Tự điển Làng Mai
Thuật ngữ - Tên gọi
Anh Việt (tên gọi)
Tên thật là Trần Văn Trọng, sinh năm 1929 tại Kiên Giang Rạch Giá, Nam Việt Nam. Vốn là tác giả những bản nhạc rất được yêu chuộng như Chiều trong Rừng Thẳm, Bến Cũ… ngay từ năm 19 tuổi. Năm 1993 được gặp Thầy Làng Mai và khám phá ra mình cũng là đệ tử Năm Giới với Sư Ông Thanh Quý nên bác tinh chuyên theo học đạo với Thầy và đã hứng khởi phổ nhạc hầu hết những bài tụng lớn trong Thiền Môn Nhật Tụng như Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền, Sám Hối, Hướng Về Kính Lạy, Tưới Tẩm Hạt Giống Tốt, Hướng Về Tam Bảo…, phổ nhạc những bài thơ lớn của Thầy Làng Mai như Trường Ca Avril, Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng, Tìm Nhau, Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai,... Người bạn đời của nhạc sĩ là nữ sĩ Tố Oanh đã giúp nhạc sĩ chọn lựa các bài thơ của Thầy, khuyến khích và cộng tác với tất cả lòng nhiệt thành để nhạc sĩ có thể hoàn tất 4 Tập Nhạc Kinh và Tuyển Tập Nhạc Làng Mai Những Giọt Không và cho ra đời 4 đĩa nhạc Kinh do Anh Việt hòa tấu qua giọng ca của Sư Cô Chân Không.
Tên thật là Trần Văn Trọng, sinh năm 1929 tại Kiên Giang Rạch Giá, Nam Việt Nam. Vốn là tác giả những bản nhạc rất được yêu chuộng như Chiều trong Rừng Thẳm, Bến Cũ… ngay từ năm 19 tuổi. Năm 1993 được gặp Thầy Làng Mai và khám phá ra mình cũng là đệ tử Năm Giới với Sư Ông Thanh Quý nên bác tinh chuyên theo học đạo với Thầy và đã hứng khởi phổ nhạc hầu hết những bài tụng lớn trong Thiền Môn Nhật Tụng như Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền, Sám Hối, Hướng Về Kính Lạy, Tưới Tẩm Hạt Giống Tốt, Hướng Về Tam Bảo…, phổ nhạc những bài thơ lớn của Thầy Làng Mai như Trường Ca Avril, Bướm Bay Vườn Cải Hoa Vàng, Tìm Nhau, Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai,... Người bạn đời của nhạc sĩ là nữ sĩ Tố Oanh đã giúp nhạc sĩ chọn lựa các bài thơ của Thầy, khuyến khích và cộng tác với tất cả lòng nhiệt thành để nhạc sĩ có thể hoàn tất 4 Tập Nhạc Kinh và Tuyển Tập Nhạc Làng Mai Những Giọt Không và cho ra đời 4 đĩa nhạc Kinh do Anh Việt hòa tấu qua giọng ca của Sư Cô Chân Không.
Send comment