Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chùa Viên Giác

16 Tháng Sáu 201418:23(Xem: 14345)
Chùa Viên Giác


Chùa Viên Giác

Trần Đan Hà


blank

Tôi đi chùa.

Nhớ lại ngày tôi mới đến định cư tại thành phố Reutlingen miền Nam nước Đức, một quốc gia rất xa lạ mà tôi chưa từng nghe tên. Có rất nhiều sự khác biệt giữa văn hóa cần phải làm quen để hội nhập. Từ nếp sống vật chất cho đến tinh thần. Không dễ dàng gì khi phải trở lại những bài học muôn đời: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” mà ông bà chúng ta thường dạy. Học những thứ ấy để hòa đồng cùng mọi người chưa phải là đủ, là đầy để làm vốn liếng cho việc đối đãi với đời. Mà còn phải trở về với nội tâm để điều chỉnh tư duy, của người thường mặc cảm mang thân phận một kẻ lưu đày. Nhưng được đón nhận ân nghĩa của tha nhân, những người không quen biết, khác chủng tộc mà họ đang dang rộng vòng tay yêu thương để che chở cho mình. Nỗi thao thức giữa chuyện ân nghĩa ấy, việc làm đẹp lòng ân nhân, hay cùng nhau chung sống một cách hài hòa trong xã hội tràn đầy ân phước. Nội chừng đó cũng đã làm cho mình nặng lòng không ít. Nỗi băn khoăn là làm sao để có một cuộc sống, ít nhất đừng tạo nên những mặc cảm, và cố gắng đừng phụ lòng những người, mà đúng ra mình phải có bổn phận tạo nhiều thiện cảm để gần gủi và chung sống với họ.

Nhiều khi đang đi trong phố xá xa hoa, cùng với dòng người xa lạ, mà ngỡ tưởng như mình đang lạc vào trong giấc mơ thần thoại. Những lúc ấy, nỗi buồncô đơn đang dâng lên và tràn ngập cả cõi lòng. Nỗi thất vọng vì khi đi ai cũng mơ ước đến một nơi chốn nào, sẽ có cuộc sống bình yên hạnh phúc. Nhưng hiện tại thì đang bị chông chênh giữa một cảnh sống mất thăng bằng. Đầy đủ về vật chất nhưng tinh thần thì ốm yếu. Nên cứ tưởng cuộc đi nầy vẫn chưa thực sự đến được nơi chốn ước mơ:

“Ra đi tưởng sẽ đến nơi

Bây giờ đi đến cuối trời vẫn không !”.

Vì tâm tư tôi luôn cảm nhận rằng, muôn đời vẫn làm người xa lạ. Xa lạ với chính mình trong tương quan cuộc sống. Chưa kể đến tiếng nói và cung cách đối xử với người bản xứ. Phải như thế nào để dung thông với tấm lòng của “láng giềng” nơi mình đang chung sống. Vì ông bà chúng ta thường dạy: “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Nên việc cần thiết phải hòa hợp với họ, với những người mà mình nên làm cho họ vui, làm cho họ đẹp lòng. Nhưng khả năng thì hạn hẹp nhất là tiếng nói, tư duy về tha nhânviệc làm rất khó. Như đang đi trong mây mù, không tìm được lối ra nên tưởng như mình đang lạc lối.

Nơi nào có những sinh hoạt của người Việt, tôi đều tìm đến. Để trước hết, được nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Sau nữa nhắc nhỡ những kỷ niệm để thắp sáng tương lai bằng hương ấm quê nhà, bằng ngọt ngào nguồn cội. Nói như George Sand:

“Kỷ niệm là hương thơm của tâm hồn”

Hay như R. Tagore: “Lòng tôi vẫn ngọt ngào mùi hương kỷ niệm. Của những đóa nhài tươi mát đầu tiên. Mà tôi đã ôm đầy tay. Khi hảy còn thơ dại”.

Cũng may tại miền Nam nầy, có Trung Tâm Độc Lập tại Stuttgart, được cơ quan Diakonie bảo trợ để làm công việc giúp đỡ và hướng dẫn cho đồng hương hội nhập vào xã hội Đức. Nhân viên phần nhiều là anh chị em sinh viên du học. Thường tổ chức những ngày lễ truyền thống cho người Việt như: Tết Nguyên Đán. Tết Trung Thu dành cho các em thiếu nhi. Cũng như những ngày lễ của các Tôn giáo.

Đối với Phật giáo thì các ngày lễ Phật Đản hay Vu Lan, họ đều mời một vị Tăng sĩ đến hướng dẫn tinh thần cho Phật tử. Nhờ đó mà chúng tôi mới biết đến sinh hoạt Phật giáo tại xứ Đức nầy. Và biết đến cơ sở Phật giáo đầu tiên tại xứ nầy đó là: Chùa Viên Giác.

***

Lúc còn ở trong trại tiếp cư tôi được nhận tiền học tám tháng tiếng Đức. Lớp học xuyên qua cửa kiếng rộng nhìn thấy toàn cảnh cánh đồng cỏ trên đồi Acham. Chiều chiều người đàn ông lùa bầy cừu ra cánh đồng ăn cỏ. Cô giáo trỏ bầy cừu và giảng rằng:

“Đó là bầy cừu đang ăn cỏ” và giải thích thêm: con cừu gọi là Das Schaf nhiều con thì gọi là Die Schäffe. Bài học rất dễ nhớ vì chiều nào nhìn ra cửa sổ cũng thấy cả. Tôi đã nhớ nằm lòng chữ gọi con cừu. Và tiếng Đức chữ Schaffen có nghĩa là làm việc (tiếng địa phương miền Nam nước Đức. Chia động từ số ít thì gọi là Schaffst (đồng âm dị nghĩa).

Nhớ lần đầu tiên tôi xin vào thực tập trong một Bệnh viện. Gặp một nhóm mấy cô mới học xong Trung học cũng xin vào thực tập. Vì ở Đức muốn theo học một ngành nghề gì cũng phải xin đi thực tập trước theo ngành tương tự. Tôi vào một Station cùng với một cô thực tập chung. Một cô gái rất tử tế thích giúp đỡ người khác, nên cô thường hay hỏi chuyện. Khổ nỗi tôi chỉ trao đổi dăm ba câu rồi hết chuyện, chưa kể đến những từ mình không hiểu và không tìm được từ để diễn tả. Buổi chiều sau khi tan sở ra trạm xe bus để đón xe về nhà. Gặp tôi cô liền hỏi: “Trần, Schaffst Du morgen?”. Tôi vừa nghe đến chữ Schaff thì tôi nhớ ngay đến con cừu, “tôi tự hỏi tại sao cô ta mắng tôi là con cừu”? Tôi vội trả lời “không” (nein) và đưa mắt nhìn qua hàng cây bên đường gió lộng, mà nghe lòng dấy lên niềm chua xót, nước mắt rưng rưng vì tủi thân. (Hình như trong thâm tâm tôi đang oán trách về hoàn cảnh hiện tại của mình: “Má ơi ! Bây giờ con đã làm thân lưu lạc rồi, mà còn bị người ta mắng là đồ con nầy con nọ”!).Về nhà tra từ điển, mới biết câu hỏi đó là “Trần ngày mai anh có đi làm không?”. Tôi biết mình “bé cái lầm” nên rất hối hận vì vội trách móc một người rất dễ thương, đã giúp đỡ tôi trong việc làm, đã quan tâm đến tôi rất nhiều vì sợ tôi không theo kịp với các bạn, hay những lúc tôi buồn. Tôi chưa có cơ hội để nói với cô ta một lời “xin lỗi hay lời cảm ơn”?. Cũng may là cô ta không biết tôi trách cứ mình, nên cô ta vẫn hồn nhiên. Ngày hôm sau đi làm gặp nhau ở thang máy, cô ta nhắc lại chuyện ngày hôm qua. “Và hỏi tiếp: “Sao hôm qua anh nói không đi làm mà giờ lại đi”? Tôi trả lời là “quên” rồi cười xuề xòa cho qua chuyện. Tôi rất buồn và mệt mỏi khi phải chạy đuổi theo những công việc, mà mình không có khả năng tiếp thu nhanh chóng. Cũng như về sau tôi thường hay hiểu lầm ngôn ngữ, nên đã làm tổn thương nhiều người mà họ không hề hay biết. Tôi rất ái ngại khi phải gặp gỡ mọi người, nhất là người “nhiều chuyện”!.

Niềm trắc ẩn, lòng hối hận đã làm tổn thương nhiều người, cũng như bị vuột khỏi tầm tay những yêu mến, hay vô tình đánh mất những quà tặng của đời đã ưu ái dành cho tôi: “những ý niệm về hạnh phúc”. Những suy nghĩ ấy đã làm tôi đau buồn không ít.

Vì lẽ đó, nhu cầu đi chùa là một trong những phương tiện để xoa dịu nỗi buồn vì xa nhà, để thăng bằng tư duy của mình đối với tha nhân và nhất là để sống lại một thời…; cũng như để “thờ phượng” về vấn đề tâm linh. Nói chung là để “làm đẹp tâm hồn”.

Như Salif Tall Tierno Bokar đã phát biểu: “Tâm hồn một con người, bất kể thuộc chủng tộc nào, hễ được sự thờ phụng thắp sáng, liền lấp lánh ánh “kim cương” huyền bí. Cả màu da lẫn giòng giống đều không liên quan gì đến nó”.

Vì những khi đến chùa tôi đã gặp và đã thấy những hiện tượng đem đến cho mình sự an toàn về đời sống, ấm áp với tình người, và tâm hồn được an lạc. Có thể, những điều nầy không bao giờ lý giải được, vì chỉ qua những cảm nhận. Nhưng những cảm nhận ấy đã “thăng hoa tôi trong những lần đến chùa”:

“Hôm nay nhân dịp lên Chùa. Dâng hương lễ Phật nhân mùa Vu Lan. Thấy lòng ấm áp nhẹ nhàng. Như thuyền xuôi mái theo làn nước đưa. Những lần tôi đã lên chùa. Lòng nghe bát ngát như vừa thanh tân. Tụng kinh tràng hạt tay lần. Hình như quên hết bụi trần ngày xưa. Nên tôi vẫn thích lên chùa. Tâm lành chẳng muốn hơn thua với đời. Uống ăn chỉ đủ sống thôi. Lợi danh bèo bọt nổi trôi bốn mùa. Nhớ xưa theo Mẹ lên chùa. Nghe chuông tịnh độ, trầm vừa bay hương. Dù chưa hiểu lẽ vô thường. Nhưng tâm chợt thấy đã nương bóng thiền. Thấy đời nhẹ tựa như nhiên. Thấy người mặc áo lam hiền như mây. Hoàng hoa thanh thoát bóng Thầy. Như dòng suối mát chảy đầy hồn thơ, Chảy từ nghĩa mẹ tình cha. Tứ ân nuôi dưỡng khoan hoà bao dung. Lượng đời ấm áp khôn cùng. Tiền rừng bạc bể chưa từng dễ mua. Từ khi thỉnh thoảng lên chùa. Lúc về chợt thấy bốn mùa dễ thương”...! (Lên Chùa).

Nên đối với tôi, việc đi chùa không chỉ đáp ứng lại nhu cầu tâm linh, mà thực sự còn đem đến cho tôi nhiều lợi lạc như một nguồn hạnh phúc an vui, qua những hình ảnh tôi được chiêm bái tại chùa:

“Lên chùa thấy Phật mĩm cười. Thấy hồn chợt nở rất tươi đóa hồng. Ngoài sân nắng trải mênh mông. Gió đưa mở cánh sen vàng thướt tha. Thấy em đứng chắp tay hoa. Áo mây lam sắc bay qua trên ngàn. Lời cầu nguyện nở cánh lan. Chợt đâu đưa tới một đàn bướm xinh. Bầu trời rất đẹp và xanh. Dường như lần giở trang kinh không lời. Chỉ còn thấy Phật mĩm cười”

Hay cũng trong dịp Vu Lan đến chùa ấy, tôi ra sau vườn chùa. Ngồi nghe gió đang xôn xao trên hàng cây cao, như phơi phới trong hồn vui của cảm giác đang đón hưởng một nguồn hạnh phúc vô biên. Như đang mơn trớn hồn chiều nghỉ ngơi cho một ngày tất bật. Cảm giác như đang ngồi trong khu vườn vô ưu:

“Tiếng chuông đổ giọng ngân chiều. Nắng vàng le lói gió hiu hiu sầu. Bầy chim chắp cánh về đâu. Áng mây bàng bạc trên đầu ngọn sương. Và Ta trăm nhớ nghìn thương. Tựa lưng ngồi nghĩ bên vườn vô ưu”.

(Bên Vườn Vô Ưu).

Và nghe những âm vọng của nỗi nhớ niềm thương đang lan chảy trong hồn, như dòng suối ngọt ngào đang tuôn chảy vào nguồn tâm:

“Chiều nghiêng đổ bóng trăng gầy. Lời kinh hòa lẫn tiếng cây rì rào. Dưới trời lấp lánh trăng sao. Trong ta bổng thấy ngọt ngào tiếng đêm”.

(Ngọt Ngào Tiếng Đêm).

Đi chùa nhiều năm, tôi mới biết thêm nguyên nhân xây dựng chùa Viên Giác và các tổ chức thuộc Giáo hội PGVNTN. Đức Quốc cũng như quá trình sinh hoạt Phật giáo tại Quốc độ nầy.

Nhân Duyên Xây Dựng Chùa Viên Giác.

Đại Đức Thích Như Điển du học tại Nhật Bản trước năm 1975. Cũng như thân phận của các du sinh khác trên toàn thế giới, sau ngày đổi đời 30 tháng 4 năm 1975 ai nấy cũng phải tìm hướng đi riêng cho mình, vì không thể trở về quê nhà. Nên ngày 22 tháng 4 năm 1977, Thầy liên lạc với người bạn cùng quê và học cùng trường lúc còn tấm bé. Đó là Đạo hữu Thị Minh Văn Công Trâm học ngành Y Khoa và ở tại thành phố Kiel miền Bắc nước Đức.

(Cuối tháng 4.1977, trong lúc tôi đang thực tập tại một Bệnh viện vùng Holsteinische Schweiz, thì nhận được điện thoại của hãng Hàng Không Lufthansa báo tin ngày mai có một thân nhân từ Nhật Bản đến phi trường Hamburg. Tôi vui mừng, một phần vì giấy tờ nhập cảnh được giải quyết nhanh chóng, một phần vì sắp gặp lại người bạn cũ sau bao nhiêu năm xa cách. Tôi đón Thầy Như Điển về nơi tôi đi học. Trong tuần Thầy dự khóa Đức Ngữ dành cho những sinh viên sắp sửa vào Đại Học, ban đêm chúng tôi học tiếng Đức chung, rồi thảo luận rồi hàn huyên tâm sự. Cuối tuần tôi đưa Thầy đi tiếp xúc với sinh viên và đồng bào Việt Nam vùng Bắc Đức; những buổi lễ Cầu An, Cầu Siêu và Thuyết Pháp lấn đầu tiên được tổ chức tại các tỉnh Berlin, Hannover và Kiel).

(trích Câu Chuyện Cũ, Thị Minh Văn Công Trâm).

Anh đã giúp đỡ cho Thầy trong những bước đầu, đưa Thầy về tạm cư trong cư xá Sinh viên tại thành phố Kiel. Nơi đây Thầy học tiếng Đức, đến tháng hai năm 1978 Thầy ghi danh vào Đại Học Giáo Dục Hannover. Thầy tiếp tục nhờ một số anh chị em du học tại đây giúp đỡ, họ đề nghị thành lập một ngôi Niệm Phật Đường, đã thuê một căn nhà tại đường Kestner Str. 37 để làm nơi thờ phượnglễ bái cho Phật tử Việt Nam tại địa phương nầy.

Đến ngày 02 tháng 4 năm 1978 làm lễ An Vị Phật tại Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover. Có sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, tọa chủ chùa Khánh Anh tại Paris Pháp Quốc.

Sinh hoạt Phật sự những ngày tháng đầu tiên ấy, chủ yếu chỉ tổ chức những ngày Đại lễ Phật Đản và Vu Lan, cũng như các buổi lễ Phật định kỳ hàng tháng cho Phật tử địa phương Hannover. Vì thời gian đều dành tất cả cho việc học hành. Những lúc rãnh rỗi như ngày cuối tuần hay nghỉ hè, thì Thầy đi thăm các Hội đoàn như Hội Sinh Viên và Kiều Bào, cũng như làm công tác từ thiện giúp đỡ cho đồng bào mới đến tỵ nạn tại Đức, do các anh chị em sinh viên hướng dẫn. Những việc làm ấy đã tạo nhân lành cho việc hình thành các tổ chức Phật giáo tại xứ Đức sau nầy.

Thành Lập Tổ Chức Phật Giáo.

Vì nhu cầu phát triển toàn diện của sinh hoạt Phật giáo tại Cộng Hoà Liên Bang Đức. Cần tìm kiếm một nơi chốn tương đối rộng rãi hơn, có nhiều tiện nghi hơn, nên đến năm 1981 Niêm Phật Đường dời về địa chỉ Eichelkamp Str. 35a (bên cạnh chùa Viên Giác bây giờ). Thời điểm nầy được sự giúp đỡ tài chánh của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức nên đã thực hiện được một diễn đàn tiếng nói của Giáo hội, đó là tờ báo Viên Giác. Cũng như đã thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Tây Đức và các Chi hội Phật tử đầu tiên được thành lập: Chi hội Aachen. Chi hội Berlin. Chi hội Bremen. Chi hội Hamburg. Chi hội Hannover. Chi hội Münster. Chi hội Fraiburg. Chi hội Stuttgart. Chi hội Müchen. Chi hội Frankfurt. Chi hội Wiesbaden. Chi hội Furth-Erlangen + Nurnberg và thành lập Gia Đình Phật tử cho con em có nơi chốn để sinh hoạt và học Phật pháp. Song song với công việc ấy, một Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo được ra đời với mục đích giúp cho đồng bào không phân biệt Tôn giáo trong công việc hội nhập. Cũng như xuất bản các kinh sách Phật giáo nhằm duy trì và phát triển nền Văn hóa Việt nơi xứ người.

Vài nét về Thầy Thích Như Điển Khai Sơn Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc.

Tên thật là Lê Cường, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại làng Mỹ Hạt, xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình trung nông, thân phụ là Ông Lê Quyên pháp danh Thị Tế và thân mẫu là Bà Hồ Thị Khéo pháp danh Thị Sắc…Năm 1962 quy y với Thượng Tọa Thích Long Trí, trụ trì chùa Viên Giác Hội An, Quảng Nam, với pháp danh là Như Điển tại chùa Hà Linh xã nhà. Ngày 15-4-1964 xuất gia tại chùa Viên Giác Hội An. Năm 1967 thọ giới Sa Di tại giới đàn chùa Phổ Đà, Đà Nẵng. Năm 1971 thọ Tỳ kheo giới tại giới đàn Tu Viện Quảng Đức, Thủ Đức. Ngày 22-02-1972 được Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Quảng Nam, Hoà Thượng Thích Trí Giác và Thượng Tọa Thích Long Trí cho học bổng du học Nhật Bản. Từ năm 1973 đến năm 1977 tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục học tại Đại Học Teikyo Đông Kinh. Vào ngày 27-4-1977 rời Nhật qua Tây Đức để thăm viếng bạn bè và tham quan với Visa du lịch, sau đó xin tỵ nạn tại nước nầy cho đến ngày nay.

Năm 1988 được tấn phong hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại Giới đàn chùa Pháp Hoa Marseille Pháp Quốc Ngày 28.6.1088 Đại Giới Đàn Pháp Chuyên tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, được GHPGVNTN Âu Châu tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng. Và hiện tại là: Phương Trượng Chùa Viên Giác.

Vận Động Xây Chùa.

Sau mười năm Thầy đã thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn gồm hơn hai mươi Chi Hội và Gia Đình Phật Tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc. Cũng như một Cơ Sở Văn Hóa gồm có Thư Viện, máy in và Tòa Soạn Báo Viên Giác.

Thầy thường đến Hoằng Pháp tại các Chi Hội như Thọ Bát Quan Trai hay Huân Tu Tịnh Độ. Nhân dịp nầy Thầy đã vận động cùng khắp, không chỉ riêng nước Đức mà còn rộng rãi khắp thế giới. Vận động các Chi hội Phật tử trong những lần Hoằng pháp. Vận động bà con Phật tử về chùa tham dự các ngày Đại lễ. Tổ chức các buổi ca nhac để quyên góp. Mời gọi hội thiện góp quỷ xây chùa qua hình thức cho vay không lời. Đóng góp một thước đất xây chùa, hay kêu gọi trên báo Viên Giác. Thầy còn vận động sự ủng hộ của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức nữa. Họ đã giúp đỡ một ngân khoản để xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam như thực hiện Nhà In và tờ báo Viên Giác. Cho đến tháng 4 năm 2014 nầy báo đã kỷ niệm 200 số. Cũng như các thí chủ của thập phương đã cúng dường xây chùa Viên Giác.

Tiến trình xây cất Chùa Viên Giác.

Khởi công xây chùa Viên Giác mới từ 6 giờ 30 sáng Thứ Sáu 19 tháng 5 năm 1989 nhằm ngày trăng tròn tháng Tư Âm lịch năm Kỷ Tỵ Phật lịch 2533. Sau nhiều năm tháng chuẩn bị, lập hồ sơ xin phép. Từ ngày 16-5-1987 đặt viên đá đầu tiên. Từ lễ Phật Đản 1988 dọn đất đo đạc. Từ mùa Vu Lan vẽ bảng hiệu xây dựng. Từ tháng 9 được giấy phép của Sở Xây Dựng thành phố Hannover và nhiều tháng kế tiếp lên hồ sơ kỷ thuật, vẽ chi tiết. Rồi giao cho kỷ sư tính sức bền công trình ở tận Muenchen. Đến chọn hảng thầu Mehmel cho giá rẽ nhất so với 7 nhà thầu đủ cả Tây, Tàu, Pháp, Đức.

Các xe cơ giới hiện đại của nhà Thầu nổi tiếng Hannover, đã từng xây tòa nhà cao tầng nốc vòm cầu “Hannoversche Allgemeine Zeitung” từ 20 năm trước, kéo đến cho dựng trại cắm cọc và đo đạc. Họ cũng giúp trương bảng xây dựng đã được bọc nhựa từ suốt ngày qua để có thể chịu đựng nắng mưa nhiều năm. Trên bảng đã ghi đầy đủ danh tính công trình xây dựng mới “Nơi Tao Ngộ Hoa Sen” tên Đức Ngữ của Tân Viên Giác Tự.

Người chủ công trình: Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Tên của Kiến Trúc Sư thiết kế và trông nom xây dựng cùng các chuyên gia Tiến Sĩ, Kỷ Thuật gia, Kỷ Sư các ngành…

Đồ án đã được thực hiện trên thửa đất 4000 m2 (80 x 50) tại góc đường Eichelkamp/Karlsruher được ghi trên Sở đạc địa thành phố thuộc lô 92/14 (Flurstueck) khu 3 (Flur) quận (Gemarkung) Wuelfel, thị xã (Gemeinde): Thủ phủ Tiểu Bang Hannover.

-Diện tích xây dựng (bebaute Flaeche) toàn ngôi chùa chiếm dụng 1505,76 m2 phân ra tòa nhà chính 815,38 m2 hai tòa nhà phụ chiếm 665,76 m2 và bảo tháp 25,07 m2.

-Diện tích xây dựng các tầng gồm 3351,22 m2 phân ra tòa chính đường (2 tầng) chiếm 1630,76 m2, hai tòa Tây và Đông đường (2 tầng: tầng gác và tầng hầm) 1550,97 m2 và bảo tháp 7 tầng 175,49 m2. -Diện tích hữu dụng (Nuetzflaeche) 2106,24 m2 phân ra chính đường chiếm 942,79 m2, Tây Đông đường chiếm 1015,26 m2 và bảo tháp 148,19 m2.

-Không gian kiến tạo (umbauter Raumgesamt) toàn ngôi chùa là 12.734,50 m3. Phân ra tòa chính đường chiếm 8.113,02 m3, hai tòa Tây, Đông đường chiếm 4.257,97 m3 và bảo tháp chiếm 363,51 m3.

Tính ra tỷ số chiếm dụng diện tích đất GRZ 1505,76: 4000 =0,37 và tỷ số diện tích các tầng GEZ 3.357,22: 4000 =0,83.

Ngoài Chính điện, Phật điện ở tầng lầu và hội truờng tức đại sảnh đa dụng cùng các phần phụ thuộc như sân khấu, phòng triển lãm, phòng giải khát, phòng kỷ thuật ở tầng trệt tòa nhà chính, hai dãy nhà phụ có thể phân thành 56 phòng lớn nhỏ với 6 kho lớn, 2 kho nhỏ cùng 13 phòng vệ sinh chung cho công chúng và riêng cho từng khu. Mà theo yêu cầu của luật xây dựng Đức, công trình nầy đã phải bố trí đến 32 bồn rửa mặt, 10 phòng tắm vòi hoa sen và 2 bồn tắm, 10 bồn tiểu và 30 WC.

Các phòng lạnh, kho thực phẩm khô, các kho linh tinh, các phòng kỷ thuật điện nước sưởi, phòng máy, phòng giặt, phơi, phòng rửa phim được bố trí trong tầng hầm.

Các phòng ăn, nhà bếp, phòng làm việc và nghỉ ngơi của nhà trù được bố trí ở tầng trệt nhà Tây. Còn các phòng tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài, các văn phòng của Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội và tiểu sảnh để thuyết pháp, giảng dạy giáo lý, thư phòng và nơi nghỉ ngơi của Khách Tăng được đặt ở tầng trệt nhà Đông.

Phòng tiếp các Phật tử, phòng làm việc, phòng hội họp, phòng nghỉ ngơi của chư Tăng Ni được bố trí ở tầng lầu nhà Tây. Còn thư viện, phòng trà đàm, trà đạo, Thính phòng, thính đường và phòng Thầy trụ trì nằm trên tầng lầu nhà Đông.

Tầng nóc của hai tòa nhà phụ có thể phân thành từ 22 đến 23 phòng và 1 kho dành cho các vị mới tu với nhiều cửa sổ trên nóc và một khu lợp kính hoặc Flexiglas (kính mi-ca) để vừa lấy ánh sáng cho hành lang giữa nhà Tây và chính điện và các cửa sổ hông phải chính điện, vừa có thể thiết trí một khu vườn mùa đông và còn có thể thiết lập hệ thống xử dụng năng lượng mặt trời…

Nếu diễn tiến kỷ thuật hanh thông, việc tài trợ qua sự đóng góp của Phật tử thập phương tiếp tục đều đặn và đầy đủ thì Lễ Lạc Thành công tác xây chùa Viên Giác mới có thể cử hành vào tháng 7 sang năm (1991).

(trích bài tóm lược tiến trình xây dựng chùa Viên Giác từ ngày 19.5.1989 đến ngày 18.5.1990 của Kiến Trúc Sư Trần Phong Lưu).

Trên đây chỉ là một phần nhỏ bản tóm lược tổng quát của công trình xây dựng chùa Viên Giác. Nhưng trong thực tế, việc xây dựng chia ra nhiều giai đoạn.

Những giai đoạn ấy, cũng như các sinh hoạt tiếp theo như tổ chức các ngày Đại lễ: Ngày 28 tháng 7 năm 1991 ngày Đại Lễ Khánh Thành chùa Viên Giác (trong đó có Buổi Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam đầu tiên tại chùa Viên Giác).

Tuy đã làm lễ Khánh Thành, nhưng những giai đoạn kế tiếp là phần thi công của Người Việt và những Phật Tử làm công quả. Phần xây dựng Bảo Tháp, Cổng Tam Quan và Sân Thượng. Lót gạch bải đậu xe, làm hồ sen. Hình thức bên ngoài và hàng rào chung quanh chùa. Cũng như sắm sửa Pháp Khí, Pháp Cụ thờ tại chùa.

Tất cả những chi tiết từ lúc mới vận động, đến tiến trình cũng như các giai đoạn xây dựng chùa đều được ghi rất rõ trong cuốn sánh: CHÙA VIÊN GIÁC do Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Xuất Bản Năm 1994.

Duyên Thơ.

LTS:- Tác giả Trần Thế Thi đã cảm tác bài thơ “Viên Giác Tự” sau khi tham dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập chùa Viên Giác vào tháng 8-2003; nay tác giả gởi bài thơ nầy và đề nghị mở Thi Đàn Xưóng Họa. Vậy chúng tôi trang trọng kính mời các thi nhân bốn phương cùng tham dự. (VG).

Viên Giác tự

(Bài xướng)

Viên Giác trung tâm một cảnh chùa

Im lìm đứng giữa chốn hơn thua

Êm êm tiếng mõ chuông khuya sớm

Nhè nhẹ câu kinh kệ sáng trưa

Giúp kẻ hồng trần quên khổ lụy

Ích cho hành giả diệt hơn thua

Ai ngưòi ghé đến luôn ghi nhớ

Công đức thầy Như Điển tích xưa.

Trần Thế Thi

(Hannover, Đức Quốc)

LNH:- Cảm xúc trước tấm lòng của tác giả Trần Thế Thi đối với chùa Viên Giác qua bài xướng. Sau 6 năm, tháng 8.2003 – 8.2009 vẫn còn nguyên vẹn như xưa, và theo lời đề nghị của tác giả cũng như lời mời gọi của TS VG. Chúng tôi xin họa vần bài thơ trên với tựa đề “Vẫn Cảnh Xưa” gọi là cùng giao cảm. (ĐH).

Vẫn Cảnh Xưa

(Bài họa)

Giữa chốn phồn hoa một cảnh chùa

Không mua danh lợi, bán hơn thua

Tâm hồn an lạc nhờ chuông sớm

Nhắc nhỡ tu hành tiếng mõ trưa

Đưa khách tha hương qua khổ lụy

Giúp người bản xứ bớt ganh đua

Ân Thầy nghĩa Bạn luôn ghi nhớ

Viên Giác bây giờ vẫn cảnh xưa.

• Trần Đan Hà

(Reutlingen, Đức Quốc)

Đôi dòng cảm niệm nhân số báo Viên Giác với chủ đề: “Kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979-2014) và 50 năm Xuất Gia Hành Đạo của Thầy Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover”



{Xem thêm hình ảnh: http://hoavouu.com/p50a24220/hinh-anh-chua-vien-giac-hannover-duc-quoc-2013}

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5387)
Chùa Phước Hải Charlotte. Địa chỉ cũ: 1818 Little Rock Road, Charlotte, NC 28214. Điện thoại: (704) 394-6869
(Xem: 6181)
Tu viện Đại Bi. Địa chỉ cũ: 3210 West 15th Street, Santa Ana, CA 92703. Điện thoại: (714) 360-5355
(Xem: 4974)
Chùa Thanh Lương. Địa chỉ: 3261 Trentwood Way, Sacramento, CA 95822. Điện thoại: (916) 428-4871
(Xem: 5732)
Chùa Diệu Quang. Địa chỉ: 9229 Elder Creek Road, Sacramento, CA 95829. Điện thoại: (916) 381-4360
(Xem: 5957)
Chùa Liên Hoa - Địa chỉ: 3301 McKee Road, San Jose, CA 95127. Điện thoại: (408) 272-2654
(Xem: 4047)
Trung tâm Phật giáo cho Hòa Bình. Địa chỉ: 2064 Old Piedmont Road, San Jose, CA 95132. Điện thoại: (408) 295-2436
(Xem: 4881)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California.
(Xem: 4728)
Tu viện Bồ Đề. Địa chỉ: 2001 S. K Street, Bakersfield, CA 93304. Điện thoại: (661) 397-0470
(Xem: 4313)
Tịnh xá Ngọc Minh 3776 46th Street, San Diego, CA 92105 Tel: (619) 282-1673
(Xem: 5303)
Chùa Thiện Ân tọa lạc tại số 4354 W. Mckinley Avenue, thành phố Fresno, miền Trung tiểu bang California, Hoa Kỳ.
(Xem: 3814)
Chùa Phổ Hiền Địa chỉ: 96 Dewey Street, Worcester, MA 01610 Điện thoại: (508) 755-7817
(Xem: 4481)
Chùa Từ Liên Địa chỉ: 3465 Lenora Church Road, Snellville, GA 30039 Điện thoại: (770) 736-5425
(Xem: 3219)
Chùa Diệu Đế 9603 Nims Lane, Pensacola, FL 32534 Tel: (850) 477-8291
(Xem: 4725)
Chùa Phổ Hiền. Địa chỉ: 10222 Larson Avenue, Garden Grove, CA 92843. Tel: (714) 537-2234
(Xem: 5203)
Chùa Ưu Đàm. Địa chỉ: 7255 W. Meranto Avenue, Las Vegas, NV 89178. Tel: (702) 260-0479
(Xem: 3631)
Thiền Tịnh đạo tràng. Địa chỉ: 11502 Daniel Avenue, Garden Grove, CA 92840. Tel: (714) 638-0989, (714) 266-4171 Email: dieutanhthich@yahoo.com
(Xem: 4743)
Tu viện Pháp Vương. Địa chỉ: 715 Vista Avenue, Escondido, CA 92126. Tel: (760) 739-8063
(Xem: 3666)
Chùa Hương Sen - Địa chỉ: 19865 Seaton Avenue, Perris, CA 92570. Tel: (951) 657-7272; (951) 616-8620
(Xem: 4232)
Chùa An Lạc Địa chỉ: 1647 E. San Fernando Street, San Jose, CA 95116. Điện thoại: (408) 254-1710, (408) 594-8717
(Xem: 4428)
Thiền viện Diệu Nhân 4187 Duncan Hill Road, Rescue, CA 95672. Tel: (530) 676-7108; (916) 222-8784
(Xem: 3639)
Chùa An Lạc 5249 E. 30th Street, Indianapolis, IN 46218 Tel: 317-545-1234, 408-329-3199 Website: www.anlactemple.org
(Xem: 4257)
Chùa Dược Sư 11111 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841. Tel: (714) 638-4128
(Xem: 4240)
Chùa Linh Sơn P.O. & Distt Kushinagar 274403 U.P, India. Tel: +91- 9936- 837-270; +91-9936-178-621
(Xem: 4893)
Chùa Bảo Lâm, Địa chỉ: 6025 St. George Street, Vancouver, BC, Canada V5W-2Y5. Điện thoại: (604) 327-5546
(Xem: 5580)
Chùa Đức Viên, Địa chỉ: 2420 McLaughlin Avenue, San Jose, CA 95121. Điện thoại: (408) 993 - 9158
(Xem: 3928)
Chùa Phật Quang - Địa chỉ: 801 N 15th Street, San Jose, CA 95112 Điện thoại: (408) 295-8391
(Xem: 4645)
Pháp Duyên tịnh xá tọa lạc tại số 1760 W. Jensen Avenue, thành phố Fresno, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
(Xem: 4263)
Chùa Hoa Nghiêm tọa lạc tại số 20 rue J.J. Rousseau 94290 Villeneuve Le Roi, Paris, Pháp
(Xem: 4473)
Tự viện Linh Sơn tọa lạc tại số 9 Avenue, Jean Jaurès, 94340 Joinville-le-Pont, France.
(Xem: 3953)
Trúc Lâm thiền viện tọa lạc tại số 9 Rue de Neuchâtel 91140 Villebon-sur-Yvette, ngoại ô thành phố Paris, Pháp. Thiền viện cách trung tâm Paris khoảng 20 km.
(Xem: 4017)
Tổ đình Khánh Anh tọa lạc tại số 14 Avenue Henri Barbusse, Bagneux. Bagneux là một xã trong vùng đô thị Paris, thuộc tỉnh Hauts-de-Seine, vùng hành chánh lle-de-France, Pháp
(Xem: 7805)
Chùa Khánh Anh tọa lạc tại số 8 Rue Francois Mauriac (Parc aux Lièvres) 91000 Evry, Pháp.
(Xem: 5176)
Chùa Thiện Minh tọa lạc tại số 51 Rue de Cuzieu 69110 Sainte-Foy-lès-Lyon, Pháp.
(Xem: 2693)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận.
(Xem: 2709)
Nằm trên một cao nguyên nhỏ ngay bên bờ Thái Bình Dương, thuộc quận hạt Sonoma, bang California, Odiyan Buddhist Center - mà người Việt chúng ta đã gọi một cách giản dị là chùa Tây Tạng
(Xem: 6411)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Có nhiều Phật tử sống ở Pháp hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ
(Xem: 6480)
Thành phố Hamburg là thủ đô Phật giáo của nước Đức. Trong một khu công nghiệp, trên mái nhà lấp lánh một bánh xe pháp luân màu vàng, hai con rồng đứng hai bên cạnh, đó là một tu viện. Lúc đầu, các Phật tử gặp nhau trong các căn hộ để thiền tập, sau đó họ bắt đầu xây chùa.
(Xem: 7027)
Trụ Trì: TT Thích Hạnh Tri. Địa chỉ: 564 The Horsley Drive, Smithfield, NSW 2164. Tel: (02) 9726 1030 - Email: hanhtriminhgiac2007@yahoo.com
(Xem: 6092)
Kính mời chư vị thiện tri thức, quý Phật tử, quý đồng hương cùng chúng tôi hành hương viếng chùa, lễ Phật cầu an trong mùa Xuân mới.
(Xem: 7059)
Thuyết trình: HT Thích Bảo Lạc - Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan và HT Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch PGVNTN Âu Châu
(Xem: 7776)
Thuyết trình: HT Thích Bảo Lạc - Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan và HT Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch PGVNTN Âu Châu
(Xem: 7543)
Thăm Viếng Thiền Viện Vĩnh Đức, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Hạnh Hiếu làm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 6853)
Thăm Viếng Chùa Tây Lai, California ngày 11/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5673)
Thăm Viếng Thiền Viện Minh Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do HT Thích Minh Hiếu làm viện chủ - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5755)
Thăm Viếng Chùa Phước Huệ, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4552)
Thăm Viếng Chùa Long Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Phổ Hương trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5143)
Thăm Viếng Chùa Thiên Ấn, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Như Định trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4763)
Thăm Viếng Chùa Trúc Lâm, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do TT Thích Tâm Minh trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5138)
Thăm Viếng Chùa Huyền Quang, Sydney, Nước Úc ngày 07/01/2019 do Do HT Thích Bổn Điền làm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5315)
Thăm Viếng Chùa Minh Giác, Sydney, Nước Úc do TT Thích Hạnh Tri làm trụ trì ngày 07/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 3900)
Thăm Viếng Chùa Lăng Nghiêm Bảo Vương, Nước Úc ngày 02/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5002)
Thăm Viếng Chùa Linh Sơn, Nước Úc ngày 02/01/2019 do HT Thích Tịnh Đạo trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4052)
Thăm Viếng Chùa Bảo Minh, Nước Úc ngày 02/01/2019 do TT Thích Viên Tịnh trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4696)
Thăm Viếng Chùa Từ Ân, Nước Úc ngày 01/01/2019 do TT Thích Hạnh Phẩm trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4449)
Thăm Viếng Chùa Giác Hoàng, Nước Úc ngày 01/01/2019 do TT Thích Giác Tín trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 5137)
Thăm Viếng Chùa Hoa Nghiêm, Nước Úc do TT Thích Thiện Tâm trụ trì ngày 01/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4907)
Thăm Viếng Chùa Quang Minh, Nước Úc ngày 01/01/2019 - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 3971)
Thăm Viếng Chùa Bắc Linh, Miền Nam Nước Úc - Do TT Thích Viên Trí trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 4319)
Thăm Viếng Chùa Pháp Hoa, Miền Nam Nước Úc - Do TT Thích Viên Trí trụ trì - Nhiếp ảnh: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7474)
Thuyết trình: TT Thích Nguyên Tạng. Tổ chức và thực hiện: Thầy Thích Hạnh Tuệ. Kỷ niệm chuyến viếng thăm Úc châu đầu năm 2019
(Xem: 6896)
Ni viện do Ni sư Thích Nữ Tâm Vân cùng một số Phật tử tại địa phương thành lập vào năm 2016 trên diện tích 1 mẫu tây. Ni viện có nhiều cây xanh, không khí trong lành, cảnh quan thanh tịnh.
(Xem: 9235)
Video này do Thầy Thích Hạnh Tuệ thực hiện để Giới thiệu Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc do Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn làm viện chủ và Sư Cô Thích Nữ Như Quang làm trụ trì.
(Xem: 5641)
Viếng Thăm Đông Đại Tự - Nhật Bản - Ngày 27/4/2017 - Nhiếp ảnh: Diệu Hạnh
(Xem: 8200)
Viếng Thăm Chùa Địa Tạng Không Đầu - Nhật Bản - Ngày 28/4/2017 - Nhiếp ảnh: Diệu Hạnh
(Xem: 5616)
Thăm Viếng Nam Thiên Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5268)
Thăm Viếng Kim Các Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5130)
Thăm Viếng Thanh Thuỷ Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5056)
Thăm Viếng Đông Bổn Nguyện Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5528)
Thăm Viếng Bình Đẳng Viện - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5159)
Thăm Viếng Trường Cốc Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5073)
Thăm Viếng Quốc Thiên Tự - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 6025)
Thăm Viếng Kamakura Đại Phật - Nhật Bản - Nhiếp ảnh: Hạnh Tuệ, Diệu Hạnh
(Xem: 5539)
Chùa Hải Ấn được xây dựng năm 802. Ngôi chùa này có hơn 81,352 mộc bản in 2 mặt của Đại tạng kinh Cao Ly.
(Xem: 6060)
Mỗi năm chùa tổ chức lễ hội lồng đèn trong dịp lễ Phật Đản với hàng triệu cái lồng đèn lung linh.
(Xem: 10649)
Nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại - Nhiếp ảnh gia: Võ Văn Tường
(Xem: 7994)
Do HT Thích Như Điển Hướng dẫn vào tháng 10 năm 2016
(Xem: 14068)
Chùa Thiện Ân được thầy Thích Trung Tịnh thành lập vào đầu năm 2013 trên mảnh đất có diện tích hơn 2,5 mẫu tây ở Fresno
(Xem: 12737)
Nhân Lễ Vu Lan, Chủ nhật 13/9/2015, Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đã triển lãm các bộ tranh ảnh Phật giáo
(Xem: 15922)
do TT Thích Hạnh Nguyện tổ chức và HT Phương Trượng Thích Như Điển hướng dẫn
(Xem: 39224)
Tọa lạc trên những dãy núi trùng điệp, lọt thõm trong thung lũng Larung Gar, hàng ngàn ngôi "già lam nhỏ" đã làm nên một trong những tu viện Phật giáo lớn nhất thế giới.
(Xem: 13262)
Được xây dựng vào năm Hằng Linh đời Đông Hán cách đây đã hơn 1.800 năm, được xưng là “Quan Trung Tháp Miếu Thủy Tổ”
(Xem: 21637)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10884)
Ngôi chùa không lớn lắm, nhưng nhìn từ bên ngoài vào trong, người tham quan mới cảm nhận ra được sức sống nội tâm đang vươn lên một cách mãnh liệt...
(Xem: 17645)
Tọa lạc tại: 715 Vista Ave. Escondido, California, Hoa Kỳ; Do HT Thích Nguyên Siêu làm Viện chủ và TT Thích Tâm Tường làm Trụ trì
(Xem: 15851)
Chùa Phật Đà được Hòa thượng Thích Nguyên Siêu mua lại từ ngôi nhà thờ vào năm 1995...
(Xem: 12157)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933).
(Xem: 16575)
Nhật Bản nổi tiếng với những công trình kiến trúc chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính những tòa bảo tháp bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc.
(Xem: 13807)
Đảo Jeju, Hàn Quốc; vịnh Hạ Long, Việt Nam; Thác Iguazu (Bra-xin và Ác-hen-ti-na), Đảo Komodo (Indonesia), Rừng mưa Amazon và Sông Amazon
(Xem: 6791)
Đây là lần thứ 9 ngôi chùa Linh tại Berlin, thủ đô của nước Đức, có tên một ngọn núi Thứu, nơi Đức Phật hay thuyết pháp... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10935)
Nhà Lí đã xây dựng một quốc gia tiến bộ khác hẳn Đinh, Lê trước đó, và chùa Một-cột đã xuất hiện một cách độc đáo trong cái tinh thần tiến bộ toàn diện đó... Hạnh Cơ
(Xem: 14784)
Với sự giúp đỡ của vị vua thời bấy giờ của Myanmar là Okkalapa, hai anh em Taphussa và Bhallika đã xây ngôi chùa Shwedagon để lưu giữ những sợi tóc của Đức Phật...
(Xem: 13761)
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
(Xem: 11502)
Một cấu trúc đá cao nhất châu Á mọc lên uy nghi giữa nền trời xanh của Biển Ả Rập... Văn Công Hưng
(Xem: 14499)
Chùa Vô Lượng Thọ, Nhật Bản - The Head Temple of Nenbutsushu Buddhist Sect of Japan
(Xem: 13259)
Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.
(Xem: 12961)
Ngày nay, dấu ấn Phật giáo ở Nagarjunakonda là những gì được khai quật và trưng bày ở viện bảo tàng tọa lạc trên Đồi Long Thọ... Nguyễn Đăng
(Xem: 17921)
Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-kyo được thành lập vào năm 710.
(Xem: 12008)
Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tọa lạc tại số 1425 Clayton Road, San Jose, California, Hoa Kỳ được Tỳ kheo Thích Pháp Chơn và một số Phật tử thành lập tại San Jose vào năm 2000
(Xem: 10743)
Ngắm Bảo Vật Quốc Gia Của Phật Giáo Việt Nam, những tượng Phật, Bồ Tát, trống đồng của thời Lý Trần Lê - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14192)
Hình ảnh Cổng Tam Quan các tự viện theo phong cách và văn hóa Nhật Bản... Thích Tâm Mãn; Thích Minh Thông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant