Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương VIII: LỜI KẾT

31 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 5555)
Chương VIII: LỜI KẾT

A DỤC VƯƠNG (ASOKA)

CUỘC ĐỜISỰ NGHIỆP

 80aducvuong

THÍCH TÂM MINH

 

---o0o---

 

Chương VIII

LỜI KẾT

Chúng ta nói lời tạm biệt Asoka với lòng kính trọng và khâm phục một con người vĩ đại, một danh nhân lịch sử, đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho cuộc đời này, đặc biệt về phương diện xây dựng đạo đứchạnh phúc cho con ngườithiết lập nền tảng hòa bình thế giới. Cuộc đờisự nghiệp của Asoka xứng đáng là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo chân chính trên thế giới. Các truyền thuyết nói về cuộc đờisự nghiệp của ông cũng như các chỉ dụ bia ký và trụ đá do ông để lại mãi mãi là những bài học lớn và bổ ích cho mọi con người ở trong mọi thời đại, bởi nó gợi cho người ta về tính cách của một con người, về sự nỗ lực, lòng tận tụy, tình thương và lòng bao dung của một nhà lãnh đạo, tài ba có khả năng chinh phục quân sự và đặt ách thống trị lên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đã tuyên bố khước từ mọi tham vọng xâm lăng, từ bỏ bạo động, chiến tranh và chủ trương hòa bình, bất bạo động. Chẳng những thế, Asoka còn có di ngôn để lại cho con cái, cháu chắt và hết thảy thần dân của mình phải muôn đời sống trong đạo đức ,hòa bình và không được tìm kiếm bất kỳ cuộc chinh phục quân sự nào khác, ngoài việc thu phục lòng người bằng đạo đức nhân ái (Dharma-vijava). Đáng tiếc thế giới của chúng ta đã không sản sinh nhiều con người như Asoka để đạo đức, nhân ái và hòa bình luôn ngự trị trên cõi đời này thay vì hận thù, bạo động và chiến tranh.

Trước khi tiếp xúc với Phật giáo, cuộc đờisự nghiệp của Asoka không tỏa sáng; trái lại còn có phần mờ ám và đáng phê phán bởi tham vọngquyền lực. Nhưng kể từ khi gặp đạo Phật, Asoka bắt đầu sáng lên nhờ trí đức vốn có của một con người được Phật giáo đánh thức và cổ vũ. “ Ai dùng các hạnh lành làm xóa mờ nghiệp ác, người ấy chói sáng cõi đời này, giống như ánh trăng thoát khỏi đám mây che phủ.”[125]Phật giáo đã đánh thức lòng nhiệt thành, tình thương và lòng bao dung trong con người Asoka và động viên ông dùng tâm thành để đối xử với mọi người, lấy tình thương xóa hận thù, dùng hiểu biết để bao dung tất cả. “ Lấy không giận thắng giận,lấy thiến thắng không thiện, lấy thí thắng xan tham, lấy chơn thắng hư ngụy.”[126] Asoka đã dốc tâm theo đuổi đường lối Phật giáo, lấy tình thương xóa hận thù, dùng thiện nhân thắng hung tàn, lấy thí xả thắng xan tham, dùng chân thật thắng gian tà. Cuộc đờisự nghiệp của ông đáng kể người ta tin rằng một người có thể mắc phải sai lầm và hung ác trong quá khứ nhưng nếu biết chuyển đổi tâm tánhquyết tâm theo đuổi điều thiện thì sẽ không mắc sai lầmtrở thành một người tốt, một con ngưòi hiền thiện. Đạo Phật đã mở cửa cho những con người như Agulimàla và Asoka và giúp họ trở nên thánh thiện. Quả vậy, với sự quy ngưỡng Phật giáo, Asoka đã thay đổi chính mình để từ một con người khét tiếng tàn bạo (Candàsoka) ông được tôn xưng là con người nhân từ (Dharmàsoka).

Về đường lối lãnh đạo của Asoka, chúng ta không thấy có lý do gì để phê phán ngoài việc nhắc lại quan điểm của Walpola Rahula rằng ông đã có can đảm, đức tinkiến giải đủ để áo dụng lời dạy của đức Phật về bất bạo động ,hòa bình và yêu thương trong việc cai trị một đế quốc rộng lớn cả về nội bộ lẫn ngoại giao.[127] Kết quả của đuờng lối trị quốc và ngoại giao ấy là thế nào, ai cũng thấy rõ . Điều đáng nói ở đây là Asoka đã kiên quyết theo đuổi chính sách bất bạo động và hòa bình và chứng minh với thế giới rằng bạo lực và chiến tranh chỉ gây thêm khổ đau và hậnthù, trong khi bất bạo động và hòa bình mang lại hạnh phúcyêu thương cho tất cả. Đường lối trị quốc bằng đạo đức nhân ái và chính sách bang giao quốc tế dựa trên cơ sở hiểu biếttôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc mà Asoka áp đụng cũng khiến đem lại hạnh phúccảm thông lớn cho vô số người. Will Durant nói rằng Asoka thất bại về phương diện chính trị, [128]nhận định này xem ra không hoàn toàn chính xác bởi theo nguồn tin bia ký XIII thì Asoka không chỉ thu phục nhân tâm trong nước mà còn đạt được thành công lớn ở nước ngoài nhờ theo đuổi đường lối trị quốc hòa bình đức trị. Thật khó tin một đường lối trị quốc và ngoại giao đầy tình người và nhân bản như thế lại không nhận được kết quả khả quan và không thu phục lòng người, dù ở bất kỳ thời đại nào.

Những người con Phật và dân chúng châu Á nói chung mang ơn Asoka rất lớn bởi nhờ ông mà giáolý của đức Phật được mở rộng và lan truyền khắp nơi, đem lại lợi ích cho nhiều quốc gia là làm giàu thêm vốn văn hóa của dân tộc. Công cuộc truyền bá Phật pháp do Asoka chủ trương và hậu thuẫn đã khiến cho nhiều vùng đất châu Á trở nên xanh tươi phì nhiêu, nhiều dân tộc trở nên hiền hòa và cao thượng, có tâm hồn thanh thản, hoan hỷ, dễ tiếp thu cái mời, có trí óc tình tĩnh để hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy và sau cùng có tấm lòng nhân từ bao dung luôn mở ra cho mọi loại.

Có người sẽ hỏi Asoka là nhà lãnh đạo đạ làm nhiều điều tốt như thế cho nhân loại, đặc biệt là đường lối hòa bình mà ông đã có công mở ra, nhưng tại sao không mấy ai noi theo tấm gương của ông? Đây là thắc mắc lớn đặt ra không những cho các nhà lãnh đạo trên thế giới mà con cho tất cả mọi người chúng ta, những người đang sống trong một thế giới mà khoảng cách địa lý đã được thu hẹp rất nhiều những khoảng cách giữa con ngườicon người thì hầu như ngày càng bị đẩy xa. Mặc dù rất dễ gặp gỡ và trao đổi với nhau ở mọi lúc và mọi nơi, chúng ta phải nhận ra rằng con người ngày nay thiếu hẳn sự cảm thông lẫn nhau;[129]và mặc dù sống trong điều kiện tối ưu của nền văn minh vật chất, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn bởi khát vọng chiếm hữuthế giới của chúng ta bị đốt cháy ngày đêm bởi hận thù, bạo động và chiến tranh. Phải nhận rõ sự thật về mình như thế mới hiểu được vì sao thế giới không đi đến hòa bình, và không ai chịu nhường nhịn ai giữa các dân tộc, và phải nhận rõ về mình như thế thì mới hiểu được tại sao Asoka đã tạo được bầu không khí hòa bình và cảm thông lớn giữa các dân tộc, trong khi chúng ta thì không. Bởi lẽ không ai khác chính mỗi con người chúng ta đang tạo ra các tường rào ngăn cách giữa mình và người khác và chính mỗi người chúng ta đang trực tiếp thiêu cháy hay dự phần thiêu cháy cuộc đời này bởi tham lam, sân hậnsi mê.

Mâu thuẫn ở trong mỗi con người chúng ta góp phần đẩy cuộc đời lâm vào cảnh trớ trêu. Hơn 25 thế kỷ trước, đức Gotama đã ví cuộc đời này như ngôi nhà đang cháy, ý nói rằng baolâu con người chưa dập tắt lửa tham, lửa hận, lửa si trong lòng mình thì thế giới này không tránh khỏi bị thiêu cháy hay đi đến hủy diệt. Đạo Phật xem tham lam (lobha), thù hận (dosa) và si mê (moha) là gốc rễ của mọi tranh chấp, xung đột và chiến tranh. Chính tham, sân, si- nguồn nhiên liệu vốn có sẵn trong mỗi con người chúng ta, không thể đo lường và dường như không hề vơi cạn, chỉ chờ có cơ hội là bộc phát thiêu cháy tất cả-là nguyên nhân khiến con người không xích lại gần nhau và khiến cho thế giới luôn chìm trong khói lửa bạo động và chiến tranh. Nhưng con người sinh ra không phải để thiêu cháy chính mình và thiêu cháy cuộc đời này. Chính vì thế mà mỗi người cần phải nhận thức về các mồi lửa tham, sân, si ở chính mình và ra sức dập tắt chúng.

Phật giáo quan niệm hòa bình thế giới bắt nguồn từ hòa bình ở trong lòng mỗi người mà việc khuất phục gốc rễ tham, sân, si là căn bản. Tuyên bố UNESCO ngày nay cũng nêu rõ: “ Chiến tranh bắt nguồn trong tâm thức con người, do đó chính trong tâm thức con người ý thức hòa bình phải được xây dựng.” Xem ra gốc rễ của chiến tranh và hòa bình đã có câu trả lời khá thống nhất giữa truyền thống tâm linhtư duy hiện đại. Vấn đề còn lại chỉ là sự nỗ lực của con người và mỗi người, bởi không ai dám chắc sẽ dập tắt các mồi lửa chiến tranh trong lòng người khác, trừ phi chính người ấy phải bắt đầu làm điều đó.

Asoka tuân theo lời dạy của đạo Phật, quyết tâm thoe đuổi đường lối hòa bình, bất bạo động và đã thành công nhờ ý chí kiên cường và thái độ dứt khoát đối với chiến tranh và mọi ý tưỡng liên quan đến chiến tranh. Ông từ bỏ xâm lăng quân sự, dập tắt mọi ý tưởng chiến tranh khiến cho các quốc gia và dân tộc khác không còn lo sợ bị tấn công hay lo lắng phòng thủ. Ông theo đuổi hòa bình, chủ trương bang giao giùp đỡ các dân tộc khác trên nhiều lĩnh vực khiến cho mọi quốc gia đều được thái bình thịnh vượng. Đây đích thực là động thái hòa bình, đồng thờibiện pháp duy nhấttriệt để nhất để thiết lập hòa bình và cảm thông lớn giữa các dân tộc. Cách thái này của Asoka nhắc nhở chúng ta về các giải pháp giới hạn và kém hiệu quả của chúng ta cho hòa bình thế giới, cảnh tỉnh chúng ta về nguy cơ gốc rễ của chiến tranh,soi sáng cho chúng ta về con đường thật sự đi đến hòa bình.

Asoka chỉ ra đời một lần và những việc ông làm cũng chỉ giới hạn trong một phạm vithời gian nhất định, trong khi cuộc đời thì diễn tiến không ngừng. Tuy vậy ông đã để lại cho cuộc đời một bài học lớn, bài học của lòng nhiệt thành, sự tận tụy, tình thương và lòng bao dung, bài học của lòng tin ở chính mình và tin người khác trong tất cả việc làm và trong mọi quan hệ. Ông đã dùng tình thương xóa hận thù, dùng thiện nhân thắng hung tàn, lấy thí xả thắng xan tham, dùng chân thật thắng gian tà. Asoka đã nêu một tấm gương lớn cho cuộc đời. Dù diễn tiến của cuộc đời không giống như ông mong muốn, cách thái và di ngôn ông để lại vẫn luôn luôn là các chuẩn mực và kim chỉ nam cho những ai yêu mến đạo đức, trân trọng nhân ái, khao khát hòa bình, thương yêu đồng loại.

 

 

 

PHỤ LỤC I

BẢN DỊCH CÁC BIA KÝ VÀ TRỤ ĐÁ ASOKA

A.Các tiểu bia ký

Bia ký I,(Brahmagiri)

Phụng mệnh Hoàng tử Phó vương (Àryaputra) và các Đại quan (Mahàmàtra) xứ Suvarnagiri, chúng tôi xin gởi đến các quan chức Isila lời cầu chúc sức khỏe và thánh chỉ sau đây: Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Hơn hai năm rưỡi làm một cư sĩ (upàsika), ta đã không nỗ lực nhiều, nhưng sau hơn một năm gần gũi (chung sống với) Tăng già (Sangha),ta đã nỗ lực rất lớn. Trong thời gian này, những người dân Ấn Độ (Jambudvìpa) chưa tôn thờ thần linh đã tôn thờ thần linh. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực. Kết quả này là khả dĩ, không chỉ đối với kẻ thượng quan, mà kẻ hạ quan cũng có thể đạt được hạnh phúc cõi trời nếu y nỗ lực. Vì lẽ đó, ta ban bố chỉ dụ này để các quan chức lớn nhỏ sẽ chú ý nỗ lực nhiều hơn, ngay cả những người láng giềng của ta cũng được biết, và để sự nỗ lực được duy trì lâu dài. Hơn thế, sự nỗ lực cần được phát triển, phát triển rộng rãi, ít nhất một lần rưỡi. Đức Thánh thượng cho công bố đạo dụ này trong chuyến du hành của ngài.

Bia ký II

Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần lonh, dạy như sau: Tất cả mọi người phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, phải tôn trọng sự sống, phải nói lòi chân thật. Hết thảy mọi người cần phải thực hành và khuyến khích các đức hạnh cao quý này. Cũng vậy, học trò cần phải tôn kính thầy và phải xử sự đúng đắn với thân bằng quyến thuộc. Đây là đạo lý truyền thống khiến được sống lâu. Vì vậy, hết thảy mọi người cần phải thực hành đạo lý này. Chỉ dụ này được viết bởi Chapada.

B.Bia ký bhabruhay bairat số 2

Hoàng đế Priyadarśì, quốc vương Magadha, đảnh lễ chư Tăng, kính mong chư Tăng được sức khỏe, hỷ lạc và xin có lời cáo bạch như sau: Thưa chư Tôn đức, chư Tôn đức biết rằng tôi có lòng kính tín Tam bảo- Phật,Pháp,Tăng. Thưa chư Tôn đức, những gì đức Phật nói ,tất cả là khéo thuyết. Nhưng tôi xin mạn phép chọn ra các đoạn kinh sau đây với ước mong Chánh pháp được trường tồn:

1.Luận về tầm quan trọng của Giới luật (Vinaya-samukasa).

2.Thánh cư hay nếp sống phạm hạnh cao cả (Aliya-vasàni).

3.Các lo lắng về tương lai (Anàgata-bhayàni).

4.Các bài kệ nói về đời sống ẩn sĩ (Muni-gàthà).

5.Bài kinh đề cập sự tịch tịnh (Mauneya-sùte).

6.Những câu hỏi của Xá Lợi Phất (Upatisa-pasine).

7.Giáo giới Ràhula.(Là ghulovàde).

Thưa chư Tôn đức , tôi mong tất cả chư Tôn đức Tăng, Ni, cũng như chư vị nam nữ cư sĩ sẽ thường xuyên thảo luậnxem xét các điểm giáo lý này. Thế nên, thưa chư Tôn đức, tôi cho khắc bia ký này để mọi người hiểu rõ ý định của tôi.

C.Các bia ký Kalinga

Bia ký I,(Dhauli)

Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, ban chiếu chỉ cho các đại quan (Mahàmàtra) có trách nhiệm cai quản thành phố Tosalì như sau: Bất cứ điều gì ta xem là đúng, ta mong muốn thấy điều đó được thực thi và hoàn thành bằng biện pháp đúng đắn. Và ta nghĩ đây là cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu ấy, nghĩa là nhắc nhở các ngươi. Các ngươi được cất nhắc trông coi hằng ngàn người với mục đích thu phục tình cảm quần chúng. Hết thảy thần dân đều là con cái của ta. Vì ta có lòng mong cho các con ta được hưởng trọn lợi íchhạnh phúc cả đời này và đời sau, nhân danh chúng, ta mong tất cả thần dân của ta cũng được như vậy. Tuy nhiên các ngươi có thể không hiểu được tầm mức quan trọng của vấn đề. Ai đó trong các ngươi có thể nắm bắt được vấn đề này nhưng cũng chỉ nắm bắt được một phần, không phải toàn bộ. Vì vậy cần phải chú ý hơn vấn đề này, dù cho các người đã khéo nắm bắt nó. Trong phạm vi cai quản của các ngươi, sự kiện có thể xảy ra là người nào đó phải chịu cảnh tù tội hay khổ đau và vì lý do này có thể đi đến tử vong khiến cho nhiều người khác phải khổ đau, sầu muộn. Do đó, các ngươi cần phải thực hành con đường trung đạo (majham patipàda), nghĩa là phải tỏ ra công bằng và không thiên vị. Không ai có thể hành động đúng đắn hay xử lý công việc thành công với các khuynh hướng tâm lý không ổn định như ganh tỵ, thay lòng đổi dạ, tàn ác, thiếu kiên nhẫn, thiếu cân nhắc, lười biếng,mệt mỏi. Bởi vậy các ngươi cần phải hiểu là mình sẽ không có những xu hướng tâm lý bất ổn như thế. Cội rễ của toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ định tâm và lòng kiên nhẫn. kẻ nào tỏ ra mệt mỏi trong công tác quản lý thì sẽ không thành công. Nhưng con người ta cần phải tháo vát, tiến bộ và phát triển. Đây là điều các người cần phải cân nhắc. Vì vậy ta nhắc nhở các ngươi: Các ngươi cần hiểu rằng các ngươi phải hoàn thành các nghĩa vụ đối với ta, rằng ta đã răn dạy như vậy như vậy. Nếu các ngươi làm tốt những điều ta dạy thì kết quả các ngươi nhận được sẽ rất lớn, nhưng nếu các ngươi không thực thi lời ta dạy thì hậu quả sẽ rất xấu. Những ai không hoàn thành việc ta giao phó , những người ấy không hưởng được hạnh phúc thiên giới cũng không nhận được ân điển của hoàng gia. Bởi ta nghĩ đến hai kết quả của sự chú tâm hoàn thành bổn phận; do đó, nếu các ngươi làm tốt điều ta dạy, các ngươi sẽ đạt được hạnh phúc cõi trờihoàn thành các nghĩa vụ đối với ta.

Đạo dụ này phải được đọc vào các ngày Tisya, trong khoảng thời gian giữa các ngày Tisya và vào các dịp thuận lợi để cho mọi người cùng nghe, thậm chí cho một người nghe. Làm như thế tức là các ngươi thực hiện đầy đủ lời ta dạy. Vì lý do đó, đạo dụ này được viết ra để các phán quan của thành phố không ngừng nỗ lực khiến cho không một công dân nào của thành phố chịu cảnh tù tội hay khổ đau mà không có lý do. Cũng vì lý do đó, ta sẽ phái các quan chức cao cấp (Mahàmàtra), những người không khắc khe cũng không bạo động nhưng chu đáo trong mọi công việc, cứ năm năm tuần du một lần để xem các phán quan có làm đúng như điều ta dạy hay không. Tại Ujjayinì, Hoàng tử phó vương sẽ phái một đoàn quan chức các cấp tuần du ba năm một lần để thực hiện mục đích tương tự. Tương tự, tại Takhasilà, vị Hoàng tử phó vương cũng làm như thế. Khi các quan chức tiến hành tuần du thì không được lơ là nhiệm vụ mà phải có trách nhiệm xem xét các phán quan có làm đúng điều ta dạy hay không.

Bia ký II (Jaugada)

Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, ban sắc chỉ: Các đại quan xứ Samàpà có quyền tiếp chỉ của Hoàng thượng được thông báo như sau: Bất cứ điều gì ta xem là đúng , ta mong muốn thấy điều ấy được thực thi và hoàn thành bằng biện pháp đúng đắn. Và ta nghĩ đây là cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu ấy, nghĩa là nhắc nhở các ngươi: Hết thảy thần dân, đều là con cái của ta. Bởi ta có lòng mong muốn cho các con ta được hưởng trọn lợi íchhạnh phúc đời này và đời sau, nhân danh chúng , ta mong tất cả thần dân của ta cũng được như vậy.

Các quốc gia biên giới chưa bị chinh phục có thể nghĩ như thế này: Nhà vua này muốn gì ở chúng ta? Mong muốn duy nhất của ta đối với các quốc gia này là họ hãy hiểu rằng họ không nên lo sợ mà hãy tin tưởng ở ta, rằng họ sẽ nhận được hạnh phức từ ta chứ không phải khổ đau, và họ cần hiểu thêm rằng ta sẽ khoan dung tất cả và sẽ giúp họ thực hành Chánh pháp (Dharma) để được lợi ích đời này và đời sau.

Vì vậy ta tuyên bố với các ngươi, do làm như thế ta trả xong món nợ cho các chúng sinh, và ta nhắc nhở và bảo cho các ngươi rằng ý định, quyết tâmlời hứa của ta là không bao giờ thay đổi. Do đó các ngươi cần làm tốt các bổn phận của mình để mọi người hiểu rằng “đức vua là cha của chúng ta; chúng ta là con cái của người; người hiểu chúng ta như hiểu chính mình.” Cùng lúc nhắc nhở và báo cho các ngươi biết rõ ý chí, quyết tâm và lời hức không vi phạm của ta, ta cũng có chỉ thị gởi đến các quan chức khắp các tỉnh thành để họ thực hiện mục đích này. Vì các ngươi là những người có trách nhiệm làm cho dân tin, mang lại lợi íchhạnh phúc đời này và đời sau cho dân; do đó, nếu các ngươi sẽ đạt được hạnh phúc cõi trờihoàn thành các nghĩa vụ đối với ta. Vì lẽ ấy, ta cho khắc bia ký này tại đây để các quan chức cao cấp không ngừng nỗ lực làm việc khiến cho các dân tộc ở các vùng biên giới đạt được tin tưởngthực hành đạo đức tôn giáo.

Chỉ dụ này phải được công bố vào các ngày Tisya trong năm, trong khoảng thời gian giữa các ngày Tisya và vào các dịp thuận lợi để cho mọi người cùng nghe, thậm chí cho một người nghe. Làm như thế tức là các ngươi thực hiện đầy đủ lời ta dạy.

D.Mười bốn bia ký

Bia ký I,(Shahbazgarhi)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, đã cho khắc đạo dụ này: Tất cả mọi người không được giết hại sinh vật và dùng sinh vật để tế lễ. Không được tiến hành lễ hội Samàja. Vì lẽ đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, thấy rõ nhiều bất công trong lễ hội Samàja. Tuy nhiên đức Thánh thượng cũng nhận thấy lễ hội có những thứ đáng ca ngợi.

Trước đây, trong nhà trù của Hoàng gia, hàng trăm ngàn sinhvật bị giết mỗi ngày cho mục đích ẩm thực. Nhưng nay, khi đạo dụ này được ban ra, chỉ có ba sinh vật bị giết thịt, hai con công và một con nai, nhưng nai thì không thường xuyên. Ngay cả ba sinh vật này về sau sẽ không còn bị giết thịt nữa.

Bia ký II, (Girnar)

Khắp nơi trong vương quốc của đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, và tại các lãnh địa như Chola, Pàndya, Satiyaputra, Keralaputra, Tàmraparnì, tại xứ sở vua Hy Lạp Antiocho và tại các xứ sở các vị vua láng giềng của vua Hy Lạp Antiocho- khắp các nơi ấy, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, đã cho xây dựng hai loại hình trị liệu-chăm sóc y tế cho người và trị liệu cho thú vật. Các loại cây làm thuốc cần cho việc điều trị người và thú được phép nhập khẩu và cho trồng tại những nơi chưa có. Các loại cây lấy rễ và cây ăn quả cũng được phép nhập khẩu và cho trồng khắp nơi. Trên các trục lộ, các giếng nước được xây dựngcác loại cây được gieo trồng để phục vụ tiện ích cho người và thú vật.

Bia ký III,(Girnar)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như thế này: Mười hai năm sau khi lên ngôi, ta ban lệnh như sau: Khắp nơi trong vương quốc của ta, các quan chức Yukta, Ràjùka và các quan chức Pràdeśika phải thực hiện tuần du năm năm một lần nhằm phổ biến Chánh pháp (Dharma) và thúc đẩy các công việc khác. Họ cần phải giảng dạy cho quần chúng như sau; Phụng dưỡng cha mẹ là cao quý; chia sẻ với bạn bè, giúp đỡ bà con, thân bằng quyến thuộc,cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn là cao quý; không sát hại sinh vật là cao quý; không tiêu xài phung phí hay tiết kiệm là cao quý. Hội đồng bộ trưởng cần phải chỉ thị các quan chức Yukta kết toán các khoản công tác phí của các quan chức tuần du theo tinh thần luật định của Hoàng gia.

Bia ký IV,(Girnar)

Hàng trăm năm trước đây, việc giết hại thú vật để tế lễ, đối xử tàn ác với sinh linh, xử sự không đúng với bà con, với các Sa-môn và Bà-la-môn đã không ngừng gia tằng. Nhưng ngày nay, do đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, thực hành Chánh pháp (Dharma), tiếng trống trận (bherì-ghosa) mở ra cho mọi người quang cảnh các thế giới thần tiên,các loài voi, các khối lửa và nhiều cảnh giới chư thiên khác.

Ngày nay, nhờ các huấn chỉ tôn giáo do đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ban bố, việc từ bỏ sát hại súc vật,không gây tổn hại cho sinh linh, xử sự đúng đắn với bà con, với các Sa-môn, và Bà-la-môn, hiếu kính cha mẹtôn trọng các bậc trưởng thượng đã được gia tăng, như chưa từng thấy mấy trăm năm trước đây.

Đạo đức đã được phát triển và đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, sẽ thúc đẩy hơn nữa sự thực hành đạo đức này. Các con cái và cháu chắt của đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, sẽ thúc đẩy sự thực hành đạo đức này cho đến môn đời, sẽ sống trong Chánh pháp (Dharma) và sẽ truyền dạy Chánh pháp, bởi đây là việc làm cao cả, nghĩa là, giảng dạy Chánh pháp.

Thực hành đạo đức không thuộc về người không có đức hạnh. Vì vậy sự phát triển đạo đức là đáng ca ngợi. Vì lý do này, chỉ dụ này được viết ra để các con cái và cháu chắt của ta luôn luôn thúc đẩy đạo đức và không để đạo đức biến mất. Chỉ dụ này được đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, cho khắc khi ngài đăng quang được mười hai năm.

Bia ký V,(Mànsehrà)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Điều thiện thật khó làm. Người nào làm điều thiện, người ấy thành tựu được điều khó làm. Cho đến nay ta đã làm được nhiều điều thiện.

Do đó, t among các con cái và cháu chắt nhiều đời của ta sẽ noi gương ta làm nhiều điều thiện. Nhưng người nào tỏ ra lơ là hay bỏ qua một phần làm thiện tức người ấy sẽ làm ác . Điều ác hay tội lỗi cần phải được tiêu diệt.

Trước đây, các quan chức Dharma-Mahàmàtra chưa từng được biết tới. Nhưng nay, mười ba năm sau khi lên ngôi, ta thành lập các quan chức Dharma-Mahàmàtra, ta dùng các quan chức này trong mọi giáo phái nhằm xây dựng và phát triển Chánh pháp vì lợi íchhạnh phúc cho những ai tận trung với tôn giáo. Các quan chức này cũng được cắt cử phục vụ tại các xứ sở và dân tộc như Yona, Kamboja,Gandhàra, Ràstrika, Pitinika và các dân tộc Aparànta hay các bộ tộc biên giới phía tây. Họ được đề cử phục vụ trong quân đội, trong các hội chúng ẩn sĩ Bà-la-môn, hội chúng gia chủ, giữa những người nghèo khó và người già yếu nhằm mục đích mang lại lợi íchhạnh phúc cho họ và để giúp những người thực hành Chánh pháp thoát khỏi phiền toái. Họ cũng được đề cử nhằm xem xét đơn kháng án của các phạm nhân, giúp phạm nhân khỏi bị ngược đãi, giải phóng phạm nhân trong trường hợp phạm nhân phải nuôi con dại hay gặp quá nhiều bất hạnh hoặc bị khổ sở bởi tuổi già. Họ cũng được bổ làm việc tại Pàtaliputra và tại các tỉnh thành bên ngoài, trong các hậu cung của các anh chị em ta và bất cứ nơi nào có thân nhân của ta sinh sống. Ta dùng các quan chức Dharma-Mahàmàtra này khắp nơi trong vương quốc của ta để họ giúp mọi người thực hành Chánh pháp, tận trung với Chánh pháp và làm các việc thiện.

Vì vậy, ta cho khắc đạo dụ này để Chánh pháp được trường tồn và để cho các tế hệ con cháu của ta muôn đời sống trong Chánh pháp.

Bia ký VI,(Girnar)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ban chiếu chỉ như sau: Trong các triều đại trước đây, công tác quản trị hay tiếp thu các trình báo không được tiến hành vào mọi lúc. Vì vậy nay ta sắp xếp lại như sau: vào mọi lúc, khi ta đang ăn, đang ngủ, đang ở hậu cung, đang ở các trại chăn nuôi, đang ở chổ thuyết giáo, đang vui chơi hay bất kỳ ở đâu, các quan lại có trách nhiệm khấu trình (Prativedaka) phải trình báo cho ta mọi việc liên quan đến nhân dân. Ta phải giải quyết mọi vấn đề của dân ở bất cứ nơi đâu. Và nếu ta ra lệnh bằng miệng cho một người nào đó hiến tặng tiền bạc hay công bố ý định của ta thì các ngươi phải ghi là “ lệnh cho hiến tặng tiền bạc hay công bố thánh chỉ ,” hoặc giả khi tar a lệnh cho các quan chức cao cấp của nhà nước (Mahà-màtra) về một vấn đề nào đó khẩn cấp mà theo đó tranh luận hay bàn cãi xảy ra tại Hội đồng các quan lại (Parisat) thì ngay lập tức các ngươi phải trình báo sự việc cho ta vào mọi lúc và ở mọi nơi. Đây là thánh chỉ của ta. Bởi ta không thấy hài lòng về mình trong sự nỗ lực giải quyết công việc. Trách nhiệm thiêng liêng của ta là thúc đẩy lợi ích cho tất cả mọi người, trong đó căn bảnnỗ lực giải quyết công việc.Không có việc làm nào cao cả hơn là thúc đẩy lợi ích cộng đồng. Và nếu như ta có nỗ lực làm điều gì thì điều đó có nghĩa là ta trả xong món nợ cho tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh được hạnh phúc đời này và hưởng được thiên giới đời sau.

lý do này,ta cho khắc đạo dụ này để cho lời ta được bền lâu, ngỏ hầu các con cái và cháu chắt nhiều đời của ta sẽ vâng theo vì lợi ích của tất cả chúng. Nhưng lợi íchhạnh phúc rất khó thành tựu trừ phi phải nỗ lực và bền bỉ.

Bia ký VII,(Shahbazgarhi)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, mong muốn quần chúng mọi giáo phái sống khắp mọi nơi. Vì tất cả họ đều ước muốn chế ngự tham dục và sống thanh tịnh . Tuy nhiên quần chúng thì có nhiều khuynh hướng và ham muốn khác nhau. Họ có thể thực hiện toàn bộ hay một phần các bổn phận của mình. Nhưng dù cho người nào có ít bố thí, ít chế ngự tham dục, ít nội tâm thanh tịnh, ít lòng biết ơn và ít kiên trì lòng tin đi nữa thì cũng cần thiết và đáng được ca ngợi.

Bia ký VIII,(Shahbazgarhi)

Trong các thời quá khứ, chư vị Hoàng đế từng thực hiện những cuộc du hành hưởng lạc gọi là Vihàrayàtrà, trong đó gồm việc săn bắn và các trò tiêu khiển khác tương tự. Nhưng khi lên ngôi mười năm, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ngự giá chiêm ngưỡng chỗ đức Phật giác ngộ (Sambodhi), kể từ đó ngài thực hiện những cuộc du hành Chánh pháp (Dharma-yàtra) trong đó ngài thăm và tặng quà cho các Sa-môn và Bà-la-môn, thăm viếng dân chúng trong nước, hướng dẫn và thảoluận với họ về đạo đức. Việc làm này khiến đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, có thêm niềm vui lớn.

Bia ký IX,(Kalsi)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Quần chúng thường tổ chức nhiều lễ lạc khác nhau. Lúc gặp ngộ cảnh bất trắc, cưới vợ gả chồng cho con, sinh nhật con cái, tiễn người đi xa-vào những lúc ấy quần chúng thường tiến hành các lễ hội khác nhau. Nhưng trong những trường hợp như vậy, những người mẹ và những người vợ thường bày ra những buổi lễ đông đúc ,linh tinh, tầm thường, không lợi ích.

Nay các lễ hội cần được xem xét lại và tiến hành có hiệu quả hơn. Các lễ hội trước đây chỉ mang lại kết quả nhỏ. Tuy nhiên chúng sẽ mang lại quả lợi ích lớn nếu được tiến hành hợp với Chánh pháp. Nghĩa là các lễ hội trong đó người ta đối xử nhân hậu với kẻ ăn người ở , tôn kính thầy cô giáo,tránh gây tổn hại cho các sinhvật, bố thí cúng dường cho các Sa-môn,Bà-la-môn. Những lễ hội như thế được gọi là vận may Chánh pháp (Dharma-mangala).

Do đó, tất cả mọi người-cha mẹ, con cái, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè, người đồng nghiệp hay thậm chí kẻ hàng xóm-nên khuyên bảo nhau như thế này: “ Việc này đáng ca ngợi; lễ hội này đáng được tiến hành cho đến khi đạt được mục đích; lễ hội như vậy tôi sẽ thực hiện.” Bởi cáclễ hội kia khác những lễ hội này – chúng không có kết quả chắc chắn. Chúng có thể đưa đến kết quả hoặc không , và nếu có cũng chỉ giới hạn ở đời này. Nhưng lễ hội Chánh pháp thì vượt ra ngoài thời gian. Giả sử người ta không đạt kết quả ngay đời này thì đời sau sẽ được phước đức vô tận. Nhưng nếu người ta đạt kết quả ngày đời này thì cả hai đường đều gặp vận may, nghĩa là, kết quả ngay trong đời này và phước đức vô tậnđời sau nhờ nuôi dưỡng vận may Chánh pháp (Dharma-mangala).

Bia ký X,(Kalsi)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, không xem danh tiếng là thứ mang lại nhiều lợi ích, trừ phi nó được xây dựng như ý ngài mong muốn, tức là , tất cả mọi người trong hiện tại và trong tương lai sẽ lắng nghe Chánh phápthực hành Chánh pháp. Vì lẽ đó mà đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ước muốn được danh tiếng. Và bất cứ nỗ lực nào của ngài, tất cả đều vì lợi ích đời sau và đều khiến cho mọi người thoát khỏi trói buộc hay khổ đau. Trói buộc hay khổ đau tức là điều ác hay tội lỗi. Quả là những người có địa vị danh giá hay địa vị thấp hèn đều khó thành tựu mục đích này trừ phi phải nỗ lực hết mình và xả ly tất cả. tuy nhiên trong hai hạng người này, hạng có điạ vị danh giá khó đạt mục đích hơn.

Bia ký XI,(Shahbazgarhi)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, dạy như sau: Không có bố thí nào bằng Pháp thí (Dharma-dàna), nghĩa là hiểu rõ Chánh pháp, ban bố Chánh phápxử sự bằng Chánh pháp. Bố thí Chánh pháp được làm như sau: đối xử nhân hậu với người tôi tớ, kẻ giúp việc hiếu kính cha mẹ; chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, bà con; bố thí cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn; không sát hại sinh vật hay dùng sinh vật cho mục đích tế lễ.

Tất cả cha mẹ, con cái, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè, người đồng nghiệp, hay kẻ láng giềng cần phải phổ biến Pháp thí này, nói như sau: “ Việc làm này đáng ca ngợi, việc làm này đáng được xem là bổn phận.” Làm như thế, người ta đạt được lợi ích đời này và hưởng phước báu vô tận đời sau nhờ công đức Pháp thí (Dharma-dàna).

Bia ký XII,(Girnar)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tôn trọng hết thảy mọi giáo phái, dù là hạng tu sĩ xuất gia hay tại gia cư sĩ; ngài bày tỏ lòng tôn trọng bằng cách tặng quà và cúng dường các vật dụng cho thành viên các giáo phái. Nhưng đức Thánh thượng không xem các tặng vật và lòng kính trọng bề ngoài ấy là quan trọng bằng sự phát huy cái bản chất chủ yếu của mọi giáo phái. Sự phát huy cái bản chất chủ yếu của mọi giáo phái có thể làm bằng nhiều cách, nhưng gốc rễ là chế ngự lời nói, nghĩa là, không nên tôn trọng giáo phái của mình và đặt điều nói xấu giáo phái của người khác. Trái lại, người ta nên tôn trọng giáo phái của người khác vì lý do này hay vì lý do khác. Làm như thế, người ta vừa phát huy giáo phái của mình vừa giúp phát huy giáo phái của người khác.Bằng ngược lại, người ta sẽ làm tổn thương giáo phái của chính mình và làm thương tổn giáo phái của người khác. Những ai tôn trọng giáo phái của mình và bài xích giáo phái của người khác, nghĩ rằng; “ như vậy ta sẽ làm rạng danh giáo phái của ta,” thì ngược lại người ấy chỉ làm tổn thương ngiêm trọng giáo phái của chính mình. Do đó, hoà hợp tôn giáo là điều đáng ca ngợi. Trong ý nghĩa như vậy, tất cả mọi giáo phái cần lằng nghe và sẵn sàng lằng nghe giáo lý của người khác. Đây chính là ước muốn của đức Thánh thượng, tức là, tất cả mọi giáo phái cần có sự hiểu biết rộng rãi và nguồn giáo lý thâm hậu. Và những ai tự bằng lòng với niềm tin của mình, những người ấy cần phải được bảo là đức Thánh thượng không xem tặng vật và lòng kính trọng bề ngoài là quan trọng bằng sự phát huy cái bản chất chủ yếu của mọi giáo phái.

Vì lẽ đó, ta bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra (trông coi về đạo đức xã hội), các quan chức Strì-adhyaksa-mahàmàtra (trông coi các vấn đề phụ nữ), các quan chức có trách nhiệm về chăn nuôi mục súc và các bộ phận quan lại khác nhằm mục đích khuyến khích các giáo phái phát triển và làm rạng danh Chánh pháp.

Bia ký XIII,(Shahbazgarhi)

Tám năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, chinh phục xứ Kalinga. 15.000 người bị bắt làm tù binh, 100.000 người bị giết chết và hàng trăm ngàn người khác đã bỏ mạng trên chiến trường này.

Sauk hi chinh phục xứ Kalinga, đức Thánh thượng Priyadarśì, nguời con yêu quý của các thần linh, đã thực hành Chánh pháp, yêu quý Chánh pháp và giảng dạy Chánh pháp. Đức Thánh thượng cảm thấy hối tiếc việc chinh phục Kalinga vì đã gây ra cảnh tàn sát, chết chóc và đày ải khổ đau và đáng thương tâm cho dân chúng một xứ sở độclập. Nhưng đức Thánh thượng càng thấy đau đớn hơn nếu chết chóc, thương tật hay đày ải lại xảy ra cho thân nhân các Sa-môn và Bà-la-môn hay tín đồ các giáo phái hay những người gia chủ sống với đạo tâm kiên cố và có đức hạnh như hiếu kính cha mẹ và các bậc trưởng thượng, tôn trọng thầy cô giáo, xử sự tốt đối với bạn bè, đồng nghiệp, ân nhân bà con quyến thuộc, người làm công, kẻ nô bộc.Lại nữa, ngài hết sức đau buồn nếu thiên tai bất hạnh ập đến cho bạn bè, người quen, đồng nghiệp và thân bằng quyến thuộc của những người có cảm tình thủy chung, vì điều này gây tai ách cho họ dù rằng họ có cuộc sống ổn định. Tất cả tai ương này mọi người phải gánh chịu như nhau nhưng đức Thánh thượng là người đau khổ nhất. Ngoại trừ xứ Yona,không có quốc gia nào không có các hội chúng Sa-môn và Bà-la-môn cư trú. Cũng vậy, không nơi nào trong một quốc gia lại không có những người tin theo giáo phái này hay tôn giáo nọ.

Do đó, ngày nay, dù việc chết chóc có con số chỉ bằng một phần trăm hay một phần ngàn số người bị chết, bị thươngbị bắt ở Kalinga, đức Thánh thượng cũng xem điều ấy là nghiêm trọng. Chẳng những thế,ngài sẵn sàng tha thứ cho những ai phạm sai lầm trong trường hợp đáng tha thứ. Ngay cả đám lục lâm thảo khấu nằm trong vương quốc của ngài, đức Thánh thượng cũng ra sức thuyết phục chúng trở về con đường lương thiện, để chúng thấy rõ sức mạnh ăn năn của ngài mà thấy xấu hổ về các hành vi phạm pháp của mình và tránh được sự trừng phạt của pháp luật. Quả vậy, đức Thánh thượng mong muốn tất cả chúng sanh thoát khỏi bị hại, chế ngự tham dục, được đối xử công bằng và sống hạnh phúc.

Đức Thánh thượng cho rằng chiến thắng cao cả nhất là chiến thắng lòng người bằng đạo đức nhân ái (Dharma-vijava).Và ngài đã thực hiện thành công mục tiêu chiến thắng này trong vương quốc của ngài và trong số các dân tộc vùng biên giới, thậm chí vươn xa 600 do do tuần, đến xứ Yona do đức vua Antiocho trị vì và xa hơn là xứ sở của bốn vị vua Ptolemy, Antigono, Maga và Alexander; cũng vậy tại các xứ sở Chola, Pàndya và Tàmrapanì ở phương nam. Khắp nơi trong lãnh thổ và các dân tộc nằm dưới quyền cai quản của ngài như Yona,Kampoja,Nabhaka,Nabhiti,Pitinika,Andhra và Palida, dân chúng đều tuân theo huấn chỉ đạo đức của ngài. Thậm chí đức Thánh thượng mong rằng tại những xứ sở mà các sứ giả của ngài chưa đến được, quần chúng ở những nơi ấy sau khi nghe được các huấn chỉ của ngài sẽ thực hành Chánh pháp. Chiến thắng bằng đạo đức ấy, tình thương được mở ra. Dù tình thương ấy chưa bộc lộ mạnh mẽ, đức Thánh thượng xem đây là nhân tố đưa đến kết quả lớn trong tương lai.

Vì lẽ đó, đạo dụ này được viết ra để các con cái và cháu chắt của ta không còn nghĩ đến sự chinh phục nào khác ngoài việc chinh phục lòng người bằng đạo đức nhân ái. Và chúng cần hiểu rằng chỉ có thu phục lòng người bằng đạo đức nhân ái mới là chiến thắng thực sự. Sự chinh phục như vậy đưa đến lợi ích đời này và đời sau. Mong rằng tất cả chúng được hạnh phúc trong sự nỗ lực thực hành Chánh pháp. Mong tất cả chúng được lợi ích đời này và đời sau.

Bia ký XIV,(Girnar)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, đã cho khắc các đạo dụ dưới nhiều hình thức khác nhau; tóm tắt, trung bình hay giải thích rộng rãi. Nhưng thường thì các đạo tu ấy không được viết đúng ở mọi nơi. Vương quốc của đức Thánh thượng rất rộng lớn nên ngài đã cho khắc nhiều đạo dụ và sẽ cho khắc nhiều đạo dụ hơn nữa khiến dân chúng nghe được điều hay lẻ phải mà hành theo. Tuy nhiên, có đôi khi vì lý do địa phương hay vì lý do cắt xén các tảng đá hay do lỗi của người khắc bia mà các đạo dụ đã được viết ra không đầy đủ.

E.Các đạo dụ khắc trên bảy trụ đá

Trụ đá I

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Hai mươi sáu năm sau khi lên ngôi, ta đã cho khắc đạo dụ này. hạnh phúc đời này và đời sau thật khó đạt, trừ phi phải hết lòng yêu quý Chánh pháp, hết lòng xem xét chính mình, hết lòng vâng theo Chánh pháp, hết lòng lo sợ điều ác và hết lòng nỗ lực làm điều thiện. Quả vậy, nhờ huấn chỉ đạo đức của ta mà càng ngày quần chúng càng yêu quý Chánh pháp và sống theo Chánh pháp.

Tất cả các quan chức Purusa của ta, dù là cấp cao, cấp thấp hay bậc trung, đều phải làm đúng như điều ta dạy và phải thực thi đúng đắn các bổn phận của mình, nghĩa là phải có trách nhiệm nhắc nhở những người có tâm lý hay thay đổi hoàn thành các bổn phận của họ. Các quan chức Anta-mahàmàtra của ta cũng phải làm như thế. Sau đây là huấn chỉ của ta cho các ngươi: quản lý theo Chánh pháp (hay pháp luật), giải quyết công việc theo Chánh pháp, khiến cho dân được hạnh phúc nhờ Chánh phápbảo vệ dân bằng Chánh pháp.

Trụ đá II

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh , tuyên cáo như sau: Chánh pháp là thiện. Nhưng thế nào là Chánh pháp? Ấy là tránh xa điều ác hay tội lỗi, làm các việc lành, có từ tâm, sống với tâm hào phóng, chân thậttrong sạch.

Ta đã giúp cho mọi người hiểu biết tâm linh bằng nhiều cách khác nhau. Đối với loài hai chân và bốn chân, các loài chim và các loài sống dưới nước, ta đã ra lệng đối xử từ tâm, thậm chí cho tới ân huệ, về sự sống của chúng. Tương tự, ta đã làm nhiều điều thiện khác.

Vì lẽ đó, ta cho khắc đạo dụ này để nó được bền lâu và để mọi người nương theo đó mà sống .Người nào thực hành theo đạo dụ này tức là người ấy đã làm một việc tốt.

Trụ đá III

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, nói như sau: Con người ta chỉ thấy việc tốt của mình, cho rằng : “Điều thiện này ta đã làm.” Nhưng con người thường mù quáng đối với tội lỗi của mình, không nghĩ rằng : “ Ta đã phạm tội ác này hay ta đã rơi vào sai lầm.”

Quả vậy, điều ác thật khó thấy. Nhưng mọi người cần phải hiểu như sau: “ Những thứ này thôi thúc tội ác, tức là, hung bạo, độc ác, giận dữ, kiêu căng, ganh tỵ. Mong rằng ta sẽ không bị sụp đổ bởi những thứ này.” Đặc biệt, mọi người cần phải lưu ý mình như sau: “Điều này giúp ích cho ta đời này, điều kia giúp ích cho ta đời sau.”

Trụ đá IV

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Hai mươi sáu năm sau khi lên ngôi, ta cho khắc đạo dụ này.

Ta đã bổ nhiệm các quan chức Ràjùka có trách nhiệm quản lý hành trăm ngàn dân. Ta cũng đã ban bố luật cai quản tùy thuộc thẩm quyền của các quan chức Ràjùka để họ nắm vững mà không ngại thực hiện các nhiệm vụ mang hạnh phúc cho dân và phân phối các tặng phẩm của hoàng gia. Các quan chức Ràjùka cần nắm bắt nguyên nhân hạnh phúc hay khổ đau của dân và cùng với sự giúp sức của các tín đồ ngoan đạo khích lệ dân chúng ở các tỉnh thành rằng họ sẽ nhận được hạnh phúc đời này và đời sau.

Như vậy các quan chức Ràjùka cần phải tuân thủ Thánh chỉ của ta. Họ cũng phải nghe lời các quan chức Purusa, những người hiểu rõ các mong muốn của ta; các quan chức Purusa phải có trách nhiệm khuyên nhắc các quan chức Ràjùka làm việc tốt để ta được vui lòng.

Như vậy một người giao phó đứa con của mình cho một người vú chăm sóc, an tâm nghĩ rằng; “ Người vú ân cần này sẽ chăm sóc chu đáo cho đứa con của ta,” cũng vậy , ta thành lập các quan chức Ràjùka với ý nghĩ rằng họ sẽ hết lòng chăm lo lợi íchhạnh phúc cho dân.

Để các quan chức Ràjùka an tâm thực hiện các nhiệm vụ của mình, ta đã cho họ được quyền tự do quyết định và xử lý mọi công việc theo luật định.

Vì ta mong pháp luật luôn đi đôi với công lý, ta chỉ thị rằng đối với những phạm nhân đã được tuyên án tử hình, họ được nhận ba ngày ân huệ. Trong thời gian nhận ân huệ này, dù thân nhân các phạm nhân hoặc yêu cầu các quan chức Ràjùka xem xét mức án của họ hoặc không yêu cầu, các phạm nhân sẽ được tạo điều kiện để thực hành bố thí hay ăn chay để được hưởng lợi ích đời sau ngay sau khi kết thúc ba ngày ân huệ, cuộc sống đạo đức được phát triển, song song với sự tự chế và bố thí cho mọi người.

Trụ đá V

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Hai mươi sáu năm sau khi lên ngôi, ta ban điều luật ngăn cấm sát hại các loài vật như vẹt,cò,ngỗng,loài chim sống ở nước,loài sếu, các loài dơi,ong,kiến,ba ba,tôm lươn,cá gangàpuputaka, cá skate,rùa,nhím,sóc,bò,trâu,các loài vật sống trong nhà như chó,mèo,chuột,các loài tê giác,bồ câu trắng,bồ câu nội địa, và tất cả loài thú bốn chân. Con người cũng không được giết hại các loài dê cái, cừu cái và lợn cái đang mang thai hay có con nhỏ, không được thiến gà, không được thiêu hủy các loại vỏ trái cây có mầm sống bên trong, không được đốt rừng, không được dùng sinhvật để nuôi sinhvật. Cá không được giết và không được bày bán vào các ngày mười bốn, ngày rằm và ngày mồng một, cũng như vào các lễ húy tôn giáo. Cũng vậy, các loại trâu đực, dê đực ,cừu đực, cùng các loại súc vật khác không được thiến vào các ngày mồng tám, mười bốn, ngày rằm, các ngày Tisyà và Punarvasu, các ngày trăng tròn trong năm và các ngày lễ tôn giáo. Vào các ngày Tisyà và Punarvasu cũng như vào các ngày trăng tròn trong năm,việc đóng móng ngựa và móng bò không được tiến hành.

Cho đến nay, 26 năm kể từ khi lên ngôi, ta đã 25 lần ân xá cho các phạm nhân.

Trụ đá VI

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên cáo như sau: Hai mươi sáu năm sau khi lên ngôi, vì lợi íchhạnh phúc của quần chúng, ta đã cho khắc một loạt các đạo dụ để mọi người từ bỏ lối sống sai lầm và phát huy nếp sống chân chánh. Nghĩ rằng: “ lợi íchhạnh phúc của mọi người sẽ được bảo đảm,” ta không chỉ nghĩ đến bà con của ta mà còn quan tâm đến hết thảy mọi người gần xa và theo đó sắp xếp mọi việc để cho mọi người được sống hạnh phúc. Ta làm như thế đối với mọi tầng lớp xã hội.

Ta tôn trọng tất cả mọi giáo phái và bày tỏ lòng tôn trọng của ta bằng nhiều hình thức tôn kínhcúng dường khác nhau. Ta cũng tôn trọng sự lựa chọn tín ngưỡng của mỗi người. Sau khi lên ngôi được 26 năm, ta cho khắc đạo dụ này.

Trụ đá VII

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Các hoàng đế trong quá khứ đã từng mong như thế này: Làm sao quần chúng đã không được tiến bộ trong Chánh pháp. Về vần đề này, ta suy nghĩ như sau: Các hoàng đế trong quá khứ đã từng mong quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp nhưng họ đã không đạt được mong ước. Vậy thì bằng cách nào quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp. Bằng cách nào ta có thể nâng cao đạo đức của quần chúng?

Về vấn đề này, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, suy nghĩ như sau: Ta sẽ cho công bố các đạo dụ, ta sẽ ban bố các huấn chỉ đạo đức, và quần chúng sau khi nghe các huấn dụ của ta sẽ theo đuổi đạo đức, tự thăng tiến và sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong Chánh pháp.

Vì lẽ đó, ta đã cho công bố các đạo dụ và ban bố nhiều huấn chỉ đạo đức để các quan chức Purusa có trách nhiệm chăm lo cho dân sẽ giảng giảiphổ biến chúng. Cũng vậy, ta đã chỉ thị các quan chức Ràjùka có trách nhiệm trông nom hàng trăm ngàn dân phải giảng giải và khuyến khích quần chúng thực hành Chánh pháp.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, nói như sau: Sauk hi xem xét vấn đề này, ta đã cho dựng các trụ đá ghi các đạo dụ, bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra và cho công bố các chỉ dụ.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ban lệnh như sau: Dọc theo các đường lớn, các loại cây đa phải được trồng tạo bóng mát cho người và súc vật, các vườn xoài phải được thành lập, các giếng nước phải được đào cách nhau vài ba dặm, các nhà nghỉ phải được xây dựng; các trạm cung cấp nước phải được thành lập chỗ này chỗ kia để phục vụ tiện ích cho người và gia súc. Tuy nhiên đây chỉ là các lợi ích nhỏ nhặt mà chư vị hoàng đế tiền nhiệm và chính ta đã làm vì hạnh phúc của nhân dân. Lợi ích lớn lao hơn mà ta đã làm ấy là giúp cho quần chúng thực hành Chánh pháp.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Ta bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra để lo các công việc; họ được bổ nhiệm phục vụ trong mọi giáo phái, lo phân phối các tặng phẩm của hoàng gia cho các tu sĩ xuất gia và cho những người cư sĩ tu tại gia. Ta cũng bổ nhiệm các quan chức này để lo công việc của Tăng gaì, tương tự họ được giao trách nhiệm lo các vấn đề liên quan đến các tu sĩ Bà-la-môn, các tu sĩ phái Àjìvika và các tu sĩ phái Kỳ Na. Trước đây các quan chức cao cấp (Mahà-màtra) đã được biệt phái phục vụ các giáo phái. Nay ta bổ nhiệm các quan chức Dharma-mahàmàtra để họ phục vụ tất cả mọi giáo phái.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Các quan chức Dharma-mahàmàtra và các quan chức Mukhà đứng đầu các bộ có trách nhiệm phân phối các tặng phẩm của ta và của hoàng hậu. Họ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau khiến mang lại an lạc trong các hậu cung của ta ở kinh đô và ở các tỉnh khác. Ngoài việc lo phân phối các vật phẩm cúng dường của ta và các hoàng hậu, họ cũng sẽ lo phân phối các vật phẩm cúng dường của các hoàng tử con ta nhằm thúc đẩy các hạnh lành và sự hức hành Chánh pháp khiến cho mọi người mở rộng lòng từ bi, sống với tâm hào phóng, chân thực, trong sạch, thanh cao và chân thiện.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: Tất cả các thiện nghiệp ta đã làm đều được quần chúng noi theo và làm theo, nhờ đó mọi người đã đạt được tiến bộ và sẽ được tiến bộ trongnếp sống hiếu kính cha mẹ, vâng lời thầy cô giáo, tôn trọng các bậc trưởng thượng, xử sự đúng đắn với các Sa-môn, Bà-la-môn, với người nghèo khó kẻ bất hạnh, thậm chí với kẻ ăn người ở.

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, nói như sau: Có hai cánh khiến quần chúng được tiến bộ trong Chánh pháp, thứ nhất là nghe thuyết giảng hay theo đuổi Chánh pháp và thứ hai là thiền định hay xem xét nội tâm là quan trọng nhất. Theo đuổi Chánh pháp nghĩa là tuân theo những điều ta dạy như không sát sanh và nhiều sự thực hành khác, trong khi thiền định hay xem xét nội tâmđạt được tiến bộ trong Chánh pháp bằng cách không sát sanh hay làm tổn hại sinh vật.

Chính vì mục đích ấy, ta cho ghi lại lời giáo huấn này, bền lâu như mặt trăng mặt trời, để con cái, cháu chắt và tất cả thần dân của ta sẽ muôn đời sống theo Chánh pháp. Bởi lẽ những ai theo đuổi Chánh pháp sẽ đạt hạnh phúc đời này và đời sau.

Hai mươi năm sau khi lên ngôi, ta cho khắc đạo dụ này.

Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, ban lệnh hư sau: Huấn dụ về Chánh pháp này phải được khắc lên các trụ đá và các bia đá để nó được bền lâu.

F.Các đạo dụ ngắn khắc trên bốn trụ đá

Trụ đá I,(Sarnath)

Đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, tuyên bố như sau: …Pàtali-putra … không một ai được phép gây chia rẽ Tăng già. Bất cứ ai, dù là tăng hay ni, gây chia rẽ Tăng già, đều phải bị buộc mắc áo trắng và bị trục xuất khỏi tu viện. h ưvậy đạo dụ này phải được thông báo đến Tăng già bao gồm Tỷ-kheo cũng như các Tỷ-kheo ni.

Đức Thánh thượng, người con yêu quý của các thần linh, khuyến cáo như sau: Đạo dụ này phải được đặt trong phạm vi tu viện. Một đạo dụ tương tự khác cũng được bố cáo cho các vị cư sĩ tu tại (upàsaka) gia được biết. Đối với các cư sĩ tu tại gia, đạo dụ này phải được công bố vào mỗi ngày trai giới. Vào các ngày trai giới, mỗi quan chức Mahàmàtra phải tham gia phục vụ ngày trai giới để tự mình nắm bắt đạo dụ này và để hiểu rõ nó hơn. Các quan chức Mahàmàtra phải phái các thuộc hạ của mình đi khắp nơi trong phạm vi cai quản của mình để thông báo đạo dụ này. Tương tự, đạo dụ này phải được gởi đến mọi thành lũy và quận huyện.

Trụ đá II,(Kauśàmbì)

Đức Thánh thượng ban lệnh như sau: Các quan chức Mahàmàtra ở Kauśàmbi… Bất cứ ai,tăng hay ni, phá hòa hợp Tăng già, sẽ bị buộc mặc áo trắng và bị trục xuất khỏi tu viện.

Trụ đá III (Sàñchì)

Tăng già (Giáo hội) Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni phải hòa hợp nhất trí bao lâu các con cái và cháu chắt nhiều đời của ta trị vì và baolâu mặt trăng mặt trời còn chiếu sáng. Những vị tăng hay ni nào gây chia rẽ Tăng già sẽ bị buộc mặc áo trắng và bọ buộc sống tại một nơi bên ngoài tu viện. Tại sao ta ban lệnh như thế? Ấy là vì ta muốn Tăng già được hòa hợptồn tại lâu dài.

Trụ đá IV

Đức Thánh thượng hạ chỉ cho các quan chức Mahàmàtra ở mọi nơi biết như sau: Bất cú quà tặng nào thuộc đệ nhị Hoàng hậu, dù là các vườn xoài hay các công viên hay các công viên hay các nhà tế bần hay bất cứ thứ gì khác, những thứ này phải được xem là thuộc hoàng hậu ấy. Đây là yêu cầu của Đệ nhị Hoàng hậu,mẹ của hoàng tử Tìvara, Kàruvàki.

G.Các đạo dụ kỷ niệm khắc trên các trụ đá

Trụ đá I (Rummidei)

Mười hai năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, ngự giá chiêm bái nơi này vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni) đã ra đời tại đây. Đức Thánh thượng đã ban cho chạm một vật biểu trưng bằng đá và cho dựng một trụ đá tại đây để đáng dấu chỗ đức Thế Tôn ra đời.

Dân làng Limbinì được miễn các loại thuế tôn giáo và chỉ đóng một phần tám lợi tức sản xuất.

Trụ đá II (Nigliva)

Mười bốn năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì, người con yêu quý của các thần linh, cho mở rộng gấp đôi ngôi bảo tháp tôn thờ đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Konàkamana) và hai mươi năm sau khi đăng quang, đức Thánh thượng ngự giá chiêm bái ngôi bảo tháp và cho dựng một trụ đá tại đây.

H.Các bia ký hang động

Bia ký I (Hang động Nigrodha)

Mười hai năm sau khi lên ngôi , đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động Nigrodha này cho các tu sĩ phái Àjìvika.

Bia ký II,(Hang động đồi Khalatika)

Mười hai năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động đồi Khalatika này cho các tu sĩ phái Àjìvika.

Bia ký III,(Hang động số 2 đồi Khalatika)

Mười chín năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarśì ban hang động trên đồi Khalatika hữu tình này để (các tu sĩ) trú mưa.

 

PHỤ LỤC II

7 BẢN KINH PHẬT ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG BIA KÝ BHABRÙ(hay BAIRAT 2)

Về bảy bản kinh Phật được nói đến trong bia ký Brahù bay Bairat số 2, các học giả nêu nhiều quan điểmnhận xét khác nhau. Trước hết, về bản kinh thứ nhất, Vinaya-samukasa, A.J.Edmunds cho rằng đó chính là bài kinh số 49 thuộc tuyển tập Phật Tự Thuyết (Udàna), Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya). Kinh này nêu rõ phương pháp thuận thứ thuyết pháp của đức Phật, bắt đầu bằng việc Thế Tôn giải thích về lợi ích của bố thí (dàna), trì giới (sìla),về chư thiên (saggaldeva), sự nguy hiểm của các dục (kàmànam àdìnava) ,và lợi ích của việc từ bỏ (kàmànam nissarana), sau cùng Ngài nói đến bốn sự thật cao cả hay tứ thánh đế (cattàriariyasaccàni) gồm khổ (dukkha), tập (samudaya), diệt (nirodha), đạo (magga) mà theo Edmunds, Asoka hẳn đã rất chú ý.[130] Tuy nhiên, theo S.N.Mitra thì bài kinh Chân nhân (Sappurisa-sutta),số 113, Trung Bộ (Majjihima Nikàya), trong đó có sử dụng các từ ngữ như Vinayàdhàra và attànukkamseti=sàmukkamso, đáng được xem là bản kinh thứ nhất mà Asoka đã nêu trong bia ký Bhabrù của ông.[131]B.M.Barua đồng hóa bản kinh thứ nhất của bia ký với bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanata) lưu giữ trong tuyển tập Trường Bộ (Dìgha Nikàya), Bởi theo ông kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt đề cập nếp sống kỷ cương đạo đức của những người tại gia cư sĩ mà Budhaghosa đã gọi là Giới luật dành cho người gia chủ (Gihivinaya) và được áp dụng không những cho các cư sĩ mà còn cho cả tăng ni.[132] Xét nội dung ba bài kinh được đề xuất bởi ba học giả này thì ý kiến của B.M.Barua đáng được chấp nhận hơn cả bởi bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttata) nhấn mạnh vai trò kỷ cươngđạo đức theo luật pháp của bậc Thánh (Ariyaninaya), tức những vấn đề mà Asoka hết sức quan tâm và được đề cập rất nhiều trong các bia ký và trụ đá của ông. Về bản kinh thứ hai, Aliya-vasànI, Rhys Davids xem là đồng nhất với bài kinh Sangìti, số 33, Trường bộ.[133] Tuy nhiên, nhận xét này không hoàn toàn đúng bởi ta có bài kinh mang tên tương tự được tìm thấyTăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya), số 20, tập V, kinh Thánh cư (Ariyavàsà).Nội dung bài kinh này nêu rõ quan điểm của đức Phật về mười Thánh cư hay nếp sống phạm hạnh của bậc thánh (Ariyavàsà),rất giống tiêu đề bản kinh ghi trong bia ký Bhabrù. Bản kinh thứ ba của bia ký, Anàgatabhayàni, có thể được xem là đồng nhất với bài kinh có tên tương tự được tìm thấy trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya) có thể được xem là đồng nhất với bản kinh Muni-gàthà, bản kinh thứ tư ghi trong bia ký Bhabrù.R.Mookerji xem bản kinh thứ năm của bia ký Bhabrù,Mauneya-sùte, là tương tự với bài kinh Nàlaka (Nalàkasutta) lưu trong Kinh Tập (Sutta Nipàta) thuộc Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya).Mặc dù Rhys Daviads đồng nhất nó với các đoạn văn thuộc Luật tạng (Vinaya Pitaka),thật hoàn toàn chính xác để nói rằng bản kinh thứ sáu nêu trong bia ký, Upatisa-pasine, không gì khác là bài kinh Sàriputta (Sàriputtasutta) được tìm thấy trong tuyển tập Kinh Tập (Sutta Nipàta) Upatisa là tên gọi khác của Tôn giả Sàriputta, và nội dung của bài kinh gồm các câu hỏi và giải đáp giữa Tôn giả Sàriputta và đức Phật. Ta cũng hoàn toàn yên tâm khi nói rằng bản kinh thứ bảy nêu trong bia ký Bhabrù, Làghulovàde musàvàdam adhigichya, chính là bài kinh Giáo giới Ràhula tại rừng Am Bà La (Amba-latthika Ràhulovàdasutta) được lưu giữ trongtuyển tập Trung Bộ (Majjhima Nikàya),bởi lẽ không chỉ tên kinh mà nội dung bài kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu đề bản kinh nêu trong bia ký.

Từ các thông tin trên , bảy bài kinh sau đây có thể được chọn ra và được xem là tương ứng với bảy bản kinh mà Asoka đã nêu trong bia ký Bhabrù:

1.Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanta)= Vinaya-samukasa.

2.Kinh Thánh cư (Ariyavàsà)=Aliya-vasàni.

3.Kinh Các lo sợ về tương lai (Anàgata-bhayàni)=Anàgatabhayàni.

4.Kinh Ẩn sĩ (Munisutta)=Muni-gàthà.

5.Kinh Nàlaka (Nàlakasutta)=Mauneya-sùte.

6.Kinh Sàriputta (Sàriputtasutta)=upatisa-pasine.

7.Kinh Giáo giới Ràhula tại rừng Am Bà La (Ambalatthika Ràhulovàdasutta)= Là ghulo-vàde musà vàdam adhigicvhya.

Các trích dẫn dưới đây về bảy bài kinh nói trên được rút ra từ các bản dịch kinh tạng Pàli do Tỷ-kheo Thích Minh Châu thực hiện.

1.Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda Suttanta), số 31, Trường Bộ (Dìgha Nikàya)  

Như vậy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Velunava (Trúc Lâm), Kalandakani-vàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi ca-La-Việt),gia chủ tử, dậy sớm ra khỏi, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước , với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông, hướng Nam , hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng.

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước , chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Thấy vậy Ngài nói với Singàlaka, gia chủ tử:

-Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông …hướng Thượng?

-Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: “Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng.” Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Đông…hướng Thượng.

-Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh , lễ bái sáu phương không phải như vậy.

-Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!

-Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Singàlaka, gia chủ tử, vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo bốn lý do, không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.

Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ? Này Gia chủ tử, đó là nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nhiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt.

Thế Tôn thuyết giảng xong , bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Sát sanhtrộm cắp,

Nói láo, lấy vợ người.

Kẻ trí không tán thán,

Những hạnh nghiệp như vậy.

Thế nào là không làm ác ghiệp theo bốn lý do? Ác nghiệp làm do tham dục, ác nghiệp làm do sân hận, ác nghiệp làm do ngu si, ác nghiệp làm do sợ hãi. Này Gia chủ tử, vì thị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên không làm ác nghiệp theo bốn lý do.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Ai phản lại Chánh pháp,

Vì,tham,sân,bố,si,

Thanh danh bị sứt mẻ,

Như mặt trăng đêm khuyết.

Ai không phản Chánh pháp,

Vì tham, sân,bốsi,

Thanh danh đươc tròn đủ,

Như mặt trăng đêm đầy.

Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thờinguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Đam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữunguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.

Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sau là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.

Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không che chở hộ trì, vợ con không che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghitác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.

Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm: Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa, chỗ nào có ca, chỗ nào có nhạc, chỗ nào có tán tụng, chỗ nào có nhạc tay, chỗ nào có trống. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.

Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm: Nếu thắng thì sanh oán thù, nếu thua thì tâm sanh sầu muộn, tài sản hiện tại bị tổn thất, tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực, bằng hữu đồng liêu khinh miệt, vần đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.

Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm: Những kẻ cờ bạc, loạn hành, nghiện rượu, những kẻ trá ngụy, lường gạt, bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.

Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: “ Quá lạnh”, không làm việc;”quá trễ”,không làm việc;”quá sớm”,không làm việc; tôi đói quá,” không làm việc; “tôi no quá”, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Có bạn gọi bạn rượu.

Có bạn, bạn bằng mồm,

Bạn lúc thật hữu sự,

Mới xứng danh bạn bè.

Ngủ ngày ,thông vợ người

Ưa đấu tranh ,làm hại,

Thân ác hữu, xan tham,

Sáu sự não hại nguời.

Ác hữu, ác bạn lữ,

Ác hạnh,hành ác xứ,

Đời này cả đời sau,

Hai đời, nguời bị hại.

Cờ bạc và đàn bà,

Rượu chè, múa và hát

Ngủ ngày, đi phi thời,

Thân ác hữu,xan tham,

Sáu sự não hại người.

Chơi xúc xắc, uống rượu,

Theo đuổi đàn bà nguời,

Lẽ sống của người khác,

Thân cận kẻ hà tiện,

Không thân cận bậc trí,

Nguời ấy tự héo mòn,

Như trăng trong mùa khuyết.

Rượu chè không tiền của,

Khao khát, tìm tữu điếm,

Bị chìm trong nợ nần,

Như chìm trong bồn nước.

Mau chóng tự hại mình,

Như kẻ mất gia đình,

Ai quen thói ngủ ngày,

Thức trọn suốt đêm trường,

Luôn luôn say sướt mướt,

Không thể sống gia đình.

Ở đây ai hay than:

Ôi quá lạnh, quá nóng,

Quá chiều, quá trễ giờ,

Sẽ bỏ bê công việc,

Lợi ích điều tốt lành,

Bị trôi dạt một bên.

Ai xem lạnh và nóng,

Nhẹ nhàng hơn cỏ lau,

Làm mọi công chuyện mình,

Hạnh phúc không từ bỏ.

Này Gia chủ tử, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải là bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Tỏ lộ thân tình việc đã qua, tỏ lộ thân tình việc chưa đến, mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp , kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; Đồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán, sau lưng chỉ trích. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; Là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo sư lại giảng thêm:

Người bạn gì cũng lấy,

Người bạn chỉ nói giỏi,

Người nói lời nịnh hót,

Người tiêu pha xa xỉ;

Cả bốn, không phải bạn,

Biết vậy, người trí tránh,

Như đường đầy sợ hãi.

Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật; Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật; người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật; người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là chân thật; người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật; che chở của cải của bạn khi bạn vô ý phóng dật; là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi; khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn.Này Gia chủ tủ, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng nh ưtrong vui phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; nói cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cọi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn, hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Bạn sẵn sàng giúp đỡ,

Bạn chung thủy khổ vui,

Bạn khuyến khích lợi ích,

Bạn có lòng thương tưởng;

Biết rõ bốn bạn này,

Người trí phục vụ họ,

Như mẹ đối con ruột.

Người trí giữ giới luật,

Sáng như lửa đồi cao.

Người tích trữ tài sản,

Như cử chỉ con ong.

Tài sản được chồng chất,

Như ụ mối đùn cao,

Người cư xử như vậy,

Chất chứa các tài sản,

Vừa đủ để lợi ích,

Cho chính gia đình mình.

Tài sản cần chia bốn

Để kết hợp bạn bè:

Một phần mình am hưởng,

Hai phần dành công việc,

Phần tư, phần để dành,

Phòng khó khăn hoạn nạn.

Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam vần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè.Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cân được hiểu là Sa-môn, Bà-là-môn.

Này Gia Chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông: “Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đìnhtruyền thống; tôi sẽ bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời.” Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Dông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con. Này Gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Đông theo nắm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách . Như vậy phương Đông được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Này Gia chủ tử , có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam; Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt. Này Gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang cho vợ. Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc. Này Gia chủ tử, như vậy là người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Nay Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ,lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặo nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử. Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới theo năm cách như vậy, có lòng thương đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy; đi ngủ sau chủ; tự bằng lòng với các vật đã cho; khéo làm các công việc; đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới theo năm cách , có lòng thương đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên: Có lòng từ trong hành động về thân; có lòng từ trong hành động về lời; có lòng từ trong hành động về ý; mở rộng cửa để đón các vị ấy; cúng dường các vị yấ các vật dụng cần thiết. Này Gia chủ tử, các vị Sa-môn, Bà-la-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây; Ngăn họ không làm điều ác; khuyến khích họ làm điều thiện; thương xót họ với tâm từ bi; dạy họ những điều chưa nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời. Này Gia chủ tử, các vị Sa-môn, Bà-la-môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách.Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Đạo Sư lại giảng thêm:

Cha mẹ là phương Đông,

Sư trưởng là phương Nam,

Vợ chồng là phương Tây,

Bạn bè là phương Bắc.

Nô bộc là phương Dưới,

Sa-môn , Bà-la-môn,

Có nghĩa là phương Trên.

Cư sĩgia đình,

Đảnh lễ phương hướng ấy.

Kẻ trí giữ Giới, Luật,

Từ tốn và biện tài,

Khiêm nhường và nhu thuận,

Nhờ vậy được danh xưng.

Dậy sớm không biếng nhác,

Bất động giữa hiểm nguy,

Người hiền, không phạm giới,

Nhờ vậy được danh xưng.

Nhiếp chúng ,tạo nên bạn,

Từ ái, tâm bao dung,

Dẫn đạo, khuyến hóa đạo,

Nhờ vậy được danh xưng.

Bố thíái ngữ,

Lợi hành bất cứ ai,

Đồng sự trong mọi việc,

Theo trường hợp xử sự.

Chính những nhiếp sự này,

Khiến thế giới xoay quanh,

Như bánh xe quay lăn,

Vòng theo trục xe chính.

Nhiếp sự này vắng mặt,

Không có mẹ hưởng thọ,

Hay không cha hưởng thọ,

Sự hiếu kính của con.

Do vậy bậc có trí,

Đối với nhiếp pháp này,

Như quan sát chấp trì,

Nhờ vậy thành vĩ đại,

Được tán thánh, danh xưng.

Khi được nghe vậy, Singàlaka, gia chủ tử bạch Thế Tôn: “ Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ -kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.”

2.Kinh Thánh cư (Ariyavàsà), Tăng Chi Bộ Kinh, tập V, chương Mười pháp, số 20

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kura tại một thị trấn của dân tộc Kuru gọi là Kammàsa-dhama. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ -kheo…Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, có mười Thánh cư này, với những Thánh cư này, các vị Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống. Thế nào là mười?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu sáu chi phần, hộ trì một chi phần, đầy đủ bốn y cứ, trừ khử sự thật cá nhân, đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu, các tư duy không có uế trược, thân hành được khinh an, tâm được khéo giải thoát, tuệ được khéo giải thoát.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ -kheo đã đoạn tận năm chi phần?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôm trầm thụy miên đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác; khi tai nghe tiếng…khi mũi ngửi hương…khi lưỡi nếm vị …khi thân cảm xúc…khi ý biết pháp, không có hân hoan, không có thất vọng, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thành tựu sáu chi phần.

Và này các Tỷ -kheo, thế nào là Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có đắn đo thân cận một sự, có đắn đo kham nhẫn một sự, có đắn đo tránh né một sự, có đắn đo trừ khử một sự. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đầy đủ bốn y cứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ -kheo trừ khử sự thật cá nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với những sự thật sai biệt phổ thông được các Sa-môn, Bà-la-môn phổ thông chấp nhận như: “ Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn, thế giớigiới hạn, thế giới không có giới hạn, sinh mạng với thân thể là một, sinh mạng với thân thể là khác, Như Laitồn tại sau khi chết, NhưLai không tồn tại sau khi chết, Như Lai tồn tạikhông tồn tại sau khi chết, Như Lai không tồn tạikhông tồn tại sau khi chết,” tất cả những tin tưởng ấy được trừ diệt, trừ bỏ, xả bỏ, quăng bỏ, giải thoát, đoạn tận, từ bỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử những sự thật cá nhân.

Và này các Tỷ -kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã đoạn tận hoàn toàn các tầm cầu?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn tận hại tư duy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã đoạn tận tầm cầu.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm hành được khinh an.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tâm được giải thoát khỏi tham, tâm, được giải thoát khỏi sân, tâm được giải thoát khỏ si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tâm được khéo giải thoát.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tuệ được khéo giải thoát?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rằng; “Tham ái đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai,” biết rằng: “ Sân đã được đoạn tận nơi ta…trong tương lai”,biết rằng: “Si đã được đoạn tận nơi ta, được chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như cây tala, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai.” Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tuệ được khéo giải thoát.

Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong quá khứ đã sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đã sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong tương lai sẽ sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy sẽ sống theo mười Thánh cư này. Này các Tỷ-kheo, tất cả những vị Thánh nào trong hiện tại sống theo Thánh cư, tất cả những vị ấy đang sống theo mười Thánh cư này.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười Thánh cư mà các vị Thánh đã sống, đang sống và sẽ sống.

3.Kinh Các sợ hãi về tương lai (Anàgata-bhàyàni), Tăng Chi Bộ Kinh, tập III, chương Năm pháp ,kinh số 78.

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sự sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.Thế nào là năm?

Ỏ đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như sau:” Nay ta còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời. Khi đã già yếu, và bị già chinh phục, thật không dễ dàng gì đế tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ dàng gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị gaì, ta sẽ sống được thoải mái.”

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ nhất này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt…chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quan sát như sau: “ Nay ta ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Nhưng rồi đến thời bệnh sẽ xúc chạm thân này.Khi đã già yếu, và bị già chinh phục, thật không dễ dàng gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ dàng gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta,,không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, dầu có bị bệnh, ta sẽ sống được thoải mái.”

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ hai này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt,…chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quan sát như sau: “ Này không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực khó kiếm được, không dễ dàng gì để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ dàng gì để tác ý đền giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ dàng gì để sống tại các cư trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái.”

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai,như vậy là vừa đủ để Tỷ -kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt…chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quan sát như sau: “Này loài người sống với nhau thuận hòa, hoan hỷ với nhau, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Nhưng rồi đến thời có sự sợ hãi về nạn cướp rừng, dân chúng trong nước leo lên xe để đi trốn tại chỗ nào không có sự sợ hãi, dân chúng đi đến chỗ nào có sự an ổn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì đế tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với người ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, và nếu thành tựu trạng thái ấy, có gặp sự sợ hãi, ta sẽ sống được thoải mái.”

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ tư này về tương lai, như vậy là vừa để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt…chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quan sát như sau: “ Nay chúng Tăng hòa hợp, cùng nhau hoan hỷ, không tranh luận nhau, sống thoải mái, cung chung một lời dạy. Nhưng rồi đến thới chúng Tăng chia rẽ. Khi chúng Tăng chia rẽ, thật không dễ gì tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, chúng Tăng có chia rẽ, ta sẽ sống được thoải mái.”

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ năm này về tương lai, như vậy thật là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt…chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sợ hãi này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng dạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

4.Kinh Ẩn sĩ (Musisutta), số 12, Phẩm Rắn, Kinh Tập (Sutta Nipàta)

“Thân mật,sanh sợ hãi,

Không trú xứ, không thân,

“Ai đã chặt sanh hữu,

Sanh hữu đã đoạn tận,

Được gọi là ẩn sĩ,

Bậc đại sĩ đã thấy,

“Sau khi ước lượng đất,,

Không còn muốn tham ái,

Vị ấy chân ẩn sĩ,

Đoạn tận mọi lý luận,

“Đã rõ mọi trú xứ,

Vị ấy chân ẩn sĩ,

Không còn phải ra sức,

“Bậc chiến thắng toàn diện,

Đối với tất cả pháp,

Bậc từ bỏ tất cả,

Các bậc trí nhận thức.

“Vị có trí tuệ lực,

Định tĩnh, thích thiền định,

Giải thoát các trói buộc,

Các bậc trí nhận thức,

“Bộ hành, riêng một mình,

Trước chê bai ,tán thán,

Như sư tử, không sợ,

Như gió không vướng lưới,

Bậc lãnh đạo mọi người.

Các bậc trí nhận thức,

“Vị nào biết xử sự,

Khi người khác nói lời,

Vị không có tham ái,

Các bậc trí nhận thức,

“Ai thật tự mình đứng,

Nhàm chán các nghiệp ác,

Các bậc trí nhận thức,

“Ai biết tự chế ngự,

Trẻ và hạnh trung niên,

Vị không nên chọc giận,

Các bậc trí nhận thức,

“Ai sống nhờ người cho,

Nhận từ trên, từ giữa,

Không đủ để tán thán,

Các bậc trí nhận thức,

“Rõ biết được thế giới,

Vượt khỏi được bộc lưu,

Vị chặt đứt trói buộc,

Các bậc trí nhận thức,

“Hai nếp sống không giống,

Gia chủvợ con,

Gia chủ không chế ngự,

Bậc ẩn sĩ luôn luôn,

“Giống như loại chim công,

Không bao giờ sánh bằng,

Cũng vậy , người gia chủ,

Bậc ẩn sĩ viễn ly,

 

 

Trú xứ, sanh bụi bặm,

Hình ảnh bậc ẩn sĩ”.

Không còn gieo giống thêm,

Không muốn nó tùy sanh,

Một mình đi im lặng,

Con đường tịch mịch ấy”.

Tìm hiểu được hột giống,

Được tiếp tục tùy sanh,

Thấy sanh diệt chấm dứt,

Không rơi vào tính toán.”

Không ham trú xứ nào,

Không tham, không say đắm,

Đạt đến bờ bến kia.”

Bậc toàn tri, thiện tuệ,

Không còn bị ô nhiễm.

Ái đoạn diệt, giải thoát,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Giới cấm được đầy đủ,

Gìn giữ trì chánh niệm,

Không hoang vu, lậu tận,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Ẩn sĩ, không phóng dật,

Không có bị giao động,

Giữa các tiếng vang động,

Như son không dính nước,

Người không ai lãnh đạo,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Như cột trụ hồ tắm,

Lời khen chê cực đoan,

Với căn khéo định tĩnh,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Thẳng như cây thoi đưa,

Quán sát chánh bất chánh,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Không làm các điều ác,

Bậc ẩn sĩ chế ngự,

Vì không làm ai giận,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Nhận lãnh đồ khất thực,

Hay từ chỗ còn lại,

Không nói lời hạ mình,

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

Thấy được lý chân đế,

Vượt biển lớn như vậy,

Không ỷ lại, vô lậu.

Vị ấy thật ẩn sĩ.”

An trú, thật xa nhau,

Không ngã sở, khéo nhiếp,

Ngăn chận hữu tình khác,

Che chở loài hữu tình.”

Loài chim có cổ xanh,

Chim thiên nga nhanh nhẹn,

Không sánh bằng Tỷ-kheo,

Sống thiền định trong rừng.”

5.Kinh Nàlàka (Nàlakasutta),số 11, Đại Phẩm, Kinh Tập (Sutta Nipàta)

“Ẩn sĩ Asita,

Thấy chúng các chư Thiên,

Chúng hoan hỷ vui vẻ,

Chúng cung kính In-đa,

Với nhiệt tình nói lên,

“Thấy chư Thiên hoan hỷ,

Với tâm tư cung kính,

Asita:

“Vì sao chúng chư Thiên,

Chúng cầm áo, vui múa[134]

“Trong thời gian chiến trận,

Dũng sĩ được thắng trận,

Thời gian ấy chúng không,

Chúng thấy gì hy hữu,

“Chúng la lớn[135] ca hát,

Chúng múa tay[136], vỗ tay,

Này ta hỏi các người,

Các ngươi hãy mau chóng,

Chư Thiên:

“Tại xứ Lumbinì,

Có sanh vị Bồ tát,

Ngài sanh, đem an lạc,

Do vậy chúng tôi mừng,

“Ngài,chúng sanh tối thượng,

Bậc Ngưu vương loài người,

Ngài sẽ chuyển pháp luân,

Rống tiếng rống sư tử,

“Sau khi nghe lời ấy,

Liền vội vàng bước xuống,

Của vua Tịnh Phạn vương,

Nói với các Thích Ca:

 

“Thấy Thái tử chói sáng,

Trong lò đúc nấu vàng,

Bừng sáng và rực rỡ,

Họ Thích trình Thái tử,

“Sau khi thấy Thái tử,

Thanh tịnh như sao ngưu,

Sáng chiếu như mặt trời,

Ẩn sĩ tâm hân hoan,

“Chư Thiên cầm ngôi lọng,

Cây lọng có nhiều cành,

Chúng quạt với phất trần,

Nhưng không ai thấy được,

Bậc ẩn sĩ bện tóc,

Thấy Thái tử (nằm dài),

Như đồng tiền bằng vàng,

Có lông trắng đưa lên,

Đẹp ý, lòng hân hoan,

“Sau khi ẵm bồng lên,

Bậc cầu đạo tìm hiểu,

Tâm tư được hoan hỷ,

“Vị này bậc vô thường,

“Khi vị ấy nghĩ đến,

Số mệnh không tốt đẹp,

Thấy vậy, các Thích ca,

“Có sự gì chướng ngại,

“Thấy họ Thích lo lắng,

“Ta không thấy bất hạnh,

“Đối với (Thái tử) ấy,

Vị này không hạ liệt[137]

“Thái tử này sẽ chứng,

Sẽ chuyển bánh xe pháp,

lòng từ thương xót,

đời sống Phạm hạnh,

“Thọ mạnh Ta ở đời,

Đến giữa đời sống Ngài,

Ta sẽ không nghe pháp,

Do vậy Ta sầu não,[138]”

“ Sau khi khiến họ Thích,

Bậc sống theo phạm hạnh,

Vị ấy vì lòng từ,

Khích lệ nó học pháp,

“Khi người nghe tiếng Phật ,

Bậc đã đạt Bồ đề,

Hãy đi đến chỗ ấy,

Và sống đời Phạm hạnh,

“Như vậy, được khuyên bảo,

Vị ấy ở tương lai,

Do vậy Nà-la-ka,

Sống với căn hộ trì,

“ Khi nghe tin pháp luân,

Đến thấy được hoan hỷ,

Hỏi Mâu ni tối thắng,

Như A-xi-ta khuyên,

(Kệ mở đầu đã xong)

“ Lời A-xi-ta này,

Con hỏi Gô-ta-ma,

Không nhà, con đi đến,

Con hỏi bậc ẩn sĩ,

Con đường đạo tối thượng,

Thế Tôn đáp như sau:

đạo hạnh mâu ni,

Hãy đến lắng tai nghe,

Hãy vững trí, an thần,

Hãy tu hạnh Sa-môn,

Giữa khen chê trong làng,

Sống hạnh thật an tịnh,

“Tiếng cao thấp phát ra,

Nữ nhân hay cám dỗ,

“Hãy từ bỏ dâm dục,

Đối hữu tình yếu mạnh[139]

“Ta thế nào, chúng vậy,

Lấy ngã làm ví dụ,

Hãy bỏ dục, bỏ tham,

Bậc có mắt hành đạo,

“Bụng đói, ăn chừng mực,

Vị ấy không ham dục[140]

“Sau khi đi khất thực.

Đi đến dưới gốc cây,

“Bậc hiền trí hành thiền,

Hành thiền dưới gốc cây,

“Khi đêm hết, sáng đến,

Chớ hân hoan khất thực,

“Ẩn sĩ không đi gấp,

Tìm ăn[141]cắt nói chuyện,

“Nếu được, thật là tốt,

Nghĩ vậy, cả hai mặt,

“Đi với bát cầm tay,

Chớ khinh đồ cho ít,

“Bậc Sa-môn thuyết giảng,

Nhưng đến bờ bên kia,

Tuy vậy chớ nghĩ rằng,

“Với ai không có tham,

Đoạn tận hành thiện ác,[142]

“Thế Tôn lại nói thêm

Thức tri hạnh ẩn sĩ,

Với lưỡi ấn nóc họng,

“Tâm chớ có thụ động,

Không hôi hám, độc lập,[143]

“Hãy tập ngồi một mình,

Sống một mình được gọi,

Nếu tự mình tìm được,

“Hãy chói sáng mười phương,

Của các bậc hiền sĩ,

Mong đệ tử của Ta,

“Hãy đọc các dòng nước,

Nước khe núi chảy ồn,

“Cái gì trống[144] kêu to,

Ngu như ghè với nước,

“Khi Sa-môn nói nhiều,

Tự biết, nên thuyết pháp,

“Ai biết, biết tự chế,

Vị ấy là ẩn sĩ,

Vị ấy là ẩn sĩ,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong lúc giữa ban ngày,

Cõi Trời Ba Mươi Ba,

Với y áo, thanh tịnh,

Các vị ấy cầm áo,

Những lời khen tán thán.”

Dõng dạc và phấn chấn,

Ở đây vị ấy nói.”

 

Lại nhiệt tình hoan hỷ?

Là do nhân duyên gì?”

Với các Asura,

Asura bại trận,

Lông tóc dựng ngược dậy,

Chư Thiên[145]hoan hỷ vậy.”

Và chúng tấu nhạc trời[146],

Chúng múa nhảy vũ điệu,

Trú đảnh núi Meru[147]

Giải tỏa điều ta nghi!”

 

Trong làng các Thích Ca,

Báu tối thắng, vô tỷ,

Hạnh phúc choloài người,

Tâm vô cùng hoan hỷ.”

Ngài,loài người tối thắng;

Thượng thủ mọi sanh loại,

Trong khu rừng , ẩn sĩ,

Hùng mạnh nhiếp loài thú .”

Ẩn sĩ Asita

Và đi đến lâu đài,

Đến nơi Ngài ngồi xuống,

“Hoàng tử nay ở đâu,

Ta nay muốn thấy Ngài.”

Rực rỡ như vàng chói,

Được thợ khéo luyện thành,

Với dung sắc tuyệt mỹ

Cho ẩn sĩ Tư Đà.[148]”

Chói sáng như lửa ngọn,

Vận hành giữa hư không,

Giữa trời thu, mây tịnh,

Được hỷ lạc rộng lớn.”

Đưa lên giữa hư không,

Có hàng ngàn vòng chuyền,

Có tán vàng, lông thú,

Kẻ cầm lọng, phất trần.”

Tên Kăn-ha-xi-ri,

Trên tấm chăn màu vàng,

Lại trên đầu Thái tử,

Tâm ẩn sĩ phấn khởi,

(Đưa tay) bồng Thái tử.”

Con trai dòng họ Thích,

Vượt khổ, nhờ tướng, chú,

Thốt lên lời như sau:

Tối thượng loài hai chân.”

Số mệnh của tự mình,

Vị ấy rơi [149]nước mắt,

Họ ẩn sĩ đang khóc:

Sẽ xảy cho Thái tử?”

Vị ẩn sĩ trả lời:

Xảy đến cho Thái tử,

Chướng ngại sẽ không có,

Chớ có gì lo lắng.[150]

Tối thượng quả Bồ đề,

Thấy thanh tịnh tối thắng,

hạnh phúc nhiều người,

Được truyền bá rộng rãi.”

Còn lại không bao nhiêu,

Ta sẽ bị mệnh chung,

Bậc tinh cần vô tỷ,

Bất hạnh[151]và khổ đau.[152]

Sanh hoan hỷ rộng lớn,

Bước ra khỏi nội thành,

Thương con trai của chị,

Bậc tinh cần vô tỷ.”

Từ người khác [153]nói lên,

Đã đi con đường pháp,

Hỏi kỹ về đạo pháp[154],

Dưới bậc Thế Tôn ấy.”

Bởi vị nghĩ hạnh phúc,

Đường tối thắng thanh tịnh,

Với phước đức chất chứa,

Chờ đợi bậc chiến thắng.”

Được bậc chiến thắng chuyển,

Bậc ẩn sĩ Ngưu vương,

Pháp Mâu ni tối thượng,

Trong buổi gặp gỡ trước.”

 

Con biết là như thật,

Đường giải thoát mọi pháp.

Tin hạnh người khất sĩ,

Hãy nói lên cho con,

Đưa đến Mâu ni hạnh.”

“Khó hành, khó thực hiện,

Ta sẽ cho ngươi biết,

Ta sẽ nói cho ngươi,

Hãy kiên trì bền chí!”

Không để bị giao động,

Hãy chế ngự tâm sân,

Không cống cao kiêu mạn.[155]”

Như ngọn lửa trong vườn,

Chớ cám dỗ ẩn sĩ!’

Xả mọi dục cao thấp,[156]

Không đối nghịch, tham đắm.[157]

Chúng thế nào, Ta vậy,

Chớ giết, chớ bảo giết.”

Đây phàm phu bị nắm,

Vượt điạ ngục loài người.[158]

Ít dục, không tham lam,

Không dục ,thật tịch tịnh.”

Ẩn sĩ vào rừng sâu,

Sửa soạn ngồi (an tịnh)”.

Hoan hỷ trong rừng sâu,

Thỏa mãn sở thích mình.[159]

Cần phải đi đến làng,

Đồ mang[160]từ làng đi.”

Đến làng, giữa gia đình,

Không nói chuyện liên hệ.[161]

Không được, cũng là tốt,

Vị ấy trở về[162]cây !”

Không câm[163]dáng như câm,

Không chê[164]người đem cho.”

Con đường cao và thấp,

Không có hai con đường,[165] (?)

Đường này chỉ là một (?)”

Tỷ-kheo, cắt giòng nước,

Vị ấy không sầu não.”

“Ta dạy cho các ngươi,

Hãy tu như lưỡi dao,

Hãy hạn chế bao tử!”

Nhưng chớ nghĩ quá nhiều,

Sống cứu cánh Phạm hạnh.”

Sống đúng hạnh[166]Sa-môn,

Là hạnh bậc ẩn sĩ,

Thoải mái trong cô độc.”

Sau khi nghe tiếng nói,

Hãy hành thiền , bỏ dục,

Tăng trưởng tâm và tín.”

Từ khe núi[167]vực sâu,[168]

Biển lớn động im lặng.”

Cái gì đầy yên lặng,

Bậc trí như ao đầy.”

Nói liên hệ đến đích,

Tự biết, nên nói nhiều.”

Ai biết,không nói nhiều,

Xứng đáng hạnh ẩn sĩ,

Đạt được hạnh ẩn sĩ.”

 

 

 

 

6.Kinh Sàriputta(Sàriputtasutta), số 16,Phẩm Tám,Kinh Tập (Sutta Nipàta)

Sàriputta

“Trước con chưa từng thấy,

Tiếng nói thật ngọt ngào,

Từ cõi Đâu xuất đến,

“Bậc có mắt xuất hiện,

Quét sạch mọi u ám,

“ Bậc giác ngộ, độc lập,

Ngài đến ở đời này,

Từ nhiều người trói buộc,

“ Ai Tỷ-kheo nhàm chán,

Tại gốc cây, nghĩa địa,

“ Tại chỗ cáo thấp ấy,

Trong hướng đi bất tử,

“ Bao nguy hiểm ở đời,

Khiến Tỷ-kheo không run,

“Ngôn ngữ và hành xứ[169]

Có bao nhiêu giới cấm,

“Chấp nhận học tập gì,

Thông minh, giữ chánh niệm,

Trên tự ngã của mình,

Thế Tôn :

“Này Sàriputta”

Với người biết nhàm chán,

Khi sử dụng sàng tọa,

Với ai muốn giác ngộ,

Ta sẽ nói người ấy,

“Vị Tỷ-kheo có trí,

Không có sợ năm điều,

Các loại ruồi mối bay[170]

Xúc chạm của loài người,

“ Vị ấy không nên sợ,

Khi đã được thấy biết,

Bậc tìm đến chí thiện,

Cần phải lo khắc phục,[171]

“Khi thọ lãnh biện hoạn,

Với lạnh và cực nóng,

Bị chúng cảm xúc nhiều,

Cần tinh tấn cần mẫn,

“ Chớ ăn trộm ăn cắp,

Hãy cảm xúc từ tâm,

Khi rõ biết tâm tư,

Hãy gột sạch , tẩy sạch,

“ Chờ để bị chi phối,

Hãy đào chúng tận gốc,

Đối những gì khả ái,

Hãy hoàn toàn nhiếp phục,

“Thiên trọng về trí tuệ,

Hãy chận đứng loại bỏ,

Hãy khắc phục bất lạc,

Hãy khắc phục bốn pháp,

“Ta sẽ ăn những gì,

Thật khó khăn ta ngủ,

Với những tư tưởng ấy,

Bậc hữu học, không nhà,

“Với đồ ăn, vải mặc,

Cần ước lượng vừa đủ,

Chế ngự đối với chúng,

Dầu phẫn uất, không nói,

“Với mắt cuối nhìn xuống,

Chú tâm vào thiền định,

Cố gắng tu tập xả,

Hãy cắt đứt trừ khử,

“Bị buộc tội bằng lời,

Phá hoại sự cứng rắn[172]

Nói lên những lời nói,

Không để tâm suy tư,

“Lại nữa, năm loại vua,

Hãy học nhiếp phục chúng,

Đối với sắc và tiếng,

Cùng đối các cảm xúc,

“Hãy chế ngự ước muốn,

Vị Tỷ-kheo chánh niệm,

Rồi đúng thời vị ấy,

Với chuyên tâm nhất trí,

 

Chưa ai từng được nghe,

Như tiếng bậc Đạo Sư,

Xá Lợi Phất nói vậy.”

Đời này và Thiên giới,

Độc cư, chứng an lạc.”

Như thật, không man trá,

Lãnh đạo các đồ chúng,’

Con đến với câu hỏi.”

Sống an tọa, trống không,

Hay núi rừng hang sâu.”

Bao điều cần chinh phục[173]

Tại trú xứ vắng lặng.”

Tỷ-kheo cần chinh phục

Tại trú xứ vắng vẻ.”

Của vị ấy là gì?

Tỷ-kheo cần tinhtấn?”

Vị Tỷ-kheo nhất tâm,

Tẩy sạch các cấu uế,

Như thợ lọc vàng bạc.”

 

Thế Tôn bèn trả lời:

Có gì là khoan khoái?

Tại chỗ tịnh trống không,

Sống đúng với tùy pháp,

Như ta đã quán tri[174]

Chánh niệm sống biên địa,[175]

Đáng sợ hãi ở đời:

Cùng các loài bò sát,

Cùng các loại bốn chân.”

Tri kiến của người khác,

Nhiều sợ hãi của chúng,

Thấy được các nguy hiểm,[176]

Tất cả nguy hiểm khác.”

Khi cảm xúc đói khổ,

Cần phải nhiếp phục chúng,

Kẻ không bỏ nhà cửa,[177]

Lòng hết sức kiên trì.”

Chớ nói lời nói láo,

Đối kẻ yếu[178]kẻ mạnh,[179]

Trong tình trạnh dao động,[180]

Phần hắc ám đen tối.”

Bởi phẫn nộ , quá mạn,

an trú như vậy,

Hay đối không khả ái,

Chớ để bị chi phối.”

Hoan hỷ trong chí thiện,

Nguy hiểm ách nạn ấy,[181]

Đối trú xứ vắng lặng,

Khiến sầu muộn khóc than.”

Và được ăn tại đâu?

Nay ta ngủ tại đâu?

Vị ấy có thể than,

Hãy nhiếp phục trừ chúng.”

Đúng thời, thâu hoạch được,

Với mục đích thỏa mãn,[182]

Sống nhiếp phục trong làng,

Những lời độc thô ác,”

Chân không đi lang thang,

Với rất nhiều tỉnh giác,

Tự ngã khéo định tĩnh,

Các nghi ngờ hối tiếc.[183]

Chánh niệm, tâm hoan hỷ,

Giữa các đồngPhạm hạnh,

Hiền thiện và đúng thời,

Các chủ thuyết người khác.”

Hiện có ở trên đời,

Luôn luôn giữ chánh niệm,

Đối với vị và hương,

Hãy chế ngự tham ái.”

Đối với những pháp ấy,

Tâm tư khéo giải thoát,

Chơn chánh suy tư pháp,

Hãy đoạn tận hắc ám.

Thế Tôn nói như vậy.”

 

7.Kinh giáo giới La Hầu La ở rừng Am Bà La (Ambalatthikà Ràhulovàdasutta), số 61, Trung Bộ (Majjhima Nikàya)

Như vậy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Ràhula (La hầu-la) ở tại Ambalatthika. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Amba-latthika, chỗ Tôn giả Ràhula ở. Tôn giả Ràhula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Ràhula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Ràhula:

-Này Ràhula, ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không?

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-Cũng ít vậy, này Ràhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn, sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Ràhula:

-Này Ràhula, ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không?

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Cũng đổ đi vậy, này Ràhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Ràhula.

-Này Ràhula, ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không?

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Cũng lật úp vậy, này Ràhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý.

Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Ràhula:

-Này Ràhula, ông có thấy chậu nước này trống không không?

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Cũng trống không vậy, này Ràhula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tám quý.

Này Ràhula, ví như một con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: “ Con voi của vua này có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình).” Này Ràhula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay cómặt ở chiến trường, khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi. Ở đây , người nài nghĩ rằng: “ Con voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường…(như trên)…dùng đuôi, dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạnh sống (của mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm.” Cũng vậy, này Ràhula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng ngưới ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Ràhula, “ Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi” này Ràhula, ông phải học tập như vậy.

-Này Ràhula, ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

-Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

Cũng vậy, này Ràhula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

Này Ràhula, khi ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Một thân nghiệp như vậy, này Ràhula, ông nhất định chớ có làm.Này Ràhula,nếu sau khi phản tỉnh, ôngbiết: “ Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Một thân nghiệp như vậy, này Ràhula, ông nên làm. Này Ràhula, khi ông đang làm một thân nghiệp, ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “ Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, ông hãy từ bỏ một thân ngiệp như vậy. Nhưng nếu, này Ràhula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: “ Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Thân nghiệp như vậy, này Ràhula, ông cần phải tiếp tục làm. Sau khi ông làm xong một thân nghiệp, này Ràhula, ông cần phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: “ Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết như sau: “ Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ .’ Một thân nghiệp như vậy, này Ràhula, ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Đạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết như sau: “ Thân nghiệp này ta đã làm.Thân nghiệp này không đưa đến tự hại,không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai;thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.”Do vậy, này Ràluha, ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.Này

 Ràhula, khi ông muốn làm một khẩu nghiệp gì , hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “ Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “ Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu ngiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”Một khẩu nghiệp như vậy, này Ràhula, nhất định chớ có làm. Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “ Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đêm đến quả báo an lạc.” Một khẩu nghiệp như vậy, này Ràhula, ông nên làm. Này Ràhula, khi ông đang làm một khẩu nghiệp, ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “ Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “ Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy. Nhưng nếu Ràhula, khi phản tỉnh, ông biết như sau: “ Khẩu nghiệp này ta đang làm, .Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Khẩu nghiệp như vậy này Ràhula, ông cần phải tiếp tục làm. Sau khi ông làm cong một khẩu nghiệp, này Ràhula, ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: “ Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đứa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ:” Nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết như sau: “ Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”Một khẩu nghiệp như vậy, này Ràhula, ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Đạo sư hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ , trình bày,cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết như sau: “ Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc.” Do vậy, này Ràhula, ông phải trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Ràhula, khi ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.” Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết : “Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đaư đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ.” Một ý nghiệp như vậy, này Ràhula, ông nhất định chớ có làm. Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết : “Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Ý nghiệp như vậy, này Ràhula, ông nên làm. Này ràhula, khi ông đang làm một ý nghiệp, ông cần phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ.”Này Ràhula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ýnghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ.” Này Ràhula, ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Ràhula, khi phản tỉnh ông biết như sau: “Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Ý nghiệp như vậy, này Ràhula, ông phải tiếp tục làm. Sau khi ông làm xong một ý nghiệp, này Ràhula, ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: “Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ.”Nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết như sau: “Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai;thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ.” Một ý nghiệp như vậy, này Ràhula, ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Ràhula, ông biết: Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc.” Do vậy, này Ràhula, ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp.

Này Ràhula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh nhưvậy nhiều lần, đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp. Này Ràhula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp. Này Ràhula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp. Do vậy, này Ràhula: “ Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp.” Như vậy, này Ràhula, ông cần phải tu học.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ràhula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

THƯ MỤC

I.Nguồn tài liệu Pàli

-Kinh Trường Bộ, II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991.

-Kinh Trường Bộ, II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1991.

-Kinh Bộ Tăng Chi, II, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996.

-Kinh Bộ Tăng Chi, IV, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996.

-Kinh Tiểu Bộ, I, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1999.

-Thích Minh Châu, Trung Bộ Kinh II, Tu Thư Đại học Vạn Hạnh, 1974.

-E.Hare, The Book of Gradual Saving, IV, Pali Text Society, London, 1955-1992.

-M.Walshe, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publication, London,1987.

-Rhys Davids & H.Oldenberg, Vinaya Texts,I,Motilal Banarsidass Publishers, Pvt,Ltd,Delhi,1965-1998.

-Rhys Davids & H.Oldenberg, Vinaya Texts,II, Motiala Banarsidass Publishers, Pvt, Delhi, 1965-1998.

-Rhys Davids & H.Oldenberg, Vinaya Texts, III, Motilal Banarsidass Publishers,Pvt,Ltd,Delhi,1965-1998.

II. Các tài liệu Ấn ĐộTích Lan

-Divyàvadàna.

-Dìpavamsa.

-Indian Antiquary.

-Journal of Asiatic Society of Bengal.

-Journal of the Royal Asiatic Society (New Series).

-Kautilya’s Arthaśàstra.

-Mahàbodhivamsa.

-Mahàbodhi Centenary Commemorative Volume.

-Mahàvamsa.

-Mahàvamsa Tika.

-Parisishta Parvan.

-Samantapàsàdikà.

-Vishnu Puràna.

III. Các tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật

-B.C.Law, Geography of Early Buddhism, London,1932.

-B.M.Barua, Asoka and his Inscriptions, New age Publishers Ltd,Calcutta,1955.

-C.J.Shah, Jainism in North India, London, 1932.

-D.R.Bhandarkar, Asoka,University of Calcutta,1955.

-H.C.Raychaudhuri, Political History of Ancient India, Calcutta,1938.

-Heinz Bechert, The Dating of the Historical Buddha, Vandenhoeck & Ruprecht,-Gottingen,1991.

-E.Thomas, Jainism or the Early Faith of Asoka, London,1877.

-F.A.Schiefner, Taranatha’s Geschichte des Buddhismus,St.Peterburg,1869.

-J.Legge,A Record of Buddhistic Kingdoms,Oxford,1886.

-J.Przyluski,La Legende de I’Emperur Asoka, Paris,1923.

-J.Takakusu, Archipelago A Record of the Buddhist Religion as practiced in India and the Malay Archipelago Oxford,1896.

-K.C.Ojha,The Rule History of Foreign in Ancient India,…?

-K.Hazra, Royal Patronage of Buddhism in Ancient India, Delhi, 1984.

-M.Winternizt, A History of Indian Literature, Motilal Banarsidass Publishers Pvt,Ltd,Delhi,1993.

-N.Dutt,Gilgit Manuscripts,Srinagar,1939.

-N.Dutt,Early Monastic Buddhism, Calcutta,1941-1945.

-P.V.Bapat,2500 Years of Buddhism, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India,1997.

-R.Basak,Asokan Inscriptions, Calcutta,1959.

-R.C.Mazumdar,The Age of Imperial Unity,Bombay,1951.

-R.K.Mookerji, Chandra Gupta Maurya and his Times, University of Madras, 1943.

-R.Mookerji, Asoka, Motilal Banarsidass Publishers,Pvt,Ltd,Delhi,1989.

-V.A.Smith,The Early History of India, Oxford,1924.

-V.A.Smith, Asoka,S.Chand & Co,Delhi,1964.

-T.Watters,On Tuan Chwang’s Travels in India,London, 1904.

-W.Geiger.Pàli Literature and Language, Munshiram Manharlal Publishers Pvt,Ltd.Delhi,1996.

-Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, 1992.

-Phạm Thủy Ba cùng các dịch giả khác, Phát hiện Ấn Dộ, tập I, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990.

-Thích Minh Châu, Những lời đức Phật dạy vể Hòa bình và Giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995.

-Thích Thiện Siêu & Thích Minh Châu, Chữ Hiếu trong đạo Phật, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 1998.

-Thích Nữ Trí Hải, Đức Phật đã dạy những gì, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2000.



[125] Pháp cú, kệ số 137.

[126] Pháp cú, kệ số 223.

[127] Thích nữ Trí Hải, Đức Phật đã dạy những gì, tr.204.

[128] Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử Văn minh Ấn Độ, tr.103.

[129] Xem A.Peccei & D.Ikeda, Before it is too late, tr.92-94, đoạn nói về liên lạc tăng, cảm thông giảm (More communi cation, less communion).

[130] JRAS,1913,tr.378.

[131] IA,Xlvìii,1919,tr.8-11

[132] JRAS,1915,tr.809.

[133] Rhys Diavids, Dialogues of the Buddha,part I,tr.xiii.

[134] Bhamayatha

[135] Marù

[136] Selenti.

[137] Orak

[138] Atto.

[139] Tasathàvare

[140] Nicchàto.

[141] Ghàsesanam.

[142] Kiccàkiccà.

[143] Asito

[144] Unakam

[145] Vadayyanti.

[146] Bunjàni.

[147] Meru: Tu-di.

[148] Asita

[149] Galayti

[150] Adhimadasà.

[151] Vyasanagate

[152] Aghàvi.

[153] Parato.

[154] Samayam.

[155] Anunnate.

[156] Parovara.

[157] Aviruddho asàratto.

[158] Narakamimam.

[159] Abhitosayam.

[160] Abhihàram.

[161] Payutam.

[162] Upanivattati.

[163] Amùgo.

[164] Nàvajàniya.

[165] Digunam.

[166] Samanopàsanassa.

[167] Sobbhesu.

[168] Padaresu.

[169] Gocara.

[170] Damsàdhipàtànam.

[171] Parisayàhi.

[172] Khila:năm triền cái của thiền.

[173] Abhisambhavati.

[174] Tajànam.

[175] Pariyantacàvì.

[176] Abhisambhavati.

[177] Anoko.

[178] Tasa.

[179] Thàvarà.

[180] Avilattam.

[181] Tosana.

[182] Rusito.

[183] Takkàsayam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7969)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con ngườisự nghiệp Lý Công Uẩn.
(Xem: 35350)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 19534)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11602)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 23063)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13269)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 5809)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành
(Xem: 10557)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10290)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 9957)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 20760)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 6176)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu.
(Xem: 6822)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa.
(Xem: 8842)
Tưởng nhớ đến một bậc Thầy khả kính của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam; Môn đồ pháp quyến thực hiện tập kỷ yếu này
(Xem: 5978)
Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.
(Xem: 18108)
Hòa Thượng THÍCH MINH TÂM (1940-2013) - Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 6315)
Sau khi Ta diệt độ khoảng hơn một trăm năm sau, em bé vừa rồi cúng dàng nắm cát cho Ta, đời sau sẽ làm vua tại thành Ba-liên-Phất...
(Xem: 6699)
Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua Ba Tư Nặc mới nối ngôi.
(Xem: 6522)
... Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
(Xem: 12935)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 5835)
Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường
(Xem: 7843)
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ"...
(Xem: 10131)
Cái gương quên mình cầu pháp của ngài Pháp Hiển đã làm mối khuyến khích cho các vị khác, trong đó có ngài Huyền Tráng... HT Thích Trí Quang
(Xem: 7827)
Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh... Như Nguyệt
(Xem: 9811)
Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka)... Bình Anson
(Xem: 9036)
Đại hội Phật giáo Việt Nam 1964 suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất... Môn Đồ Pháp Quyến
(Xem: 5920)
Thiền Sư Dogen (Đạo Nguyên Hy Huyền) Sơ Tổ Tông Tào Động Nhật Bản... Tâm Thái
(Xem: 24482)
Hòa Thượng vốn sinh trong một gia đình trung nông, phúc hậu nhơn từ, có nề nếp đạo đức vững chắc và kính tin Tam Bảo.
(Xem: 36274)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 7666)
Gương Bát Nhã thấm nhuần vạn thể, Tâm Kim Cương triệt phá lầm mê, An nhiên, thật tướng Bồ Đề, Khứ lai tự tại, đi về Chơn Như...
(Xem: 11474)
Ông Bàng Uẩn (P'ang Yun) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Tâm Thái
(Xem: 9982)
Hòa thượng thế danh Lê Diêu, Pháp danh Như Lễ, Pháp hiệu Thích Huyền Dung... Nhiều Tác Giả
(Xem: 5203)
Hầm Lửa Hóa Thành Ao Sen là Chuyện Trưởng Giả Thất Lị Cấp Đa... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 5399)
Tì kheo ni Pháp Dữ đã được đức Thế Tôn khen ngợi là vị thuyết pháp đệ nhất trong Ni chúng... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 9938)
Đại Sư Pháp Tạng (643-712) là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có nghĩa là kho tàng của chánh pháp.
(Xem: 7833)
Thành tâm nhớ tưởng bậc Tôn Sư, cố Đại Lão Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN... Hạnh Cơ
(Xem: 9326)
Tổ tiên của ngài vốn ở nước Khương-cư (Sogdiana), nhưng đã mấy đời sống ở Thiên-trúc. Thân phụ ngài, nhân làm nghề buôn bán mà theo thuyền buôn sang Giao-chỉ sinh sống... Hạnh Cơ
(Xem: 8582)
Đại sư Đạo An họ Vệ, sinh vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến-hưng (314) đời vua Mẫn đế thời Tây-Tấn... Nguyên tác Hán văn của cư sĩ Hồng Tu Bình; cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 46368)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 6872)
Tên tiếng Phạn của Ngài là Avalokitesvara, dịch âm ra Hán ngữ là A-phược-lô-chỉ-đê-thấp-phạt-la, dịch nghĩa là Quán Thế Âm... Hạnh Cơ
(Xem: 12167)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 5763)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 14409)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12916)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12351)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14411)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 12322)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 10921)
Tổ Phước Huệ, Tăng cang Hòa thượng húy thượng Ngộ hạ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Thế danh Nguyễn Văn Cự, sinh ngày mồng 8/4/Ất Hợi (1875) tại làng Trung Kiên, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 9586)
Tổ sư Minh Hải - Đắc Trí - Pháp Bảo thường được nói đến với dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh... ĐĐ Thích Như Tịnh
(Xem: 16611)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 8434)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Con Trai Tôi (Dalai Lama, My Son) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14... Tác gả: Diki Tsering; TT Thích Nguyên Tạng dịch Việt
(Xem: 5928)
Không những đạo Phật do chư cao tăng người Thiên Trúc, Tây Vực, v.v... truyền sang vùng Ðông Nam Á, mà các chư tăng trong vùng địa phương cũng liên tiếp nối nhau sang đất Phật... Thích Hằng Ðạt
(Xem: 9892)
Đại thiền sư Hư Vân, tuổi đời được một trăm hai mươi tuổi. Tăng lạp được một trăm lẻ một tuổi.
(Xem: 6346)
Hòa Thượng, thế danh là Đỗ Xuân Hàn, húy Thượng Tâm Hạ Thị hiệu Thiện Minh, tự Trí Nghiễm. Sinh năm 1921 tại làng Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
(Xem: 11282)
Hám Sơn Đại Sư Tự Truyện - Thích Hoằng Đạt dịch
(Xem: 7001)
Những ai đã đạt được lòng từ bình đẳng tuyệt đối như vậy thì chẳng những đã đạt được an vui cho chính bản thân mình mà tình thương ấy còn lan toả đến tất cả... Thích Phước An
(Xem: 46568)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 13459)
Ngài họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
(Xem: 8328)
Cố Thượng tọa thế danh Đỗ Văn Nghiệp, sinh ngày 06 tháng 02 năm 1943 (năm Quý Mùi) tại làng Giang Hải, xã Phan Rí Cửa, quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.
(Xem: 6836)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên... HT Thích Như Điển
(Xem: 9133)
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu tý, tức là ngày 08 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông.
(Xem: 6162)
Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, Số Đặc Biệt để Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tâm
(Xem: 6869)
Bài thuyết trình trong Ngày Về Nguồn Lần Thứ VII – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Từ 27 tháng 9 đến 29 tháng 9, 2013 - Chùa Cổ Lâm, Seattle, tiểu bang Washington... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17743)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18058)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 15689)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 6912)
Danh Tăng Việt Nam Sinh Vào Năm Tuất - Tâm Không Vĩnh Hữu sưu tầm và biên soạn
(Xem: 31103)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 9544)
Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589)... Tuệ Hạnh
(Xem: 7654)
Nhờ tinh thần tinh tấn tu học và không ngừng trau dồi kiến thức, cư sĩ Chánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biết giáo lý Phật đà sâu rộng...
(Xem: 21517)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 33189)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 14178)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
(Xem: 35548)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 12979)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng THÍCH GIÁC LÂM (1928 - 2012)
(Xem: 15738)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
(Xem: 13636)
Huyền Trang - Nhà Chiêm BáiHọc Giả (Hsuan-Tsang, the Pilgrim and Scholar) - Anh ngữ: HT. Thích Minh Châu - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 32920)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 26250)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 41302)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 40237)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19998)
HT Thích Như Điển - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
(Xem: 33619)
HT Thích Nguyên Siêu trụ trì Chùa Phật Đà, San Diego và Tu Viện Pháp Vương, Escondido, Hoa Kỳ
(Xem: 29643)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
(Xem: 33697)
Lịch sử của vị đại đệ tử này cũng chẳng kém phần đạo vị và rất xứng đáng cho mọi người noi gương, vì con đường giải thoát của Ngài đã đi cũng lại là con đường Bát Chánh của chư Phật.
(Xem: 18794)
Thiền Tăng A Nậu Lâu Ðà cũng là Sa môn có đủ công phu tu luyện để dùng "Thiên nhãn" theo dõi "Tịnh Quang" của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni khi đấng Toàn Giác thanh thoát xả báo thân...
(Xem: 22574)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 22321)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 48913)
Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên ThủyĐại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện ngắn đặc sắc.
(Xem: 11938)
Hòa Thượng Họ Đinh, húy Tiến Đạm, Pháp Hiệu Thanh Đạm, đã viên tịch vào lúc 02 giờ sáng ngày Chủ Nhật 04 tháng 12 năm 2011 (nhằm ngày 10 tháng 11 năm Tân Mão).
(Xem: 11139)
Hoài Tố sinh năm 625, vốn là người họ Phạm, viên tịch năm 698, ngay tại chùa Thái Nguyên, Trường An. Năm đó, ông 74 tuổi... Bằng Hư
(Xem: 22407)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 17937)
Vài Hình Ảnh Kỷ của Niệm HT Thích Hạnh Đạo - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15071)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
(Xem: 22618)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 15967)
Hòa Thượng húy thượng Nguyên hạ Bàng - Đại Nguyện tự Chí Năng, hiệu Giác Hoàng đã viên tịch vào ngày 7 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13084)
Là một trong những thiền sư đầu tiên tại Mỹ, Philip Kapleau được xem là người có công lao đặc biệt quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật nói chung và thiền tông nói riêng...
(Xem: 19661)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Quảng Tâm (1947-2010) - Tăng Chúng Đệ Tử Tu Viện Vĩnh Đức
(Xem: 12037)
Pháp sư Tịnh Không được xem là người có công phục hưng Tông Tịnh Ðộ trong hiện đại, Ngài đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu, thực hànhtruyền bá pháp môn Tịnh Ðộ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant