Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tôn Giả Ca Chiên Diên

03 Tháng Chín 201407:10(Xem: 10595)
Tôn Giả Ca Chiên Diên

TRUYỆN THƠ:

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO


Tôn Giả

CA CHIÊN DIÊN

 
{Xem bản PDF đầy đủ hình ảnh}

- THI ĐUA DIỄN THUYẾT VỚI ANH

 

Miền Nam Ấn Độ trước đây

gia đình hào phú đầy uy danh,

Hai con tư chất thông minh

Ca Chiên Diên với người anh của chàng.

Cha là quan chức vẻ vang

Quốc sư quyền thế thuộc hàng lớn lao.

Người anh ham học xiết bao

Chu du cầu học dài lâu một mình

Sau khi danh toại công thành

Trở về nơi chốn gia đình cố hương

Nghĩ mình tài cán giỏi giang

Dựng đài triệu tập xóm làng đứng quanh

Nghe chàng thuyết giảng ngọn ngành

Những điều ghi chú trong kinh Vệ Đà.

Ca Chiên Diên chẳng đi xa

Một mình tự học ở nhà mà thôi

Cũng hùng biện, cũng có tài

Dựng đài đối diện với nơi anh mình

 

Vệ Đà cũng thuyết giảng kinh

Nào ngờ thu hút dân tình thành công

Khách nghe mỗi lúc một đông.

Người anh vắng khách, buồn lòng, nổi sân

Đưa em đến trước phụ thân

Nhờ cha yêu quý xử phân cho mình.

Biết anh hiếu thắng đua tranh

Ca Chiên Diên vội trần tình cùng cha:

“Con đâu có ý xấu xa

Tự con học hỏi tại nhà lâu nay

Giờ đây diễn giảng ít ngày

Thử xem kết quả có đầy khả quan!”

Người cha xử trí khó khăn

Cuối cùng tìm vợ luận bàn cùng nhau

Tìm ra giải pháp đẹp sao:

“Ca Chiên Diên được gửi vào chốn xa

Nhà đạo sĩ A Tư Đà

Là ông cậu ruột để mà học thêm.”

 

2- SỰ DẠY DỖ CỦA ÔNG CẬU

 

A Tư Đà tiếng vang rền

Là người thông thái bao miền nghe danh

Ông đem tất cả tài mình

Truyền cho người cháu thông minh hàng đầu.

Ca Chiên Diên tiến bộ mau

Bao điều học hỏi tiếp thâu lẹ làng,

Thần thông sớm đạt dễ dàng,

Khiến cho ông cậu ngày càng vui thêm.

Khi song thân Ca Chiên Diên

Sai người nhắn gọi con nên trở về

Thăm nhà ít bữa rồi đi,

Chàng bèn từ chối, không hề vấn vương

Sợi dây gia quyến buộc ràng

Không còn trói buộc chân chàng giờ đây.

Cậu chàng nhận thấy điều này

Một hôm lên tiếng: “Những ngày tháng qua

 

Bao nhiêu kiến thức của ta

Truyền cho cháu hết nhưng mà đủ đâu

Cháu nay cần học thâm sâu

Cần thầy hướng dẫn giúp mau thành tài

Hiện giờ cậu biết một người

Thuộc hàng Đại Giác ra đời mới đây

Đợi Ngài thành đạo một ngày

Đến xin tu học thêm ngay với Ngài.”

Thầy trò xuống núi chờ thời

Đến vùng phụ cận Vườn Nai dựng nhà

Ở đây ít tháng ngày qua

Cậu chàng tạ thế, yếu già, tuổi cao.

Ca Chiên Diên thời gian sau

Đạt nhiều danh vọng, quên mau lời thầy

Quên luôn đấng Đại Giác ngay

Quên lời ông cậu dặn ngày xưa xa.

 

3- BÀI KỆ THẦN BÍ

 

Thời gian thấm thoắt trôi qua

Gần Ba La Nại người ta chợt đào

Tìm ra cổ vật quý sao

Tấm bia khắc chữ cổ nào ai hay

Giống như bài kệ xưa nay

Không ai đọc được chữ này cho thông,

Các quan bàn luận tán đồng

Trình vua yết bảng, cầu mong tìm người:

“Ai mà đọc hiểu kệ rồi

Người tài sẽ được tức thời thưởng công!”

Ca Chiên Diên giỏi vô cùng

Học bao chữ nghĩa, tinh thông tuyệt vời

Hiểu luôn văn tự cõi trời

Nên ông đọc được kệ nơi bia này

Trước vua phiên dịch từng lời:

“Vua của các vị vua thời là ai?

Thánh của bậc thánh là ai?

Người mà ngu dại trông thời ra sao?

Còn người trí là thế nào?

Bẩn dơ, cấu uế làm sao xa lìa?

Niết bàn chứng đạt cách chi?

Ai chìm đắm biển não nề tử sinh?

Còn ai tự tại thân mình

Thong dong giải thoát cõi lành tiêu dao?”

Ca Chiên Diên đọc được mau

Nhưng còn ý nghĩa dễ đâu tỏ tường

 

Hứa cùng vua sẽ tìm đường

Tìm ra giải đáp nội trong bảy ngày

Rồi tôn giả về nhà ngay

Nghĩ suy tìm hiểu kệ này quyết tâm

Nhưng sao thấy khó vô ngần

Bèn nhờ những bậc uyên thâm góp lời

Nhân tài ngoại đạo khắp nơi

Không ai hiểu được ý bài kệ kia.

Bỗng ông sực nhớ tức thì

Lời thầy căn dặn trước khi lìa trần

Về đấng Đại Giác tuyệt luân

Nên ông quyết định đích thân gặp Ngài.

 

4- TÌM ĐẾN ĐẤNG ĐẠI GIÁC

 

Lên đường tìm tới Vườn Nai

 Quỳ nghe Phật giảng, lòng thời thiết tha,

Nghe xong tâm trí sáng ra

Nghĩ thầy xưa dạy quả là đúng thay.

Sau khi trình bài kệ này

Phật bèn giải đáp cho ngay tỏ tường:

“- Vua các vua là Thiên vương

Cung trời thứ sáu ánh vàng cao xa.

 

- Thánh các bậc thánh suy ra

Là đấng Đại Giác Phật Đà uy danh.

- Để ô nhiễm bởi vô minh

Là người ngu dại thật tình chớ nên.

- Có năng lực diệt não phiền

Là người có trí, thoát miền u mê.

- Dứt xong tham với sân, si

Tức thời dơ bẩn xa lìa được nhanh.

- Giới, định, tuệ khi hoàn thành

Niết bàn chứng đắc quả tình khó chi!

- Vướng vào ngã, pháp đôi bề

Là còn trong biển não nề tử sinh.

- Pháp tánh duyên khởi thấy rành

Trong miền giải thoát an lành tiêu dao.”

Ca Chiên Diên vui biết bao

Giờ đây tỏ ngộ trước sau mọi lời,

Sau khi đảnh lễ Phật rồi

Ông bèn hoan hỉ vào nơi cung vàng

Nhắc lời Phật giảng rõ ràng

Cho vua, quan hiểu từng hàng kệ bia

Rồi quay lại Vườn Nai kia

Xin quy y Phật rất chi tâm thành.

 

5- KHUYÊN NIỆM TAM BẢO

 

Ca Chiên Diên nay an lành

Tiếp thu trí tuệ tinh anh sáng ngời

Nhiệt tình học hỏi Phật rồi

Trở thành đệ tử giỏi nơi hàng đầu

Luận sư ưu tú, thâm sâu

Hăng say truyền bá đạo mầu Thế Tôn

Đồng thời lo cải hóa luôn

Bạn xưa ngoại đạo hãy còn u mê

Bao người kính nể theo nghe

Tiếng tăm tôn giả rất chi lẫy lừng.

Một lần tôn giả tháp tùng

Theo chân Phật tới quê hương của Ngài

Để lo giáo hóa mọi người,

Trong thời gian đó ở nơi chốn này

Có ông trưởng giả bệnh thay

Dường như chỉ sống ít ngày nữa thêm,

Xót thương tôn giả tới bên

Muốn dùng Phật pháp chữa liền cho ông

Tiêu trừ bệnh khổ là xong

Ôn tồn tôn giả khuyên ông nhiệt tình:

“Quán niệm Tam Bảo giúp mình

Mong nhờ uy đức giúp thành đạt nhanh

Khiến cho tâm ý tịnh thanh

Sẽ mau thuyên giảm bệnh tình ngay thôi!”

Bệnh nhân trưởng giả tuân lời

Theo câu khuyên đó một thời gian sau

Thân tâm cảm thấy nhiệm mầu

Trở nên an lạc! Giảm mau bệnh tình!

 

6- TUYÊN DƯƠNG

GIÁO PHÁP BÌNH ĐẲNG

 

Vân du giáo hóa độ sinh

Độ từng người một đã thành thói quen

tôn giả Ca Chiên Diên

Khiến người nghe pháp lòng tin vững vàng

 

Một lần có vị quốc vương

Trách ông theo Phật là đương sai lầm:

“Phật không thuộc Bà La Môn

Là dòng cao quý người dân nể vì!”

Ông liền đáp, giọng từ bi:

“Phật thường chỉ dạy rất chi hợp tình

Bốn giai cấp xã hội mình

Phân chia là để hoàn thành êm xuôi

Phân công làm việc mà thôi!

Thấp hèn, tôn quý con người khác nhau

Không do giai cấp thấp cao

Không do chủng tộc từ lâu tạo thành

Mà do chính bản thân mình

Gắng công giác ngộ, tận tình tu thân

Để rồi chứng quả được luôn

Mới thành cao thượng, đáng tôn quý liền!”

Rồi tôn giả thuyết phục thêm:

“Phật là bậc chí tôn trên cõi đời

Thuộc hàng giác ngộ tuyệt vời

Tuyên dương bình đẳng cho người trần gian

Tự do giải thoát vinh quang

Đạo vàng, chánh pháp rỡ ràng sáng soi!”

Quốc vương nghe thuyết xong xuôi

Lòng bừng tỉnh ngộ để rồi thành tâm

Nhờ tôn giả giới thiệu luôn

Xin quy y chốn thiền môn Phật Đà,

Rồi sau chỉnh đốn nước nhà

Toàn dân bình đẳng hài hòa sống chung.

 

7- LUẬN VỀ

TƯ CÁCH TRƯỞNG GIẢ

 

Thấy tôn giả mãi tuyên dương

Xoá đi kỳ thị bất công lâu đời

Bà La Môn phẫn nộ rồi

Cho rằng giai cấp họ thời tối cao.

 

Ca Chiên Diên một bữa nào

Thọ trai mấy vị cùng nhau đang ngồi

Cụ già gây hấn tới nơi

Mọi người nhường chỗ tức thời đứng lên

Riêng tôn giả vẫn ngồi yên

Cụ già tức giận nên liền hét la:

“Bạc râu, tuổi lớn là ta

Xứng vai trưởng giả dòng Bà La Môn

Sao ngươi đạo đức không còn

Gặp tiền bối lại không tôn trọng người?”

Nghiêm trang tôn giả đáp lời:

“Dù cho có ở trong giai cấp nào,

Dù cho tuổi tác có cao,

Nếu mà ngũ dục trước sau vẫn màng

Tham, sân, si lại luôn mang

Tác phong, đức độ trăm đường đáng chê

Thời không đáng kính trọng chi

Tôn xưng trưởng giả khó nghe vô cùng!”

Cụ già kiếm chuyện không xong

Lặng im, cứng miệng, ngượng ngùng bỏ đi.

 

8- ĐẠO ĐỨC

KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ

Ở NGƯỜI TUỔI CAO

 

Một người Bà La Môn kia

Giỏi tài biện luận, tức thì nổi điên

Tìm tôn giả Ca Chiên Diên

Muốn lên tiếng cật vấn, liền hét la:

“Ngươi từng uyên bác tài ba

Nổi danh hàng ngũ dòng Bà La Môn

Nay sao lại đổi đạo luôn

Trở thành đệ tử theo chân Cồ Đàm?

Khó tha thứ! Nhục vô vàn!

Còn tuyên Phật pháp, ý gian dụ đời

Mê lầm cải đạo theo ngươi

Coi thường trưởng lão! Khinh người bề trên?”

Ôn tồn tôn giả đáp liền:

“Bỏ đi tà kiến, lòng tin sai lầm

Theo đường chân chính sáng ngần

Là điều cần thiết ta cần thực thi

Và hơn nữa lòng từ bi

Theo lời Phật dạy rất chi hợp tình

Nên ta khuyến dụ bạn mình

Theo đường sáng suốt, an lành bản thân!”

Rồi tôn giả lại ân cần

Tuyên dương Phật pháp uyên thâm tuyệt vời

Khiến cho chấn động tâm người

Người nghe tỉnh ngộ tức thời đổi thay

Bỏ đi tà kiến lâu nay

Xin theo Phật pháp, từ đây đổi đời.

 

9- LIÊN TỤC GIẢNG PHÁP

 

- Có lần khất thực một nơi

Đang đi tôn giả bị người cản chân

Cố tình thắc mắc hỏi han:

“Kẻ cùng giai cấp sao ham tranh giành

Nguyên nhân chi đã tạo thành?

Tỳ kheo sao có lúc giành giật nhau?”

Nghiêm trang tôn giả dạy mau:

“Người cùng giai cấp từ lâu tranh giành

Là do ‘tham dục’ hôi tanh

Tỳ kheo dù đã tu hành khác chi

Chỉ vì chút ‘chấp ngã’ kia

Nghĩ ta riêng biệt cách ly với người

Hay vì ‘chấp pháp’ mà thôi

Nghĩ muôn sự vật trên đời khác ta

Nên tranh giành mới xảy ra

Vô minh, tà kiến! Thật là tiếc thay!”

Người kia vội nhạo báng ngay:

“Vậy theo tôi nghĩ đời nay mọi người

Mắc vòng tham dục hết thôi!

Chấp ngã, chấp pháp đồng thời vướng luôn!”

Nghe xong tôn giả ôn tồn

Dạy rằng: “Có đức Thế Tôn đời này

Đại giác ngộ! Đáng bậc thầy!

Não phiền tham dục diệt ngay mọi đường,

Chấp ngã, chấp pháp không vương,

Ngài trong ba cõi xứng hàng đầu thôi,

Bậc mô phạm thật tuyệt vời

Cho loài trời với loài người lâu nay!”

- Có lần hành hóa thường ngày

Nơi quê hương cũ lòng đầy từ bi

tôn giả dạy nhóm kia

Lời vàng chánh pháp rất chi tâm thành:

“Nhớ rằng tín ngưỡng, tu hành

Là nhằm giải thoát cho nhanh thân mình

Thoát vòng quanh quẩn tử sinh

Để cho cuộc sống an bình thong dong

Đừng xem là nghề nghiệp chung

Kinh doanh kiếm lợi ở trong cửa thiền.”

- Có lần tôn giả giảng thêm

Cho người nghe hiểu chớ quên vô thường:

“Dù cho của cải bạc vàng

Và luôn danh vị, quyền năng chẳng bền

sinh thời tử theo liền

Hợp tan, thành hoại luân phiên xoay vần

Ta nên tinh tấn nhận chân

Ma vô thường đó phải cần diệt ngay

Ta nên tu tập hàng ngày

Theo lời Phật dạy lâu nay giúp đời

Để mà đạt được tới nơi

Kiếp vui vĩnh cửu con người cầu mong!”

 

10- LÀM CÁCH NÀO ĐỂ

BÁN NGHÈO MUA GIÀU

 

Một hôm đi tới mé sông

Chợt tôn giả thấy cảnh không bình thường

Một cô ngồi khóc thảm thương

Tay ôm vò nước vẻ đương chán đời,

Khi tôn giả ghé đến nơi

Hỏi thăm tự sự cô thời than van:

“Bất bình đẳng khắp thế gian

Người ta giàu có, con mang phận nghèo

Suốt đời cơ cực tiêu điều

Không còn muốn sống! Quyết liều tấm thân!”

Xót thương tôn giả trấn an:

“Làm người cuộc sống chỉ cần bình yên

Là điều tốt nhất chớ quên

Nghèo đâu đáng để ta nên đau buồn,

Cái nghèo hãy bán đi luôn

Thế là thoát nợ không còn sầu bi!”

Ngạc nhiên cô hỏi tức thì:

“Thưa nghèo sao bán được đi cách nào?”

Từ bi tôn giả giảng mau:

“Tham lam kiếp trước kiếp sau đói nghèo

Phải nên tu phước cho nhiều

Mở lòng bố thí, bỏ điều tham lam

Đó là cách tốt vô vàn

Để mà đem cái nghèo nàn bán đi

 

Mua giàu vào được tức thì,

Nhớ rằng bố thí có gì khó đâu

Cô không tiền bạc sang giàu

Ngoài vò nước đó cô nào có chi

Vò thời của chủ nhân kia

Nhưng cô có nước múc về mới đây

Trút qua bình bát của thầy

Tức là bố thí xong ngay khó gì!”

nghe lời dạy từ bi

Trong tâm bừng tỉnh, tức thì ngộ ra.

 

11- BIẾN ÁI TÌNH THÀNH

TÌNH THƯƠNG RỘNG LỚN

 

Một lần giáo hóa phương xa

Dừng chân tôn giả ghé qua một miền

Nơi đây tiểu quốc bình yên

Nhưng vua đang gặp muộn phiền tóc tang

Vì bà hoàng hậu yêu thương

Vừa qua đời tại cung vàng ít hôm

Vua đau xót chẳng chịu chôn

Đem ngâm thân xác vào luôn dầu mè

Để không bị rữa nát đi

Muốn bà sống lại còn kề cận nhau.

Quần thần bàn luận trước sau

Muốn vua chấm dứt khổ đau muộn phiền

Phải nhờ thầy Ca Chiên Diên

Là người oai đức lại thêm biệt tài

Luận sư khéo léo tuyệt vời

Mong rằng có cách tức thời giúp vua

Tinh thần sáng suốt như xưa

Thêm bề dõng mãnh như từ lâu nay.

Quần thần bèn tới nhờ thầy

Quả nhiên tôn giả ra tay giúp liền

Thấy vua sầu não yếu mềm

Thầy bèn bẻ nhánh cây bên cạnh mình

Trao cho vua, nói tâm tình:

“Đại vương mang nhánh cây xanh tươi này

Về hoàng cung chăm sóc ngay

Giữ cây xanh mãi lâu ngày được không?”

Nhà vua đáp: “Khó vô cùng

Nhánh cây tách khỏi thân trong ít ngày

Làm sao tươi mãi được đây

Chết khô, tàn uá đi ngay còn gì.”

Lời tôn giả dạy từ bi:

“Bao nhiêu nghiệp báo trước kia trả rồi

 

Trả xong, hoàng hậu qua đời

Một khi mạng sống tới thời tiêu vong

Làm sao có thể cầu mong

Cho bà quay lại sống trong cõi trần!”

Nhà vua bừng ngộ chân tâm

Nỗi buồn tang tóc muôn phần tiêu tan,

Nghe thêm tôn giả khuyên rằng:

“Ái tình thuở trước đại vương từng dành

Riêng cho hoàng hậu triều đình

Giờ nên trải rộng ra thành bao la

Đem ban phát khắp mọi nhà

Mọi người chung hưởng chan hòa tình thương

Thời vương quốc sẽ phú cường

Toàn dân hạnh phúc, bốn phương thanh bình!”

Nghe lời khích lệ hợp tình

Vua bèn an táng người mình thương yêu

Đích thân chỉnh đốn trong triều

Nhân dân an lạc suốt nhiều năm sau

Họ càng tin tưởng đạo mầu

Tin vào Phật pháp với bao tâm thành.

 

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(8-2012)

 

 

__________________________

 

Tham khảo:

“MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT”

Nguyên tác Hán văn: Tinh Vân Pháp Sư

Dịch: Hạnh Cơ - Hiệu đính: Tịnh Kiên

 

Tranh vẽ:

“THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT THÍCH CA”

Lời: Thái Thuận - Tranh: Trường Quán

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24487)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 26001)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13770)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13175)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22043)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19069)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 10002)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11906)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13041)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15181)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10537)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21817)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10120)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9844)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9747)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10190)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27387)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17832)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13189)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25142)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34646)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26751)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19062)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9003)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13084)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 9003)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9451)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9132)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11793)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18518)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8776)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10664)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10954)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 27998)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17875)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14409)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16364)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13201)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15522)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14692)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7595)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17039)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8385)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30714)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant