Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Stcherbatsky, một nhà Phật học lỗi lạc

10 Tháng Chín 201609:17(Xem: 6484)
Stcherbatsky, một nhà Phật học lỗi lạc

STCHERBATSKY,
MỘT NHÀ PHẬT HỌC LỖI LẠC
Nguyễn Văn Nhật

 

Theodore StcherbatskyTheo các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, người Nga đã biết đến đạo Phật nhờ tiếp xúc với các lân quốc vùng châu Á như Mông Cổ, Tây Tạng... Vào thế kỷ thứ XVII, phong trào di cư của các sắc dân Kalmyk và Buriat đến các vùng hạ lưu sông Don và hồ Baikal đã đóng góp cho xứ Nga những khối người vốn đa sốPhật tử thuần thành. Tuy sống đời du mục nhưng các tộc người này có một trình độ tâm linh phát triển. Họ đã xây dựng chùa-tháp để thờ Phật ở vùng mới định cư, và thực hành đời sống tôn giáo rất tinh cần. Cùng thời gian đó, nhà nước phong kiến Nga cũng quan tâm đến nền văn hóa phương Đông, đã thành lập các định chế nghiên cứu về phương Đông. Các sự kiện trên khiến người Nga chú tâm đến Phật giáo và sớm có được nhiều kiến thức về Phật học. Nhiều học giả Nga đã tìm hiểu Phật giáotrở thành nổi tiếng. Một trong những học giả ấy là Theodor (Fyodor) Ippolitovich Stcherbatsky.

Theodor Stcherbatsky (19.9.1866-18.31942) sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Nga. Thời tuổi trẻ, ông theo học tại trường (trung học) Tsarskoye Selo Lyceum gần St Petersburg. Sau khi hoàn tất học trình vào năm 1884, ông được tiếp nhận vào khoa Triết học-Lịch sử của Viện Đại học St Petersburg. Tại đây, ông nghiên cứu về ngữ họcngôn ngữ Sanskrit. Hướng dẫn ông là các Giáo sư Ivan Minayev và Sergey Oldenburg; sau này, ông và Oldenburg đã có những liên lạc mật thiết về học thuật. Năm 1889, Stcherbatsky tốt nghiệp Đại học với hạng tối ưu, được công nhận học vị Tiến sĩ, và được đề nghị giữ lại trường để chuẩn bị đảm nhận vai trò giáo sư của ngành Ấn Độ học.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông được gửi sang Vienna để mở rộng khả năng học thuật. Tại Vienna, dưới dự hướng dẫn của các Giáo sư Georg Buhler và Max Muller ông tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Sanskrit, về văn phạm của Panini, về luật của Dharmashastra, về triết học Ấn Độ, và về thơ ca Ấn Độ cổ. Tập luận văn Lý thuyết về thơ ca Ấn Độ được ông thực hiện để kết thúc học trình tại Vienna đã làm ông được nhiều học giả thuộc ngành Đông phương học khác biết tới.

Năm 1893, Stcherbatsky về Nga khi đã nổi tiếng là một chuyên gia về ngôn ngữ Sanskrit và thơ ca Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó ông bận tham gia vào một số đề án xã hội với tư cách đại biểu của giới quý tộc nên không có một hoạt động học thuật nào. Mãi đến năm 1899, sau khi tham dự Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu Đông phương lần thứ XII ở Rome, ông mới trở lại với hoạt động nghiên cứu Ấn Độ học. Hội nghị Rome năm 1899 có vai trò quan trọng trong việc phát triển việc nghiên cứu Ấn ĐộPhật giáo trên khắp thế giới. Tại hội nghị, các báo cáo trình bày về việc phát kiến những sản phẩm độc đáo thuộc nền văn hóa Phật giáo được tìm thấy ở các ốc đảo trong vùng Tarim, chẳng hạn những tác phẩm nghệ thuật và những mảnh thủ bản kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Sanskrit hay tiếng Tây Tạng, đã gây nên một sự quan tâm mạnh mẽ của các học giả trong việc nghiên cứu Phật giáo Bắc tông. Sau Hội nghị, Stcherbatsky đến Bonn tiếp tục tìm hiểu về triết học Phật giáo với Giáo sư Hermann Jakobi. Cuộc nghiên cứu của ông tại đây mang lại cho ông những kiến thức vững vàng về cấu trúc và văn phong của những bản chuyên luận có tính cách triết học.

Năm1900, ông trở về Nga và bắt đầu giảng dạy tại ngành ngôn ngữ Sanskrit, khoa Ngôn ngữ Đông phương Viện Đại học St Petersburg, kế nghiệp giáo sư Oldenburg. Ngoài ra, trong đầu thập niên 1920, ông cũng mở một số lớp chuyên môn tại Viện Ngôn ngữ Phương đông Hiện đại ở Leningrad.

Công trình đầu tiên của ông là dịch thuật, phân tích, và chú giảihệ thống các tác phẩm nói về luận lý học Phật giáo viết bằng tiếng Sanskrit do Tôn giả Dharmakirti (Pháp Xứng), một luận sư Ấn Độ nổi tiếng, sống vào khoảng thế kỷ thứ VII, trước tác. Công trình này, có tên là Lý thuyết về Tri thức và Luận lý, theo Quan điểm của các Phật tử Hậu kỳ, được xuất bản thành hai tập ở Nga trong khoảng các năm 1903-1905. Ông đã sử dụng công trình ấy làm tài liệu căn bản cho tác phẩm chính của ông, Luận lý học Phật giáo, về sau được coi là một cột mốc quan trọng trong lịch sử tìm hiểu Phật học.

Năm 1903, ông được bầu vào làm thành viên của Ủy ban Nghiên cứu về Trung và Đông Á do hai học giả Vassili Radlow và Sergey Oldenburg lãnh đạo. Mùa Xuân năm 1905, ông được mời đến Urga, nơi vị Đạt-lai Lạt-ma đời thứ XIII (ngài Thubten Gyatso) đang lưu lại tại đó. Ông có may mắn được tiếp kiến vị lãnh đạo Phật giáo này và đã được ngài chuẩn thuận cho phép ông đưa một phái đoàn học giả Nga đến tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng. Rất tiếc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga lúc bấy giờ đã bác thỉnh cầu của ông, vì thế người Nga đã bỏ qua một cơ hội độc đáo để đến được Tây Tạng, vùng đất bấy giờ còn nhiều bí ẩn đối với thế giới. Ở một chừng mức nào đó, về sau, chương trình này của Stcherbatsky đã được thực hiện bởi Baradyin, một người học trò của ông. Trong các năm 1905-1907, Baradyin đã có điều kiện đến viếng các tu viện Kumbum và Labrang thuộc Amdo (Tây Tạng); chương trình này được vạch ra bởi Stcherbatsky và Oldenburg; và cuộc thăm viếng này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành nghiên cứu Phật học ở Nga. Thật vậy, Baradiyn có mang về Petersburg khoảng 200 quyển sách là những tác phẩm quý hiếm của Tây TạngMông Cổ đã được xuất bản tại Amdo, cùng với các bộ sưu tập khác về nghệ thuật Phật giáo và về dân tộc học.

Việc tìm hiểu sâu về triết học Phật giáo đã đưa Stcherbatsly đến Ấn Độ, cái nôi Phật giáo. Trong các năm 1910 và 1911, ông được Ủy ban Nga đưa đến Ấn để làm việc. Thời gian ông lưu lại Bombay đã có những kết quả đáng kể. Ông đã vận động để có được bảng danh mục của thư viện thuộc về một học giả vĩ đại thuộc Kỳ-na giáo, ngài Hemacandra. Ông rất quan tâm đến di sản văn học Kỳ-na giáo vì giáo phái này từng nghiên cứu rất cẩn thận và viết những bình luận chi tiết về những chuyên luận Phật giáo suốt thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ trên đất Ấn. Ông có đủ may mắn để gặp được một trong những vị học giả địa phương chuyên về Ấn Độ học, đã giúp ông nghiên cứu những chuyên luận triết học. Nhờ vậy, ông đã đọc tất cả những bản chuyên luận chính của học phái Nyaya và dịch một số trong những bản văn ấy ra tiếng Anh. Sau đó, ông di chuyển tới Pune và đến thăm trường Cao đẳng Deccan nơi ông đã sao chụp được hai thủ bản thuộc thế kỷ XIII được viết bởi triết gia nổi tiếng Udayana. Tại Benares, ông chuyên tâm nghiên cứu về học phái Mimamsa. Đầu tháng mười năm 1910 ông đến viếng Darjeeling. Tại đây, ông gặp lại đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII và được ngài mời đến Tây Tạng để sao chép một số thủ bản Sanskrit lúc ấy được lưu trữ tại Lhasa và gần Kailash. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Hoa đã ngăn cản, không cho phép vị học giả Nga vào Tây Tạng.

Ý nghĩa chuyến đi Ấn Độ của Stcherbatsky thật lớn lao. Chuyến đi đã thu hút ông vào với truyền thống truyền khẩu sống động mà không có những kiến thức liên quan tới truyền thông đó thì mọi nghiên cứu nghiêm túc về các văn bản tôn giáo và triết học Ấn Độ hầu như không thể nào thực hiện được. Trong ý nghĩa này, ông thực sự đi theo con đường của người thầy của mình, Giáo sư Minayev, người đã dành nhiều năm để di chuyển xuyên suốt các xứ Ấn Độ, Tích Lan và Miến Điện. Chuyến viếng thăm Ấn Độ đã củng cố lòng hâm mộ của Stcherbatsky đối với di sản tâm linh của xứ này. Trở về Nga, Stcherbatsky bắt đầu cuộc nghiên cứu vào những bản chuyên luận nổi tiếng của Tôn giả Vasubandhu, chẳng hạn như tập Abhidharmakosha (A-tì-đạt-ma Câu-xá luận). Sự hào hứng của ông được khơi dậy bởi cuộc hội ngộ ở Calcutta với Giáo sư Denison Ross, người đã giải mã những mảnh rời các tập chuyên luận chép tay ở Uighur và sau đó là những tin tức về việc Bá tước Aurel Stein đã phát hiện toàn bộ văn bản Uighur của tác phẩm Abhidharmakosha ở Đông bộ Turkestan, sau này những văn bản đó được đưa về Paris rồi chuyển đến giáo sư Sylvain Lévi. Tháng mười hai năm 1912, Stcherbatsky gặp Sylvain Lévi tại Paris; và sau khi hội ý với các học giả gồm Louis de La Vallée-Poussin (Bỉ), Denison Ross (Anh Quốc) và Unrai Wogihara (Nhật Bản), một kế hoạch được triển khai để biên tập  và phiên dịch các văn bản của Abhidharmakosha nằm trong các phiên bản Tây Tạng, Sanskrit, Uighur và Trung Hoa cùng với một số bản sớ giải. Vào năm 1914, Stcherbatsky cùng với Oldenburg quyết định khởi đầu thực hiện loạt sách Những Công trình Bất hủ về Triết học Ấn Độ với dự định dịch các tác phẩm triết học Ấn Độ và nhất là triết học Phật giáo từ ngôn ngữ Sanskrit và các ngôn ngữ phương Đông khác ra tiếng Nga cùng nhiều ngôn ngữ chính khác của châu Âu. Không may, chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm tiêu tan tất cả những kế hoạch này.

Stcherbatsky thực hiện những công trình quan trọng nhất của ông – đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới – sau cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1917 ở Nga. Năm 1918, ông được cử làm thành viên thường trực của Hàn lâm viện Khoa học Nga. Năm 1923 tập luận văn Ý niệm Chính yếu của Phật giáoÝ nghĩa của từ “Dharma” dựa trên những nghiên cứu sâu rộng của ông về Abhidharmakosha đã được Royal Asiatic Society xuất bản tại London. Trong tập luận văn này, ông nghiên cứu những chủ đề chính yếu của triết học Phật giáo tiền kỳ; chẳng hạn, những lý thuyết về dharma (pháp) hoặc những thành phần của hiện hữu cấu tạo nên dòng ý thức.

Năm 1927, Ý niệm về Niết-bàn của Phật giáo được phát hành và đã làm biến đổi sâu xa sự hiểu biết về tinh túy của học thuyết Đại thừa. Trong tác phẩm của mình, Stcherbatsky cố gắng trình bày ý niệm của Đại thừa về Phật giáo và về Niết-bàn. Để thực hiện mục đích ấy, ông sử dụng bản dịch của chính mình về hai chương đầu tiên tác phẩm Trung Quán luận của Tôn giả Nagarjuna (Long Thọ) cùng những sớ giải do Tôn giả Candrakirti (Nguyệt Xứng) viết về tập luận ấy. Trong nhiều năm, các tác phẩm của ông được coi là nền tảng cho những nghiên cứu sâu xa hơn về Phật học trong vùng.

Mặc dù chuyên tâm vào việc phiên dịchnghiên cứu các văn bản Phật giáo, Stcherbatsky vẫn không ngừng các hoạt động của ông trong việc tổ chức những chuyến du khảo đến phương Đông. Do vậy, vào năm 1924, ông đến vùng hồ Baikal để tìm kiếm những thủ bản Phật giáo quan trọng được lưu giữ tại các tu viện ở Buryat và để thiết lập những tiếp xúc với những vị Lạt-ma học giả trong vùng. Những người học trò của ông như Eugene Obermiller và Andrei Vostrikov, Tubyansky và Semichov cũng thực hiện những cuộc nghiên cứu tại chỗ trong vùng hồ Baikal suốt những năm 1927-1931, và qua đó cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc phát triển ngành nghiên cứu Phật học Nga. Thật vậy, Obermiller và Vostrikov, những người đã rất quen thuộc với truyền thống tôn giáo sống động, đã mang về St Petersburg một số lớn văn bản Phật giáo. Năm 1927, Stcherbatsky triển khai những kế hoạch nhằm biên tập Bách khoa Toàn thư Phật giáo. Năm 1928, ông được cử đứng đầu Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo (Institute for Studies of Buddhist Culture) do Hàn lâm viện Khoa học Liên Xô thành lập. Viện này quy tụ những học giả thuộc nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, từ Ngôn ngữ Sanskrit, đến Nghiên cứu về Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa… trước hết là những vị như Obermiller, Vostrikov, Semichov, Vassiliev, và Kozerovskaya (về sau trở thành một Tỳ-kheo có pháp hiệu Sankrityayan). Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo nhắm tới việc nghiên cứu toàn diện về cả văn hóa Phật giáo lẫn những hình thái của Phật giáo trong dòng lịch sử phát triển của tôn giáo này, cũng như trạng thái hiện thời của Phật giáo ở nhiều vùng đất khác nhau. Vào năm 1930, Phân ngành Ấn-Tạng của Viện Nghiên cứu Đông phương được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện Bảo tàng châu Á, Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo và Phân ngành Thổ Nhĩ Kỳ, giao cho Stcherbatsky lãnh đạo. Cùng thời gian đó, vào năm 1928, Stcherbatsky được cử làm thành viên Hội Nghiên cứu Phật giáo do Von Max Walleser thành lập tại Heidelberg (Đức) rồi đại diện cho Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo ký một thỏa thuận hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo và Hội Heidelberg. Năm sau, Stcherbatsky cùng với học trò là Obermiller cùng biên tập bộ luận Abhisamayalamkara (Hiện quán Trang nghiêm luận) bằng các ngôn ngữ Tây Tạng và Sanskrit, mở đầu cho việc nghiên cứu nền văn học Bát-nhã được Obermiller thực hiện.   

Những nghiên cứu về Phật giáo của Stcherbatsky đem lại kết quả là bộ Buddhist Logic (Luận lý học Phật giáo) gồm hai quyển. Quyển hai phát hành năm 1930 chứa đựng bản dịch đã được hiệu đính tập chuyên luận của ngài Dharmakirti và những sớ giải của ngài Dharmottara (Pháp Thượng) bên cạnh những chú giải mở rộng của Stcherbatsky. Quyển một, dựa trên những dữ kiện lấy từ quyển hai, điểm qua quá trình lịch sử và dựng lại một cách tổng hợp toàn thể kiến trúc của triết lý Phật giáo hậu kỳ.

Công trình cuối của Stcherbatsky được phát hành là bản dịch từ ngôn ngữ Sanskrit năm chương của bộ luận Madhyanta-vibhanga (Trung biên Phân biệt luận), một tập luận được coi là thuộc về Năm chuyên luận của Tôn giả Di-lặc (Maitreya).

Cũng nên nhắc tới một công trình khác đã được khởi xướng và biên tập bởi Stcherbatsky, đó là việc phiên dịch từ tiếng Sanskrit tập chuyên luận Arthashastra của Kautilya về nghệ thuật lãnh đạo chính trị, chiến lược quân sự và kinh tế. Việc dịch thuật được thực hiện bởi Oldenburg và các nhà nghiên cứu làm việc tại Phân ngành Ấn-Tạng thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông vào đầu thập niên 1930. Công trình dịch thuật này chỉ được biên tập lại vào năm 1959.

Stcherbatsky là một trong những người thuộc ban biên tập loạt sách nổi tiếng Bibliotheca Buddhica, khởi xướng bởi các học giả Nga ở cuối thế kỷ XIX nhắm đến việc phát hành có hệ thống các kinh điển Phật giáo bằng ngôn ngữ Sanskrit và các ngôn ngữ phương Đông khác sao cho các tài liệu ấy có thể có sẵn để phục vụ tất cả những ai nghiên cứu về phương Đông trên khắp thế giới. Được phát hành đầu tiên trong loạt sách này là bản luận giản yếu về tu tập của Tôn giả Shantideva (Tịch Thiên) có tựa là Shiksha-samuccaya (Học luận; Hán tạng dịch là Đại thừa Tập Bồ-tát học luận) do Giáo sư Cecil Bendhall ấn hành năm 1897, được chú ý đặc biệt bởi quyết định của Đại hội các nhà Đông phương học họp tại Paris như là một sáng kiến quan trọng và hữu ích sủa Viện Hàn lâm Khoa học St Petersburg. Trong suốt đời mình, Stcherbatsky, đã có 30 quyển sách được phát hành trong loạt tác phẩm này, bao gồm 11 quyển do chính ông biên tập. Năm 1936, đợt phát hành cuối cùng của loạt sách đó được thực hiện, tập Trung biên Phân biệt luận do Stcherbatsky dịch được phát hành. Về sau, năm 1960, Giáo sư George Roerich chuẩn y lần phát hành thứ 31 của loạt sách này, cho ra đời tập Dhammapada (Kinh Pháp cú) do Vladimir Toporov thực hiện. Năm 1962, được coi là đợt phát hành kế tiếp của loạt chuyên luận Văn học Lịch sử Tây Tạng do Vostrikov thực hiện. Tập sách này, viết năm 1937, đã được tác giả dành tặng cho dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Stcherbatsky.

Theodor Stcherbatsky mất ngày 18-3-1942 ở Borovoye, miền bắc Kazakhstan, nơi ông đến tản cư cùng với những hàn lâm viện sĩ khác của Leningrad đang bị đe dọa bời quân đội Đức Quốc xã. Phẩm chất học thuật của Stcherbatsky rất được ca ngợi bởi những đồng nghiệp ngoại quốc của ông trên thế giới. Trong thập niên 1930, ông được cử làm hội viên của ba hiệp hội học thuật cổ nhất và có thẩm quyền nhất về Đông phương học là Royal Asiatic Society của Anh Quốc, the Asiatic Society of Paris, và German Oriental Society, Berlin. Ông còn là Hội viên thông tấn của Gottingen Academy of Sciences. Ông được coi là nhà nghiên cứu tiền phong về Luận lý học Phật giáo.

Năm nay, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, những người quan tâm đến Luận lý học Phật giáo xin được thể hiện lòng ngưỡng mộ ông, một người đã hầu như suốt đời dành tâm lực để nghiên cứu Phật học.     

 

Tài liệu tham khảo:

1.  Phật giáo Nga, Giáo sư Trần Quang Thuận, Nhà xuất bản Tôn Giáo (2008).
2.  Academician Fyodor Ippolitovich Stcherbatsky, B.V. Semichov và A.N. Zelinsky viết bằng tiếng Nga, bản dịch tiếng Anh của A. Zorin, đăng trên trang mạng www.orientalstudies.ru của russian academy of sciences.
3.  Tài liệu trên Wikipedia

Bài đọc thêm bằng tiếng Anh: Sách Nhân Minh Luận tức Luận Lý Học Phật Giáo:
buddhist_logic 1 (Stcherbatsky) PDF 
buddhist_logic 2 (Stcherbatsky) PDF

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24464)
13 Vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 25975)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 13759)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
(Xem: 13170)
Ngoài những chứng ngộ Mật thừa, rõ ràng ngài là một hành giả Đại thừa, một yogi có chứng ngộ Bồ Đề tâmchứng ngộ không thể sai lầm về tánh Không.
(Xem: 22024)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 19060)
Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa.
(Xem: 9996)
Các đóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa...
(Xem: 11903)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
(Xem: 13033)
Mục đích của quyển sách nhằm giới thiệu cuộc hành hương thỉnh Kinh đơn thân độc mã đầy uy dũng của vị cao tăng HUYỀN TRANG. Ngài phải đi qua một lộ trình thăm thẳm diệu vợi...
(Xem: 15178)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
(Xem: 10529)
Lochen đã gặp Lạt ma của cô vào mùa hạ. Vào mùa đông, Lạt ma đi từ hang động của ngài tới ni viện nhỏ ở gần đó, tại đó ngài ban các giáo lý rộng lớn.
(Xem: 21791)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 10112)
Đại Đức Anagarika Dharmapala xuất hiện như một vì sao chói sáng trong lịch sử Tích Lan bởi lòng nhiệt tâm phục vụ cao cả và chân thành cho xứ sở Ấn Ðộ thân yêunhân loại.
(Xem: 9837)
Đại sư Huệ Năng ra đời năm 638, là vị Tổ sư đời thứ sáu (Lục Tổ) của Thiền tông Trung Hoa, và là một trong những vị Tổ sư được nhiều người biết đến nhất.
(Xem: 9741)
Luật sư Christmas Humphreys làm việc không mệt mỏi để mang ánh sáng của chánh pháp tỏa chiếu khắp Anh quốc và các quốc gia ở châu Âu...
(Xem: 10183)
Các tu sĩ Phật giáo không hề bị cám dỗ bởi những sở hữu vật chất cá nhân. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn lặp lại câu nói: “Tôi là một Tăng sĩ rất giản đơn”.
(Xem: 27353)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 17827)
Những câu chuyện về các vị đại sư tái sinh thuộc dòng Karma Kagyu mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau đây sẽ là một sự minh họa sống động cho truyền thống tái sinh mà không ai có thể phủ nhận được.
(Xem: 13187)
Ngài Quảng Khâm xuất gia tu học tại chùa Thừa Thiên, Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau đó, Ngài đến Đài Loan hoằng phápxây dựng chùa Thừa Thiên Thiền Tự.
(Xem: 25118)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34627)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 26739)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
(Xem: 19054)
Ngay từ khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn tại thế, ngài Thần Tú đã là một vị lãnh chúng, lãnh đạo cả một đồ chúng mấy trăm người và làm giáo thọ sư của họ.
(Xem: 9003)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VIII ra đời vào năm 1758 tại Thobgyal, Lhari Gang, thuộc vùng Tsang miền Tây Nam của Tây Tạng. Cha mẹ ngài là Sonam Dhargye và Phuntsok Wangmo.
(Xem: 13076)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là một nhân vật bi thương trong nhiều khía cạnh. Ngài đã chống đối lại chức vụ cao trọng mà Ngài đã được sinh ra ở đó...
(Xem: 8996)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ V chào đời vào năm 1617 tại Chingwoi Taktse thuộc huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Cha của Ngài là một viên quan cao cấp...
(Xem: 9449)
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngài đã duy trì sự quan tâm chủ yếu vào những vấn đề tâm linhthể hiện được là một người có năng lực tâm linh đích thực.
(Xem: 9130)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III là một người có năng lực tâm linh phi thường. Ngài đã lập nên sự nghiệp như một học giả lỗi lạc, một giáo sư, một nhà quản lý đầy tài năng...
(Xem: 11789)
Từ khi còn rất bé, Ngài đã được học hành dưới sự hướng dẫn của vị Lama Kunga Gyaltsen - cha ruột của Ngài. Ông đã trao truyền cho Ngài nhiều dòng truyền thừa quan trọng...
(Xem: 18512)
Đức Đạt-lai-lạt-ma đầu tiên đã thành công rực rỡ trong việc tiếp tục công tác do Ngài Tsongkhapa khởi xướng. Như đã đề cập, Ngài là một Tăng sĩ mẫu mực...
(Xem: 8771)
Visākhā là con gái nhà triệu phú Dhananjaya, rất giàu lòng quảng đại và cũng có tâm đạo nhiệt thành. Khi mới lên bảy, ông ngoại cô là triệu phú Menkada...
(Xem: 10657)
Có đôi khi trong cuộc đời, ta gặp được một người thật khác thường mà chỉ bằng con nguời bình thường của chính họ đã làm thay đổi hẳn cách sống của ta. Dipa Ma chính là mẫu người đó.
(Xem: 10939)
Đại sư TÔNG KHÁCH BA (1357-1419)- Dịch giả: Thích Hằng Đạt
(Xem: 27985)
A Dục Vương (Asoka) Cuộc ĐờiSự Nghiệp - Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn - Thích Tâm Minh
(Xem: 17869)
Kalu Rinpoche là một Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng. Trong bài tường thuật về tiểu sử của ngài, Dezhung Rinpoche, một Lạt ma cao cấp của phái Sakya đã viết:...
(Xem: 14403)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
(Xem: 16357)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
(Xem: 13196)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 15514)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14684)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
(Xem: 7590)
Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cưnổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém...
(Xem: 17024)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 8379)
Về tôn giáo, A Dục Vương chủ trương bao dungtôn kính tất cả mọi tôn giáo cùng giúp đỡ cho các đạo giáo phát triển. Riêng với Phật Giáo, nhà vua tích cực bảo vệ...
(Xem: 30691)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant