Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đại Sư Pháp Tạng, Người Tập Đại Thành Tông Hoa Nghiêm

21 Tháng Ba 201400:00(Xem: 9935)
Đại Sư Pháp Tạng, Người Tập Đại Thành Tông Hoa Nghiêm


ĐẠI SƯ PHÁP TẠNG

NGƯỜI TẬP ĐẠI THÀNH TÔNG HOA NGHIÊM

Đỗ Trị Bình, Đồng Ngộ dịch

 buddha14_0

 

1. ĐỐT TAY CÚNG DƯỜNG:

Ngày 02 tháng 11 năm Trinh Quán thứ 17 đời Đường Thái Tông (643), trong một gia đình họ Khương ở Quốc đô Trường An đã hạ sanh một bé trai rất khôi ngô tuấn tú. Đức bé ấy mày rậm tóc dày, mặt rộng tai to, rất có phước tướng. Đó chính là Pháp Tạng, người mà sau này đã trở thành vị Tổ sáng lập ra tông Hoa Nghiêm trong nền Phật giáo Trung Quốc.

Pháp Tạng chào đời đã đem lại bao niềm vui và hy vọng cho nhà họ Khương nọ. Đương thời, cha Ngài là Khương Mật đã làm quan đến chức Tả Vệ Trung Lang Tướng. Nhìn đứa con trai đầu lòng khôi ngô tuấn tú, Khương Mật thấy lòng mình trào dâng bao niềm vui khôn tả. Ông hy vọng, sau này Pháp Tạng sẽ là người làm rạng danh Tông tổ, nối nghiệp họ Khương.

Điều mà ông suy nghĩ, không phải là cảm nhận nhất thời. Trong một xã hội trọng nam khinh nữ như thế này, người đàn ông là trụ cột của gia đình. Hơn nữa, nhà họ Khương không phải là gia đình tầm thường, mà là một dòng họ thuộc tầng lớp thượng lưu quý tộc. Đã ở vào tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đương nhiên sẽ có những quan niệm, cách sống của riêng tầng lớp ấy. Nghĩ lại quá trình lịch sử vinh quang, chói lọi của dòng họ mình, Khương Mật cảm thấy trách nhiệm nuôi dạy đứa con này đè nặng trên vai. Tạo dựng cho nó một tương lai huy hoàng là điều ông thường lao tâm khổ tứ.

Tiên tổ họ Khương vốn bắt đầu từ nước Khương Cư. Khương Cư là một quốc thành ở Tây Vực xưa kia, nó nằm giữa hồ Ba Nhĩ Khắc Thập (Balkash Lake) và Hàm Hải. Bốn đời về trước, tổ tiên của Khương Mật từng làm Tể tướng nước Khương Cư. Đến đời cha ông, do muốn học hỏi nền văn hóa của Trung nguyêntiếp nhận sự trù phú của Trường An, nên cha ông đã đem cả nhà đến sinh sống tại Trường An. Có thể nói, gia đình họ Khương này chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của Trung Ấn và ân vua như trời biển. Bởi vậy, Khương Mật thường thầm phát nguyện, nhất định dạy dỗ Pháp Tạng thành người hữu dụng.

Lúc Pháp Tạng chào đời, cũng chính là lúc nền Phật giáo Trung Quốc cực kỳ phát triển. Đương thời việc thờ Phật, kính Tăng đã trở thành tập tục truyền thống. Không chỉ riêng thiện nam tín nữ, quần chúng nhân dân, mà ngay cả văn nhân học sĩ, vương công quý tộc, hoàng thân quốc thích cũng đều như vậy. Như Đường Thái Tông là một minh quân lưu danh trong sử sách. Trong quá trình ông thống nhất đất nước, dẹp sạch giặc loạn, Tăng binh đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc ấy. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông kính phụng Phật pháp, thực thi chính sách trị quốc an dân. Khắp châu quận trong nước, nơi nào cũng có chùa viện, có không biết bao Cao tănghọc giả Phật giáo nối nhau hoằng truyền Phật pháp. Trong thời Cao Tông, Võ Châu, Tăng chúng rất được vương tôn đãi ngộ. Bởi vậy, cả một triều đại nhà Đường, Danh tăng nối nhau xuất thế, tông phái Phật giáo lần lượt ra đời. Lúc này, giữa Tăng chúnghọc giả có sự giao lưu rất mật thiết. Tăng tục cùng nhau tu học, truyền pháp, dịch kinh. Người ta thường nói : Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa là ba nhân tố quan trọng thúc đẩy mọi việc thành tựu. Pháp Tạng thật may mắn được sanh vào một thời đại hội đủ ba nhân tố trên. Thời thế đã tạo anh hùng rồi, nhưng còn phải xem anh hùng tạo thời thế như thế nào nữa !

Xét về dòng tộc họ Khương, nước Khương Cư gần dãy Ba Cơ Tư Thản (Pakistan) ngày nay, nên người dân xứ này nói tiếng Phạn là chính. Họ mang đậm bản sắc văn hóa của Ấn Độ. Sau khi vào Trung Quốc, họ Khương vẫn không quên ngôn ngữtruyền thống văn hóa của quê hương. Họ vừa biết nói tiếng Hoa, lại học tiếng Phạn. Pháp Tạng cũng vậy, từ khi ê a học nói, người ta đã dùng tiếng Hoa, tiếng Phạn để dạy Ngài. Nói ra thật lạ, chỉ mới mấy tuổi đầu, nhưng khả năng học hành của Ngài vượt bậc chưa từng thấy. Chỉ trong thời gian ngắn Ngài đã nhớ mặt chữ, thuộc cả câu, lại biểu đạt một cách trôi chảy. Thấy con thông minh, Khương Mật không nén nổi vui mừng. Ông cho rằng, đứa bé này học hành thông minh như vậy, thì con đường làm quan của nó chắc chắn không mấy khó khăn.

Như trước đã nói, triều đại nhà Đường chínhthời kỳ Phật giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ. Mọi tầng lớp trong xã hội đều chịu ảnh hưởng Phật giáo. Nhà họ Khương này cũng không ngoại lệ. Huống gì đây là một gia đình vốn có tín ngưỡng Phật giáo từ nhiều đời. Sau khi vào Trung Quốc, tín ngưỡng ấy đã không hề giảm, mà ngược lại càng sâu sắc hơn. Mẹ Pháp Tạng vốn là một tín đồ Phật giáo thuần thành, những việc bà làm có một ảnh hưởng rất lớn đối với Pháp Tạng. Vào năm Ngài 3 tuổi, có lần bà làm một bài thơ lấy đề là "Như Lai Phật" và dạy cho Ngài học thuộc. Không ngờ mới đọc qua ba lần, Pháp Tạng đã thuộc lòng. Bài thơ ấy như vầy :

 Chân Như Như Lai Phật

 Hay cứu khổ thế gian

 Vì thế phải thường niệm

 Niệm niệm chớ sanh nghi

 Chân Như Như Lai Phật

 Mắt Từ nhìn chúng sanh

 Phước tựa biển không lường

 Cho nên phải đảnh lễ.

Đối với người lớn mà nói, nhiều khi bài thơ chỉ là chuyện đùa để giải khuây, nhưng đối với một tâm hồn trẻ thơ như Pháp Tạng, bài thơ lại có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Từ đó về sau, trong những lúc nói năng, hành động hay đùa giỡn vui chơi, Pháp Tạng thường hay ví mình là Pháp sư, Cao tăng. Mỗi lần nghe như vậy, Khương Mật thường tỏ ra thất vọng, nhưng ông cũng không phải là người cố chấp. Vốn nhiều đời làm quan, đương nhiên có ngôi cao thế mạnh, được người mến mộ, nhưng cái ý nghĩ làm Cao tăng của một thời cũng chưa từng nằm ngoài suy nghĩ của ông, huống gì con trai ông lại là một người thông minh dĩnh ngộ, có thiên tính trời phú. Nghĩ đến đây ông thường tự nhủ, thôi thì để mọi việc đến đi theo nhân duyên, vận mệnh.

Tháng 07 năm Trinh Quán thứ 20 (646), Đại sư Huyền Trang phụng chiếu Đường Thái Tông, đem hết những điều thấy nghe của mình trong suốt quá trình đi Tây Thiên thỉnh kinh, viết lại thành bộ ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỤC KÝ 12 quyển. Mỗi lần nghe người lớn nói chuyện, Pháp Tạng phần nào cũng biết đôi chút về sự tích của Đại sư Huyền Trang. Mỗi lần như vậy, Ngài thường nói với mọi người rằng sau này lớn lên mình cũng sẽ đi Tây Thiên thỉnh kinh. Việc này, đối với người lớn chỉ cười rồi quên đi, nhưng đối với Ngài lại in sâu trong lòng.

Thấm thoát Ngài đã đến tuổi đi học. Cha mẹ Ngài mời một vị thầy về dạy riêng tại nhà, và Pháp Tạng bắt đầu học những kinh điển của Nho gia. Từ đây Ngài mới chính thức học và tiếp nhận văn hóa của Nho gia, nó là những học thuyết mà sau này đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp học kinh, giảng kinh, dịch kinh và trứ thuật của Ngài.

Vào năm 10 tuổi, Pháp Tạng đã trở thành một thiếu niên vừa thông minh vừa tuấn tú, ai thấy cũng mến. Trong quá trình học tập, Ngài thường chủ động đứng lên thưa hỏi những điều mình nghi ngờ, thắc mắc. Có những vấn đề Ngài đưa ra, đã khiến thầy giáo không khỏi giật mình. Ông thầy này nghĩ, trong cuộc đời dạy học của mình, Pháp Tạng là một học trò mà xưa nay ông chưa từng gặp. Nếu cứ tiếp tục học như vầy, ngày sau chắc chắn sẽ trở thành một Trạng nguyên nổi tiếng ở Kim Lăng.

Suy đoán của thầy giáo này quả không sai, nhưng ông không hề ngờ rằng, Pháp Tạng đã đặt chí vào con đường khác. Khác hẳn với anh mình, Bảo Tạng lại là một học trò không phụ ân thầy, nêu danh ở đời, về sau giữ chức Triêu Nghị Lang trong thời Đường Trung Tông. Bởi vậy, việc đời đổi thay, muôn vật chuyển biến, có những điều mà con người không lường trước được.

Vào tuổi thiếu niên ấy, Ngài đã khổ công học hành, dùi mài kinh sử. Ngoài những lúc lên lớp tiếp thu những giáo huấn, luận lý trong kinh điển Nho gia, Ngài thường đến những tự việnTrường An tìm tòi tư liệu về Phật học. Và cũng từ đó, Ngài đã có một nhận thức rất sâu sắc đối với Phật pháp. Dần dần Tam Bảo đã trở thành một cái gì đó vô cùng quan trọng trong cuộc sống tinh thần của Ngài. Năm 14 tuổi, với một thái độ kiên quyết không gì lay chuyển được, Ngài đã bộc bạch tâm tư nguyện vọng xuất gia của mình cho cha mẹ nghe. Việc này đã vượt ngoài dự đoán của mọi người. Mới chừng đó tuổi đầu mà đã muốn lìa bỏ cha mẹ, thử hỏi có người cha người mẹ nào không lo lắng, băn khoăn ! Dù rằng, nam nhi phải đặt chí ở bốn phương, làm nở mày nở mặt cha mẹ, nhưng đứng về tình cảm mà nói, cha mẹ nào lại muốn con mình đi xa ! Từ nhỏ Pháp Tạng đã có những hành động, lời nói biểu hiện ý chí thoát tục, quy y cửa Phật, trong thâm tâm, ông bà Khương Mật biết chắc sớm muộn gì cũng có ngày này. Nhưng sự việc diễn ra quá sớm khiến hai ông bà không khỏi ngỡ ngàng, lo lắng. Thôi thì bất luận thế nào đi nữa, cũng phải tìm cho nó một hướng đi trong tương lai.

Nghĩ tới nghĩ lui, suy đi tính lại, cuối cùng ông bà Khương Mật đành phải đồng ý với quyết định của con trai mình, "về nương cửa Phật, hoằng truyền Thánh giáo".

Không phải ngẫu nhiên mà hai ông bà Khương Mật dễ dàng chấp thuận nguyện vọng của Ngài, việc này vốn có nguyên nhân sâu xa của nó. Tương truyền, đêm mà Pháp Tạng đầu thai, cha mẹ Ngài chìm sâu trong giấc điệp. Trong mộng, ông bà chỉ thấy ánh sáng trùm khắp thân mình. Luồng ánh sáng mặt trời ấy chui thẳng vào miệng, có vị ngọt lạ thường. Với người có lòng tin Phật pháp thâm sâu như ông bà Khương Mật mà nói, thì giấc mộng này đã làm họ vui mừng khôn tả. Bởi điềm lành này đã báo trước rằng đứa con trong bụng mẹ không phải là bậc kỳ tài ở thế gian, mà là bậc Long tượng trong Phật pháp. Giờ đây Pháp Tạng lập nguyện, phát tâm Bồ-đề, quy y cửa Phật, tỏ ngộ Phật thừa, lẽ đâu làm cha mẹ như ông bà Khương Mật lại đi cấm cản !

Năm Hiển Khánh thứ 3, đời Đường Cao Tông (658), Pháp Tạng từ biệt cha mẹ, vào chùa Pháp Môn trên Kỳ Sơn để tìm cầu Phật pháp. Lúc này Ngài tròn 16 tuổi. Hãy khoan nói đến những việc khác, chỉ nhìn việc Ngài từ bỏ song thân vinh hoa phú quý, vượt xa mấy trăm dặm từ Tây An đến Kỳ Sơn tìm thầy học đạo, đủ thấy chí khí và nghị lực của Ngài phi thường đến mức nào ! Hồi ấy, phương tiện đi lại đâu có thuận lợi như bây giờ. Núi sông cách trở, đồng không mông quạnh, mấy mươi dặm mới thấy một ngôi nhà, trong khi đó thú dữ, rắn độc lúc nào cũng rình rập bên mình. Thế nhưng, không vì những khó khăn ấy mà Ngài chùn bước. Không sợ gian nan, không từ mệt nhọc, chính cái ý chí kiên cường ấy đã thôi thúc Ngài, và cuối cùng Ngài cũng đặt chân đến được chùa Pháp Môn trên Kỳ Sơn. Đứng dưới ngôi tháp A Dục Vương cao sừng sững, Pháp Tạng nghĩ đến chân thân của Phật được an trí trong tháp. Nhưng tìm tới tìm lui, chẳng có gì để cúng dường. Bỗng nhiên Ngài nhớ ra, chân thân an trí trong tháp là Ngón tay Phật, nay mình đem ngón tay cúng dường không phải là hợp lý chăng ! Với lòng tôn kính Phật vô biên, đã khiến Ngài nảy ra quyết định : "Đốt ngón tay cúng dường Phật". Thế rồi, Ngài quấn giẻ quanh ngón tay và châm lửa. Dù ngọn lửa đang thiêu cháy một phần cơ thể, nhưng nhờ tấm lòng tôn kính Phật vô biên ấy đã làm cho Ngài chẳng hề thấy đau đớn.

Ngọn lửa dưới tháp vừa tàn, thì cũng là lúc lòng chí thành kính Phật của Ngài lan khắp thiên hạ.

 

2. TÌM THẦY CẦU HỌC

Năm Hiển Khánh thứ 4 (659), Pháp Tạng đi khắp chùa viện ở kinh thành để tìm thầy cầu học, nhưng tìm mãi vẫn chưa có ai vừa ý. Thế là Ngài quyết định đến núi Thái Bạch cầu pháp.

Đương thời, Trường An là một thị thành nổi tiếng của Châu Á. Đây không những là đô thị phồn hoa, mà còn là một thị thành có không biết bao lớp chùa viện bao bọc. Nó trở thành một trung tâm văn hóa Phật giáo cực kỳ nổi tiếng. Những chùa viện nổi tiếng hồi ấy như : Chùa Hoằng Phước, chùa Đại Từ Ân (tháp Đại Hùng nằm trong khuôn viên chùa này), chùa Đại Hưng Thiện, chùa Hoa Nghiêm v.v... Vậy tại sao Pháp Tạng không đến những nơi này cầu pháp mà lại đến tận núi Thái Bạch ? Việc này có những nguyên nhân sau : Thứ nhất, mỗi chùa đều có một vị trí rất ưu việt, chùa to thì uy danh càng lớn, vì vậy việc chọn lựa đệ tử rất khắt khe, nhiều khi cũng rất thờ ơ. Thứ hai, Pháp Tạng sanh ra và lớn lên ở Trường An, ở lâu nên đương nhiên không cảm thấy có gì mới lạ, đối với những ngôi chùa thân quen này nhiều khi cảm thấy bình thường, hoặc giả cơ duyên mình không hợp. Thứ ba, những nơi thâm sơn cùng cốc, núi cao sông rộng vốn là nơi rồng ẩn hổ nằm, là đất khởi nguyên của bao dòng phái. Có thể Pháp Tạng cho rằng, chỉ có đi xa những nơi thị thành thế này, mới có thể cầu được chân pháp. Thứ tư, Pháp Tạng là con nhà quý tộc quan lại, ở trong xã hội phong kiến thời ấy, những người thuộc tầng lớp này vào chùa học đạo, tất không tránh khỏi có kẻ lời ra tiếng vào. Cũng có thể, Ngài muốn dựa vào khả năng của chính mình để tìm một con đường riêng, chứ không muốn người khác ưu đãi vì mình là con nhà quyền quý. Có thể do nhiều nguyên nhân nữa, nhưng tóm lại không ngoài mục đích tự tìm con đường thích hợp cho bản thân.

Núi Thái Bạch hun hút, cheo leo, nằm giữa dãy Tần Lĩnh. Nơi đây là rừng rậm, có đủ loại chim muông. Ngài đã bỏ ra mấy năm trời chuyên tâm tu học, tìm tòi kinh sách, nghiền ngẫm giáo nghĩa tại đây. Chỉ trong thời gian ngắn, trình độ nhận thứcam hiểu giáo nghĩa của Ngài vượt trội thấy rõ. Một lần, Ngài rất thích những luận thuyết như tính chủ quan, khách quan, sự tương quan giữa vạn vật trong Kinh Du-già, nên Ngài dồn hết tâm lực trong việc tìm tòi tư liệu, đào sâu nghiên cứu, đồng thời đến những tự viện xung quanh đó đàm đạo với các Đại sư trong chùa. Từ lần giao lưu tìm tòi học hỏi này, Ngài đã nhận ra rằng, các tông phái của Phật giáo cũng là một mối tương nhân tương duyên mầu nhiệm đến kỳ lạ.

Giữa lúc Ngài gói ghém hành trang, chuẩn bị sang Ấn Độ kiểm chứng quan điểm của mình thì được tin cha bịnh nặng. Không còn cách nào hơn, Ngài đành quay về Trường An. Đối với Pháp Tạng, Tam Bảosong thân đều rất quan trọng. Huống gì mấy năm lại đây, Ngài chỉ âm thầm cầu nguyện cho cha mẹ bình yên, hạnh phúc, chứ chưa một lần làm được điều gì bày tỏ lòng hiếu kính. Ngài nghĩ, bất luận thế nào, lần này cũng phải về phụng dưỡng cha mẹ. Thầy Ngài cũng khuyên, từ nay về sau phải chuyên tâm vào kinh điển nhiều hơn nữa, và cũng cần phải lễ lạy những Đại thiện tri thức khác mà cầu học.

Pháp Tạng rời khỏi núi Thái Bạch về lại kinh thành. Vừa về đến nhà, ai nấy gặp Ngài cũng đều mừng rơi nước mắt. Làm một người con, về lại nhà phụng dưỡng mẹ cha là niềm an ủi lớn nhất trong đời Ngài. Nhưng làm một người sắp xuất gia quy y cửa Phật, mới đọc Kinh học Pháp có mấy năm thôi, thì Ngài lấy làm tiếc. Nỗi ưu tư, dằn vặt này của Ngài, mọi người trong nhà cuối cùng cũng biết. Thế là ai nấy lại khuyên Ngài hãy ra đi và hoàn thành sở nguyện của mình. Nghĩ lại những ngày ở núi Thái Bạch, nơi ấy non xanh nước biếc, cách ly trần thế, là nơi rất thích hợp cho việc đọc kinh học pháp, nhưng kinh điển nơi ấy cũng có giới hạn, biết làm sao đây ! Quản Tử từng nói : "Suy nghĩ ! Suy nghĩ ! Suy nghĩ nữa ! Nếu nghĩ không thông sẽ có quỷ thần mách bảo".

Một tối nọ, sau khi tụng kinh xong, Pháp Tạng lên giường ngủ. Trong lúc mơ mơ màng màng, Ngài chợt thấy ánh sáng không biết từ đâu chiếu sáng khắp sân nhà. Ngài giật mình tỉnh giấc, nhủ thầm : "Nhất định có người kỳ tài đang hoằng truyền Đại giáo ! Đúng rồi ! Phật quang sáng rỡ, nhất định không sai !"

Trong cái u u minh minh, có những sự việc đã an bài một cách bất di bất dịch mà ít ai ngờ tới. Trước đây Pháp Tạng đi khắp nơi tìm thầy học đạo, nhưng vẫn chưa tìm ra một ông thầy vừa ý. Ngay lúc đó, Đại sư Trí Nghiễm đang giảng Kinh Hoa Nghiêm tại chùa Vân Hoa mà Ngài chẳng hay. Đạo tràng rất thịnh, đủ mọi tầng lớp ngày ngày đến nghe giảng. Sau đêm nằm mộng thấy ánh sáng lạ đó, Pháp Tạng cũng theo dòng người này đến chùa Vân Hoa nghe giảng.

Có người báo cho Trí Nghiễm biết, cư sĩ Pháp Tạng từng xem kinh học pháp trong nhiều năm ở núi Thái Bạch, do cha bịnh nặng nên phải bỏ nơi ấy về đây. Nghe vậy, Pháp sư Trí Nghiễm liền đặt câu hỏi để nghiệm Ngài. Nghĩa lý ngày càng sâu, nhưng Pháp Tạng vẫn chẳng hề nao núng, Ngài chậm rãi trả lời từng vấn đề một cách thông suốt và mạch lạc. Pháp sư Trí Nghiễm không ngờ Ngài am tường đến thế. Trí Nghiễm buộc miệng khen : "Trong những Tỳ-kheo tinh thông giáo nghĩa, ít có người nào có thể trả lời thông suốt những vấn đề như thế này. Cư sĩ quả thật làm người khác phải khâm phục !"

Từ đó về sau, có điều gì không hiểu, Pháp Tạng thường đến thỉnh giáo Pháp sư. Hai người đàm đạo xem ra rất hợp ý. Pháp Tạng dường như lãnh hội được toàn bộ kiến giải nhiệm mầu của Trí Nghiễm và thấy đây mới đích thực là người mình khổ công tìm kiếm. Trí Nghiễm thấy Ngài thông minh hiếu học, chịu khó tư duy, không ngừng học hỏi, cảm thấy mừng vì đã có người để mình có thể truyền trao ngọn đèn Phật pháp, và Trí Nghiễm không chần chờ, liền nhận Ngài làm đệ tử.

Từ năm 16, 17 tuổi, Pháp Tạng đã bôn ba tìm thầy cầu học. Trong ngần ấy năm, giờ đây Ngài mới cảm thấy vừa lòng. Từ đó, Ngài dốc tâm hầu thầy, cần khổ học tập. Vốn có một trí nhớ phi phàm, sức lý giải xuất chúng, nên Ngài rất được Pháp sư Trí Nghiễm yêu mến. Ngài thường gần gũi thầy như hình với bóng. Sau khi biết được quan điểm về sự tương quan giữa các tông phái Phật giáoPháp Tạng nêu ra, Trí Nghiễm cho rằng đây chính là luận điểm "tương tức tương nhập, viên dung vô ngại" trong pháp môn của mình. Chẳng hiểu vì sao lại trùng hợp một cách ngẫu nhiên như vậy. Từ đó Trí Nghiễm dùng nhiều phương tiện thiện xảo, dẫn dắt chỉ dạy Ngài. Mấy năm sau, Trí Nghiễm giảng Kinh Pháp Hoa cùng một số kinh điển khác cho Ngài nghe. Pháp Tạng đã không phụ công ơn dạy dỗ của thầy, Ngài không những nắm bắt hết diệu nghĩa do thầy chỉ dạy, mà còn đọc thuộc làu cả bộ Kinh Pháp Hoa. Thế nhưng giáo nghĩa mà Ngài thích nghiền ngẫm thú hướng, lại là Hoa Nghiêm.

Kinh Hoa Nghiêm được tôn xưng là Vua trong các kinh. Lúc này Pháp Tạng vào khoảng 20 tuổi, khả năng nhận thức của Ngài đủ để học và hiểu giáo nghĩa kinh này. Nếu không, thì làm sao Trí Nghiễm giảng giải kinh này cho Ngài nghe. Cũng có thể, Trí Nghiễm cho rằng khả năng siêu việt của Ngài đủ để khuếch trương giáo nghĩa Hoa Nghiêm, bởi vậy Trí Nghiễm không ngần ngại thuyết giảng, vì suy cho cùng đây chính là nền tảng cơ bản để xiển dương tông phái mình. Đủ thấy, Pháp sư Trí Nghiễm là người nhìn xa trông rộng. Lúc này, dù thuộc kinh thông nghĩa, kiến giải siêu quần, nhưng Pháp Tạng vẫn còn là một cư sĩ trẻ tuổi, tài năng thiên phú trong con người Ngài đã phát tiết, tinh hoa tư tưởng đã bắt đầu nở rộ, tự biết tự hiểu, thông suốt cội nguồn.

 

3. CHÍNH THỨC XUẤT GIA

Pháp sư Trí Nghiễm cho rằng Pháp Tạng đích thực là người đệ tử mà mình rất hài lòng, sau này có thể tiếp nối tông phong. Nhưng có một trở ngại rất lớn, vì Pháp Tạng chỉ là một cư sĩ tại gia. Đây chính là điều mà hai thầy trò quan tâm nhất.

Lúc Pháp Tạng gặp Trí Nghiễm, thì Trí Nghiễm đã gần 60 tuổi rồi, trong khi Pháp Tạng tuổi khoảng chừng 20. Thời gian Ngài gần gũi học hỏiTrí Nghiễm khoảng 6, 7 năm. Trong thời gian ngắn ngủi đó, chắc chắn Trí Nghiễm có rất nhiều việc phải làm cho xong, và đương nhiên Ngài cũng rất quan tâm đến việc xuất gia của Pháp Tạng. Nhưng việc này không thể làm ngay trong một sớm một chiều, mà phải đợi đến một lúc nào đó thật thích hợp. Hồi ấy, việc thế phát độ Tăng phải được triều đình phê chuẩn, mà thường thì khi nào Hoàng thất có những lễ lớn, chẳng hạn như đám cưới, đám tang thì mới kết hợp tổ chức lễ phổ độ tăng ni. Đáng tiếc, trước khi Pháp sư Trí Nghiễm viên tịch, Ngài đợi mãi nhưng chẳng có cơ hội này. Chưa hoàn thành tâm nguyện thế phát xuất gia cho Pháp Tạng là điều đáng tiếc nhất trong đời của Ngài.

Việc xuất gia thọ giới của nhà Phật có một quy tắc rất nghiêm khắctăng ni nào cũng phải tuân thủ. Một Phật tử muốn cầu giải thoát nên phát tâm xuất gia tu hành, thì việc trước tiênthế phátlãnh thọ 10 giới, rồi sau mới chính thức thọ Cụ túc giới. Từ năm 16, 17 tuổi, Pháp Tạng đã rời bỏ gia đình, tìm thầy học đạo, đến năm 26 tuổi, tức là vào niên hiệu Tổng Chương năm đầu, đời Đường Cao Tông (668), Ngài đã thông thuộc rất nhiều kinh điển nhưng vẫn chưa xuất gia. Trước đó, Ngài đã đến trụ xứ của Tôn giả Thích Ca Di Đa La cầu thọ Bồ-tát giới. Từ đó chúng ta có thể thấy chí nguyện cần cầu giới pháp của Ngài cũng rất bức thiết.

Đêm nọ, Pháp sư Trí Nghiễm nằm mộng thấy đài Bát Nhã nghiêng đổ. Đó là điềm báo trước nhân duyên đời này của mình sắp hết ! Lúc ấy, Ngài gọi hết đệ tử mình vào thất và dặn dò : "Ta sắp đi đây !" Rồi Ngài nhìn Pháp Tạng từ đầu đến chân, đôi mắt ấy cuối cùng dừng lại lặng nhìn bộ đồ cư sĩPháp Tạng đang mặc. Ngài thấy không an tâm, liền gọi Đạo Thành, Bạc Trần đến bên mình rồi dặn đi dặn lại hai người hãy quan tâm giúp đỡ Pháp Tạng. Ngài còn dặn dò Pháp Tạng hãy để tâm trong Kinh Hoa Nghiêm, dù không có thầy dạy dỗ nhưng có thể tự ngộ tự thông, về sau nhất định phải hoằng dương giáo pháp này. Thế rồi Trí Nghiễm không ngần ngại, quyết định truyền y bát cho vị đệ tử tại gia này.

Đêm 29 tháng 10 niên hiệu Tổng Chương năm đầu (668), Pháp sư Trí Nghiễm quy tịch. Tương truyền đêm ấy có tiếng nhạc từ hướng Tây vọng lại, và sau đó lại xa dần về hướng Tây. Pháp sư Trí Nghiễm đã ra đi trong tiếng nhạc của đêm ấy.

Người đi thì đã đi rồi, nhưng hồn thiêng của họ vẫn còn vọng mãi. Trong số đệ tử của Pháp sư Trí Nghiễm, chỉ có Đạo Thành, Bạc Trần là tuổi tác cao, đương thời hai người được tôn xưng là Đại đức. Pháp TạngNghĩa Tương tuổi tác ngang nhau, dường như họ cùng vào đây tham học một lần, nhưng Nghĩa Tương là người Tân La, Triều Tiên. Sau khi về nước, Ngài được tăng chúng nước này suy tôn là Sơ tổ tông Hoa Nghiêm. Nghĩa Tương vẫn thường xuyên liên lạc với Pháp Tạng, việc này sẽ đề cập trong phần sau.

Một vị Tông sư nổi tiếng của một thời, nhưng lại truyền y bát cho một đệ tử tại gia, nếu đứng về tông Hoa Nghiêm mà nói, thì đây quả là điều bất lợi, bởi vì "danh bất chánh thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận thì sự bất thành". Đương nhiên, đây chỉ là do hoàn cảnh lúc đó bắt buộc, chứ một người chưa xuất gia, thọ giới, chưa có một ảnh hưởng nào đối với người khác thì trong quá trình tham học, giảng thuyết sẽ không tránh khỏi người khác xầm xì, coi thường. Nhưng sự việc không như vậy. Sau khi thầy tịch, Đạo Thành, Bạc Trần tự động đứng ra gánh vác trách nhiệm tông môn, hai người phục vụ đại chúng quên mình, không hề quên lời thầy dặn, lúc nào cũng nghĩ đến việc xuất gia của Pháp Tạng.

Đời Đường Cao Tông niên hiệu Hàm Hanh năm đầu (670), Vinh Quốc Phu nhân Dương thị mất. Võ Tắc Thiên nhân cơ hội này xuống chiếu độ tăng ni, đặc biệt hơn nữa, bà cúng dường ngôi nhà mình đang ở, đổi thành chùa và lấy tên là chùa Thái Nguyên. Theo thông lệ hồi đó, hễ trong Hoàng tộc có người mất, vua đều hạ chiếu cho xây chùa viện nhằm tạo phước cho người mất. Ngày 24 tháng 12 năm Trinh Quán thứ 22 (648), chùa Đại Từ Ân được dựng xong. Ngôi chùa này do Thái tử Lý Trị dựng nên nhằm báo đáp công ơn sanh dưỡng của mẹ mình là Trường Tôn Hoàng hậu. Dựng chùa xong, Thái tử thỉnh Đại sư Huyền Trang trụ trì và chùa này đã trở thành đạo tràng dịch kinh của Đại sư.

Đương thời Phật giáo đa phần bị hạn cuộc trong tầng lớp tri thức, mang đậm bản sắc văn hóa quý tộc. Đặc biệt, học phái Duy Thức mà thầy trò ngài Huyền Trang xiển dương, phần đông dân chúng không hiểu và không tiếp nhận được. Nhưng lúc này cũng chính là thời kỳ Phật giáo bắt đầu đi sâu vào tầng lớp dân thường. Vì muốn dùng Phật pháp giáo hóa muôn dân, nên Võ Tắc Thiên đã dùng tiền bạc của mình sai thợ đúc một tượng Phật rất lớn trong chùa Phụng Tiên ở Long Môn Thạch Quật. Lần này, bà lấy chùa Thái Nguyên làm trung tâm, xiển dương rộng rãi giáo lý nhà Phật.

Nghe nói Võ Tắc Thiên đổi nhà thành chùa, muốn độ tăng ni, Đạo Thành, Bạc Trần liền liên lạc với một số Danh tăng đại đức, tiến cử Pháp Tạng và xin độ Pháp Tạng làm tăng. Vốn là người tài cao học rộng, tinh thông kinh điển, lại được các vị Danh tăng đại đức giới thiệu, nên sau đó không lâu, Pháp Tạng được triều đình hạ chiếu chỉ cho thế phát và thọ Sa-di tại chùa Thái Nguyên, đồng thời mời Ngài trụ trì chùa này.

Niên hiệu Thượng Nguyên năm đầu, đời Đường Cao Tông (674), vua ban Thánh chỉ thỉnh 10 Cao tăng đại đức truyền trao Cụ túc giới cho Pháp Tạng, và vua hạ chiếu thỉnh Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm tại chùa Thái Nguyên. Lúc này Võ Tắc Thiên đã nắm triều chính, bà ra lệnh cho quần thần xưng mình là Thiên Hậu, xưng Cao Tông là Thiên Hoàng. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông kính phụng Phật pháp, thực thi chính sách trị quốc an dân. Sư được Võ Tắc Thiên hết lòng tôn kính. Tiếng tămđịa vị của Quốc sư Hiền Thủ vang vọng khắp triều cương.

Lúc Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm tại chùa Thái Nguyên, thính chúng đua nhau đến nghe, thanh danh của Ngài càng chấn động gần xa, các chùa khác tranh nhau đến thỉnh Ngài về chùa mình hoằng pháp. Năm sau, Ngài giảng Kinh Hoa Nghiêm tại chùa Huyền Hoa, kẻ tăng người tục đông không kể xiết. Lần giảng thuyết này lại là một nhân duyên giúp Ngài rất nhiều trên con đường thuyết giảng. Từ nhiều năm trước, Ngài vốn đã thuộc làu kinh điển, thêm vào đó, mỗi lần giảng thuyết Ngài lại càng thâm nhập huyền nghĩa, nên đối với Ngài mà nói, giảng kinh đã trở thành sở trường. Nhưng cứ mỗi lần giảng thuyết, Ngài đều phát hiện và cảm nhận sự nhiệm mầu sâu xa của kinh điển, càng làm cho Ngài nhạy bén trong việc đưa ra những minh chứng xác thực, lý giải sự tương quan giữa kinh điển với cuộc sống thực tại.

Niên hiệu Vĩnh Long năm đầu, đời Đường Cao Tông (680), Sa-môn Địa Bà Ha La (Hán dịch : Vân Nhật Chiếu) người Ấn Độ đến Trường An tham học. Nghe được tin này, Pháp Tạng vô cùng vui mừng liền đến thăm hỏi. Ngài đến thăm và hỏi Vân Nhật Chiếu :

( Đối với giáo pháp cả một đời của Phật-đà, Sa-môn ở Ấn Độ phán thích như thế nào ?

Vân Nhật Chiếu đáp :

( Tại chùa Na Lan Đà có hai vị Đại Pháp sư, một người tên là Giới Hiền, một người tên là Trí Quang. Ngài Giới Hiền lấy những bộ kinh luận như Thâm Mật, Du-già làm nền tảng, đem "Có", "Không", "Trung" làm thành Tam thời giáo phán. Ngài Trí Quang thì dựa trên những bộ kinh luận như Bát-nhã, Trung Quán... , lấy "Tâm cảnh đều có", "Cảnh không tâm có", "Tâm cảnh đều không" làm thành Tam thời giáo phán.

Những lời của Sa-môn Vân Nhật Chiếu đã gợi mở cho Ngài một cách nhìn mới. Ngài đem những luận thuyết này so sánh với những gì mình đã và đang hiểu, bỗng nhiên Ngài trực nhận ra một cái gì đó sâu sắc đến lạ kỳ. Khổng Tử từng nói : "Biết thì cho là biết, không biết thì bảo là không biết, đó mới đích thực là biết". Pháp TạngTông sư của một tông phái, lại là một Quốc sư. Có thể nói, Ngài là một người viên mãn cả công lẫn đức. Thế nhưng không vì thế mà Ngài không chịu học hỏi, nghiên cứu, thảo luận. Đối với tông Hoa Nghiêm, Ngài đã cống hiến hầu như cả cuộc đời mình trong việc hoằng hóa.

Đương thời, những tông phái như Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Tịnh Độ Tông v.v... đều đã lập thuyết, hoằng hóa rộng khắp. Lúc này, Hoa Nghiêm chỉ là một tông phái mới manh nha. Điều mà Ngài ngày đêm canh cánh trong lòng là làm thế nào hoàn thành tâm nguyện "tiếp nối dòng pháp Tông môn" mà Pháp sư Trí Nghiễm đã ân cần phó thác cho Ngài trước khi viên tịch.

Từ Sơ tổHòa thượng Đỗ Thuận đến nay, tông Hoa Nghiêm đã truyền thừa qua ba đời, nhưng Tắc Thiên Hoàng hậu đem danh hiệu Bồ-tát Hiền Thủ, Quốc sư Hiền Thủ phong tặng cho Ngài, đây là một vinh hạnh lớn lao, niềm tự hào của dòng phái Hoa Nghiêm. Thế nhưng, càng ngày càng có nhiều người đã bắt đầu gọi tông Hoa Nghiêm là tông Hiền Thủ. Bởi vậy, trọng trách nặng nề đang đè nặng trên vai Ngài bây giờ là phải làm cách nào kế thừa, phát huy tư tưởng quan điểm của hai vị Thầy tổ mình, đồng thời cũng phải mở ra một con đường mới để giáo quán, tư tưởng, giáo lý của tông Hoa Nghiêm được hoàn thiện và hình thành một luận lý hoàn chỉnh.

Tông Hoa Nghiêm lấy Kinh Hoa Nghiêm làm kinh điển chính rồi xiển dương diệu nghĩa của kinh này, vì thế tông phái này có tên là tông Hoa Nghiêm.

Trước mắt Pháp Tạng, dường như lúc nào cũng thấy có hình ảnh khả kính của thầy mình luôn ân cần, động viên, thôi thúc mình. Thầy của Ngài từng nói : Sơ tổ Đỗ Thuận người Tây bắc Lâm Đồng thuộc Thiểm Tây. Tổ đã dựa vào Kinh Hoa Nghiêm, xiển dương giáo nghĩatư tưởng Pháp giới viên dung trong ấy. Tổ là người đầu tiên xiển dương và đề xướng kinh này tại Trung Quốc.

Đại sư Trí Nghiễm người Tây nam Thiên Thủy, Cam Túc, được tôn xưng là Tổ thứ 2 của tông Hoa Nghiêm. Từ nhỏ Ngài đã theo Hòa thượng Đỗ Thuận tu học. Sau đó Ngài đã nhận được quyển thứ nhất trong bộ Kinh Hoa Nghiêm từ Tàng Kinh Các của Pháp sư Trí Chánh. Ngài là người thông tuệ phi phàm, mỗi lần đọc kinh này đều nhận ra tư tưởng và áo nghĩa mới của nó. Tư tưởng duyên khởi trùng trùng vô tận là nền tảng luận lý chủ yếu của tông chỉ Hoa Nghiêm, và đây chính là sự cống hiến vô cùng to lớn của Ngài với tông phái này. Pháp Tạng nghĩ đến quan điểm "tương tức tương dung" mà mình đã tư duy trong ngần ấy năm, cuối cùng nó cũng dần dần hoàn thiện từ sau khi Ngài giao lưu thảo luận với các bậc Cao tăng của Ấn Độ, Tây Vực.

Cống hiến lớn nhất của Ngài chính là ở chỗ phán giáo và lập học thuyết của mình về tông Hoa Nghiêm. Ngài đã đem các tông phái Phật giáo đương thời của Trung Quốc chia thành 5 giáo là Tiểu thừa giáo, Đại thừa Thỉ giáo, Đại thừa Chung giáo, Đại thừa Đốn giáoNhất thừa Viên giáo. Pháp Tạng cho rằng, tông Hoa Nghiêm nằm ở vị trí cao nhất trong 5 giáo ấy, nó thuộc Nhất thừa Viên giáo, còn các tông khác hình như có phần quá thiên lệch về tông phái của mình, thiếu đi tư tưởng dung hòa. Bởi tất cả sự vật trong thế gian đều có đặc tính và phần giới hạn của riêng nó. Nhưng mọi sự khác biệt đó đều do nhân duyên sanh khởi, mà bản chất thật của duyên khởi chính là Pháp giới duyên khởi hay Chân như duyên khởi. Vì vậy, Pháp giới ở đây là Pháp giới của Chân như Thật tánhDuyên khởi cũng là Duyên khởi của Chân như Thật tánh. Mọi sự vật tồn tại trong thế gian đều do Chân như hay Như Lai tạng sản sinh ra. Núi sông đại địa v.v... đều là Pháp giớiDuyên khởi của Chân như. Chỉ cần tỏ ngộ cái "Nhất thừa Viên giáo" này thì thế nào cũng sẽ "Ngay đây thành Phật".

Tư tưởnghọc thuyết phán giáo của Pháp Tạng đã làm cho hệ thống tư tưởng của tông Hoa Nghiêm càng rõ ràng, xác thực và hoàn bị. Chính vì lẽ này mà người ta đều cho rằng Pháp Tạng mới là người đích thực sáng lập ra tông Hoa Nghiêm. Đương nhiên, ở đây càng có một ngoại lệ, đó là Tuệ Uyển - đệ tử của Ngài cho rằng "Ngũ giáo" ấy chẳng qua cũng chỉ là "Tứ giáo" của Thiên Thai rồi thêm vào Đốn giáo, chứ kỳ thật ý nghĩa của nó cũng đâu có lớn lao gì. Do nhận địnhphán quyết như vậy nên Tuệ Uyển đã bị đẩy ra khỏi môn đệ của tông Hoa Nghiêm. Sự thậtPháp Tạng đã dung hòa học thuyết của các tông khác hình thành hệ thống tư tưởng của một tông. Công laotác dụng này đã trở thành "định luận", đâu cần nghi ngờ người khác phê bình, sửa sai !

Tông Hoa Nghiêm nhờ Quốc sư Hiền Thủnổi tiếng thiên hạ. Nó đã trở thành một tông phái lớn, một chỗ dựa vững chắc cho các tông phái khác. Tương truyền, khi giảng kinh này, Pháp Tạng thường dẫn dụ những sự vật hiện tượng thần diệu khó lường, điều này đã làm cho tông phái này trở thành một tông không thể nghĩ bàn, nhưng thu hút con người đến kỳ lạ. Phải biết, hồi ấy phần đông người ta không mấy thích thú những luận lý tông giáo và những vấn đề triết học quá cao sâu, điều họ muốn là phải thực tế, là cái gì đó thấy được, nắm bắt được. Thế nhưng, chẳng hiểu Pháp Tạng đã dẫn dụ thế nào mà cả chúng hội đều rủ sạch tâm nghi, chí thành tin phụng Thánh giáo của tông Hoa Nghiêm.

Tương truyền, tháng 08 năm Vĩnh Long năm đầu (680), Pháp Tạng đã mở Vô Già Hội nhằm bố thí, siêu độ vong linh. Nguyên nhân của việc này là vào khoảng tháng 05 năm trước, Hà Dung Sư ở huyện Vạn Niên, Ung Châu đã giết không biết bao con gà để ăn thịt, nên bị bạo bịnh rồi chết. Sau đó, Dung Sư và 700 con quỷ khác bị đọa trong địa ngục, chịu khổ vô cùng. Với một sở học thông nghĩa, kiến giải siêu quần, nhưng Pháp Tạng vẫn còn là một cư sĩ trẻ tuổi, tài năng thiên phú trong côn miệng thóa mạ Phật, Pháp, Tăng. Không ngờ hôm sau, mặt mày người ấy biến dạng chẳng khác mặt quỷ, toàn thân ung nhọt, đau đớn vô cùng. Nghĩ lại tội lỗi của mình, người đó đến Pháp Tạng cầu xin sám hối. Pháp Tạng dạy : "Đó là báo ứng. Từ nay ông hãy chí tâm kính phụng Tam Bảo, thành tâm đọc tụng Kinh Hoa Nghiêm này đủ trăm biến, mới mong khỏi tội".

Người đó lạy tạ Ngài, cảm động rơi nước mắt và lớn tiếng đọc tụng Kinh Hoa Nghiêm. Nào ngờ, chỉ mới đọc được nửa bộ thì nghiệp báo tiêu trừ, thân thể lành lặn như xưa. Về sau hễ gặp người nào, người đó đều nói, ấy là nhờ ân đức của Pháp Tạng, nhờ năng lực không thể nghĩ bàn của Kinh Hoa Nghiêm.

Kể lại hai chuyện ấy, là tôi muốn khẳng định Pháp Tạng không phải là con người thường, Ngài có một năng lực rất kỳ lạ, đã làm cho không biết bao người đều kính tín kinh này mỗi khi Ngài giảng thuyết.

Pháp Tạng là bậc Tông sư của một thời rất được triều đình kính trọng. Đối với việc an định trăm họ, Ngài đã đóng góp một phần không nhỏ. Giảng kinh thuyết pháp, hoằng dương tông phái, khiến muôn dân kính tín Tam Bảo, chăm làm việc thiện, tự thân họ là một phần tử lương thiện của xã hội, đó là một cống hiến vô cùng to lớn của Ngài cho triều đình.

Tháng 05 niên hiệu Vạn Tuế Thông Thiên năm đầu, đời Võ Chân (696), thủ lĩnh của bộ tộc Khiết Đan là Lý Tận Trung đã khởi binh chống lại nhà Đường, gây ra đại loạn. Trong vòng 7, 8 tháng, giặc loạn liên tiếp vây hãm mấy thành, đánh thẳng vào Trung nam bộ của Hà Bắc, 18 vạn quân của triều đình đã cởi giáp chạy trốn. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng này, Võ Tắc Thiên đã không ngần ngại điều động 20 vạn quân ở kinh kỳ đi thảo phạt, đồng thời hạ chiếu thỉnh Ngài dựng đạo tràng, tác pháp để hỗ trợ cho ba quân. Pháp Tạng vâng chiếu, dựng đạo tràng, bên trong an trí một tượng Quán Âm 11 mặt và Ngài âm thầm cầu nguyện. Tương truyền, mấy ngày sau đó, ba quân đều nghe tiếng trống trận giục liên hồi, lại có vô số thần binh không biết từ đâu xuất hiện, chỉ trong nháy mắt, giặc loạn khiếp vía, cởi giáp xin hàng, thế là ba quân bình định được giặc loạn. Võ Tắc Thiên vô cùng vui mừng, hết lời ngợi khen uy lực thần binh và ân đức của Pháp Tạng, năm đó Võ Tắc Thiên đã đổi niên hiệu là Thần Công năm đầu.

Đương nhiên, nếu cho rằng một mình Pháp Tạng khống chế được cả mấy mươi vạn đại quân, e rằng hơi quá đáng. Nhưng khách quan mà nói, trong sự nghịệp an định lòng người, cổ vũ muôn dân, Ngài đã có một ảnh hưởng vô cùng to lớn và nhất định trong lòng mọi người.

5. Dịch lại Hoa Nghiêm

Đời Võ Chu năm Thánh Lịch thứ 2 (699), ở tuổi cận kề 60, Pháp Tạng mới bắt đầu tham dự dịch lại bộ Hoa Nghiêm.

Kinh Hoa Nghiêm gọi đủ là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (hay còn gọi là Tạp Hoa Kinh). Đây là một trong những bộ kinh Đại thừa của Phật giáo Ấn Độ. Trong khoảng thế kỷ II đến thế kỷ IV, ở Nam Ấn, Tây Ấn và Trung Ấn bộ kinh này được lưu hành trước. Tại Trung Quốc, trong thời Đông Hán, Đâu Sa Kinh đã được dịch (Đâu Sa là Kinh Biệt Sanh của Hoa Nghiêm, nội dung giống phẩm Như Lai Danh Hiệu và phẩm Quang Minh Giác). Đến đời Đường đã có hơn 35 bộ được dịch có liên quan đến những phẩm trong kinh này. Trong số đó, những bản dịch đời Hán tương đối sớm và hoàn chỉnh, nhưng phải kể đến bản dịch trong đời Đông Tấn, bản này được chia thành 60 quyển, 34 phẩm. Nhưng đáng tiếc, bản Tấn dịch câu cú quá rườm rà, có rất nhiều chỗ không đúng nguyên bản, riêng trong phẩm Nhập Pháp Giới bỏ mất hai đoạn. Hơn 300 năm lại đây, bản Tấn dịch không ai đối chiếu chỉnh sửa, Pháp Tạng rất lo, có lúc Ngài ngồi trầm ngâm dõi mắt về trời Tây hy vọng một ngày nào đó mình sẽ có nguyên bản để đối chiếu.

Năm 680, Hòa thượng Vân Nhật Chiếu từ Trung Ấn sang Trung Quốc, đồng thời Ngài đã đem cả bản tiếng Phạn Kinh Hoa Nghiêm sang. Được biết bản tiếng Phạn do Hòa thượng mang qua trong đó có phẩm Nhập Pháp Giới, Pháp Tạng liền cùng Hòa thượng bắt tay vào việc phiên dịch, đối chiếu, chỉnh sửa toàn bộ bộ kinh này. Tương truyền, lúc hai Ngài dịch, xung quanh phát ra âm thanh rất lạ cơ hồ như tiếng sét. Phẩm Nhập Pháp Giới cuối cùng được dịch sang Hán văn một cách hoàn chỉnh, văn từ gãy gọn, nghĩa lý chu toàn.

Niên hiệu Thiên Thọ năm đầu (690) là một năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong nền lịch sử Trung Quốc. Năm đó Võ Tắc Thiên cuối cùng cũng phế bỏ được triều nhà Đường, đổi quốc hiệu là Chu, bà tự xưng là Thánh Thần Hoàng Đế, đổi Lạc Dương thành Thần Quận, đồng thời cho lưu hành bộ Đại Vân Kinh. Khắp nơi trong nước, quận huyện nào cũng dựng chùa Đại Vân. Việc này không phải không có nguyên do. Đại Vân Kinh do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Hậu Lương, trong ấy có đoạn “giáo hóa chúng sanh nên Bồ-tát hiện làm thân nữ ”. Thế là người ta thần tượng, đề cao Võ Tắc Thiên, cho rằng Võ Tắc Thiên là Phật Di-lặc giáng thế, thay nhà Đường làm Thiên tử. Sau khi lập ra triều Chu, Tắc Thiên đã thi hành chính sách phụng Phật, thờ Phật, lại sai sứ đến vùng Hòa Điền ngày nay thỉnh Sa-môn Thật Xoa Nan Đà (Hán dịch là Vân Hỷ Học) vào nước giảng kinh, và hạ chiếu thỉnh Pháp Tạng đến chùa Đại Biến Không ở Lạc Dương cùng tham gia công việc phiên dịch.

Niên hiệu Chinh Thánh năm đầu (695), từ Trường An, Pháp Tạng cất bước đến Lạc Dương. Từ Trường An đến Lạc Dương, lộ trình chừng 850 dặm. Lúc này đang vào cuối đông, gió tuyết đầy trời, cái lạnh như đâm da cắt thịt. Hai bên Đồng Quan và Hàm Cốc dốc núi dựng đứng, vách đá cheo leo dài đến mấy mươi dặm. Phải mất hai, ba tháng sau, Pháp Tạng mới đến được Lạc Dương. Bất chấp mọi gian nan vừa trải, chẳng kể thân tâm bị nhọc nhằn, Ngài bắt tay ngay vào công việc. Điều càng làm Ngài phấn chấn hơn, hoan hỷ hơn chính là được dịch Kinh Hoa Nghiêm. Lúc này những Danh tăng, Đại sư như Nghĩa Tịnh, Hoằng Cảnh, Viên Trắc, Thần Anh, Pháp Bảo đã có mặt đầy đủ trong Dịch trường. Thật là nhân tài chẳng thiếu, sinh khí có thừa. Pháp Tạng phụng chỉ làm Bút thọ.

Một hôm, Võ Tắc Thiên xa giá đến chùa Đại Biến Không thăm hỏi các Đại sư, thiết trai cúng dường nhằm tỏ lòng tôn kính của mình. Việc Võ Tắc Thiên đích thân tới thăm hỏi, đủ thấy Hoàng thất rất quan tâm, ủng hộ Phật giáo, nhất là công việc phiên dịch. Đó cũng là nguồn động viên, khích lệ cho những ai đóng góp tài năng trí tuệ của mình trong công việc. Sau đó Dịch trường này đã được đổi thành chùa Phật Thọ Ký. Trong lần phiên dịch, chú giải ấy, Pháp Tạng đã lấy hai đoạn mà Đại sư Vân Nhật Chiếu đem sang bổ dịch vào Tân bản. Lần phiên dịch này kéo dài hơn 4 năm, đến năm Thánh Lịch thứ 2 (699) bộ kinh mới hoàn thành, bản dịch có cả thảy 80 quyển.

bổ khuyết những phẩm như : Như Lai Hiện Tướng, Phổ Hiền Tam Muội, Hoa Nghiêm Thế Giới, nhưng bộ Hoa Nghiêm tân dịch vẫn còn thiếu. Để hoàn chỉnh bộ kinh, Pháp Tạng đã tìm tòi, đối chiếu không hề mỏi mệt. Ngài đem hai bản dịch đời Tấn và đời Đường đối chiếu Phạn bản, đem bản dịch của Hòa thượng Vân Nhật Chiếu bổ khuyết những điểm thiếu sót trong bản dịch của ngài Đàm Vô Sấm khiến cho bộ kinh Hoa Nghiêm văn nghĩa nhất quán, lưu truyền đến nay. Người đời sau tán dương công lao Ngài rằng : “Bổ khuyết tận tường, hoàn chỉnh Hoa Nghiêm, khơi dòng nhỏ trở thành mạch lớn, làm trăng khuyết trở nên tròn đầy, một vầng tròn sáng, soi tỏ muôn nơi”.

Năm Thánh Lịch thứ 2 (699), toàn thể Pháp sư, Đại đức chùa Phật Thọ Ký thỉnh Pháp Tạng giảng giải Kinh Hoa Nghiêm mới được dịch đó ngay tại chùa này. Sau khi nghe tin, Võ Tắc Thiên hết lòng ủng hộ. Bà hạ chiếu chọn ngày 05 tháng 10 làm ngày khai hội. Tư tưởng thông thoáng, thể nhập lý kinh, nên Pháp Tạng đã khai mở hầu như toàn bộ diệu lý thâm sâu ẩn tàng trong đó. Đến ngày 12 tháng 12, Ngài đã giảng ròng rã hơn 2 tháng. Giảng đến phẩm Hoa Tạng Thế Giới, giảng đườngtự viện đột nhiên rung chuyển, đó là điều xưa nay chưa hề xảy ra. Cả chúng hội đều kinh ngạc. Tương truyền lúc Phật nói pháp thường cảm điềm lành “sáu cách chấn động”, và đây là một trong sáu cách ấy. Võ Tắc Thiên nghe tin, vô cùng vui mừng, bà cho rằng đó là minh chứng trời giúp nhà Chu.

Pháp Tạng là người rất tận tâm trong việc thuyết giảng và là một người quan trọng trong đạo tràng dịch kinh. Những pháp hội lớn thời ấy Ngài đều được mời đến diễn giảng. Sau khi dịch xong Kinh Hoa Nghiêm, Ngài đã tham dự phiên dịch hơn 20 bộ kinh khác tại Trường AnLạc Dương. Võ Chu niên hiệu Cửu Thị năm đầu (700), Võ Tắc Thiên hạ chiếu bảo Pháp Tạng đem kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già mà Ngài vừa dịch xong vào cung. Pháp TạngThật Xoa Nan Đà chỉnh lý lại, phân thành 7 quyển, đồng thời Ngài đem số kinh luận do Hòa thượng Vân Nhật Chiếu dịch được gom thành 24 quyển rồi đưa vào cung. Võ Tắc Thiên viết bài tựa, hết lời khen ngợi tài năngtrí tuệ của Ngài. Năm Trường An thứ 2, Pháp Tạng về lại Tây An, cùng Đàm Vô Sấm dịch bộ Kinh Văn Thù Thọ Ký tại chùa Thanh Thiền.

Như đoạn trước đã nói, lúc dịch lại Kinh Hoa Nghiêm, Pháp TạngNghĩa Tịnh đều tham gia. Có thể nói Hoa Nghiêm tân dịch là kết tinh tài năng, trí tuệ của hai Ngài cùng những Đại sư khác. Đầu niên hiệu Cửu Thị, Nghĩa Tịnh tổ chức đạo tràng phiên dịch, một lần nữa Pháp Tạng phụng chiếu làm Bút thọ. Năm Trường An thứ 3 (703) Ngài tham gia dịch bộ Kim Quang Minh Tối Thắng và 31 bộ kinh khác.

 

6. Vào cung giảng kinh

Sự nghiệp giảng kinh của Ngài thành tựu đáng kể, đặc biệt là những hiện tượng rất lạ làm người ta khó lòng quên được. Từ đó làm cho Võ Tắc Thiên nảy ra ý thích nghe Ngài thuyết giảng.

Nhà thơ Lý Bạch gọi Võ Tắc Thiên là một trong bảy Thánh nhân, Lý Chí đánh giá Tắc Thiên “hơn Cao Tông mười lần, hơn Trung Tông vạn lần”. Ngoài việc quốc gia đại sự, bà còn là một người làu thông kinh sử, rất giỏi văn chương. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Tắc Thiên ban ra lệnh chế “Phật giáo đứng trước Đạo giáo”, để tâm đến những Phật sự khác. Những lúc rảnh rỗi, bà thường đọc kinh sách nhằm tu dưỡng tâm tánh, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quý báu áp dụng vào công việc trị quốc an dân. Trước đây, quốc sự rối bời, bà hầu như khôngthời giờ để xem kinh luận, còn như hiện nay bốn biển an vui, thêm vào đó tuổi cũng về già, thế là Tắc Thiên quyết định thỉnh Pháp Tạng vào Trường Sanh điện giảng giáo nghĩa Lục TướngThập Huyền Môn trong Kinh Hoa Nghiêm.

Lục TướngThập Huyền Môn là luận lý căn bản để khai mở lý Duyên khởi vô ngại của tông Hoa Nghiêm, khái quát tính toàn thể, bộ phận, đồng nhất, sai biệt, sanh thành, hủy hoại của mọi sự mọi vật thành Tổng tướng, Biệt tướng, Đồng tướng, Dị tướng, Thành tướng, Hoại tướng. Sáu tướng này đồng thời hình thành, viên dung vô ngại. Ngoài ra luận lý này còn khái quát trần pháp thành Thập Huyền Môn. Thập Huyền Môn sự sự vô ngại, hay hiển bày được Phật tánh, đó chính là “Một tức tất cả, tất cả tức một, trùng trùng vô tận, viên dung vô ngại”.

Sau khi nhận được Thánh chỉ, Pháp Tạng vừa mừng vừa lo. Mừng vì được giảng kinh cho Hoàng đế nghe, đó là một vinh hạnh mà không phải ai cũng có. Xét về địa vị, Tắc Thiên là Thiên tử cai trị thiên hạ, nắm quyền sinh sát trong tay, không ai có quyền uy hơn bà; xét về tuổi tác, Tắc Thiên hơn Ngài 15 tuổi, lại là người làu thông sử sách, văn chương thi phú không thứ gì bà không rành, vào cung thuyết giảng tức là giao lưu, tiếp xúc với tầng lớp trí tuệ có tầm cỡ. Lo vì chỉ trong thời gian rất ngắn làm thế nào khai mở hết giáo nghĩa và luận lý căn bản của Kinh Hoa Nghiêm, đó là điều hết sức khó khăn. Yêu cầu của Tắc Thiên đặt ra quá lớn, giáo nghĩa của Lục tướng, Thập Huyền Môn thuộc về luận lý mang tính triết học, nếu lúc giảng không đào sâu, dẫn giải thì người nghe khó lòng hiểu được. Dù Ngài đã từng giảng giải nhiều lần, nhưng thật ra mà nói, đối với giáo nghĩa của Hoa Nghiêm, giảng giải khiến người ta tin hiểu là điều không phải dễ. Lúc này, Ngài thật sự đóng vai trò là một người giảng kinh cho giới học giả nghiên cứu về Phật giáo.

Một lần, để người học nhận thức và lý giải luận lý “trùng trùng duyên khởi, viên dung vô ngại”, Ngài đã cho đặt 10 tấm gương ở 8 hướng cùng phía trên và phía dưới. Các tấm gương được quay đối diện nhau, ở giữa Ngài đặt một tượng Phật, thế là trong 10 tấm gương đều hiện lên tượng Phật, mỗi một tấm lại in hình của 9 tấm kia, hình Phật hiện trùng trùng, nhờ đó làm cho người học nhận thức ngay lý Duyên khởi này.

Năm Trường An thứ 4 (704), Pháp Tạng phụng chiếu vào Trường Sanh điện thuyết giảng. Đời Đường, chỉ cần là Tẩm cung của Thiên tử thì cho dù nó ở đâu cũng được gọi là Trường Sanh điện. Đến đời Võ Tắc Thiên về sau, Trường Sanh điện được đặt ở Lạc Dương, vì vậy Lạc Dương từ lâu đã trở thành Quốc đô.

Nghe Pháp Tạng đến, Tắc Thiên liền cho triều kiến. Lúc này bá quan văn võ đã sắp hàng dưới điện. Họ là Tể tướng Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Vi Thừa Khánh, Ngự Sử Trung Thừa Tống Cảnh, lại còn có anh em Trương Xương Tông, Trương Dị Chi. Bá quan hàng ngũ chỉnh tề, và Võ Tắc Thiên tuyên bố pháp hội giảng kinh chính thức bắt đầu.

Pháp Tạng lên tòa, đạo tràng im phăng phắc. Với phong độ của một Đại sư, Ngài đã đem hết sở học của mình khái quát toàn bộ những yếu chỉ căn bản của Hoa Nghiêm, đó là Tứ Pháp Giới, Lục TướngThập Huyền Môn. Sau đó Ngài tự đưa ra thắc mắc rồi lần lượt giải đáp, chẳng hạn : “Lúc nào cũng nghe người ta giảng Phật tánh, vậy Phật tánh là cái gì ? – Đáp : “Theo tông Hoa Nghiêm : Chỉ hỏi nguyên nhân, không hỏi kết quả, đó chính là Phật tánh; chỉ cầu kết quả, không tìm nguyên nhân, đó là Đại giải thoát; không nguyên nhân, không kết quả, đó cũng là Phật tánh; có nguyên nhân lại đi tìm nguyên nhân của cái nguyên nhân đó, có kết quả lại đi tìm kết quả của cái kết quả đó, ấy chính là Phật tánh, là Đại trí tuệ. Tông Hoa Nghiêm cho rằng : Phật tánh thường hằng, không hề biến đổi, mọi sự mọi vật đều nằm trong Phật tánh ấy, tất cả pháp môn, tất cả tông phái đều khai mở cái Phật tánh ấy. Khi đưa ra Nhất thừa Viên giáochúng ta kết quy Tiểu thừa, Đại thừa về Nhất thừa. Nhưng làm sao thấy được Phật tánh ?”

 Pháp Tạng dẫn giải bằng một câu chuyện như sau : “Xưa có một ngôi làng cách Vương Xá khoảng chừng 50 ngày đường. Quốc vương nghe nói ở đó có con suối nước rất ngọt, liền ra lệnh cho dân chúng nơi ấy hàng ngày phải cung cấp nước suối cho mình. Dân chúng trong làng nọ mỏi mệt vô cùng, khổ không kể xiết, họ bàn nhau bỏ xứ ra đi. Trưởng làng nói với họ : Các vị hãy khoan đi vội, tôi sẽ tìm đến Quốc vương thay vì tính 50 ngày đường thì tính còn 30 ngày thôi, được vậy chắc các vị bớt khổ. Trưởng làng đến tâu rõ nguyên nhân, Quốc vương đồng ý. Sau khi biết tin, cả làng đều mừng rỡ. Nhưng có một người lên tiếng : Hóa ra lộ trình 30 ngày đường có khác gì 50 ngày đường đâu ! Nhưng dân làng lại cảm thấy vui vì quyết định của Quốc vương nên ai nấy đều tình nguyện ở lại.

Người đời phần nhiều thường an phận như vậy. Họ tu hạnh lành nhắm đến quả Phật, nhưng nửa đường thường sanh tâm giải đãi, mỏi mệt, vất hết công lao bấy nay, vì vậy mà chẳng ai thành tựu viên mãn thệ nguyện của mình. Phật dùng phương tiện chia Nhất thừa thành Tam thừa. Người học Tiểu thừa cho rằng tu thiện tích đức rất dễ thực hành, nhưng sau đó nghe người ta nói không có Tam thừa mà chỉ là Nhất thừa, nên tin ngay pháp Nhất thừa. Kỳ thật, đường xa đường gần, Tam thừa Nhất thừa đều là phương tiện. Phật pháp vô biên, đốn hiện tròn đầy, gần chính là xa, xa chính là gần, Nhất thừa chính là Tam thừa, Tam thừa kết quy về Nhất thừa. Hiểu được bản chất viên dung ấy mới thấy nó thống nhiếp tất cả, mới lãnh hội được Phật tánh, không rơi vào vòng thương ghét, không toan tính mưu cầu. Phật tánh như tấm gương sáng sạch, vật thế nào thì in hình thế ấy. Nếu như bên ngoài không có vật thì trong gương làm gì có hình. Cõi Phật viên mãn, một tức tất cả, tất cả tức một, các pháp duyên nhau, viên dung vô ngại, đó là giáo nghĩa thâm sâu nhất của Nhất thừa Viên giáo. Chỉ cần hiểu được Phật tánh là đã thông suốt Nhất thừa Viên giáo; thông suốt Nhất thừa Viên giáo mới có thể hiểu được Phật tánh”.

Lúc này, Tắc Thiên và quần thần rất tâm đắc. Pháp Tạng nói tiếp : “Vậy thì, Phật tánhchúng sanh tương quan như thế nào ? Có người hỏi : Nếu nói chúng sanh đều có Phật tánh, mọi người đều có thể thành Phật, nhưng tại sao chúng sanh thì vô lượng, người thành Phật chẳng có bao nhiêu ? Nếu nói ai cũng sẽ được giải thoát, vậy số lượng chúng sanh đương nhiên giảm đi, nhưng tại sao lại không có tăng giảm ? Trong kinh ghi : Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh, chúng sanh và Phật thật ra là một, nhưng tên gọi khác nhau. Cõi chúng sanh như hư không vô biên, giả sử có một con chim bay từ Tây sang Đông, bay đến trăm ngàn năm như vậy thì nó cách xa bờ Tây hay đến gần bờ Đông ? Đương nhiên là không, vì hư không vốn vô biên, không có hạn lượng. Vậy rốt cuộc nó không bay ư ? Cũng không phải, vì thật sự nó có công bay từ Tây sang Đông. Cho nên cõi Phật không tăng, cõi chúng sanh không giảm, chỉ có trí của Phật mới biết khắp tất cả, vọng tâm, tà kiến không thể nào thấu hiểu suy lường được”.

Hôm sau, Tắc Thiên mời Ngài giảng tiếp. Lần này Pháp Tạng giảng về Thập Trùng Huyền Môn, Hải Ấn Tam-muội Môn và Phổ Nhãn Cảnh Giới Môn. Đối với lãnh vực trừu tượng này dù Ngài giảng rất chậm, nhưng nghe đi nghe lại rốt cuộc Tắc Thiên vẫn mờ mịt, chẳng thể nào lãnh hội được. Lúc ấy, góc điện có đặt một con sư tử bằng vàng, Pháp Tạng nắm ngay con vật này dẫn giải. Ngài nói : “Vàng được đôi tay khéo léo của người thợ tạc thành sư tử, từ bản chất của vàng cộng với tài năng của người thợ mà có được con sư tử vàng này. Nếu nhìn vào hình dạng thì đó chính là sư tử, như vậy sư tử hiện bên ngoài và vàng ẩn bên trong. Nếu xét trên phương diện vật chất tạo thành thì đây là khối vàng, như vậy vàng thể hiện bên ngoài còn sư tử ẩn bên trong. Mỗi một sợi lông trên thân sư tử đều có đủ bản thể của sư tử vàng, tất cả sợi lông ấy cấu tạo thành sư tử, như vậy trong một sợi lông cũng đã hàm tàng sư tử, trong mỗi sợi lông đều hàm tàng tính cùng có như vậy. Tính cùng có của sư tử lại ẩn tàng trong mỗi một sợi lông, cứ thế nó trùng trùng vô tận, giống y như lưới của trời Đế thích”.

Võ Tắc Thiên nghe đến đây tâm bừng ngộ, thấu tỏ sự lý. Bà hoan hỷ vô cùng, liền hạ chiếu ban thưởng, thỉnh Ngài ở lại thiết trai cúng dường.

Giảng kinh trong Trường Sanh điện là một minh chứng để chúng ta thấy rõ tài năngtrí tuệ của Ngài. Trong số những vị giảng kinh thời ấy, Pháp Tạng có một vị trí quan trọng nhất. Sau, Ngài gom hết những điều mình giảng trong lần đó viết thành KIM SƯ TỬ CHƯƠNG dâng cho Võ Tắc Thiên.

 

7. Rước xá-lợi Phật

Mùa Đông, năm Trường An thứ 4 (704) một trận tuyết lớn phủ xuống, cả vùng Hà Nam, Thiểm Tây chìm trong tuyết lạnh. Cây cối bị tuyết phủ đầy, vạn vật giờ đây ngập chìm trong một thế giới trắng xóa.

Sau khi rời khỏi Trường Sanh điện, Pháp Tạng tiếp tục lao vào công việc giảng thuyết của mình. Ngày nọ, Ngài đứng trước sân ngắm nhìn cảnh tuyết. Bỗng có một cành cây phủ đầy tuyết rơi ngay trước mặt Ngài. Trước đây một ngày, tuyết trên cành cây này bị ánh nắng làm tan chảy, nước theo thân cây chảy xuống, gặp phải khí lạnh về đêm, tụ thành một trụ tuyết dính liền thân cây, trông thật đẹp mắt. Pháp Tạng đăm đăm nhìn vào trụ tuyết, bất giác Ngài phát hiện trong ấy có hai bảo tháp phát ra ánh sáng 5 màu. Chúng tăng đều kéo đến xem, trầm trồ không ngớt. Có người nói : “Đây là dấu hiệu Phật pháp của pháp hội Hoa Nghiêm !” Vừa nói đến Phật ai nấy dường như có một linh cảm rất lạ kỳ. Tuệ Trí nói : “Theo sử sách nhà Ngụy ghi, tháp Phù Phong trên Kỳ Sơn ở Thiểm Tây chính là Thánh địa của Phật giáo !” Bàn tới bàn lui, không biết xầm xì thế nào, cuối cùng sự việc này lọt đến tai Võ Tắc Thiên. Bà liền hạ chiếu mời hết các vị Danh tăng Đại đức đến Trường Sanh điện để hỏi lai lịch của tháp Phù Phong.

Như trước đã nói, khi lên ngôi Hoàng đế, Võ Tắc Thiên từng lấy Phật giáo làm thế mạnh cho mình. Đối với Phật giáo, bà lợi dụng sau đó mới tín ngưỡng, thậm chí rất mê tín nữa là khác. Ngay như danh xưng Hoàng đế, bà cũng lấy từ sách Phật. Danh hiệu “Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế” theo kinh Phật, lúc Thánh Vương lên ngôi, nhận được 7 vật báu, thứ nhất là Kim Luân Bảo, hễ quay bánh xe báu này là có thể hàng phục thiên hạ. Kế đến nào là “Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế”, “Thiên Sách Kim Luân Đại Thánh Hoàng Đế” v.v… Lúc về già, bà càng mê tín hơn. Giống như bao Đế vương phong kiến trước, Tắc Thiên cũng cầu trường sanh bất lão. Thế nhưng thời tiết không đều hòa, hơn nữa tuổi cũng đã cao, gần đây bịnh tình ngày càng nặng, bà chỉ muốn nằm nghỉ, chẳng màng đến việc triều chính. Vừa nghe tin tháp Phù Phong có xá-lợi Phật, bà liền hạ chiếu cho Trung Thư Thị Lang Thôi Huyền Vĩ, Hiền Thủ Quốc Sư Pháp Tạng cùng một số người khác đến chùa Pháp Môn ở Kỳ Sơn rước xá-lợi về.

Xá-lợi ở Kỳ Sơn là đốt xương tay của Thế Tôn. Tương truyền A Dục VươngQuốc vương đời thứ 3 của Vương triều Khổng Tước bên Ấn Độ. Khi chưa quy y Phật giáo, A Dục Vương cũng là người bạo ngược vô đạo, muôn dân gọi ông là “Hắc A Dục Vương”. Sau khi quy y Phật, A Dục Vương đã dùng Phật pháp giáo hóa muôn dân, đặc phái những bậc Trưởng lão, Đại đức truyền giáo khắp xứ Ấn Độ, thậm chí đến giáo hóa những nước khác. Từ đó muôn dân gọi ông là “Bạch A Dục Vương”. Ông là một người tận tâm hộ trì Phật pháp. Võ Tắc Thiên sai người đi rước xá-lợi, bất luận là nguyên nhân gì, nhưng chúng ta có thể đoan chắc rằng, lý do quan trọng nhất là muốn tai qua nạn khỏi, cơ nghiệp vững bền, đồng thời lấy lòng muôn dân. Bất kể là lý do gì, việc rước xá-lợi Phật vẫn được xem là việc to lớn trong nền lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Mùng 04 tháng 11, Tể tướng Thôi Huyền Vĩ dẫn mấy mươi quan văn võ khác đội gió tuyết nhắm hướng Tây An cất bước. Lúc này, Pháp Tạng đang trụ trì chùa Đại Sùng Phước ở Tây An. Đang miệt mài soạn thuật kinh điển, nghe nói có Thôi Huyền Vĩ đến thăm, Pháp Tạng liền vội vã ra đón tiếp. Sau khi thăm hỏi xong, hai người cùng thảo luận chọn đường đến Kỳ Sơn đồng thời soạn thảo chương trình nghinh đón xá-lợi. Họ tra cứu lại trong sử sách, truy tìm chứng tích thực tế, cả đêm không ai chợp mắt.

Mùng 06 tháng 11, Pháp Tạng dẫn hơn 10 vị tăng khác theo đoàn người ngựa của Thôi Huyền Vĩ cùng đi Kỳ Sơn. Nhớ lại năm 16 tuổi, một mình rời khỏi Kỳ Sơn để tìm thầy cầu học, đường trước mịt mờ, chẳng biết nương thân ở đâu, thế mà vẫn liều lĩnh dấn bước, bây giờ nghĩ lại Ngài không khỏi giật mình. Giờ đây về lại nơi xưa, bản thân đã là người có chút tiếng tăm trong nhà Phật, từng được triều kiến Hoàng đế, kể ra cũng vinh hạnh cho Tổ tông. Đặc biệt lần này được Hoàng đế giao trọng trách rước xá-lợi Phật, thật là một vinh hạnh hiếm có.

Phải mất 7 ngày đêm gian nan vất vả, đoàn người ngựa mới đến được tháp Phù Phong. Biết tin đoàn người từ kinh thành đến rước xá-lợi, dân chúng mấy dặm quanh đó kéo đến xem đông như hội. Pháp Tạng quỳ trước tháp đảnh lễ cầu nguyện, sau đó Ngài nhẹ nhàng mở cửa tháp tiến vào bên trong. Trong ấy nhìn đâu cũng thấy tượng Phật. Trên tường, trên đỉnh tháp là tượng vẽ, xung quanh là tượng cốt bày la liệt. Ngài phát hiện ở tầng dưới cùng có một con đường ăn sâu vào bên trong, Pháp Tạng lặng lẽ tiến vào. Bên trong có một pho tượng Phật rất lớn, xung quanh còn không biết bao nhiêu tượng nhỏ khác. Trước tượng có một cái hộp nhỏ, Pháp Tạng thành tâm đảnh lễ và nhẹ nhàng mở hộp, đột nhiên cả tháp sáng lòa. Sau khi bưng ra khỏi tháp, Pháp Tạng nâng xá-lợi lên cho mọi người cùng xem. Mọi người chỉ thấy một vật như viên ngọc phát sáng trên tay Ngài, bất giác ai nấy đều cúi đầu đảnh lễ.

Ngày 17 tháng 11, Pháp Tạng đưa xá-lợi về Trường An. Thái thú Kỳ Châu đưa đoàn người đến mấy mươi dặm. Dọc đường, khi ngang qua các châu huyện, quan lại đều ra nghinh đón, tiếp đãi long trọng. Ngày 28, đoàn người rước xá-lợi về đến Trường An. Thái thú Trường An Cối Kê Vương dẫn hết quan lại sắp thành hai hàng cung đón. Họ đốt hương, tung hoa, trỗi nhạc rước xá-lợi vào chùa Đại Sùng Phước. Đêm đó, xá-lợi tỏa hào quang ngũ sắc sáng rực cả điện đường.

Hôm sau, toàn thể Trụ trì, Trưởng lão ở các tự viện trong Trường An đều đến chùa Đại Sùng Phước chiêm ngưỡng, lễ lạy. Pháp Tạng vốn là Trụ trì chùa này, nên Ngài đứng ra làm chủ sám khóa lễ, sau đó Ngài kể lại hành trình rước xá-lợi cho mọi người cùng nghe.

Đầu tháng 12, Pháp Tạng, Thôi Huyền Vĩ cùng đoàn người đưa xá-lợi về Hà Nam Lạc Dương. Lúc này, dù đang bịnh nặng, nhưng nghe được tin Võ Tắc Thiên liền thấy khỏe hẳn. Bà ra lệnh tập họp quần thần, bá quan văn võ cùng trăm họLạc Dương chuẩn bị nghinh đón. Cả thành Lạc Dương tưng bừng như hội. Cờ xí rợp trời, tiếng nhạc trỗi vang, cả thành như chìm trong hương khói. Đầu tháng Giêng năm sau, Thái Thường Tự Khanh phụng chiếu Hoàng đế, an trí xá-lợi ở Minh Đường. Kế đó, Võ Tắc Thiên dẫn bá quan vào lễ lạy, cầu phước.

Rước xá-lợi về Lạc Dương là công việc cuối cùngPháp Tạng làm cho triều Chu, vì tiếp theo đó Hoàng triều xảy ra chính biến trong năm Thần Long.

 

8. Đem pháp cứu đời

Đưa xá-lợi về đến Lạc Dương, Pháp Tạng mới thật sự hết lo. An trí xá-lợi xong, Ngài lại bắt tay vào công việc giảng kinh viết luận, nhưng thời thế thay đổi, một lần nữa mọi chuẩn bị của Ngài phải đành gác lại, vì cuộc thay ngôi đổi chủ trong triều đình.

Khi mới lên ngôi, Võ Tắc Thiên đổi nhà Đường thành nhà Chu, bà đã không ngần ngại dùng chính sách trấn áp, mưu sát với mục đích củng cố sự thống trị của mình. Cho dù bà đã thực thi chính sách bạo ngược, củng cố hoàn hảo phe cánh, trấn áp thẳng tay những kẻ chống đối, nhưng ở một xã hội phong kiến cha truyền con nối, đương nhiên sẽ còn rất nhiều người vẫn một lòng muốn khôi phục Đường triều. Tệ hại hơn, về già bà sủng ái hai anh em Thị thần Trương Xương Tông và Trương Dị Chi đến nỗi không thèm tiếp kiến Đại thần. Từ đó bá quan trong triều không khỏi than ngắn thở dài, căm phẫn oán thán. Lúc này, Trương Giản Chi, Thôi Huyền Vĩ, Lý Đa Tộ v.v… là những người từ lâu muốn khôi phục Đường triều, họ chuẩn bị phát động chính biến, lật đổ vương triều Võ Chu. Ngày 22 tháng 12 niên hiệu Thần Long năm đầu (705), Thôi Huyền Vĩ tìm đến Pháp Tạng báo cho Ngài biết hôm nay sẽ lập kế giết hai anh em họ Trương kia, hy vọng Ngài đồng ý trợ giúp việc khôi phục Đường triều.

Từ lâu, Pháp Tạng đã thấy bất mãn với những việc làm của anh em Trương Xương Tông. Càng căm giận hơn khi Ngài biết hai anh em họ Trương giành đất của nông dân, cấu kết với bọn yêu tăng làm những việc đồi bại. Bởi vậy, khi Huyền Vĩ cho biết phải trừ khử hai kẻ ấy, Pháp Tạng liền tán thành.

Cuộc chính biến diễn ra êm thắm và thuận lợi. Hai anh em họ Trương bị trừng trị, Võ Tắc Thiên tuyên bố nhường ngôi cho Trung Tông. Ngày 29, Trung Tông luận công ban thưởng. Pháp Tạng “trong thì có công hoằng pháp, ngoài thì có công khôi phục triều đình” nên được gia phong quan hàm Tam Phẩm. Theo pháp chế nhà Đường, Tam Phẩm có cấp bực và lương bổng ngang bằng Tể tướng. Nhưng với Pháp Tạng, danh lợi địa vị từ lâu chẳng khác mây khói. Ngài khấu tạ Hoàng đế và lựa lời từ chối. Nào ngờ Trung Tông và bá quan đều cố chấp, một lần nữa, Trung Tông hạ Thánh chỉ buộc Ngài phải nhận. Không còn cách nào khác, Ngài đành nhận với điều kiện xin triều đình chuyển bổng lộc đó cho em là Pháp Bảo để nuôi dưỡng mẹ già 80 tuổi, nhằm tỏ chút lòng hiếu kính, còn bản thân vốn là người xuất gia tu hành, không màng gì đến danh lợi. Hoàng đế phê chuẩn.

Lúc này Pháp Bảo đã là quan Phó Giám, tài năng hơn người, công trạng không nhỏ, và là người đắc lực của triều đình. Đường Trung Tông năm Thần Long thứ 2 (706), Trung Tông hạ chỉ phong Pháp Bảo làm Du Lục Tướng Quân Đô Úy, đồng thời đặc ân cho Bảo nuôi mẹ già, được miễn thi hành quan vụ.

Tháng 06, Đường Trung Tông năm Cảnh Long thứ 2 (708), trời đại hạn, nhân dân mất mùa, Trung Tông hạ chiếu thỉnh Ngài mời hơn trăm Pháp sư vào chùa Tiến Phước trong Trường An để cầu mưa. Đạo tràng tụng kinh niệm Phật suốt 7 ngày đêm, cuối cùng mưa lớn đổ xuống liên tiếp mấy ngày. Trung Tông hạ lệnh ban thưởng.

 Với Pháp Tạng mà nói, mọi Phật sự đều là trách nhiệm hoằng dương chánh pháp, phổ độ chúng sanh, còn việc ban thưởng thật ra chẳng quan trọng gì. Ngài một đời giảng kinh, dịch kinh, viết sách, lập thuyết, đối với giáo nghĩa của Hoa Nghiêm, Ngài thông suốt tận tường, bởi vậy thay vì nhận sự ban thưởng, Ngài đã xin Hoàng đế được hoằng truyền giáo nghĩa Hoa Nghiêm trong khắp nước, đồng thời xin dựng chùa viện ở Trường An, Lạc Dương, Ngô, Việt, Thanh Lương Sơn nhằm cất giữ kinh điển. Sau khi được Hoàng đế phê chuẩn, 5 nơi ấy đã có 5 ngôi già lam mang tên Hoa Nghiêm được xây dựng. Phật giáo lúc này thịnh hơn triều trước.

Đường Duệ Tông niên hiệu Cảnh Vân năm đầu (710), mùa đông mùa xuân ít mưa, lại không có tuyết, trăm họ đói rét phải bỏ xứ mà đi, đã có không biết bao người chết đói chết cóng. Duệ Tông Hoàng đế liền triệu Ngài vào cung, hỏi xem có cách gì giúp dân không. Pháp Tạng liền đến chùa Ngộ Chân ở núi Lam Điền tác pháp cầu trời. Không đầy 10 ngày sau, quả đúng như lời Ngài từng tâu với Hoàng đếỨng thời liền có kết quả”. Trời bắt đầu đổ tuyết, dày hơn một thước, Duệ Tông hoan hỷ vô cùng.

Mùng 02 tháng 11 đời Đường Huyền Tông niên hiệu Tiên Thiên năm đầu (712) là ngày sinh thứ 70 của Ngài. Mới sáng sớm, đệ tử của Ngài như : Hoằng Quán, Văn Siêu, Trí Quang, Tông Nhất, Tuệ Uyển, Tuệ Anh đã làm việc không hở tay. Họ lo tiếp đãi Danh tăng Đại sư từ khắp nơi đến chúc thọ Ngài. Cả ngày hôm đó, lễ mừng thọ chẳng khác nào đại pháp hội. Tiếng nhạc, tiếng kinh, lời cầu, câu chúc cứ thế mà thay nhau. Pháp Tạng như mất hút trong dòng người. Ngài được mời lên bảo tòa của Thượng tòa để mọi người cầu chúc. Trong dịp này, Ngài đã cho tăng chúng xem bộ PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT LUẬN NGHĨA SỚ mà mình mới viết xong. Ai nấy còn chưa hết ngạc nhiên thì sứ giả của Thái Thượng Hoàng Duệ Tông mang Thánh chỉ tới, mọi người đều quỳ xuống tiếp chỉ. Thánh chỉ ghi : “Đại sư Pháp Tạng tinh cần đạt ngộ, lo cho Vương thất, hôm nay nhân ngày sinh nhật, xin chúc Đại sư thọ như sông Hằng, đức như núi Thái, kính dâng Đại sư pháp y, vật thực và 2000 tấm lụa”. Thánh chỉ của Thái Thượng Hoàng đã làm cho cả pháp hội tưng bừng hẳn lên.

Dù là bậc Tông sư của một thời, trên được vua chúa thăm hỏi, dưới được vương công đại thần đãi ngộ, nhưng Đại sư Pháp Tạng vẫn sống bình dị vô cùng. Thức ăn đạm bạc, y phục thô sơ, sống đời tri túc, nhẫn nại tự thủ, trọn đời hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sanh, đó là đời sống đích thực của Ngài. Trước ngày mừng thọ, Ngài đã biết mình không còn sống được bao lâu nữa, bởi vậy khi chú giải đến hạnh thứ 6 trong Kinh Hoa Nghiêm, Ngài quyết định lược bỏ, thay vào đó dịch và chú thích phẩm Thập Định. Nhưng tiếc thay, Ngài mới hoàn thành được 9 định đã vội vàng lìa xa trần thế. Ngày 14 tháng 11 năm đó, Ngài đã viên tịch tại chùa Tiến Phước trong Trường An, hưởng thọ 70 tuổi. Thái Thượng Hoàng Duệ Tông, Đường Huyền Tông nghe tin bùi ngùi thương cảm. Theo pháp chế Đường triều, bá quan văntạ thế, nếu hàng Nhất phẩm được cấp 200 thứ vật phẩm, 200 thạch lúa; nếu hàng Cửu phẩm thì được cấp 10 thứ vật phẩm. Nhưng Thái Thượng Hoàng hạ chiếu chỉ gia phong Ngài tước Hồng Lô Khanh, ban tặng 1200 tấm lụa để an táng, việc an táng tiến hành theo nghi thức Đại Cao tăng, triều đình lo liệu mọi chi phí. Ngày 24 tháng 11, di thể Ngài được an táng phía Nam chùa Hoa Nghiêm ở Thần Hòa Nguyên. Theo pháp chế đương thời, quan Tam phẩm được cử hành Quốc tang. Bí Thư Thiếu Giám Diêm Triêu Ẩn soạn văn bia thuật lại dấu tích hoằng hóa một đời của Ngài. Đó chính là văn bia “Đại Đường Đại Tiến Phước Tự Cố Đại Đức Khương Tạng Pháp Sư Chi Bia” hiện nay vẫn còn. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24397)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 25902)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13729)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13148)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 21934)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19020)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 9972)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11879)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13006)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15139)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10507)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21728)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10087)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9825)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9730)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10170)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27242)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17792)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13154)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25012)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34545)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26695)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 18990)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 8980)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13038)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 8968)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9428)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9109)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11763)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18479)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8747)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10634)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10909)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 27935)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17842)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14381)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16332)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13172)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15432)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14652)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7552)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 16939)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8347)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30624)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant