- 1. Những điều kiện hay kĩ năng cơ bản cho một người làm công tác dịch thuật Anh Việt
- 2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến một bản dịch Phật giáo Anh-Việt
- 3. Phân tích nội hàm bản dịch
- 4. Phân tích về nguyên Tác và các dịch giả trung gian (Chủ thể)
- 5. Ngoại diện
- 6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ
- 7. Vấn đề kiểm soát chất lượng dịch
- 8. Các ý tưởng liên quan
- 9. Phụ lục
- Chú thích
- Tài Liệu Tham Khảo Chính
Thời gian gần đây, nếu để ý, chúng ta đều nhận thấy có rất nhiều bài giảng, sách vở, tài liệu về Phật giáo đã được xuất bản rộng rãi. Riêng các sách vở đã được chuyển dịch một lần từ Tạng hay Phạn ngữ sang Anh ngữ nay được tái chuyển dịch sang tiếng Việt có thể được tìm thấy khắp nơi trong lẫn ngoài nước, trên các kệ bán sách cũng như qua các phương tiện điện tử.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì sách vở càng phong phú thì người đọc càng có cơ hội thấm nhập, so sánh, tra cứu, và tìm hiểu thêm về các văn kiện Phật giáo mà trước đây hầu như trong tiếng Việt ngoài các tài liệu đặc trưng viết về Phật giáo Việt Nam thì phần còn lại đều có xuất xứ từ nguồn Kinh Luận từ tiếng Trung Hoa.
Tuy vậy, việc chuyển dịch các tài liệu Phật giáo nhất là các sách vở có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn tới tình trạng nhiều bản dịch được phổ biến mà lời văn trong đó không được rõ ràng, chính xác, hay thậm chí còn đi ngược với ý tưởng mà nguyên tác đã viết ra. Chưa kể đến việc tham gia dịch thuật mà không kể đến vấn đề vi phạm bản quyền tạo nên một thị trường sách Phật giáo thật sự khó đánh giá là "tốt đẹp" nếu không nói là quá hỗn độn. Chính vì sự hỗn độn này mà dấu hiệu đúng lý ra là "đáng mừng" lại trở thành "đáng ngại".
Bài viết này không phải để đưa ra bất kì phê phán hay đề nghị biện pháp thay đổi nào mà chỉ nhằm chia sẻ vài ý kiến, kinh nghiệm, phân tích trong việc chuyển dịch các tài liệu có nội dung liên quan đến Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ với mong ước góp vài ý tưởng hữu ích cho các dịch giả mới.
Do đó, tất cả các ý kiến trong bài viết chỉ là ý tham khảo không có tính tranh thắng hay giáo khoa. Nên nếu bất kì chi tiết nào không hợp với người đọc thì cho người viết xin một lời cáo lỗi.
Ngược lại, người viết bài này rất mong mỏi và cảm tạ mọi sự chân thành góp ý, giúp đỡ hay phê bình để học hỏi thêm nhằm bổ khuyết cho phần chất lượng và khả năng nghiên cứu dịch thuật ngỏ hầu đem lại lợi ích cho người đọc sách Phật giáo Việt ngữ.
Quy ước:
Tản mát trong bài viết sẽ có chỗ được mở ngoặc đơn nội dung trong đó có thể là thuật ngữ được dùng như tương đương với thuật ngữ liền ngay trước đó hay đơn giản chỉ là một giải thích thêm.
Các từ vựng sau đây sẽ được dùng trong bài với ý nghĩa đặc thù (có thể không hoàn toàn hợp với ý nghĩa thông thường) để tránh hiểu lầm xin người đọc lưu ý:
Dịch giả (hay người dịch): là người hay nhóm người tiến hành chuyển dịch bài viết hay tập sách cụ thể từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
Nguyên bản Anh ngữ (hay ngắn gọn nguyên bản) là phần tài liệu hay phiên bản ấn hành bằng Anh ngữ mà người dịch dùng nó làm nội dung để chuyển dịch sang Việt ngữ. Toàn bộ phần từ ngữ bằng Anh ngữ trong nguyên bản được xem là nội dung Anh ngữ (hay gọi tắt là nội dung nếu không bị nhầm lẫn).
Tác giả: Tên của người hay nhóm người mà trong nguyên bản Anh ngữ đề cập tới như là người đã tạo ra, viết ra nội dung chính của nó.
Dịch giả Anh: (hay người dịch Anh) : là người hay nhóm người đã tiến hành chuyển dịch tài liệu từ một ngôn ngữ khác sang thành nội dung của nguyên bản Anh ngữ.
Nguyên tác: Trong nhiều trường hợp thì tác giả cũng không phải là người (nhóm người) đầu tiên viết ra tác phẩm (hay phần văn bản) cần được dịch sang Việt ngữ mà chỉ là người giảng giải hay viết thêm các chú giải cho tác phẩm đó. Như vậy người (nhóm người) đầu tiên viết ra tác phẩm sẽ được gọi là nguyên tác (người trước tác). Ngược lại, nếu tác giả là người (nhóm) đầu tiên sáng tạo ra bài viết cần được dịch cũng sẽ chính là nguyên tác.
Chính văn: Trong trường hợp nguyên tác không phải là tác giả thì phần nội dung mà nguyên tác đã viết ra từ trước được gọi là chính văn
Phụ giải (hay chú giải): là phần chú thích hay giảng giải cho phần chính văn. Phần phụ giải này có thể ở nhiều hình thức từ việc chỉ mở ngoặc giải thích bằng vài chữ ngắn, hay viết ra chú thích, hay ngay cả viết thêm ra thành các chương riêng (như trong nhiều tác phẩm Phật học bằng Tạng ngữ), hay trường hợp bổ túc dưới dạng phụ lục....
Ngoài ra, trong trường hợp phức tạp, một tác phẩm có thể được chuyển dịch thành một chuỗi chẳng hạn từ Phạn ngữ -> Tạng Ngữ -> Anh ngữ -> Việt ngữ thì chuỗi từ nguyên tác cho đến dịch giả bao gồm những người chuyển dịch và chú giải trong các ngôn ngữ trung gian sẽ có được gọi theo thứ tự như sau: Nguyên tác, dịch giả Tạng, dịch giả Anh, Dịch giả Việt. Tuy vậy, bài viết này chỉ chú trọng vào phân tích trường hơp đơn giản và người đọc có thể tự suy diễn sâu xa hơn.
Thí
dụ: tác phẩm Anh ngữ Nāgārjuna 's "Seventy Stanzas" (ISBN 0-937938-39-4) thì nguyên tác chính là Thánh giả Long Thụ
đã viết tác phẩm Śūnyatāsaptati (Thất Thập Không
Tính Luận), sau đó được dịch giả Tạng Geshe Sonam Rinchen
dịch và chú giải sang Tạng ngữ, tác phẩm này, đến lượt,
lại được dịch và chú giải một lần nữa sang Anh ngữ
bởi các tác giả David Ross Komito và Tenzin Dorjee.
Source: VietSciences