TIỂU SỬHÒA THƯỢNG THÍCH THANH AN VIỆN CHỦAN TƯỜNG TỰ VIỆN
I. Thân thế:
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Nho sanh ngày mồng một tháng giêng năm Đinh Sửu (1937) tại Làng Mỹ Khê – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng. Con Ông Nguyễn Văn Hường, pháp danh Như Danh và Bà Đỗ Thị Tha, pháp danh Thị Lợi. Cả hai ông bà đều thâm tínTam bảo nên sớm ảnh hưởngđời sống đạo người con thứ sáu này trong gia đình có 8 người con, gồm 4 trai 4 gái. Thân mẫu Ngài là người đàn bà Việt Namhiền lương, chất phác và thuần thànhniệm Phật nên được thoại ứng trong việc “dự tri thời chí” (biết trước ngày chết) của mình thật vô cùnghy hữumầu nhiệm.
II. Xuất giatu học:
Sanh trong gia đình nhiều đời thâm tínPhật Giáo, ảnh hưởng ông nội chú ruột là Hòa Thượng Thích Phước Trí có uy tín trong vùng hay nhờ túc duyên sẵn có, đang độ tuổi thanh xuân, Ngài dứt khoátdũng mãnhphát tâmxuất gia theo chí nguyện: Cát ái từ sở thân Xuất gia hoằng chánh đạo Thế độ nhất thiết nhân
Ngày 8 tháng 2 năm 1958, Ngài đến Chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn Non Nước – Đà Nẵng xin Ngài Hương Sơn tức Hòa Thượng thượng Trí hạ Hữu xuất giatu học. Thấy sự thiết tha cầu đạoHòa Thượnghoan hỷchấp thuận và làm lễ thế phát vào dịp lễ Đức Quán Thế Âm 19/2 âm lịch ?(tháng 3 năm 1958) với pháp danh Đồng Đạt. Từ đó, Ngài dốc tâm tu tập, học kinh kệ và tinh tấn trong mọi công việc Chùa, việc chúng nên được thầy thương bạn mến. Ngày 8 tháng 7 âm lịch năm 1958 được thọ giớiSa Di với pháp tựThông Đạt. Từ khi được thọ giớiSa Di, Ngài càng tinh tấn nhiều hơn trong việc tu học. Lúc tại tổ đình Linh Ứng lớp chúng độ 17, 18 tăng sinh do Ngài Hòa Thượng bổn sư Trí Hữu trực tiếp chăm sóc giảng dạy các kinh luật như Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi, Cảnh Sách. Sau gần hai năm dưới sự dìu dắt cua bổn sư, các huynh đệlần lượt xin thầy đi cầu phương xa. Do vậy Ngài đảnh lễ Bổn sư xin xuất chúng tha phương cầu học. - Năm 1960, Ngài vào chùa Linh Sơn - Xã Vạn Lương – Quận Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa – Nha Trang xin Hòa Thượng thương Tịch hạ Tràng làm bổn sư y chỉ. Được Hòa Thượnghứa khả cho nhập chúngtu học, Ngài rất tinh tấn và mỗi ngày thọ trìcông phu bài sám Hồng Danh càng mien mật hơn. Cũng trong thời gian này Ngài phát nguyện tịnh tu 5 năm. - Năm 1963 Ngài được Hoà thượng Bổn sư y chỉ cho thọ Cụ túc giới tại Đại Giới Đàn Giác Nguyên – Quận Tư Sài Gòn do Hòa Thượng Thích Hành Trụ làm Chánh chủ đàn và “Đàn Đầu Hòa Thượng là Hoà thượng thượng Niết hạ Bàn. Sau đó được Hoà thượng bổn sư Tịch Tràng ban choPháp hiệu là Thanh An.
III. Quyết chíhành trì pháp tu Tịnh Độ, lạy Phật:
Noi theo hạnh tu của bổn sư y chỉ, Ngài trì tụng kinh, lạy Hồng Danh chư Phật và chuyên trì tụng Kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Đây là thời gian có nhiều thử thách trong công phutu tập đối với một hành giả khổ công luyện tập nội lực thâm hậu. - Năm 1961 nhân kỳ an cưkiết đông 3 tháng xong, Hòa Thượngphát nguyện Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Vì nhận thấy sự diệu dụngcảm ứng cảu phẩm kinh nên Ngài xin phép Hòa Thượngy chỉ chích huyết viết Kinh, Hòa Thượng bảo: “Phát nguyện chép Kinh không ai cản nhưng phải quyết tâmthực hành cho được tín nguyện”. - “Con đã sẵn sàng phát tâmtín nguyện, xin Hòa Thượng cho con quyết định thực hành!” Thầy trả lời. Được sự cổ vũ của bổn sư, Ngài thực hiện ngay tâm nguyện chép Kinh từ ngày 14 tháng 12 đến ngày 24 tháng 12 năm Tân Sửu (1961) suốt 10 ngày đêm tả Kinh mới xong gồm có 5.684 chữ. - Năm 1966, Ngài phát nguyện đốt ngón tay út bàn tay trái trong khi tụng xong ba cuốn chót 5, 6 và 7 bộ KinhPháp Hoa, để vừa hồi hướng hoàn kinh và ra thất. Cũng trong năm này Ngài phát nguyện chích máu chép Kinh A Di Đà. - Năm 1972: tạo dựng tượng đài Quán Âm lộ thiên cao 11 mét trên hòn giả sơn, trước Chùa Mỹ Khê – Sơn Trà – Đà Nẵng. Nhưng vì tình hình đất nước thay đổi năm 1975, việc xây dựng bị đình đốn chờ hội đủ nhân duyêntiếp tụchoàn thành. - Năm 1975: phát nguyệntu khổ hạnh tại nơi núi Hòn Chảo, Vạn Giả - Khánh Hòa trong 2 năm. Vì sơn lâm chướng khí sanh bệnh hoạn, cũng nhờ vị thọ thần mach bảo chỉ dẫn Ngài phải xuống núi lo điều trị chứng đau bao tử đang tới hồi nguy kịch. Nhờ đủ phước duyên, sau một thời gian tự điều trị bằng phương phápgia truyền nên sức khỏehồi phục. Vào đầu năm 1976 được sự cho phép của Bổn Sư đưa Thầy về trụ trì Chùa Long Hòa, xã Ninh Huề Vạn Giả, Vạn Ninh Khánh Hòa tiếp tăng độ chúng, dìu dắtThiện nam Tín Nữtu học.
IV. Tìm một lối thoát:
Do chứng nghiệm cái chết của người mẹ nhờ nhất tâm niệm Phật mà biết trước ngày vãng sanh, tâm Thầy bừng sáng muốn đem đạo vào đời và luôn chí xuất ngoại mới có tự dothực hiệntâm nguyện. Ngày đêm Ngài trì ChúĐại Bi 108 biến và niệm Phậtkiên cố nên mọi chướng duyên đều vượt qua. Chí hướng muốn đem hai môn Tịnh, Mật đã áp dụng truyền lại người sau. Tâm thành đã sẵn, việc đến đã đến. Ngày 29 tháng 6 năm 1988 chuyến ra đi vượt biên thành côngnhư ý nguyện. Qua tới Phillippines ở trại Palawan 20 tháng mới được phái đoàn Mỹ phỏng vấn nhận đi định cư, Ngài được chuyển trại đến Palawan (Phi) ở thêm 4 tháng nữa. - Năm 1990 ngày 21 tháng 3 Ngài đặt chân tới đất nước tự do Hoa Kỳ ở tiểu bang Connecticut được một tháng, sau đó dời về California từ năm 1990 cho tới nay. Sau khi được định cư Hòa Thượng một mặt lo tìm nơi thích hợp dùng để thờ tự Tam Bảo và mặt khác cũng cố tạo phương tiện tài chánh trùng tu ngôi chùa quê bên Việt Nam và hoàn tất pho tượng PhậtQuan Âm lộ thiên đang tạo dở dang. Nhờ hồng ân chư Phật, chư Tổ, Long Thiênhộ phápgia hộ những tâm ước nguyệnchân thành của Ngài đã đạt thành viên mãn vào những năm sau đó. Theo như lời Ngài thổ lộ rằng rất mãn nguyện khi lập xong nhà thờ từ đườngphụng thờ ông bà, cha mẹ, vì biết rằng người xuất gia không thể trực tiếp lo việc hiếu sự như người thường khác được. Việc ra đi tìm tự do của Ngài nhằm đáp ứnghai mặt: đạo pháp và hiếu nghĩa như hoài bão thập niên 80 thể hiện rõ nét nhất là sau khi mẫu thân mất (1985). - Về đạo pháp: Hòa Thượng luôn giữ sơ tâmxuất gia, cho dù sống ở sứ sở văn minhvật chất hàng đầu thế giới, Ngài vẫn sống đạm bạc, an nhẫn góp phần chung lo Phật sự cùng với chư tônđức tăng ni Việt Nam hải ngoại, và mặt khác luôn hướng dẫn hàng Phật tửtại giatu tậppháp môn niệm Phậtcầu vãng sanhcực lạc quốc. - Về hiếu nghĩa: bổn phận đối với gia đình, Hòa Thượngchu toàn nơi thờ phượng người thân tươm tất, chốn lễ báinghiêm trang cho người Phật từ địa phương thực hànhđạo pháp.
V. Hoằng Pháp:
Từ ngày đến Mỹ, Hòa Thượng cùng với bào đệ đồng thời cũng là pháp đệ Thiện Tường mua căn nhà số 682 28th street, Oakland – California cải gia vi tự. Sửa sang lại biến nhà thành ngôi chùa Phật đườngphụng thờtam bảo. - Năm 1991: lễ khánh thành An Tường Tự Viên được long trọng tổ chức ngày 19 tháng 9 nhân lễ vía Quán ÂmBồ Tát, Và cũng chính trong dịp lễ quan trọng này Ngài chính thức nhận Trụ TrìAn Tường Tự Viện. - Năm 1994: tổ chức lễ lạc thành tượng đài Quan Âm lộ thiên tại Chùa Mỹ Phước – Đà Nẵng sau hơn 13 năm ngưng trệ do hoàn cảnh khó khăn mọi mặt. - Năm 2000: Đàn đầu Hòa ThượngGiới Đàn Quang Nghiêm I, Stockton, California được tổ chức trong những ngày 17, 18 và 19 tháng 9 nhân dịp lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm. - Năm 2001: Ngài đứng ra cổ vũ các Phật tửthân tín cúng tịnh xây mới lại Chùa Mỹ Phước tại làng Mỹ Khê – Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng. Ngôi Chùa kiến trúc nửa kim nửa cổ có tầm vóc trong Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. - Năm 2005: Đàn đầu Hòa ThượngGiới Đàn Quang Nghiêm II nhân ngày vía đức PhậtThành Đạo ( 1/1/2005) Hòa Thượng cũng làm chứng mình đạo sư, y chỉ sư cho chư Tăng Ni tại miền Bắc California – Hoa Kỳ và tại Việt Nam. Tự ViệnAn Tường ngày nay là một đạo tràng mà người Phật tửtại gia có tín tâm theo pháp mônTịnh Độ do Hòa Thượng trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo. Đi tới đâu Ngài cũng khuyến tấn người Phật Tửtinh chuyên niệm Phật cầu thoát lysanh tử luân hồi về cõi tịnh lạc Tây Phương.
VI. Trọn Thành Tâm Nguyện:
Hơn 50 năm hành đạo, Hòa Thượng đã vận dụng không ngừng huyễn thân giả tạm trong việc tu tập đạt thành tâm nguyện. Đã có lúc Ngài không màng đến thân xác, phát nguyện đốt ngón tay cúng dường Chư Phật hai lần đều trọn vẹnviên mãn. Cũng như qua hai lần chích máu tả KinhPhổ Hiền Hạnh Nguyện và Kinh A Di Đà, hai lần tịnh tu (1962 – 1966) và khổ hạnh (1975 – 1977). 25 năm (1960- 1985). Dùng ngọ và 5 năm ngủ ngồi và nhiều hạnh tu khác khó ai có thể theo kịp. Ngài quyết chí theo hạnh nguyệnBồ Tátxả thân vì đạo nên dù có mất đi một phần cơ thế, sức khỏe có suy giảm, nhưng chí kiên cường, tâm thiết thạch sáng ngời chất mà vượt qua tất cả. Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, do vậy Ngài khuyên các đệ tử: Các con đừng sợ mà phải đối diện với tử thần từng giờ từng phút, để có thì giờ lao công phutu tập cho sâu bền.
Chính vì lẽ đó, Ngài an tường xá bảo thân tứ đại lúc 14h 00 ngày 11/12/2014 (nhằm 20/11 năm Giáp Ngọ) trụ thế 78 năm tuổi 51hạ lạp. Vâng theo lời dạy thực tế và hạnh tu cao của Thầy, đệ tử chúng con quyết khắc phục mọi nghịch cảnh thành thuận duyên trên đường tu tập, ngỏ hầu báo đápcông ơn giáo dưỡng của Thầy trong muôn một.
Nam MôLâm TếChúc Thánhtứ thậptam thếAn Tườngđường thượng thượng Đồng hạ Đạt tự Thông Đạt hiệu Thanh An giác linhHòa Thượng thùy từ chứng giám.
==========================
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION
HỘI ĐỒNGĐIỀU HÀNH
COUNCIL OF MANAGEMENT
CENTRAL OFFICE
803 S. Sullivan St., Santa Ana, CA 92704 – U.S.A. | Tel.: (714) 571-0473 * Fax: (714) 568-1009
ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU
Kính gửi: - Ban Tổ Chức Tang Lễ Cố Hòa Thượng Thích Thanh An,
- Chư tônđức Tăng, Ni Tổ Đình Linh Sơn, Vạn Ninh, Khánh Hòa, Việt Nam
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội ĐồngĐiều HànhGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ vừa nhận được tin Trưởng LãoHòa Thượng Húy thượng Đồng hạ Đạt, Tự Thông Đạt, Hiệu Thanh An, khai sơn, trú trì Chùa An Tường, Thành Phố Oakland, California, Hoa Kỳ, đã an tườngthị tịch lúc 2 giờ chiều ngày 11 tháng 12 năm 2014, nhằm ngày 20 tháng 10 năm Giáp Ngọ, tại Chùa Mỹ Khê, Huyện Sơn Trà, Đà Nẵng, Việt Nam, trụ thế 78, lạp thọ 58.
Hội Đồng Giáo Phẩm, Hội ĐồngĐiều Hành GHPGVNTNHK nhất tâmhộ niệmGiác Linh Cố Trưởng LãoHòa Thượng Tân Viên Tịch cao đăng Phật Quốc, chứng nhậpvô sinh, bi mẫn phàm tình, hồi nhập Ta Bà, phân thânhóa độ;
Thành tâm phân ưu cùng Ban Tang Lễ, Môn ĐồPháp Quyến, và chư tônđức Tăng, Ni Tổ Đình Linh Sơn, Vạn Ninh, Khánh Hòa, Việt Nam.
Nam MôTây Phương Cực LạcThế GiớiTiếp Dẫn Đạo SưA Di Đà Phật
Thành kính phân ưu
Phật lịch 2558, Santa Ana, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Vào lúc 15 giờ ngày 14 tháng 12 năm 2014, tại An Tường tự viện, thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, các tự viện ở miền Bắc California đã phối hợp cùng Môn đồpháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang Hòa thượng húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủAn Tường tự viện, đã viên tịch vào ngày 11 tháng 12 năm 2014 (20 tháng 10 năm Giáp Ngọ) tại Mỹ Khê, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ngài trụ thế 78 năm với 51 hạ lạp.
Chương trình Lễ truy niệm như sau:
Chư Tôn đức và Phật tử tề tựu
Lời tác bạch của Môn đồpháp quyến
Giới thiệuthành phầntham dự (Thầy Thích Từ Lực)
Tuyên đọc tiểu sửHòa thượng (Thầy Thích Nguyên Thảo)
Cảm niệm của Phật tử (Đạo hữu Hạnh Thảo)
Đạo từ của chư Tôn đức:
Hòa thượng Thích Thắng Hoan
Hòa thượng Thích Tịnh Diệu
Hòa thượng Thích Minh Đạt
Lễ thọ tang
Lễ cung tiến giác linh
Lời cảm tạ của An Tường tự viện (Thầy Thích Giác Tuệ)
Thọ trai
Buổi lễ diễn ra trong sự trang nghiêm, thành kính và đầy thương cảm của chư Tôn đức, Tăng, Ni, Phật tử và huynh trưởng Gia đìnhPhật tử đến từ nhiều thành phố ở miền Bắc California.
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
Như là một món quà cho những ai thích thúchuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồngthế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trịvăn hóa...
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăngHUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳmdiệu vợi...
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đíchvăn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sángtrong lịch sửTích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêu và nhân loại.
Đại sưHuệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
Những câu chuyện về các vị đại sưtái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thốngtái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
Ngài Quảng Khâmxuất giatu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loanhoằng pháp và xây dựng chùa Thừa ThiênThiền Tự.
Với đạo Phật qua thời gian và không gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
Trong suốtcuộc đờihóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tửxuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
Sức mạnhgia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lựcgia trì chủ yếu giúp người được gia trìan tâm, an thân vượt qua khó khăn...
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
Trong suốtcuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đềtâm linh và thể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linhphi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giảlỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành côngrực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
A Dục Vương (Asoka) Cuộc Đời và Sự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
Thành kính khẩn bạch đến chư TônĐức Tăng Già của quýGiáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữPhật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt đượcgiác ngộ là thắp sáng liên tụcý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tínTam Bảo và có truyền thốngxuất giatu học.
Trong lịch sửđạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diệntu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dung và tôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cựcbảo vệ...
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danhHy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.