Beuchling - đăng trên tạp chí "BUDDHISMUS Aktuell“ (Phật Giáo Ngày Nay) số 2/2020, phát hành tháng Tư, Năm, Sáu – từ trang 44 - 49 Việt dịch: Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp
(Xem: 6870)
Đại Lão HT Thích Quảng Độ viên tịch lúc 21 giờ 30 ngày 22 tháng 2 năm 2020, thượng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp
(Xem: 3271)
Dịch theo bản Anh dịch “The Enlightenment of Chiyono” của Anne Dutton, từ các trang 173-179 của sách “Zen Sourcebook: Traditional Documents from China, Korea, and Japan
(Xem: 5992)
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
(Xem: 4029)
Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu những nhân vật, con người, đã và đang đóng góp công sức cho Phật giáo Việt Nam ngày nay...
(Xem: 5578)
Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.
(Xem: 18446)
“Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
(Xem: 6430)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) vừa viên tịch
(Xem: 5878)
Trưởng Lão HT Thích Chơn Thành sinh ngày mùng 9 tháng 8 năm 1934, tại Xã Xuân Thọ, Quận Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam.
(Xem: 3553)
Bài Thuyết Trình: Hành TrạngSự Nghiệp của Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN nhân ngày Khánh Thành Chùa Đôn Hậu tại Na Uy
(Xem: 2535)
Vị thứ hai trong dòng những tái sinh Jamyang Khyentse là Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, người vĩ đại đến mức thật khó để tôi thậm chí thốt lên danh hiệu của Ngài
(Xem: 13783)
Kính Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển tổng hợp những bài viết cho Hoà Thượng Phương Trượng
(Xem: 5406)
Chương trình tang lễ của HT Thích Quảng Thanh được tổ chức tại Chùa Bảo Quang từ ngày 14 đến 17/6/2019
(Xem: 2748)
Hòa Thượng Thích Thiện Định là vị Tổ khai sơn chùa Pháp Hoa tại Marseille, Pháp Quốc.
(Xem: 4022)
Ngài thế danh là Diệp Quang Tiền, Pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác (Đồng sư với Hòa thượng Thiện Châu ở bên Pháp), hiệu Trí Ấn Nhật Liên
(Xem: 4572)
Chúng ta nói chuyện thế kỷ 13, đó là một thời nước lớn phía Bắc không thôi kinh ngạc khi nghĩ tới nước nhỏ Đại Việt phía Nam, cả về quân sự và Phật pháp.
(Xem: 3960)
Tây Tạng xưa nay là xứ huyền bí. Đó là vùng đất thường được gọi là mái nhà của thế giới, nơi sản sinh ra nhiều bậc thánh giả siêu việt, mà ngài Lạt Ma tái sinh Zong Rinpoche là một trong những hình ảnh tiêu biểu.
(Xem: 2667)
GS Tenzin nói, những kinh nghiệm đó cho anh thực hiện nhiệm vụ thông dịch khá là tuyệt vời. Đối với một người thông dịch nào không quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, công việc như thế sẽ rất là khó.
(Xem: 4411)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Chân Dung Một Nhà Văn
(Xem: 3362)
Sư cô Thích Nữ Chủng Hạnh sanh ngày 12 tháng 8 năm 1933. Do tuổi cao sức yếu, đã thâu thần thuận tịch vào ngày 07 tháng 11 năm 2018. Trụ thế: 86 năm, Hạ lạp: 07 năm.
(Xem: 4741)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường cho Phật...
(Xem: 7694)
Chương trình tang lễ được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2018 tại Chùa Diệu Quang, 3602 W 5th St, Santa Ana, CA 92703. Tel: (714)554-9588
(Xem: 3468)
Sư bà Nguyên Thanhthế danh Lê Thị Quan, sanh năm1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.
(Xem: 3811)
Chương Trình Lễ Tang sẽ được tổ chức lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 8 năm 2018 và Chủ Nhật ngày 5 tháng 8 năm 2018, tại Đạo Tràng Nhân Quả, 10801 Trask Ave, Garden Grove, CA 92843
(Xem: 3479)
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định.
(Xem: 7699)
Thay mặt chư tôn đức Tăng, Ni và quý Cư Sĩ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK nhất tâm nguyện cầu Giác Linh Sư Bà Tân Viên Tịch Cao Đăng Phật Quốc.
(Xem: 12705)
Lễ Nhập Quan: Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683
(Xem: 16303)
Đức Trưởng lão Hòa Thượng thượng ĐỨC hạ CHƠN Viện chủ Tu Viện Quảng hương Già Lam, Sài Gòn vừa viên tịch lúc 03g40′ ngày 27/11/2017
(Xem: 4576)
Khó hình dung rằng một phụ nữ Anh đang phụ trách về kế toán trong một công ty quản trị quỹ đầu tư đa quốc bỗng nhiên trở thành một vị ni sư theo truyền thống Tây Tạng
(Xem: 52805)
HT Thích Đức Niệm - Trụ trì Chùa Ưu Đàm, Tp. Marina, California viên tịch lúc 11:30AM ngày 20/10/2017...
(Xem: 8712)
Hòa Thượng Phương trượng Chùa Thiền Tôn, húy Tắc An hiệu Lãng Thiện đời thứ 23 dòng thiền - Thiên Thai Giáo Quán Tông
(Xem: 16163)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tuyền (1938-2017) Khai Sơn Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản
(Xem: 4092)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu được tồn vinh đó là nhờ công đức sáng lập của Thầy.
(Xem: 3826)
Chỉ cần, đối cảnh vô tâm, hay cứ để mặc cho các pháp được thấy như là được thấy, được nghe như là được nghe… Và đó là Thiền Tông: không một pháp nào để làm.
(Xem: 8717)
Kỷ Yếu Tri ÂnTán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 4048)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách.
(Xem: 12747)
Sư Bà đã viên tịch ngày 15/1/2017. Lễ Nhập Kim Quan vào lúc 9am, Chủ Nhật, 22/01/2017; Lễ Trà Tỳ vào lúc 3pm, Thứ Hai, 23/01/2017
(Xem: 12611)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(Xem: 17301)
Chúng con/tôi vừa nhận được tin: Thượng Tọa THÍCH ĐỨC TRÍ Trụ trì Chùa Tam Bảo Tulsa, Oklahoma vừa viên tịch...
(Xem: 7253)
Vào tháng 4 năm 1998, tôi trở về nhà ở Dharamsala, Ấn Độ, sau hành trình giảng dạy dài và khoản thời gian miệt mài viết lách tại Mông Cổ và phương Tây.
(Xem: 5937)
Đại lão HT Thích Thiện Bình đã thu thần viên tịch 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
(Xem: 7297)
Xuất gia năm 1960, thọ Sadi giới ngày 17-11 năm Quý Mão (1963) tại Tổ đình Tường Vân, thọ cụ túc giới năm 1964 tại giới đàn Quảng Đức
(Xem: 8451)
Đức Vua Bhumibol Adulyadej, vị hoàng đế ở trên ngai vàng lâu nhất thế giới, vừa băng hà tại bệnh viện ở thủ đô Bangkok ngày 13-10-2016.
(Xem: 5371)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe...
(Xem: 6748)
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa con nhà gia giáo thuộc hạng trung lưu, trong gia quyến ai nấy đều theo đạo Phật.
(Xem: 8792)
Trong cuộc phỏng vấn năm 1999, Richard Gere nói về những năm tháng tu tập của mình, sự cống hiến của anh cho Lão sư của mình là Ngài Đạt La Lạt Ma.
(Xem: 5462)
Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật của Chu Văn An vốn là...
(Xem: 6505)
Theo các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, người Nga đã biết đến đạo Phật nhờ tiếp xúc với các lân quốc vùng châu Á như Mông Cổ, Tây Tạng...
(Xem: 4730)
Thupten Jinpa là một cựu tăng sĩ, hoàn tục để lập gia đình, trở thành một tác giả, và trong 30 năm qua, là người thông dịch chính về tiếng Anh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 14219)
Lễ nhập Kim Quan lúc: 04 giờ chiều ngày Thứ Bảy: 25/6/2016; Lễ cung tống Kim Quan trà tỳ lúc: 08 giờ sáng ngày Thứ Năm: 30/06/2016
(Xem: 5642)
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng Lê Văn Duyệt, toàn thân Ngài bất động điềm nhiên trong tư thế thiền định...
(Xem: 5789)
Bài thuyết trình cho Khóa An Cư Kiết Hạ tại Niệm Phật Đường Fremont, SanJose, từ ngày 13-23 tháng 6 năm 2016
(Xem: 9981)
Kỷ Yếu Tri ÂnTán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
(Xem: 8815)
Đức Trưởng Lão HT Thích Như Huệ Chứng minh Đạo sư GHPGVNTN Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan
(Xem: 7275)
Trong số mấy chục vị Thánh Tử Đạo ấy có Sư Cô Thích Nữ Diệu Định ở Quảng Nam-Đà Nẵng...
(Xem: 35225)
Lễ nhập kim quan lúc: 09:00am, ngày 12/3/2016. Lễ di quan lúc 10:00am ngày 15/3/2016
(Xem: 5548)
Đại Lễ Tri Ân nhị vị Hòa Thượng Trưởng Lão của Giáo HộiTrưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng Lão Chứng Minh Đạo Sư HT Thích Như Huệ.
(Xem: 10705)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn (1956-2015) Chùa Trúc Lâm Chicago, USA ấn hành 2015
(Xem: 13182)
Kể từ khi tổ Minh Hải–Pháp Bảo khai tông lập giáo, tính đến nay dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã trải qua 300 năm lịch sử với 12 đời truyền thừa...
(Xem: 7697)
Dẫu là một ông vua, cai trị một đế chế rộng lớn, quyền uy sinh sát trong tay, nhưng kỳ thực A Dục Vương vẫn là một đệ tử Phật, một tín đồ thuần thành của Phật Giáo.
(Xem: 17895)
HT Thích Tâm Thọ, Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới, Viện Chủ Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
(Xem: 6652)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản.
(Xem: 19973)
HT Thích Hạnh Tuấn, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, đã viên tịch; Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015
(Xem: 13546)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(Xem: 16321)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(Xem: 27148)
Lễ nhập quan sẽ được cử hành vào lúc 14 giờ ngày 25 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 12/07/Ất mùi)
(Xem: 29034)
Trưởng lão Hòa Thượng vừa thâu thần viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Montreal, Canada, lúc 10g15 thứ Năm, ngày 20-8-2015, trụ thế 95 tuổi đời, 74 Hạ Lạp
(Xem: 10924)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1940-2013)
(Xem: 7661)
Pháp danh của ông là Buddhadasa có nghĩa là người tỳ kheo hầu hạ Đức Phật, thế nhưng người dân Thái thì lại gọi ông là Ajhan Buddhadasa.
(Xem: 7110)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa
(Xem: 10222)
Ngài Huyền Trang theo truyện Tây Du không gọi là Huyền Trang mà kêu là Tam tạng thỉnh kinh hay Đường Tăng. Trong sách nói đủ là Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
(Xem: 10256)
Tranh vẽ Chân Dung HT Tuệ Sỹ của nhiều tác giả
(Xem: 8106)
Có một người đã cắt bỏ được sợi dây ràng buộc của gia đình để sống theo tăng đoàn của đức Phậtcống hiến trọn cuộc sống của mình cho công cuộc hoằng dương Phật pháp, đó là Tôn Giả Phú Lâu Na.
(Xem: 8148)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn.
(Xem: 6914)
Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc
(Xem: 10076)
Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, viên tịch năm kỷ Mùi.
(Xem: 20957)
Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu, thế danh Lưu Đức Thụy, Pháp danh Thiện-Uẩn, Pháp hiệu Hồng Liên, pháp tự Tuệ Chiếu thuộc Thiền Phái Lâm Tế đời thứ 40.
(Xem: 24287)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15350)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 8250)
Từng nghe, lòng dạ kiên trinh, ý chí vững bền, khí tiết đặc biệt đâu phải hoàn toàn do bẩm tính tự nhiên mà phải dốc lòng kính ngưỡng, noi theo những bậc có đức hạnh cao vời.
(Xem: 18880)
Vào lúc 15 giờ ngày 14/12/2014, tại An Tường tự viện, Oakland, California, Hoa Kỳ, các tự viện đã phối hợp cùng Môn đồ pháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang HT húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủ An Tường tự viện
(Xem: 16733)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 10966)
Ngài Long Thọ (Nagarjuna) thường được tôn xưng là “đức Phật thứ hai” bởi các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa tại Tây Tạng và Đông Á.
(Xem: 7369)
SB Diệu Không thế danh là Hồ Thị Hạnh, húy là thượng Trừng hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh. Sư Bà sinh năm 1905, con gái Út của Cụ Hồ Đắc Trung và Cụ Châu Thị Lương, làng an Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.
(Xem: 7955)
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kính, sanh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão, nhằm ngày 17 tháng 12 năm 1891, tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
(Xem: 14360)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant