Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Những khía cạnh đạo đức trong Nhập Bồ-đề hành luận của Tịch Thiên

23 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 12392)
Những khía cạnh đạo đức trong Nhập Bồ-đề hành luận của Tịch Thiên

Những khía cạnh đạo đức trong Nhập Bồ-đề hành luận của Tịch Thiên

 

tich-thienMẫu Bồ-tát lý tưởng trong hai tác phẩm này là mẫu người có phẩm hạnh tròn đầy, và cũng là người dấn thân tích cực, vừa tìm cầu con đường giác ngộ giải thoát bản thân những cũng không quên hạnh nguyện hóa độ và cứu giúp chúng sanh. Trong hai tác phẩm này, Nhập Bồ-đề hành luận (Bodhicaryāvatāra) có sự ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là ở Tây Tạng; và tác phẩm này cũng được xem như là một cẩm nang tu tập không thể thiếu đối với nhiều hành giả ở xứ sở này. Nhập Bồ-đề hành luận cũng là một trong số ít những tác phẩm của Phật giáo được quan tâm và được đề cập nhiều trong những thảo luận về đạo đức Phật giáo Đại thừa. Bài viết này bước đầu tìm hiểu một vài khía cạnh đạo đức được tìm thấy trong Nhập Bồ-đề hành luận của Tịch Thiên.

Tâm Bồ-đề: 
Nền tảng của mọi hạnh lành

Tâm Bồ-đề (Bodhicitta) là một khái niệm căn bản trong Phật giáo Đại thừa. Tâm Bồ-đề là tâm tìm cầu giác ngộ hay tìm cầu quả vị Phật. Tâm Bồ-đề cũng được hiểu như là Phật tính sẵn có nơi mỗi chúng sanh. Trong Mật tông (Kim cang thừa), tâm Bồ-đề được cho là sự hợp nhất của trí tuệ (prajñā) và từ bi (karuā). Trong Guhyasamājatantra, một bản kinh của Mật tông, tâm Bồ-đề được định nghĩa là “sự hợp nhất của tính khônglòng từ bi; nó không có sự khởi đầu và kết thúc, vắng mặt khái niệm hữu và phi hữu”(3). Bên cạnh, tâm Bồ-đề cũng mang những hàm nghĩa khác: là tâm tốt, tâm từ bi, tâm thương yêuphát nguyện cứu giúp chúng sanh…

Một vị Bồ-tát trên con đường tìm cầu giác ngộ, do đó, không chỉ phát khởi tâm mong muốn được giác ngộ hay thành tựu Phật quả, mà cũng phải khởi tâm Bồ-đề làm lợi ích chúng sanh. Tịch Thiên nói rằng Đức Phật ở trong quá khứ, đã phát khởi tâm Bồ-đề và cứu vô số chúng sanh ra khỏi biển khổ. Và những người ở trong cuộc đời khổ ải này, nếu phát khởi được tâm Bồ-đề thì đó chính là người con của Phật, và xứng đáng được tôn kính. Do đó, một người muốn vượt thoát khỏi những khổ đau, cần phải giữ tâm Bồ-đề (kệ 11).

Tâm Bồ-đề được xem như là nền tảng căn bản, trên đó các hạnh lành khác phát triển. Như vậy tâm Bồ-đề theo cách nhìn của Tịch Thiên, là nền tảng của đạo đức, bởi vì ông tin rằng chỉ với tâm Bồ-đề, người ta mới có thể cưỡng lại được sức mạnh của những điều xấu (chương I, kệ 6). Và với tâm Bồ-đề, người ta mới có thể thực hiện các việc lành một cách đúng đắn. Điều này cũng tương tự với điều kinh Hoa nghiêm nói: “Nếu quên mất tâm Bồ-đề mà tu các pháp lành thì đó là ma nghiệp”.

Theo Tịch Thiên, một hành giả thực hành con đường Bồ-tát, trước hết phải phát khởi tâm Bồ-đề, nhưng điều quan trọng hơn là phải thực hành tâm Bồ-đề ấy, bởi vì “muốn đi” khác với “đi”, và bởi vì phát khởi tâm Bồ-đề tuy có thể đem lại kết quả lớn, nhưng không sánh được với việc thực hiện tâm ấy. Phát khởi tâm cầu thành Phậtcần thiết, nhưng ta không thể thành Phật chỉ bằng phát nguyện mà phải thực hành những việc mà chư Phật đã làm. Cũng vậy, phát khởi lòng tốt, lòng từ-bi-hỷ-xả là cần thiết, nhưng như vậy thôi thì không đủ, mà phải biến lòng tốt ấy thành những hành động cụ thể, và những việc làm lành ấy được thực hiện với mục đích cứu giúp chúng sanh. Tịch Thiên cho rằng việc làm lợi người là lớn hơn việc cúng Phật. Như vậy một hành động đem lại lợi ích cho chúng sanh sẽ có giá trị lớn hơn việc cúng dường với mong muốn cầu phước báo cho bản thân. Tịch Thiên cũng nói rằng, muốn báo ơn Phật, hãy nên cứu giúp chúng sanh; và gây khổ cho chúng sanh chính là đang làm buồn Phật (chương VI, kệ 124).

Xa hơn, Tịch Thiên nói rằng phát tâm Bồ-đề là phát tâm học giới hạnh của Bồ-tát, điều mà chư Phật quá khứ cũng đã từng thực hiện như vậy (chương III, kệ 22-23). Phát tâm Bồ-đề ở đây cũng là phát tâm giữ tâm ý thanh tịnh, phát tâm buông xả tất cả những sở chấp đưa đến khổ đau, phát tâm bố thí vì muốn cứu giúp chúng sanh, phát tâm nhẫn nhục trong tu tập cho dù có người mắng nhiếc và sỉ nhục… Phát tâm Bồ-đề cũng là cầu nguyện cho chúng sanh thoát ly khỏi các đường ác, nguyện giúp đỡ cho những người cô đơn, làm kẻ chỉ đường cho người bộ hành, làm cầu, làm thuyền cho người muốn sang sông, làm đèn đuốc cho người cần ánh sáng, làm nhà cửa cho người cần nghỉ ngơi (chương III, kệ 18). Phát tâm Bồ-đề cũng là nguyện cư xử và hành động theo đúng truyền thống nhà Phật, không làm ô danh truyền thống thanh tịnh này (chương III, kệ 27).

Tâm Bồ-đề, ở một góc độ khác, có thể gọi là tâm vị tha, và đây cũng chính là khía cạnh đạo đức, nói chính xác hơn là một thái độ hay tình cảm đạo đức. Từ quan điểm Phật giáo, tình cảm đạo đức là thật sự quan trọng. Hẳn nhiên một vấn đề đạo đức chỉ được thể hiện qua hành vi cụ thể. Nói cách khác, người ta chỉ nhận biết một vấn đề được coi là đúng hay sai, tốt hay xấu khi nó được thể hiện một cách cụ thể qua lời nóiviệc làm. Một suy nghĩ tốt, một phát nguyện cao thượng là điều ở bên trong, người khác không thể nhận biết được. Tâm Bồ-đề và phát tâm Bồ-đề, ở đây, có thể được gọi là một phẩm hạnh, hơn là đạo đức, và phẩm hạnh này là nền tảng hay động lực thúc đẩy Bồ-tát hành động vì lợi ích của chúng sanh, và đôi khi nó được giải thích như là động cơ của đạo đức, hay cao hơn nữa, là động cơ cho sự giác ngộ. Trong Phật giáo, động cơ thật sự rất quan trọng. Suzuki cho rằng “động cơ quyết định chiều hướng, đặc tínhsức mạnh của hạnh kiểm”(4).

Kiểm soát tâm

Phát khởi tâm Bồ-đề là việc làm đầu tiên của một vị Bồ-tát. Tâm Bồ-đề, có thể hiểu như là Phật tính có sẵn nơi mỗi chúng sanh, nhưng do vì chúng sanh bị tạp niệm và vô minh nên đã không nhận ra được tâm ấy và làm phát khởi tâm ấy. Muốn cho tâm Bồ-đề được hiển lộ, và tâm ấy luôn đồng hành trong mọi việc làm, hành giả cần phải giữ tâm chánh niệmthanh tịnh. Giữ chánh niệm và giữ tâm ý thanh tịnh, theo Tịch Thiên, mới có thể thực hành được tất cả những giới hạnh khác. Tịch Thiên coi chánh niệm và tỉnh giác là những điều vô cùng quan trọng trong lộ trình thực hành Bồ-tát đạo. Ông ví von rằng, như một vị kiếm sĩ ở trong trận chiến, phải lập tức nhặt lấy kiếm khi kiếm bị rơi. Cũng như vậy, một hành giả tu Bồ-tát đạo, phải “nhặt” lấy lập tức chánh niệm, khi chánh niệm bị “rơi”. Ông cũng cho rằng việc giữ chánh niệm quan trọng như việc giữ bát dầu không cho để rơi một giọt nào, mà nếu bị rơi sẽ bị chém cổ (chương VII, kệ 68, 70).

Điều này có nghĩa rằng, chúng ta không thể thực hành con đường Bồ-tát nếu chưa điều phục được tâm ý của mình. Theo ông, một con voi điên tuy có thể gây hại to lớn, nhưng không thể tạo nên tai họa lớn bằng sự phóng dật của con “voi tâm” (chương V, kệ 1, 2). Điều phục được tâm ý là điều phục được tất cả, là hàng phục được tất cả những điều xấu ác và giải thoát được khổ đau. Điều này cũng như kinh Pháp cú đã nói: “Ý dẫn đầu các pháp/ Ý làm chủ, ý tạo/ Nếu với ý ô nhiễm/ Nói lên hay hành động/ Khổ não bước theo sau/ Như xe, chân vật kéo”. Và, “Ý dẫn đầu các pháp/ Ý làm chủ, ý tạo/ Nếu với ý thanh tịnh/ Nói lên hay hành động/ An lạc bước theo sau/ Như bóng, không rời hình”.

Theo cách hiểu thông thường, Tam vô lậu học là một lộ trình tuần tự: nhờ tu tập giới nên có định; nhờ có định nên trí tuệ sanh khởi. Giới như vậy là phương tiện để đưa đến định và sau đó là tuệ. Và nếu giới chỉ là phương tiện để đưa đến những tầng bậc cao hơn, và nếu giới được xem là đạo đức, thì rõ ràng đạo đức chỉ là phương tiện chứ không phải là chân lý cuối cùng, như đạo đức ở trong một vài tôn giáo hữu thần mà nó là một bộ luật có liên hệ với thượng đế.

Tuy nhiên, cho dù giới hay đạo đức có thể được xem là phương tiện, nhưng không phải rằng mỗi khi người ta đạt đến định và tuệ, thì giới không còn hữu dụng. Cách khác, cho dù một người đã đạt được tuệ giải thoát, mỗi khi người ấy còn sống ở cõi đời, thì giới vẫn được thực hành song song với định và tuệ. Trong Nhập Bồ-đề hành luận, giới sẽ không thành tựu viên mãn nếu không có định. Hay nói cách khác, các giới hạnh chỉ được thực hành trọn vẹn khi hành giả có được sự chánh niệm thanh tịnh. Sự thực, ba phần của Tam vô lậu học là một sự tương tác. Giới không chỉ là “phương tiện” đưa đến định và sau đó là trí tuệ, mà định và tuệ cũng là những “phương tiện” cho hành giả thành tựu giới. Điều này cũng có thể tìm thấy trong kinh Chủng đức (Sonadanda sutta): “Này Bà-la-môn, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất địnhtrí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh”(5).

Và một bản kinh khác: “Ðây là giới, đây là định, đây là tuệ. Ðịnh cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu”(6).

Trong Nhập Bồ-đề hành luận, ta thấy Tịch Thiên nhấn mạnh vào việc thực hành những nguyên tắc đạo đức (giới) và việc kiểm soát tâm ý hay thực hành thiền định. Giữ giới và hành thiền được tiến hành song song trên con đường đạo, và tất cả những điều này được xem là những điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện hạnh nguyện Bồ-tát và để đạt đến trí tuệ giải thoát.

Tịch Thiên cho rằng, dù cho làm thiện, nhưng với tâm tán loạn thì khó có thể được phước đức sanh cõi lành; dù cho thực hành khổ hạnh, nhưng tâm tán loạn thì vẫn không có lợi ích gì. Nói tóm lại, muốn thực hành con đường Bồ-tát cho quả vị Phật và để cứu giúp chúng sanh, hành giả phải luôn giữ chánh niệm, tỉnh giác, loại trừ những thói quentâm thức gây hại và bất thiện, và kiểm soát được tâm ý cũng như những lời nóihành vi của mình.

Các trợ hạnh

Đây đó trong Nhập Bồ-đề hành luận, Tịch Thiên đã đưa ra những nguyên tắc mà một hành giả thực hành con đường Bồ-tát cần nên theo, và những điều này có thể được xem như những trợ hạnh. Một vị hành giả tu tập con đường Bồ-tát, theo Tịch Thiên, phải từ bỏ sự tham đắm vào những thú vui phù phiếm, từ bỏ ngạo mạn, kiêu căng, tự mãn, thô bạo, lém lỉnh, lừa dối, từ bỏ khen mình chê người, từ bỏ những lời nói gây gổ, biết xấu hổ, sợ nhân quả… Bên cạnh, Tịch Thiên cũng lặp lại một số quy chuẩn hành xử như được trình bày trong Prātimoksha, những điều được xem như nhưng phương cách hành xử hay những “học pháp”. Mặc dù trong Nhập Bồ-đề hành luận, những nguyên tắc này không được trình bày và liệt kêhệ thống, hay được đặt ra như những nguyên tắc đạo đức quy phạm, nhưng chúng có thể được xem như những nguyên tắc hành xử giúp hành giả trở thành người có phạm hạnh (đức hạnh).

Phương tiện thiện xảo (upāyakauśalya) và đạo đức tình huống

Phương tiên thiện xảo (upāyakauśalya) là một học thuyết quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Khái niệm này được hiểu theo những cách khác nhau. Trước hết, phương tiện thiện xảo là chỉ cho những phương cách giáo hóa thiện xảo của Đức Phật. Trong Nikaya, ta thấy Đức Phật đã sử dụng nhiều phương cách khác nhau trong việc hóa độ và giảng dạy giáo pháp, và điều này có thể được xem là sự sử dụng phương tiện xảo của Đức Phật. Trong kinh điển Đại thừa, điều này được thể hiện cụ thể hơn. Ví dụ như trong kinh Pháp hoa, Đức Phật được nói đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để hóa độ chúng sanh, và đó được gọi là phương tiện thiện xảo.

Phương tiện thiện xảo cũng chỉ cho cách Bồ-tát nên hành động như thế nào trong những tình huống khó khăn, những tình huống mà nếu hành động, Bồ-tát có thể vi phạm những nguyên tắc căn bản hay giới luật Phật giáo. Có nhiều trường hợp, chư Bồ-tát đã vi phạm những nguyên tắc Phật giáo, nhưng được biện minh là đang sử dụng “phương tiện thiện xảo” vì lợi ích của chúng sanh. Nếu một vị Bồ-tát thực hiện một việc làm vì lợi ích của chúng sanh và vì lòng từ bi, thì việc làm đó dù có thể vi phạm giới luật, được xem là không tạo nên tội lỗi, hoặc chỉ tạo nên tội nhẹ. Học thuyết này, do đó có những tranh cãi về phương diện giới luậtđạo đức.

Trong Nhập Bồ-đề hành luận, ta thấy Tịch Thiên có nhắc đến phương cách hành động này. Ông cho rằng Bồ-tát nên hy sinh bản thân để làm lợi ích chúng sanh, dù có thể vi phạm giới cấm (chương V, kệ 84), mặc dù trước đó ông khuyên rằng nên bố thítrì giới tinh tấn hàng ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng quan điểm này không chỉ xuất hiện trong Nhập Bồ-đề hành luận mà trước đó đã xuất hiện trong một số kinh sách Đại thừa, chẳng hạn như kinh Phương tiện thiện xảo (Upāyakauśalya Sūtra). Ở một góc độ, phương tiện thiện xảo có thể được coi như là “đạo đức tình huống”: một hành động đúng hay sai không thể tách ra khỏi bối cảnh và người thực hành nó. Nói dối, theo Phật giáo là sai, nhưng trong trường hợp nói dối để cứu mạng sống một ai đó, thì đôi khi được coi là “từ bi”. Đạo đức ở đây phải xét từ “động cơ”.

Trong Phật giáo Đại thừa, người thực hành phương tiện thiện xảo phải là người đã viên mãn bi và trí. Nói cách khác, những ai thiếu lòng từ bi và trí tuệ thì không được thực hiện những việc làm vi phạm những chuẩn tắc Phật giáo rồi biện luận rằng đang sử dụng phương tiện thiện xảo. Trong giáo lý Thập địa, một vị Bồ-tát khi đạt đến địa thứ bảy mới có khả năng sử dụng các phương tiện (upāya) để hóa độ chúng sanh. Như vậy, phương tiện thiện xảo chỉ được sử dụng khi một người đã trải qua một quá trình tu tập dài lâu và có những sở chứng tâm linh.

Sáu Ba-la-mật 
và những khía cạnh đạo đức

Là một hướng dẫn về lộ trình mà một vị Bồ-tát nên theo, nhưng trong Nhập Bồ-đề hành luận ta không thấy Tịch Thiên đề cập đến Thập địa, mười giai đoạn tuần tự mà một hành giả tu hạnh Bồ-tát trải qua. Nhưng trong Nhập Bồ-đề hành luận, Tịch Thiênthảo luận chi tiết về Lục độ Ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ

1- Bố thí: Ở chương III của Nhập Bồ-đề hành luận, khi nói về bố thí, Tịch Thiên nhấn mạnh vào tài thí (bố thí tài sản, thân mạng…), pháp thí (giảng dạy Phật pháp). Nhưng ở một chương khác (chương VII, kệ 38), ông cũng có nói đến vô uý thí, hạnh nguyện đem an toàn đến cho những người khổ đau vì lo sợ, và đem hạnh phúc đến cho những người bị đọa đày. Về pháp thí, Tịch Thiên trình bày khá chi tiết những phương cách thuyết pháp, nên và không nên, và một vài điều mà Tịch Thiên đặt ra là giống với những gì được trình bày trong Prātimoksha. Người thực hành bố thí là người đang tạo ra một thiện nghiệp và là một người tốt. Nhưng Bồ-tát bố thí không phải chỉ giúp cho người nhận nó có được những thứ tạm thời, mà qua việc bố thí Bồ-tát hóa độ người nhận và giúp họ bước lên con đường Bồ-tát và trở thành một người phạm hạnh

2- Giới: Về giới, Tịch Thiên không trình bày chi tiết mà chỉ khuyên hành giả nên đọc một số kinh sách về giới luật để biết những gì nên và không nên làm. Tuy nhiên, trong Nhập Bồ-đề hành luận, ta thấy Tịch Thiên đã lặp lại những học giới ở trong Luật tạng như là những nguyên tắc cần thiết phải tuân theo trong việc thực hành con đường Bồ-tát. 

3- Nhẫn nhục: Trong Nhập Bồ-đề hành luận, nhẫn nhục được coi là một điều lành, một thiện nghiệp, trái ngược lại với sân hận được coi là điều xấu/ ác nghiệp - làm tiêu hủy tất cả những công đức tu tập. Nhẫn nhục ở đây là chấp nhận những khổ đau, những nghịch cảnh, những điều trái ý, những chửi mắng, vu oan, ganh tỵ, những bất công… Và hành giả cần thực hành hạnh nhẫn nhục với tâm an nhiên. Ở đây, thực hành nhẫn nhục như là một phương cách rèn luyện tâm và phát triển trí tuệ. Trí tuệ ở đây là thấy được bản chất vô thường, duyên sinh, vô ngã và rỗng không của các pháp, nhưng cũng thấy được mối quan hệ nhân quả của các mối quan hệ. Ở phương diện đạo đức, Tịch Thiên cho rằng thực hành hạnh nhẫn nhụcvì lợi ích của chúng sanh, bởi vì khi có lòng nhẫn nhục, hành giả mới có thể khởi được tâm từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù. 

4- Tinh tấn: Tịch Thiên định nghĩa tinh tấn là “làm lành, tránh dữ” (chương VII, kệ 1). Làm lành, tránh giữ rõ ràng là điều tốt, là đạo đức. Nhưng dù định nghĩa như vậy, tinh tấn không nên được hiểu theo nghĩa siêng năng làm lành, lánh ác thông thường. Tịch Thiên cho rằng để thực hành tinh tấn, hành giả cần phải thực hành chánh niệm, thiền định, thực hành tâm bình đẳng, làm phát khởi tâm hỷ xả, hy sinh, và tu tập giới hạnh… Muốn làm lành và từ bỏ những điều ác, muốn tinh tấn làm thiện vì lợi ích chúng sanh, hành giả cần phải tu tập những điều nói trên. 

5- Thiền quán: Tịch Thiên cho rằng sự tán loạn tâm ý là nguyên nhân của những sầu khổ. Và mở đầu chương về Thiền quán, ông dường như quay trở về với quan điểm truyền thống, xem việc xa rời cuộc đời trần thế và sống ẩn dật ở nơi vắng lặngđiều kiện tiên quyết cho việc giữ tâm không tán loạn. Thêm nữa, Tịch Thiên cũng đề nghị nên xa rời những người xấu, xa rời những danh vọng, tham muốn, xa rời những khen chê được mất thường tình của thế gian. Ở chương này, ta cũng thấy Tịch Thiên đề cập đến những cách thức thực hành quen thuộc như quán chiếu sự vô thường của thân thể, quán chiếu tử thi, quán khổ đau bình đẳng của chúng sanh…

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây, nếu Bồ-tát thực hành thiền quán như trên thì có những liên hệ gì đến đạo đức? Như được đề cập ở trước, chế ngựkiểm soát tâm được Tịch Thiên cho là điều quan trọng trong việc thực hiện hạnh nguyện Bồ-tát. Nói cách khác, mọi hành động của Bồ-tát không được rời xa tâm Bồ-đề. Ví dụ ở trong chương này, Tịch Thiên cho rằng việc quán khổ đau của chúng sanh là để làm việc, và thậm chí hy sinh bản thân, vì lợi ích của chúng sanh. Như vậy, quán vô thường, khổ đau, vô ngã… không phải để sinh tâm chán nản, mà nhằm làm sanh khởi lòng từ bi và sự không chấp thủ. 

6- Trí tuệ: Tịch Thiên cho rằng muốn dứt trừ đau khổ thì phải phát triển trí tuệ. Trí tuệ ở đây là nhận thứchai chân lý (nhị đế): chân lý thế gian (tục đế), và chân lý xuất thế gian (chân đế). Đối với người thường, thì các sự vật trong thế gian là có thật, nhưng với người có trí tuệ thì chúng chỉ là giả tưởng, không thật có. Ủng hộ quan điểm của Trung quán tông, Tịch Thiên cho rằng trí tuệ là sự nhận ra tánh Không của các pháp. Ở chương này ta cũng thấy Tịch Thiên đưa ra các luận cứ để phản bác quan điểm của các bộ phái chống Đại thừa. Mặc dù trong những chương đầu, Nhập Bồ-đề hành luận cho thấy có sự ảnh hưởng của Phật giáo thời kỳ đầu và Abhidharma, nhưng ở chương nói về trí tuệ, Tịch Thiên lại đề cao và ủng hộ mạnh mẽ luận thuyết của Trung quán tông. Điều này là một trong các lý do tại sao Tịch Thiên được xem như là một đại diện của tông phái này.

Cũng như quán vô ngã, việc quán sát tánh Không của các pháp để không vương mắc vào thế giới hiện tượng, điều được xem không chỉ trở ngại trong lộ trình tu tập mà cũng làm cản trở việc phụng sự chúng sanh. Trí tuệ nhận thấythực tính của các pháp làm nền tảng cho việc thực hành các Ba-la-mật khác. Trong Nhập Bồ-đề hành luận, thấy tính Khôngduyên sinh của các pháp là để hành giả khởi tâm bình đẳng và từ mẫn đối với người khác hơn.

Kết luận

Nhập Bồ-đề hành luận là một trình bày khá có hệ thống về phương cách thực hành con đường Bồ-tát. Với hành giả thực hành con đường này, trước hết cần phải phát khởi tâm Bồ-đề, đó là tâm cầu giác ngộphụng sự chúng sanh, hay nói một cách quen thuộcthệ nguyện “thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh”.

Việc thực hành con đường Bồ-tát mà Tịch Thiên phác thảo có thể tóm tắt như sau: phát khởi tâm Bồ-đề, sám hối nghiệp chướng, thanh lọc tâm ý và giữ giới thanh tịnh, thực hành các hạnh lành (puya/kusala karma), và cuối cùngthực hành sáu Ba-la-mật để cứu độ chúng sanh và cũng để hoàn thiện bản thân cho quả vị Phật. Ngoài ra, trên lộ trình tu tập, Bồ-tát cũng cần đến những trợ hạnh khác, và cũng có thể sử dụng phương tiện thiện xảo trong những tình huống cần thiết vì lợi ích của chúng sanh. Cuối cùng, có thể nói rằng đạo đức trong Nhập Bồ-đề hành luận bao gồm hai phương diện: tránh/ không nên làm những gì, và dấn thân/ làm việc tích cực vì lợi ích của chúng sanh, điều được xem như là “chủ nghĩa vị tha” của Bồ-tát.

 Chú thích

(1) Encyclopedia of Buddhism, ed. Robert E. Buswell, New York: Gale, 2003, tr.749.

(2) Về niên đại và tiểu sử của Tịch Thiên, xem thêm Barbra R. Clayton, Moral Theory in Śāntideva’s Śikāsamuccaya, New York: Routledge, 2006, tr.31-36.

(3) Dẫn lại từ Francis Brassard, The Concept of Bodhicitta in Śāntideva’s Bodhicaryāvatāra, tr.25.

(4) Dẫn lại từ Francis Brassard, The Concept of Bodhicitta in Śāntideva’s Bodhicaryāvatāra, tr.21.

(5) Kinh Trường bộ, Tập I, HT.Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1991, tr.222.

(6) Kinh Trường bộ, Tập I, HT.Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 199, tr.575.

 

Sách tham khảo

 

- Barbra R. Clayton, Moral Theory in Śāntideva’s Śikāsamuccaya, New York: Routledge, 2006.

- Bodhicaryāvatāra of Śāntideva (Entering the Path of Enlightenment), trans. by Marion L. Matics, Delhi: Motilal Banarsidass, 2007.

- Francis Brassard, The Concept of Bodhicitta in Śāntideva’s Bodhicaryāvatāra, Montreal, 1996.

- Śāntideva, Nhập hạnh Bồ-tát (Bodhicaryāvatāra), Nguyên Hiển dịch, NXB. Tôn Giáo, 2007.

- Śāntideva, A Guide to the Bodhisattva Way of Life (Bodhicaryāvatāra), trans. Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace, Snow Lion, 1997.

Thích Nguyên Hiệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8004)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con ngườisự nghiệp Lý Công Uẩn.
(Xem: 35507)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 19650)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11680)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 23163)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13340)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 5841)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành
(Xem: 10586)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10332)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10020)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 20836)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 6198)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu.
(Xem: 6846)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa.
(Xem: 8881)
Tưởng nhớ đến một bậc Thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam; Môn đồ pháp quyến thực hiện tập kỷ yếu này
(Xem: 6009)
Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.
(Xem: 18145)
Hòa Thượng THÍCH MINH TÂM (1940-2013) - Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 6345)
Sau khi Ta diệt độ khoảng hơn một trăm năm sau, em bé vừa rồi cúng dàng nắm cát cho Ta, đời sau sẽ làm vua tại thành Ba-liên-Phất...
(Xem: 6721)
Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi.
(Xem: 6548)
... Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
(Xem: 12989)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 5860)
Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường
(Xem: 7878)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ"...
(Xem: 10190)
Cái gương quên mình cầu pháp của ngài Pháp Hiển đã làm mối khuyến khích cho các vị khác, trong đó có ngài Huyền Tráng... HT Thích Trí Quang
(Xem: 7862)
Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh... Như Nguyệt
(Xem: 9856)
Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka)... Bình Anson
(Xem: 9067)
Đại hội Phật giáo Việt Nam 1964 suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất... Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 5977)
Thiền Sư Dogen (Đạo Nguyên Hy Huyền) Sơ Tổ Tông Tào Động Nhật Bản... Tâm Thái
(Xem: 24532)
Hòa Thượng vốn sinh trong một gia đình trung nông, phúc hậu nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam Bảo.
(Xem: 36362)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 7712)
Gương Bát Nhã thấm nhuần vạn thể, Tâm Kim Cương triệt phá lầm mê, An nhiên, thật tướng Bồ Đề, Khứ lai tự tại, đi về Chơn Như...
(Xem: 11538)
Ông Bàng Uẩn (P'ang Yun) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Tâm Thái
(Xem: 10029)
Hòa thượng thế danh Lê Diêu, Pháp danh Như Lễ, Pháp hiệu Thích Huyền Dung... Nhiều Tác Giả
(Xem: 5223)
Hầm Lửa Hóa Thành Ao Sen là Chuyện Trưởng Giả Thất Lị Cấp Đa... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 5414)
Tì kheo ni Pháp Dữ đã được đức Thế Tôn khen ngợi là vị thuyết pháp đệ nhất trong Ni chúng... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 9993)
Đại Sư Pháp Tạng (643-712) là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp.
(Xem: 7875)
Thành tâm nhớ tưởng bậc Tôn Sư, cố Đại Lão Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN... Hạnh Cơ
(Xem: 9353)
Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khương-cư (Sogdiana), nhưng đã mấy đời sống ở Thiên-trúc. Thân phụ ngài, nhân làm nghề buôn bán mà theo thuyền buôn sang Giao-chỉ sinh sống... Hạnh Cơ
(Xem: 8647)
Đại sư Đạo An họ Vệ, sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến-hưng (314) đời vua Mẫn đế thời Tây-Tấn... Nguyên tác Hán văn của cư sĩ Hồng Tu Bình; cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 46488)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 6892)
Tên tiếng Phạn của Ngài là Avalokitesvara, dịch âm ra Hán ngữ là A-phược-lô-chỉ-đê-thấp-phạt-la, dịch nghĩa là Quán Thế Âm... Hạnh Cơ
(Xem: 12282)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 5793)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 14478)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12974)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12415)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14537)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 10949)
Tổ Phước Huệ, Tăng cang Hòa thượng húy thượng Ngộ hạ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Thế danh Nguyễn Văn Cự, sinh ngày mồng 8/4/Ất Hợi (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 9623)
Tổ sư Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo thường được nói đến với dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh... ĐĐ Thích Như Tịnh
(Xem: 16671)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 8463)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Con Trai Tôi (Dalai Lama, My Son) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14... Tác gả: Diki Tsering; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 5953)
Không những đạo Phật do chư cao tăng người Thiên Trúc, Tây Vực, v.v... truyền sang vùng Ðông Nam Á, mà các chư tăng trong vùng địa phương cũng liên tiếp nối nhau sang đất Phật... Thích Hằng Ðạt
(Xem: 9946)
Đại thiền sư Hư Vân, tuổi đời được một trăm hai mươi tuổi. Tăng lạp được một trăm lẻ một tuổi.
(Xem: 6371)
Hòa Thượng, thế danh là Đỗ Xuân Hàn, húy Thượng Tâm Hạ Thị hiệu Thiện Minh, tự Trí Nghiễm. Sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 11340)
Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện - Thích Hoằng Đạt dịch
(Xem: 7040)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 46688)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 13486)
Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
(Xem: 8382)
Cố Thượng tọa thế danh Đỗ Văn Nghiệp, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1943 (năm Quý Mùi) tại làng Giang Hải, xã Phan Rí Cửa, quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.
(Xem: 6850)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên... HT Thích Như Điển
(Xem: 9166)
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu tý, tức là ngày 08 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông.
(Xem: 6179)
Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, Số Đặc Biệt để Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tâm
(Xem: 6893)
Bài thuyết trình trong Ngày Về Nguồn Lần Thứ VII – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Từ 27 tháng 9 đến 29 tháng 9, 2013 - Chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17824)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18158)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 15776)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 6941)
Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tuất - Tâm Không Vĩnh Hữu sưu tầm và biên soạn
(Xem: 31217)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 9570)
Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589)... Tuệ Hạnh
(Xem: 7679)
Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau dồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng...
(Xem: 21609)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 34160)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 33290)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 14230)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
(Xem: 35630)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 13001)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng THÍCH GIÁC LÂM (1928 - 2012)
(Xem: 15765)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
(Xem: 13675)
Huyền Trang - Nhà Chiêm BáiHọc Giả (Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar) - Anh ngữ: HT. Thích Minh Châu - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 33022)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 26346)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 41401)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 40341)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 20032)
HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
(Xem: 33689)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
(Xem: 29674)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
(Xem: 33721)
Lịch sử của vị đại đệ tử này cũng chẳng kém phần đạo vị và rất xứng đáng cho mọi người noi gương, vì con đường giải thoát của Ngài đã đi cũng lại là con đường Bát Chánh của chư Phật.
(Xem: 18862)
Thiền Tăng A Nậu Lâu Ðà cũng là Sa môn có đủ công phu tu luyện để dùng "Thiên nhãn" theo dõi "Tịnh Quang" của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni khi đấng Toàn Giác thanh thoát xả báo thân...
(Xem: 22681)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 22409)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 48986)
Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên ThủyĐại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện ngắn đặc sắc.
(Xem: 11958)
Hòa Thượng Họ Đinh, húy Tiến Đạm, Pháp Hiệu Thanh Đạm, đã viên tịch vào lúc 02 giờ sáng ngày Chủ Nhật 04 tháng 12 năm 2011 (nhằm ngày 10 tháng 11 năm Tân Mão).
(Xem: 11156)
Hoài Tố sinh năm 625, vốn là người họ Phạm, viên tịch năm 698, ngay tại chùa Thái Nguyên, Trường An. Năm đó, ông 74 tuổi... Bằng Hư
(Xem: 22496)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 17990)
Vài Hình Ảnh Kỷ của Niệm HT Thích Hạnh Đạo - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15111)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
(Xem: 22674)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 15995)
Hòa Thượng húy thượng Nguyên hạ Bàng - Đại Nguyện tự Chí Năng, hiệu Giác Hoàng đã viên tịch vào ngày 7 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13107)
Là một trong những thiền sư đầu tiên tại Mỹ, Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng...
(Xem: 19718)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Quảng Tâm (1947-2010) - Tăng Chúng Đệ Tử Tu Viện Vĩnh Đức
(Xem: 12060)
Pháp sư Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tông Tịnh Ðộ trong hiện đại, Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hànhtruyền bá pháp môn Tịnh Ðộ...
(Xem: 17651)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant