Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 15: Dung Thông Tam Muội

24 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 5474)
Chương 15: Dung Thông Tam Muội

NHƯ ÁNG MÂY BAY

Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH ĐÔN HẬU
Đệ tử Tâm Đức phụng sọan
Thất chúng môn đồ ấn hành 2010 USA

QUYỂN NĂM:
CƯ TRẦN LẠC ÐẠO


Chương 15: Dung Thông Tam Muội

Ngày 5-9-1977: Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình được Hà Nội cho xuất ngoại dự Hội Nghi Vatican.

Năm 1978: Ðức Cha Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh tuyên bố: “Bây giờ không còn là lúc làm một cuộc thánh chiến chống Cọng Sản. Phải chấm dứt chiến tranh và tìm cách sống chung hòa bình với Cọng Sản”. (Cao Văn Luận: Bên Giòng Lịch Sử 1940-1975, tr. 349)

Ðầu tháng 6, 1978: Trong cuộc viếng thăm Pháp Quốc cảu đức Giáo Hoàng Paul II, 16 hội đoàn của người Việt quốc gia tại Pháp gửi kiến nghị yêu cầu ngài can thiệp với chính quyền Hà Nội tôn trọng nhân quyền, nhưng không được Giáo Hoàng lưu tâm.

Ngày 26-10-1978: Hòa Thượng viết đơn xin từ chức Ðại biểu Quốc Hội.

Ngày 3-11-1978: Việt NamLiên Bang Soviet ký hiệp ước thân hữu 25 năm. Trung Quốc gọi hiệp ước ấy là mối đe dọa cho nền an ninh Ðông Nam Á.

Ngày 14-12-1978 đến ngày 7-1-1979: Việt Nam tấn công Cao Mên, tiến chiếm Nam Vang ngày 7-1-1979, lật đổ chính

quyền Pol Pot. Quân đội Khmer Ðỏ rút về hậu phương tiếp tục kháng chiến.

Ngày 8-12-1978 Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cử ông Bùi Sản và ông Cổ Kim Thành gặp Hòa Thượng tại chùa Linh Mụ để vận động HT rút lui đơn từ chức.

Ngày 2-2-1979: Ðại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch, Hòa Thượng Ðôn Hậu đảm trách công việc của Viện Tăng Thống.

Ngày 17-2 đến 5-3-1979: Ðể trừng phạt Việt Nam tiến chiếm Nam Vang, quân đội Trung Cọng tấn công các tỉnh miền bắc Việt Nam. Hai bên tổn thất nặng nề. Quân Trung Cọng rút lui ngày 5 tháng 3, 1979.

Ngày 23-25 tháng 6, 1979: Quân Việt Nam vượt sang Thái Lan lấy cớ quân Khmer Ðỏ dùng lãnh thổ Thái Lan làm căn cứ đánh phá chính quyền Cao Mên được Việt Nam yểm trợ.

Ngày 24-10-1979: Hòa Thượng Thích Trí Ðộ, Chủ Tịch Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất viên tịch tại Hà Nội.

Ngày 11-2-1981: Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương cung thỉnh Hòa Thượng Ðôn Hậu xử lý thường vụ Viện Tăng Thống.

Ngày 11-10-1981: Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Ðộ bị bắt lần thứ hai.

Ngày 4 đến ngày 7-11-1981. Ðại Hội Ðại Biểu họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội bàn về việc thống nhất Phật Giáo, đi đến việc thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Ngày 2-5-1982: Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Ðộ bị lưu đày.

Ngày 7-7-1982: Ban Trị Sự Thành Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chiếm đoạt trụ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng Ðôn Hậu gửi thư đến Hòa Thượng Trí Thủ cho việc làm của Thành Hội là trái pháp luật, trái giới luật.

Ngày 25-3-1984: Các nhà học giả Phật Giáo bị bắt.

Ngày 1-4-1984: Hòa Thượng Trí Thủ chết trong tù.

Tháng 9-1985: Hòa Thượng Ðức Nhuận bị bắt giam.

Ngày 4-6-1986: Lò nguyên tử Chernobyl tại Ukraine bị nổ.

Ngày 16-1-1987 và ngày 25-6-1987: Ðại Hội Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng Cọng Sản Liên Bang Soviet họp. Gorbachev đưa chính sách Glasnost (Cởi mở) với mục đích cổ võ mọi người tham gia vào công tác xây dựng đất nước và chính sách Perestroika chủ trương cải cách nhân sự, cải cách cơ chế, đặc biệt cơ cấu kinh tế, động cơ thúc đẩy phát triển quốc gia.

Tháng 2 đến tháng 7, 1988: Quân đội Việt Nam và Trung Cọng thỉnh thoảng đụng độ tại biên giới. Trung Cọng bắn hạ phi cơ quân sự Việt Nam tháng 10, 1987, đánh chìm chiến hạm Việt Nam trong vụ tranh chấp lãnh hải Hoàng Sa, Trường Sa.

Ngày 19-2-1988: Lời Di Huấn của Hòa Thượng Ðôn Hậu gửi cho thất chúng đệ tử.

Ngày 10-7-1988: Lê Duẩn qua đời.

Ngày 22-6-1988: Ðỗ Mười được bầu làm Thủ Tướng, cải tổ chính sách kinh tế.

Ngày 28 đến 30-9-1988: Nhà nước mở phiên tòa xử các học giả Phật Giáo.

Tháng 9, 1989: Quân đội Việt Nam rút khỏi Cao Mên.

Ngày 4-6-1989: Thảm sát tại Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ngày 9-11-1989: Bức tường Bá Linh được dựng lên ngày 13-8-1961 phân chia Ðông Ðức, Tây Ðức bị dân chúng kéo sập, bắt đầu diễn trình thống nhất Ðức quốc.

Ngày 9-8-1991: Võ văn Kiệt thay thế Ðỗ Mười làm Thủ Tướng, chủ trương cải cách hệ thống kinh tế, hướng vào kinh tế thị trường.

Ngày 10-9-1991: Hòa Thượng gửi Tâm Thư đến chư tôn đức hải ngoại kêu gọi đoàn kết, hòa hợp, thể hiện tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám như luật định.

Ngày 15-11-1991: Chúc Thư của Hòa Thượng Ðôn Hậu.

*

* *

Ðược tin Thượng Tọa Thiện Minh, Cố Vấn Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội PGVNTN qua đời, Hòa Thượng rất xúc động, viết đơn xin từ chức Ðại Biểu Quốc Hội Khóa VI:

Linh Mụ ngày 26 tháng 10 năm 1978

Kính gửi:

Cụ Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội

Nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðồng kính gửi:

Cụ Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

Kính thưa quí vị:

Trước đây, tại Trường Sơn, khi được đề cử làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam, tôi có trình bày nguyện vọng rằng khi hòa bình được lập lại, xin cho tôi trở về cương vị một tu sĩ thuần túy và được cơ quan chấp thuận. Nguyện vọng này cũng đã được đại diện Ủy Ban Thống Nhất tại Hà Nội đồng ý.

Sau khi hòa bình trở lại, tôi muốn trở về vị thế tu sĩ, nhưng vì nhu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, tôi phải cố gắng tiếp tục công tác được giao phó bằng cả tâm huyết, và rồi sau đó, cố gắng ra ứng cử Ðại Biểu Quốc Hội. Trước khi nhận lời ra ứng cử tôi đã trình bày cùng vị Trưởng Ban Bầu Cử Quốc Hội Bình Trị Thiên rằng: Tôi có hai nhiệm vụ phải hoàn thành: một là nhiệm vụ đối với Dân Tộc, hai là nhiệm vụ đối với Phật Giáo. Khi nào thấy không thể hoàn thành được một trong hai nhiệm vụ đó, tôi xin từ nhiệm.

Ðến nay đã hơn hai năm, tuy có mặt trong hai cơ quan tối cao của Nhà Nước, nhưng tôi đã chẳng giúp đỡ được gì cho đa số đồng bào, trong đó có Phật Giáo. Ðiển hình là những vụ bắt bớ, giam cầm các vị Thượng Tọa lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo và một số các vị khác trong các tỉnh, đã gần hai năm nay mà không được trả tự do và cũng không được Công Tố Viện cho biết tội trạng gì, nhất là với cái chết của Thượng Tọa Thích Thiện Minh trong nhà giam gần đây, đã làm tôi vô cùng đau xót.

Do đó, tôi thấy không thể tiếp tục ở lại trong hai chức vụ này.

Vậy xin quí vị cho tôi được giải nhiệm hai chức vụ Ðại Biểu Quốc Hội và Ủy Viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Tôi tha thiết xin quí vị cho tôi được toại nguyện.

Trân trọng kính chào và cầu chúc quí vị thành công tốt đẹp trong mọi lãnh vực.

Nay kính,

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Sau khi gửi đơn từ chức Dân Biểu Quốc Hội và Ủy Viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 8-12-1978 hai vị đại diện Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là ông Bùi Sang, Bí Thư Tỉnh Ủy Bình Trị Thiên và ông Cổ Kim Thành, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Bình Trị Thiên đến gặp Hòa Thượng tại chùa Linh Mụ để vận động Hòa Thượng rút lui đơn từ chức. Tiểu Sử ghi những lời trao đổi giữa Hoa Thương và hai vị đại diện Quốc Hội, Mặt Trận Tổ Quốc đại ý như sau:

Hòa Thượng Ðôn Hậu:

“Chắc quí vị đã biết là Phật Giáo luôn luôn gắn liền với dân tộc. Các nhà lãnh đạo Cách Mạng nhận rõ điều đó. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ Tịch, Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng... thường vào chùa tá túc. Các nhà sư không những cưu mang các nhà lãnh đạo mà còn săn sóc vô số cán bộ trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.

“Vì gắn liền với Cách Mạng nên khi Cách Mạng thành công, đa số Phật Tử vui mừng, phấn khởi, hoan nghênh. Từ nông thôn đến thành thị nơi nào có bóng dáng của quí vị, của anh em cán bộ, bộ đội, thì đồng bào, trong đó đa sốPhật Tử vui vẻ ra đón chào. Người thì bắt tay, người thì vuốt vai, người thì cầm áo, người đứng nhìn vói vẻ trìu mến như nhìn anh em, bà con ruột thịt đi xa mới về. Họ có món gì cũng đem ra mời ăn, tình đoàn kết thân yêu thật thấm thía.

 “Nhưng rồi thưa quí vị, tình đoàn kết, thương yêu ấy kéo dài được bao lâu? Không quá mười ngày! Vì sao? Vì những người cán bộ anh em thân tình ấy giờ đây đi khắp nơi, đến chùa chiền, am miếu nói với chư tăng ni Phật Tử: Trước kia các vị đi tu là phải, nhưng bây giờ độc lập đã đạt, quí vị nên về nhà. Chùa là cái gì? Là do xương máu của đồng bào xây dựng lên. Ðồng bào sẽ trưng dụng vào những việc công ích. Sớm hay muộn quí vị cũng phải về nhà, tại sao không về bây giờ? Hơn nữa, đạo Phật đã có mặt trên trái đất gần ba nghìn năm. Trong gần ba nghìn năm đó đạo Phật đã làm được gì có lợi thiết thực cho nhân dân? Trong khi Cách Mạng ta trong thời gian ngắn đã đem lại những điều chúng ta hằng mơ ước. Chúng ta vì vậy phải tôn thờ Cách Mạng hơn là tôn thờ Phật!

“Qua những lời phát biểu như vậy của người cán bộ anh em, tình đoàn kết, lòng yêu thương kính trọng giảm xuống rất nhiều. Chưa hết. Cán bộ anh em lại bắt đầu phá hủy tượng Phật lộ thiên, bắt bớ, giam cầm hàng tu sĩ Phật Giáo, bắt họ ký giấy giao cơ sở cho Cách Mạng, buộc tội họ là thành phần phản động, theo CIA, theo Mỹ, theo Ngụy.

“Thưa quí vị: Quí vị biết tôi là người trong Viện Hóa Ðạo. Tôi không thể ngồi trên cơ quan Nhà Nước mà nhìn Phật Giáo bị lâm vào tình cảnh ấy. Hơn nữa theo nguyên tắc của Nhà Nước, hạ cấp phục tùng thượng cấp. Tôi nằm trong hệ thống Trung Ương, nếu tôi lặng thinh không nói gì, không làm gì, tức là tôi đã đồng tình. Như thế vô tình tôi đã phạm tội làm những việc tầy trời vừa kể. Tôi cảm thấy rất buồn, rất đau đớn. Nếu quí vị ở trong hoàn cảnh tôi, quí vị hành xử như thế nào?

Ðến đây ông Bùi Sang lên tiếng:

“Thưa Cụ, Cụ đã tham gia Cách Mạng tám năm trường, giờ đây tuổi già sức yếu Cụ nghỉ cũng phải, nhưng mà nghĩ cách nào kia, chớ nghĩ như Cụ thì không đúng lúc và không đúng cách. Mong Cụ nghĩ lại.”

Hòa Thượng trả lời:

“Sự từ chức của tôi đúng lúc và đúng cách. Ðúng lúc là khi tôi được ông Hoàng Phương Thảo vận động ra ứng cử Quốc Hội, tôi từ chối không được, phải ra ứng cử nhưng với lời yêu cầu: là tôi có hai nhiệm vụ phải làm tròn, đó là nhiệm vụ đối với Dân Tộc và nhiệm vụ đối với Phật Giáo. Nếu ra ứng cử, rủi được đắc cử, tôi xin nhấn mạnh, rủi được đắc cử, nhưng nếu không chu toàn được hai nhiệm vụ nêu trên thì tôi sẽ về vườn.

“Sau khi đắc cử tôi thường nhận được đơn từ của cử tri nhờ can thiệp chuyện này, chuyện khác. Mỗi khi nhận được đơn từ, tôi đều đề nghị Ủy Ban Nhân Dân cứu xét giúp đỡ và cho tôi biết kết quả. Nhưng sau bao nhiều lần, thư có đi mà không có thư trả lời. Tôi thấy rõ ràng tôi không làm tròn nhiệm vụ đối với cử tri. Còn đối với Phật Giáo, tôi cũng không làm được điều gì có ý nghĩa trong cương vị của người Dân Biểu. Nhiều nhà lãnh đạo Phật Giáo bị bắt, trong đó có Thượng Tọa Thiện Minh. Tôi nhiều lần can thiệp mà không mang lại kết quả gì cả. Rõ ràng là tôi không chu toàn trách nhiệm đối với Phật Giáo. Cả hai nhiệm vụ đều không chu toàn, làm sao tôi có thể tiếp tục làm Dân Biểu Quốc Hội? Việc từ chức của tôi như vậy là đúng lúc.

“Quốc Hội gồm 500 Dân Biểu, đại diện cho 50 triệu dân. Năm trăm Dân Biểu bầu Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. Ủy Ban Thường Vụ như vậy là đại diện cho 500 Dân Biểu. Tôi gửi đơn từ chức lên Ủy Ban Thường Vụ, như vậy sự từ chức của tôi đúng cách. Vô lẽ bây giờ tôi gửi đơn từ chức cho 50 triệu dân?”

Ông Bùi Sang cắt lời:

“Thưa Cụ, chính phủ ta đang gặp nhiều khó khăn. Biên giới Việt Nam - Kampuchia rất căng thẳng, Pol Pot có nhiều hành động gây hấn. Biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng giao động. Nếu trong lúc này mà Cụ từ chức thì sẽ gây nhiều rắc rối thêm. Mong Cụ hơn lúc nào hết nghĩ đến quyền lợi của dân, của nước.”

Tiểu Sử cho biết khi nghe những lời ấy của ông Bùi Sang, Hòa Thượng cúi đầu suy nghĩ. Một lúc sau, Hòa Thượng ngửng đầu lên nói với ông Bùi Sang: “Tôi rất cảm động trước cái lời thành thật của Cụ. Thôi thế này, tôi sẽ tiếp tục ở lại trong Quốc Hội nếu được chính phủ chấp thuậnthực hiện ba yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: yêu cầu Chính Phủ trả tự do cho các vị tu sĩ bị bắt bớ giam cầm đã lâu mà không có can án. Ông Bùi Sang nhìn Hòa Thượng, lặp lại: “Không có can án”. Hòa Thượng khẳng định: Ðúng như vậy. Chúng tôi không phàn nàn cái chuyện bắt bớ. Nếu có tội thì cứ bắt. Nhưng trước khi bắt phải có bằng chứng, sau khi bắt phải được đưa ra tòa với bằng chứng và bị can có quyền biện hộ. Do đó ở đây tôi yêu cầu chính phủ thả những vị bị bắt giam không có bằng chứng, không bị can án theo luật định.

Thứ hai: Hãy đưa việc Thượng Tọa Thiện Minh bị bắt và chết ra ánh sáng. Tại sao Thượng Tọa bị bắtThượng Tọa đã qua đời trong hoàn cảnh nào? Bảo Thượng Tọa bị bắtquyến luyến chế độ cũ, có bằng chứng gì không? Thượng Tọa quyến luyến chế độ cũ đã bắt Thượng Tọa bỏ tù, đã cho người ám sát, đã kêu án tù 15 năm khổ sai? Bảo Thượng Tọa phạm tội vượt biên? Thượng Tọa đi đâu mà vượt biên? Ði Gia Ðịnh, đi Lái Thiêu, đi Nha Trang là vượt biên? Bảo Thượng Tọa bị bắtđời tư không tốt? Khi nào thì chính phủ bắt người vì đời tư của họ? Hơn nữa với bằng chứng gì? Thượng Tọa có quyền biện hộ hay không? Bảo Thượng Tọa chết vì bệnh xuất huyết não? Bệnh này phát xuất khi nào? Có bằng chứng gì? Báo cáo của bác sĩ ra sao và v.v...

Thứ ba, nên đưa người có trách nhiệm gây tử vong cho Thượng Tọa Thiện Minh, nếu có, ra ánh sáng. Chúng tôi không phải muốn trả thù mà muốn công lý được duy trì. Khi đưa ra ánh sáng, chúng tôi sẽ xin phép chính phủ khoan hồng cho người đó chứ không thù oán đòi mạng sống của họ.

Là một Dân Biểu, đại diện dân, là một nhà sư trong Viện Tăng Thống và Viện Hóa Ðạo mà tôi không nói được điều gì, không làm được việc gì có lợi cho dân, có lợi cho đạo, thì hỏi tôi có nên tiếp tục làm Dân Biểu hay không. Nhưng nếu Chính Phủ giúp tôi thỏa mãn ba yêu cầu trên, tôi sẽ xin được ở lại phục vụ.

Hai ông Bùi Sang, Cổ Kim Thành không bình luận gì cả, từ giã ra về.

Chuyện Ôn không nhận lương Dân Biểu và từ chối những dịch vụ được cung cấp:

Quí thầy chùa Linh Mụ và thầy Hải Tạng ở chùa Long An cho biết sau năm 1975, bệnh tình của Ôn được BS Phúc, Y tá Ðông săn sóc. Ôn nói với các cấp lãnh đạo Nhà Nước, Ôn là một nhà sư không cần nhân viên an ninh phục vụ, không cần bác sĩ phục dịch thường xuyên. Năm 1978 sau khi Thượng Tọa Thiện Minh bị chết, Ôn xin từ chức Dân Biểu Quốc Hội. Ôn không chịu nhận lương $256 một tháng (vào khoảng $50US), với phiếu B có thể mua bơ Liên Xô và các vật dụng khác trong các cửa hàng đặc biệt dành cho nhân viên cao cấp của Nhà Nước. Ôn từ chối không nhận lương tiền, phiếu thực phẩm. Lương của Ôn tập trung nhiều năm, đưa cho Ôn, ôn cũng không nhận. Ôn nói giao lương của Ôn cho Hội Hồng Thập Tự.

Ông Cổ Kim Thành, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc, Ông Bửu Sang Bí Thư Tỉnh Ủy thường đến thăm Ôn. Ôn thấy cái chết của Thượng Tọa Thiện Minh không minh bạch, không rõ ràng. Ôn nói Ôn có hai trách nhiệm: với quê hương và đạo pháp. Nhưng sau khi hòa bình trở lại, nhiệm vụ càng khó khăn hơn gấp 30 lần.

Tình hình tài chánh của Hòa Thượng và của chùa sau khi Hoa Thượng từ chức Dân Biểu Quốc Hội. (Ghi ngày 21 tháng 3, 2009)

Thầy Hải Tạng nói cuối năm 1978 sau khi Ôn đệ đơn từ chức Dân Biểu Quốc Hội, tình thế hết sức khó khăn, chùa không có ai đến. Ôn tiên liệu sẽ gặp khó khăn hơn nữa. Sau khi tụng kinh sáng xong, Ôn kêu 4 đệ tử: Trí Thành (hiện ở Canada), Trí Tựu hiện làm trú trì chùa Linh Mụ, Huế, Trí Lực (ra đời, hiện ở Thụy Ðiển) và Hải Tạng hiện làm trú trì chùa Long An, Quảng Trị. Ôn nói sẽ gặp nhiều khó khăn, không biết ngày nào thầy trò có thể đoàn tụ. Ôn nói Ôn có 1 lượng vàng do ni sư Diệu Lý cúng, Ôn đem lượng vàng ấy chia cho mỗi người 2 chỉ, phần Ôn cũng 2 chỉ. Thầy Sự (Trí Lưu) đã lớn tuổi và cũng có tiền nên không cần.

Thầy Hải Tạng nói thầy xem 2 chỉ vàng này là một kỷ vật khó quên, thầy không dám sử dụng, cất làm kỷ niệm. Sau khi Ôn chia mỗi người 2 chỉ xong Ôn bảo mọi người đi lo công việc. Hải Tạng còn giữ 2 chỉ vàng cho đến bây giờ. Khi thầy Trí Lực vào Nam, Ôn khuyên thầy nên về Huế để khỏi bị truy lùng. Ôn rất thương thầy Trí Thành.

Ngoài 2 chỉ vàng Ôn không có tiền bạc nào nữa.

Về việc chăm sóc sức khỏe cho Hòa Thượng.

Ðược biết ông Hồ Ðăng Thông là một y tá săn sóc sức khỏe của Hòa Thượng, đặc biệt có mặt trong giờ phút Hòa Thượng viên tịch. Tôi đến gặp ông Hồ Ðăng Thông tại 35 Tuy Lý Vương, Vỹ Dạ, ngày 13 tháng 3, 2009, lúc 3:30 giờ chiều. Ông Hồ Ðăng Thông cho biết:

Ôn bị bệnh rất nặng vào đợt đầu năm 1990. Ôn bị hôn mê. Bs Bách thuộc bệnh viện trung ương Huế, chuyên khoa Nội, nhà ở Kim Long gần chùa Linh Mụ được giao phó trách nhiệm săn sóc cho Ôn.

Phòng bảo vệ sức khỏe cán bộ trong đó có Bs Lân, Bs Phương (trưởng Phòng), Bs Hải Ấn (Thầy Hải Ấn, hiện nay Trú Trì chùa Từ Ðàm, Huế), Bệnh Viện thành phố trong đó có Bs Lan, cán sự điều dưỡng Hồ Ðăng Thông. Những vị này có nhiệm vụ săn sóc sức khỏe cho Ôn.

Trong Ðợt 1 kéo dài 1 tháng: Ôn hôn mê mấy tuần. Ðợt 2 cũng gần 1 tháng vào năm 1992. Những người săn sóc Ôn ở đợt 2 là Bs Hải Ấn, Bs Lan, Bs Bách. Cán sự điều dưỡng là Hồ Ðăng Thông và các ni cô. Ôn qua đời vì phổi đầy nước, khó thở.

Ông Thông cho biết tính Ôn rất chu đáo và rất tình cảm. Các bác sĩ săn sóc tận tình. Hàng ngày nhiều người phục vụ, cơm cháo. Ôn mất vào khoảng 8 giờ tối. Bs Bách báo cáo cho Mặt Trận, cho Tỉnh Ủy biết. Ông Hồ Ðăng Thông trực trong đêm Ôn mất.

*

* *

Ngày 2-2-1979: Ðại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, đệ nhị Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch. Hòa Thượng Ðôn Hậu đảm trách công việc của Giáo Hội. Khi đức Ðệ Nhị Tăng Thống viên tịch, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng có cử đại diện đến phúng điếu.

Vào thượng tuần năm 1979 Hòa Thượng về thăm tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang Tự, nơi mà năm 1916 Hòa Thượng đã gặp được vị bồn sư tương lai của mình. Trong dịp này Hòa Thượng giảng bài Ý Nghĩa Chữ Tu trong đạo Phật cho Tăng Ni Phật Tử nghe.

Vào tháng 10 năm 1979, Hòa Thượng hay tin Hòa Thượng Trí Ðộ, Chủ Tịch Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Bắc Việt viên tịch, Hòa Thượng rất xúc động. Nhớ ngày nào Hòa Thượng Trí Ðộ lúc ấy còn là cư sĩ theo học Phật Pháp với quốc sư Phước Huệ tại tổ đình Thập Tháp, rồi những ngày Hòa Thượng làm Giám Ðốc Phật Học Viện Báo Quốc. Hòa thượng vội vã đánh điện văn phân ưu:

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống

Nơi nhận:

Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vô cùng xúc động được tin Hòa Thượng Thích Trí Ðộ, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hà Nội, viên tịch ngày 24-10-1979.

Cầu nguyện giác linh Hòa thượng siêu sinh lạc quốc. Xin phân ưu cùng quí Giáo Hội.

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

Chuyện thống nhất Phật Giáo Bắc Nam.

Tiểu Sử cho biết sau ngày 30-4-1975 Hòa Thượng gửi kiến nghị đến Tổng Bí Thư Lê Duẩn, Chủ Tịch Nước Tôn Ðức Thắng, Chủ Tịch Quốc Hội Trường Chinh, Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Văn Ðồng về việc thống nhất Phật Giáo Việt Nam.

Theo Hòa Thượng, thống nhất Phật Giáo Việt Nam là thống nhất hai tổ chức Phật Giáo tại Bắc và Nam, tức là thống nhất Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam ở Bắc với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở trong Nam. Ðề nghị này không được đảng cọng sản Việt Nam đồng ý có lẽ ngại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ có ảnh hưởng lớn trong tổ chức Phật Giáo mới, nên đưa ra đề án khác. Hòa Thượng thì cương quyết giữ vững lập trường cho đến ngày Hòa Thượng viên tịch.

Thầy Hải Tạng kể: Tết năm 1980 nghe tin Nhà Nước muốn thống nhất Phật Giáo Bắc, Nam. Ở Huế không có người để Ôn bàn thảo vấn đế. Ôn xin vào Sài Gòn để chữa bệnh đồng thời có dịp bàn bạc công việc với quí thầy. Hải Tạng theo hầu Ôn. Vào Ấn Quang Ôn gặp TT Trí Quang, Huyền Quang.

Sau đó ông Mười Anh đến. Sau khi gặp ông Mười Anh, TT Trí Quang, TT Huyền Quang, Ôn về Già Lam cùng quí thầy bàn bạc, thống nhất lập trường. Ôn Già Lam tổ chức bữa cơm chiều mời TT Trí Quang, Quảng Ðộ, Huyền Quang, Minh Châu, Pháp Tri (không có TT Ðức Nhuận, Hộ Giác, Thiền Ấn, Hành Trụ, Trí Tịnh). Thị giả không được phép tham dự.

Ôn kể lại Ôn rất phấn khởi: TT Trí Quang đề nghị nhận chìm rồi thả trôi đề nghị thống nhất Phật Giáo của Nhà Nước. Ðể khỏi dị nghị Ôn vào bệnh viện nằm. Khuya nghe pháo nổ, Ôn thức dậy kêu thị giả đem đậu khuôn sống cho Ôn dùng. Vừa ăn Ôn vừa nói: “Thời gian có đến có đi, nhưng chân tâm không đi, không đến. Tuy nhiên xuân này là xuân của họ chứ không phải là xuân của mình.” Nghe như vậy thầy không hiểu ý Ôn muốn nói gì

Ngày mồng ba Tết Ôn nhận được giấy mời của Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương báo tin nhân dịp đầu xuân có quí Hòa Thượng Ðức Nhuận, Pháp Chủ, cụ Phạm Thế Long, chùa Cổ Lễ Nam Ðịnh, Thượng Tọa Thanh Tứ từ Bắc vào, mời gặp tại 176 Võ thị Sáu, trụ sở của Mặt Trận Tổ Quốc TP Hồ Chí Minh. Ôn đến thăm thì thấy có Ô Nguyễn Văn Linh, Bí thư thành ủy Sài Gòn, Ô Trần Bạch Ðằng cán bộ Tôn Giáo và một vị khác nữa...

Trong buổi gặp mặt ấy, Ô. Nguyễn Văn Linh nói: “Ðảng lấy Phật Giáo làm chỗ dựa vững chắc. Xin quí vị cho chúng tôi gọi Phật GiáoPhật Giáo của chúng ta và xin yêu cầu quí vị gọi Ðảng là Ðảng của chúng ta.”

Cụ Ðức Nhuận phát biểu đại khái nói nước nhà đã thống nhất, vì vậy Phật Giáo cũng cần phải thống nhất. Ðến lượt Ôn phát biểu. Ôn nói: Trong Ðại Hội 7 của Giáo Hội PGVNTN có bàn đến việc thống nhất Phật Giáo hai miền Bắc Nam. Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội PGVNTN có gửi bức thư cho Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, đề nghị phương thức thống nhất. Nhân đây có quí vị từ ngoài Bắc vào, xin quí vị cho biết tại sao quí vị không trả lời thư của HT Trí Thủ. Hôm nay quí vị vào đây lại không trực tiếp gặp quí vị trong Viện Hóa Ðạo mà lại qua trung gian của Mặt Trận, không biết với chủ ý gì?

Không có vị nào trả lời.

Ôn nói tiếp: Trong thời gian ấy, tôi đã có dịp gặp Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng đề nghị thống nhất Phật Giáo. Thủ Tướng cho biết có nhiều khó khăn cần trung gian xếp đặt. Tôi thưa với Thủ Tướng là tôi có thể làm trung gian vì tôi không xa lạ mấy với quí thầy ngoài Bắc và tôi có liên hệ trực tiếp với quí thầy trong Nam. Thủ Tướng nói cần phải suy nghĩ lại.

Ôn nói tiếp: Nghe nói Ô Mai Chí Thọ khi nghe đề cập đến vấn đề thống nhất Phật Giáo, ông phát biểu ý kiến nói có một loại thịt nướng rất ngon, nhưng trước khi nướng cần phải luộc. Luộc rồi mới nướng. Nghe lời phát biểu ấy, nhiều người không được vui. Tôi đề nghị muốn thống nhất trước hết phải thống nhất cơ sở, có nghĩa là thống nhất tổ chức. Tuy nhiên buổi họp hôm nay, không có ai đến với tư cách đại diện cho tổ chức Phật Giáo nào, vì vậy đây chỉ là buổi gặp mặt giữa những cá nhân chứ không phải đại diện, nên khó có đủ tư cách bàn chuyện thống nhất Phật Giáo Bắc Nam.

Ô Trần Bạch Ðằng lên tiếng: Ðiều đó Nhà Nước rõ cả. Nhìn vào chiến trường Tây Nam, Tây Bắc đang còn ngổn ngang, chính phủ đang phải lo chuyện ngoài, còn chuyện Phật Giáo là chuyện trong nhà. Hơn nữa theo chúng tôi thiết nghĩ quí vị là những nhà tu hành lấy từ bi hỷ xả để giải quyết vấn đề, thì mọi chuyện sẽ êm đẹp.

Ôn trở về bệnh viện. Chiều có xe đến đón mời Ôn đi họp. Ôn cáo bệnh không đi được. Sau đó Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo được thành lập, tên của Ôn được để vào với tư cách Cố Vấn.

Tiểu Sử ghi: Ngày 26, 27 tháng 12 năm Kỷ Mùi, tức là ngày 12, 13 tháng 2 năm 1980, ông Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương mời các tổ chức và hệ phái Phật Giáo Việt Nam họp tại nhà số 31 đường 30/4 (nay là đường Lê Duẩn), thành phố Hồ chí Minh, mục đích thành lập Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam.

Trên cương vị Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, Giáo Hội PGVNTN, Hòa Thượng đến dự Ðại Hội. Trong phiên họp Hòa Thượng được mời phát biểu trước và vẫn giữ lập trường thống nhất Phật Giáo theo kiến nghị đã gửi đến các vị lãnh đạo Trung Ương đảng cọng sản và chính quyền Việt Nam. (Theo Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam của Ðỗ Trung Hiếu, bản photocopy năm 1994, tr. 4). Tuy thế sau hai ngày họp, Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam ra đời do Hòa Thượng Trí Thủ làm Trưởng Ban đã ghi tên Hòa Thượng vào chức vị Cố Vấn.

Ðiều hành Phật sự phải dựa vào Hiến Chương, Qui Chế.

Vào đầu tháng 5 năm 1980, Hòa Thượng nhận được văn thư của Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo bãi nhiệm chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp của Thượng Tọa Thuyền Ấn, Hòa Thượng liền phúc đáp:

Văn Phòng Viện Tăng Thống

Số 1-80.VP/TT

Phật lịch 2423

TP Hồ Chí Minh, ngày 12-5-1980

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Kính gửi: Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Thưa Hòa Thượng:

Tôi đã nhận được văn thư số 030- VHÐ/VP của Viện Hóa Ðạo về việc trình quyết định bãi nhiệm chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp của Thượng Tọa Thích Thuyền Ấn.

Chiếu theo các Ðiều 15 và 28 trong Chương Tư của Bản Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Bản Tu Chính ngày 12-12-1973 của Ðại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhiệm kỳ IV)

Xét thấy bản quyết định số 01. VHÐ/VP của Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo chưa có thể thành tựu được. Hiện nay tại bệnh viện, bệnh tình của tôi vẫn chưa bớt, cần phải được tịnh dưỡng. Nên đối với vấn đề này tôi chưa có ý kiến gì cả. Thiết tưởng chúng ta nên chờ nghiên cứu lại để cho mọi việc được tốt đẹphợp pháp hơn.

Kính chúc Hòa Thượng Phật sự châu viên, chúng sinh dị hóa và xin Hòa Thượng nhận nơi đây lòng chân thành của tôi.

Trân trọng kính chào Hòa Thượng

Tỳ Kheo Thích Ðôn Hậu

Ghi chú: Bản phúc thư này tôi viết tại bệnh viện trong khi đi chữa bệnh nên không có ấn dấu của Viện Tăng Thống. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bản phúc thư này.

Sau khi nhận được bản phúc thư, Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo xem lại những điều khoản trong Hiến Chương, Hòa Thượng thấy việc bãi nhiệm chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp của Thượng Tọa Thuyền Ấn không phù hợp với những điều khoản nêu trên. Hòa Thượng Thuyền Ấn không có cơ hội biện hộ. Những lý do đưa ra để bãi nhiệm chưa được kiểm chứng đầy đủ, đặc biệt là không đủ túc số 2/3 toàn thể thành viên Hội Ðồng Viện Hóa Ðạo biểu quyết đồng ý mới được thi hành việc bãi nhiệm. Vì vậy Hòa thượng Viện Trưởng đã không những không xúc tiến việc bãi nhiệm mà còn tìm cách hóa giải sự hiểu lầm giữa Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng PhápHòa Thượng Viện Trưởng.

Một khó khăn nội bộ trong muôn vàn khó khăn được vượt qua.

Dù công việc đa đoan, Hòa Thượng cũng không quên viếng thăm Pháp HuynhHòa Thượng Giác Hạnh, Viện Chủ Chùa Vạn Phước tại Sài Gòn, đồng thời lưu tâm đến Phật sự của Giáo hội.

Về việc điều hành Viện Tăng Thống sau khi đức Tăng Thống Viên tịch.

Vào đầu năm 1981 Hòa Thượng với tư cách Chánh Thư Ký Viện Tăng ThốngHòa Thượng Trí Thủ với tư cách Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo gửi thư mời quí vị thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương để bàn về việc điều hành Viện Tăng Thống sau khi đức Ðệ Nhị Tăng Thống viên tịch.

Sau đây là Biên Bản cuộc họp của Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương ngày 11-2-1981 do lời triệu tập của Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng ThốngHòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo.

blank

Hòa Thượng đến vấn an Pháp Huynh Giác Hạnh, Viện Chủ chùa Vạn Phước, Sài Gòn tháng 4, 1980 (Tiểu Sử, tr. 65)

Thời gian: 8 giờ ngày 11-2-1981 (ngày 7 tháng Giêng năm Tân Dậu)

Ðịa điểm: Tổ đình Từ Ðàm, Huế.

Thành phần tham dự:

* Viện Tăng Thống: HT. Thích Ðôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.

* Viện Hóa Ðạo: HT Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo.

* Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương:

Hòa Thượng Thích Mật Hiển.

Hòa Thượng Thích Giác Tánh.

Thượng Tọa Thích Thiện Siêu.

Thượng Tọa Thích Tâm Hoàn.

Thượng Tọa Thích Thanh Trí.

Thượng Tọa Thích Khế Châu.

Thượng Tọa Thích Ðức Tâm.

Ngoài ra còn có một số vị Trưởng Lão Tôn Túc trong Giáo Hội địa phương được mời tham dự và một số Thượng Tọa, Ðại Ðức Chánh Ðại Diện các Tỉnh Giáo Hội như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Phú Khánh v.v... được phép dự tri.

Ban chủ trì cuộc họp: HT Thích Ðôn Hậu, HT Thích Trí Thủ.

Nghị trình:

Niệm Phật cầu gia bị

Tuyên bố lý do buổi họp.

Trong phần tuyên bố lý do cuộc họp, Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống cho biết Ðiều 11, Mục 2, Chương Bốn, Hiến Chương Giáo Hội PGVNTN ghi: “Sau khi đức Tăng Thống viên tịch trong vòng 100 ngày, đức Phó Tăng Thống triệu tập Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương để suy cử đức tân Tăng Thống.” Trong hai năm qua vì Phật sự đa đoan nên việc trên chưa được thực hiện. Nhân nay, sau ngày Ðại Tường đức Ðệ Nhị Tăng Thống, vấn đề quyền nhiếp những nhiệm vụquyền hạn của ngôi vị Tăng Thống cần

được đặt ra để cùng nhau bàn bạc, hầu việc điều hành Phật sự tại Viện Tăng Thống được chu toàn. Hơn nữa gần đây Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo trong văn thư số 092/VHÐ?VP ngày 22-12-1980 đề nghị triệu tập Ðại Hội Ðồng Giáo Phẩm, nên tôi đã cùng Hòa thượng Viện Trưởng gửi thư thỉnh mời quí ngài đến dự họp ngày hôm nay.

Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo cho biết trong phiên họp ngày 17-12-1980 của Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo tại trụ sở Viện Hóa Ðạo, khi bàn đến việc suy cử đức Ðệ Tam Tăng Thống của Giáo Hội thì quí vị thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm thấy rằng ngôi vị Tăng Thống theo Hiến Chương qui định do Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm suy cử. Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc suy tôn. Việc này chúng ta chưa thực hiện được. Tuy nhiên các vị thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo đồng ý về một giải pháp trong hai giải pháp: Hoặc là nâng cấp đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống làm Xử Lý Viện Tăng Thống hay là thành lập một Hội Ðồng gồm thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương do vị Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống đứng đầu để xử lý các Phật sự của Viện Tăng Thống cho đến khi có Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương suy cử đức Tăng Thống và Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc suy tôn đức Ðệ Tam Tăng Thống ấy.

Hòa Thượng Trí Thủ cho biết đã đem vấn đề này hỏi ý kiến quí Hòa Thượng Trí Tịnh, Hòa Thượng Giác Tánh, Hòa Thượng Trí Nghiêm, Thượng Tọa Thanh Trí tham dự kỳ họp lần thứ 2 của Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo tại Hà Nội và quí vị đã tán thành.

Tiếp theo Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống đọc điện văn của quí thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Miền Liễu Quán tán thành giải pháp trên, ủy nhiệm đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Xử Lý Viện Tăng Thống.

Qua tinh thần trên, buổi họp đã đi đến kết luận:

1/ Trong khi chờ đợi Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc, tất cả nhiệm vụquyền hạn của đức Tăng Thống, theo Hiến Chương qui định ở Ðiều 11, Chương Bốn, sẽ do vị đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống xử lý. Nếu cần, Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống có thể tùy nghi lựa chọn một vài vị phụ tá.

2/ Yêu cầu Viện Hóa Ðạo cho sao biên bản này gửi đến quí vị thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương không dự phiên họp này để tham khảo ý kiến. Trong trường hợp tán đồng, thì xin cho biết bằng văn thư về Văn Phòng Viện Tăng Thống, tạm đặt tại chùa Báo Quốc, Huế. Nếu ý kiến tán thành là đa số, thì kết luận nêu ở mục I được trở thành quyết định chính thức.

Cuộc họp bế mạc lúc 11:25 giờ cùng ngày, sau bài Hồi Hướng.

biên bản:

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu,

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

(ký tên và đóng dấu)

Hòa Thượng Thích Trí Thủ,

Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

(ký tên và đóng dấu)

Ðại đức Thích Thiện Hạnh,

Thư ký cuộc họp

(ký tên)

Sau đây là văn thư của quí vị thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gửi tán thành mời Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, Xử Lý Viện Tăng Thống: Thư của Hòa Thượng Ðức Nhuận, Thượng Tọa Từ Nhơn, Thượng Tọa Hành Trụ, Thượng Tọa Quảng Ðộ, Hòa Thượng Ðạt Hương, Thượng Tọa Pháp Tri, Thượng Tọa Trí Ðức, Hòa Thượng Trí Quang, Thượng Tọa Huyền Quang,

Thượng Tọa Ðổng Minh, Hòa Thượng Hoàn Tâm.

VĂN THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH ÐỨC NHUẬN:

Phật lịch 2524

Chùa Giác Minh ngày 7-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Kính bạch quí Ngài:

Vì đường sá xa xôi nên chúng tôi đã không về dự buổi họp do quí Ngài đại diện Giáo Hội triệu tập.

Nay, chúng tôi hân hạnh nhận được biên bản cuộc họp giữa một số thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương cùng quí vị tôn túc trong hàng giáo phẩm địa phương, diễn ra tại tổ đình Từ Ðàm, Huế ngày 11 tháng 2 năm 1981, đã đưa đến kết quả là:

“Trong khi chờ đợi Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc, tất cả nhiệm vụquyền hạn của Ðức Tăng Thống, theo Hiến Chương qui định ở Ðiều 11, Chương 4, sẽ do đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống xử lý, nếu cần Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống có thể tùy nghi lựa chọn vài vị phụ tá.”

Qua biện pháp trên, chúng tôi xin hoàn toàn tán thành và xin nhất tâm cầu chúc Quí Ngài được Pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ.

Trân trọng

Hội Viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Thích Ðức Nhuận

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TỪ NHƠN

Phật lịch 2524

Thành phố hồ Chí Minh ngày 15-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Và Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Tôi vừa tiếp nhận được biên bản cuộc họp của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương về việc điều hành Phật sự tại Viện Tăng Thống.

Sau khi đã coi kỹ biên bản, tôi xin nhất tâm đồng ý với chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa về Ðiều 1 ghi trong biên bản để cho Phật sự của Giáo Hội được điều hành trở lại tốt đẹp.

Tôi xin kính chúc Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viên Tăng Thốngchư tôn Hòa Thượng được pháp thể khinh anPhật sự viên thành.

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Thượng Tọa Thích Từ Nhơn

(ký tên)

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH HÀNH TRỤ

Phật lịch 2524

TP Hồ Chí Minh, ngày 17-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa

Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Tôi vừa tiếp nhận được biên bản cuộc họp của chư tôn Hòa

Thượng, chư Thượng Tọa Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương về việc điều hành Phật sự tại Viện Tăng Thống.

Sau khi đã coi kỹ biên bản, tôi xin nhất tâm đồng ý với chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa về Ðiều 1, ghi trong biên bản để cho Phật sự của Giáo Hội được điều hành trở lại tốt đẹp.

Tôi xin kính chúc Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống và chư Hòa thượng được pháp thể khinh anPhật sự viên thành.

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Thượng Tọa Thích Hành Trụ

(ấn ký)

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG ÐỘ

Phật lịch 2524

Ấn Quang, ngày 18-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Kính bạch quí Hòa thượng:

Phật sự đa đoan nên vừa qua tôi không ra Huế để dự cuộc họp của Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương, kính xin quí Hòa Thượng từ bi hỷ xả cho.

Về quyết định của cuộc họp do một số Hòa Thượng, Thượng Tọa thuộc Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và quí vị tôn túc địa phương nhóm ngày 11-2-1981, tại tổ đình Từ Ðàm, Huế, ở Ðiều 1 biên bản cùng ngày, tôi xin hoàn toàn tán thành và xin nhất tâm cầu chúc quí Hòa Thượng luôn được pháp thể khinh an để lãnh đạo Giáo Hội.

Trân trọng,

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Thích Quảng Ðộ

* * *

VĂN THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH ÐẠT HƯƠNG

Phật lịch 2524

Tiền Giang, ngày 26-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Văn Phòng Chùa Báo Quốc – Huế

Trích yếu: v/v Dự dục nhiệm vụ Xử Lý Viện Tăng Thống

Tham chiếu: Biên bản ngày 11-2-1981 của Hội Nghị Hội Ðồng Giáo Phẩm

Kính bạch Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống:

Tôi ở xa, giấy tờ nhận trễ nên không đi Huế để đảnh lễ đức cố Tăng Thống Ðệ II, nhân ngày Ðại Tường của Ngài. Tại lễ trên quí Ngài đã đưa vấn đề nhân sự Viện Tăng Thống ra bàn trong khi chờ đợi Ðại Hội Giáo Hội suy cử đức tân Tăng Thống, đã ủy nhiệm Hòa Thượng Xử Lý Phật sự Viện Tăng Thống, tôi thấy việc làm ấy hợp pháp nên nhất tâm tán thành và cầu chúc Hòa Thượng nhiều sức khỏe để lãnh đạo Phật sự Giáo Hội.

Trân trọng kính chào Hòa Thượng Chánh Thư Ký.

Nay kính

Hòa Thượng Thích Ðạt Hương

Mỹ Tho - Tiền Giang

(ký tên)

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH PHÁP TRI

Phật lịch 2524

Ấn Quang, ngày 18-3-1981

Kính đệ: Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN

Kính bạch quí Hòa Thượng:

Phật sự đa đoan nên vừa qua tôi đã không ra Huế để dự cuộc họp của Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương, kính xin quí Hòa Thượng từ bi hỷ xả cho.

Về quyết định của cuộc họp do một số Hòa Thượng, Thượng Tọa thuộc HÐGPTU và quí vị tôn túc địa phương nhóm ngày 11-2-1981 tại tổ đình Từ Ðàm, Huế, ở Ðiều 1, biên bản cùng ngày, tôi xin hoàn toàn tán thành và xin nhất tâm cầu chúc quí Hòa Thượng luôn luôn được pháp thể khinh an để lãnh đạo Giáo Hội.

Trân trọng

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Thượng Tọa Thích Pháp Tri

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ ÐỨC

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tỉnh Minh Hải

Phật lịch 2524, Minh Hải, ngày 20-3-1981

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chùa Báo Quốc - Huế

Bạch Hòa Thượng:

Tôi đã nhận được biên bản cuộc họp giữa một số thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bàn về việc suy cử và suy tôn đức Ðệ Tam Tăng Thống của Giáo Hội do Hòa ThượngHòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo triệu tập.

Qua nghiên cứu, tôi hoàn toàn tán thành Ðiều 1 của hội nghị ghi trong biên bản là: “Trong khi chờ đợi Ðại Hội Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc, tất cả nhiệm vụquyền hạn của đức Tăng Thống, theo Hiến Chương qui định ở Ðiều 11, Chương 3 sẽ do vị đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống xử lý. Nếu cần Hòa Thượng Chánh Thư Ký Văn Phòng Viện Tăng Thống có thể tùy nghi lựa chọn một vài vị phụ tá.”

Kính chúc Hòa Thượng pháp thể khinh an, huệ đăng thường chiếu để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội.

NamThường Tinh Tấn Bồ Tát.

Kính thư

Thượng Tọa Thích Trí Ðức

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

* * *

VĂN THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG

Ấn Quang ngày 21 tháng 3, 1981

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch liệt vị:

Tôi xin tán thành biên bản cuộc họp ngày 11 tháng 2, 1981 tại tổ đình Từ Ðàm, Huế quyết định thôi cử chức vị Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống kiêm nhiệm chức vị Quyền Tăng Thống. Những chi tiết liên hệ quyết định này được ghi trong biên bản, tôi cũng xin tán thành.

Sau đây tôi kính trình thiển kiến của tôi liên hệ đến các chi tiết nói trên, những thiển kiến chỉ có tính cách kỹ thuật mà thôi.

1. Thay vì gọi là Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống quyền nhiếp Phật sự ngôi vị Tăng Thống, đề nghị gọi tắt là và rõ là Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Quyền Tăng Thống.

2. Hòa Thượng Quyền Tăng Thống chỉ nên mời thêm 2 vị nữa mà thôi phụ tá cho ngài. Hai vị này trạch tuyển trong Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và danh xưng cũng như nhiệm vụPhụ Tá Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.

3. Nên nói rõ thời điểm thôi tôn ngôi vị Tăng Thống. Lại nên hoạt động cho thời điểm ấy được hiệu quả. Nghĩa là nỗ lực triệu tập thành công Ðại Hội thôi tôn Tăng Thống. Vạn nhất thời điểm ấy không giữ đúng được thì sẽ thông tri cho thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và các cấp Giáo Hội biết để khỏi bị thắc mắc.

Gọi là có vài thiển kiến xin kính trình để liệt vị thẩm sát.

Nay kính,

Thích Trí Quang

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH HUYỀN QUANG

Phật lịch 2524, Ấn Quang ngày 26-3-1981

Kính gởi: Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Văn Phòng Chùa Báo Quốc - Huế

Trích yếu: v/v Dự dục nhiệm vụ Xử Lý Viện Tăng Thống

Tham chiếu: Biên bản ngày 11-2-1981 của Hội Nghị Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Kính bạch Hòa Thượng Chánh Thư Ký:

Tham chiếu biên bản thượng dẫn, tôi thành tâm tùy hỷ dự dục nhiệm vụ Xử Lý Viện Tăng Thống do Hòa Thượng xử lý.

Trân trọng kính chúc Hòa Thượng thân tâm thanh tịnh, Phật sự viên thành.

Nay kính,

Thích Huyền Quang

(ký tên)

* * *

VĂN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH ÐỔNG MINH

Phật lịch 2524, Nha Trang ngày 28-4-1981

NamA Di Ðà Phật

Kính gửi: Hòa Thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chùa Báo Quốc - Huế

Kính Hòa Thượng:

Con tán thành tinh thần biên bản ngày 11-2-1981 của Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương của Giáo Hội họp tại chùa Từ Ðàm, Huế về việc ủy quyền Xử Lý Viện Tăng Thống của Giáo hội cho Hòa Thượng đảm trách trong thời gian Giáo Hội chưa đủ nhân duyên suy tôn ngôi vị Tăng Thống Ðệ III của GHPGVNTN.

Con kính thành cầu chúc Hòa Thượng pháp thể khinh an để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêngGiáo Hội giao phó.

Nay kính

Thích Ðổng Minh kính bút

(ký tên)

* * *

VĂN THƯ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH HOÀN TÂM

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Giáo Hội Quận Trà Ôn

Chùa Phật Quang, Phật lịch 2524, ngày 29-4-1981

Kính gửi: Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và

Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo

Tôi vừa nhận được tờ biên bản cuộc họp giữa một số thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào ngày 1-2-1981 vừa qua.

Theo ý kiến tôi vừa xem qua tờ biên bản, tôi rất tán đồng ý kiến với các vị như Hòa Thượng Trí Tịnh, Hòa Thượng Giác Tánh, Hòa Thượng Trí nghiêm v.v... Nghĩa là theo giải pháp hợp thức hóa đương kim Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Xử lý Phật sự cho Viện.

Khi nào có cuộc Ðại Hội Giáo Hội Toàn Quốc suy tôn đức Tăng Thống Ðệ III, quyền xử lý của vị đương kim Chánh Thư Ký mới hết hạn.

Trên đây là ý kiến thành thật của tôi xin gửi đến Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo tường tri.

Thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương

Hòa Thượng Thích Hoàn Tâm

(ký tên)

Giới luậttinh thần Lục Hòa được đặt nặng trong Thông Ðiệp Phật Ðản.

Ðại lễ Phật Ðản năm 2525 (1981) đến, Hòa Thượng nhân cơ hội này nhắc nhở cho Tăng Tín Ðồ Phật Tử Việt Nam về bổn hoài của đức Từ Phụ: Ðức Phật ra đời chỉ với một mục đích duy nhấtphục vụ chúng sinh, chỉ rõ con đường nhập tri kiến Phật. Hòa Thượng kêu gọi Tăng Ni Phật Tử tăng trưởng tín tâm, kiên trì giới hạnh, nghiêm chỉnh thực hiện giáo lý Lục Hòa:

THÔNG ÐIỆP

Ðại Lễ Phật Ðản 2525

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thưa toàn thể Phật Giáo đồ:

Hàng năm cứ vào giờ phút thiêng liêng này, cùng với Phật Giáo đồ trên thế giới, Phật Tử chúng ta hân hoan đón mừng ngày Ðản Sanh của đức Bổn Sư. Ðây là một sự kiện trọng đại nhắc nhở chúng ta nhớ lại và phát nguyện một lần nữa bản thệ độ sanh của đức Bổn Sư, đã long trọng tuyên bố cách đây 2525 năm.

Bản thệ này qui định đức Phật ra đời chỉ vì một mục đích duy nhất, đó là phục vụ chúng sanh, chỉ rõ con đường ngộ nhập tri kiến Phật. Bản thệ đó, bất cứ ở đâu và thời nào cũng được khẳng định một cách rõ ràngthẳng thắn, xác định cơ sở tồn tại chỉ để phục vụ chúng sanh.

Khi đạo Phật truyền vào đất nước ta thì bản thệ ấy không những được khẳng định một cách mạnh mẽ, mà còn được phát huy với tất cả tác động tích cực của nó. Ðạo Phật truyền vào Việt Nam là để phục vụ dân tộc Việt Nam. Thực hành Phật đạo là vì đạo Phật đã có những đóng góp ích lợi thiết thực cho đời sống dân tộc Việt Nam. Dân Tộc và Phật Giáo vì thế đã trở thành hai mặt của một thể thống nhất.

Cho nên đón mừng Ngày Phật Ðản của đức Bổn Sư hôm nay, Phật Tử chúng ta, một lần nữa, phải long trọng thệ nguyện kiên trì thể hiệnthực hiện bản thệ trên của đức Bổn Sư, bằng cách:

Thứ nhất: Tăng trưởng Tín Tâm, kiên trì Giới Hạnh.

Thứ hai: Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ Lục Hòa để phục vụ, xây dựng Ðạo Pháp và Dân Tộc.

Trong giờ phút thiêng liêng này, tôi kêu gọi Phật Tử hãy dành một phút để mặc niệm các vị Thánh Tử Ðạo, những người đã hy sinh để bảo vệ Dân Tộc và Ðạo Pháp.

Cầu nguyện cho Dân Tộc và Ðạo Pháp mãi mãi trường tồn.

Cầu xin Ðức Phật gia hộ cho Phật Giáo đồ chúng ta luôn luôn đoàn kết để tu học, phục vụ Ðạo Pháp và Dân Tộc.

Phật lịch 2525, Huế ngày 20-4-1981

Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Hòa Thượng luôn luôn quan tâm đến hàng hậu bối, làm Ðàn Ðầu Hòa Thượng tại Ðại Giới Ðàn Báo Quốc năm 1981, làm lễ qui ytruyền giới cho hơn 1,000 Phật Tử tại Sắc Tứ Tịnh Quang, Quảng Trị. Ngoài ra ngài còn dành thì giờ biên soạn bộ Giảng Phẩm Tựa Kinh Bảo Ðàn.

Vì công việc Phật sự quá nặng nề, Hòa Thượng không thể có thì giờ cho Quốc Hội. Hơn nữa ngài nghĩ việc này người cư sĩ gánh vác thích hợp hơn nên ngài, lần thứ hai, đệ đơn từ chức Ðại Biểu Quốc Hội. Hòa Thượng rất sung sướng kỳ này được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chấp nhận. Giờ đây Như Áng Mây Bay, ngài không còn bận rộn với thế sự.

Nhưng Phật sự vẫn nặng trĩu hai vai. Ngày 28-7-1981 Hòa thượng gửi thư đến Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Trưởng Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam bàn về việc thống nhất các tổ chức Phật Giáo. Ngày 24-10 Hòa thượng gửi thư cho Chủ Tọa Ðoàn, đề nghị 5 điều bổ sung cho Bản Dự Thảo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một trong 5 điều là lá cờ Phật Giáo không thấy nhắc đến trong Bản Dự Thảo.

Công cuộc vận động thống nhất đưa đến buổi họp đặc biệt tại chùa Ấn Quang ngày 9-9-1981 với sự tham dự của Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo và đại diện các cấp Giáo Hội. Trong cuộc họp này Thượng Tọa Thích Huyền QuangThượng Tọa Thích Quảng Ðộ cương quyết phủ nhận Bản Dự Thảo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Thượng Tọa Huyền QuangThượng Tọa Quảng Ðộ bị công an thành phố Hồ Chí Minh mời “làm việc” ngày 11-10-1981. Ðại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội ngày 4-11-1981. Ðại Hội cho ra đời Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Về những chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Hòa Thượng Ðôn Hậu vì lý do sức khỏe, không thể tham dự Ðại Hội, tuy nhiên Ðại Hội vẫn công cử ngài làm Ðệ Nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật. Hay tin này, Hòa thượng đã gửi hai văn thư, một văn thư cho Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Chủ Tịch Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và một văn thư cho Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam từ chối không thể đảm nhiệm những chức vụ giao phó.

Ðối với Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng luôn luôn dành sự kính mến đặc biệt. Hòa Thượng đã từng chung học với Hòa Thượng Trí Thủ tại Phật Học Viện Tây Thiên, từng cùng Hòa Thượng gánh vác công việc Phật Sự trong nhiều nhăm. Tính tình phóng khoáng, khoan dung, từ bi độ lượng của Hòa Thượng Trí Thủ; khả năng nhiếp chúng, lòng từ mẫn chân tình của Hòa Thượng Trí Thủ đối với đồ chúng khó ai có thể sánh kịp. Những điều này Hòa Thượng ghi nhớ rõ khi viết văn thư cho Hòa Thượng Trí Thủ.

* * *

THƯ GỬI HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ

Phật lịch 2524

Linh Mụ, ngày 24 tháng 11 năm 1981

Kính gửi: Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Trưởng Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam

Chủ Tịch Ðoàn, Chủ Tịch Ðại Hội Ðại Biểu

Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội

Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11, 1981

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa Hòa Thượng:

Như Hòa Thượng đã biết, từ mùa Xuân năm 1980, khi Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam ra đời, tuy quí vị có ghi tên tôi vào Ban Vận Ðộng với danh nghĩa Cố Vấn, nhưng tôi đã không có sự cọng tác gì với Ban Vận Ðộng cả, kể các cuộc Ðại Hội Thống Nhất Phật Giáo vừa qua tôi đã vắng mặt. Thế nhưng qua báo chí và các văn kiện Ðại Hội phổ biến, lại thấy có tên tôi trong Ban Thường Trực Hội Ðồng Chứng Minh với chức vụ Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật.

Tôi xin chân thành cảm tạ ơn Hòa Thượng và Ðại Hội đã dành cho tôi vinh dự đó. Tuy nhiênlý do sức khỏe nên tôi không thể đảm nhận thêm chức vụ này được nữa, trong khi tôi vẫn còn một trách nhiệm lớn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong cương vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Viện Tăng Thống.

Do đó, nay tôi viết thư này kính tin Hòa Thượng rõ và nhờ Hòa Thượng hoan hỷ chuyển đạt tinh thần bức thư này đến quí vị trong Ðoàn Chủ Tịch của Ðại Hội vừa qua.

Kính chúc Hòa Thượng pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ và mong Hòa Thượng nhận nơi đây lòng chân thành của chúng tôi.

Nay kính,

Tỳ Kheo Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

* * *

THƯ GỬI HÒA THƯỢNG THÍCH ÐỨC NHUẬN

Phật lịch 2525, Bệnh Viện Thống Nhất, ngày 8-2-1982

Kính gửi: Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận

Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Hòa Thượng:

Vào những ngày cuối cùng của năm Tân Dậu, vì bệnh tình bức bách, nên ngày 21-1-1982, tôi đành phải rời Huế vào thành phố Hồ Chí Minh để chữa bệnh, giữa lúc mọi người đang hân hoan đón Xuân sang và cho đến hiện nay tôi vẫn đang còn được trị bệnh tại bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian ấy, ngày 7-2-1982, tôi lại nhận được lá thư của Hòa Thượng gửi cho tôi với danh nghĩa Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Nội dung bức thư ấy, Hòa Thượng báo tin cho tôi biết là Hội Nghị Ðại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam đã thành tựu viên mãn, cũng như Hội Ðồng Bộ Trưởng đã ra quyết định công nhận Bản Hiến Chương, danh sách Ban Lãnh Ðạo và cho phép Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hoạt động. Ðồng thời Hòa Thượng đã có lời khuyên tôi cố gắng cộng tác với Giáo Hội trong chức vụ nói trên.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn lòng thạnh tình của Hòa Thượng đối với tôi, đồng thời tôi rất lấy làm vinh dựtri ân quí Hòa Thượng đã dành cho tôi một chức vụ quan trọng như thế. Nhưng, thưa Hòa Thượng, như Hòa Thượng đã biết, vào đầu mùa xuân năm 1980, cũng chính là lúc tôi đang nằm điều trị ở bệnh viện Thống Nhất này, thì hay tin Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam được thành lập, trong đó tôi được có tên với danh nghĩa Cố Vấn. Thế nhưng bệnh duyên chướng ngại, nên tôi đã không tham gia được một Phật sự nào đáng kể, ngay cả cuộc Hội Nghị Ðại Biểu vừa qua tôi cũng phải vắng mặt. Cho nên, tôi xét thấy mình tuổi đã già, sức đã yếu lại bệnh hoạn liên miên và mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Do đó tôi viết thư này để kính báo với Hòa Thượng để Hòa Thượng rõ là tôi không thể đảm nhận được chức vụ quan trọng Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật Giáo Hội Phật Giáo Việt NamHội Nghị đã đề cử.

Tuy vậy, riêng cá nhân, tôi vẫn luôn luôn tâm nguyện sẽ tiếp tục đem tất cả sức tàn ra phụng sự chánh pháp trong khả năng còn lại của mình và trong điều kiện sức khỏe cho phép.

Rất mong Hòa Thượng thông cảm và nhận nơi đây lòng chân thành của tôi. Kính chúc Hòa Thượng phước trí nhị nghiêm, chúng sinh dị độ.

Nay kính,

Tỳ kheo Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Về việc thực hiện cuốn hồi ký Trên Những Chặng Ðường.

Nằm nhà thương chữa bệnh, nhưng có phút nào thấy khỏe, Hòa Thượng cũng chuẩn bị tài liệu cho thâu băng để ghi lại những công tác Phật sự, những đoạn đường đã trải qua. Công việc này được Hòa Thượng tiếp tục khi ra khỏi bệnh viện trở về chùa Linh Mụ. Thành quảTrên Những Chặng Ðường.

Ngày 25-3-1982 Phiên Họp Bất Thường. Thượng Tọa Huyền QuangThượng Tọa Quảng Ðộ bị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh lưu giữ. Ngày 4-4-1982 Hòa Thượng nhân danh Chánh Thư Ký, Xử Lý Viện Tăng Thống, chiếu Ðiều 15, Chương 4 của Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất triệu tập Phiên Họp Bất Thường tại Trụ Sở Trung Ương của Giáo Hội, chùa Ấn Quang số 243 Ðường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Phiên họp bắt đầu lúc 8:30 sáng.

Thành phần tham dự: Quí Hòa Thượng Thượng Tọa thành viên Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương, Viện Tăng Thống, Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo.

Chủ tọa phiên họp: Hòa Thượng Chánh Thư Ký, Xử Lý Viện Tăng Thống.

Chương trình họp:

Chỉnh đốn Văn Phòng Viện Hóa Ðạo.

– Gửi thư đến UBND thành phố Hồ Chí Minh về vụ câu lưu hai Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Ðộ.

– Ðại lễ Phật Ðản năm 2526.

Tinh thần Hòa Hợp được đặt năng trông Thông Ðiệp Phật Ðản năm 2526.

Mùa Phật Ðản lại đến. Hòa Thượng gửi Thông Ðiệp đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Nitoàn thể Phật tử. Chủ đề của Thông Ðiệp Phật Ðản năm nay là hòa hợp. Có sống hòa hợp mới mong làm tròn nhiệm vụ mở bày tri kiến Phật, mới mong làm nên sự nghiệp ích nước, lợi dân. Sống hòa hợpđiều kiện cần yếu cho sự tiến tu.

Tại sao Hòa Thượng chọn Hòa Hợp làm chủ đề Thông Ðiệp Phật Ðản? Bởi vì mầm mống phân hóa đã phát hiện sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời. Bên này, bên kia. Bỉ, thử, ngã, nhân làm mất đi trí tuệ bát nhã, làm mờ tri kiến Phật.

THÔNG ÐIỆP ÐẠI LỄ PHẬT ÐẢN 2526

của Hòa Thượng Chánh Thư Ký,

Xử lý Viện Tăng Thống.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

– Thưa chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa khả kính.

– Hàng Giáo Phẩm trong Hội Ðồng Lưỡng Viện.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

– Chư Ðại Ðức Tăng Ni, Phật Tử Ban Ðại Diện Giáo Hội các cấp.

– Cùng toàn thể Phật Giáo đồ, những người con trung kiên của Giáo Hội ở trong nước cũng như ngoài nước.

Mùa Phật Ðản lại về. Cùng với Phật Giáo đồ trên toàn thế giới, cũng vào ngày giờ này, chúng ta thành kính đón mừng lễ Ðản Sanh của Ðức Từ Phụ trong niềm hân hoanlòng biết ơn vô hạn đối với Ngài, đối với đạo lý giải thoát như thật do Ngài vạch ra. Trong niềm hân hoanbiết ơn vô hạn đó, tôi xin gửi đến chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tang Ni và đồng bào Phật Tử trong cũng như ngoài nước, lời cầu chúc an lành, lời kêu gọi hòa hợptiến tu.

Ðức Phật ra đời vì một đại sự duy nhất là mở bày con đường giác ngộ tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh thấy lại diện mục xưa nay của bản thân mình, của đồng loại mình, để phá vỡ những trói buộc do nhận thức mê mờ, tình cảm mù quáng, do ý chí xung đột bủa vây mà vươn lên thành bậc Giác Ngộ.

Ðộng cơ của sự ra đời để mở bày con đường giác ngộ ấy, chính là lòng từ bi vô hạn đối trước những nỗi khổ đau đang đè nặng lên thân phận kiếp người. Thật vậy, dưới ánh sáng của Phật Pháp, chỉ khi nào tình thương của mọi người, của chính mình thương lấy mình và thương nhau, chỉ khi nào phá vỡ được những trói buộc đã nói trên, con người mới thực sự sống hòa bình, an lạc. Cư xử với nhau trong tình huynh đệ tương thân, bình đẳng là mỗi từng bước một tiến lên địa vị giác ngộ của Phật Ðà.

Chúng ta càng vững tin hơn, vì 2526 năm lịch sử trôi qua, đã kéo theo biết bao sự nghiệp vĩ đại, kiêu hùng của các nền văn minh, văn hóa của loài người chìm sâu trong bóng tối, nhưng với đạo Phật thì vẫn mãi mãi còn đó. Vẫn Sống và vẫn Sáng. Sự hiện diện của đạo Phật trong cuộc sống con người là nhằm mục đích thực hiện chân hóa, thiện hóa, mỹ hóa cuộc đời mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Do những nhân duyên ấy, nên đạo Phật truyền bá tới đâu cũng được con người hân hoan đón nhận, coi như sự phát triển của chính mình.

Khi đạo Phật truyền vào nước ta, đã được ông cha ta niềm nở đón nhận, phát huy thành một lối sống, đặt nền móng cho sự hình thành một truyền thống dân tộc lành mạnh, biến con người Việt Nam bình dị thành những anh hùng, kiên trì, rộng lượng của những thời đại Lý, Trần.

Cụ thể hóa trong thực tế, đạo Phật đã là chất liệu xây dựng những nếp sống văn minh, tương thân, tương trợ, xuyên qua đời sống Lục Hòa của Tăng Già. Sống Lục Hòa tức là sống hòa hợp một cách chân thành, tha thiết đến sự nghiệp chung, nhưng không bỏ qua những yêu cầu chính đáng của từng cá thể con người.

Ôn lại lịch sử đạo Phật tại Việt Nam, chúng ta sẽ rút được những kinh nghiệm quí báu của sự hòa hợp. Có sống hòa hợp như thế mới mong làm tròn nhiệm vụ của Phật Tử đối với đại sự mở bày tri kiến Phật của Ðức Từ Phụ, mới mong làm nên những sự nghiệp ích nước, lợi dân. Ðiều này có nghĩa, sống hòa hợpđiều kiện cần yếu cho sự tiến tu và sự tiến tu chỉ có thể thực hiện được nếu có sống hòa hợp. Chính vì tinh thần hòa hợp và nhu cầu tiến tu đó mà Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã ra đời và đã từng làm rạng rỡ thêm những trang sử vàng son của Dân Tộc và Ðạo Pháp. Cho nên để thiết thực đón mừng Khánh Lễ Phật Ðản năm nay, tôi mong mỏi chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni các cấp Giáo Hội, cùng toàn thể Phật Giáo đồ trong và ngoài nước, hãy hòa hợptiến tu và dõng mãnh tiến tu để cùng nhau hòa hợp.

Giờ đây hoa Ưu Ðàm đã nở, tôi mong cho hoa nở mãi và hương thơm của hoa tỏa khắp nơi, hầu đem lại một cảnh sắc tươi vui cho con ngườicuộc đời.

Cầu xin Ðức Phật soi sáng cho chúng ta.

Viện Tăng Thống ngày 4 tháng 4 năm 1982

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Hòa thượng khuyên mọi người sống hòa hợp, đừng phân cách. Và Hòa Thượng cầu xin Phật hộ trì cho tất cả người con Phật sống hòa hợp bằng câu kết của Thông Ðiệp: “Cầu xin đức Phật soi sáng cho chúng ta”.

Các nhà lãnh đạo Phật Giáo trong vòng lao lý và sự rạn nứt của Phật Giáo.

Ngày 2-5-1982 Thượng Tọa Huyền QuangThượng Tọa Quảng Ðộ bị Nhà Nước bắt đưa về quê quán. Thượng Tọa Huyền Quang bị giải về Bình Ðịnh, rồi chuyển ra Quảng Ngãi còn Thượng Tọa Quảng Ðộ bị giải cùng mẹ về tỉnh Thái Bình.

Sau khi hai Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Ðộ bị giải về nguyên quán, Hòa Thượng từ chùa Vạn Phước đến chùa Ấn Quang, với sự trợ tá của Thượng Tọa Nhật Liên, tổ chức phiên họp Giáo Hội PGVNTN. Chương trình nghị sự gồm những điểm chính như sau:

Cầu an cho hai vị TT Huyền Quang và Quảng Ðộ.

– Những vị tham gia Ban Vận Ðộng do Nhà Nước thành lập có còn là thành viên của Hội Ðồng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội PGVNTN?

– Công tác Phật sự sắp tới.

Buổi họp khá sôi nổi. Sự nứt rạn đã xuất hiện, điều mà Hòa Thượng rất lo ngại.

Ngày 7-71982 Ban Trị Sự Thành Hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vừa mới được thành lập đến chiếm đoạt Trụ Sở Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất số 243 Ðường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP Hồ chí Minh. Hòa Thượng viết văn thư cho Hòa Thượng Thích Trí Thủ nói việc làm trên trái luật pháp, sai giới luật.

* * *

VĂN THƯ GỬI HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống

Số 2/82/VTT

Phật lịch 2526, ngày 14-7-1982

Kính gởi: Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Chủ Tịch Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thưa Hòa Thượng:

Như Hòa Thượng đã biết, vào ngày 7-7-1982 Ban Trị Sự Thành Hội, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh đã tự tiện đến công bố đoạt thủ Trụ Sở Trung Ương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, số 243 Ðường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh mà không cần có sự thỏa thuận của chúng tôi!

Thay mặt chư tôn giáo phẩm Hội Ðồng Lưỡng Viện và toàn thể Tăng Ni Phật Tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chúng tôi rất lấy làm ngạc nhiênhoàn toàn không đồng ý về việc làm ấy của Ban Trị Sư Thành Hội.

Nhân dịp này chúng tôi xin nhắc lại với Hòa Thượng rằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một tổ chức không những có nhiều công lao xây dựng Ðạo Pháp mà còn có sự đóng góp lớn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay cả những vị lãnh đạo Phật Giáo hữu danh trên đất nước này, trong đó có Hòa Thượng, đều đã xuất thân từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Do đó dù bất cứ ai có sự xúc phạm đến sự tồn vong của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thiết tưởng Hòa Thượng cũng phải trực tiếp chịu phần trách nhiệm đối với lịch sử Dân Tộc và Ðạo Pháp, huống nữa là trước hành động phi pháphoàn toàn trái ngược với giới luật Phật chế của Ban Trị Sự Thành Hội, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh đã nói trên, cũng như đối với tất cả các cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở khắp các Tỉnh, Thị từ Quảng Trị đến Cà Mâu, nếu có xảy ra những trường hợp tương tự thì trách nhiệm của Hòa Thượng lại càng lớn lao hơn nữa!

Chúng tôi hy vọng Hòa Thượng sẽ bày tỏ thái độ của mình trước những việc làm đó và sẽ có biện pháp giải quyết tốt đẹp.

Kính chúc Hòa Thượng phước trí nhị nghiêm, Bồ Ðề quả mãn.

Nay kính,

TM. Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Phó bản kính gửi:

– Ban Chỉ Ðạo VHÐ.GHPGVNTN “để tri tường”.

Sau khi Hòa Thượng Thích Trí Thủ sang làm việc cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Ðộ bị bắt, đưa đi an trí tại quê nhà, Hòa Thượng Ðôn Hậu phải lo toan mọi công việc Phật sự của Giáo Hội. Hòa Thượng phải triệu tập các phiên họp của Viện Hóa Ðạo, phải viết thư cho Thượng Tọa Pháp Tri, Ðại Ðức Minh Kiến v.v... để giải quyết vấn đề.

* * *

VĂN THƯ GỬI THƯỢNG TỌA THÍCH PHÁP TRI

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống

Số 3-82/VTT/VP

Phật lịch 2526, ngày 20 tháng 12 năm 1982

Kính gởi: Thượng Tọa Thích Pháp Tri

Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Trích yếu: v/v Phúc đáp văn thư xin từ chức Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo

Thưa Thượng Tọa:

Tham chiếu văn thư ngày 27-5-1982 của Thượng Tọa, thay mặt Hội Ðồng Viện Tăng Thống, chúng tôi phúc đáp Thượng Tọa được rõ:

– Về việc tu học, chúng tôi vô cùng tán dương tâm nguyện tích cực tiến tu của Thượng Tọa đã và đang thực hiện kể từ hơn 8 tháng qua.

– Về việc Thượng Tọa xin từ chúc Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chúng tôi không thể giải quyết trong lúc này. Vì, như Thượng Tọa đã biết: Một là cho đến nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang gặp nhiều khó khăn rất cần sự góp công, góp sức của Thượng Tọa và quí vị trong Hội Ðồng Lưỡng Viện. Hai là chỉ có phiên họp của Hội Ðồng Lưỡng Viện và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo mới giải quyết được sự từ chức này.

Do vậy, chúng tôi yêu cầu Thượng Tọa cố gắng tiếp tục đảm nhiệm chức vụ của mình để cùng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phục vụ Ðạo Pháp và Dân Tộc trong khi chờ đợi một phiên họp của Hội Ðồng Lưỡng Viện và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo.

Kính chúc Thượng Tọa phước trí trang nghiêm.

Nay thư,

TM. Hội Ðồng Viện Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Bản sao kính gởi:

– Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo

– Ban Chưởng Quản GHPGVNTN “để kính tường”

– Lưu hồ sơ

VĂN THƯ GỬI ÐẠI ÐỨC THÍCH MINH KIẾN

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Viện Tăng Thống

Số 4/VTT/VP

Phật lịch 2526, ngày 20 tháng 12 năm 1982

Kính gởi: Ðại Ðức Thích Minh Kiến

Phó Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Trích yếu: v/v Phúc đáp văn thư xin từ chức Phó Tổng Thư Ký

Viện Hóa Ðạo

Thưa Ðại Ðức:

Tham chiếu văn thư ngày 8-5-1982 của Ðại Ðức, thay mặt Hội Ðồng Viện Tăng Thống, chúng tôi phúc đáp Ðại Ðức được rõ:

Chúng tôi không thể giải quyết việc xin từ chức Phó Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Ðại Ðức, vì như Ðại Ðức đã biết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện nay đang cần sự góp công, góp sức của Ðại Ðức cũng như quí vị trong Hội Ðồng Lưỡng Viện. Ngoài ra chỉ có phiên họp của Hội Ðồng Lưỡng Viện và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo mới giải quyết được sự từ chức Phó Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo hiện nay.

Do đó, chúng tôi yêu cầu Ðại Ðức cố gắng tiếp tục đảm nhận chức vụ của mình để cùng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phục vụ Ðạo Pháp và Dân Tộc, trong khi chờ đợi một phiên họp của Hội Ðồng Lưỡng Viện và Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo. Chúng tôi rất tán dương tinh thần tích cực tu học của Ðại Ðức dành cho mai hậu, cũng như tinh thần phục vụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Ðại Ðức bấy lâu.

Chúc Ðại Ðức thân tâm thường an lạc.

Nay thư,

TM. Hội Ðồng Tăng Thống

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Bản sao kính gởi:

– Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Ðạo

GHPGVNTN “để kính tường.”

Về cố đô Huế Hòa Thượng dành thì giờ giảng dạy tại các Phật Học Viện, tại các chùa cho Tăng, Ni, Phật Tử. Ngoài ra Hòa Thượng còn biên soạn bộ Khóa Nghi Diễn Giảng Ðàn Bạt Ðộ Giải Oan và tập Ý Nghĩa Niệm Phật. Hòa Thượng lo việc truyền thừa giới luật không những cho hàng Tăng Giới mà cả Ni Giới. Hòa Thượng làm Ðàn đầu Hòa Thượng tại Ðại Giới Ðàn Ni, được tổ chức tại chùa Trúc Lâm, Thừa Thiên năm 1983.

Sáng sớm ngày 25-3-1984 công an thành phố Hồ Chí Minh cho mời Hòa Thượng Thích Trí Thủ đến trụ sở công an thành phố có việc gấp. Hòa Thượng vừa ra khỏi chùa Già Lam thì một lực lượng công an hùng hậu bao vây chùa, bắt các Ðại Ðức Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Nguyên Giác. Một toán công an khác đến trường Cao Ðẳng Phật Học Vạn Hạnh bắt Ðại Ðức Như Minh, Sư Cô Huệ Khương, một toán công an khác bắt Sư Cô Trí Hải đang hướng dẫn Phật Tử tu học tại chùa Diệu Pháp, Hố Nai, buộc tội những vị này hoạt động chống chính phủ qua Ủy Ban Bảo Vệ Phật GiáoCứu Nguy Dân Tộc.

Hòa Thượng Thích Trí Thủ khi đến trụ sở công an thành phố thì bị giữ lại, bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ Chủ Tịch Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội Nhà Nước vừa được thành lập) để che chở Ðại Ðức Tuệ Sỹ, Trí Siêu v.v... Hòa Thượng bị thẩm vấn, được vào Bệnh

Viện Thống Nhất tịnh dưỡng và qua đời trong bệnh viện vì “bị đứt mạch máu não” ngày 1-4-1984.

Thật là một mất mát lớn cho Phật Giáo Việt Nam. Môn đồPhật Tử sau nhiều năm mà vẫn còn truyền miệng lời thương, nỗi nhớ:

“Cho dầu Thầy đã đi xa,

Quê hương vẫn giữ bao la bóng Thầy”

Hòa Thượng Thích Thanh Trí, Chánh Ðại Diện Miền Vạn Hạnh, Giáo Hội PGVNTN, cánh tay mặt của Hòa Thượng Thích Trí Thủ cũng qua đời vì chứng bệnh tương tợ một tháng sau tại bệnh viện Huế.

Ðầu năm 1985 Hòa Thượng được tin Hòa Thượng Thích Phúc Hộ, Viện Chủ Chùa Bảo Tịnh, Tuy Hòa, thành viên Hội Ðồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống Nhất viên tịch. Tháng 9 năm 1985 Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận, nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, tác giả của nhiều tác phẩm Phật Học nổi tiếng, cư trú tại chùa Giác Minh, thành phố Hồ Chí Minh cũng bị công an bắt, bị buộc tội làm cố vấn cho Ủy Ban Bảo Vệ Phật GiáoCứu Nguy Dân Tộc do Ðại Ðức Tuệ Sĩ và Trí Siêu lãnh đạo.

Bao nhiêu biến chuyển đau thương dồn dập đến Hòa Thượng. Lòng thương tiếc vô vàn đối với Hòa Thượng Trí Thủ, hòa Thượng Thanh Trí, cảm tình sâu đậm đối với Ðại Ðức Tuệ Sĩ, lòng thương yêu với người đệ tử Trí Siêu Lê Mạnh Thác, lòng mến mộ kính trọng đối với Hòa Thượng Thích Phúc Hộ, Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận, làm Hòa Thượng lâm bệnh. Mặc dầu vậy, Hòa Thượng vẫn viết thư phân ưu với môn đồ, thất chúng đệ tử của Hòa Thượng Phúc Hộ, viết đơn gửi ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ xin bảo lãnh các Ðại Ðức Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Nguyên Giác nhưng không được Bộ Nội Vụ trả lời.

THƯ PHÂN ƯU

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Số 1-85/VTT

Phật lịch 2528 Huế ngày 3 tháng 2 năm 1985

Kính gửi: Thượng Tọa Thích Trí Thành

Chùa Bảo Tịnh, Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh

Thưa Thượng Tọa:

Chúng tôi vô cùng xúc động khi được tin Hòa Thượng Thích Phúc Hộ, thành viên Hội Ðồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa viên tịch. Sự vĩnh viễn ra đi của Hòa Thượng đã làm cho Giáo Hội mất đi một vị Giáo Phẩm gương mẫu, trọn đời hy sinh cho Dân Tộc và Ðạo Pháp, thất chúng mất đi một bậc Thầy mô phạm chí kính!

Trước sự mất mát lớn lao nầy, thay mặt chư tôn Giáo Phẩm Hội Ðồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chúng tôi xin bày tỏ niềm thương tiếc, thành kính truy niệm công đứccầu nguyện Giác Linh Hòa thượng cao đăng Phật Quốc, đồng thời chia sẻ nỗi đau xót này cùng môn đồthất chúng tại bổn xứ.

TM. Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

* * *

ÐƠN XIN BẢO LÃNH

Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Kính gửi: Ông Mai Chí Thọ, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ

Nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðồng kính gửi: Ban Tôn Giáo Chính Phủ

Tôi là Thích Ðôn Hậu, hiện ở chùa Linh Mụ, thành phố Huế, gửi đơn này đến quí vị yêu cầu việc như sau: Vào ngày 22 tháng 3 năm 1984, Lê Mạnh Thát tức Thích Trí Siêu là đệ tử của tôi, Phạm Văn Thương tức Thích Tuệ Sỹ, Hồ Khắc Dũng tức Thích Nguyên Giác là đệ tử của cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, những vị này có tinh thần dân tộc và đạo Phật Việt Nam, nên đã bị Nhà Nước nghi ngờ khác chính kiến, do đó đã bị bắt giam đến nay chưa được trả tự do. Ðể thể hiện tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng của Nhà Nước, nên tôi xin bảo lãnh quí vị ấy ra khỏi lao xá.

Rất mong quí vị quan tâm

Linh Mụ ngày 10 tháng 12 năm 1985.

Thích Ðôn Hậu

Bộ Nội Vụ và Ban Tôn Giáo đều không trả lời thư của Hòa Thượng xin bảo lãnh.

Thầy Hải Tạng nói năm 1986 bệnh tình của Ôn trở nên trầm trọng. Ôn nói khó khăn, đi đứng không được phải ngồi xe lăn. Hàng môn đồ tưởng Ôn không qua khỏi, may nhờ sự săn sóc tận tình của các bác sĩ, nhất là bác sĩ Lê văn Bách, bác sĩ nhà sư Hải Ấn, của các y tá, của quí thầy, quí cô, của hàng thị giả ngày đêm túc trực nên sau ba tháng, cơn bệnh của Ôn được thuyên giảm, nhưng thể trạng không được như trước.

Năm 1988 sau căn bệnh hiểm nghèo, thập tử nhất sinh năm 1986, vào ngày mồng ba tháng Giêng tức là ngày 19-2-1988, Hòa Thượng cho họp đệ tử, ban lời di huấn cho hàng thất chúng vì biết ngày rời bỏ trần thế không còn bao lâu. Hòa Thượng dặn chư Tăng Ni ghi lời dạy của Hòa Thượng thành văn gọi là Lời Di Huấn để lại cho hàng thất chúng đệ tử.

LỜI DI HUẤN

Cùng tất cả thất chúng đệ tử:

Lời Kinh dạy: “Mạng người vô thường, ngắn ngủi trong hơi thở”.

Thầy nay tuổi ngoài bát tuần, lại thêm trọng bệnh, sức khỏe yếu dần, giờ phút giã biệt các con không còn bao lâu nữa. Vậy Thầy có vài lời tâm huyết căn dặn lại, trước khi Thầy trút hơi thở cuối cùng:

1. Khi Thầy không còn nữa, anh em các con hãy biết thương yêu nhau trong tinh thần hòa hợp. Người đi trước phải có trách nhiệm giúp đỡ, dìu dắt kẻ đi sau, nhất là đối với việc duy trì tịnh giới, tinh tấn tu hành để khỏi luống uổng chí nguyện của người xuất gia.

2. Tang lễ của Thầy nên tổ chức một cách đơn giản, trang nghiêm và không kém phần đạo vị. Nên miễn giảm các nghi thức rườm rà, chịu ảnh hưởng các đạo giáo của thế gian, mà không thể hiện được tinh thần thuần túy của Phật Giáo.

3. Chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni có lòng đến dự tang lễ, phải thừa  chu đáo, xếp đặt chỗ ngồi trang nghiêm, thỉnh mời các ngài đứng ngồi theo ngôi thứ, bao quanh linh cữu, tụng kinhniệm Phật theo chánh pháp.

4. Các cơ quan, đoàn thể công tư có lòng đến thăm viếng, phúng điếu, xin mời giữ yên lặng tưởng niệm là đủ. Miễn tất cả sớ ai, tiểu sử hoặc tuyên dương công đức... trái với tinh thần vô ngã, vô tướng của Phật Pháp. Hãy nhường những việc làm ấy cho lịch sử mai hậu.

5. Ngoài sự tụng kinh, niệm Phật, xin giữ thanh tịnh, không nên có tiếng kêu khóc, nhất là về phía Phật Tử thiện tín.

6. Ban Tang Lễ nên cử bộ phận phát ngôn thay đổi làm việc. Ngoài bộ phận này, không ai được tự tiện phát biểu hay tuyên bố lời gì, nếu không có sự chấp thuận của Ban Tang Lễ.

Suốt cuộc đời của Thầy hơn tám mươi năm, sống tận tụy bên đồ chúng, không phải giờ ra đi chỉ để lại có bấy nhiêu lời. Nhưng vì đó là những điều cần yếu khi lâm sự, nên phải dặn dò, còn những ưu tư trongbản nguyện của Thầy đối với Ðạo Pháp, Dân Tộc và Ðồ Chúng thì không sao nói hết được. Là những người thường sống bên cạnh Thầy, các con phải tế nhị mà tự cảm nhận lấy. Còn như chỗ thâm yếu củagiáo lý Phật Ðà, thì các con phải dụng công tu tập mới có thể giác ngộ, chứ không thể dùng lời dặn mà thấu hiểu được.

Các con hãy luôn luôn thức tỉnh, nhớ nghĩ đến cuộc đời vô thườngtinh tấn nhiều hơn! Hãy ghi nhớ kỹ!

Linh Mụ ngày 19 tháng 2 năm 1988

Lão bệnh Tỳ Kheo Ðôn Hậu

Sáu tháng sau vào ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 1988, Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh xử 21 Tăng Ni, Phật Tử buộc tội đã tham gia Ủy Ban Bảo Vệ Phật GiáoCứu Nguy Dân Tộc bị tù từ 4 năm đến tử hình.

Tâm Thư gửi chư Tăng Ni Phật Tử hải ngoại phát huy bản thể Tăng Già.

Vừa được lành bệnh, Hòa Thượng lại tiếp tục công việc của Chánh Thư Ký Xử lý Viện Tăng Thống. Năm 1991, Hòa Thượng gửi Tâm Thư cho chư Hòa Thượng, Thượng Tọa Ðại Ðức Tăng Ni đang tu đạohành đạo tại hải ngoại, khuyên nỗ lực kế thừa sự nghiệp cao cả của Phật và chư Tổ.

blank
Quí Hòa Thượng đến vấn an nhân dịp Tết Tân Mùi, 1991
Từ trái sang phải: Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Hưng Dung,
Hòa Thượng Mật Hiển.
Phía sau: Ðại Ðức Trí Tựu, thị giả của Ôn.
(Tiểu Sử, tr. 71)

TÂM THƯ

Gửi chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng

Ni Việt Nam đang hành đạotu học ở hải ngoại.

Phật lịch 2535

Huế ngày 10 tháng 9 năm 1991

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Thưa quí vị:

Ðức Thế Tôn ra đời, chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đem lại trí tuệ, tình thương hạnh phúcan lạc cho chư thiênloài người. Hàng chúng tăng đệ tử củaNgài từ thế hệ này qua thế hệ khác, tâm trong tâm, nguyện cùng nguyện, đã từng hòa hợp với nhau để kế tục sự nghiệp cao cả ấy. Tuy nhiên việc kế tục khôngđơn giản, vì có khi hàng đệ tử Phật đã hy sinh tính mạng của mình cho chánh pháp được hoằng dương.

Trong lịch sử truyền bá Phật Giáo Việt Nam cũng như thế, có lúc rất bi thảm đầy tủi nhục, nhưng cũng có lúc vẻ vang đáng tự hào. Lúc bi thảm là lúc bản thể của Tăng bị lu mờ, nội bộ của Tăng bị phân hóa và thành phần của Tăng có nhiều quan điểm dị biệt, giới hạnh suy kém và hiểu biết đạo lý một cách cục bộ, phiến diện. Trái lại, lúc vẻ vang là lúc nội bộ chúng

Tăng hòa hiệp, biết gạt bỏ những quyền lợi riêng tư, những ngã chấp tầm thường, để tiến xa trên con đường tịnh hạnh, lấy giác ngộ, giải thoát làm cứu cánh, lấy bản nguyện độ sanh làm sự nghiệp.

Bài học lịch sử này, Tăng Ni Việt Nam đã và đang rút ra từ kinh nghiệm đầy quí báu trong cuộc sống hiện tại.

Bởi vậy từ quê hương và cũng chính từ kinh nghiệm bản thân, tôi hằng nghĩ đến, nếu không muốn nói là luôn luôn lo âutheo dõi những sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam đang tu họchành đạo ở hải ngoại, những người con của Giáo Hội đang đem chuông đánh ở xứ người, một việc làm cao quí nhưng cũng đầy phức tạp. Với niềm thao thức đó nay tôi có mấy lời tâm huyết gửi đến quí vị: Vì rằng năm nay tôi đã xấp xỉ cửu tuần, sự sống có thể ngưng lại lúc nào và sự từ giã anh em trong trọng trách của mình cũng chưa kỳ hẹn được, nên tôi tha thiết kêu gọi quí vị hãy phát huy hơn nữa bản thể của Tăng già mà đoàn kết hòa hiệp.

Hãy cùng nhau thể hiện tinh thần tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám như luật dạy.

Hãy vì sự tồn tại của Giáo Hội, vì sự quang vinh của Ðạo Pháp và Dân Tộc mà gạt bỏ những quan điểm dị biệt để cùng nhau hoằng dương chánh pháp, làm được nhiều Phật sự cụ thể, hữu ích và lớn lao hơn nữa như có nhiều vị đã thực hiện.

Tăng Ni Phật Tử tại quê nhà đang gửi gắm nhiều niềm tin tưởng và đạo tình cao quí ở quí vị. Tôi thành tâm cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho tất cả anh em thân tâm an lạc, phước trí trang nghiêm để hoàn thành sứ mạng của bậc Chúng Trung Tôn Phật Pháplịch sử Phật Giáo Việt Nam giao phó!

Nay kính

Tỳ Kheo Thích Ðôn Hậu

Về nguyên tắc thành lậpđiều hành Giáo Hội PGVNTN tại hải ngoại.

Sau khi gửi bức Tâm Thư đến chư tôn đức ở hải ngoại, Hòa Thượng nhận thấy cần chỉnh đốn nội bộ Phật Giáo, cần phá vỡ thành kiến chấp trước, cần bao dung, hòa hợp, cùng nhau chung lo Phật sự, Hòa Thượng ra Thông Ðiệp, đưa ra những phương thức hoằng đạo căn bản.

THÔNG ÐIỆP

Của Ðại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký

Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống

Phật lịch 2535

Huế ngày 31 tháng 10 năm 1991

Thân gửi: Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni Và đồng bào Phật Tử ở hải ngoại

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa quí liệt vị:

Trước hết, thay lời chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni và đồng bào Phật Tử trong nước, tôi trân trọng gửi đến chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni và đồng bào Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại lời thăm hỏi ân cần trong đạo tình nồng nhiệt nhất.

Riêng tại quê nhà, mặc dầu trải qua bao nhiêu biến cố dồn dập của đất nước trong những năm tháng đã qua, nhưng tôi và quí vị trong Hội Ðồng Lưỡng Viện của Giáo Hội vẫn giữ đúng truyền thống của Phật Giáo Việt Nam, trước sau như một. Sự chịu đựng kiên trì ấy, phải chăng đã làm sáng tỏ thêm đặc tính nổi bật của Phật Giáo Việt Nam là luôn luôn gắn liền với vận mệnh Dân Tộc.

Yếu tố căn bản để có thể chịu đựng kiên trì như vậy, trước hết, chính là tinh thần thống nhất, đoàn kết và hòa hiệp của Tăng Già.

Từ đó tôi tin tưởng rằng, dù có ra đi hành đạo ở bất cứ nơi đâu, quí liệt vị cũng sẽ cùng chung với chúng tôi một quan điểm ấy.

Do vậy, vừa qua với ý thức trách nhiệmkinh nghiệm của một người đi trước, tôi đã mạnh dạn gửi một bức Tâm Thư đến quí liệt vị. May mắn thay những lời thống thiết của tôi đã được đông đảo chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni ở trong nước và hải ngoại đồng tình. Từ đó đến nay đã có rất nhiều văn kiện, điện tín, thư từ... gửi về tỏ bày đáp ứng.

Sau khi đã nghiên cứu các văn bản và hiệp ý cùng chư vị Hòa Thượng trong Hội Ðồng Lưỡng Viện, nay nhân danh Viện Tăng Thống, tôi xin chân thành khuyến thỉnh quí liệt vị lưu ý thực hiện mấy điểm sau đây:

Tất cả chư Tăng nguyên trước đây đã từng là Giáo Phẩm, nhân sự, Tăng sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nay đang hành đạotu học tại nhiều quốc gia trên thế giới, nên có kế hoạch thành lập một Giáo Hội hợp nhất, lấy tên là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tại Hải Ngoại.

1. Nguyên tắc tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại căn bản dựa theo Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã ban hành năm 1964, do một Ban Ðại Diện (hoặc có thể là Ban Ðiều Hành v.v...) trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm với Hội Ðồng Lưỡng Viện tại quê nhà. Tuy nhiên cũng có thể tùy theo điều kiện và bối cảnh cụ thể ở hải ngoại mà nghiên cứu phối hợp tổ chức cho hợp lý, hữu hiệu, nhằm thể hiện tinh thần hòa hiệp cao độ, tạo cho lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Hải Ngoại có hệ thống chặt chẽ và quy mô hơn.

2. Ðể thực hiện được hai điều trên, yêu cầu cấp thiết và trước hết là phải thành lập xong các Giáo Hội thực sự thống nhất tại mỗi quốc gia hiện có Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam đang sinh hoạt. Ðặc biệt tại Hoa Kỳ hiện có 6 đến 7 tổ chức Phật Giáo Việt Nam, yêu cầu khẩn cấp vận động, điều hợp thành một Giáo Hội duy nhất và đề nghị nên hoan hỷ tự ý ngừng sinh hoạt các tổ chức riêng lẻ hiện có.

3. Giáo Hội tại quê nhà cũng như cá nhân tôi và quí vị trong Hội Ðồng Lưỡng Viện sẽ không liên hệ mọi Phật sự với bất cứ một tổ chức Phật Giáo Việt Nam nào ở hải ngoại, nếu ở đó chưa có một Giáo Hội thật sự thống nhất và sẽ không yên tâm nếu như những điều khuyến thỉnh này chưa đạt được kết quả mong muốn.

Thưa quí liệt vị:

Trên đây là tất cả niềm thao thức của chúng tôi, những người đã và đang gắn chặt đời mình với sự thịnh suy của Ðạo Pháp, trong một hoàn cảnh hết sức phức tạp và khó khăn như hiện tại. Vì danh dự của Giáo Hội, vì tiền đồ của Phật Giáo Việt Nam và sự quang vinh của Dân Tộc, kính mong quí vị đặc biệt lưu tâm.

Cầu nguyện hồng ân chư Phật gia hộ cho tất cả chúng ta.

TM. Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

Ðại lão Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

Qua Bức Tâm Thư và Thông Ðiệp, Hòa Thượng khẩn thiết kêu gọi chư Tôn Túc gạt bỏ những quan điểm dị biệt, sống hòa hợp xem đó là điều kiện thiết yếu cho sự tiến tu, là nền tảng của những trang sử vẻ vang của Phật Giáo trong quá khứ, nói lên sự thao thức của Hòa Thượng đối với hiện tình và tương lai Phật Giáo. Hòa Thượng Huyền Quang trong Tiểu Sử (trang 22) xem Bức Tâm Thư và Thông Ðiệp không chỉ là hai văn kiện lịch sử, có tính cách quyết định đứng đắn đường hướng duy trì và phát triển Giáo Hội mà còn là nhịp cầu nối liền sự đoàn kết, hòa hiệp giữa chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng NiPhật Tử Việt Nam ở hải ngoại và trong nước. Qua hai văn kiện này, theo Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng (Ðôn Hậu) đã phá được vòng vây hiểm nghèo cho Giáo Hội, đã liên kết Tăng Ni, Phật Tử hải ngoại với Tăng Ni Phật Tử trong nước, đánh thức và khơi dậy niềm tin mãnh liệt của chư Tăng Ni Phật Tử vào tiền đồ vẻ vang của dân tộc và Giáo Hội. Dù khó khăn chưa hết nhưng con đường sống đầy gian nguy hiểm trở trước mặt đã được Hòa Thượng khai thông: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tồn tại. Tương lai của đạo pháp chắc chắn sẽ sáng ngời miên viễn giữa lòng Dân Tộc và Ðất Nước Việt Nam như hoài bão sâu xaHòa Thượng đã hằng ấp ủ từ bao nhiêu năm.

Trước khi từ giã cuộc đời trần thế, Hòa Thượng còn có một việc quan trọng phải làm. Vì vậy vào ngày 15-11-1991 Hòa Thượng đã để lại Chúc Thư gửi Hội Ðồng Lưỡng Viện, GHPGVNTN.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

CHÚC THƯ

của Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống

gởi Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa trong Hội Ðồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

Phật lịch 2535 Huế ngày 15 tháng 11 năm 1991

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa:

Như quí vị đã biết, tôi mang trọng bệnh từ nhiều năm nay, sức khỏe ngày càng yếu dần. Tuy nhiên tôi vẫn thường giác tỉnh, sáng suốt và hằng quan tâm đến các Phật sự của Giáo Hội. Nay nhân danh Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống, tôi trân trọng gởi đến chư tôn Hòa thượng, chư Thượng Tọa lời vấn an chân thành và mong quí vị đặc biệt lưu tâm đến những vấn đề quan trọng của Giáo Hội như dưới dây, sau khi tôi xả báo thân này:

1. Hội Ðồng Lưỡng Viện vẫn tiếp tục sứ mạng của mình: lãnh đạo, chỉ đạođiều hành các Phật sự của Giáo Hội trong mọi hoàn cảnh.

2. Tiếp tục thực thi đúng Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Bản Tu Chính ngày 12 tháng 2 năm 1973 bởi Ðại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kỳ V)

3. Hòa Thượng Thích Huyền Quang, quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Hòa Thượng Thích Pháp Tri, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo theo Quyết Nghị của Ðại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kỳ VII, có trách nhiệm cùng quí vị còn lại trong Hội Ðồng Lưỡng Viện, tiếp tục điều hành các Phật sự của Giáo Hội cho đến khi tổ chức được Ðại Hội kỳ VIII.

4. Khi hoàn cảnh thuận tiện, Hòa thượng Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo sẽ triệu tập Ðại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kỳ VIII.

5. Xin hãy đặc biệt lưu tâm một Phật sự mới nữa, là việc Giáo Hội Hải Ngoại đang tiến hành tổ chức thống nhất các Giáo Hội đơn phương và đang hướng về đặt dưới sự lãnh đạo của Giáo Hội nhà.

Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho toàn thể chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa trong Hội Ðồng Lưỡng Viện, thanh tịnh, hòa hiệp, hoàn thành mọi Phật sự. Và qua quí vị, xin gởi lời nhắn nhủ, cầu chúc đến toàn thể chư Tăng, Ni, Phật Tử trong và ngoài nước Bồ Ðề Tâm bất thối, đạo quả viên thành.

Tôi tuy xa cách quí vị và sẽ còn xa cách vô hạn định, nhưng chí nguyện của tôi vẫn luôn luôn gắn bó cùng quí vị trên bước đường phục vụ Ðạo Pháp, Dân Tộc, Nhân LoạiChúng Sinh.

Nam Mô Thường Tịnh Lạc Bồ Tát Ma Ha Tát.

Trân trọng kính chào quí liệt vị

Tỳ Kheo Thích Ðôn Hậu

(ấn ký)

NHIẾP HÓA ÐỒ CHÚNG.

Trong cuốn Tiểu Sử Ðức Ðệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN trang 16 đại ý ghi:

“Trong suốt thời gian trụ thế ngài luôn luôn chăm sóc nuôi dưỡng thế hệ kế thừa trau dồi giới hạnh cho Tăng Ni. Với cốt cách uy nghi, đạo phong trác tuyệt, giới hạnh tinh nghiêm, Hòa Thượnghóa thân của một Bài Thuyết Pháp thù thắng, linh động, hùng vĩ; là Lời Huấn Dụ mẫu mực, trang nghiêm, tự tại cho hàng thất chúng đệ tử noi theo để tu tập hành trì.Vào năm Bính Dần, 1986 Hòa Thượng đã 81 tuổi và đang ở ngôi vị Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, thế nhưng Hòa Thượng vẫn dành thì giờ và hơi sức của tuổi già còn lại để chuyên tâm giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni. Trong khi giảng dạy Hòa Thượng thường khuyến dụ Tăng Ni sinh với lời lẽ thật vô cùng cảm động, đầm ấm, sâu nặng tình nghĩa:

Những lời nói này xuất phát từ một lão bệnh Tỳ Kheo, luôn luôn thao thức cho thế hệ tương lai mà đem sức tàn ra phục vụ. Mong quí vị thông cảm cho sự thao thức này mà cố gắng nghiên cứuthực hành để giới phẩm được trang nghiêm, xứng đáng dự vào hàng Tăng Bảo.

Ðến mùa xuân năm Mậu Thìn vào ngày 19-2-1988 Hòa Thượng đã 83 tuổi. Tuổi già và di chứng của cơn bạo bệnh đã làm cho sức khỏe của Hòa Thượng có phần giảm sút. Hòa Thượng e rằng cơn vô thường sinh tử bất chợt xảy ra nên ngài căn dặn những người đệ tử của ngài bằng những lời lẽ thật vô cùng tha thiết:

“Khi Thầy không còn nữa anh em các con phải biết thương quí nhau trong tinh thần hòa hợp. Người đi trước phải có trách nhiệm giúp đỡ dìu dắt kẻ đi sau. Phải luôn luôn nghiêm trì tịnh giới, tinh tấn tu hành để khỏi luống uổng chí nguyện của người xuất gia.

Những ưu tư của Thầy, những bản nguyện của Thầy đối với đạo pháp, dân tộc và đồ chúng khó có thể nói hết. Các con thường sống bên Thầy phải tế nhị mà cảm nhận, còn chỗ thâm yếu thì phải dụng công tu tập mới có thể giác ngộ chứ không thể dùng lời dặn dò mà đạt được. Các con phải luôn luôn tỉnh thức, nên biết cuộc đờivô thườngtinh tấn nhiều hơn nữa.”

Trải qua 49 năm, từ năm 1943 đến năm 1992, Hòa Thượng đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp Nhiếp Hóa Ðồ Chúng vô cùng lớn lao: Gần 50 đệ tử xuất gia kể cả chư vị Tỳ KheoTỳ Kheo Ni. Hàng chục vạn đệ tử tại gia đủ mọi thành phần trong xã hội, từ thượng lưu trí thức đến hạ tầng nhân dân lao động.

Trong số xuất gia của Hòa Thượng có nhiều vị rất xuất sắc, có học vị học hàm cao, đã đóng góp nhiều công sức và trí tuệ cho dân tộc và đạo pháp như Thượng Tọa Tâm Ðức Trí Không, Hòa Thượng Tâm Chánh Trí Chơn, Thượng Tọa Tâm Phật Trí Siêu và nhiều vị Tỳ Kheo tinh thông Kinh Luật Luận. Nhiều vị đã hy sinh thân mạng của mình để bảo tồn sinh mệnh của Giáo Hội. Nhiều vị đã vào tù ra khám nuôi dưỡng chí khí kiên cường, trung trinh, un đúc tinh thần vô úy để mong cầu Chánh Pháp hưng long.

Có thể nói ngày nay các hàng đệ tử của Hòa Thượng trong sự nghiệp học đạohành đạo, dù phải trải qua những cơn biến động dai dẳng của lịch sử, những tai ương của các thế lực vô minh, nhưng phần đông vẫn thể hiện được lời dạy quí báu của Hòa Thượng và thực sự đã đền đáp được phần nào thâm ân của Hòa Thượng trong công nghiệp Nhiếp Hóa Ðồ Chúng của ngài.

TRUYỀN ÐĂNG GIỚI LUẬT.

Tiểu Sử trang 19 ghi:

“Suốt trong thời gian gần 35 năm, từ năm 1949 đến năm 1983, chư tôn giáo phẩm Giáo Hội Tăng Già đã cung thỉnh Hòa Thượng đảm nhận nhiều trọng trách trong các Ðại Giới Ðàn:

– Năm 1949 làm Tuyên Luật Sư tại Ðại Giới Ðàn Hộ Quốc, chùa Báo Quốc, Huế.

– Năm 1950 làm Giáo Thọ Sư tại Ðại Giới Ðàn chùa Từ Hiếu, Huế.

– Làm Tuyên Luật Sư tại Ðại Giới Ðàn chùa Long Sơn, Nha Trang.

– Năm 1951 làm Yết Ma tại Ðại Giới Ðàn chùa Ấn Quang, Sài Gòn.

– Năm 1965 làm Yết Ma tại Ðại Giới Ðàn Vạn Hạnh chùa Từ Hiếu, Huế.

– Năm 1977 làm Ðàn Ðầu Hòa Thượng tại Ðại Giới Ðàn chùa Báo Quốc, Huế.

– Năm 1981 làm Ðàn Ðầu Hòa Thượng tại Ðại Giới Ðàn Báo Quốc, Huế (Kỳ I và Kỳ II).

blankblank

Một số đệ tử của Hòa Thượng, trong đó có thầy Trí Tựu, trú trì chùa Linh Mụ (ngồi)

– Năm 1983 làm Ðàn Ðầu Hòa Thượng tại Ðại Giới Ðàn Ni Giới tại chùa Trúc Lâm, Huế.

TRƯỚC TÁC, BIÊN SOẠN VÀ DỊCH THUẬT.

Tiểu Sử trang 20 đại ý ghi:

Trong sự nghiệp trước tác, biên soạn, dịch thuật Hòa Thượng không chỉ đơn thuần đưa ra những tác phẩm thuần túy dùng vào việc tu học của Tăng Ni mà cũng vì mục tiêu làm sáng tỏ truyền thống truyền thừa Phật Pháp của Giáo Hội.

Năm Tân Sửu, 1961 là thời kỳ Phật Giáo bị chế độ Ngô Ðình Diệm đàn áp, khủng bố nặng nề nhất, nhưng trong bài giảng nhân đại lễ Phật Ðản, Hòa Thượng viết: “Muốn Phật pháp trường tồn, muốn tích cực trong sự cứu khổ, phù nguy, chúng ta phải luôn luôn tâm niệm mình là Phật Tử, phải luôn luôn thực hành hạnh từ bi, hỷ xả, nhẫn nhục, tinh tấn trong bối cảnh pháp nhược, ma cường, giữa lúc nền đạo đức dân tộc đang xuống dốc, giữa sự phát triển của dục vọng, tham tàn.”

Trải qua gần 20 năm sau Hòa Thượng không hề thay đổi văn phong, văn khí. Trong bài Ý Nghĩa Chữ Tu Trong Ðạo Phật giảng cho Một số đệ tử của Hòa Thượng tại chùa Linh Mụ, Huế

Tăng Ni Phật Tử tại tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Quảng Trị vào năm Quí Mùi, 1979, Hòa Thượng đại ý viết: “Trong đạo Phật chữ tu có nghĩa là sửa đổi, hoán cải, huấn luyện, cải tạo. Với con người đầy nghiệp lực cần phải cải tạo tư tưởng, ngôn ngữ, hành vi. Cải tạo yếu tố xấu thành tốt.

Khi cắt nghĩa chữ tu như vậy làm tôi liên tưởng đến danh từ cách mạng. Theo tôi hiểu cách mạng cũng có nghĩa là cải tạo. Cải tạo con người, cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên. Cải tạo cái gì xấu thành tốt.

Như vậy thì ý nghĩa chữ cách mạng của Dân Chủ Nhân Dân đồng nghĩa với chữ tu trong đạo Phật. Mà đã đồng nghĩa tại sao khi nói đến chữ cách mạng thì nhiệt liệt hoan nghênh còn nói đến chữ tu thì bị cực lực phản đối? Ðã đồng nghĩa thì tại sao bảo tu là để dành cho những người chán đời, già nua, bệnh hoạn, mất sức lao động mà không nói cách mạng, cũng có nghĩa là tu, lại không dành cho những người đó?”

Cuối mùa Thu năm Tân Mùi, 1991, Hòa Thượng đã 86 tuổi. Tuy tuổi cao, con bệnh hoành hành, nhưng trí tuệ của Hòa Thượng vẫn còn minh mẫn, huệ nhãn vẫn tinh tường, tầm nhìn vẫn xuyên suốt mọi vấn đề sinh tử của Giáo Hội. Hòa Thượng đã đưa ra một kế hoạch phục hoạt Giáo Hội khi ngài biên soạn bức Tâm Thư ngày 10-9-1991 và Bản Thông Ðiệp ngày 31-10-1991 kêu gọi Tăng Nichỉ đạo Phật sự một cách cụ thể.

blankHòa Thượng đang đọc sách

Trong khoảng thời gian 58 năm, từ năm 1933 đến năm 1991, Hòa Thượng đã trước tác, biên soạn và dịch thuật một số tác phẩm như sau:

Tác phẩm Biên soạn năm

1. Giảng giải danh từ Phật 1933

2. Chánh tínmê tín 1936

3. Chuyện nàng Liên Hoa 1936

4. Ðâu là con đường hạnh phúc 1937

5. Nhiệm vụ cần thiết của người Phật Tử 1959

6. Tứ Nhiếp Pháp 1960

7. Nghi thức tụng giới của tại gia Bồ Tát 1961

(Soạn chung với Hòa Thượng Thiện Siêu)

8. Cách thức sám hối các tội đã phạm 1962

9. Phương pháp tu Quán, niệm Phật 1962

10. Trên Những Chặng Ðường (Hồi Ký) 1976/1986

11. Ðồng Mông Chỉ Quán 1977

12. Ý nghĩa chữ Tu trong đạo Phật 1979

13. Giải phẩm tự kinh Bảo Ðàn 1981

14. Khóa Nghi diễn giảng Ðàn Bạt Ðộ Giải Oan 1984

15. Ý nghĩa niệm Phật 1984

16. Sinh mệnh vô tận hay thuyết luân hồi 1985

17. Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Sao 1941/1986

18. Lời Di Huấn 1988

19. Tâm Thư 10-9-1991 1991

20. Thông Ðiệp 31-10-1991 1991

21. Chúc Thư 15-11-1991 1991

Hòa Thượng tuy chỉ lưu lại cho hàng hậu bối một số lượng tác phẩm rất khiêm tốn, nhưng nội dung có tính cách bảo tồn sinh mệnh Giáo Hội thì rất thâm hậu.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17598)
Chư Tổ Tịnh Độ Tông - HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 24398)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 25904)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13729)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13149)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 21937)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19021)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 9973)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11880)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13009)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15141)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10509)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21730)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10090)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9825)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9730)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10170)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27243)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17794)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13155)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25014)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34546)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26697)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 18991)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 8980)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13038)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 8968)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9428)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9109)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11765)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18480)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8748)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10634)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10910)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 27937)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17842)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14383)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16332)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13173)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15435)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14653)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7553)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 16942)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8347)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30626)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant