Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

05. Những bậc Thanh-văn xuất sắc

12 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 6074)
05. Những bậc Thanh-văn xuất sắc


Cuộc đời tôn giả Mục Kiền Liên

Tác giả: Hellmuth Hecker - Dịch giả: Nguyễn Điều

5- NHỮNG THANH VĂN XUẤT SẮC 

Trong Mahapadana Sutta, bài Kinh thứ 14 thuộc bộ Digha Nikaya (Trường A Hàm) Đức Phật đã đề cập đến những vị Chánh đẳng Chánh giác trong quá khứxác nhận rằng các vị Chánh đẳng Chánh giác ấy mỗi vị đều có hai đệ tử lãnh đạo và một đệ tử hầu cận. Rồi trong một chỗ khác, Kinh Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm 17, 14) Phật còn nói rằng: Tất cả những bậc Chánh đẳng Chánh giác trong quá khứ và tương lai đã hay sẽ có một đôi đệ tử xuất sắc nhất.

Mỗi khi có đấng Toàn giác xuất thế, ba vị đại đệ tử này (tức hai vị lãnh đạo Tăng chúng và một vị hầu cận) rất cần thiết. Ngài ví họ như ba vị cầm đầu ba bộ Quốc phòng, Nội vụ và Tài chánh của một nhà vua. Đức Phật so sánh việc điều hành Phật giáo như cách tổ chức của một quốc gia, Phật đã nói Ananda (Đại đức A-nan) như người “Tàng trữ” Pháp Bảo (Bộ trưởng Tài chánh), vì Ananda là đệ tử nhớ tất cả những bài pháp của Phật thuyết. Đức Phật cũng nói đến Sàriputta như vị “Tổng tư lệnh” chu toàn, bảo vệ phạm vi Giáo hội (Bộ trưởng Quốc phòng) và Mahà Moggallàna là người có trách nhiệm nội bộ, như bà vú trong gia đình chăm lo con cái, như “Bộ trưởng Nội vụ” duy trì nội an.

Cả bốn Thánh nhơn này (tức Đức Phật cộng với hai đệ tử lãnh đạo và một đệ tử hầu cận) có thể chia làm hai nhóm: Một nhóm gồm hai vị có nhiều điều tương đồng. Chẳng hạn như Đức Phật và Ananda (A-nan) thuộc giai cấp “Chiến sĩ” (Khattiya). Tương tự như thế, Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Mahà Moggallàna (Mục-kiền-liên) thuộc giai cấp Bà-la-môn và ra đời cùng thời kỳ.

Sự quan hệ thân tộc này đã nghiệm đúng trong đời sống thanh tịnh hàng ngày: Ananda luôn luôn ở bên cạnh Phật, kể từ khi ngài trở thành đệ tử hậu cận như bóng với hình. Còn Mahà Moggallàna và Sàriputta thì gần như không thể tách rời nhau được.

Lúc tuổi về chiều, mỗi khi Đức Phật cảm thấy thân thể mỏi mệt, ba vị đại đệ tử này là ba vị duy nhất được Phật cho phép nhân danh Ngài giảng giải giáo pháp.

Chẳng hạn như đã xảy ra ở Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) Mahà Moggallàna thay Phật thuyết một bài pháp thật dài nói về sự thu thúc lục căn để đối trị tình trạng chìm đắm trong lục trần. (Theo Kinh Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm, 35, 202).

Sau khi Sàriputta và Mahà Moggallàna đắc quả A-la-hán. Đức Phật đã tuyên bố trước Tăng chúng rằng họ sẽ đóng vai trò hai vị đệ tử lãnh đạo.

Một số Tỳ-kheo tỏ ra ngạc nhiên và bắt đầu so bì tại sao Đức Thế Tôn lại nâng đỡ những Tỳ-kheo “mới xuất gia”. Họ bàn tán: “Người xứng đáng được Phật ban cho phẩm vị ấy phải là nhóm năm thầy Kiều-trần-như, hoặc giả Trưởng lão Yasa hay ba vị đại Sa-môn Kassapa (Ca-diếp). Tại sao Đức Phật không ngó ngàng các vị này, mà lại ban giáo phẩm cao nhất đến những đệ tử mới xuất gia và “thấp hạ” nhất?”

Để phân giải sự xôn xao ấy, Đức Thế Tôn dạy rằng: Mỗi người chỉ gặt hái những gì họ đã tạo. Sàriputta và Mahà Moggallàna vốn trong nhiều kiếp quá khứ gieo trồng phẩm vị ấy. Cả hai đã tuần tự bồi đắp công năng trở thành đại đệ tử Phật. Trong khi đó những Tỳ-kheo khác thì cố gắng tiêu trừ phiền não để giải thoát mà thôi. Tuy cả hai vị đại đệ tử thuộc về một giai cấp xã hội khác, và từ một tín ngưỡng khác mới gia nhập Phật giáo, nhưng địa vị đặc biệt của họ trong hàng Thánh nhơn là một địa vị đặc biệt do luật nhân quả ấn định.

Ngoài ra Đức Phật cũng đã nhiều lần, trong nhiều trường hợp khác nhau, ca ngợi đôi đệ tử ưu tú này như sau:

“Sàrìputta và Mahà Moggallãna là những vị Thánh nhơn độc đáo, là những Sa-môn ưu hạng trong cộng đồng Tăng lữ. Họ luôn luôn thực hành đúng lời giáo huấn của Như Lai, sống theo chơn lý. Hai Thánh Tăng ấy xứng đáng cho hàng Tứ chúng lễ bái và kính mến”. (Sam(yutta Nikàya: Tạp A Hàm 47, 14)

Và:

“Nếu một người mẹ hiền, thường khuyên nhắc đứa con trai yêu quý rằng: Này con! Con nên học hànhgiữ gìn nết hạnh như một “Quan nội giám” hay như một Hatthaka của giòng họ Alavi. Vì đây là hai hạng người gương mẫu của xã hội hiện tại. Thì (xa hơn nữa) bà mẹ ấy nên dạy tiếp rằng: Này con! Đứa con yêu quý của mẹ. Nếu con muốn được giải thoát, sống đời sống vô gia đình của một đạo sĩ chơn tu thì con nên làm như Sariputta và Mahà Moggallàna! Vì hai Sa-môn này là hai tấm gương sáng của các hàng Tỳ-kheo vậy!”. (Samyutta Nikàya 17, 23)

Một chỗ Kinh khác:

“Này chư Tỳ-kheo! Hãy học hỏitu tập cùng Sariputta và Mahà Moggallàna. Vì hai Sa-môn này có đầy đủ sức thông minhtinh thần hỗ trợ cho đồng đạo trong đời sống thánh thiện! Sariputta có thể ví như người mẹ, và Moggallàna ví như bà vú. Sariputta đủ khả năng hướng dẫn phàm Tăng đến Thánh quả Nhập lưu và Mahà Moggallàna sẽ đưa họ đến cứu cánh giải thoát!”. (Majjhima Nika(ya: Trung A Hàm số 141)

Đặc điểm hai vị đại đệ tử này trong các lời ca ngợi nêu trên của Đức Phật có thể phân tích như sau: Sàriputta có một biệt tài khai thị và hỗ trợ những ai được ngài dạy dỗ, chặt đứt ba xiềng xích sanh tử đầu tiên nơi tâm thức để bước vào Thánh đạo! Nghĩa là ngài có khả năng cải hóa phàm nhân một cách rất hiệu quả, bằng cách làm cho họ thấy rõ sự ảo mộng của kiếp người, rồi đưa họ vào giai đoạn bình an, không còn sa đọa.

Sàriputta giống như một hiền mẫu, hằng theo dõi và hướng dẫn những bước chân đầu tiên của trẻ thơ. Hoặc nói cách khác, Sàriputta là vị thầy thọ ký, hay ít nhất là bậc Sa-môn làm nở được đóa hoa Tu-đà-hoàn trong mỗi học trò.

Còn Mahà Moggallàna hằng tiếp tục hướng dẫn chư Tỳ-kheo đã bước vào Thánh lưu tiến đến mục tiêu cuối cùng, Mahà Moggallàna không bao giờ để cho một vị Tu-đà-hoàn dừng lại ở đó, mà sẵn sàng soi sáng khuyến khích hành giả tới nơi tới chốn. Mahà Moggallàna như một Sa-môn vô địch về đức tánh tinh tấn, nên những Tỳ-kheo nào hữu duyên tu tập gần ngài, có thể xem như tu tập gần Đức Phật, vì phương pháp phát triển tinh tấn mà Mahà Moggallàna áp dụng để hỗ trợ đồng đạo cũng giống như phương phápĐức Phật đã hỗ trợ ngài trước đây. Nói tóm lại, Mahà Moggallàna gần như một bà vú luôn luôn dinh dưỡng và củng cố sức mạnh của trẻ thơ cho đến khi khôn lớn vững chắc.

Riêng Đức Phật tượng trưng cho sự tổng hợp của hai phẩm tánh Sàriputta và Moggallàna. Nếu Sàriputta là người mẹ, Moggallàna là bà vú, mỗi người có một ân đức riêng đối với trẻ thơ, thì Đức Phật quả thật vừa là người mẹ, vừa là bà vú đối với tất cả chúng sanh, nhất là đối với những ai đã bước vào con đường Bát Chánh (Atthangika Magga).

Để dễ nhớ, chúng ta có thể tóm tắt rằng cuối cùng Sàriputta và Mahà Moggallàna đều giải thoát, những phương tiện để hai vị này tiến tới giác ngộ là chiều rộng và chiều sâu. Sàriputta nhờ vào Trí tuệ (rộng), và Mahà Moggallàna nhờ vào Thiền định (sâu) (Ceto vimutti canivimuttica).

Dữ kiện này được hoàn toàn chứng minh khi hai đại đệ tử Phật được giao phó trách nhiệm chăm sóc sự tu tập của Rahula (La-hầu-la), người con kiếp chót của Đức Phật.

Vì là một Tỳ-kheo vừa xuất gia, Rahula có hai vị thầy A-xà-lê (Acariya): một dạy dỗ về Pháp bảo và một chăm sóc hạnh kiểm. Sàriputta được Phật chỉ định làm thầy dạy đạo, và Mahà Moggallàna làm Sư trưởng giám hộ hạnh kiểm và tu tập thiền định...

Một hôm, Sàriputta nói với Moggallàna rằng: “Này đạo huynh! Sự hiểu biết của bần Tăng so với những thần thông vĩ đại của đạo huynh chẳng khác nào một mảnh đá vụn đối với toàn khối núi Hy-mã-lạp-sơn to lớn hùng vĩ!”

Mahà Moggallàna liền đáp lại rằng: “Nhưng đổi lại, này Sàriputta! Về sức thông minh, trí tuệ của bần đạo đối với trí tuệ của Thánh huynh chỉ như một hạt cát nhỏ trong một bãi sa mạc!” (Theo Samyatta Nikaya 21,3)

Về những tầm thông thái đa diện, một hôm Đức Phật đã tiết lộ rằng: “Có những pháp chỉNhư lai mới nghiệm ra và có thể thông giải, nhưng không phải Sàriputta. Rồi có những vấn đề chỉ có Sàriputta mới cắt nghĩa nổi, chứ không phải Mahà Moggallàna. Và cũng có những công việc chỉ có Mahà Moggallàna mới đủ khả năng giải quyết, chứ không phải bất cứ một Tỳ-kheo nào khác!” (Theo Jataka 483)

Vì vậy, hai vị đại đệ tử ấy có thể xem như hai gạch nối giữa những phẩm lực Tối thượng của Đức Phật với khả năng của chư vị đệ tử khác.

Khi Đề-bà-đạt-đa tuyên bố đòi lãnh đạo Giáo hội, Đức Thế Tôn đã nói rằng Ngài sẽ không giao phó ai cầm đầu Tăng chúng. Ngay cả hai vị đại đệ tử Sàriputta và Mahà Moggallàna, khiến cho Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) bị cô lập. (Cula Vagga VII, 3)

Trong sự phẩm định những đệ tử ưu tú trên cán cân, một bên là Sàriputta và Moggallàna và bên kia là Đề-bà-đạt-đa (kẻ hằng làm cho nhiều Tỳ-kheo nông nổi trở nên hư hỏng), còn một số đông Sa-môn khác với nhiều trình độcông hạnh khác nhau, nên Đức Phật đã phủ dụ như thế.

Bởi tranh giành chức “Đệ tử ưu tú” mà một Tỳ-kheo tên Kokalika, nghe lời Đề-bà-đạt-đa, đã có lần vu khống hai vị đại đệ tử ấy rằng “họ có nhiều ác ý” thay vì sự tố cáo đó nên nhắm vào Đề-bà-đạt-đa.

Đức Phật đã dạy:

“Này Kokalika! Ông không nên lầm lẫn như thế! Hãy thân thiệntín nhiệm Sàriputta và Mahà Moggallàna, vì họ là hai Sa-môn có khả năng!” (Theo Samyutta Nikàya 6-10, Tạp A Hàm 6-10).

Dù được Phật nhắc nhở như vậy, nhưng Kokalika vẫn tiếp tục vu oan nên đã chịu quả khổ. Theo Kinh ghi lại thì Đề-bà-đạt-đa (Deva-datta) và Kokalika đã bị đọa vào địa ngục Vô gián, tức địa ngục của những kẻ nặng tội nhất. Ngược lại, Sàriputta và Mahà Moggallàna thì đạt tới Thánh quả cao nhất, giải thoát Niết-bàn([1]).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17597)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24398)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 25904)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13729)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13149)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 21937)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19021)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 9973)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11880)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13008)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15140)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10509)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21730)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10088)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9825)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9730)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10170)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27243)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17794)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13155)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25012)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34546)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26697)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 18991)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 8980)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13038)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 8968)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9428)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9109)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11765)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18480)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8748)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10634)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10910)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 27936)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17842)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14382)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16332)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13173)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15435)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14653)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7553)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 16941)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8347)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30625)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant