4. Hai Mặt Của Thực Tại

14 Tháng Mười 201000:00(Xem: 6404)
4. Hai Mặt Của Thực Tại

BODHIYÀNA GIÁC MINH 
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH 
Sunanda Phạm Kim Khánh
và Sumanā Lê Thị Sương chuyển ngữ từ Anh sang Việt

Hai Mặt Của Thực Tại

(Dưới đây là thời Pháp do Ngài AJAHN CHAH thuyết giảng tại Wat Pah Pong, Thái Lan, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sau khi đọc tụng Giới Bổn, Patimokkha).

Trong đời sống của chúng ta, hai trường hợp có thể xảy ra: hoặc dể duôi lợi dưỡng trong những sự vật của thế gian, hoặc vươn mình vượt qua khỏi thế gian. Đức Phật là người đã thoát ra khỏi thế gian, và do vậy Ngài chứng đắc Giải Thoát Tinh Thần.

Cùng thế ấy, sự hiểu biết của chúng ta cũng có hai loại: hiểu biết về những sự vật trong thế gian, và hiểu biếttính cách tinh thần đạo đức, hay trí tuệ thật sự. Nếu chúng ta chưa thực hành và chưa tự mình rèn luyện thì dầu có thâu đạt bao nhiêu kiến thức, những kiến thức ấy vẫn còn thuộc về thế gian, không đưa đến giải thoát.

Quý vị hãy suy tư và nhìn thật sự tận tường! Đức Phật dạy rằng những sự vật của thế gian quấn quít quây cuồng thế gian. Cái tâm đeo đuổi theo những sự vật của thế gian sẽ rối loạn vướng mắc trong thế gian, trầm mình đắm chìm trong ô trược, dầu đến hay đi, mà không bao giờ thỏa mãn. Con người thế gian lúc nào cũng mong mỏi tìm một cái gì, nhưng không bao giờ tìm được đầy đủ như ý nguyện. Kiến thức trần gian thật sự là si mê, không phải là kiến thức bao gồm sự hiểu biết rõ ràng, do đó không bao giờ chấm dứt. Nó mãi mãi quây quần, chạy theo những mục tiêu của người thế gian, tích trữ tài sản, thâu đạt quyền thế, mưu tìm danh vọnglạc thú. Đó là một khối ảo tưởngchúng ta đã lầm lạc bám chặt, dính kẹt vào.

Mỗi khi chúng ta được thêm vật gì ắt có ganh tỵ, lo âu, và ích kỷ. Và khi cảm nghe bị đe dọa mà về phương diện vật chất ta không thể tự bảo vệ thì chúng ta vận dụng trí não để sáng tạo đủ loại phương kế và dụng cụ, đủ loại khí giới, chí đến khí giới hạt nhân, chỉ để tàn sát, phanh thây lẫn nhau.

Tại sao có những phiền nhiễu và khó khăn như vậy? Đó là đường lối của thế gian. Đức Phật dạy rằng nếu ta quây cuồng chạy theo nó ắt không thể chấm dứt.

Còn pháp môn thực hành để giải thoát! Không dễ gì sống điều hợp đúng theo trí tuệ thật sự, nhưng những ai thật sự khẩn thiết mong tìm Đạo và Quả và có nguyện vọng thành đạt Niết Bàn sẽ có thể kiên trì và nhẫn nại chuyên cần. Nhẫn nại là biết đủ và thỏa mãn với chút ít: ít ăn, ít ngủ, ít nói và sống đạm bạc. Bằng cách làm như vậy ta có thể chấm dứt những gì thuộc về thế gian.

Nếu mầm mống của những gì thuộc về thế gian chưa được bứng nhổ tận gốc rễ ắt chúng ta sẽ còn mãi mãi bị phiền lụyrối loạn trong một vòng lẩn quẩn vô cùng tận. Dầu quý Sư đã xuất gia, nó vẫn tiếp tục kéo lôi, sáng tạo cho quý Sư những quan kiến và những ý niệm, và nó sẽ nhuộm màu, tô điểm, làm đẹp đẽ thêm những suy tư của quý Sư. Nó là vậy.

Người ta không nhận thức! Người ta nói rằng mình đã làm xong điều nầy hay việc nọ trong thế gian. Con người luôn luôn hy vọng hoàn thành mọi việc. Cũng giống như vị bộ trưởng của một chính phủ mới, hăng say bắt tay vào nhiệm vụ mới. Vị ấy nghĩ rằng mình có đầy đủ những giải đáp thỏa đáng cho mọi vấn đề, rồi dẹp qua một bên những gì người trước đã làm. Ông ta nói, "Hãy nhìn xem! Chính tôi sẽ hoàn tất mọi việc". Đó là tất cả những gì mà người ta thực hiện: dẹp cái nầy đi, đem cái kia lại, dọn dẹp tới lui, mà không bao giờ hoàn tất điều gì. Họ có cố gắng, nhưng không bao giờ thật sự viên mãn hoàn thành.

Ta không thể làm điều gì vừa lòng tất cả mọi người. Người thích ít, kẻ ưa nhiều, người nầy ưng ngắn, người nọ chịu dài, vài người đòi mặn trong khi ấy vài người khác lại muốn có nhiều gia vị. Làm cho mọi người hợp chung lại và đồng thuận, vừa ý với nhau là điều không thể được.

Tất cả chúng ta đều muốn hoàn thành một điều gì trong đời, nhưng thế gian vô cùng phức tạp nầy làm cho ta hầu như không thể hoàn tất điều gì một cách thật sự viên mãn. Chí đến Đức Phật, sanh trưởng với tất cả mọi thuận lợi của một hoàng tử cao sang, vẫn không thể thật sự hoàn mãn viên thành điều nào trong cuộc sống ở thế gian.

Cạm Bẫy Của Giác Quan

Đức Phật đề cập đến sự ham muốn, hay ái dục, và sáu đối tượng làm thỏa mãn lòng ham muốn: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Ham muốn, khát khao mong cầu hạnh phúcđau khổ, những gì tốt đẹp và những gì xấu xa v.v.. lòng khát khao ham muốn lan tràn và ẩn sâu, thấm nhuần vào tất cả.

(Lời người dịch: "Mong cầu hạnh phúc và đau khổ". Đoạn nầy thoạt nghe hình như vô nghĩa. Người ta mong cầu hạnh phúc chớ bao giờ có ai mong cầu đau khổ. Nhưng theo pháp Thập Nhị Nhân Duyên, "Ái" phát sanh tùy thuộc nơi "Thọ". Đại khái, Thọ có ba loại là: thọ lạc, thọ khổ, và thọ vô ký. Không phải chỉ có thọ lạc, hay cảm giác hạnh phúc, mới tạo điều kiện cho Ái phát sanh. Ái cũng phát sanh do thọ khổ. Ái ở đây là thương mà cũng có nghĩa là ghét, vì ghét là một hình thức của thương, theo chiều ngược lại. Thí dụ như trong cơn phiền não con người thèm khát (Ái) được ra khỏi hoàn cảnh bất hạnh ấy và mong mỏi, nóng lòng, ước muốn, được hạnh phúc an vui, hoàn cảnh ngược lại. Tóm tắt, người nghèo nàn thiếu thốn, người bệnh hoạn ương yếu, tật nguyền -- những người chịu thọ khổ -- khao khát mong cầu (Ái) được an toàn vui vẻ).

Sắc .. không có sắc nào như hình thể người phụ nữ. Có phải vậy không? Có phải chăng thân hình thật sự đẹp đẽ của một thiếu phụ làm cho ta muốn nhìn? Một bóng dáng mỹ miều xinh đẹp đi thoáng qua, "xẹp, xẹp, xẹp..." ta không thể đừng ngước mắt lên chăm chú nhìn! Còn tiếng động (thinh) thì sao? Không có âm thanh nào trói buộc ta chặt chẽ bằng tiếng nói của người phụ nữ. Nó đi thẳng vào, đâm xuyên qua tim! Mùi cũng vậy, mùi thơm của người phụ nữnăng lực quả thật mãnh liệt. Không có mùi nào như vậy. Rồi vị giác, không có thức ăn nào mà hương vị có thể sánh bằng hương vị của người đàn bà. Xúc giác cũng vậy, tâng tiu vỗ về một thiếu nữ làm cho ta tê tái, say mê và cuồng loạn.

Vào thời xưa tại Taxila, Ấn Độ, có một vị phù thủy nổi tiếngđại tài. Ông có một đệ tử, và tận tụy hết lòng dạy trò tất cả những bùa phép và thần chú. Khi người đệ tử đã tinh thông lão luyện, đủ sức tự lực cánh sinh và sẵn sàng ra đi, thì lời khuyên nhủ cuối cùng của vị thầy trứ danh là: "Thầy đã dạy con đầy đủ tất cả những phù phép và bùa chú mà thầy biết. Những con vật có răng nhọn hay những con có nanh vuốt dữ tợn, chí đến những con vật có ngà to lớn đi nữa con cũng không cần phải sợ. Con đã có đủ khả năng để tự bảo vệ, chống lại những con ác thú ấy, thầy có thể đoan chắc với con như vậy. Tuy nhiên, chỉ có một điều duy nhất mà thầy không thể chắc chắn bảo vệ được con, và đó là sắc đẹp kiều diễm của người phụ nữ [*]. Đến đây thì thầy không thể giúp con. Không có bùa phép hay thần chú nào để bảo vệ con chống lại nó, mà chính con phải tự bảo vệ lấy con.

[*] Trong bản tiếng Thái, người phụ nữ được gọi là những con vật có sừng mềm ở ngực. Như vậy, những con vật có răng nhọn, có nanh, có ngà, thì con không cần sợ, nhưng con phải sợ con vật có sừng mềm.

Pháp, tức đối tượng của tâm, khởi phát trong tâm do lòng ham muốn: muốn tài sản quý giá, muốn giàu sang phú quý v.v... luôn luôn lo nghĩ và, nói một cách tổng quát, chạy theo những sự vật. Mặc dầu vậy loại thèm khát nầy không đến nỗi sâu hiểm hay mãnh liệt lắm. Nó không đủ năng lực để làm cho ta mất trí hay làm cho ta không thể tự kiểm soát. Nhưng khi lòng khát khao ham muốn đượm nhuần tính cách thiên về tình dục khởi phát thì ta không còn có thể tự kiểm soát. Đến chừng ấy ta có thể quên tất cả, luôn cả những vị đã dày công sanh thành dưỡng dục -- chính cha mẹ ta!

Đức Phật dạy rằng đối tượng của giác quancạm bẫy, cạm bẫy của Ma Vương. Ma Vương phải được hiểu là những gì gây tai hại cho ta. cạm bẫy là cái gì trói buộc ta, giống như cái lưới rập. Đó là cạm bẫy của Ma Vương, cái lưới rập của người thợ săn, và người thợ săn là Ma Vương. Tình trạng của con vật mắc bẩy trong lưới rập quả thật là đáng thương. Nó bị quấn buộc chặt chẽ và nằm đó chờ người thợ săn đến bắt. Quý vị có bao giờ đi rập chim không? Cái rập nhanh chóng bật lên và "bụp!", cổ chim bị quấn chặt! Lúc bấy giờ sợi nhợ siết chắc cổ con chim. Dầu nó có vùng vẩy hay bay nhảy đi đâu cũng không thoát khỏi. Nó rán sức bay đầu nầy nhảy đầu kia nhưng cổ bị trói chắc. Chim chỉ còn chờ người chủ lưới rập. Khi người ấy đến, chim kinh hoàng sợ hãi -- không còn lối thoát.

Cạm bẫy của thinh, hương, vị, xúc, pháp, cũng dường thế ấy. Nó bắt chúng tatrói buộc chặt chẽ. Nếu ta còn vương víu trong nhục dục ngũ trần, ắt cũng như con cá mắc lưỡi câu. Khi người thợ câu đến, dầu có vùng vẫy chiến đấu thế nào cá cũng không thể thoát thân. Đúng ra thì lúc bấy giờ ta không giống hệt như cá, mà giống con ếch mắc câu hơn -- con ếch nuốt luôn lưỡi câu vào tận ruột. Cá chỉ mắc câu ở miệng.

Người say mê chìm đắm trong dục lạc của giác quan cũng vậy. Người ghiền rượu chẳng hạn, ngày nào mà lá gan của anh chưa bị tiêu diệt thì anh ta vẫn còn chưa biết uống bao nhiêu là đủ. Anh mãi mê buông lung rượu chè và say sưa vô độ. Anh đã mắc câu. Về sau anh phải khổ đau, bệnh hoạn.

Trong một cuộc hành trình dài dẳng, người kia đi trên đường rất khát nước và hết lòng mong mỏi được uống một bụm cho đỡ khát. Anh dừng lại bên đàng, vào nhà xin nước uống. Chủ nhà có sẵn nước, chỉ cho anh biết và nói, "Nước có sẵn kia! Nếu anh muốn thì cứ uống đi. Màu nước trong veo đẹp đẽ, mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu uống vào anh sẽ lâm trọng bệnh. Tôi phải nói trước cho anh biết rõ như vậy. Uống nước nầy vào, anh sẽ bệnh nặng, nếu không chết thì cũng gần chết." Khách đi đường vì quá khát nước nên không nghe lời cảnh cáo. Anh khát khao thèm uống một chút nước, giống như người vừa bị giải phẫu, bị cấm không cho uống, kêu la đòi nước.

Người khát khao chạy theo nhục dục cũng dường thế ấy. Đức Phật dạy rằng đó là thuốc độc -- sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là thuốc độc, là cạm bẫy vô cùng nguy hiểm. Nhưng người khát nước kia không nghe lời khuyên nhủ. Vì khát khao thèm muốn, anh vừa rơi lệ vừa kêu la: "Hãy cho tôi uống nước! Dầu có phải chịu hậu quả đớn đau thế nào tôi cũng sẽ cam chịu, miễn là được uống chút nước!" Và anh ta hớp một hớp nước, nuốt vào ngon lành -- thật là đã khát. Rồi anh uống, uống thêm nữa, uống đầy bụng ... và ngã bệnh gần chết. Anh không khứng nghe lời người chủ nhà vì khát khao thèm uống cho được miếng nước. Lòng khát khao ham muốn quá mãnh liệt.

Con người bị vướng mắc trong lạc thú của giác quan cũng dường thế ấy. Người ấy tìm giải khát trong sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp -- tất cả đều thơm ngon! Và người ấy mãi mê thỏa mãn lòng khát khao, vui "uống" mà không ngừng, rồi bị dính kẹt, ngày càng kẹt cứng, cho đến ngày chết.

Con Đường Của Thế GianTình Trạng Giải Thoát

Vài người chết, vài người khác hầu như đã chết -- vướng mắc, dính kẹt trong đường lối của thế gian là vậy. Trí khôn của người thế gian đeo đuổi chạy theo nhục dục ngũ trần. Dầu có khôn ngoan sáng suốt đến đâu nó chỉ khôn ngoan theo ý nghĩa của người thế gian. Dầu có mãnh lực quyến rũ đến độ nào, nó chỉ quyến rũ theo ý nghĩa của người thế gian. Dầu nó đem lại nhiều hạnh phúc đến đâu, đó chỉ là những hạnh phúc hiểu theo ý nghĩa của người thế gian, không phải là hạnh phúc giải thoát, không thể đưa ta vượt ra khỏi thế gian.

Chúng ta đến đây, sống đời tu sĩthực hành để đi sâu vào và thấm nhuần trí tuệ thật sự, để buông bỏ mọi bám níu. Hãy tinh tấn thực hành để vượt khỏi mọi bám níu! Hãy quán chiếu thân, quán chiếu mọi sự vật quanh mình cho đến chừng nào trở nên mệt mỏi và chán chê tất cả. Đến chừng đó tâm buông bỏ sẽ phát sanh. Dầu sao đi nữa tâm buông bỏ, tâm không bám níu, không luyến ái, sẽ không phát sanh dễ dàng đâu, bởi vì ta chưa thật sự thấy rõ ràng tường tận.

Chúng ta đến đây và thọ giới tỳ khưu. Chúng ta học hỏi, nghiên cứu, đọc kinh điển, chúng ta thực hành, chúng ta hành thiền. Và chúng ta nhất quyết tự tạo cho mình một ý chí bất khuất. Nhưng điều nầy quả thật khó. Ta quyết tâm hành thiền theo một pháp môn nào. Ta tự nhủ là phải hành như vậy -- chỉ một ngày, hai ngày trôi qua, hoặc nữa, có thể chỉ một vài giờ trôi qua ta đã quên tất cả những ý định ấy.

Rồi ta sực nhớ lại và cố gắng quyết định chắc chắn một lần nữa, "lần nầy ta quyết phải làm đúng như vậy!" Không bao lâu sau ta lại bị ảnh hưởng của một giác quan nào lôi cuốn, kéo rời xa mục tiêu. Một lần nữa, mọi cố gắng tan vỡ, và ta lại phải bắt đầu làm lại tất cả! Thông thường là như vậy.

Cũng như con đê nhằm ngăn chận nước mà người ta đắp không vững chắc, pháp hành của ta còn non nớt. Ta chưa có đủ khả năng để thấy và chưa hành đúng theo pháp hành chân chánh. Và pháp hành của ta tiếp tục diễn tiến như vậy cho đến khi ta thành đạt trí tuệ thật sự. Một khi thấm nhuần, ăn sâu vào Chân Lý thì ta thoát ra khỏi tất cả. Chỉ còn thanh bình an lạc.

Sở dĩ tâm ta còn chưa được thanh bình an lạc là vì nó vẫn còn chứa chấp những thói xưa tật cũ. Chúng ta thừa hưởng các thói quen xưa cũ ấy từ những hành động trong quá khứ. Nó theo dính liền và không ngừng quấy rầy ta. Ta chiến đấu, tìm lối thoát ra khỏi, nhưng nó đã trói buộc chặt chẽ và kéo lôi ta trở lại. Những thói quen ấy không quên vùng đất cũ xưa, phạm vi hoạt động của nó. Nó níu chắc, bám sát vào tất cả những sự vật quen thuộc từ thời xa xưa để xử dụng, để vui thích ngắm nhìntiêu thụ -- cuộc sống của chúng ta là vậy.

Như tình yêu giữa nam và nữ. Người nữ tạo vấn đề khó khăn cho người nam. Người nam tạo vấn đề khó khăn cho người nữ. Thông thường là vậy, nam và nữ đối nghịch lẫn nhau. Nếu người nam sống chung với người nam ắt không có phiền toái. Nếu người nữ sống chung với người nữ ắt không có vấn đề. Khi một người nam nhìn thấy người nữ thì tim đập "đùng, đùng", giống như chày giã gạo. Đó là gì? Những năng lực ấy là gì? Nó lôi cuốn và thu hút ta vào. Không ai nhận thức rằng có một giá nào mà ta phải trả!

Tất cả mọi sự vật đều cùng thế ấy. Dầu ta cố gắng thế nào để vươn mình vượt thoát, ngày nào còn chưa nhận thức được giá trị của trạng thái giải thoát và chưa nhìn thấy đau khổ trong vòng trói buộc thì ta vẫn còn chưa có thể buông bỏ. Thông thường người ta chỉ thực hành chịu đựng khổ nhọc, khép mình vào kỷ cương của giới luật, mù quáng theo đúng những hình thức nghi lễ, mà không hướng về mục tiêu thành đạt tự do, hay giải thoát. Ta phải nhận thức giá trị của sự buông bỏ, không bám níu vào những dục vọng của mình, trước khi có thể thật sự thực hành. Chí đến chừng ấy mới có thể thực hành thật sự.

Tất cả những gì ta làm, phải làm một cách sáng suốt, làm với chánh niệm, luôn luôn giác tỉnh. Khi nhìn thấy rõ ràng thì ta sẽ không cần nhẫn nại chịu đựng hay cố gắng tự cưỡng ép mình. Ta cảm nghe khó khăn nặng nhọc vì không nhận thức điểm nầy. Trạng thái thanh bình an lạc khởi sanh từ những việc làm với toàn thể thân và tâm mà ta đã hoàn tất viên mãn.

Bất luận gì còn bỏ sót lại chưa thực hiện được sẽ làm cho quý vị cảm nghe bất toại nguyện. Những điều ấy sẽ trói buộc quý vị trong lo âu, dầu có đi đâu hay ở đâu. Quý vị muốn hoàn thành mọi việc, nhưng không thể làm được tất cả.

Thí dụ như thường có những vị thương gia đến đây viếng Sư. Họ nói, "để chúng tôi trang trải nợ nần và sắp xếp xong chuyện nhà đâu ra đó rồi sẽ đến xin xuất gia với Sư".

Họ nói vậy, nhưng mọi việc sẽ được hoàn tất chăng? Họ có thể sắp xếp việc nhà đâu đó xong xuôi chăng? Đó là những việc không bao giờ chấm dứt. Họ chỉ vay món nợ nầy để trả món nợ kia.

Họ nghĩ rằng nếu rảnh rang nợ nần sẽ an vui hạnh phúc, nhưng họ không bao giờ dứt nợ. Đó là đường lối giả dối của thế gian, nó phỉnh gạt lừa đảo ta -- chúng ta đi quanh quẩn vòng vòng mà không bao giờ nhận thức mối hiểm hoạ.

Liên Tục Thực Hành

Trong pháp hành chúng ta chỉ nhìn vào tâm. Bất cứ lúc nào mà công trình thực hành bắt đầu trì chậm, ta nhận thấy liền và tinh tấn củng cố, làm cho nó trở nên vững chắc trở lại. Không bao lâu sau ta sẽ thực hành điều hoà, tốt đẹp như trước. Thông thường đó là cách thức mà chúng ta bị lôi kéo quanh quẩn. Nhưng người có tâm niệm chân chánh sẽ nắm vững pháp hành của mình và luôn luôn kéo tâm trở về đề mục tu tập và tự mình phát triển.

Người mà tâm niệm còn non nớt chỉ để cho tất cả tan vỡ, tâm phóng đi đầu nầy đầu kia và trở đi trở lại. Người ấy không dũng mãnh bám sát và vững chắc an trú trong pháp hành, mà luôn luôn bị lòng tham dục trần tục lôi cuốn -- khi kéo theo chiều nầy, lúc đẩy tới hướng nọ. Họ chỉ sống theo bẩm tánh ham muốn bất thường và lòng khao khát chạy theo những sự vật trong thế gian của họ, không bao giờ chấm dứt vòng quanh triền miên tiếp diễn.

Đến đây xuất gia không phải là điều dễ làm. Quý Sư đã phải nhất quyết lập tâm vững chắc. Hãy đặt trọn niềm tin nơi pháp hành nầy. Hãy có đủ đức tin để tiếp tục thực hành cho đến chừng nào chán nản cả hai, ưa thích và ghét bỏ, và thấy sự vật đúng theo Chân Lý. Thông thường ta chỉ bất mãn với những gì mình ghét. Điều ưa thích, ta sẽ không sẵn sàng buông bỏ, khước từ. Quý Sư phải biết nhàm chán cả hai, những gì mình ghét bỏ và những gì mình ưa thích. Phải biết buông bỏ đau khổ cũng như không bám níu vào hạnh phúc.

Quý Sư không thấy rằng chính đó là tinh chất chánh yếu, là nòng cốt của Giáo Pháp! Giáo Huấn của Đức Phật quả thật là sâu sắc và tinh vi tế nhị, không dễ gì lãnh hội. Nếu trí tuệ thật sự chưa phát sanh ắt không thể thấy được. Quý Sư không nhìn tới và quý Sư không nhìn lui. Khi chứng nghiệm hạnh phúc, quý Sư nghĩ rằng chỉ có hạnh phúc. Khi bị đau khổ, quý Sư nghĩ rằng chỉ có đau khổ. Quý Sư không thấy rằng khi có lớn là có nhỏ. Mỗi khi có nhỏ tức có lớn. Quý Sư không nhìn sự vật như vậy mà chỉ thấy có một bề, chỉ nhìn một cách phiến diện, và do vậy không bao giờ chấm dứt. Mỗi việc gì đều có hai mặt, ta phải thấy cả hai. Chừng ấy, khi hạnh phúc đến, ta không bị lạc lối; khi đau khổ phát sanh ta không bị bơ vơ, bởi vì ta biết rằng hạnh phúcđau khổ tương quan lẫn nhau.

Cùng thế ấy, vật thực hữu ích cho tất cả chúng sanh vì nó bảo trì cơ thể. Nhưng trong thực tế, vật thực cũng có thể là một nguyên nhân gây tổn hại, như một món ăn làm cho ta đau bụng. Thấy điểm lợi ích của vật gì, ta phải nhận thức những bất lợi của nó, và trái lại. Khi cảm nghe sân hậnbất mãn khởi phát ta nên niệm tâm Từ, và nên hiểu biết. Làm như vậy tâm ta sẽ trở nên quân bình và sẽ ổn định vững vàng.

Lá Cờ Rỗng Không

Có lần Sư đọc một quyển sách về Thiền Tông. Quý Sư biết rằng trong pháp hành của tông phái nầy, vị Thiền Sư không giảng giải dông dài. Thí dụ như trong thời thiền tọa mà một thiền sinh ngủ gục, vị Thầy cầm thiền trượng trong tay đi ngang qua và "Quắc!", cây trượng đập ngay vào lưng. Người thiền sinh lầm lỗi bị đập liền cảm tạ Thầy để bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình. Trong pháp hành thiền nầy thiền sinh được dạy phải biết ơn tất cả những gì tạo cho mình những cảm giác khả dĩ là cơ hội để phát triển.

Ngày kia một nhóm tỳ khưu tụ hội trong giảng đường. Ngoài sân chùa một lá cờ bay phất phới trước gió, làm đầu đề bàn thảo giữa hai nhà sư: Vì sao lá cờ thật sự bay phất phơ trong gió. Một thầy cho rằng vì gió. Thầy kia cãi lại, nói là vì cờ. Hai thầy tranh luận, cố bênh vực quan kiến hẹp hòi của mình và không thể đồng ý với nhau. Cứ thế họ có thể bàn cãi đến chết.

Nhưng vị Thiền Sư can thiệp và dạy: "Cả hai chúng con đều sai. Lối hiểu biết đúng là không có cờ, và không có gió".

Đó là pháp hành. Ta thực hành không phải để được bất cứ gì, không phải để có cờ, và không phải để có gió. Nếu có một lá cờ ắt có một luồng gió, nếu có một ngọn gió ắt có một lá cờ.

Quý Sư phải quán tưởng và suy niệm tận tường cho đến khi cái thấy của mình điều hợp, đúng theo Chân Lý. Quán suy cặn kẽ sẽ thấy rằng không có gì còn lại. Nó là rỗng không -- hư vô. Rỗng không, không có cờ. Rỗng không, không có gió. Trong Hư Vô to lớn không có cờ và không có gió. Không sanh, không già, không bệnh, không chết. Sự hiểu biếttính chất quy ước của chúng ta về lá cờ và ngọn gió chỉ là khái niệm. Trong thực tế không có gì. Thế thôi! Không có gì khác hơn là nhãn hiệu rỗng không.

Nếu thực hành theo đường lối nầy chúng ta sẽ đạt đến mức độ có thể thấy trọn vẹn toàn bộ, và tất cả những vấn đề khó khăn của chúng ta sẽ chấm dứt. Trong cái Hư Vô to lớn ấy Thần Chết không bao giờ tìm thấy ta; không có gì để lão, bệnh, tử, bám đeo dính theo. Khi chúng ta thấy và hiểu biết điều hòa, hợp đúng với Chân Lý -- tức có chánh kiến -- thì chỉ còn trạng thái rỗng không to lớn. Đây là nơi mà không còn "chúng ta", không còn "chúng nó", không còn "tự ngã", không có gì hết.

Khu Rừng Giác Quan

Thế gian và đường lối vô cùng tận của thế gian triền miên diễn tiến. Nếu chúng ta cố tìm hiểu nó, công phu ấy chỉ đưa ta đến hỗn loạn và rối trí. Tuy nhiên, nếu ta sáng suốt quán chiếu thế gian một cách rõ ràng thì trí tuệ thật sự phát sanh. Chính Đức Phật đã thấu hiểu đường lối của thế gian. Ngài có khả năng điều ngự và hướng dẫn rộng lớn vô biênkiến thức về trần thế của Ngài rất dồi dào phong phú. Xuyên qua giai đoạn chuyển tánh, từ trí thông minh sáng suốt tại thếtính cách phàm tục, Ngài đã thấm nhuần, ăn sâu vàođạt đến trí tuệ siêu thế, phi trần tục, và sự biến đổi nầy làm cho Ngài là Vô Thượng Sĩ, bậc thượng sĩ không ai sánh bằng.

Như vậy, nếu hành trì đúng theo Giáo Huấn của Đức Phật, hướng tâm quán chiếu trở lại vào bên trong chính mình, ta sẽ tiến đạt đến một mức độ hiểu biết hoàn toàn mới mẻ. Khi ta thấy một vật, không có vật gì. Khi ta nghe một âm thanh, không có tiếng động nào. Trong khi hửi ta có thể nói là không có mùi. Tất cả những giác quan hiển nhiên là có hiện hữu, nhưng tất cả đều là không, không chứa đựng gì là ổn định. Nó chỉ là những tri giác, phát sanh rồi hoại diệt, sanh rồi diệt.

Nếu ta thấu hiểu sự vật đúng với thực tại thì giác quan không có gì là thực chất mà chỉ là những tri giác, đến rồi đi. Trong thực tế không có "một cái gì". Nếu không có "một cái gì" tức nhiên không có "chúng ta" và "chúng nó". Nếu không có "chúng ta" xem như một con người, ắt không có gì "của ta". Đó là phương cách để chấm dứt đau khổ. Không có bất luận ai để thâu nhận sự khổ thì ai đau khổ?

Khi đau khổ phát sanh, ta bám níu vào trạng thái đau khổ và do đó, phải thật sự chịu đau khổ. Cùng thế ấy, khi hạnh phúc phát sanh ta bám níu vào hạnh phúc và do đó, chứng nghiệm lạc thú. Bám níu vào những cảm giác như vậy làm khơi dậy khái niệm về "một cái ta", về "tự ngã" và những tư tưởng về "chúng ta", "chúng nó" liên tục phát hiện. Đây là đầu dây mối nhợ cho tất cả, bắt đầu mang ta đi trong một vòng lẩn quẩn vô cùng tận.

Do vậy, chúng ta đến đây hành thiền và sống điều hòa, hợp theo Giáo Pháp. Chúng ta ly gia cắt ái, xa lìa nhà cửa để sống giữa rừng, tâm đượm nhuần trạng thái thanh bình. Chúng ta ra đi để sống an lạc với chúng ta chớ không phải vì sợ sệt, cũng không phải là đào tẩu. Tuy nhiên, có người vào rừng sống rồi lại bám níu vào cảnh rừng núi, đâm ra luyến ái cuộc sống trong rừng; giống như người quen sống ở thành thị bám níu vào cuộc sống đô thị. Họ lạc lối trong rừng và họ lạc lối trong thành phố.

Đức Phật ca ngợi cuộc sống giữa rừng sâu bởi vì trạng thái đơn độc của thân và tâm thích hợp thuận lợi cho pháp hành nhằm giải thoát. Nhưng Ngài không muốn cho ta phải tùy thuộc vào lối sống trong rừng hay phải dính mắc, kẹt cứng trong trạng thái vắng lặng thanh bình. Chúng ta đến đây thực hành để khai triển trí tuệ. Nơi đây, giữa rừng sâu, ta có thể gieo trồng và vun quén đắp bồi hột giống trí tuệ.

Sống trong cảnh hỗn loạnphiền nhiễu, những hột giống ấy khó mà sanh sôi nảy nở, nhưng một khi đã học làm quen với lối sống trong rừng ta có thể trở lại sống an vui với thành phố, cùng với tất cả những khuấy động của chốn phồn hoa đô thị. Học sống trong rừng có nghĩa là khơi động, phát triển, làm cho trí tuệ tăng trưởng. Trí tuệ ấy, ta có thể áp dụng vào bất cứ nơi nào.

Khi giác quan của chúng ta bị khuấy động ta bị kích thích, bồn chồn, và giác quan trở thành kẻ thù nghịch. Nó thù nghịch với ta bởi vì chúng ta còn điên cuồng. Chúng ta không có trí tuệ để đối phó với nó. Đúng ra nó là thầy của ta, nhưng vì ta còn si mê nên không thấy như vậy. Ta quen sống trong thành phố và không bao giờ nghĩ rằng giác quan của mình có thể dạy mình. Ngày nào mà trí tuệ chưa thật sự phát sanh chúng ta vẫn còn thấy giác quan và những đối tượng của nó (tức lục cănlục trần) là kẻ thù. Một khi trí tuệ phát hiện, lục căntrần cảnh không còn là thù nghịch nữa mà trở thành con đường chính, đưa ta vào tuệ minh sát và Chánh Kiến.

Một thí dụ hiển hiện là mấy con gà rừng ở quanh đây. Tất cả quý vị đều biết rằng gà rừng rất sợ người ta. Vậy mà từ ngày Sư về đây, ở trong rừng nầy Sư có thể dạy chúng nó học và Sư cũng học của chúng nữa. Lần nọ Sư rải lúa cho chúng nó ăn. Thoạt tiên chúng nó rất nhút nhát và không dám đến gần mấy hột lúa. Tuy nhiên, sau một thời gian, chúng nó quen đến tìm ăn và còn trông chờ Sư cho ăn là khác. Quý Sư thấy không? Có một vài điều ở đây mà ta có thể học hỏi. Lúc ban đầu mấy con gà rừng e sợ vì nhận thấy có sự hiểm nguy trong những hột lúa, chúng xem lúa là kẻ thù. Trong thực tế, không có hiểm họa trong lúa, nhưng chúng nó không biết rằng lúa chỉ là vật thực, và chúng nó sợ. Khi cuối cùng, tự mình thấy rằng không có gì phải sợ, chúng có thể đến ăn mà không có gì hại.

Những con gà rừng học hỏi như vậy một cách tự nhiên. Sống ở đây, trong khu rừng này, ta cũng học hỏi cùng một thế ấy. Lúc ban sơ, ta nghĩ rằng giác quan của ta là vấn đề tạo khó khăn, và bởi vì không biết xử dụng nó một cách thích nghi nên ta gặp rất nhiều phiền toái. Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm của pháp hành, ta học được lối nhìn chúng nó thích ứng với Chân Lý. Chúng ta học cách xử dụng giác quan giống như mấy con gà xử dụng hột lúa. Chừng đó giác quan không còn là thù nghịch với ta nữa, và bao nhiêu vấn đề khó khăn đều tan biến.

Giờ phút nào mà chúng ta còn suy tư, quán xét, và hiểu biết lầm lạc thì những sự vật ấy còn là thù nghịch với ta. Nhưng khi ta bắt đầu quán xét chân chánh thì những gì kinh nghiệm sẽ đưa ta đến trí tuệhiểu biết chân chánh -- giống như mấy con gà cuối cùng hiểu biết chân chánh. Theo đường lối nầy ta có thể nói rằng mấy con gà thực hành "thiền minh sát". Chúng nó hiểu biết thích ứng với Chân Lý, đó là tuệ minh sát của chúng.

Trong pháp hành nầy lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, là những công cụ mà nếu xử dụng thích nghi, sẽ soi sáng Giáo Pháp cho chúng ta. Đó là điều mà tất cả những ai hành thiền phải quán niệm. Nếu không nhận thức rõ ràng, chúng ta vẫn còn sống mãi trong tình trạng mâu thuẫnxung đột.

Như vậy, đã sống trong cảnh tĩnh mịch của rừng thiêng chúng ta nên tiếp tục phát triển những cảm giác vi tế và chuẩn bị dọn đất nhằm canh tác trí tuệ. Quý Sư đừng nghĩ rằng mình đã thâu hoạch một vài trạng thái tâm thanh bình an lạc giữa khu rừng vắng, và như thế là đủ. Chớ nên yên trí ngừng nghỉ chỉ vì đã hưởng được bao nhiêu đó! Quý Sư hãy ghi nhớ nằm lòng rằng chúng ta đến đây để gieo trồng và vun quén hột giống trí tuệ.

Khi trí tuệ chín mùi và chúng ta bắt đầu hiểu biết thích ứng với Chân Lý, ta sẽ không còn bị lôi kéo lên xuống nữa. Thông thường, khi vui ta xử sự khác và khi buồn chúng ta có một lối cư xử khác. Ưa thích, chúng ta phấn khởi, lên tinh thần. Ghét bỏ, chúng ta bực dọc, buồn phiền, giảm suy ý chí. Theo cung cách ấy chúng ta vẫn còn xung đột với kẻ thù.

Khi sự vật không còn đối nghịch với ta nó sẽ trở thành ổn định và quân bình. Sẽ không còn lên xuống hoặc thấp cao. Chúng ta thấu triệt những sự vật của thế gianhiểu biết rằng đường lối của chúng là vậy. Nó chỉ là thế gian pháp (atthalokadhamma, tám pháp thế gian: được và thua, danh thơmtiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúcđau khổ).

"Thế gian pháp" biến thành "Con Đường" -- tức Bát Chánh Đạo. "Thế gian pháp" có tám. "Con Đường" có tám. Nơi nào có "thế gian pháp" cũng có "Con Đường". Khi chúng ta sống một cách sáng suốt rõ ràng tất cả những kinh nghiệm tại thế của ta trở thành pháp hành "Bát Chánh Đạo". Nếu không sáng suốt rõ ràng, "thế gian pháp" sẽ lấn áp trội lên và chúng ta tách rời, lìa xa "Con Đường". Khi Chánh Kiến phát sanh, trạng thái giải thoát ra khỏi mọi đau khổ hiện khởi ngay tại đây, trước mắt ta. Quý Sư sẽ không tìm được giải thoát bằng cách chạy rong chạy rỗi nhìn quanh nơi nào khác!

Như vậy không nên gấp rútquá sức cố gắng hoặc thực hành hấp tấp. Hãy để cho công phu hành thiền của mình diễn tiến thong thả, nhẹ nhàng, và đều đặn tiến dần từ bước một. Còn về trạng thái an lạc, nếu cảm nghe an lạc, hãy chấp nhận như vậy. Đó là bản chất của tâm. Phải tìm pháp hành của ta và kiên trì giữ vững.

thể trí tuệ không phát sanh! Trước kia Sư thường suy tư về pháp hành, và khi trí tuệ không phát sanh Sư cố ép cho nó đến. Nhưng làm như vậy không có kết quả, không có gì thay đổi. Lúc ấy, sau khi thận trọng suy xét, Sư nhận thức rằng không thể quán chiếu cái gì mà chính mình không có. Vậy thì tốt hơn phải làm thế nào? Tốt hơn hết, chỉ thản nhiên chăm chú hành thiền, hành thiền với tâm xả. Nếu không có gì làm cho ta lo âu thì không có gì để ta cứu chữa. Nếu khôngvấn đề thì không có gì để ta cố gắng giải quyết. Khi có vấn đề, đó chính là lúc mà ta phải giải quyết, ngay vào lúc ấy!

Không cần phải đi đâu tìm kiếm cái gì đặc biệt, chỉ sống bình thường, nhưng hiểu biết tâm ta ở đâu! Sống với Chánh Niệmhiểu biết rõ ràng. Hãy để cho trí tuệ hướng dẫn ta, không nên dể duôi chểnh mảng, hờ hững lăn trôi theo những cơn buồn vui tùy hứng. Hãy chuyên cần và giác tỉnh!

Nếu không có gì. Tốt! Khi có gì xảy diễn, hãy quán chiếu và suy niệm.

Nhập Vào Trung Tâm

Ta thử quan sát con nhện. Nhện giăng tơ, làm thành một màng lưới, rồi ngồi lại ở giữa, im lìm, bất động. Sau đó, một con ruồi bay đến, đáp lên, và mắc vào lưới nhện. Vừa khi ruồi đụng đến và làm rung chuyển lưới thì "phụp!" nhện phóng nhanh tới và quấn chặt. Ruồi bị giữ lại đó. Nhện quay về trung tâm màng lưới, thâu mình vào, im lặng. Quan sát một con nhện như vậy có thể khai triển trí tuệ. Hệ thống giác quan của ta có cái tâm ở giữa và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý bao quanh. Khi một giác quan bị khơi động, thí dụ như có hình thể tiếp xúc với mắt, thì nó rung động và chạy đến tâm. Tâm là cái gì hay biết -- ở đây là biết hình thể. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho trí tuệ phát sanh. Giản dị như vậy!

Giống như con nhện trên màng lưới của nó, ta phải giữ mình, thu thúc lục căn. Vừa khi nhện hay biết có ruồi chạm vào lưới, tức thì nó nhanh chóng phóng tới chụp và quấn chặt, rồi quay về trung tâm trở lại. Không có gì khác biệt với tâm ta. "Nhập vào trung tâm" có nghĩa là sống với Chánh Niệm, ghi nhận và hay biết rõ ràng, luôn luôn giác tỉnh, làm tất cả mọi việc một cách thỏa đángchính xác -- đó là trung tâm của chúng ta. Thật sự không phải làm gì nhiều, chỉ thận trọng sống như vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là chúng ta sống buông lung, không chuyên cần, nghĩ rằng, "không cần thiền tọa hoặc thiền hành", hay quên đi, gác qua một bên pháp hành. Chúng ta không thể bất cẩn. Phải thận trọng, luôn luôn giác tỉnh, y như con nhện đứng rình để chụp ruồi làm vật thực.

Đó là tất cả những gì ta cần phải biết: ngồi lại và suy niệm về con nhện. Chỉ làm thế thôi, trí tuệ có thể tự nhiên phát hiện. Tâm ta giống như con nhện. Những cảm tưởng giống như ruồi, muỗi và những loại côn trùng khác nhau. Tất cả chỉ có bấy nhiêu! Giác quan bao trùm và luôn luôn khơi động tâm. Khi một giác quan tiếp xúc với đối tượng, nó lập tức chạy đến tâm. Tâm quán chiếu, suy xét tận tường rồi nhập trở lại vào trung tâm. Ta sống an trú như vậy -- giác tỉnh, hành động chính xác và luôn luôn giữ chánh niệm, hay biết với trí tuệ. Chỉ bấy nhiêu, và pháp hành của ta hoàn thành viên mãn.

Điểm nầy rất quan trọng. Chúng ta không nhất thiết phải ngồi thiền suốt ngày suốt đêm, hay là phải đi kinh hành suốt đêm suốt ngày. Nếu quan niệm pháp hành là vậy ta thật sự tạo khó khăn cho mình. Phải làm điều nào mà mình có thể làm được, lượng sức dẻo dai và năng lực của mình và xử dụng khả năng của cơ thể trong mức độ thích nghi.

Điều rất quan trọng là hiểu biết cái tâm và các giác quan. Thấu hiểu nó đến như thế nào và thấu hiểu nó đi như thế nào. Khởi sanh như thế nào và hoại diệt như thế nào. Hãy thấu hiểu tận tường. Trong ngôn ngữ của Giáo Pháp ta có thể nói rằng giống y như lưới nhện bao bắt ruồi muỗi và những loại côn trùng khác nhau, tâm cột trói giác quan bằng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Rồi những giác quan ấy đi về đâu? Ta giữ nó lại để làm vật thực, tồn trữ nó vào kho để làm chất liệu dinh dưỡng -- chất liệu để quán niệm nhằm nuôi dưỡng trí tuệ. Đó là chất dinh dưỡng đối với người hay biết và thấu hiểu.

Biết rằng những sự vật ấy là vô thường, dính liền với đau khổ và không có gì gọi là "ta" thì phải là điên cuồng ta mới chạy theo chúng! Nếu không nhận thức rõ ràng như vậy ắt ta phải đau khổ. Khi đã quan sát tận tường và thấy rằng những sự vật ấy quả thậtvô thường thì dầu nó có vẻ như đáng cho ta chạy theo, thật sự nó không đáng. Tại sao ta muốn làm gì trong khi bản chất của nó là đau đớn và sầu khổ? Nó không phải của ta, không có thực chất, không có gì thuộc về của ta. Như vậy tại sao ta chạy theo tìm nó làm gì? Tất cả mọi vấn đề khó khăn đều chấm dứt nơi đây. Còn đâu khác để ta chấm dứt nó?

Chỉ nhìn rõ con nhện và quay cái nhìn vào bên trong mình, hướng cái nhìn trở lại vào trong. Ta sẽ thấy rằng hai hình ảnh đều giống nhau y hệt. Khi cái tâm đã thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì nó buông bỏ tất cả và tự phóng thích. Nó không còn bám níu vào đau khổ hay hạnh phúc. Đó là chất liệu dinh dưỡng cho tâm linh người có pháp hành, người thật sự đã tự rèn luyện. Tất cả chỉ có bấy nhiêu, thật giản dị! Ta không cần chạy tìm nơi nào khác. Như vậy bất luận việc gì mà ta đang làm, đặt tâm ở ngay tại đó. Không cần phải rầm rộphiền nhiễu. Làm như vậy đà tinh tấnnăng lực của pháp hành sẽ tiếp tục tăng cường và trở nên thuần thục.

Tẩu Thoát

Năng lực của pháp hành nầy đưa ta ra khỏi vòng quanh sanh và tử. Ta mãi còn thênh thang trong vòng lẩn quẩn nầy vì vẫn còn ham muốn và khát khao. Chúng ta không còn lầm lạc trong những hành động bất thiện hay vi phạm giới luật, nhưng được như vậy chỉ có nghĩa là chúng ta sống điều hợp thuận theo Giới Luật của Giáo Pháp: thí dụ như có người thỉnh chúng ta tụng kinh để cho tất cả chúng sanh đừng xa lìa những sự vật được thương yêu quý mến. Quý Sư hãy suy nghĩ lại xem! Quả thật là trẻ con. Đó là đường lối của người thế gian, vẫn còn chưa có thể buông bỏ. Đó là bản chất tham ái của con người, khát khao ham muốn những gì khác hơn là cái mà họ có: họ muốn được trường thọ, họ mong mỏi sẽ không chết hoặc không bệnh hoạn. Đó là những gì mà con người mong mỏithèm khát. Rồi khi họ nghe nói rằng bất luận ham muốn nào mà không được thỏa mãn sẽ gây đau khổ thì họ đuối lý. Họ có thể nói gì? Không nói gì được, bởi vì đó là Chân Lý.

Khi đề cập đến tham ái ta biết rằng tất cả mọi người đều có lòng tham và muốn cho tham vọng của mình được thỏa mãn. Nhưng không có ai khứng chịu dừng bước, không ai muốn tẩu thoát. Do đó phải làm cho pháp hành của chúng ta ngày càng tế nhị. Những ai thực hành một cách kiên trì, không sai lệch hay chểnh mảng, sống cuộc đời hiền hòa, thu thúc, và luôn luôn chuyên cần tinh tấn, những vị ấy sẽ thấu triệt. Bất cứ gì phát sanh, các Ngài luôn luôn vững chắc không lay chuyển.


Bodhinyāna

A Collection of Dhamma Talks by
The Venerable Ajahn Chah
(Phra Bodhinyāna Thera)

Translation from Thai into English
by
The Sangha, Bung Wai Forest Monastery, Thailand


 

THE TWO FACES OF REALITY

(A Discourse delivered to the Assembly of Monks after the recitation of the Patimokkha, the Monks' Disciplinary Code, at Wat Pah Pong during the Rains Retreat 1976)

In our lives we have two possibilities: indulging in the world or going beyond the world. The Buddha was someone who was able to free Himself from the world and thus realized spiritual Liberation.

In the same way, there are two types of knowledge, knowledge of the worldly realm and knowledge of the spiritual, or true wisdom. If we have not yet practised and trained ourselves, no matter how much knowledge we have, it is still worldly, and thus cannot liberate us.

Think and really look closely! The Buddha said that things of the world spin the world around. Following the world, the mind is entangled in the world, it defiles itself whether coming or going, never remaining content. Worldly people are those who are always looking for something -- who can never find enough. Worldly knowledge is really ignorance; it isn't knowledge with clear understanding, therefore there is never an end to it. It revolves around the worldly goals of accumulating things, gaining status, seeking praise and pleasure; it's a mass of delusion which has us stuck fast.

Once we get something, there is jealousy, worry and selfishness. And when we feel threatened and can't ward it off physically, we use our minds to invent all sorts of devices, right up to weapons and even nuclear bombs, only to blow each other up. Why all this trouble and difficulty?

This is the way of the world. The Buddha said that if one follows it around there is no reaching an end.

Come to practise for liberation! It isn't easy to live in accordance with true wisdom, but whoever earnestly seeks the Path and Fruit and aspires to Nibb�na will be able to persevere and endure. Endure being contented and satisfied with little; eating little, sleeping little, speaking little and living in moderation. By doing this we can put an end to worldliness.

If the seed of worldliness has not yet been uprooted, then we are continually troubled and confused in a never-ending cycle. Even when you come to ordain, it continues to pull you away. It creates your views, your opinions, it colours and embellishes all your thoughts -- that's the way it is.

People don't realize! They say that they will get things done in the world. It's always their hope to complete everything. Just like a new government minister who is eager to get started with his new administration. He thinks that he has all the answers, so he carts away everything of the old administration saying, "Look out! I'll do it all myself."

That's all they do, cart things in and cart things out, never getting anything done. They try, but never reach any real completion.

You can never do something which will please everyone -- one person likes a little, another likes a lot; one likes short and one likes long; some like salty and some like spicy. To get everyone together and in agreement just cannot be done.

All of us want to accomplish something in our lives, but the world, with all of its complexities, makes it almost impossible to bring about any real completion. Even the Buddha, born with all the opportunities of a noble prince, found no completion in the worldly life.

The Trap of the Senses

The Buddha talked about desire and the six things by which desire is gratified: sights, sounds, smells, tastes, touch and mind-objects. Desire and lust for happiness, for suffering, for good, for evil and so on, pervade everything!

Sights ... there isn't any sight that's quite the same as that of a woman. Isn't that so? Doesn't a really attractive woman make you want to look? One with a really attractive figure comes walking along, "sak, sek, sak, sek, sak, sek" -- You can't help but stare! How about sounds? There's no sound that grips you more than that of a woman. It pierces your heart! Smell is the same; a woman's fragrance is the most alluring of all. There's no other smell that's quite the same. Taste -- even the taste of the most delicious food cannot compare with that of a woman. Touch is similar; when you caress a woman you are stunned, intoxicated and sent spinning all around. There was once a famous master of magical spells from Taxila in ancient India. He taught his disciple all his knowledge of charms and incantations. When the disciple was well-versed and ready to fare on his own, he left with this final instruction from his teacher, "I have taught you all that I know of spells, incantations and protective verses. Creatures with sharp teeth, antlers or horns, and even big tusks, you have no need to fear. You will be guarded from all of these, I can guarantee that. However, there is only one thing that I cannot ensure protection against, and that is the charms of a woman. I can not help you here. There's no spell for protection against this one, you'll have to look after yourself."

Mental objects arise in the mind. They are born out of desire:desire for valuable possessions, desire to be rich, and just restless seeking after things in general. This type of greed isn't all that deep or strong, it isn't enough to make you faint or lose control. However, when sexual desire arises, you're thrown off balance and lose your control. You would even forget those who raised and brought you up -- your own parents!

The Buddha taught that the objects of our senses are a trap -- a trap of M�ra's [*]. M�ra should be understood as something which harms us. The trap is something which binds us, the same as a snare. It's a trap of M�ra's, a hunter's snare, and the hunter is M�ra.

[*] M�ra: the Buddhist "Tempter" figure. He is either regarded as the deity ruling over the highest heaven of' the Sensuous Sphere or as the personification of evil and passions, of the totality of worldly existence and of death. He is the opponent of liberation and tried in vain to obstruct the Buddha's attainment of Enlightenment

If animals are caught in the hunter's trap, it's a sorrowful predicament. They are caught fast and held waiting for the owner of the trap. Have you ever snared birds? The snare springs and 'boop' -- caught by the neck! A good strong string now holds it fast. Wherever the bird flies, it cannot escape. It flies here and flies there, but it's held tight waiting, for the owner of the snare. When the hunter comes along, that's it -- the bird is struck with fear, there's no escape!

The trap of sights, sounds, smells, tastes, touch and mind-objects is the same. They catch us and bind us fast. If you attach to the senses, you're the same as a fish caught on a hook. When the fisherman comes, struggle all you want, but you can't get loose. Actually, you're not caught like a fish, it's more like a frog -- a frog gulps down the whole hook right to its guts, a fish just gets it caught in its mouth. Anyone attached to the senses is the same. Like a drunk whose liver is not yet destroyed -- he doesn't know when he has had enough. He continues to indulge and drink carelessly. He's caught and later suffers illness and pain.

A man comes walking along a road. He is very thirsty from his journey and is craving for a drink of water. He stops at a place beside the road and asks for a drink. The owner of the water says, "You can drink this water if you like; the colour is good, the smell is good, the taste is good, but if you drink it you will become ill. I must tell you this beforehand, it'll make you sick enough to die or nearly die." The thirsty man does not listen. He's as thirsty as a person after an operation who has been denied water for seven days -- he's crying for water!

It's the same with a person thirsting after the senses. The Buddha taught that they are poisonous -- sights, sounds, smells, tastes, touch and mind-objects are poison; they are a dangerous trap. But this man is thirsty and doesn't listen; because of his thirst he is in tears, crying, "Give me water, no matter how painful the consequences, let me drink!" So he dips out a bit and swallows it down finding it very tasty. He drinks his fill and gets so sick that he almost dies. He didn�t listen because of his overpowering desire.

This is how it is for a person caught in the pleasures of the senses. He drinks in sights, sounds, smells, tastes, touch and mind-objects -- they are all very delicious! So he drinks without stopping and there he remains, stuck fast until the day he dies.

The Worldly Way and Liberation

Some people die, some people almost die -- that's how it is to be stuck in the way of the world. Worldly wisdom seeks after the senses and their objects. However wise it is, it's only wise in a worldly sense. No matter how appealing it is, it's only appealing in a worldly sense. However much happiness it is, it's only happiness in a worldly sense. It isn't the happiness of liberation; it won't free you from the world.

We have come to practise as monks in order to penetrate true wisdom, to rid ourselves of attachment. Practise to be free of attachment! Investigate the body, investigate everything around you until you become weary and fed up with it all and then dispassion will set in. Dispassion will not arise easily however, because you still don't see clearly.

We come and ordain -- we study, we read, we practise, we meditate. We determine to make our minds resolute but it's hard to do. We resolve to do a certain practice, we say that we'll practise in this way -- only a day or two goes by, maybe just a few hours pass and we forget all about it. Then we remember and try to make our minds firm again, thinking, "This time I'll do it right!" Shortly after that we are pulled away by one of our senses and it all falls apart again, so we have to start all over again! This is how it is.

Like a poorly built dam, our practice is weak. We are still unable to see and follow true practice. And it goes on like this until we arrive at true wisdom. Once we penetrate to the Truth, we are freed from everything. Only peace remains.

Our minds aren't peaceful because of all our old habits. We inherit these because of our past actions and thus they follow us around and constantly plague us. We struggle and search for a way out, but we're bound by them and they pull us back. These habits don't forget their old grounds. They grab onto all the old familiar things to use, to admire and to consume -- that's how we live.

The sexes of man and woman -- women cause problems for men, men cause problems for women. That's the way it is, they are opposites. If men live together with men, then there's no trouble. If women live together with women, then there's no trouble. When a man sees a woman his heart pounds like a rice pounder, "deung, dung, deung, dung, deung, dung". When a woman sees a man, her heart pounds like a rice pounder, 'deung, dung, deung, dung, deung, dung'. What is this? What are these forces? It pulls and sucks you in -- no one realizes that there's a price to pay!

It's the same in everything. No matter how hard you try to free yourself, until you see the value of freedom and the pain in bondage, you won't be able to let go. People usually just practise enduring hardships, keeping the discipline, following the form blindly and not in order to attain freedom or liberation. You must see the value in letting go of your desires before you can really practise; only then is true practice possible.

Everything that you do must be done with clarity and awareness. When you see clearly, there will no longer be any need for enduring or forcing yourself. You have difficulties and are burdened because you miss this point! Peace comes from doing things completely with your whole body and mind. Whatever is left undone leaves you with a feeling of discontent. These things bind you with worry wherever you go. You want to complete everything, but it's impossible to get it all done.

Take the case of the merchants who regularly come here to see me. They say, "Oh, when my debts are all paid and property in order, I'll come to ordain." They talk like that but will they ever finish and get it all in order? There's no end to it. They pay up their debts with another loan, they pay off that one and do it all again. A merchant thinks that if he frees himself from debt he will be happy, but there's no end to paying things off. That's the way --worldliness fools us -- we go around and around like this never realizing our predicament.

Constant Practice

In our practice we just look directly at the mind. Whenever our practice begins to slacken off, we see it and make it firm -- then shortly after, it goes again. That's the way that it pulls you around. But the person with good mindfulness takes a firm hold and constantly re-establishes himself, pulling himself back, training, practising and developing himself in this way.

The person with poor mindfulness just lets it all fall apart, he strays off and gets side-tracked again and again. He�s not strong and firmly rooted in practice. Thus he's continuously pulled away by his worldly desires -- something pulls him here, something else pulls him there. He lives following his whims and desires, never putting an end to worldly cycle. Coming to ordain is not so easy. You must determine to make your mind firm. You should be confident in the practice, confident enough to continue practising until you become fed up with both your likes and dislikes and see in accordance with Truth. Usually, you are dissatisfied with only your dislikes, if you like something then you aren't ready to give it up. You have to become fed up with both your dislikes and your likes, your suffering and your happiness.

You don't see that this is the very essence of the Dhamma! The Dhamma of the Buddha is profound and refined. It isn't easy to comprehend. If true wisdom has not yet arisen, then you can't see it. You don't look forward and you don't look back. When you experience happiness, you think that there will only be happiness. Whenever there is suffering, you think that there will only be suffering. You don't see that wherever there is big, there is small; wherever there is small, there is big. You don't see it that way. You see only one side and thus it's never-ending.

There are two sides to everything; you must see both sides. Then, when happiness arises, you don't get lost; when suffering arises, you don't get lost. When happiness arises, you don't forget the suffering, because you see that they are interdependent.

In a similar way, food is beneficial to all beings for the maintenance of the body. But actually, food can also be harmful, for example when it causes various stomach upsets. When you see the advantages of something, you must perceive the disadvantages also, and vice versa. When you feel hatred and aversion, you should contemplate love and understanding. In this way, you become more balanced and your mind becomes more settled.

The Empty Flag

I once read a book about Zen. In Zen, you know, they don't teach with a lot of explanation. For instance, if a monk is falling asleep during meditation, they come with a stick and 'whack!' they give him a hit on the back. When the erring disciple is hit, he shows his gratitude by thanking the attendant. In Zen practice one is taught to be thankful for all the feelings which give one the opportunity to develop.

One day there was an assembly of monks gathered for a meeting. Outside the hall a flag was blowing in the wind. There arose a dispute between two monks as to how the flag was actually blowing in the wind. One of the monks claimed that it was because of the wind while the other argued that it was because or the flag. Thus they quarrelled because of their narrow views and couldn't come to any kind of agreement. They would have argued like this until the day they died. However, their Teacher intervened and said, "Neither one of you is right. The correct understanding is that there is no flag and there is no wind."

This is the practice, not to have anything, not to have the flag and not to have the wind. If there is a flag, then there is a wind; if there is a wind, then there is a flag. You should contemplate and reflect on this thoroughly, until you see in accordance with Truth. If considered well, then there will remain nothing. It's empty! -- void; empty of the flag and empty of the wind. In the great Void there is no flag and there is no wind. There is no birth, no old age, no sickness or death. Our conventional understanding of flag and wind is only a concept. In reality, there is nothing. That's all! There is nothing more than empty labels.

If we practise in this way, we will come to see completeness and all of our problems will come to an end. In the great Void the King of Death will never find you. There is nothing for old age, sickness and death to follow. When we see and understand in accordance with Truth, that is, with Right Understanding, then there is only this great emptiness. It's here that there is no more "we", no "they", no "self" at all.

The Forest of the Senses

The world with its never-ending ways goes on and on. If we try to understand it all, it leads us only to chaos and confusion. However, if we contemplate the world clearly, then true wisdom will arise. The Buddha Himself was one who was well-versed in the ways of the world. He had great ability to influence and lead because of His abundance of worldly knowledge. Through the trans-formation of His worldly mundane wisdom, He penetrated and attained to supermundane wisdom, making Him a truly superior being.

So, if we work with this Teaching, turning it inwards for contemplation, we will attain to an understanding on an entirely new level. When we see an object, there is no object. When we hear a sound, there is no sound. In smelling, we can say that there is no smell. All of the senses are manifest, but they are void of anything stable. They are just sensations that arise and then pass away.

If we understand according to this reality, then the senses cease to be substantial. They are just sensations which come and go. In Truth there isn't any "thing". If there isn't any "thing", then there is no "we" and no "they". If there is no "we" as a person, then there is nothing belonging to "us". It's in this way that suffering is extinguished. There isn't anybody to acquire suffering, so who is it who suffers?

When suffering arises, we attach to the suffering and thereby must really suffer. In the same way, when happiness arises, we attach to the happiness and consequently experience pleasure. Attachment to these feelings gives rise to the concept of "self" or "ego" and thoughts of "we" and "they" continually manifest. Nah!! Here is where it all begins and then carries us around in its never-ending cycle.

So, we come to practise meditation and live according to the Dhamma. We leave our homes to come and live in the forest and absorb the peace of mind it gives us. We have fled in order to contend with ourselves and not through fear or escapism. But people who come and live in the forest become attached to living in it; just as people who live in the city become attached to the city. They lose their way in the forest and they lose their way in the city.

The Buddha praised living in the forest because the physical and mental solitude that it gives us is conducive to the practice for liberation. However, He didn't want us to become dependent upon living in the forest or get stuck in its peace and tranquillity. We come to practise in order for wisdom to arise. Here in the forest we can sow and cultivate the seeds of wisdom. Living amongst chaos and turmoil these seeds have difficulty in growing, but once we have learned to live in the forest, we can return and contend with the city and all the stimulation of the senses that it brings us. Learning to live in the forest means to allow wisdom to grow and develop. We can then apply this wisdom no matter where we go.

When our senses are stimulated, we become agitated and the senses become our antagonists. They antagonize us because we are still foolish and don't have the wisdom to deal with them. In reality they are our teachers, but, because of our ignorance, we don't see it that way. When we lived in the city we never thought that our senses could teach us anything. As long as true wisdom has not yet manifested, we continue to see the senses and their objects as enemies. Once true wisdom arises, they are no longer our enemies but become the doorway to insight and clear understanding.

A good example is the wild chickens here in the forest. We all know how much they are afraid of humans. However, since I have lived here in the forest I have been able to teach them and learn from them as well. At one time I began throwing out rice for them to eat. At first they were very frightened and wouldn't go near the rice. However, after a long time they got used to it and even began to expect it. You see, there is something to be learned here -- they originally thought that there was danger in the rice, that the rice was an enemy. In truth there was no danger in the rice, but they didn't know that the rice was food and so were afraid. When they finally saw for themselves that there was nothing to fear, they could come and eat without any danger.

The chickens learn naturally in this way. Living here in the forest we learn in a similar way. Formerly we thought that our senses were a problem, and because of our ignorance in the proper use of them, they caused us a lot of trouble. However, by experience in practice we learn to see them in accordance with Truth. We learn to make use of them just as the chickens could use the rice. Then they are no longer opposed to us and problems disappear.

As long as we think, investigate and understand wrongly, these things will oppose us. But as soon as we begin to investigate properly, that which we experience will bring us to wisdom and clear understanding, just as the chickens came to their understanding. In this way, we can say that they practised "Vipassan�". They know in accordance with Truth, it's their insight.

In our practice we have our senses as tools which, when rightly used, enable us to become enlightened to the Dhamma. This is something which all meditators should contemplate. When we don't see this clearly, we remain in perpetual conflict.

So, as we live in the quietude of the forest, we continue to develop subtle feelings and prepare the ground for cultivating wisdom. Don't think that when you have gained some peace of mind living here in the quiet forest that that's enough. Don't settle for just that! Remember that we have come to cultivate and grow the seeds of wisdom.

As wisdom matures and we begin to understand in accordance with the Truth, we will no longer be dragged up and down. Usually, if we have a pleasant mood, we behave one way; and if we have an unpleasant mood, we are another way. We like something and we are up; we dislike something and we are down. In this way we are still in conflict with enemies. When these things no longer oppose us, they become stabilized and balance out. There are no longer ups and downs or highs and lows. We understand these things of the world and know that that's just the way it is. It's just "worldly dhamma".

"Worldly dhamma" [1] changes to become the "Path" [2]. "Worldly dhamma" has eight ways; the "Path" has eight ways. Wherever "worldly dhamma" exists, the "Path" is to be found also. When we live with clarity, all of our worldly experience becomes the practising of the "Eightfold Path". Without clarity, worldly dhamma" predominates and we are turned away from the "Path". When Right Understanding arises, liberation from suffering lies right here before us. You will not find liberation by running around looking elsewhere!

[1] Worldly dhamma -- the eight worldly conditions are : gain and loss, honour and dishonour, happiness and misery, praise and blame.

[2] Path : (the Eightfold Path) comprises 8 factors of spiritual practice leading to the extinction of suffering : Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, Right Concentration.

So don't be in a hurry and try to push or rush your practice. Do your meditation gently and gradually step by step. In regard to peacefulness, if you become peaceful, then accept it; if you don't become peaceful, then accept that also. That's the nature of the mind. We must find our own practice and persistently keep at it.

Perhaps wisdom does not arise! I used to think, about my practice, that when there was no wisdom, I could force myself to have it. But it didn't work, things remained the same. Then, after careful consideration, I saw that to contemplate things that we don't have cannot be done. So what's the best thing to do? It's better just to practise with equanimity. If there is nothing to cause us concern, then there's nothing to remedy. If there's no problem, then we don't have to try to solve it. When there is a problem, that's when you must solve it, right there! There's no need to go searching for anything special, just live normally. But know where your mind is! Live mindfully and clearly comprehending. Let wisdom be your guide; don't live indulging in your moods. Be heedful and alert! If there is nothing, that's fine; when something arises, then investigate and contemplate it.

Coming to the Center

Try watching a spider. A spider spins its web in any convenient niche and then sits in the center, staying still and silent. Later, a fly comes along and lands on the web. As soon as it touches and shakes the web, 'boop!' -- the spider pounces and winds it up in thread. It stores the insect away and then returns again to collect itself silently in the center of the web.

Watching a spider like this can give rise to wisdom. Our six senses have mind at the center surrounded by eye, ear, nose, tongue and body. When one of the senses is stimulated, for instance, form contacting the eye, it shakes and reaches the mind. The mind is that which knows, that which knows form. Just this much is enough for wisdom to arise. It's that simple.

Like a spider in its web, we should live keeping to ourselves. As soon as the spider feels an insect contact the web, it quickly grabs it, ties it up and once again returns to the center. This is not at all different from our own minds. "Coming to the center" means living mindfully with clear comprehension, being always alert and doing everything with exactness and precision -- this is our center. There's really not a lot for us to do; we just carefully live in this way.

But that doesn't mean that we live heedlessly thinking, "There is no need to do sitting or walking meditation!" and so forget all about our practice. We can't be careless! We must remain alert just as the spider waits to snatch up insects for its food.

This is all that we have to know -- sitting and contemplating that spider. Just this much and wisdom can arise spontaneously. Our mind is comparable to the spider, our moods and mental impressions are comparable to the various insects. That's all there is to it! The senses envelop and constantly stimulate the mind; when any of them contact something, it immediately reaches the mind. The mind then investigates and examines it thoroughly, after which it returns to the center. This is how we abide -- alert, acting with precision and always mindfully comprehending with wisdom. Just this much and our practice is complete.

This point is very important! It isn't that we have to do sitting practice throughout the day and night, or that we have to do walking meditation all day and all night long. If this is our view of practice, then we really make it difficult for ourselves. We should do what we can according to our strength and energy, using our physical capabilities in the proper amount.

It's very important to know the mind and the other senses well. Know how they come and go, how they arise and how they pass away. Understand this thoroughly! In the language of Dhamrna we can also say that, just as the spider traps the various insects, the mind binds up the senses with Anicca-Dukkha-Anatt� (impermanence, unsatisfactoriness, not-self). Where can they go? We keep them for food, these things are stored away as our nourishment [*]. That's enough; there's no more to do, just this much! This is the nourishment for our minds, nourishment for one who is aware and understanding.

[*] Nourishment for contemplation: to feed wisdom.

If you know that these things are impermanent, bound up with suffering and that none of it is you, then you would be crazy to go after them! If you don't see clearly in this way, then you must suffer. When you take a good look and see these things as really impermanent, even though they may seem worth going after, really they are not. Why do you want them when their nature is pain and suffering? it's not ours, there is no self, there is nothing belonging to us. So why are you seeking after them? All problems are ended right here. Where else will you end them?

Just take a good look at the spider and turn it inwards, turn it back onto yourself. You will see that it's all the same. When the mind has seen Anicca-Dukkha-Anatt�, it lets go and releases itself. It no longer attaches to suffering or to happiness. This is the nourishment for the mind of one who practises and really trains himself. That's all, it's that simple! You don't have to go searching, anywhere! So no matter what you are doing, you are there, no need for a lot of fuss and bother. In this way the momentum and energy of your practice will continuously grow and mature.

Escape

This momentum of practice leads us towards freedom from the cycle of birth and death. We haven't escaped from that cycle because we still insist on craving and desiring. We don't commit unwholesome or immoral acts, but doing this only means that we are living in accordance with the Dhamma of morality: for instance, the chanting when people ask that all beings not be separated from the things that they love and are fond of. If you think about it, this is very childish. It's the way of people who still can't let go.

This is the nature of human desire -- desire for things to be other than the way that they are; wishing for longevity, hoping that there is no death or sickness. This is how people hope and desire, then when you tell them that whatever desires they have which are not fulfilled cause suffering, it clobbers them right over the head. What can they say? Nothing, because it's the Truth! You're pointing right at their desires. When we talk about desires we know that everyone has them and wants them fulfilled, but nobody is willing to stop, nobody really wants to escape. Therefore our practice must be patiently refined down. Those who practise steadfastly, without deviation or slackness, and have a gentle and restrained manner, always persevering with constancy, those are the ones who will know. No matter what arises, they will remain firm and unshakeable.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7379)
(Xem: 6668)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant