Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Giới Luật - Viên Âm số 89

11 Tháng Tư 201400:00(Xem: 3987)
06. Giới Luật - Viên Âm số 89

TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hòa Thượng Thích Trí Thủ

QUYỂN II: LUẬT

GIỚI LUẬT

Viên Âm - Số 89 trang 14 năm 1950

I. ĐỊNH NGHĨA GIỚI LUẬT

GIỚI: Nguyên tiếng Phạn là thi la (sila). Tàu dịch là Giới, có nghĩa là phòng bị, răn cấm, câu thúc. Đức Phật chế giới luật để người học đạo phòng ngừa tội lỗi, răn cấm hành động trái pháp, kìm hãm dục vọng, và câu thúc đời sống tư hữu của mình, hầu mong tiến dần đến quả vị giác ngộ.

Giới có nghĩa là phòng phi chỉ ác. Giới điều là những phương tiện giúp Phật tử sống thanh tịnh cao cả, bằng cách ngăn ngừa đoạn trừ những tâm niệm xấu xa, những hành động bạo ngược. Giới cũng gọi là biệt biệt giải thoát. Vì không phạm một điều ác, tất phá tan một hình ngục; làm được một điều thiện, tất có ảnh hưởng tốt đẹp cho phong hóa. Giới cũng vậy, nếu giữ trọn một giới nào, tức là giải thoát được quả báo đọa đày bởi nghiệp lực của giới ấy mà chúng ta đã phạm, đồng thời cũng hưởng được quả báo phước nghiệp của giới ấy, do chúng ta đã thọ trì. Thí dụ: Người không ăn trộm, tức không có kết quả tù đày lao ngục, đồng thời được người đời khen ngợi tán thán v.v... Ấy gọi là giới.

LUẬT: Tiếng Phạn là ưu ba la xoa (upalaksa), Tàu dịch là Luật: kỷ luật, pháp luật, luật lệ, nghĩa là những khuôn khổ, pháp tắc, điều luật thống nhất của Phật giáo Phật tử không có quyền phủ nhận, phải triệt để tuân hành. Nên nhớ pháp luật này, không ai có quyền thêm bớt, dù các hàng đại bồ tát cũng vậy; duy chỉ có đức Phật mới có quyền sáng chế thiết lập mà thôi. Cho nên, người nào đã phạm những kỷ luật ấy, nhất là chính mình đã một phen bạch kiết ma thọ lãnh, tức là phạm luật; và người xử tội, cũng phải triệt để y cứ trên khuôn mẫu pháp luật, do đức Phật đã thân hành chế ra, mà xử đoán trọng khinh. Thí dụ: người nào đã phạm vào những luật lệ chung của nước nhà, tức là phạm tội, và người mang trách nhiệm xử đoán tội nhân, cần phải căn cứ trên quốc pháp để chuẩn định nặng nhẹ. Ấy gọi là luật.

Trong đạo Phật, nhất về luật tạng, chúng ta thấy rất phiền toáiphức tạp, bởi có vô số danh tướng và thể thức riêng biệt nhau như danh, chủng, tánh, tướng, khai giá, trì, phạm v.v... Cũng bởi vì sự sai khác ấy, Cho nên, đồng làm một việc, có người thì phạm, mà có kẻ thì gọi là trì.

Cắt nghĩa một cách tóm tắt cho dễ hiểu: Giới luật tức là những quy củ, khuôn khổ, phép tắc do đức Phật thuận theo lý tánh chân thậtkiến lập, để chế ngựđối trị nghiệp duyên của chúng sanh. Cho nên, Phật tử cần phải triệt để tuân hành, nếu lơ đểnh hay trái phạm, tức là phá hủy lời dạy vô thượng của đức Phật, và không hướng thuận về pháp tánh chơn như, nghĩa là tự dìm mình xuống đáy sâu tội lỗi.

II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH GIỚI LUẬT
Với phần định nghĩa trên, chúng ta đã khái quát tinh thần thuần túy giới luật, nhưng cách áp dụng giới luật trên đời sống thực tại bằng phương tiện nào, thì chúng ta chưa thấy, Cho nên, đoạn này cần phải chỉ thị. Chúng sanh rất có nhiều chủng loại, trình độ khả năng cũng như niên lạp rất sai khác nhau, nên đức Phật kiến lập và truyền thọ giới luật cũng có nhiều tầng bậc. Tuy nhiên, lượng có sai khác, nhưng phẩm vẫn đồng nhất. Vì đồng nhất nên không ngoài bốn câu kệ sau đây:

a. Chư ác mạc tác: tránh xa tất cả những hành động tàn ác bạo ngược.

Giới luật cũng như hàng rào ngăn ngừa những điều phi pháp và đoạn trừ những cử chỉ bất lương. Cho nên, người nào không hành động hại mình hại người, ở hiện tại và tương lai, chính là người tuân hành giới luật. Đây là đứng về phương diện chỉ trì, giới tự lợi của hàng Tiểu thừa Thanh văn.

b. Chúng thiện phụng hành: triệt để thực hành tất cả những điều thiện.

Muốn hoàn thành tinh thần giới luật, không những chỉ chuyên trọng đoạn áccần phải làm điều thiện. Tránh ác đã là một việc đáng quý nhưng làm thiện lại càng hi hữu hơn. Vì đấy là cử chỉ xả kỷ vị tha, là những bước hướng mạnh đến chân lý. Thọ trì giới luật tức là phụng sự điều thiện; một người chú trọng và tôn thờ điều thiện, tức là vâng giữ giới luật. Đây là đứng trên quan điểm tác trì của hàng Đại thừa Bồ tát.

c. Tự tịnh kỳ ý: chỉ trìtác trì thiên trọng về nơi thân nghiệp, câu này mới thật căn cứ trên tác tư của ý nghiệp.

Nếu thực hành đúng hai phương diện chỉ, tác mà ý nghiệp chưa thanh tịnh, nghĩa là còn cấu đục bởi vô minh ích kỷ, tất nhiên không phải thuần thiện. Trạng thái này có thể quan sát trên hành động của kẻ đi câu thì sẽ thấy rõ. Cho nên, đánh giá một hành vi nào, muốn khỏi sai lầm, cần phải xét đoán trên tâm niệm, nhất là kết quả của hành vi ấy, và người nào ý niệm thuần lương, tức là thanh tịnh giới thể.

d. Thị chư Phật giáo: Không làm điều ác, phụng sự điều thiện, và ý niệm thuần khiết, là lời dạy bất di bất dịch của mười phương ba đời các đức Phật. Đây là một câu kết thúc, khuyến chúng sanh phải triệt để thực hành theo tinh thầný nghĩa của ba phương tiện trên. Nói một cách khác tức là đức Phật sách tấn chúng ta phải tôn trọngtuân hành giới luật.

III. SỰ QUAN HỆ CỦA GIỚI LUẬT 
Giới luật học là môn học trong ba tạng giáo điển của đức Phật, Cho nên, giới luật là một vấn đề quan hệ, Phật tử không thể nào bỏ qua.

Kinh có câu: "Giới tức là hạnh của Phật." Cho nên, nếu người nào không giữ giới mà mong giải thoát, thời cũng đồng như người tìm sự thật trong mộng tưởng.

Sự tu hành cũng như cuộc khởi đi của kẻ lữ khách, muốn đến đích cần phải cụ bị lương thực, và tinh tấn tiến bước. Thiếu cần mẫntư lương tức không thể phát hành và đến đích. Và Tư lương của kẻ tu hành là Giới, Định, Huệ.

GIỚI: Như trên đã cắt nghĩa, giới là phòng phi chỉ ác, nghĩa là năng lực ngăn ngừa điều trái và đoạn phục các hành động bất thiện. Một người muốn thở không khí trong sạch giải thoát, cần phải thận trong và tu trì giới pháp. Giới là cơ sở duy nhất của Định và Huệ; thiếu giới, định, huệ không thành; cũng như không có đất, dinh thự và lâu đài phải sụp đổ. Định và huệ của phàm phu ngoại đạo, sở dĩ chênh lệch và sai khác với định và huệ của Phật giáo cũng do điểm này.

ĐỊNH: Trừng tịnh tâm duyên, sản phẩm trung thành của giới. Do giới chỉ trì nên thân, khẩu nghiệp không làm điều phi pháp, đồng thời ý nghiệp được thanh tịnh, không còn tâm tư xao xuyến khi nhập thiền định. Tự nhiên hành động của thân, miệng, ý xứng hợp với luật nghi, gọi là định cộng giới. Chúng ta nên nhớ, chỉ có định lực mới đủ khả năng kìm hãm vọng tâm và làm cho chơn tâm hiển hiện, nhưng lực sở dĩ thành tựu là do giới làm căn bản.

HUỆ: Năng lực minh mẫn chiếu liễu của trí. Huệ là phản ảnh của định. Có Định, Huệ mới phát sanh; ví như nước có lắng trong, mặt trăng mới tỏ hiện. Nhờ ánh sáng trí huệ soi đường, sự tu hành khỏi lạc vào ma đạo. Cũng như muốn đi trúng đích, kẻ bộ hành phải có nhãn quan tinh diệu. Nên nhớ: có trì giới, tu định, huệ mới phát sanh. Tam thừa thánh nhân do tu vô lậu thiền định mà phát sanh vô lậu trí huệ, tương ứng với vô lậu luật nghi. Giới thể phòng phi chỉ ác cùng với trí huệ cộng sanh thì gọi là đạo cộng giới.

Giới Định Huệcơ quan nguyên yếu của đạo Niết bàn An tịnh.

IV. HIỆU LỰCÍCH LỢI CỦA GIỚI LUẬT
Chúng ta đã nhận thấy phương pháp thực hành và sự quan hệ của giới luật, nhưng chưa thấy sự hiệu lựcích lợi của giới luật.

Như chiếc xe hỏa, nếu bánh xe không ăn khớp với lề đường thời không thể chạy được và xe sẽ trúc đổ. Hiệu lực của giới luật đối với sự tu hành cũng vậy. Nếu vượt ngoài quy củ giới luật tất nhiên không thể tăng tấn trên đường giải thoát, nếu không phải là tăng thượng duyên của sự đọa lạc. Trì giới đã khó khăn, tất nhiên kết quả cũng vĩ đại, nhưng không ngoài ba quan điểm sau đây:

a. Đối với quá khứ: Một nhà bác học chuyên cần nghiên cứu thí nghiệm, lẽ dĩ nhiên phát minh, sáng tạo được nhiều nguyên lý và ứng dụng tinh xảo. Sự ngờ vực ngu dốt lúc thiếu thời do đó mà tiêu tan. Cũng vậy, người tu trì giới luật nhờ năng lực trì giới, có thể chuyển nghiệp bất thiệnquá khứ, và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưởng thọ đầy đủ hiện tại.

b. Đối với hiện tại: Quả báo hiện tạiphản ảnh trung thành của nghiệp nhân quá khứ. Một khi chuyển được nghiệp quá khứ, quả báo hiện tại phải thanh tịnh an lành. Lại hiện tại đã tu trì giới luật, nghĩa là làm tất cả điều thiện, diệt trừ điều ác, thời lòng được sảng khoái vui tươi, và những nỗi niềm hồi hộp lo sợ không còn nữa. Giải thoát triền phược, diệt tận dục vọng mê mờ là phương châm cao đẹp của người trì giới. Không phạm hình luật, lương tâm không ăn năn hối hận. Đấy chính là hiệu quả của người thọ trì giới luật .

c. Đối với vị lai: Nhà nghệ sĩ chuyên môn rèn luyện nghệ thuật, người học trò siêng năng trau dồi học và hạnh, tương lai phải rực rỡ, kết quả sẽ phải tốt đẹp. Người trì giới thanh tịnh, nghĩa là chuyên trọng huân tập vô lậu chủng tử, dĩ nhiên kết quả vị lai phải trong sáng ngát hương. Đấy là định luật nhân quả, một sự thật tuyệt đối, không ai có quyền phủ nhận.

Một bằng chứng rõ ràng nữa, là nhờ có nền giới luật thiết thựcrộng rãi, Phật giáo không bị hoen ố bởi sự chi phối của thời gian, bao giờ cũng giữ màu sắc thuần túy đạo Phật. Vì sống trong quy củ giới luật, bất cứ thời đại nào, phương sở nào, dưới một hình thức nào Phật tử cũng có thể nhịp nhàng, dung hòa và chung sống với nhau như hòa hợp một bản đàn kỳ diệu. Bởi hiệu quảích lợi như trên, Cho nên, Phật tử cần phải lãnh thọtu trì giới luật.

V. CÁCH TRUYỀN THỌ GIỚI LUẬT
giới luật có quan hệ mật thiết với sự tu hành giải thoát nên đức Phật sau khi thành đạo mười hai năm, đã kiến lập và chế ra giới luật. Cho nên, Phật tử, nghĩa là người tiếp tục thi hành sứ mệnh vị tha, nhất là hạng xuất gia, cần phải truyền thọ giới luật. Nhưng tuyền thọ bằng cách nào?

Muốn truyền giới cho người khác, tất nhiên mình phải thanh tịnh đầy đủ giới đức, và ít nhất người truyền giới cần phải hơn người được truyền một bậc, kể cả giới phápđức hạnh. Thí dụ, bậc tỳ kheo mới có quyền trao năm giới hay mười giới cho một hay nhiều người khác. Nếu không thì tất nhiên sự truyền giới không hợp phápgiới thể không thành tựu. Cũng vì điều này nên hàng tại gia cư sĩ không được truyền thọ giới pháp cho ai.

Còn người thọ giới trước tiên phải tinh thành sám hối, tẩy trừ nghiệp chướng. Khi thân tâm đã rỗng không, sạch các túc chướng phiền não, mới được thọ giới. Đây cũng như muốn nhuộm áo, cần phải giặt sạch trước khi nhuộm. Cần nhất phải hợp xứ, hợp thời, và đầy đủ mọi điều kiện, giới thể mới được thành tựu. Phải trao thọ giới pháp trước ngôi Tam bảo, vì thọ giới chính là vâng theo lời dạy của ngôi Tam bảo và cũng để cầu khải hộ trì của Tam bảo.

Chúng ta lại cần phải biết rằng: thọ giới là một cử chỉ tùy nguyện, do thân tâm chân thành phát ra chớ không phải một sự miễn cưỡng ép buộc; cũng như người muốn qua sông, cần phải vin vào dây nổi, đấy là một lẽ tự nhiên, chứ không ai có quyền áp chế bắt buộc. Vậy nên sau khi thọ giới, chúng ta cần phải triệt để tuân hành, dù có phương hại đến tánh mạng cũng vậy. Vả lại, giới luật chính đức Phật y cứ nơi tự tâm thanh tịnh của chúng sanhkiến lập. Thọ giới chính là vâng theo những đức tánh thuần lương mỹ diệu của tự tâm, như thế có gì là ép buộc miễn cưỡng? Cũng như muốn bảo tồn cơ thể tất nhiên đói phải ăn, khát phải uống. Sự thọ trì giới luật cũng như thế mà thôi.

Bởi thế, muốn khỏi thối đọa duy trì tự tâm, kiến lập một cơ đồ giải thoát giác ngộ, Phật tử chúng ta cần phải triệt để tuân hành giới luật. Vô thượng thay đức Phật, người đã sáng lập giới luật; cao quý thay người đã sưu tầm, kiết tậptruyền bá giới luật. Đáng thán phục và đáng tôn trọng thay người đã phát nguyện vâng giữ giới luật.

KINH A DI ĐÀ
Phật dạy kinh A di đà:

Như thật tôi nghe 

Một thời đức Phật

Ở nước Xá vệ

Vườn Cấp cô độc

Cùng tỳ kheo tăng

Một ngàn hai trăm

Năm mươi người đủ 

Đều là những bậc

Đại A la hán

Tai mắt đại chúng

Trưởng lão Xá lợi

Đại Mục kiền liên

Ma ha Ca diếp

Đại Ca chiên diên

Đại Câu thi la

Ly bà đa

Châu lợi bàn đà

A nan, Nan đà

La hầu la

Kiều phạm ba đề

Tân đầu, La đọa

Ca lưu đà di

Đại Kiếp tân na

A nâu lâu đà

Và Bạt câu la

Như vậy đông đủ 

Các hàng đệ tử 

Bồ tát đại sĩ

Văn thù sư lợi

Vương tử Văn thù 

A dật đa

Bồ tát Hương thượng

Bồ tát Bất hưu

Bồ tát Thường cần

Cùng như vậy thảy

Các đại bồ tát

Thích đề hoàn nhân

Vô lượng chư thiên

Đại chúng đông đủ,

Bấy giờ Phật gọi,

Ngài Xá lợi phất

Mà bảo như vầy:

Từ đây đi qua,

Đến hướng Tây phương,

Cách mười vạn ức,

Quốc độ chư Phật, 

một thế giới

Hiệu là Cực lạc

Trong thế giới ấy

Có một đức Phật

Hiệu A Di Đà

Hiện đang thuyết pháp

Này Xá lợi phất!

Vì sao cõi ấy

Tên làCực lạc ?

Chúng sanh cõi ấy,

Không có các khổ, 

Hoàn toàn an vui,

Nên gọi Cực lạc

Lại Xá lợi phất!

Cõi nước Cực lạc,

Bảy lớp lan can

Bảy lớp lưới giăng,

Bảy lớp hàng cây, 

Đều dùng bốn báu

Bao quanh bốn phía

Cho nên, cõi kia

Gọi là Cực lạc.

Lại Xá lợi phất!

Quốc độ Cực lạc,

Có hồ bảy báu

Có nước tám đức,

Vừa đầy trong đó,

Dưới đáy nước hồ, 

Toàn bằng cát vàng,

Bốn phía bờ đường,

Vàng bạc lưu ly

Pha lê xa cừ,

Họp lại mà thành,

Trên có lầu gác,

Cũng dùng vàng bạc,

Lưu ly pha lê,

Xa cừ mã não

Mà trang điểm đó. 

Hoa sen trong hồ, 

Lớn như bánh xe, 

Sen xanh ánh xanh,

Sen vàng ánh vàng,

Sen đỏ ánh đỏ,

Sen trắng ánh trắng,

Hương thơm ngào ngạt

Thanh khiết nhiệm mầu.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Cực lạc

Thành tựu như thế,

Công đức trang nghiêm.

Lại Xá lợi phất!

Quốc độ Phật kia,

Thường tấu nhạc trời

Vàng ròng làm đất,

Ngày đêm sáu thời

Rưới hoa mạn đà,

Chúng sinh ở đó 

Tảng sáng mỗi ngày

Đều dùng đảy gấm 

Đựng các thứ hoa

Cúng dường chư Phật.

Ở khắp mười phương

Mười vạn cõi Phật

Trong chừng giây lát

Trở về xứ mình,

Ăn cơm, kinh hành.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Cực lạc

Thành tựu như thế, 

Công đức trang nghiêm.

Còn như vầy nữa,

Này Xá lợi phất!

Cõi kia thường có 

Các thứ chim lạ, 

Màu sắc đẹp đẽ

Bạch hạc, khổng tước,

Anh vũ, xá lợi,

Ca lăng tần già,

Và chim cộng mạng.

Các loài chim ấy

Ngày đêm sáu thời

Kêu tiếng hòa nhã,

Tuyên dương những pháp

Năm căn năm lực,

Bảy phần bồ đề,

Tám phần thánh đạo,

Các pháp ấy thảy.

Chúng sinh ở đó 

Nghe tiếng ấy rồi, 

Đều nhớ niệm Phật

Niệm pháp, niệm tăng

Này Xá lợi phất!

Chớ bảo chim ấy

Thật do tội báo,

Bởi nghiệp sanh ra.

Lý do vì sao ?

Này Xá lợi phất! 

Quốc độ Phật kia, 

Không ba đường dữ

Này Xá lợi phất!

Cõi kia ác đạo

Còn không có tên

Làm gì có thật ?

Các loài chim ấy

Do Phật Di Đà

Muốn cho tiếng pháp

Vang khắp mọi nơi,

biến hóa ra.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Phật kia,

Gió dịu phảng phất

Thổi vào hàng cây,

Và các lưới báu,

Xuất tiếng nhiệm mầu,

Ví như trăm ngàn

Các thứ âm nhạc

Đồng thời hòa tấu.

Nghe tiếng nhạc ấy,

Tự nhiên sanh lòng

Niệm Phật, niệm pháp,

Niệm thánh hiền tăng.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Phật ấy,

Thành tựu như thế,

Công đức trang nghiêm.

Này Xa lợi phất!

Ý ông nghĩ sao ?

Phật kia vì sao

Gọi A Di Đà ?

Này Xá lợi phất!

Ánh sáng Phật kia,

Vô lượng vô biên,

A tăng kỳ kiếp

Cho nên, được gọi

A Di Đà.

Này Xá lợi phất!

Phật A Di Đà

Thành Phật đến nay

Đã qua mười kiếp.

Đại Xá lợi phất!

Phật kia hiện có 

Vô lượng vô biên

Thanh văn đệ tử 

Đều A la hán

Không thể tính kể 

Mà biết số lượng

Các hàng bồ tát,

Cũng lại như vậy.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Phật kia,

Thành tựu như thế

Công đức trang nghiêm.

Này Xá lợi phất!

Quốc độ Cực lạc

Chúng sanh sinh về

Đều được bất thối,

Trong đó hạng người

Nhất sinh bổ xứ,

Số ấy thật nhiều

Không thể tính kể

Biết được số lượng, 

Chỉ có thể nói

Vô lượng vô biên

A tăng kỳ kiếp.

Này Xá lợi phất!

Chúng sinh được nghe

Thì hãy phát nguyện,

Sanh về nước kia.

Lý do vì sao ?

Sinh về đó rồi,

Thường cùng các bực

Thượng thiện trí thức

Ở chung một chỗ.

Này Xá lợi phất!

Không thể do bởi

Chút ít thiện căn

Phước đức nhơn duyên

Mà được sanh về

Quốc độ Phật kia.

Này Xá lợi phất!

Nếu có thiện nam,

Hay người tín nữ 

Nghe nói cảnh giới 

Phật A di đà,

Chấp trì danh hiệu

Hoặc chỉ một ngày

Hoặc hai ba ngày

Hay năm sáu ngày

Cho đến bảy ngày,

Nhất tâm bất loạn,

Người ấy lâm chung

Khi bỏ báo thân,

Phật A di đà 

Và các thánh chúng

Hiện ra trước mắt.

Người ấy khi chết,

Lòng không điên đảo

Liền được vãng sanh

Quốc độ Cực lạc

Phật A di đà.

Này Xá lợi phất!

Ta thấy lợi ấy, 

Nên nói lời này:

Nếu chúng sanh nào,

Nghe pháp thoại này,

Hãy nên phát nguyện

Sinh về nước kia.

Lại Xá lợi phất!

Như ta hôm nay,

Xưng dương tán thán

Lợi ích công đức

Bất khả tư nghì.

Phật A di đà,

Phương Đông cũng có 

Phật A súc bệ,

Phật Tu di tướng,

Phật đại Tu di,

Phật Tu di quang,

Và Phật Diệu âm,

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba ngàn

Đại thiên thế giới,

Nói lời chân thật:

Tất cả chúng sinh

Nên tin những lời 

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao

Bất khả tư nghì 

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn

Này Xá lợi phất!

Thế giới phương Nam,

Phật Nguyệt đăng 

Phật Danh văn quang,

Phật Đại diệm kiên,

Phật Tu di đăng

Phật lực Tinh tấn,

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba nghìn

Đại thiên thế giới,

Nói lời chân thật

Tất cả chúng sanh

Nên tin những lời

Xưng dương tán thán

Bất khả tư nghì

Công đức lớn lao

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn.

Này Xá lợi phất!

Thế giới phương Tây

Có Phật Vô lượng thọ,

Phật Vô lượng tướng,

Phật Vô lượng tràng,

Phật Đại quang,

Phật Đại minh

Phật Bửu tướng,

Phật Tịnh quang,

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình 

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba ngàn

Đại thiên thế giới

Nói lời chân thật:

Tất cả chúng sinh,

Nên tin những lời

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao

Bất khả tư nghì,

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn.

Này Xá lợi phất!

Thế giới phương Bắc

Thế giới phương Bắc

Có Phật Diệm kiên

Phật Tối thắng âm

Phật Nan trở 

Phật Nhật Minh

Phật Võng minh

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình 

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba ngàn

Đại thiên thế giới

Nói lời chân thật:

Tất cả chúng sanh

Nên tin những lời

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao 

Bất khả tư nghì,

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn

Này Xá lợi phất!

Thế giới phương dưới

Phật Sư tử 

Phật Danh văn

Phật Đạt ma

Phật Pháp tràng

Phật Trì pháp

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình 

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba ngàn

Đại thiên thế giới

Nói lời chân thật:

Tất cả chúng sanh

Nên tin những lời

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao 

Bất khả tư nghì,

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn

Này Xá lợi phất!

Thế giới phương trên

Có Phật Phạm âm

Phật Tú vương,

Phật Hương thượng,

Phật Hương quang,

Phật Đại diệm kiên,

Phật Tạp sắc,

Bảo hoa nghiêm thân,

Ta la thọ vương,

Phật Bảo hoa đức,

Kiến nhứt thiết nghĩa,

Phật Tu di sơn,

Như vậy cho đến

Vô lượng vô số

Chư Phật thế tôn

quốc độ mình

Hiện ra tướng lưỡi

Đẹp đẽ rộng dài

Trùm khắp ba ngàn

Đại thiên thế giới

Nói lời chân thật:

Tất cả chúng sanh

Nên tin những lời

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao 

Bất khả tư nghì,

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn

Này Xá lợi phất!

Ý người nghĩ sao?

Vì sao gọi là

Kinh được hết thảy

Chư Phật giữ gìn?

Này Xá lợi phất!

Nếu có thiện nam 

Hay người thiện nữ

Nghe được kinh này,

Chuyên tâm thọ trì

Và nghe danh hiệu

Chư Phật Thế tôn,

Thì người thiện nam

Hay thiện nữ ấy

Đều được tất cả

Chư Phật thế tôn

Luôn luôn hộ niệm,

Đều không thối chuyển

Vô thượng bồ đề.

Vì vậy cho nên,

Này Xá lợi phất!

Các người đều phải

Nên tin lời ta

Và lời chư Phật

Này Xá lợi phất!

Nếu có những người

Đã phát nguyện rồi

Hay đang phát nguện

Hoặc sẽ phát nguện,

Muốn sanh quốc độ

Phật A Di Đà

Tất cả người ấy

Được không thối chuyển

Vô thượng bồ đề,

Và đã sinh về

Hoặc nay đang sinh

Hoặc sau sẽ sinh

Về quốc độ kia.

Vì vậy cho nên

Này Xá lợi phất!

Các người thiện nam

Hoặc kẻ thiện nữ

Nếu có lòng tin

Hãy nên phát nguyện

Sinh quốc độ kia.

Này Xá lợi phất!

Như ta hôm nay,

Xưng dương tán thán

Công đức lớn lao

Bất khả tư nghì

Của chư Phật ấy.

Thì các Phật kia

Lại cũng xưng tán

Công đức lớn lao

Bất khả tư nghì.

Các ngài nói rằng:

Đức Phật Thích ca

Mâu ni Thế tôn

Hay làm những việc

Hi hữu khó làm.

cõi Ta bà

Trong đời dữ dội

Bởi năm thứ trược,

Kiếp trược, kiến trược

Phiền não, chúng sanh

thọ mạng trược,

Để chứng đạo quả

Vô thượng bồ đề,

Lại vì chúng sanh

Nói ra những việc

Khó tin khó làm.

Này Xá lợi phất!

Ngươi biết, ta ở 

Trong đời ác trược

Làm việc khó ấy, 

Chứng được đạo quả

Vô thượng bồ đề,

Lại vì tất cả

Chúng sinh thế gian

Nói pháp khó tin,

Thật là rất khó.

Phật dạy đến đây,

Ngài Xá lợi phất

Cùng các tỳ kheo

Tất cả thế gian

Mọi người, chư thiên,

A tu la

Nghe lời Phật dạy

Hoan hỷ tín thọ,

Lạy Phật mà lui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17658)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24492)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26007)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13772)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13178)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22054)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19073)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10004)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11911)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13043)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15190)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10538)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21823)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10126)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9848)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9750)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10193)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27410)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17843)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13196)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25152)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34657)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26760)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19069)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9005)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13087)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9007)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9452)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9136)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11796)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18523)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8781)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10666)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10958)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 28000)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17877)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14409)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16364)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13206)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15532)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14697)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7600)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17048)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8392)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30720)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant