Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vua A Dục

11 Tháng Bảy 201414:37(Xem: 6316)
Vua A Dục

VUA A-DỤC

Toàn Không

1)-Đức Phật thọ ký cho A-Dục.

Một lần đức Phật trú tại vườn Ca-lan-Đà thuộc thành Vương-Xá, một hôm trong khi Ngài đi khất thực, có hai em bé đang bốc cát chơi đùa. Khi chúng trông thấy đức Phật đi tới, một em cầm nắm cát và nghĩ thầm: “Mình đem cát này cúng dàng cho Sa-Môn”, nghĩ rồi em bé liền đem nắm cát ấy bỏ vào bình bát của đức Phật và nói:

- Con muốn được làm vua!

Rồi em bé bỏ đi, bấy giờ đức Phật mỉm cười, Tôn-giả A-nan-Đà thấy thế liền thưa:

- Bạch đức Thế-Tôn, Chư Phật chẳng phải không nhân duyên gì mà tự nhiên mỉm cười, xin đức Thế-Tôn giảng giải sự mỉm cười của Ngài vừa rồi.

Đức Phật bảo:

- Đúng thế, vừa rồi Ta mỉm cười là có nhân duyên: “Sau khi Ta diệt độ khoảng hơn một trăm năm sau, em bé vừa rồi cúng dàng nắm cát cho Ta, đời sau sẽ làm vua tại thành Ba-liên-Phất, thống lãnh một phương rộng lớn. Vua ấy họ Khổng, tên A-Dục, đem chính pháp cai trị giáo hóa nhân dân, lại còn cho xây tám vạn bốn nghìn Tháp Pháp-Vương để phân bố rộng rãi Xá-lợi của Ta và đem lại sự an vui cho vô lượng chúng-sanh”. Này A-Nan, thầy hãy đem số cát cúng dàng trong bình bát này đổ rải ra trên đường Ta kinh hành.

Tôn-giả A-nan-Đà vâng lời: liền mang cát trong bình bát của Phật rải trên đất để Phật đi qua.

Về sau tại thành-ấp xứ Maurya hay Ba-liên-Phất, miền Bắc Ấn-Độ, có Vua hiệu là Nguyệt-Hồ, vị Vua ấy có con tên là Tần-Đầu Ba-La nối ngôi Vua, Vua này có con tên là Tu-sư-Ma. Thời ấy nước Chiêm-Bà có một thiếu nữ Bà-la-Môn rất xinh đẹp, nàng là trân-bảo của đất nước, các nhà tướng số đều nói rằng: “Nàng sẽ là Vương-Phi và sẽ có con thống lãnh thiên hạ”.

Bà-la-Môn cha của thiếu nữ nghe các thầy tướng nói như vậy vui mừng vô kể, liền đưa con gái đến thành Ba-liên-Phất, rồi sắm sửa, trang điểm cho con gái trông càng xinh đẹp hơn; Bà-la-Môn tiến cử con gái vào cung Vua, các bà Phu-nhân và Cung-nữ thấy người con gái ấy liền nghĩ rằng: “Thiếu nữ này quá đẹp, đoan chính, đúng là trân-bảo của đất nước, nếu nhà Vua say đắm nàng, nhà Vua sẽ thờ ơ với chúng ta”; nghĩ như vậy, nên họ đồng lòng ép thiếu nữ ấy học nghề thợ cạo, sau khi học xong nàng sẽ lo việc cắt tiả râu tóc cho Vua. Một hôm, đang cắt tiả râu tóc, Vua Tần-Đầu Ba-La hỏi cô gái:

- Cô ước mơ điều gì?

Thiếu nữ tâu Vua:

- Thiếp chỉ mong Đại-Vương để tâm, thương yêu nghĩ đến thiếp.

Lúc ấy Vua bảo:

- Ta là Vua dòng Sát-Lợi, còn nàng là thợ cạo dòng hạ liệt, làm sao ta thương tưởng nàng được?

Thiếu nữ tâu Vua:

- Thiếp chẳng phải là con dòng hạ tiện, thiếp sinh trưởng trong dòng qúy-tộc, con gái Bà-la-Môn, các nhà tướng số nói với cha thiếp rằng: “Cô gái này nên gả cho Vua, vì thế nên thiếp mới đến đây”.

Vua lại hỏi:

- Nếu như thế, ai đã khiến nàng học cái nghề hèn mọn này?

- Các Phu-nhân và Cung-nữ ép thiếp học nghề này.

Nhà Vua ra lệnh:

- Từ nay về sau, nàng chớ làm cái nghề này nữa.

Vua liền lập nàng làm đệ nhất Phu-nhân, nhà Vua cùng nàng sống hạnh phúc, chẳng bao lâu nàng mang thai, rồi sinh nở an ổn vui vẻ, không ưu phiền, nên qua bẩy ngày sau đặt tên là Asoka, hay A-Du-Ka nghĩa là Vô-Ưu A-Dục. A-Dục có thân hình thô kệch, mặt mũi đen xấu, Vua cha không muốn đến gần bồng bế; sau lại sinh thêm một trai nữa đặt tên là Ly-Ưu. Nhiều lần nhà Vua tỏ ra không thương yêu A-Dục, nên có lần A-Dục than với mẹ rằng: “Vua cha chẳng nghĩ gì đến con, và cũng chẳng muốn nhìn thấy mặt con!”.

Khi A-Dục trưởng thành, có nước láng giềng Đức-Xoa Thi-La làm phản, Vua Tần-Đầu Ba-La bảo A-Dục:

- Con hãy đem binh đi bình phạt nước Đức-Xoa Thi-La đang làm phản, con phải ráng chu toàn nhiệm vụ do ta trao phó.

Khi A-Dục khởi quân ra đi, Vua cho binh giáp chẳng có bao nhiêu, những người đi theo thưa với A-Dục:

- Ngày nay đi bình phạt nước kia, mà binh tốt quá ít làm sao dẹp yên được?

A-Dục nói:

- Nếu chúng ta sẽ thắng trận thì tự nhiên binh giáp đến phù trợ.

Ứng theo lời nói của A-Dục, có một đoàn quân từ nhân-dân tổ chức đến xin chịu sự sai bảo của Vương-tử A-Dục để đi đánh nước làm phản. Rồi trên đường đi lại có những toán người tình nguyện xin theo đi đánh giặc. Bấy giờ A-Dục dẫn đoàn quân đông đảo, hùng mạnh đi; khi gần tới nước kia, thanh thế Vương-tử lớn mạnh như vũ bão, làm cho binh lính của nước kia sợ hãichạy trốn hết, không phải đánh đấm gì cả mà tự nhiên thắng.

Nhân-dân nước kia nghe A-Dục đến, liền dọn dẹp thành quách đón tiếp Vương-tử và nói:

- Dân chúng tôi không phản lại Đại-Vương và Vương-tử, nhưng bọn quan lại làm hại chúng tôi, nên chúng tôi mới trái nghịch, mong Vương-tử tha tội cho.

Sau khi bình định xong: Vương-tử A-Dục kéo quân chiến thắng trở về.

Một hôm Vương-tử Tu-sư-Ma là con Phu-nhân trước, lớn tuổi hơn A-Dục, ra ngoài dạo chơi, gặp một vị Đại-thần, vị này không chào theo đúng lễ nghi. Vương-tử Tu-sư-Ma sai tùy tùng đánh đập, vị Đại-thần ấy nghĩ: “Vương-tử này hách dịch qúa mức, chưa được ngôi Vua mà cách xử sự như thế, nếu được làm Vua thì sao chịu nổi; lại nghe Vương-tử A-Dục được lòng thiên hạ, được lòng qúy mến của các Đại-thần, họ sẽ cùng nhau lập A-Dục lên làm Vua chứ chẳng sai đâu”.

Mấy năm sau, nước Đức-Xoa Thi-La lại làm phản, các quan cùng nhau bàn luận và đề nghị Vương-tử Tu-sư-Ma đi dẹp loạn; Tu-sư-Ma bằng lòng, liền đem quân đi đến nước kia, nhưng không hàng phục được, mà lại bị thua trận. Lúc ấy Vua cha bệnh nặng, nên bảo các quan:

- Nay ta muốn lập Tu-sư-Ma làm Vua nối nghiệp, các quan nên sai A-Dục đi đến nước kia thay cho Tu-sư-Ma trở về làm Vua.

Các quan đại-thần muốn lập A-Dục làm Vua, nên tâu:

- Đại-Vương nên: lập A-Dục làm Vua, vì nay đã cấp bách rồi, chúng hạ-thần từ từ sẽ lập Tu-sư-Ma làm Vua sau này.

Vua nghe những lời ấy nên không vui, và đâm ra lo lắng buồn bực nên im lặng không đáp; lúc ấy A-Dục suy nghĩnói thầm: “Nếu ta xứng đáng được ngôi Vua, Chư Thiên tự nhiên tưới nước cam-lồ trên đầu ta, lấy hoa trắng rải trên đầu ta”.

Ứng theo tiếng nói thầm của A-Dục, tự nhiên có nước chảy và hoa rơi trên đầu mặt A-Dục. Vua cha trông thấy cảnh tượng ấy thì vô cùng buồn bã, liền từ trần.

2)- A-Dục lên ngôi Vua .

A-Dục lo việc tang lễ cho Vua cha theo đúng lễ nghi Vương triều, xong A-Dục (272-236 trước Dương lịch) kế vị ngôi Vua, phong cho A-Nâu-Lâu-Đà (khi A-Dục còn nhỏ, người này đã đoán A-Dục sẽ kế vị ngôi Vua) làm Tể-tướng Đại-Thần.

Vương-tử Tu-sư-Ma nghe tin Vua cha qua đời, các quan đã lập A-Dục làm Vua, sinh lòng bất bình, bèn kéo binh lính về đánh A-Dục.

Hai cửa trong bốn cửa thành của Vua A-Dục có đặt hai lực-sĩ, cửa thứ ba đặt một đại-thần, tự mình giữ cửa Đông; Đại-Thần A-Nậu Lâu-Đà cho làm một con voi máy bằng gỗ, và cho đẽo tượng A-Dục cưỡi voi máy đặt ngoài cửa Đông; lại cho làm hầm lửa không khói, lấy vật, đất phủ kín lên. Khi Tu-sư-Ma kéo quân đến gặp ngay cửa của Đại-thần, nên A-Nậu Lâu-Đà nói:

- Vương-tử muốn làm Vua, A-Dục đang ở cửa Đông, Vương-tử đến đó đánh thắng được ông ấy thì tự nhiên được làm Vua.

Nghe lời nói ấy, Tu-sư-Ma liền phóng ngựa kéo quân qua cửa Đông, vì không biết để đề phòng, nên cả người ngựa bị rớt xuống hầm lửa mà chết; Vua A-Dục đem chính pháp trị dân, sau ít ngày một số quần thần cậy vào thế đã đưa A-Dục lên ngôi Vua, nên tỏ vẻ khinh mạn, coi thường, không tuân theo lễ nghi vua tôi. Vua thấy một số các quan khinh lờn mình, bèn bảo những người quan ấy:

- Các ông hãy chặt cây hoa trái trồng cây gai góc.

- Chúng tôi chưa từng thấy nghe dẹp bỏ cây hoa trái và trồng cây có gai góc bao giờ, mà chỉ nghe dẹp bỏ cây gai góc và trồng cây hoa trái mà thôi.

Cho đến khi Vua ra lệnh ba lần như thế, những quan ấy vẫn cãi lại không làm theo lệnh, bấy giờ Vua A-Dục tức giận liền lấy gươm sắc bén giết chết những người quan ấy.

Một bữa nọ, Vua cùng các cung-tần mỹ-nữ đến vườn Thượng-uyển chơi đùa, Vua thấy cây Vô-Ưu trổ đầy hoa, Vua nghĩ hoa này có tên cùng với mình, nên lấy làm vui thích ngắm nghía hồi lâu. Vì Vua có thân hình mặt mũi đen đủi xấu xí, da dẻ sần sùi, các cung-tần mỹ-nữ không yêu mến mà sợ hãichán ghét, nên dùng tay bẻ gãy nát cây Vô-Ưu. Khi Vua ngủ trưa thức dậy thấy cây Vô-Ưu trơ trụi, hoa lá cành nằm ngổn ngang trên mặt đất thì nổi giận, bắt cung-tần mỹ-nữ trói lại rồi đốt chết hết!

Vì Vua làm điều bạo ác, nên người đời gọi là Vua A-Dục bạo ác, được ít ngày sau, Đại-thần A-Nậu Lâu-Đà tâu:

- Vua không nên làm những điều đó, sao lại tự tay giết các quan và đốt các cung-tần mỹ-nữ như thế; Đại-Vương nên lập ra một tên đao-phủ, ai có tội đáng chết thì giao cho người ấy hành xử.

Nghe theo Đại-thần, Vua liền tuyên bố lập người đao-phủ. Bấy giờ trong nước có con người thợ dệt tên là Kỳ-Lê có tiếng đồn là người hung ác, giết người không gớm tay, Vua sai người đi đến tìm hắn dẫn về gặp Vua. Sứ giả đến bảo hắn: “Vua cần ngươi làm đao-phủ, ngươi có nhận làm không?”.

Hắn hăng hái vui vẻ nhận lời làm đao-phủ, sứ giả bảo hắn đi đến kinh thành gặp Vua, hắn nói:

- Ông hãy chờ tôi một chút.

Rồi hắn đi gặp cha-mẹ, nói đầy đủ sự việc là Vua cần người làm đao-phủ và hắn muốn làm việc ấy, cha-mẹ hắn khuyên can hắn không nên làm việc ấy, hắn nói hắn rất thích làm; cha mẹ hắn khuyên ba lần như thế, hắn sinh tâm bất nhân giết chết cha mẹ mình rồi sau đó mới đi gặp sứ giả để cùng đến gặp Vua, khi ấy sứ giả hỏi:

- Sao lâu thế, làm gì mà lâu thế?

Tên Kỳ-Lê hung ác thuật lại đầu đuôi sự việc giết cha-mẹ hắn, sứ-giả đem sự việc này tâu lại với Vua. Khi gặp mặt, Vua ra lệnh cho hắn rằng:

- Có tội phạm tội đáng chết ta giao cho, ngươi phải biết đấy.

Đao-phủ Kỳ-Lê tâu Vua:

- Xin Ngài cho người làm nhà cho tôi để có chỗ ở.

Vua chấp thuận xây cất nhà cửa phòng ốc cho Kỳ-Lê rất rộng rãi, nhưng chỉ có một cửa, khi ấy tên hung dữ tâu Vua:

- Bây giờ xin Vua một điều là nếu người nào vào nhà ấy rồi thì không được ra.

Vua trả lời:

- Ta chấp thuận lời xin của ngươi.

Một hôm, Kỳ-Lê đi vào Chùa gần đó, hắn nghe các thầy Tỳ-kheo nói về cảnh giới Địa-ngục chịu các cực hình tra tấn; tên đao-phủ nghe nói những việc như thế, hắn bèn lập chỗ ở của hắn bằng những cách trị tội cũng giống tương tự như vậy để hành quyết tội nhân mà vua sẽ trao cho.

Thời ấy có một cặp vợ chồng, có một đứa con tên là Hải, gia đình này sống trên biển hơn mười năm, tìm kiếm thu nhặt ngọc-trai, rồi trở về quê hương, dọc đường họ bị giết chết và cướp hết của cải. Đứa con thoát khỏi, thấy cha-mẹ bị giết chết, lại mất hết của cải nên sinh ra chán cái thế-gian khổ sở này, bèn xuất gia tu đạo, rồi trở về quê hương. Trên đường du hành về quê qua các nước, dần dần đến nước Ba-liên-Phất, ngủ một đêm, sáng hôm sau người này vào thành khất thực, rủi đi lầm vào nhà tên đao-phủ!

Thầy Tỳ-kheo tên Hải nhìn thấy trong nhà nào là lò than, vạc dầu, nào là dây xiềng xích, chầy cối lớn, giường đinh sắt v.v..., tất cả giống như dụng cụ được diễn tả trong Kinh để Qủy-sứ hành hạ tội nhân nơi cõi Địa-ngục. Thầy Tỳ-kheo Hải sợ hãi, liền muốn quay ra cửa, nhưng ngay lúc ấy tên đao-phủ liền từ trong phóng tới nắm lấy mà nói rằng:

- Ai đã vào đây rồi sẽ không được ra, đó là lệnh của Vua, bây giờ ông phải chết ở đây thôi.

Khi hắn trông thấy nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt còn trẻ của thầy Tỳ-kheo, hắn hỏi:

- Tại sao ông lại khóc như trẻ con vậy, bộ ông sợ chết sao?

Thầy Tỳ-kheo Hải đáp:

- Tôi chẳng phải sợ chết, chỉ vì mong cầu giải thoát chưa toại nguyện, mà được làm thân người, và xuất gia được khó lắm nên tôi tiếc mà khóc. Xin ông hãy cho tôi sống thêm thời gian ngắn là một tháng nữa để tôi cố tinh tấn tu hành, may ra giải thoát khỏi cảnh khổ trần gian; tên đao-phủ không chấp thuận lời xin, cứ như thế số ngày xin trì hoãn bớt dần xuống còn có bảy ngày hắn mới bằng lòng. Thầy Tỳ-kheo Hải biết sắp phải chết nên dũng mãnh tinh tấn, nhất tâm tọa thiền, nhưng gần tới bẩy ngày rồi mà đường đạo còn mờ mịt!

Đến ngày thứ bảy có Cung-nữ phạm tội được dẫn tới, tên đao-phủ đem cô gái trói lại rồi bỏ vào cối đá, dùng chầy giã nát thịt tan xương, cô gái chỉ thét lên được một tiếng ban đầu. Thầy Tỳ-kheo trông thấy việc khủng khiếp như thế nên chán nản vô cùng, tự nhiên cảm thấy ghét bỏ thân mình và than: “Ôi! khổ biết dường nào cho kiếp sống con người, ôi khổ thay! Chốc nữa đây ta cũng như vậy! không bao lâu nữa ta cũng như vậy! Ôi bậc thầy đại Bi diễn nói chánh đại pháp, thân này như bọt nước, sắc gái trẻ như măng non, đẹp như gấm vóc trước đây nay còn đâu nữa; sinh tử rất đáng bỏ như chiếc áo rách gò mả, thân này đáng bỏ, chẳng phải của ta, chẳng có ta. v.v...”

Rồi thầy Tỳ-kheo Hải lại dũng mãnh hành trì vào những giây phút chót của cuộc đời. Không bao lâu sau, tên đao-phủ tới nói với thầy Tỳ-kheo:

- Kỳ hạn bảy ngày đã hết, ông nên biết bây giờ đến lượt ông phải chết.

Thầy Tỳ-kheo Hải nói kệ đáp:

Tâm tôi được giải thoát,

Do giết giặc buồn khổ,

Mặt trời tuệ đã hiện,

Soi sáng tâm ý thức.

Rõ ràng thấy sinh tử,

Nay thân hình ta đây,

Muốn làm gì mặc ý,

Không còn luyến tiếc thương.

Lúc bấy giờ tên đao-phủ bắt thầy Tỳ-kheo trói chân tay gò tròn người lại, bỏ vào trong vạc đầy dầu, đậy nắp vạc, rồi đốt củi phiá dưới cháy bùng dữ dội khá lâu. Bỗng nắp vạc tung ra, hắn thấy thầy Tỳ-kheo ngồi trên hoa sen giữa vạc dầu đang sôi; vô cùng ngạc nhiên, lạ lùng, hắn vội vàng chạy đến tâu Vua sự việc xẩy ra.

3)- Vua A-Dục tín Phật, cho xây 84,000 Tháp thờ Xá-Lợi Phật.

Nhà Vua vội cùng tùy tùng đến xem xét sự việc xẩy ra, thầy Tỳ-kheo khi thấy Vua đến, liền từ giữa vạc dầu phóng thân lên lơ lửng trong không như con nhạn chúa, phô bày các thứ biến hóa. Khi Vua trông thấy thầy Tỳ-kheo biến hóa thần thông như thế, liền chắp tay vái thầy mà nói:

- Xin Ngài cho biết: đã tu tập những gì mà được pháp thắng diệu như thế, nếu tôi hiểu được rồi, tôi sẽ xin làm đệ-tử của Ngài và sẽ không hối tiếc.

Thầy Tỳ-kheo hướng về nhà Vua mà nói kệ :

Tôi là đệ-tử Phật,

Trọn lià phúc ba cõi,

Trong chính pháp Như-Lai,

Được lợi ích như thế.

Nói kệ xong, thầy Tỳ-kheo bảo Vua:

- Phật đã xác nhận trước về Đại-Vương là sau khi Phật diệt độ khoảng một trăm năm sau tại thành Ba-liên-Phất có Vua A-Dục dùng chính pháp cai trị dân, lại xây tám vạn bốn nghìn Tháp Pháp-Vương, và phân bố Xá-Lợi Phật khắp Diêm-phù-Đề. Phật đã nói trước về Đại-Vương như vậy, nhưng ngày nay Đại-Vương lại tạo ra Địa-ngục lớn này, giết hại vô số nhân dân. Bây giờ Đại-Vương nên mở lòng thương xót nghĩ đến tất cả chúng-sanh, ban bố sự không sợ hãi, khiến mọi người được an ổn, Đại-Vương nên như pháptu hành như thế.

Lúc ấy vua A-Dục vô cùng kính tin Phật, chắp tay làm lễ thầy Tỳ-kheo mà nói:

- Tôi phạm tội lớn, tôi phạm tội lớn! Nay đối trước Thầy tôi xin sám hối, những việc làm của tôi thật không tha thứ được, nay xin được làm con Phật, xin Thầy hãy nhận sự sám hối của tôi, xin hỷ-xả, chớ quở trách, tôi là kẻ ngu si, nay tôi xin được quy y Phật, xin Thầy nhận cho, rồi Vua nói kệ:

Tôi nay quy y Phật,

Pháp thắng-diệu vô-thượng,

Chúng Tỳ-kheo tôn kính,

Nay tôi xin quy mệnh.

Và tôi phải dũng mãnh,

Vâng lời Thế-Tôn dạy,

Nơi Diêm-phù-Đề này,

Khắp dựng các Tháp Phật.

Thầy Tỳ-kheo Hải độ vua A-Dục xong, liền nương hư không mà hóa, biến mất; nhà Vua thấy thế liền vái chỗ hư không ấy, rồi từ nhà ngục đi ra, tên đao-phủ Kỳ-Lê nói:

- Đại-Vương chẳng được đi ra.

Vua ngạc nhiên hỏi:

- Nay ngươi muốn giết ta sao?

Tên Kỳ-Lê nói:

- Đúng vậy.

Vua lại hỏi:

- Ai là người đầu tiên vào ngục này?

Hắn trả lời:

- Chính tôi là người đầu tiên vào nhà ngục này.

Vua bảo hắn:

- Nếu thế thì chính ngươi phải chết trước.

Nói rồi Vua liền ra lệnh cho các người tùy tùng bắt tên hung ác ấy bỏ vào hầm keo, lấy lửa đốt cháy; Vua sai phá bỏ nhà ngục của tên đao-phủ, đem lại sự không sợ hãi cho nhân dân, mọi người ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, và vui mừng vô kể.

Vua A-Dục muốn xây Tháp Xá-Lợi Phật, Vua điều khiển bốn binh đến thành Vương-Xá lấy Xá-Lợi Phật trong tháp của vua A-xà-Thế xây dựng trước kia. Vua cũng đem quân đến bẩy nước kia và làm giống như thế, tất cả các nước đều thần phục Vua A-Dục tiếng tăm lừng lẫy. Vua sai làm tám vạn bốn nghìn hộp trân qúy bằng vàng-bạc, lưu-ly, pha-lê để đựng Xá-Lợi Phật, và làm tám vạn bốn nghìn bình tứ bảo để chứa hộp trân qúy này; Vua cũng sai làm hàng muôn nghìn cờ phướn bảo-cái, dù lọng để cắm treo tại các nơi bảo Tháp, Vua đích thân đến tịnh-xá Kê-Tước của Thượng-Tọa Da-Xá để nói ý muốn xây tám vạn bốn nghìn Tháp xong trong một ngày, Thượng-Tọa nói với Vua :

- Lành thay Đại-Vương! Muốn vậy hãy ấn định sau mười lăm ngày nguyệt thực cho xây tất cả các Tháp tại Diêm-phù-Đề (Ấn-Độ, Tích-Lan, Miến-Điện v.v...).

Vua bèn ra lệnh cho tất cả nhân-dân Diêm-phù-Đề, như vậy chỉ trong một ngày dựng xong tám vạn bốn nghìn Tháp thờ Xá-Lợi Phật, cũng gọi là Tháp A-Dục Vương. Nhân-dân vui mừng vô hạn, Vua cũng lấy làm phấn khởi vui mừng.

Tháp đã dựng xong, Vua cùng quần thần đến tịnh-xá Kê-Tước thưa với Thượng-Tọa Da-Xá:

- Có Tỳ-kheo được Phật thọlàm Phật sự ngày nay chăng? Trẫm muốn đến vị ấy để cúng dàng cung kính, xin Thượng-Tọa chỉ bảo.

Thượng-Tọa nói với Vua:

- Lành thay Đại-Vương! Lúc đức Phật sắp nhập Niết-Bàn, khi Ngài đi đến nước Thâu-ma-La, Ngài bảo Tôn-giả A-nan-Đà rằng: “Này A-Nan, sau khi Ta diệt độ khoảng một trăm năm, có Trưởng-giả tên Cù-Đà (còn có tên là Trưởng-giả Thiện-Ý), con tên Ưu-Ba Quật-Đa (có sách viết là Ưu-Ba Cúc-Đa) sẽ xuất gia học đạo thành Vô-tướng Phật, dạy dỗ người là bậc nhất sẽ làm Phật sự”; hiện tại vị ấy đã đắc qủa A-la-Hán, cùng vô số Tỳ-kheo quyến thuộc một vạn tám nghìn đệ-tử, đang trú tại A-lan-Nhã ở núi Ưu-Lưu Man-Trà.

Nhà Vua nghe xong vô cùng phấn khởi vui mừng, Vua liền ra lệnh cho quần-thần sửa soạn xe-giá để đưa quyến thuộc đến nơi ấy; có quan Đại-thần khuyên Vua nên thỉnh mời vị ấy đến, nhưng Vua không thuận, Vua bèn sai sứ-giả đem tin đến thưa với Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa rằng: “Ngày nào đó không xa, Vua A-Dục sẽ đến lễ bái Tôn-giả”.

Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đà (là Tổ thứ tư bên Tây-Trúc) được tin ấy thì nghĩ: “Nếu Vua đến sẽ có rất nhiều người đi theo chịu bao khổ sở, lại bức bách sát hại côn trùng và tổn nhọc xóm làng”, nghĩ xong, Tôn-giả trả lời sứ-giả rằng:

- Tôi sẽ tự đi đến cung Vua, ông về thưa lại với Vua như thế.

Vua nghe tin Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa tự đến, vui mừng vô hạn; Tôn-giả vì thương xót Vua, nên cùng rất nhiều A-la-Hán theo đường sông đến Kinh-đô. Khi được tin thuyền đã cập bến, Vua cùng các quan Đại-thần và quyến thuộc đến bến đò làm lễ trước Tôn-giả và nói:

- Ngày nay Trẫm thống lãnh toàn cõi Diêm-phù-Đề rộng lớn này, tuy ngồi ở ngôi vua, mà không lấy làm vui, hôm nay thấy được Tôn-giả, lòng Trẫm vui mừng khôn xiết, đệ-tử Như-Lai mới được như vậy, thấy Tôn-giả như được thấy Phật.

Nhà vua cho sứ-giả loan truyền cả nước rằng Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa đến Kinh thành, Vua sai treo phướn, bảo cái, lọng, xông hương, rải hoa, tấu nhạc, nhân-dân cả thành đều ra nghênh đón, Tôn-giả tâu vua:

- Đại-Vương nên cung kính, cúng dàng Tam-Bảo là Phật, Pháp, và Tỳ-kheo, vì khi đức Phật còn tại thế, Ngài thường ký thác rằng: “Chánh-Pháp của Ta đều gửi gấm nơi các Quốc-Vương và các đệ-tử của Ta”.

Vua thưa với Tôn-giả:

- Trẫm đã tạo tám vạn bốn nghìn Tháp thờ Xá-Lợi Phật, trang nghiêm cõi nước, cúng dàng đầy đủ, phân bố Xá-Lợi Phật khắp cả Diêm-phù-Đề.

Tôn-giả khen ngợi Vua đã làm được việc chưa ai làm được, Vua thỉnh Tôn-giả vào thành, mời Tôn-giả an tọa nơi tòa ngồi, còn chúng Tỳ-kheo được mời tới tịnh-xá Kê-Tước.

Tôn-giả khen ngợi Vua vì đời trước đem cát cúng dàng Phật, nên ngày nay được ruộng phúc vô thượng, Vua bảo các quan Đại-thần:

- Ta nhờ lấy nắm cát cúng dường Phật mà được qủa báo như vầy, làm sao chẳng tin kính đối với đức Thế-Tôn?

Vua lại thưa với Tôn-giả:

- Xin Tôn-giả chỉ cho: những nơi Phật du hành, để Trẫm đến cúng dường lễ bái, vì các chúng-sanh đời sau nhiếp thọ căn lành.

Tôn-giả nói:

- Lành thay! Lành thay! Đại-Vương đã phát diệu nguyện như thế, tôi sẽ chỉ Đại-Vương những nơi chỗ để vì chúng-sanh đời sauthọ trì căn lành.

4)- Vua A-Dục hành hương và cho xây cất Tháp, Miếu tại các nơi Phật tích.

Vua A-Dục đem bốn vạn binh cùng các thứ cúng dàng hương hoa, phướn, bảo cái, lọng, kỹ nhạc để cùng Tôn-giả khởi hành đến chỗ đức Phật đản sinh, nhà Vua lễ lạy cúng dường, xong liền cho dựng Tháp-Miếu thờ Phật.

Kế đó Tôn-giả đưa Vua tới cội cây Bồ-Đề nơi Phật thành Đạo và bảo rằng:

- Tại gốc cây này, đại Bồ-Tát do sức Từ-Bi tam-Muội phá quân Ma, đắc Vô-thượng Chính-Đẳng Chính-Giác.

Vua cúng dường: vô lượng trân bảo và các thứ, cùng cho dựng Chùa-Miếu lớn thờ Phật.

Tôn-giả dẫn Vua đi các nơi và chỉ:

- Chỗ này Tứ Thiên-Vương mỗi vị ôm một cái bát đem dâng cúng, Phật hợp lại thành một bát.

- Tại đây đức Như-Lai nhận những bữa ăn cúng dàng của anh em khách lái buôn.

- Nơi này khi đức Phật đến nước Ba-la-Nại, có ngoại đạo Bà-la-Môn A-thời-Bà đến hỏi Đạo.

- Nơi đây là vườn Lộc-Uyển, chỗ ở của các Tiên-nhân, Như-Lai đến ở trong đó vì năm vị Tỳ-kheo đầu tiên này, ba lần chuyển mười hai hành Pháp-luân.

Lần lượt Tôn-giả dẫn Vua đến những nơi ấy và giải thích tường tận, nhà Vua cúng dàng những nơi ấy đủ thứ, và cho xây Tháp-Miếu thờ Phật. Rồi Tôn-giả đưa Vua đi tiếp đến các nơi khác như:

- Chỗ này Phật hóa độ cho Tiên-nhân Ưu-Lâu Tần-Loa Ca-Diếp.

- Nơi đây Phật nói Pháp cho Vua Bình-Sa, Vua thấy được chân-lý, cùng với vô số nhân dânChư Thiên đắc Đạo.

- Chỗ này Như-Lai thuyết Pháp cho Trời Đế-Thích cùng với tám vạn bốn nghìn Chư Thiên.

- Nơi đây Như-Lai thị hiện thần-lực biến hóa các thứ chưa từng thấy.

- Chỗ này Thế-Tôn lên cung Trời Đạo-Lợi vì Mẹ thuyết Pháp, khi trở lại đem vô lượng chư Thiên xuống nhân-gian.

Mỗi nơi Vua đều cúng dàng và cho xây Tháp-Miếu thờ Phật, khi đến nước Câu-Thi La-Kiệt, nơi đây Thế-Tôn làm xong Phật sự, nhập vô-dư Niết-Bàn, Vua nghe xong buồn bã, đau xót vô cùng đến ngất xỉu trên đất. Hồi lâu tỉnh lại, Vua bật khóc nức nở, nước mắt ràn rụa. Vua cúng dàng đủ thứ, và cho xây dựng Tháp-Miếu lớn thờ Phật, Vua thưa với Tôn-giả:

- Ý tôi muốn được thấy các tháp thờ các đại đệ-tử của Phật, muốn cúng dường Xá-Lợi các Ngài, xin Tôn-giả chỉ cho.

Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa khen ngợi Vua:

- Lành thay! Lành thay! Đại-Vương phát được diệu tâm như thế.

Rồi Tôn-giả dẫn Vua tới nước Xá-Vệ, vào tịnh-xá Kỳ-Hoàn, đưa tay chỉ Tháp nói:

- Đây là Tháp Tôn-giả Xá-lợi-Phất, là vị Pháp-Vương thứ nhì (sau đức Phật) tùy chuyển Pháp-Luân, trừ trí-tuệ của Như-Lai ra, tất cả trí-tuệ chúng-sanh chỉ bằng một phần mười sáu trí-tuệ của Tôn-giả Xá-lợi-Phất mà thôi.

Nhà Vua vui mừng vô hạn, đặt lên mười muôn lượng trân bảo cúng dường Tháp Tôn-giảXá-lợi Phất, và nói kệ:

Con lạy Xá-lợi-Phất,

Giải thoát mọi sợ hãi,

Danh đồn khắp thế-gian,

Trí-tuệ không ai bằng.

Kế tiếp, Tôn-giả dẫn Vua và chỉ Tháp Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên và nói:

- Vị này thần-túc bậc nhất, lấy ngón chân ấn trên đất, đất liền chuyển động; đến Long-Cung hàng phục Long-Vương; đến cung Trời Đế-Thích dùng ngón chân đẩy nhẹ ngôi Đường-Quán làm đảo lộn rung chuyển, khiến các Thiên-nữ hoảng hốt sợ hãi.

Vua đặt lên mười vạn lượng trân bảo cúng dường Tháp Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên, và ca ngợi bậc thần-túc bậc nhất; tiếp đến, Tôn-giả đưa Vua đến núi Kê-Túc nói:

- Tôn-giả Đại Ca-Diếp ít muốn, biết đủ, được Như-Lai chia cho nửa tòa ngồi và tặng áo Tăng-già-Lê. Ngài được Phật trao truyền Chính-pháp Nhãn-tạng, Niết-Bàn diệu-tâm và làm Tổ thứ nhất, Ngài rất thương xót chúng-sanh, lại có công hưng lập chính Pháp kiến lập kinh Phật. Ngài có đại nguyện ngồi nhập thiền-định trong núi này để chờ ngày đức Phật Di-Lặc ra đời.

Nhà Vua cúng dường mười vạn lượng trân bảo, và cho lập Miếu thờ; Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa dẫn Vua đến Tháp Tôn-giả Bạc-câu-La gần đấy và nói:

- Tôn-giả này bậc nhất không bệnh tật, lặng lẽ không lời, chẳng nói cho ai một câu Pháp.

Vua bảo tuỳ tùng:

- Đem một tiền cúng dường cho Tôn-giả này, vì không ích gì cho đời nên cúng ít.

Bấy giờ đồng tiền tự nhiên trở lại chỗ Vua, các quan Đại-thần trông thấy thế cho là việc hy hữu lạ lùng, và tất cả đồng loạt lên tiếng khen:

- Ồ! Tôn-giả, Ngài ít muốn, biết đủ, đến nỗi chẳng cần một tiền!

Tôn-giả lại dẫn Vua đến chỉ Tháp Tôn-giả A-nan-Đà và nói:

- Tôn-giả này là Thị-giả của Phật, đa văn bậc nhất, trí nhớ số một, biện tài như nước chảy, khéo biết tâm ý chư Phật, được Phật khen ngợi là tối thắng, có công kết tập Kinh Phật, và là Tổ thứ hai lưu truyền Phật Pháp.

Vua liền cúng dường một trăm vạn lượng trân bảo, vì cho là có công-đức nhiều hơn các Tôn-giả khác, và Vua nói kệ khen:

Đèn Pháp còn ở đời,

Dứt lòng si tối này,

Đều nhờ nơi Tôn-giả,

Vì thế cúng dường hơn.

Sau khi đã tham bái cúng dàng các vị đại đệ-tử Phật xong, Vua A-Dục hướng về Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa, chắp tay vái rồi nói kệ :

Vâng Pháp đệ-tử Phật,

Thực hành các lễ tiết,

Nay tôi đã làm hết,

Cúi đầu trước Tôn-giả.

Nhờ ân lực Tôn-giả,

Chóng được lợi lành lớn,

Nay thấy việc thắng diệu,

Do đây phân biệt Pháp.

Sau khi dẫn Vua đi tham bái các nơi thắng tích như thế đã nhiều tháng trôi qua, Tôn-giả Ưu-Ba Quật-Đa từ biệt trở về núi; từ bấy giờ, Vua A Dục thường đến cúng dàng nơi cây Bồ-Đề Đạo-tràng.

5)- Công đức của Vua A-Dục.

Một hôm, Vua A-Dục cho bày bốn bồn báu bằng vàng, bạc, lưu-ly, pha-lê chứa đầy các thứ sữa thơm, nước thơm, thức ăn chay, cùng phướn, bảo-cái, hương-hoa. Vua thọ trì Bát-Quan-Trai-Giới (Ngày 15 trong tháng, ăn chay, giữ 10 điều lành, giữ giới thanh tịnh), ôm lò hương ở trên chính điện hướng bốn phương mà làm lễ, tâm nghĩ miệng nói: “- Đệ-tử Hiền-Thánh của đức Như-Lai ở các phương: xin thương xót con mà thụ nhận sự cúng dường của con, xin thương xót con mà nhóm lại nơi đây”.

Vua tâm niệm miệng nói như thế rất nhiều lần, cung kính vái lạy bốn phương; sau khi Vua thọ Bát-Quan-Trai-Giới như vậy, liên tục trên hai mươi vạn Tỳ-kheo từ bốn phương cùng tụ hợp lại, trong đại chúng ấy có gần mười vạn là bậc A-la-Hán, số còn lại đều là các vị hữu học Tỳ-kheo, nhưng tòa của vị chủ tọa không có người ngồi, Vua thấy thế liền hỏi:

- Toà của vị chủ tọa sao không có ai ngồi?

Trong đại-chúng có Thượng-Tọa Da-Xá là bậc A-la-Hán có đủ thần-thông tâu Vua:

- Đại-Vương: tòa của chủ-tọa, trong đây không ai dám ngồi, Phật nói: “Tôn-giả Tân-đầu-Lư đáng ngồi tòa này”, chẳng bao lâu nữa Tôn-giả sẽ đến.

Vua vui vẻ nói kệ:

Sung sướng được lợi ích,

nhiếp thọ cho con,

Khiến con tự mắt thấy,

Tôn-giả Tân-đầu-Lư.

Bấy giờ Tôn-giả Tân-đầu-Lư cùng vô số A-la-Hán thứ lớp đi theo, ví như con nhạn chúa từ hư không đến, ngồi vào chỗ ghế chủ tọa, các Tỳ-kheo đều kính lễ theo thứ lớp ngồi xuống.

Nhà Vua trông thấy Tôn-giả Tân-đầu-Lư như thân Phật Bích-Chi, Vua sụp xuống đảnh lễ dưới chân Ngài, qùy dài chắp tay chiêm ngưỡng dung nhan Tôn-giả mà nói kệ:

Con nay thấy Tôn-giả,

Như thấy Phật tại thế,

Lòng con đầy phấn khởi,

Hơn hẳn thấy ngôi Vua.

Rồi Vua thưa với Tôn-giả:

- Tôn-giả đã từng thấy đức Thế-Tôn, bậc ba cõi kính ngưỡng tôn sùng chăng?

Lúc đó Tôn-giả Tân-đầu-Lư (gần 200 tuổi?) lấy ngón tay vén lông mày bạc trắng nhìn Vua và nói:

- Khi xưa, lúc đức Thế-Tôn cùng năm trăm vị A-la-Hán đến thành Vương-Xá an cư lần đầu, lúc đó tôi cũng ở trong chúng ấy.

Lần khác, lúc Như-Lai ở nước Xá-Vệ, Ngài hiện thần-lực lớn, biến hóa đủ thứ, hiện thân hình chư Phật khắp các phương, kéo cõi Trời A-Ca-Ni-Tra đến gần cho đại chúng thấy, lúc ấy tôi cũng ở đó.

Lại nữa, khi đức Thế-Tôn từ tịnh-xá Cấp-Cô-Độc lên cõi Trời Đạo-Lợi thuyết pháp cho Mẫu thân Ngài và chư Thiên, tôi cũng ở tịnh-xá Cấp-Cô-Độc.

Một lần khác, đức Thế-Tôn cũng ở nước Xá-Vệ, khi ấy con gái Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc lấy chồng về nước Mãn-Phú; hôm Cô ấy thỉnh Phật và chúng Tỳ-kheo tới nhà để cúng dàng, các Tỳ-kheo mỗi vị đều nương hư không mà đi từ nước này đến nước kia để tới chỗ thỉnh. Riêng tôi lại dùng thần-lực nhấc núi lên mà đi, vì vậy đức Thế-Tôn quở trách tôi rằng: “Thầy đâu được hiện thần-túc như thế, bây giờ Ta phạt thầy phải sống ở thế-gian này lâu dài không được vào Niết-Bàn vội, mà phải hộ trì chánh-Pháp của Ta chớ để cho diệt mất”, do đó ngày nay tôi vẫn còn sống đây là vì lẽ đó.

Đặc biệt, một bữa đức Thế-Tôn vào thành khất thực, khi đó Vua là em bé kiếp trước, cùng với một em bé khác đang chơi đùa trên cát, thấy Phật từ xa đi tới, lấy một nắm cát bỏ vào bình bát cúng Phật. Sau đó đức Thế-Tôn nói với Thị-giả là Tôn-giả A-nan-Đà rằng Ngài thọ ký cho em bé ấy sau khi Ngài nhập diệt khoảng hơn một trăm năm, em bé sẽ làm Vua tại nước Ba-liên-Phất, thống lãnh Diêm-phù-Đề, gọi là vua A-Dục, sẽ phân bố rộng rãi Xá-Lợi của Ngài, dựng tám vạn bốn nghìn Tháp. Nay chính là nhà Vua, bấy giờ tôi cũng ở đó, rồi Tôn-giả nói kệ:

Kiếp trước Vua còn thơ,

Đem cát cúng dàng Phật,

Lúc Phật thọ ký Vua,

Chính tôi cũng ở đấy.

Bấy giờ Vua nghĩ nơi Phật giác ngộ nên nghĩ tới việc cúng dường cây Bồ-Đề, sau đó là cúng dường đại chúng Tỳ-kheo, nghĩ rồi Vua ban lệnh cho quần-thần tuyên bố khắp cõi Diêm-phù-Đề rằng:

- Ngày nay Vua muốn xả mười vạn lượng vàng bố thí đại chúng Tỳ-kheo, một nghìn bồn nước thơm tưới lên gốc cây Bồ-Đề.

Nhà Vua cùng chúng Tỳ-kheo tưới nước thơm cho cây Bồ-Đề càng thêm tươi tốt, Vua cùng quần-thần vô cùng mừng vui.

Kế đến Vua cúng dường đại chúng Tỳ-kheo, nhà Vua tự tay cúng dường từ trên xuống dưới; cúng thực xong, nhà Vua cúng áo Cà-Sa bằng các

thứ vải Ba-la-Nại rất qúy, tự tay dâng lên Tôn-giả Tân-đầu-Lư và đại chúng Tỳ-kheo.

Sau cùng, nhà Vua bố thí bốn trăm vạn lượng trân bảo cho dân chúng bần cùng bệnh khổ, Vua A-Dục đã cho xây tám vạn Tháp thờ Xá-Lợi Phật, hành hương, xây Tháp Miếu cúng dường tất cả các nơi Phật tích, và thăm viếng cúng dường một số các Tháp thờ các Đại đệ tử Phật. Vua A-Dục đã tạo công-đức lớn lao như thế..,.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7969)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con ngườisự nghiệp Lý Công Uẩn.
(Xem: 35350)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 19535)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11603)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 23063)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13269)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 5809)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành
(Xem: 10557)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10291)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 9957)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 20761)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 6177)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu.
(Xem: 6823)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa.
(Xem: 8845)
Tưởng nhớ đến một bậc Thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam; Môn đồ pháp quyến thực hiện tập kỷ yếu này
(Xem: 5980)
Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.
(Xem: 18109)
Hòa Thượng THÍCH MINH TÂM (1940-2013) - Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 6699)
Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi.
(Xem: 6522)
... Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
(Xem: 12936)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 5836)
Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường
(Xem: 7843)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ"...
(Xem: 10131)
Cái gương quên mình cầu pháp của ngài Pháp Hiển đã làm mối khuyến khích cho các vị khác, trong đó có ngài Huyền Tráng... HT Thích Trí Quang
(Xem: 7827)
Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh... Như Nguyệt
(Xem: 9811)
Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka)... Bình Anson
(Xem: 9038)
Đại hội Phật giáo Việt Nam 1964 suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất... Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 5921)
Thiền Sư Dogen (Đạo Nguyên Hy Huyền) Sơ Tổ Tông Tào Động Nhật Bản... Tâm Thái
(Xem: 24485)
Hòa Thượng vốn sinh trong một gia đình trung nông, phúc hậu nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam Bảo.
(Xem: 36274)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 7666)
Gương Bát Nhã thấm nhuần vạn thể, Tâm Kim Cương triệt phá lầm mê, An nhiên, thật tướng Bồ Đề, Khứ lai tự tại, đi về Chơn Như...
(Xem: 11474)
Ông Bàng Uẩn (P'ang Yun) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Tâm Thái
(Xem: 9983)
Hòa thượng thế danh Lê Diêu, Pháp danh Như Lễ, Pháp hiệu Thích Huyền Dung... Nhiều Tác Giả
(Xem: 5203)
Hầm Lửa Hóa Thành Ao Sen là Chuyện Trưởng Giả Thất Lị Cấp Đa... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 5399)
Tì kheo ni Pháp Dữ đã được đức Thế Tôn khen ngợi là vị thuyết pháp đệ nhất trong Ni chúng... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 9938)
Đại Sư Pháp Tạng (643-712) là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp.
(Xem: 7833)
Thành tâm nhớ tưởng bậc Tôn Sư, cố Đại Lão Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN... Hạnh Cơ
(Xem: 9326)
Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khương-cư (Sogdiana), nhưng đã mấy đời sống ở Thiên-trúc. Thân phụ ngài, nhân làm nghề buôn bán mà theo thuyền buôn sang Giao-chỉ sinh sống... Hạnh Cơ
(Xem: 8582)
Đại sư Đạo An họ Vệ, sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến-hưng (314) đời vua Mẫn đế thời Tây-Tấn... Nguyên tác Hán văn của cư sĩ Hồng Tu Bình; cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 46369)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 6873)
Tên tiếng Phạn của Ngài là Avalokitesvara, dịch âm ra Hán ngữ là A-phược-lô-chỉ-đê-thấp-phạt-la, dịch nghĩa là Quán Thế Âm... Hạnh Cơ
(Xem: 12168)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 5765)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 14409)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12916)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12351)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14412)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 12324)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 10921)
Tổ Phước Huệ, Tăng cang Hòa thượng húy thượng Ngộ hạ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Thế danh Nguyễn Văn Cự, sinh ngày mồng 8/4/Ất Hợi (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 9588)
Tổ sư Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo thường được nói đến với dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh... ĐĐ Thích Như Tịnh
(Xem: 16612)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 8434)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Con Trai Tôi (Dalai Lama, My Son) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14... Tác gả: Diki Tsering; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 5929)
Không những đạo Phật do chư cao tăng người Thiên Trúc, Tây Vực, v.v... truyền sang vùng Ðông Nam Á, mà các chư tăng trong vùng địa phương cũng liên tiếp nối nhau sang đất Phật... Thích Hằng Ðạt
(Xem: 9893)
Đại thiền sư Hư Vân, tuổi đời được một trăm hai mươi tuổi. Tăng lạp được một trăm lẻ một tuổi.
(Xem: 6348)
Hòa Thượng, thế danh là Đỗ Xuân Hàn, húy Thượng Tâm Hạ Thị hiệu Thiện Minh, tự Trí Nghiễm. Sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 11282)
Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện - Thích Hoằng Đạt dịch
(Xem: 7002)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 46569)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 13459)
Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
(Xem: 8328)
Cố Thượng tọa thế danh Đỗ Văn Nghiệp, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1943 (năm Quý Mùi) tại làng Giang Hải, xã Phan Rí Cửa, quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.
(Xem: 6836)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên... HT Thích Như Điển
(Xem: 9134)
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu tý, tức là ngày 08 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông.
(Xem: 6163)
Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, Số Đặc Biệt để Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tâm
(Xem: 6869)
Bài thuyết trình trong Ngày Về Nguồn Lần Thứ VII – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Từ 27 tháng 9 đến 29 tháng 9, 2013 - Chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17746)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18059)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 15689)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 6915)
Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tuất - Tâm Không Vĩnh Hữu sưu tầm và biên soạn
(Xem: 31104)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 9544)
Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589)... Tuệ Hạnh
(Xem: 7654)
Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau dồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng...
(Xem: 21517)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 33190)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 14179)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
(Xem: 35549)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 12979)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng THÍCH GIÁC LÂM (1928 - 2012)
(Xem: 15738)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
(Xem: 13638)
Huyền Trang - Nhà Chiêm BáiHọc Giả (Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar) - Anh ngữ: HT. Thích Minh Châu - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 32920)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 26252)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 41304)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 40238)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19998)
HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
(Xem: 33620)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
(Xem: 29643)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
(Xem: 33697)
Lịch sử của vị đại đệ tử này cũng chẳng kém phần đạo vị và rất xứng đáng cho mọi người noi gương, vì con đường giải thoát của Ngài đã đi cũng lại là con đường Bát Chánh của chư Phật.
(Xem: 18794)
Thiền Tăng A Nậu Lâu Ðà cũng là Sa môn có đủ công phu tu luyện để dùng "Thiên nhãn" theo dõi "Tịnh Quang" của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni khi đấng Toàn Giác thanh thoát xả báo thân...
(Xem: 22574)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 22321)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 48915)
Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên ThủyĐại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện ngắn đặc sắc.
(Xem: 11938)
Hòa Thượng Họ Đinh, húy Tiến Đạm, Pháp Hiệu Thanh Đạm, đã viên tịch vào lúc 02 giờ sáng ngày Chủ Nhật 04 tháng 12 năm 2011 (nhằm ngày 10 tháng 11 năm Tân Mão).
(Xem: 11139)
Hoài Tố sinh năm 625, vốn là người họ Phạm, viên tịch năm 698, ngay tại chùa Thái Nguyên, Trường An. Năm đó, ông 74 tuổi... Bằng Hư
(Xem: 22416)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 17937)
Vài Hình Ảnh Kỷ của Niệm HT Thích Hạnh Đạo - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15071)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
(Xem: 22619)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 15968)
Hòa Thượng húy thượng Nguyên hạ Bàng - Đại Nguyện tự Chí Năng, hiệu Giác Hoàng đã viên tịch vào ngày 7 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13084)
Là một trong những thiền sư đầu tiên tại Mỹ, Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng...
(Xem: 19661)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Quảng Tâm (1947-2010) - Tăng Chúng Đệ Tử Tu Viện Vĩnh Đức
(Xem: 12037)
Pháp sư Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tông Tịnh Ðộ trong hiện đại, Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hànhtruyền bá pháp môn Tịnh Ðộ...
(Xem: 17600)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant