Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trích lục từ ngữ Phật học

19 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 30686)
Trích lục từ ngữ Phật học


TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC
Cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn,
đánh máy và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam
in lần thứ nhất, California – USA, 2009

trichluctunguph-hanhco

Lời nói đầu


Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.

Nguyên trước đây, thừa lệnh Chư Tôn Đức có trách nhiệm về giáo dục trong Giáo Hội, chúng tôi đã dịch bộ sách Phật Học Giáo Bản (nguyên tác Hán văn của cư sĩ Phương Luân ở Đài-loan) ra Việt văn, để làm tài liệu học tập Phật pháp. Công việc được bắt đầu từ giữa năm 1998, đến cuối năm 2006 thì hoàn tất – đó là bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC, gồm 4 quyển. Mỗi quyển của bộ sách giáo khoa này gồm có nhiều bài học, ở cuối mỗi bài học đều có phần chú thích, trong đó tác giả giải nghĩa những từ khó hiểu trong bài học. Dù vậy, chúng tôi vẫn thấy chưa đầy đủ đối với độc giả Việt-nam, cho nên, để giúp quí vị độc giả hiểu bài học tường tận hơn, chúng tôi đã soạn thêm những chú thích bổ túc, để giải thích những từ cần thiết mà trong phần chú thích của tác giả đã không đề cập tới, hoặc chỉ đề cập một cách đơn sơ. Không ngờ, việc làm này (chú thích bổ túc) của chúng tôi lại được Chư Tôn Đức, chư học chúng tăng ni, chư vị thiện hữu tri thức đều chú ý và tán thưởng.

Sau khi bộ sách Giáo Khoa Phật Học được ra đời đầy đủ trọn bộ, nhiều bậc Tôn Túc và chư vị thiện hữu tri thức, đều tỏ ý rất hoan hỉ đối với những lời “phụ chú” của chúng tôi trong bộ sách ấy. Và không hẹn mà quí vị ấy đã cùng gửi đến chúng tôi lời đề nghị: Nên trích ra các “chú thích” và “phụ chú” trong bộ Giáo Khoa Phật Học, làm thành một tập sách riêng biệt về từ ngữ Phật học, giúp dễ dàng hơn cho việc tra cứu, sẽ làm lợi lạc không ít cho người học Phật.

Chúng tôi tán đồng thiện ý ấy của chư vị, bèn lục trong bộ sách Giáo Khoa Phật Học, trích ra tất cả các từ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú”, bỏ đi những chỗ trùng lặp, sửa lại những chỗ cần thiết cho phù hợp với tính cách một cuốn sách từ ngữ thuần túy (thoát khỏi phạm vi một bài giáo khoa), sắp xếp các từ theo thứ tự a, b, c..., làm thành bộ sách mà quí vị đang cầm trong tay.

Chúng tôi không coi đây là một bộ từ điển, cho nên đã đặt tựa đề cho nó là TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC. Nội dung của nó, tuy nói là được làm thành từ các chú thích trong bộ sách Giáo Khoa Phật Học, nhưng không phải chúng tôi lấy dùng tất cả các chú thích ấy, mà có chọn lựa, chỉ dùng những chú thích thuộc phạm vi Phật học, và lược bỏ những chú thích chỉ thuần túy liên quan đến Trung-quốc. Lại nữa, trong các chú thích thuần túy nói về nhân vật, truyền thuyết v.v... của Trung-quốc, nếu điều nào mà ý nghĩa có ẩn chứa tinh thần Phật giáo, giúp ích cho sự tu học của người Phật tử, chúng tôi vẫn coi nó có giá trị như một từ ngữ Phật học. Ví dụ: Thúc Ngao là một nhân vật sống vào thời Xuân Thu (770-476 tr. TL), Trung-quốc, không liên quan gì tới Phật giáo; nhưng chuyện “Thúc Ngao Đập Rắn” lại hàm chứa một ý nghĩa sâu xa, giúp ích được cho các hành giả tu hạnh Bồ-tát, được chúng tôi coi như một chuyện ngụ ngôn Phật học, và đem để vào bộ sách này. Các chú thích về triều đại, vua chúa, nhân vật v.v... Trung-quốc cũng vậy, nếu có liên quan đến Phật giáo, đều nằm trong phạm vi của bộ sách này. – Riêng các chú thích thuộc lãnh vực PHÁP SỐ, chúng tôi đã trích ra đem bổ túc cho quyển Lược Giải Những Pháp Số Căn Bảnchúng tôi đã soạn, Làng Cây Phong xuất bản từ năm 1996; nay bổ túc, và Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam tái bản.

Chúng tôi xin chân thành ghi ơn Chư Tôn Đức, chư thiện hữu tri thức đã quan tâm đến việc làm của chúng tôi, và đã cho chúng tôi những điều chỉ giáo thích đáng, những lời khích lệ nhiệt tình, giúp chúng tôi tinh tấn mãi trên đường tu học.

Chúng tôi làm việc trong khả năng thật giới hạn, nếu có điều sơ sót, kính xin Quí Vị từ bi tha thứhoan hỉ chỉ giáo cho.

Kính cẩn,
Hạnh Cơ - Tịnh Kiên
Gia-nã-đại, tháng mạnh xuân năm Mậu Tí
PL 2550 (2008)

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Tám 201609:17
Khách
rất tốt cho những người tìm hiểu nguyên cứu phật học
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8574)
Phật Học Từ Điển off line Thích Phước Thiệt
(Xem: 20173)
Từ Điển Phật Học Online gồm có nhiều nguồn từ điển kết hợp, hiện có 93,344 mục từ và sẽ được cập nhật thường xuyên.
(Xem: 9463)
Từ Điển Phật Học Đạo Uyển - Ban Phiên dịch: Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu
(Xem: 43970)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45278)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 44791)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 24416)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet... rồi đánh chữ vào máy vi tính...
(Xem: 12536)
Từ Điển Thiền Tông Hán Việt do Hân Mẫn; Thông Thiền biên dịch
(Xem: 37619)
Phật Quang Đại Từ Điển - Do HT Thích Quảng Độ dịch giải
(Xem: 13059)
Từ Điển Hán Phạn - Buddhist Chinese-Sanskrit Dictionary by Akira Hirakawa
(Xem: 9459)
Từ Điển Hư Từ - Hánh ngữ Cổ đại và Hiện đại - Trần Văn Chánh
(Xem: 23939)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(Xem: 25900)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 11532)
Pali-Việt Đối Chiếu - Tác giả: Bình Anson
(Xem: 40776)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
(Xem: 91007)
Từ Điển Phật Học Anh Việt - Việt Anh - Pali Việt; Tác giả: Thiện Phúc
(Xem: 17306)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
(Xem: 13526)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực
(Xem: 23745)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông
(Xem: 11388)
Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, phân tích trong việc dịch các tài liệuliên quan đến Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ...
(Xem: 29648)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
(Xem: 12148)
Từ ngữ đối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant