Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phụ Lục E: Những Kinh Quan Trọng Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9137)
Phụ Lục E: Những Kinh Quan Trọng Trong Phật Giáo Nguyên Thủy


Tổ Đình Minh Đăng Quang 

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc

PHỤ LỤC (APPENDICES)

 PHỤ LỤC E - Appendix E
Những Kinh Quan Trọng Trong Phật Giáo Nguyên Thủy
Important Sutras in the Theravadan Buddhism

Kinh Hạng Cùng Ðinh—Vasala Sutra—Outcast

 

---Tôi nghe như vầy:

Vào một thuở nọ Ðức Thế Tôn đang ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc, trong rừng Kỳ Viên, gần thành Xá Vệ. Sáng hôm ấy Ðức Thế Tôn đắp y chuẩn bị đi vào thành Xá Vệ trì bình khất thực—Thus, I have heard: On one occasion the ‘Thus Come One’ was staying at the monastery of Anathapindika, in Jeta Grove, near Savatthi. One morning the ‘Thus Come One’ took his bowl and robe and was about to enter Savatthi for alms.

---Lúc bấy giờ trong nhà của Aggika Bharadvaja, một người theo đạo Bà-La-Môn, cũng chuẩn bị để dâng cúng vật thực. Ðức Thế Tôn ôm bát đi từ nhà nầy sang nhà khác trong thành Xá Vệ, và đến gần nhà của vị Bà-La-Môn—At that time, in the house of the Brahmin Aggika Bharadvaja, a fire was burning and an offering was prepared. Then, the ‘Thus Come One’, going for alms from house to house in Savatthi, approached the house of the BrahminAggika Bharadvaja.

---Thấy Ðức Phật từ xa đến, vị Bà La Môn nói: “Hãy đứng lại nầy ông thầy tu! Hãy dừng lại nầy ông đạo bần tiện đê hèn! Hãy đứng lại nầy người cùng đinh khốn khổ!”—Upon seeing the Thus Come One coming at a distance, the Brahmin said: “Stay there, O shaveling! Stay there, O wretched monk! Stay there, O miserable outcast!”

---Khi nghe như vậy thì Ðức Thế Tôn ôn tồn nói: “Nầy ông Bà-La-Môn, ông có biết người cùng đinh là thế nào, hay cái gì làm cho người ta cùng đinh không?”—Upon hearing this, the ‘Thus Come One’ addressed the Brahmin as follows: “Do you know, O Brahmin, who an outcast is or the things that make an outcast?”

---Không, quả thật tôi không biết. Nầy ông Gotama, tôi không hiểu cùng đinh là thế nào và những gì làm cho người ta là cùng đinh. Xin ông hoan hỷ giải thích—No, indeed, O Venerable Gotama. I do not know who an outcast is or the things that make an outcast. Would you explain the doctrine to me so that I may know who an outcast is and what things make an outcast!”

---Hãy nghe đây, nầy ông Bà-La-Môn! Như Lai nói đây, và hãy nhớ lấy nằm lòng.

Hear then, O brahmin! Bear it well in mind; I shall speak—Ông Bà-La-Môn trả lời: “Tốt lắm, nầy Ðức Gotama, tôi nghe đây.”

The Brahmin replied: “Very good, Venerable One.” 

---Ðức Thế Tôn mở lời tuyên ngôn như sau—The ‘Thus Come One’ spoke as follows:

1) Con người dễ nóng giận hay hiềm thù, có nhiều thói hư tật xấu, tánh ưa phỉ báng dèm pha, người có quan kiến sai lầm và bẩm tánh giả dối ưa gạt gẫm lừa phỉnh, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—The man who is irritable, rancorous, vicious, detractive, perverted in views and deceitful, he is an outcast.

2) Người nào trên thế gian nầy làm tổn thương những chúng sanh “sanh một lần,” hay những chúng sanh “sanh hai lần,” người không có lòng bi mẫn đối với chúng sanh, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever in this world harms living beings (once-born or twice-born), in whom there is no compassion for living beings, he is an outcast.

3) Người nào tiêu diệt, vây hãm thôn xóm và được gọi là người áp chế chinh phục, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever destroys and besieges villages and hamlets and is known as an oppressor, he is an outcast.

4) Dầu trong xóm làng hay trong rừng hoang, người nào trộm cắp hoặc sang đoạt sở hữu của người khác, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whether he is in the village or in the forest, whoever steals or appropriates (gains) by theft what belongs to others or what is not given, he is an outcast.

5) Người nào mang nợ, bỏ trốn, và khi được hỏi, lại nói ngược, “Nào tôi có thiếu nợ gì đâu?” Người ấy là cùng đinh—Whoever, having really taken a debt, flees when pressed saying: “There is no debt to you,” he is an outcast.

6) Người nào vì lòng tham giết bạn đồng hành để cướp giựt, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever, desiring (wishing) some trifle, kills a man going along on the road, and pillages others, he is an outcast.

7) Người nào được mời ra làm nhân chứng, nói lời giả dối vì lợi riêng của mình hay vì lợi ích của ai khác, hoặc để thâu đoạt tài sản, hãy biết người ấy là cùng đinh—Who, for his own sake or for the sake of others, or for the sake of wealth, utters lies when asked as a witness, he is an outcast.

8) Người nào dùng áp lực hãm hiếp hay dụ dỗ vợ bạn hay họ hàng, hãy biết người ấy là cùng đinh—Whoever by force or with consent is seen transgressing with the wives of relatives or friends, he is an outcast.

9) Người nào giàu có mà không phụng dưỡng cha mẹ già đã quá tuổi xuân xanh, hãy biết người ấy là cùng đinh—Whoever being rich but does not support his aged parents who have passed their youth, he is an outcast.

10) Người nào đánh đập hay nói lời phiền nhiễu mẹ cha, anh chị, hay nhạc mẫu nhạc phụ, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever strikes or by speech annoys parents, brothers, sisters or parents-in-law, he is an outcast.

11) Người nào mà khi được hỏi về điều phải, lại khuyên dạy làm điều sai lầm, hoặc dạy mà còn dấu kín bí mật, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever, when questioned about what is good, counsels people what is wrong (advise others wrongly) and teaches in concealing way, he is an outcast.

12) Người nào đã làm điều ác mà muốn không ai biết, và dấu nhẹm giữ kín, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever, having done an evil deed, wishes that it may not be known to others and conceals it with his actions, he is an outcast.

13) Người nào khi đến nhà người được đãi đằng với những món ngon vật lạ, đến lượt mình, khi khách đến nhà lại không tiếp đón phải lẽ, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever, having gone to another’s house and partaken of choice food, does him in return when he comes, he is an outcast.

14) Người nào giả dối lường gạt một vị Bà-La-Môn, một đạo sĩ ẩn dật, hay một du Tăng khất sĩ, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever deceives by falsehood a Brahmana or ascetic or any other mendicant, he is an outcast.

15) Người nào bằng lời nói, phiền nhiễu một vị Bà-La-Môn hay một đạo sĩ ẩn dật vào lúc thọ thực, và không dâng cúng dường vật thực, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever by speech annoys a Brahmana or ascetic, when meal time has come and does not give alms, he is an outcast.

16) Người nào trên thế gian nầy bị mịt mù che lấp trong vô minh, lại bày điều tiên đoán việc không có để cầu mong việc gì, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever in this world, shrouded in ignorance, predicts what is not expected, he is an outcast.

17) Người nào tự tâng bốc mình, khinh rẻ người khác, và trở nên đê hèn vì tánh tự phụ của mình, hãy biết người ấy là cùng đinh—Whoever exalts himself and despises others and is debased by his pride, he is an outcast.

18) Người nào có tánh ưa khuấy nhiễu, tham lam quá độ, ham muốn đê hèn, ích kỷ, lưu manh, không biết hỗ thẹn và ghê sợ tội lỗi, hãy biết rằng người ấy là cùng đinh—Whoever is annoying, avaricious, of base desires, selfish, deceitful, shameless and fearless in evil actions, he is an outcast.

19) Người nào nguyền rủa, mắng chưởi Ðức Phật hay một vị đệ tử của Phật, dầu là hàng xuất gia hay cư sĩ tại gia, hãy biết người ấy là cùng đinh—Whoever reviles the Buddha or one of his disciple, recluse or householder, he is an outcast.

20) Người nào không phải là một vị A-La-Hán mà mạo nhận tự xưng mình là A-La-Hán, là kẻ trộm của toàn thể vũ trụ, người ấy là hạng cùng đinh thấp hèn nhất—Whoever, without being an Arahant claims to be an Arahant, is a thief in the whole universe, he is the lowest outcast. 

21) Không phải do sanh trưởng là cùng đinh, không phải do sanh trưởng là Bà-La-Môn. Do hành vicùng đinh, hay do hành vi là Bà-La-Môn—Not by birth is one an outcast, not by birth is one a Brahmana but by deeds one becomes an outcast, by deeds one becomes a Brahmana.

22) Hãy biết như vậy do câu chuyện nầy: Thuở ấy có Matanga, một con người cùng đinh, người nấu thịt chó—Know it as such by this illustration: there was the son of an outcast, known as Matanga, a dog-cooker.

23) Người con tên Matanga nầy thành đạt mức vinh quang tuyệt đỉnh rất khó thành đạt, và được nhiều người thuộc giai cấp Sát Ðế Lợi và Bà-La-Môn hỗ trợ—This Matanga achieved the highest glory, which is difficult to obtain. Many wariors and Brahmins came to minister unto him.

24) Ði đến cảnh giới Phạm thiên bằng chiếc xe của Thiên đình. Trên con đường xa lộ không dục vọng, Matanga hiện thân lên cảnh Phạm Thiên, lánh xa mọi hình thức tham ái. Trạng thái sanh trưởng trong cảnh cùng đinh không gây trở ngại cho sự tái sanh vào cảnh Phạm Thiên—Mounting the celestial vehicle along the passionless highway, he soared the Brahma realm, having discarded sense-desires. Though birth did not prevent him from being reborn in the Brahma realm.

25) Có những vị Phạm Thiên tái sanh vào gia đình truyền giáo quen thuộc với kinh kệ Vệ Ðà. Những vị nầy lắm khi cũng có những hành vi xấu xa tội lỗi—There are Brahmins born in the family of preceptors, kinsmen of Veda hymns. They too are frequently addicted to evil deeds.

26) Trong kiếp nầy các vị ấy bị khinh khi, kiếp sống tới họ sẽ lâm vào cảnh khổ. Sanh trưởng không giúp họ tránh khỏi phải tái sanh vào khổ cảnh hay gặt hái quả dữ—In this life, they are despised; in next life, they get a woeful state. Birth does not preclude them from a woeful state or from condemnation.

27) Do sanh trưởng người ta không trở thành cùng đinh, do sanh trưởng người ta không trở thành Bà La Môn. Trở thành cùng đinh do hành vi, trở thành Bà La Môn cũng do hành vi—By birth, one is not an outcast, by birth one is not a Brahmana. But by deeds one is an outcast, by deeds one is a Brahmana.

Khi Ðức Thế Tôn dạy như vậy, vị Bà La Môn Aggika Bharadvaja nói: Lành thay, Bạch Ðức Gotama! Lành thay, bạch Ðức Gotama! Cũng như người kia dựng lại ngay ngắn một vật đã bị lật đổ, hay khám phá ra một vật đã được dấu kín, hay vạch đường chỉ lối cho người lạc bước, hay cầm đèn soi sáng trong đêm tối để cho ai có mắt có thể trông thấy, giáo pháp mà Ðức Gotama giảng dạy bằng nhiều phương cách cũng dường thế ấy. Bạch Ðức Thế Tôn, nay con xin quay về nương tựa nơi Ðức Gotama, nơi Giáo Pháp và nơi Giáo Hội các vị đệ tử của Ngài. Kính xin Ðức Gotama từ bi chấp nhận con vào hàng môn đệ ngay từ ngày nầy đến giờ phút cuối cùng của đời con.

When this was spoken, the Brahmin Vaggika Bharadvaja addressed the ‘Thus Come One’ as follows:

Excellent, O Venerable Gotama. Excellent! It is as if, O Venerable Gotama, a man were to set upright that which was overturned or were to reveal that which was hidden or were to point out the way to one who has gone astray or were to hold a lamp amidst the darkness, so that whoever has eyes may see, even so has the doctrine been expounded in various ways by the Venerable Gotama.

And I seek refuge in the Venerable Gotama, the Doctrine, and the Order of Disciples. May the Venerable Gotama receive me as a follower who has taken refuge from this very day to life’s end. 

 

Kinh Hạnh Phúc—Mangala Sutta—Blessing

 

Tôi nghe như vầy:

Thus, I have heard: 

---Một thuở nọ Ðức Thê Tôn ngụ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc của Trưởng giả Cấp Cô Ðộc, gần thành Xá Vệ.

On one occasion the ‘Exalted One’ was dwelling at the monastery of Anathapindika, in Jeta Grove, near Savatthi.

---Lúc bấy giờ đêm đã về khuya, có một vị Trời hào quang chiếu sáng toàn khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Ðức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đã đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Ðức Thế Tôn bằng lời kệ:

Now when the night was far spent, a certain deity, whose surpassing splendour illuminated the entire Jeta Grove, came to the presence of the ‘Exalted One’ and drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing, he addressed the ‘Exalted One’ in verse:

1) Chư Thiênnhân loại đều cầu mong được an lành và ai cũng suy tìm hạnh phúc. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ chỉ dạy chúng con về Phúc Lành Cao Thượng Nhất—Many deities and men, yearning after good, have pondered on blessings. Pray and tell me the highest blessings.

2) Không kết giao với người ác, thân cận với bậc hiền trí, và tôn kính bậc đáng kính, là phúc lành cao thượng nhất—Not to associate with fools, to associate with the wise and to honour those who are worthy of honour, this is the highest blessing.

3) Cư ngụ nơi thích nghi, đã có tạo công đức trong quá khứ, và hướng tâm về chánh đạo, là hạnh phúc cao thượng—To reside in a suitable locality, to have done meritorious actions in the past and to set oneself in the right course, this is the highest blessing.

4) Học nhiều hiểu rộng, lão luyện tinh thông thủ công nghiệp, giới hạnh thuần thục trang nghiêm, có lời nói thanh nhã, là hạnh phúc cao thượng—Vast learning, perfect handicraft, a highly trained discipline and pleasant speech, this the highest blessing.

5) Hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, thương yêu tiếp độ vợ con, và hành nghề an lạc, là hạnh phúc cao thượng—The support of father and mother, the cherishing of a wife and children and peaceful occupations, this is the highest blessing.

6) Rộng lượng bố thí, tâm tánh chánh trực, giúp đở họ hàng, và tạo nghiệp chân chánh, là hạnh phúc cao thượng—Liberality (freedom), righteous conduct, the helping of relatives and blameless actions, this is the highest blessing.

7) Loại trừ và ngăn ngừa nghiệp ác, thận trọng kiên cử các chất say, vững vàng giữ gìn phẩm hạnh, là hạnh phúc cao thượng—To cease and abstain from evil, forbearance with respect to intoxicants and steadfastness in virtue, this is the highest blessing.

8) Ðức hạnh biết tôn kính, khiêm tốn, biết đủ, biết nhớ ơn và đúng lúc, lắng nghe giáo pháp, là hạnh phúc cao thượng—Reverence, humility, contentment, gratitude and opportune hearing of the Dharma, this is the highest blessing.

9) Nhẫn nhục, biết vâng lời, thường gặp gỡ bậc sa Môn, và tùy thời luận đàm giáo pháp, là hạnh phúc cao thượng—Patience, obedience, sight of Samanas and religious discussions at due season, this is the highest blessing.

10) Tự kiểm soát, sống đời thánh thiện, quán tri Tứ Ðế, liễu ngộ Niết Bàn, là hạnh phúc cao thượng—Self-control, holy life, perception of the Noble truths and the realization of Nivarna, this is the highest blessing.

11) Người mà tâm không giao động khi tiếp xúc với thế gian pháp, không sầu muộn, vô nhiễman toàn, là hạnh phúc cao thượng—He whose mind does not flutter by contact with worldly contingencies, sorrowless (without sorrow), stainless (without stain), and secure, this is the highest blessing.

12) Ðối với những ai đã viên mãn hoàn thành các pháp trên, ở mọi nơi đều không thể bị thất bại, đi khắp nơi đều được hạnh phúc, là hạnh phúc cao thượng—To them, fulfilling matters such as these, everywhere invincible and in every way moving happily, these are the highest blessings.

 

Kinh Suy Ðồi: Parabhava Sutta—Downfall 

Tôi nghe như vầy:

Thus, I have heard: 

---Một thuở Ðức Thế Tôn ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc, gần thành Xá Vệ—On one occasion the ‘Exalted One’ was dwelling at the monastery of Anathapindika, in Jeta Gorve, near Savatthi.

---Lúc bấy giờ đêm về khuya có một vị Trời hào quang chiếu sáng khắp cả khu Kỳ Viên, đến hầu Phật, lại gần nơi Phật ngự, đảnh lễ Ðức Thế Tôn, rồi đứng sang một bên. Khi đứng yên, vị Trời cung kính bạch với Ðức Thế Tôn bằng lời kệ—Now when the night was far spent a certain deity, whose surpassing splendour illuminated the whole Jeta Grove, came to the presence of the ‘Exalted One’ and, drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing, he addressed the ‘Exalted One’ in verse:

1) Con xin đến hầu Ðức Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về con người suy đồi. Kính xin Ðức Thế Tôn mở lượng từ bi, hoan hỷ chỉ dạy chúng con vì nguyên nhân nào người ta suy đồi—Having come to interrogate the ‘Exalted One,’ we ask Your Honor about the falling man. Pray and tell us the cause of one’s downfall.

2) Tình trạng tiến bộ dễ hiểu biết, tình trạng suy đồi dễ hiểu biết. Người biết thương giáo pháptiến bộ, kẻ ghét bỏ giáo pháp là suy đồi—Easily known is the progressive one, easily known is the declining one. A lover of the Dharma is the progressive one. A hater of the Dharma is the declining one.

3) Ðiều nầy như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân đầu tiên làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ nhì đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the first cause of one’s downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the second cause of one’s downfall.

4) Thân thiện với kẻ hư hèn, không thấy gì tốt nơi người đạo đức, người thật lòng vui thú với thói hư tật xấu, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The vicious are dear to him though in the virtuous, he finds nothing pleasing and favours the creeds of the vicious: this is the cause of one’s downfall.

5) Ðiều nầy như vầy chúng con được học, là nguyên nhân thứ nhì làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ ba làm cho con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the second cause of one’s downfall. Pray and O ‘Exalted One,’ tell us the third cause of one’s downfall.

6) Người dễ duôi dã dượi, ham vui ở chỗ đông người, không chuyên cần, biếng nhácnóng nảy, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The man who is drowsy, fond of society, not industrious, indolent, and who expresses anger: this is the cause of one’s downfall.

7) Ðiều nầy như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ ba làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tư đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn as the third cause of one’s downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the fourth cause of one’s downfall.

8) Người giàu có mà không cấp dưỡng cha mẹ già đã quá tuổi xuân xanh, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—Whoever, though being rich, does not support his aged parents who have passed their youth: this is the cause of one’s downfall.

9) Ðiều nầy như vầy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tư làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ năm đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the fourth cause of one’s downfall. Pray, O Exalted One, tell us the fifth cause of one’s downfall.

10) Người giả dối, gạt gẫm một vị Bà La môn, một vị đạoẩn dật du phương khất sĩ, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—He who, by falsehood, deceives a Brahmana or an ascetic or any other mendicant: this is the cause of one’s downfall.

11) Ðiều nầy như vầy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ năm làm cho người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ sáu đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the fifth cause of one’s own downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the sixth cause of one’s downfall.

12) Người có tiền của dồi dào, nhiều vàng bạc, lắm thực vật, nhưng chỉ thọ hưởng riêng mình, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The man who owns much property, who has gold and food but enjoys alone his delicacies: this is the cause of one’s downfall.

13) Ðiều nầy như vầy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ sáu làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ bảy làm cho con người suy đồi—This then we learn is the sixth cause of one’s downfal. Pray, O ‘Exalted One,’ and tell us the seventh cause of one’s downfall.

14) Người kiêu căng, tự phụ với dòng dõi, với tài sản sự nghiệp hoặc giai cấp mình và khinh khi những người khác, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The man who prides in birth or wealth or clan and despises his own kinsmen: this is the cause of one’s downfall.

15) Ðiều như vầy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ bảy làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ tám đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the seventh cause of one’s downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the eighth cause of one’s downfall.

16) Người trụy lạc, say sưa rượu chè, cờ bạc, và phung phí tài sản, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The man who is a debauchee, a drunkard, a gambler and who squanders whatever he possesses: this is the cause of one’s downfall.

17) Ðiều nầy như vầy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ tám làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ chín đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the eighth cause of one’s downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the ninth cause of one’s downfall.

18) Không biết an phận với chính vợ nhà, ăn ở với gái giang hồ và vợ người khác, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—Not contented with one’s own wives, if one is seen amongst courtesans and the wives of others: this is the cause of one’s downfall.

19) Ðiều nầy như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ chín làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the ninth cause of one’s downfall. Pray, O ‘Exalted One,’ tell us the tenth cause of one’s downfall.

20) Người đã quá tuổi xuân xanh, cưới về bà vợ quá trẻ và ăn ở sống chung không phải vì tình thương chăm sóc, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—The man who, past his youth, brings a very young wife and sleeps not for jealousy of her: this is the cause of one’s downfall.

21) Ðiều nầy như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười một đưa con người đến tình trạng suy đồi—This we learn is the tenth cause of one’s downfall. Pray, O Exalted One, tell us the eleventh cause of one’s downfall.

22) Người tự đặt mình dưới quyền một người đàn bà hay một người đàn ông phung phí vô độ lượng, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—He who places in authority an intemperate spend-thrift woman, or a man of similar nature: this is the cause of one’s downfall.

23) Ðiều nầy như vậy, chúng con được học, là nguyên nhân thứ mười một làm cho con người suy đồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chỉ dạy nguyên nhân thứ mười hai đưa con người đến tình trạng suy đồi—Then this we learn is the eleventh cause of one’s downfall. Pray, O Exalted One, tell us the twelfth cause of one’s downfall.

24) Người có ít phương tiện mà nhiều tham vọng, dòng dõi chiến sĩ mà khao khát cầm quyền tối thượng, đó là nguyên nhân làm cho con người suy đồi—He, who of slender means but vast ambition or of warrior birth, aspires to sovereignty: this is the cause of one’s downfall.

25) Thấu rõ những nguyên nhân đưa đến tình trạng suy đồi trên thế gian, bậc Hiền Trí Cao Thượng sống với trí tuệ trong cảnh giới nhàn lạc—Knowing well these causes of downfall in the world, the Noble Sage, endowed with insight, shares a happy realm.

 

Kinh Tam Bảo—Ratana Sutta—Jewels

 

1) Bất luận ai hội tụ nơi đây, hoặc chúng sanh trên địa cầu hoặc chúng sanh ở cảnh trời, ngưỡng mong tất cả đều an lành hạnh phúc! Tất cả hãy chú tâm lắng nghe những lời nầy!—Whatever beings are assembled, whether terrestrial or celestial, may every being be happy! Moreover, may they be attentively listen to my words!

2) Tất cả hãy chú tâm suy niệm; hãy biểu lộ lòng từ ái đối với chúng sanh trong cảnh người, ngày đêm hằng dâng cúng. Hãy tận tình hộ trì những người ấy—Accordingly, give good heed to all beings; show your love to the humans who day and night bring offerings to you. Wherefore guard them zealously.

3) Dầu kho tàng quý giá nào trên đời hay trong một cảnh giới khác, dầu châu báu trong những cảnh trời, không gì sánh bằng Ðức Thế Tôn. Ðúng vậy, Ðức Phật là châu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—Whatsoever treasure there be either here or in the world beyond or whatever precious jewel in the heavens yet there is non comparable with the ‘Accomplished One.’

 Truly, in the Buddha, is this precious jewel.

 By this truth may there be happiness!

4) Bậc Thiện trí dòng Thích Ca đã viên mãn. Chấm dứt phiền não, ly dụcthành đạt trạng thái vô sanh bất tử vô thượng. Không gì sánh bằng giáo pháp.

Ðúng vậy, giáo phápchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—The tranquil Sage of the Sakya realized that cessation, passion-free (free of passion), immortality supreme, there is no comparable with that of the Dharma. Truly, in the Dharma, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

5) Cá bậc Thánh nhân mà Ðức Thế Tôn tán dương, được mô tảtâm an trụ không gián đoạn. Không có gì như tâm an trụ ấy. Ðúng vậy, giáo phápchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—That sanctity praised by the Buddha Supreme, is described as “concentration without interruption.” There is nothing like that concentration. Truly, in the Dharma, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

6) Tám vị Thánh ấy hợp thành bốn đôi, được bậc thiện tri thức tán dương; các Ngài là những bậc đáng được cúng dường, là đệ tử của Ðấng Thiện Thệ. Vật dâng cúng đến các Ngài sẽ đem lại quả phúc dồi dào. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc—Those eight individuals, praised by the virtuous, constitute four pairs. They, worthy of offerings, the disciples of the ‘Welcome One,’ to these gifts given yield abundant fruit.

 Truly, in the Sangha, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

7) Với ý chí kiên trì vững chắc, sống trọn vẹn trong giáo huấn của Ðức Gotama, không ái dục, các Ngài đã thành đạt những gì cần thành đạtthể nhập quả vị Bất Tử, các Ngài an nhàn thọ hưởng cảnh thanh bình an lạc. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—With steadfast mind, applying themselves throroughly in the dispensation (delivery) of the Gotama, exempt from passion, they have attained to that which should be attained and plunging into the deathless, they enjoy the peace obtained without price. Truly, in the Sangha is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

8) Như cột trụ chôn sâu trong lòng đất không thể bị gió bốn phương lay chuyển, cùng thế ấy Như Lai tuyên ngôn, con người chánh trực đã chứng ngộ Tứ Diệu Ðế lại cũng như vậy. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—Just as a firm post sunk in the earth cannot be shaken by the four winds, so do I declare him to be a righteous person, who thoroughly perceives the Noble Truths. Truly, in the Sangha, is this precious jewel! By this truth may there be happiness!

9) Những bậc đã thấu đạt rõ ràng các Thánh Ðế mà bậc trí tuệ thậm thâm đã giáo truyền, dầu dễ duôi phóng dật, vẫn không tái sanh đến lần thứ tám. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—Those who comprehend clearly the Noble Truths, well taught by him of deep wisdom (do not, however, exceeding hedless they may be, undergo an eight birth). Truly, in the Sangha, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

10) Người chứng ngộ minh sát, ba điều kiện nếu còn, sẽ được loại trừ, đó là thân kiến, hoài nghigiới cấm thủ. Không bao giờ sa đọa vào bốn cảnh khổ và không còn có thể vi phạm sáu trọng nghiệp bất thiện. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—For him with the development of insight three conditions come to none namely, illusion, doubt, and indulgence in wrong rites and ceremonies, should there be any. From the four states of misery, he is now absolutely freed and is incapable of committing the six heinous crimes.

11) Bất luận hành động nào mình đã làm bằng thân, khẩu hay ý, bậc Thánh nhân không thể giấu; bởi vì người đã thấy con đường không thể còn phạm lỗi. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—Whatever evil deeds he does (whether by deeds, word or thought), he is incapable of hiding it: for it had been said that such an act is impossible for one who has seen the Path.

12) Cũng dường như cây trong rừng đua nhau đâm chồi nẩy lộc khi mùa hè bắt đầu ấm nóng. Giáo pháp tối thượng dẫn đến Niết Bàn đã được giáo truyền vì lợi ích tối thượng cũng thế ấy. Ðúng vậy, Ðức Phật là châu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—Like unto the woodland groves with blossomed tree-tops in the first heat of the summer season, had the sublime doctrine that leads to Nirvana been taught for the highest good. Truly, in the Buddha, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

13) Ðức Thế Tôn Vô Thượng, bậc Toàn Giác, bậc Thánh Nhân đã ban bố, bậc đã đem đến và giáo truyền Pháp cao siêu tối thượng. Ðúng vậy, Ðức Phật là châu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—The Unrivalled (Unparalleled) Excellent One, the Knower, the giver, and bringer of the Excellent has expounded the excellent Doctrine. Truly, in the Buddha, is this precious jewel. By this truth may there be happiness!

14) Quá khứ đã chấm dứt, vị lai thì chưa đến, tâm không dính mắc trong một kiếp tái sanh vị lai, tham ái không sanh khởi, các bậc trí tuệ ấy siêu thoát như ngọn đèn kia chợt tắt. Ðúng vậy, Tăng giàchâu báu thù diệu. Do sự thật nầy, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!—The past is extinct, future has not yet come, their minds are not attached to a future birth, their desires do not grow, those wise ones go out even as this lamp. Truly, in the Sangha, is this precious jewel. By this truth may there be happiness! 

15) Chúng ta tụ hội nơi đây, dầu là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc được chư Thiênnhân loại kính mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc—We, beings here assembled, whether terrestrial or celestial, salute the accomplished Buddha, honoured by gods and humans. May there be happiness!

16) Chúng ta tụ hội nơi đây, dầu là chúng sanh địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc được chư thiênnhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc—We, beings here assembled whether terrestrial or celestial, salute the accomplished Buddha, honoured by gods and humans. May there be happiness!

17) Chúng ta tụ hội nơi đây, dầu là chúng sanh địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc được chư thiênnhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc—We, beings here assembled whether terrestrial or celestial, salute the accomplished Buddha, honoured by gods and humans. May there be happiness! 

 

 

Kinh Từ Bi—Metta Sutta—Loving-kindness 

1) Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái vắng lặng nên có hành động như thế nầy: Người ấy phải có khả năng, hải chánh trực, hoàn toàn chánh trực, phải biết lắng nghe, và phải khiêm tốn—He who skilled in his good and who wishes to attain that state of calm should act as follows: he should be efficient, upright, perfectly upright, obedient and humble.

2) Tri túc cho người thiện tín dễ dàng hộ trì , ít bị ràng buộc, không nhiều nhu cầu, thu thúc lục căn, kín đáo, tế nhị, không luyến ái gia đình—Contented, easily supportable (fulfilled), with duties, of Right Livelihood, controlled in senses, discreet, not impudent, not be greedily attached to families.

3) Người ấy không nên vi phạm lỗi lầm nhỏ bé nào mà bậc thiện trí có thể khiển trách. Ước mong tất cả chúng được an vui và châu toàn! Ước mong tất cả đều có tâm hoàn toàn trong sạch—He should not commit any slight wrong such that other wise men might censure him. May all beings be happy and secure! May their heart be wholesome!

4) Bất luận chúng sanh ấy như thế nào: yếu đuối hay khỏe mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu tình hay vô tình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa ra đời. Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc—Whatsoever living beings there be: feeble or strong, long, stout or medium, short, small or large, seen or unseen, those dwelling far or near, those who are born and those who are to be born—may all beings, without exception, be happy minded!

5) Không ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dầu người thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác—Let none deceive another nor despise any person whatsoever in any place. In anger or ill-will, let him not wish any harm to another.

6) Cũng như từ mẫu hết lòng bảo vệ đứa con duy nhất, dầu nguy hiểm đến tánh mạng, cùng thế ấy người kia trau dồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh—Just as a mother would protect her only child at the risk of her own life, even so let him cultivate a boundless heart towards all beings.

7) Hãy để những tư tưởng từ ái vô biên bao trùm toàn thể thế gian, bên trên, phía dưới, bốn phương tám hướng, không để cho điều gì làm trở ngại, không mảy may nóng giận, không chút hiềm thù—Let his thoughts of boundless love pervade the whole world—above, below and across, without any obstruction, without any hatred, without any enemy.

8) Dầu người ấy đi, đứng, nằm, ngồi, giây phút nào còn thức, đều nên phát triển tâm niệm. Ðó là hạnh phúc cao thượng nhất—Whether he walks, stands, lies down or sits, as long as he is awake, he should develop this mindfulness. This, they say, is the highest conduct here.

9) Không để rơi vào những lầm lạc, đức hạnh trong sạchviên mãn giác ngộ, người ấy lánh xa mọi hình thức ái dục. Ðúng thật vậy, người ấy không còn trở lại vào bào thai—Not falling into error, virtuous and endowed with insight, he discards attachment to sense-desires. Of a truth, he does not come again for conception in a womb. 

 

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and Proverbs:

Người ta chỉ thấy sức khỏe là quí khi bệnh tật đến với mình: Health is not valued till sickness comes.

Giàu chiều hôm, khó sớm mai: Rich today and poor tomorrow.

Gieo gì gặt nấy: To reap as one has sown.

 

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and Proverbs: 

Ai lo phận nấy: Everyman for himself.

Hứa ít làm nhiều: Promise little but do much.

Hữu chí cánh thành: Where there is a will, there is a way.

Nói là bạc, im lặng là vàng: Speak is silver but silence is gold.

Khẩu Phật tâm xà: A honey tongue, a heart of gall.

Người lạc quan thấy hy vọng trong khổ nạn; kẻ bi quan thấy khổ nạn trong hy vọng: An optimist sees an opportunity in every calamity; a pessimist sees a calamity in every opportunity.

Người nói nhiều thường làm ít: He who says big, does a little.

Người nói ít thường lại là người biết nhiều nhất: Who knows most, speaks least.

Ai thích tán gẫu với anh sẽ tán gẫu về anh: Who chatters to you will chatter of you.

Ai kiên nhẫn sẽ đạt được ý nguyện: He that can have patience can have what he will.

Khắc phục được gian nan là chuyển gian nan thành cơ hội: Difficulties mastered are opportunities won.

Không có sự thông minh nào bằng im lặng: No wisdom like silence. 

Không nên xét đoán qua bề ngoài: One must not judge people by their appearances.

Lòng tham vô đáy: The more you have, the more you want.

Lời nói tử tế là điệu nhạc của thế gian: Kind words are the music of the world.

Lợi lộc lắm khi làm cho người ta quên mất cả nhân nghĩa: Kindness of heart is forgotten where gain follows.

Trèo cao té nặng: The higher up, the greater the fall.

Xem bạn hiểu người: A man is known by his friends. 

Họa trung hữu phúc (trong rủi có may): Every cloud has a silver lining.  

 

 

 

 

 

 



 


 

 

 

 

 


 


 

 


 


 

 


 


 


 

 

 




 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 



 


 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 



 



Bu


Bù Lại: To off-set—To make up for—To recover.

Bù Trừ: To compensate.

Bù Xù: Untidy.

Búa Rìu: Hammer and hatchet.

Bùa: Talisman.

Bùa Mê: Charm.

Bùa Yêu: Love potion.

Bùi Ngùi: Melancholy—Sad.

Bùi Phất Lược: Vaipulya (skt)—See Phương Quảng, and Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh in Vietnamese-English Section.

Bùi Tai: Pleasant to hear.

Bụi Rậm: Brushwood—Undergrowth.

Bụi Trần: Những việc trần thế làm mờ bản tánh sáng suốt, gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp—Worldly dust—All mundane things that can cloud our bright self-nature. These include form, sound, scent, taste, touch and dharmas.

Bùn: Mud.

Bùn Lầy: Muddy.

Bủn Rủn: To be paralized.

Bủn Xỉn: Stingy—miserly—Mean.

Bung Ra: To untretch—To unwind.

Bùng Nổ: To break out.

Bụng Dạ: Heart

Bụng Rộng Rãi: See Bụng Tốt.

Bụng Tốt: Good heart—Good-hearted—Generous—Bountiful.

Bụng Trống: Empty stomach.

Buộc: To oblige—To constrain—To compel—To bind—To force.

Buộc Chặt: To bind tightly.

Buộc Tâm Vào Một Điểm: To concentrate exclusively on one point; try to focus on this point and nothing else.

Buộc Tội: To accuse—To indict.

Buổi Giao Thời: Period of transition.

Buổi Họp: Session—Meeting.

Buổi Lễ: Ceremony.

Buổi Sơ Khai: Beginning.

Buổi Thiếu Thời: Early youth.

Buôn Thần Bán Thánh: To earn a living from religion.

Buôn Thúng Bán Mẹt: To be a small vendor or merchant.

Buồn: Sad—Doleful—Melancholy—Dismal—Disconsolate—Drearye.

Buồn Bực: Boredom.

Buồn Chán: Boring.

Buồn Chân Buồn Tay: Not to know what to do with one’s hands.

Buồn Nản: Discouraged. 

Buồn Ngủ: To be sleepy.

Buồn Rầu: Sorrowful—To feel grief.

Buồn Rười Rượi: Very sad.

Buồn Hiu: Very sad—Extremely sad.

Buông: To let go—To release.

Buông Bỏ: Letting go.

1) Giáo pháp căn bản của Đức Phật chỉ dạy chúng ta cách trấn an và khống chế “Ý mã.” Khi chúng ta buồn ngũ, chỉ cần nằm xuống, tắt đèn là buông thỏng thân tâm—A basic teaching of the Buddha on how to calm and rein in the “monkey” mind. When we feel asleep, just lie down in a quiet place, put the lights out and let go our minds and bodies.

2) Theo một câu chuyện về Thiền của Nhật Bản—According to a Japanese Zen story:

· Có hai thiền sư Ekido and Tanzan cùng hành trình về Kyoto. Khi đến gần một bờ sông, họ nghe giọng một cô gái kêu cứu. Họ bèn đến nơi thì thấy một cô gái trẻ đẹp đang trôi giạt giữa dòng sông: Zen masters Ekido and Tanzan were on a journey to Kyoto. When they approached the river side, they heard a girl’s voice calling for help. When they arrived they saw a young pretty girl, stranded in the river.

· Ekido lập tức chạy đến và mang cô an toàn sang bờ bên kia. Nơi đó Ekido cùng Tanzan tiếp tục cuộc hành trình: Ekido immediately jumped down the river and carried the girl safely to the other side where, together with Tanzan, he continued his journey.

· Khi mặt trời bắt đầu lặn, họ sắp đặt mọi việc để ổn định chỗ ở qua đêm. Tanzan không thể kềm chế mình được nữa, liền nói toạc ra. “Sao bạn có thể đem cô gái ấy lên? Bạn không nhớ là chúng ta không được phép đụng đến đàn bà hay sao?”—As the sun began to set, and they made arrangements to settle down for the night, Tanzan could no longer contain himself and blurted out: “How could you pick up that girl? Do you remember that we are not allowed to touch women?”

· Ekido liền trả lời: “Tôi chỉ đưa cô gái sang bờ bên kia, nhưng bạn vẫn còn mang cô gái ấy đến đây.”—Ekido replied immediately: “I only carried the girl to the river bank, but you are still carrying her.”

Buông Lời: To utter words.

Buông Lung: Give free rein to one’s emotion. 

Những lời Phật dạy về “Buông Lung”—The Buddha’s teachings on “Giving free rein to one’s emotion”

1) Không buông lung đưa tới cõi bất tử, buông lung đưa tới đường tử sanh; người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma—Heedfulness (Watchfulness) is the path of immortality. Heedlessness is the path of death. Those who are heedful do not die; those who are heedless are as if already dead (Dharmapada 21).

2) Kẻ trí biết chắc điều ấy, nên gắng làm chứ không buông lung. Không buông lung thì đặng an vui trong các cõi Thánh—Those who have distinctly understood this, advance and rejoice on heedfulness, delight in the Nirvana (Dharmapada 22).

3) Không buông lung, mà ngược lại cố gắng, hăng hái, chánh niệm, khắc kỷ theo tịnh hạnh, sinh hoạt đúng như pháp, thì tiếng lành càng ngày càng tăng trưởng—If a man is earnest, energetic, mindful; his deeds are pure; his acts are considerate and restraint; lives according to the Law, then his glory will increase (Dharmapada 24).

4) Bằng sự cố gắng, hăng hái không buông lung, tự khắc chế lấy mình, kẻ trí tự tạo cho mình một hòn đảo chẳng có ngọn thủy triều nào nhận chìm được—By sustained effort, earnestness, temperance and self-control, the wise man may make for himself an island which no flood can overwhelm (Dharmapada 25).

5) Người ám độn ngu si đắm chìm trong vòng buông lung, nhưng kẻ trí lại chăm giữ tâm mình không cho buông lung như anh nhà giàu chăm lo giữ của—The ignorant and foolish fall into sloth. The wise man guards earnestness as his greatest treasure (Dharmapada 26).

6) Chớ nên đắm chìm trong buông lung, chớ nên mê say với dục lạc; hãy nên cảnh giáctu thiền, mới mong đặng đại an lạc—Do not indulge in heedlessness, nor sink into the enjoyment of love and lust. He who is earnest and meditative obtains great joy (Dharmapada 27).

7) Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc Thánh Hiền khi bước lên lầu cao của trí tuệ, nhìn lại thấy rõ kẻ ngu si ôm nhiều lo sợ, chẳng khác nào khi lên được núi cao, cúi nhìn lại muôn vật trên mặt đất—When the learned man drives away heedlessness by heedfulness, he is as the wise who, climbing the terraced heights of wisdom, looks down upon the fools, free from sorrow he looks upon sorrowing crowd, as a wise on a mountain peak surveys the ignorant far down on the ground (Dharmapada 28).

8) Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến bỏ lại sau con ngựa gầy hèn—Heedful among the heedless, awake among the sleepers, the wise man advances as does a swift racehorse outrun a weak jade (Dharmapada 29).

9) Nhờ không buông lung, Ma Già lên làm chủ cõi chư Thiên, không buông lung luôn luôn được khen ngợi, buông lung luôn luôn bị khinh chê—It was through earnestness that Maghavan rised to the lordship of the gods. Earnestness is ever praised; negligence is always despised (blamed) (Dharmapada 30).

10) Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta ví họ như ngọn lửa hồng, đốt tiêu tất cả kiết sử từ lớn chí nhỏ—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, advances like a fire, burning all his fetters both great and small (Dharmapada 31).

11) Tỳ kheo nào thường ưa không buông lung hoặc sợ thấy sự buông lung, ta biết họ là người gần tới Niết bàn, nhất định không bị sa đọa dễ dàng như trước—A mendicant who delights in earnestness, who looks with fear on thoughtlessness, cannot fall away, he is in the presence of Nirvana (Dharmapada 32).

12) Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trígiải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được—Mara never finds the path of those who are virtuous, careful in living and freed by right knowledge (Dharmapada 57).

13) Chớ nên theo điều ty liệt, chớ nên đem thân buông lung, chớ nên theo tà thuyết, chớ làm tăng trưởng tục trần—Do not follow the evil law, do not live in heedlessness. Do not embrace false views, do not be a world-upholder (Dharmapada 167).

14) Hăng hái đừng buông lung, làm lành theo Chánh pháp. Người thực hành đúng Chánh pháp thì đời nầy vui đời sau cũng vui—Eagerly try not to be heedless, follow the path of righteousness. He who observes this practice lives happily both in this world and in the next (Dharmapada 168).

15) Nếu buông lung thì tham ái tăng lên hoài như giống cỏ Tỳ-la-na mọc tràn lan, từ đời nầy tiếp đến đời nọ như vượn chuyền cây tìm trái—Craving grows like a creeper which creeps from tree to tree just like the ignorant man wanders from life to life like a fruit-loving monkey in the forest (Dharmapada 334).

Buông Lung Thương Ghét, Là Tự Kết Án Mình Vào Hầm Lửa Vạc Dầu: To let delusive thoughts of love and hate freely arise is to be condemned ourselves to the firepit and the boiling cauldron.

Buông Lung Trong Tham Đắm Dục Lạc: To devote onself entirely (wallow) in endless greed and lust.

Buông Xả: Detachment—Abandonment—To desert—To drop—To foresake.

**For more information, please see Buông Bỏ.

Buốt Lạnh: Ice-cold.

Bút: Cây viết—A pen.

Bút Đàm: Pen conversation.

Bút Ký: Note.

Bút Pháp Thâm Thúy: Abstruse manner.

Bút Tháp: Tên của một ngôi chùa, tên khác của chùa Ninh Phúc, chùa tọa lạc về hướng tây của thôn Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, cách Hà Nội chừng 17 dậm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ trong tỉnh Hà Bắc. Chùa đã được trùng tu nhiều lần—Name of a temple, another name for Ninh Phúc Tự, located in the west of Bút Tháp hamlet, Đình Tổ village, Thuận Thành district, about 17 miles from Hanoi. This is one of the ancient temples in the area. It has been rebuilt so many times.

Bút Thọ:

1) Ghi lại: To record.

2) Nhận được bằng văn bản: To receive in writing.

3) Viết chánh tả: Write down from dictation.

Bụt: See Phật.

Bừa Bãi: Untidy—In disorder.

Bức: Cưỡng bức—To press—To constrain—To harass—To urge.

Bức Bách: Bắt buộc hay áp lực mạnh mẽ—To compel—To force—To constrain—To bring strong pressure to bear. 

Bức Hiếp: To oppress.

Bức Hôn: To force into marriage.

Bức Rức: Fidgety and uneasy.

Bức Sô: See Bật Sô and Tỳ Kheo.

Bức Sô Ni: See Tỳ Kheo Ni.

Bức Thơ: Letter.

Bức Tranh: Painting—Picture.

Bực Bội: Discomfort.

Bực Mình: Displeased—Vexed.

Bực Trung: Middle class—Average.

Bực Tức: To enrage—Hard to tolerate.

Bực Tức Khó Nhẫn: See Bực tức.

Bưng: To carry with both hands.

Bưng Mắt: To blindfold—To blind the eyes.

Bưng Tai: To stop the ear.

Bứng: To uproot—To disroot.

Bừng Bừng Nổi Giận: To ablaze with anger.

Bừng Mắt: To open the eyes suddenly.

Bước: Step—Pace.

Bước Dài: To walk with big strides.

Bước Đầu: To be preliminary.

Bước Lên: To step up.

Bước Lui: To step back.

Bước Mau: To hasten—To quicken.

Bước Một: Step by step.

Bước Ngắn: Short step.

Bước Ra: To step out.

Bước Thấp Bước Cao: To limp.

Bước Thong Thả: To step leisurely. 

Bước Tới: To step forward.

Bước Xuống: To step down.

Bướng: To be stubborn.

Bứt Rứt: Irritation—Uneasy.

Bứt Tóc: To tear out one’s hair. 

Bửu Hưng: Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng, tọa lạc trong xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa đã được xây từ lâu lắm, có lẽ vào giữa thế kỷ thứ 18. Trong chánh điện có ba tấm bao lam chạm trổ rất công phu. Pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ, cao 2 mét 5, do triều đình Huế gửi cúng dường cho chùa. Bên phải chùa có một số tháp mộ của các Hòa Thượng Giác Châu, Bửu Thành, và Giáo Đạo—Name of a famous ancient pagoda located in Hòa Long village, Lai Vung district, Sa Đéc province, South Vietnam. The pagoda was built a long time ago, probably in the middle of the eighteenth century. In the Main Hall, there are three drafts carved painstakingly. A wooden statue of Amitabha Buddha, 2.5 meters high, offered by Huế Court, is worshipped in the Main Hall. On the right-habd side of the pagoda stand the tomb stupas of Most Venerable Giác Châu, Bửu Thành, and Giác Đạo.  

Bửu Lâm: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc ở thôn Bửu Hội, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường 3 thị xã Mỹ Tho). Chùa do bà Nguyễn Thị Đại xây dựng vào năm 1803. Vị trụ trì đầu tiên là Hòa Thượng Từ Lâm, nguyên ở chùa Hội Tôn tỉnh Bến Tre. Sau cơn bão lớn năm 1904, chùa được Hòa Thượng Thiên Tường trùng tu năm 1905. Chùa cất theo kiểu chữ “Tam,” chánh điện được chạm trổ rất công phu, nghệ thuật, và có nhiều câu đối có ý nghĩa về Phật Pháp. Chùa đã trải qua 10 đời truyền thừa, các Hòa Thượng Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, Chơn Minh, Tỳ Kheo Ni Diệu Đạt, Hòa Thượng Tịnh Tính, Đại Đức Lệ Tín, và Hòa Thượng Huệ Thông—Name of an ancient pagoda, located in Bửu Hội hamlet, Kiến Hòa district (now is third quarter, Mỹ Tho town), Định Tường province, South Vietnam. Ms. Nguyễn Thị Đại started to build the pagoda in 1803. The first Head of the pagoda was Most Venerable Từ Lâm from Hội Tôn Pagoda of Bến Tre province. After being destroyed by the heavy storm in 1904, the pagoda was restored in 1905 by Most Venerable Thiên Tường. The pagoda was constructed in the “San” shape. In the Main Hall, there are many painstakingly carved drafts and ancient parallel sentences of profound meanings in Dharma. Bửu Lâm Pagoda has apssed through ten successive Heads as Most Venerable Từ Lâm, Huyền Dương, Thông Nam, Thiên Tường, Nguyên Tịnh, and his disciple Chơn Minh, as well as Venerable Bikkhuni Diệu Đạt, Most Venerable Tịnh Tính, Reverend Lệ Quảng, Most Venerable Huệ Thông

Bửu Phong: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng, một danh lam thắng cảnh, tọa lạc trên đồi Bửu Long, xã Tân Bửu, thành phố Biên Hòa, Nam Việt Nam. Chùa được dựng lên vào thế kỷ thứ 17, lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ, sau đó Hòa Thượng Pháp Thông xây lại thật tôn nghiêm. Năm 1829, chùa được trùng tumở rộng. Đặc biệt trước chùa được trang trí rất công phu. Chùa vẫn tiếp tục được mở rộng vào các năm cuối thế kỷ 19 và các năm gần đây. Trong chánh điện có pho tượng cổ A Di Đà. Chung quanh vùng núi có các ngôi tháp cổ và các pho tượng lộ thiên khá lớn như tượng Đức Phật Đản Sinh, và tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn—Name of a famous ancient pagoda, a spectacular scenery, located on Bửu Long Hill, Tân Bửu hamlet, Biên Hòa City, South Vietnam. The pagoda was built in the seventeenth century. Formerly, it was only a small temple which was later rebuilt by Most Venerable Pháp Thông. In 1829, the pagoda was rebuilt and enlarged, espcially the facade was decorated so meticulously. It has continuously been extended in the last years of the nineteenth century and in recent years. The ancient statue of Amitabha Buddha is worshipped in the Main Hall. The mountainous area is surrounded with ancient stupas and unroofed big statues sucha as the statue of Lord Buddha at his Holy Birth and that of Nirvan Buddha. 

Bửu Quang:

1) Tên của một ngôi chùa mới được xây dựng về sau nầy, tọa lạc trong thị xã Sa Đéc, Nam Việt Nam. Chùa được Hội Phật Học Sa Đéc xây dựng trong thập niên 1950—Name of a recently built pagoda located in Sa Đéc town, South Vietnam. It was built in the 1950s by the Buddhist Studies Association of Sa Đéc.

2) Tên của một ngôi chùa nổi tiếng của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, tọa lạc tại ấp Gò Dưa, xã Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được xây dựng từ năm 1939 đến 1940. Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam xuất phát từ Cam Bốt do một nhóm cư sĩ tại đây đã nghiên cứu giáo lý Nam Tông, soạn dịch kinh điển Pali ra tiếng Việt và lập chùa Sùng Phước, ngôi tổ đình của Phật Giáo Nguyên Thủy do người Việt Nam sáng lập tại Cam Bốt. Cũng từ ngôi chùa nầy mà Đại Đức Hộ Tông đã du nhập vào Việt Nam và một số chùa được ngài kiến lập như chùa Bửu Quang, Kỳ Viên. Đến năm 1957, một Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy được thành lập. Đại Đức Hộ Tông là vị Tăng Thống đầu tiên—Name of a famous Theraveda Pagoda, located in Gò Dưa hamlet, Tam Bình village, Thủ Đức district, Saigon City, South Vietnam. It was built from 1939 to 1940. Vietnam Theraveda Buddhism came from Cambodia. A group of Vietnamese Buddhist monks and lay people have lived there and studied Hinayana, edited, translated many Pali Buddhist Canonical books into Vietnamese and established Sùng Phúc Pagoda, known as the Patriarch Theravada Temple built in Cambodia by Vietnamese. It is from this pagoda that the Theravada Sect has penetrated into Vietnam. Afterwards, other Theravada pagodas were built in Vietnam as Bửu Quang and Kỳ Viên. Up to 1957, Vietnam Theravada Buddhist Association was founded. Venerable Hộ Tông was its first chairman. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8588)
Phật Học Từ Điển off line Thích Phước Thiệt
(Xem: 20191)
Từ Điển Phật Học Online gồm có nhiều nguồn từ điển kết hợp, hiện có 93,344 mục từ và sẽ được cập nhật thường xuyên.
(Xem: 9705)
Từ Điển Phật Học Đạo Uyển - Ban Phiên dịch: Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu
(Xem: 44027)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45311)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 44836)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 24448)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet... rồi đánh chữ vào máy vi tính...
(Xem: 12556)
Từ Điển Thiền Tông Hán Việt do Hân Mẫn; Thông Thiền biên dịch
(Xem: 37660)
Phật Quang Đại Từ Điển - Do HT Thích Quảng Độ dịch giải
(Xem: 13078)
Từ Điển Hán Phạn - Buddhist Chinese-Sanskrit Dictionary by Akira Hirakawa
(Xem: 9472)
Từ Điển Hư Từ - Hánh ngữ Cổ đại và Hiện đại - Trần Văn Chánh
(Xem: 23973)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(Xem: 25950)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 30727)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 11557)
Pali-Việt Đối Chiếu - Tác giả: Bình Anson
(Xem: 40850)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
(Xem: 91030)
Từ Điển Phật Học Anh Việt - Việt Anh - Pali Việt; Tác giả: Thiện Phúc
(Xem: 17325)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
(Xem: 13541)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực
(Xem: 23768)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông
(Xem: 11407)
Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, phân tích trong việc dịch các tài liệuliên quan đến Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ...
(Xem: 29682)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
(Xem: 12164)
Từ ngữ đối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant