Chuẩn Bị Như Thế Nào Cho Cái Chết Của Mình

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 9594)
Chuẩn Bị Như Thế Nào Cho Cái Chết Của Mình

CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO
CHO CÁI CHẾT CỦA MÌNH

Dagpo Rimpoché
(Hoang Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch :

dagporinpoche-02Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nay Dagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.

Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại buổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại một ngôi chùa Tây tạng trên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harié, Michel Langlois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart.

 Trong số quý vị đến đây hôm nay tôi nhận ra một vài người đã đến nghe tôi thuyết giảng tại Genève cách đây khoảng hai hay ba năm. Các vị khác thì có lẽ mới đến nghe lần đầu. Ngoài ra tôi cũng được gặp lại vài người bạn cũ mà từ nhiều năm nay tôi chưa có dịp gặp lại. Thật vô cùng vui sướng cho tôi được tiếp xúc tối nay với từng vị một.

 Thật là một niềm hân hoan khi được tiếp xúc với quý vị. Tuy nhiên nếu tôi chỉ biết hân hoan khi gặp lại bạn cũ và được quen thêm bạn mới thì e rằng điều đó chưa tương xứng với tầm quan trọng của buổi hội ngộ hôm nay. Tất nhiên là quý vị đã phải cố gắng rất nhiều để đến đây tham dự, như vậy để có thể bù đắp được phần nào cho sự cố gắng ấy thì tôi phải làm gì đây để mang lại một chút gì thiết thực mà quý vị có thể đem ra áp dụng vào đời sống thường nhật, hoặc biết đâu cũng có thể áp dụng được ngay tối nay.

 Chúng ta sẽ bàn luận với nhau về một vài quan điểm. Tuy nhiên điều quan trọng hơn hết vẫn là niềm ước mong quý vị có thể rút tỉa được từ cuộc bàn luận này một vài ứng dụng trong đời sống gia đình, trong sự giao tiếp với bè bạn, đồng nghiệp... Nếu những quan điểmchúng ta sắp trao đổi rồi đây sẽ có thể góp phần tích cực để cải thiện phần nào cuộc sống hằng ngày giúp cho quý vị giao tiếp dễ dàng hơn với những người chung quanh thì thật là không có gì mong mỏi hơn.

 Muốn thực hiện được những mong mỏi này thì chúng ta phải hội đủ một số điều kiện cần thiết nào đó. Tuy nhiên dù cho chúng ta có khả năng hội đủ được những điều kiện tất yếu ấy đi nữa thì trước hết và ngay trong lúc này quý vị và cả tôi phải tạo ra một "thể dạng tâm thức lợi ích". (état d'esprit bénéfique)

 Vậy thì thế nào là một " thể dạng tâm thức lợi ích" ? Thể dạng tâm thức đó không nhất thiết phải được thực hiện trong khuôn khổ của một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào cả. Tuy nhiên nếu có thể hình dung được trong lãnh vực của một tín ngưỡng thì vẫn tốt hơn, mặc dầu cũng có thể đặt thể dạng tâm thức đó vào một bối cảnh tổng quát và toàn cầu hơn. Trong trường hợp có thể giới hạn nó trong khuôn khổ của một tôn giáo thì một người Phật tử đương nhiên sẽ phải hiểu rằng tạo ra một thể dạng tâm thức đúng như mong muốn có nghĩa là tạo ra một dòng tư duy thật minh bạch. Những người Phật giáo đang ngồi trong gian phòng này tất nhiên sẽ hiểu tôi muốn nói đến điều gì. Các vị khác có thể là người Thiên Chúa giáo hoặc cũng có thể không theo một tôn giáo nào cả, nhưng dù trong bất cứ trường hợp nào thì tất cả đều có thể tự tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức lợi ích, tức là một tâm thức biết quan tâm đến hạnh phúc của mọi người và của cả ta nữa. Chúng ta tự nhủ rằng : "Trong lúc này đây tôi đang được hưởng mọi sự an lành, vì thế trong lúc mà những điều kiện tốt đẹp đang hội đủ thì tôi cũng muốn nhân đấy mà làm được một điều gì ích lợi cho thật nhiều người và cả cho tôi". Một người Phật giáo sẽ phải nghĩ rằng : "Tôi vẫn hằng ước mơ giúp đỡ người khác một cách thiết thực vì thế mà tối hôm nay tôi cố gắng đến đây nghe giảng để biết đâu nhờ đó mà tôi sẽ thực hiện được những gì tôi ước mơ". Suy nghĩ như thế tức là biết tự đặt mình vào một thể dạng tâm thức lợi ích. Thể dạng tâm thức ấy sẽ mang lại những thành quả cụ thểhết sức lớn lao cho quý vị.

 Vậy thì mỗi người trong chúng ta trước hết nên tạo ra cho riêng mình một thể dạng tâm thức lợi ích. Sau đó thì chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu nhau, vì nếu tôi chỉ biết nhắm mắt thuyết giảng những điều tối mịt rồi chẳng ai hiểu gì cả thì thật là hoài công cho quý vị và cho cả tôi. Vì thế chúng ta nên thảo luận với nhau như thế nào để mỗi vị đều có thể hiểu được một cách minh bạch từng điểm một, vì sẽ thật đáng tiếc là nếu ngày mai đây khi quý vị gặp bạn bè và nói với họ rằng : "Tôi hôm qua tôi có đi dự một buổi diễn thuyết, người ta giới thiệu diễn giả là một vị lạt-ma Tây tạng, nhưng thật ra thì suốt một tiếng hay một tiếng rưỡi đồng hồ ông ta nói cho có nói vậy thôi. Xin đừng hỏi tôi rằng ông ấy nói gì vì tôi chẳng nhớ gì hết. Chỉ toàn là những chuyện mơ hồ chẳng có ai hiểu gì cả". Nếu đúng như thế thì quý vị đã đánh mất thì giờ một cách vô ích.

 Tôi xin đề nghị ngay với quý vị các phương pháp giúp chúng có thể bàn thảo với nhau một cách hiệu quả. Trước hết chúng ta nên tìm cách tránh bớt những tình trạng bất lợi, chẳng hạn như tôi cứ nói, người thông dịch cứ dịch, quý vị thì cứ nghe, nhưng thật ra thì chẳng có gì lọt vào tai quý vị. Như thế thật đáng tiếc, và để khỏi rơi vào tình trạng đó, trước hết tôi sẽ trình bày một số quan điểm và sau đó thì xin quý vị cứ mạnh dạn phát biểu và nêu lên các thắc mắc. Nếu đủ sức trả lời thì tôi sẽ rất vui mà trả lời ngay. Nếu các thắc mắc của quý vị vượt quá tầm hiểu biết của tôi thì tôi cũng sẽ xin thành thật thú nhận. Ngoài ra hôm nay cũng thật may mắn cho chúng ta là có một vài người Tây tạng cùng tham dự trong gian phòng này nếu cần thì tôi cũng có thể nhờ họ giúp được.

 Ngoài ra tôi cũng muốn nói rõ thêm là nếu như quý vị không có câu hỏi nào để đặt ra thì tôi cũng sẽ có nhiều câu hỏiđể nêu lên với quý vị đấy.

 Vậy thì chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề : ta phải chuẩn bị cho cái chết của chính mình như thế nào? Thật ra thì chuẩn bị cho cái chết lại có nghĩa là phải tập sống thế nào để tạo ra cho kiếp nhân sinh này được tốt đẹp hơn và để kiếp sau sẽ tái sinh trong những hoàn cảnh hạnh phúc hơn. Thiết nghĩ rằng nếu muốn trình bày thỏa đáng một chủ đề bao quát như thế thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu cặn kẽ toàn bộ những lời giảng huấn của Đức Phật. Vì thế trong phạm vi một buổi nói chuyện như hôm nay chúng ta đành phải tóm lược và đơn giản vấn đề đi rất nhiều.

 Nếu vậy thì chúng ta hãy đặt lại câu hỏi ngắn gọn hơn : tại sao người ta lại chết ? Câu trả lời thật là đơn giản : chỉ vì người ta đã được sinh ra, chỉ có thế thôi. Nói một cách khác và bằng những thuật ngữ khác thì sẽ là : chúng sẽ phải chết bởi vì chúng ta là những hiện tượng cấu hợp, tạo ra từ sự kết hợp của nhiều thành phần, sự kết hợp ấy liên hệ đến một số nguyên nhânđiều kiện nào đó. Trong từng giây phút một, các cấu hợp biến đổi không ngừng, và các biến đổi ấy một lúc nào đó sẽ kết thúc bằng một hiện tượng mà người ta gọi là cái chết.

 Cách nay khoảng 2700 năm, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã giảng rằng bất cứ một hiện tượng cấu hợp nào cũng đều là vô thường. Đức Phật đã khám phá ra quy luật đó nhờ vào sự suy nghiệm trong tri thức của Ngài, căn cứ vào những gì Ngài quan sát được và các kết quả suy tư của Ngài. Ngày nay thì khoa học và kỹ thuật có thể sử dụng các phương pháp thực nghiệm để chứng minh điều đó một cách dễ dàng.

 Chúng ta không thể làm gì khác hơn là phải chết bởi vì chúng ta đã được sinh ra. Như vậy đối với Phật giáo thì sinh đươc định nghĩa như thế nào ? Sinh có nghĩa là giây phút xảy ra thụ thai : đó là lúc hai tế bào của cha và của mẹ kết hợp lại và đồng thời thâm nhập vào đó một dòng tiếp nối liên tục tâm thần (continuum mental) hay tri thức (conscience-conciousness). Tóm lại thụ thai hay sự sinh xảy ra khi dòng tiếp nối liên tục tâm thần thâm nhập vào sự kết hợp giữa hai tế bào của cha và của mẹ.

 Theo quan điểm Phật giáo thì bất cứ một vật thể nào cũng đều được cấu tạo bởi vô số các thành phần kết hợp lại với nhau. Đúng vào giây phút thụ thai tức là giây phút mà bào thai được cấu tạo thì năm thứ cấu hợp (1) cũng xuất hiệndựa vào đó một cá thể cũng được hình thành. Từ sự kết hợp đó phát sinh ra sáu cơ sở hiểu biết (2) và bốn thành phần (3). Tất cả gồm có hai mươi bốn chất liệu vật chất tạo ra cơ sở chuyển tải dòng lưu chuyển của tri thức, và dòng tri thức lại bám víu vào cơ sở chuyển tải ấy và xem đấy là của nó. Đấy là căn bản sơ khởi tạo ra một cá thể. Cái cá thể ấy lại tiếp tục biến dạng, lớn lên và phát triển thêm. Nhờ vào cơ sở vật chất dòng tiếp nối liên tục của tri thức cũng phát triển theo để đảm trách những sinh hoạt ngày càng phức tạp hơn. Đấy là gì mà người ta gọi là sự sống, nó tương ứng với khoảng thời gian mà dòng tiếp nối liên tục tâm thần còn sử dụng một cơ sở vật chất để chuyển tải nó.

 Tuy nhiên các thành phần vật chất cũng là những cấu hợp, vì thế không những chúng biến đổi trong từng giây phút một mà chúng còn phải gánh chịu hiện tượng già nuahao mòn. Sau một khoảng thời gian nào đó có thể dài hay ngắn thì các thành phần kết hợp lúc thụ thai sau khi đã phát triển trong suốt cuộc sống sẽ bắt đầu suy thoái. Các thành phần vật chất suy thoái dần và khả năng chuyển tải dòng tiếp nối liên tục tâm thần của chúng cũng theo đó mà suy giảm đi. Dòng tiếp nối liên tục tâm thần vì thế cũng trở nên "thu hẹp" hơn và mất đi một số tính năng, và các tính năng này cũng sẽ tiếp tục tan biến dần. Cuối cùng thì đến một lúc nào đó cơ sở vật chất sẽ suy thoái đến độ không còn đủ sức chuyển tải dòng tiếp nối liên tục tâm thần nữa. Dòng tiếp nối tâm thần bắt buộc phải rời bỏ cơ sở vật chất của nó, và chính vào thời điểm ấy thì cái chết sẽ đến với sự sống hiện tại này.

 Vậy thì cái chết là sự tách rời giữa tri thức (hay dòng tiếp nối liên tục tâm thần) và cơ sở vật chất. Theo quan điểm Phật giáo thì dòng tiếp nối liên tục đó không chấm dứt. Dù nó không thể tiếp tục lưu trú trong cơ sở vật chất thô thiển nữa nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại. Tùy theo trường hợp, nó có thể chuyển sang một thể dạng trung gian gọi là bardo (trung ấm) hay là không. Dầu sao đi nữa thì nó sẽ hướng vào một sự tái sinh mới. Nó hướng vào một cơ sở vật chất mới, thâm nhập vào đấy và làm phát sinh ra một sự thụ thai mới, tức là điểm khởi đầu của một cuộc sống mới. Cuộc sống mới ấy sẽ kéo dài một thời gian nào đó và rồi cũng sẽ chấm dứt, và cứ tiếp tục như thế. Người ta gọi đấy là chu kỳ của những sự hiện hữu phát sinh do điều kiện, nghĩa là do nghiệp mà ra (4). Thật ra thì những gì xui khiến dòng tiếp nối liên tục của tri thức hướng vào một cơ sở vật chất cá biệt nào đó không tùy thuộc vào quyết tâm của một cá thể - ít ra thì đây cũng là trường hợp của những cá thể bình thường - mà duy nhất do sự tác động của nghiệp mà cá thể ấy đã tích lũy từ trước.

 Đối với một người chấp nhận sự tái sinh thì khi cái chết gần kề sẽ hiểu rằng tâm thức của mình sẽ rời bỏ cơ sở vật chất của nó. Dòng tiếp nối liên tục tâm thần của mình sẽ tiếp tục tồn tại, vậy trong giây phút đó những gì quan trọng hơn hết ? Có phải là thân xác mình, của cải, gia đình, danh vọng hay uy quyền...? Tất cả những thứ ấy không có một giá trị nào cả, vì người sắp ra đi sẽ bỏ lại tất cả những thứ ấy.

 Chỉ có dòng tiếp nối liên tục tâm thầntồn tại và những gì mà nó có thể mang theo là những vết hằn (của nghiệp) đã in sâu vào nó. Những gì tiếp tục tồn tại và kéo dài từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trên dòng liên tục tâm thần chính là nghiệp của chúng ta. Dù đấy là nghiệp tốt hay nghiệp xấu thì cũng đều gom lại thành một tổng hợp các vết hằn hay là các tiềm năng hay xu hướng mà dòng tiếp nối tâm thần sẽ mang theo với nó. Đối với quý vị nào trước đây chưa hề hiểu nghiệp là gì thì cũng xin giải thích thêm đấy là những xu hướng tích tụ trên dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Những xu hướng ấy mang tính cách "tích cực" khi chúng có khả năng mang lại những giác cảm hạnh phúc, những cảm nhận về hạnh phúc. Ngược lại thì những nghiệp "tiêu cực" là những vết hằn hay những tiềm năng lắng đọng trong tâm thức mà chúng sẽ mang lại những cảm nhận khổ đau.

 Chủ đề buổi nói chuyện tối nay là "Chuẩn bị cho cái chết". Vậy chúng ta hãy đi thẳng vào chủ đề đó. Chúng ta hãy xét xem điều gì có thể giúp ích cho chúng ta khi hấp hối và khi phải hướng vào một sự tái sinh mới. Có rất nhiều phương pháp kể cả một lô các phương pháp đặc thù của Phật giáo. Tuy nhiên không cần bắt buộc phải là một người Phật giáo mà chỉ cần tin có sự tái sinh thì cũng đủ để hiểu rằng cái chết không phải là một sự chấm dứt vĩnh viễn vì sau đó sẽ còn phải hướng vào một sự tái sinh mới, và trong trường hợp đó thì bất cứ ai cũng đều hiểu rằng cái thể dạng tâm thức cuối cùng đúng vào lúc sắp chết sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vào giây phút đó ta tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức tốt thì nó sẽ giúp ta hướng vào một sự tái sinh thuận lợi.

 Nói một cách khác là ta phải làm thế nào để gợi lên cho ta một thể dạng tâm thức lợi ích đúng vào lúc mà ta sắp chết. Phương pháp ấy có thể áp dụng cho bất cứ ai, không nhất thiết phải là người Phật giáo mới làm được. Bất cứ ai cũng có thể là một người tốt được, dù cho họ theo một tín ngưỡng nào cũng vậy. Dù đứng trên quan điểm nào thì bất cứ ai cũng đều có thể tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức đầy yêu thươngtừ bi hay đức tin vào lúc hấp hối. Vậy đối với Phật giáo thì ý nghĩa của tình thương là gì ? Tình thương hiểu theo Phật giáo là mong cầu hạnh phúc cho người khác. Nếu trong lúc hấp hối mà ta đủ sức gợi lên trong tâm trí mình một lời nguyện cầu đơn giản như sau : "Tôi chỉ cầu mong sao cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc !", tức là " Tôi chỉ ước mong làm sao để giúp cho tất cả chúng sinh đạt được hạnh phúc", thì lời nguyện cầu đó sẽ hướng ta vào một sự tái sinh tốt đẹp. Từ bi chính là ước vọng tất cả chúng sinh loại bỏ được khổ đau. Chẳng hạn như những ước vọng như sau đây : "Tôi cầu mong tất cả chúng sinh vượt thoát khỏi khổ đau, cầu xin cho họ đạt được một tâm thức luôn luôn an bình không còn phải chiến đấu với khổ đau". Bất cứ một thể dạng tâm thức đạo hạnh nào cũng thế, dù đấy là đức tin hướng vào một vị Trời, vào Đức Phật hay là một vị Thầy tâm linh, thì cũng đều mang lại hiệu quả. Mọi thể dạng tâm thức lợi ích đều giúp cho cái chết được thanh thản và hướng vào một sự tái sinh thuận lợi. Một thể dạng tâm thức lợi ích không nhất thiết phải được quy định trong một khuôn khổ hay một giới hạn nào cả mà có thể mở ra thật rộng lớn, chẳng hạn như ta có thể nguyện cầu như sau : "Tôi cầu mong cho hòa bình sẽ tỏa rộng và bao trùm lên cả thế gian này. Cầu mong sao cho tất cả nhân loại trên địa cầu đều được an bình. Ước mong sao cho tất cả mọi xung đột dù đang tác hại ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này cũng đều sẽ chấm dứt". Ta cũng có thể ước mong như sau : "Nếu trong kiếp sống này tôi không thể giúp được nhiều chúng sinh như tôi hằng nguyện cầu thì xin cho tôi được tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hơn để có thể giúp được nhiều chúng sinh hơn nữa".

 Ngoài ra cũng không nên quên rằng chúng ta phải làm sao để thể dạng tâm thức lợi ích đó được hiển hiện khi mà chúng ta vẫn còn thì giờ, tức là không nên chờ đợi đến giây phút chót khi quá trình của cái chết đã bắt đầu xảy ra . Cái chết sẽ xảy ra khi cơ sở vật chất trở nên quá suy yếu hoặc rơi vào một tình trạng quá tệ hại không còn đủ sức chuyển tải được tâm thức nữa. Tuy nhiên thì trước đó cũng sẽ qua một giai đoạn mà cơ sở vật chất trở nên suy thoái thật nặng nề và tâm thức không còn sử dụng được các khả năng của nó một cách bình thường như trước, thì trong tình trạng đó tâm thức sẽ rơi vào một trạng thái trung hòa (mê man). Vì thế phải hành động ngay để tạo ra một thể dạng tâm thức tích cựclợi ích trước khi nó rơi vào tình trạng trung hòa như trên đây. Phải làm hiển hiện thể dạng tâm thức lợi ích trước khi đến giai đoạn suy thoái nặng nề thì thể dạng lợi ích ấy mới có thể tác độngảnh hưởng đến tình trạng tâm thức trung hòa khi đã gần kề cái chết. Thể dạng tâm thức lợi ích sẽ giúp tăng cường thêm sức mạnh cho các nghiệp tích cực và cũng từ đó sẽ hướng vào một sự tái sinh thuận lợi

 Những điều vừa được trình bày trên đây có thể xem là kết quả mang lại từ một sự chuẩn bị thật lâu dài, có nghĩa là từ khi mà ta còn đang khoẻ mạnh. Không phải chờ đến lúc hấp hối ta mới bắt đầu tập thương yêu người khác và làm hiển hiện lên trong ta lòng từ bi. Tình thươnglòng từ bi chỉ có thể hiển hiện lên trong lúc nguy kịch khi mà chúng đã được thấm nhuần từ trước bằng những cố gắng lâu dài. Nói một cách khác là ta nên tập luyện ngay bây giờ để quen dần với thể dạng tâm thức đó dù đấy là tình thương yêu, lòng từ bi, đạo đức, hay đức tin cũng thế. Phải tập thế nào để tất cả những thứ ấy trở thành thói quen và chúng sẽ tự động hiển hiện lên vào giây phút mà ta sắp ra đi.

 Khi phải đối đầu với những thử thách khó khăn tức vào những lúc sắp gặp nguy cấp thì các phản ứng dưới các thể dạng tâm thức quen thuộc nhất thường sẽ được biểu lộ. Phản ứng của một đứa bé là một thí dụ điển hình hơn cả. Khi đứa bé cảm thấy nguy hiểm thì tiếng kêu cứu đầu tiên phát ra từ miệng nó là tiếng gọi : "Mẹ ơi !". Đơn giản chỉ vì mẹ là người thân thiết nhất của nó, gần gũi nhất với nó, luôn hiện hữu trong tâm thức nó. Chỉ cần vấp ngã hay va đầu vào vật gì làm cho nó đau đớn thì nó khóc và kêu lên : "Mẹ ơi !".

 Phải chọn lựa một thể dạng thích hợp nhất với bản tính của mình để làm hiển hiện ra trong tâm thức - chẳng hạn như tình nhân ái, tình thương yêu người khác, v.v... - phải luyện tập thường xuyên để giúp chúng ngày càng vững mạnh hơn. Tập như thế cho đến khi nào thể dạng tâm thức đó trở thành một phản ứng tự nhiên và đột phát khi ta phải bất thần đối đầu với những tình huống đang xảy ra. Ta có thể tập luyện để phát huy tâm thức ấy, dù cho trên thực tế ta không thể giúp đỡ người khác một cách cụ thể đi nữa. Chỉ cần tạo được thói quen trong tâm thức luôn luôn nghĩ đến người khác, lúc nào cũng cảm thấy gần gũi với người khác và trực tiếp liên đới với hạnh phúc của người khác. Như thế đến khi hấp hối thì những ý nghĩ và xúc cảm đó sẽ hiển hiện lên một cách tự nhiên trong tâm thức ta.

 Không phải cứ chuyên cần tập luyện theo các giờ giấc đều đặn trong ngày là đủ mà đúng hơn phải cố gắng hơn thế nữa để theo dõi tư duy hiển hiện ra trong tâm thức mình vào bất cứ lúc nào. Chúng ta không ngừng múa may tay chân, nói năng huyên thiên, đàm thoại với hết người này đến người khác, đi tới rồi lại đi lui... Nên cố gắng nhìn lại chính mình gần hơn để nhận thấy mình và thốt lên : "À thì ra không ngờ trong đầu lại có lắm thứ tư duy đến thế, thật là nhiều và đủ loại và chúng đang bộc phát ra trong tâm thức ta. Một số thì tốt, một số thì kém hơn, hoặc có thể rõ ràng vô phương chối cãi là rất tệ hại, hoặc một số khác thì chỉ có tính cách trung hòa". Khi ta có thể nhận biết và phân loại được chúng thì đó là lúc mà ta đã đạt được một bước tiến bộ rồi đấy. Cả ba thể loại tư duy ấy đều là những gì thật tự nhiên, tuy thế nếu khi nào đã đủ sức phân loại được tư duy nào là tốt, xấu hay trung hòa, thì cũng nhân đó mà so sánh tỷ lệ xuất hiện của chúng trong đầu ta ra sao để xác định xem ta có xu hướng tốt một cách tự nhiên, hay ngược lại ta chỉ là một người có xu hướng xấu hoặc trung hòa. Sau khi xác định được như thế ta phải cố cảnh giác trong từng giây phút một trong cuộc sống để chủ động tâm thức mình, kiểm soát những tư duy của mình. Cuộc sống thường nhật buộc ta phải nói năng với người khác, dù những lời đàm thoại đó mang nội dung như thế nào thì ta cũng nên tự hỏi tại sao ta lại thốt lên những lời như thế. Nếu nhận thấy rằng những lời mà ta thốt ra mang chủ đích mong muốn người đối thoại được hạnh phúc và trong lòng ta cầu mong cho họ gặp được những điều tốt đẹp, như thế thật không còn gì để nói thêm ! Nếu trong trường hợp ta phải nói một cách máy móc vì nghề nghiệp để thực hiện một công việc nào đó, thì chủ đích những lời nói ấy chỉ mang tính cách trung hòa. Tuy nhiên nếu ta ngỏ lời với một người nào đó mà lại chỉ cầu cho họ gặp những điều bất hạnh và trong thâm tâm ta chỉ muốn làm hại người ấy, thì đấy thật rõ ràng là không tốt. Nếu nhận biết được như thế thì dần dần về sau chúng ta cũng sẽ không phát ra những ngôn từ thuộc vào loại đó nữa, tức là những ngôn từ bề ngoài không nhất thiết là xấu, nhưng bên trong thì lại tiềm ẩn những ý đồ tiêu cực.

 Khi đã quen với sự cảnh giác để luôn luôn tự hỏi chủ đích của mình là gì, thì đến một lúc nào đó ta sẽ có thể chủ động hoàn toàn được tâm thức của mình và cả những hành động phát sinh từ thân xác của mình nữa.

 Phải thú nhận rằng hầu hết chúng ta không mấy ai có thể tự cho rằng mình hoàn toàn được tự do, bởi vì chưa ai có thể bảo đảm rằng mình có thể hành động theo đúng như ý mình muốn. Thật sự mà nói là ta vẫn thường xuyên bị tâm thức khống chế, nó chỉ huy và ra lệnh cho ta phải hành động theo những quyết định của nó. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì chính tâm thức ta cũng lại bị nô lệ bởi sự khống chế của những yếu tố bấn loạn, sự yếu đuối và các thứ dục vọng của chính nó. Chính đấy là những gì đã đứng ra điều khiển nó ! Hãy lấy thí dụ về sự giận dữ, và tiếc thay đôi khi chúng ta vẫn còn giận dữ, và khi đã giận dữ thì ta sẽ hoàn toàn bị nó khống chế. Khi cơn giận đã bộc phát ra rồi thì ta không thể cưỡng lại được nữa. Nó kiềm tỏa tất cả và chỉ huy mọi tư duy của ta, xúi dục ta phạm vào những hành động mà chính ta không muốn. Kích động bởi sự giận dữ, ta sẽ phát ra những ngôn từ làm mếch lòng người khác, chỉ trích và nguyền rủa người khác, thế rồi ta không còn tự chủ lấy mình được nữa.

 Đừng nghĩ rằng trong thoáng chốc là ta có thể loại bỏ được sự giận dữgiận dữ là một thành phần của tâm thức, tiềm ẩn trong tâm thức và đã quen tác oai tác quái quá lâu đời. Ta đâu có thể loại bỏ chúng dễ dàng như thế được. 

 Trước hết ta phải tập khám phá thật sớm sự xuất hiện của giận dữ. Nếu thấy nó vừa ló dạng thì tức thời ta phải tự cảnh giác ngay vì biết rằng sự bực bội đang tìm cách xâm chiếm ta và nếu cứ để cho nó bùng lên thì ta sẽ không còn cưỡng lại được nữa. Ý thức được điều đó có nghĩa là ta đã đạt được một bước tiến đáng kể. Nếu tiếp tục tập luyện theo cách đó thì dần dần ta cũng sẽ loại bỏ được các yếu tố bấn loạn, chẳng hạn như sự giận dữ, đồng thời lại phát huy được các phẩm tính tốt của mình, và rồi ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

 Một người dễ nổi nóng sẽ thường xuyên gây ra tình trạng căng thẳngxung đột với những người chung quanh, suốt ngày họ cãi vã trong gia đình, với đồng nghiệphọ hàng, họ chẳng bao giờ biết an vui là gì. Đối với trường hợp như thế thì cách tập luyện trên đây sẽ giúp họ làm giảm bớt sự nóng giận. Sự giao tiếp với người chung quanh do đó cũng sẽ được cải thiện hơn và cuộc sống hằng ngày cũng sẽ thay đổi tốt hơn: họ cảm thấy an vui hơn, công việc mang lại nhiều kết quả hơn...

 Nói một cách khác, nếu muốn chuẩn bị cho cái chết thì ngay lúc này trong cuộc sống thường nhật ta cũng nên bắt đầu tập cho quen dần với các thể dạng tâm thức lợi ích, và các thể dạng lợi ích ấy cũng sẽ mang lại cho ta nhiều điều cải thiện trong cuộc sống hằng ngày của ta. Ta nên sống như thế nào để đến lúc lâm chung thì thể dạng tâm thức thuận lợi sẽ đến với ta một cách tự nhiên. Nếu không đủ sức tạo cho mình một cuộc sống như thế, thì ít ra cũng cố tránh không để cho tâm thức bị dao động và tràn ngập bởi sự giận dữ hay bám víu. Một tâm thức an bình sẽ trợ giúp cho ta hay cho bất cứ ai trong giây phút hấp hối. Vì thế, khi đang ở cạnh người sắp ra đi thì ta phải tránh tất cả những gì có thể làm cho người ấy bị rối loạn hay dao động tức là tránh tạo ra cho họ một thể dạng tâm thức tiêu cực. Cố gắng giúp họ tạo ra một thể dạng tâm thức lợi íchtích cực. Nếu biết được họ theo tôn giáo nào thì cứ nhắc đến tín ngưỡng của họ, giúp họ phát lộ đức tin. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cố gắng giúp người hấp hối yên lòng, nhắc cho họ biết là họ đã sống một cuộc sống trọn vẹn, đã làm được nhiều điều tốt đẹp, mục đích là giúp cho họ ra đi trong an bìnhmãn nguyện, dù cho những lời khuyên nhủ của ta có đúng với sự thật hay không. Ngay cả trong trường hợp mà ta biết là người ấy có một cuộc sống không mấy tốt lành đi nữa thì ta cũng không nên nhắc đến những gì kém tốt đẹp trong cuộc sống trước đây của họ. Trái lại phải an ủi họ, nói với họ là họ đã từng làm hết sức mình, đã thực hiện được nhiều điều tích cực trong đời họ và giờ đây thì họ có thể yên lòng ra đi. Phải cố gắng giúp họ ra đi thật thanh thản và êm ả.

 Ta cũng phải cẩn thận trong từng cử chỉ, phải chú ý đến sự dịu dàng trong từng lời nói để cho người hấp hối vững tâm . Không nên tỏ ra bồn chồn hay khóc lóc, không nên nói lớn tiếng, cũng không nên lay người hấp hối. Tiếc thay đó lại là phản ứng rất thường thấy của những người thân thuộc chung quanh. Đôi khi người thân ôm người hấp hối vào lòng. Một số người thường có những cử chỉ như thế, họ ôm người hấp hối và thốt lên : "Không, đừng ra đi, hãy ở lại với chúng tôi...". Nên tránh những cử chỉ thô bạo như thế. Trái lại phải làm thế nào để tạo ra một bầu không khí êm dịu, thanh thảnan bình chung quanh người sắp ra đi, bằng một giọng thật thấp hãy nói với người hấp hối những lời lẽ ngọt ngào.

 Tóm lại, tất cả chúng ta đều ước mong đạt được hạnh phúcthoát khỏi khổ đau. Vậy nếu muốn thực hiện được điều đó thì phải tìm hiểu chính mình, theo dõi được những gì đang diễn biến trong tâm thức của mình. Dù ta đang hạnh phúc hay khổ đau thì cả hai thể dạng ấy đều phát sinh từ rất nhiều nguyên nhânđiều kiện, và những nguyên nhânđiều kiện chính yếu hơn hết tạo ra các thể dạng ấy lại tùy thuộc vào tâm thức của chính mình, phát sinh từ tâm thức của chính mình. Tạo ra những thể dạng tâm thức tích cực sẽ mang lại cho ta sự thư giãn và hạnh phúc và cũng sẽ giúp cho ta làm giảm bớt tác động của những thể dạng tâm thức tiêu cực mang lại khổ đau. Thực hiện được như thế là cách giúp cho ta chuẩn bị cho lúc lâm chungđồng thời cũng tạo ra những tác động tích cực ngay trong cuộc sống thường nhật của ta trong lúc này.

 Cách tập luyện vừa trình bày trên đây không nhất thiết là những gì đặc thù dành riêng cho Phật giáo, mà bất cứ ai cũng có thể tập được, không cần phải tin vào một tôn giáo nào cả. Bất cứ một sinh linh nào hàm chứa một tâm thức đều nên tìm hiểu chính mình để chủ động lấy tâm thức của mình.

 Thật vậy, không phải chỉ cần vơ vét của cải vật chất cho thật nhiều là có thể tìm thấy hạnh phúc. Không phải những người giàu sụ đương nhiên là những người hạnh phúc. Hạnh phúc không nhất thiết lệ thuộc vào của cải và những gì ta chiếm hữu, mà tùy thuộc vào những tư duy đang diễn biến trong tâm thức của mình. Dù thật giàu có nhưng ta lại không đủ sức tạo ra cho mình một khả năng cảm nhận đúng đắn về mọi sự vật thì của cải của ta cũng sẽ không thể cứu ta thoát khỏi những khổ đau khủng khiếp. Có những người giàu có nhưng lại vô cùng khổ sở không đủ nghị lực để vượt lên những hành động tuyệt vọng, như tự tử chẳng hạn. Những chuyện đại loại như thế vẫn thường xuyên được báo chí đưa tin. Ngược lại, có nhiều người phải đối đầu với những khó khăn vật chất, sống trong hoàn cảnh khiêm tốn, nhưng lại tỏ ra hết sức hạnh phúc, chẳng qua đấy là vì họ biết nhìn mọi sự một cách khác hơn.

 Chủ đề nêu lên được trình bày khá bao quát và có phần vắn tắt. Vậy có quí vị nào cần hỏi thêm hay chăng ?

 

Phần Hỏi - Đáp

- Một thính giả : [...lời phát biểu quá nhỏ không nghe rõ... ] (người ghi chép có thể không nghe rõ nhưng người thuyết giảng theo dõi được câu hỏi, có lẽ vì ban tổ chức không dự trù "micro" cho người hỏi ngồi bên dưới - ghi chú thêm của người dịch)

- Rimpoché : Như đã được trình bày trong bài thuyết trình, cái chết là một hiện tượng xảy ra vào lúc mà cơ sở vật chất dùng để chống đỡ tâm thức bị thoái hóa, và sự thoái hóa đó có thể xảy ra vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống. Không nhất thiết là phải xảy ra khi già nua, mà cả lúc còn trẻ, chẳng hạn các trường hợp bị tai nạn. Trong trường hợp tai nạn xe cộ hay bất cứ một tai nạn vì một nguyên nhân nào khác, thì cơ sở vật chất đang trong thể dạng hoạt động đột nhiên mất hết những khả năng bình thường của nó và không còn chuyển tải tâm thức được nữa.

- Một thính giả : Tôi không phân biệt được thế nào là hạnh phúc và thế nào là sung sướng. Có thể dùng chữ "hài hòa" thì có lẽ thích hợp hơn chăng ?

- Rimpoché : Khi nói đến hạnh phúc thì đấy cũng chỉ là quy ước mà thôi, chẳng qua cũng là một cách phát biểu dựa vào ngôn từ, dầu sao thì đấy cũng chỉ là một sự cảm nhận trong thế giới ta-bà, và ta-bà có nghĩa là chu kỳ của sự hiện hữu mà ta phải gánh chịu. Dù phát biểu rằng đấy là sự hài hòa nội tâm hay hạnh phúc nội tâm hay một thứ gì khác nữa thì tất cả cũng không phải là hạnh phúc thật sự, không phải là một thể dạng hân hoan tuyệt đốitrường tồn. Dầu sao thì tất cả cũng chỉ là quy ước, chỉ đơn giản là một cách chọn chữ, nếu muốn thay chữ hạnh phúc bằng chữ hài hòa nội tâm thì cũng không có vấn đề gì cả.

- Một thính giả : Tôi không có ý muốn nói là có một sự khác biệt giữa hai chữ !

- Rimpoché : Vậy thì bạn có thể giải thích minh bạch hơn hay không ? Bạn có thể hình dung được một người đang thụ hưởng hạnh phúc theo đúng với ý nghĩa thông thường của nó mà lại không có sự hài hòa nội tâm hay chăng ?

- Một thính giả : Nếu biểu lộ sự thương cảm đối với thế giới này, đối với con người và muôn thú thì đến một lúc nào đó người ta sẽ nhận ra sự bất hạnh của người khác, theo tôi thì một thứ tình cảm hiện lên [...nghe không rõ...]. Tôi chỉ thấy đấy là lãnh vực của sự hài hòa hơn là một sự thán phục [...nghe không rõ...]

- Rimpoché : Bạn đưa ra một số các thể dạng tâm thức khác biệt nhau và đề cập đến lòng thương cảm và cả các phản ứng có thể xảy ra khi nhìn thấy sự đau khổ của người khác. Có lẽ bạn muốn nêu lên lòng từ bi, và nhất là những gì bạn vừa nêu lên lại thuộc vào một thể dạng tâm thức khá chuyên biệt. Nhất định là không thể phát biểu đấy là một một sự thán phục. Hơn nữa còn có thể xem đấy là một cách phát biểu lạc đề. Đúng hơn thì đấy chỉ là một thể dạng hài hòa nội tâm giúp cho mình cảm nhận được người khác đang phải gánh chịu khổ đau. Thật hiển nhiên là bạn đang mở rộng sự suy tư theo một chiều hướng nào đó.

- Một thính giả : Xin nêu lên một câu hỏi liên quan đến dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Những gì tôi không hiểu được là tại sao [...không nghe rõ...] lại không phát sinh từ các kiếp trước của mình ?

- Rimpoché : Đề cập đến dòng tiếp nối liên tục tâm thần không nhất thiết phải liên kết với hiện tượng chuyển tiếp từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Ngay cả trong kiếp sống hiện tại, từ lúc mà chúng ta bước vào gian phòng này cho đến giây phút này, tâm thức chúng ta hoạt động không ngưng nghỉ. Vậy theo bạn thì tâm thức của chúng ta đang trong tình trạng hoạt động ngay trong giây phút này có giống với tình trạng tâm thức của chúng ta khi chúng ta vừa bước vào gian phòng này hay không ?

 Như vừa trình bày trên đây, ít ra thì chúng ta cũng đồng ý với nhau trên một điểm là tâm thức biến đổi liên tục, do đó dùng cụm từ "dòng tiếp nối liên tục tâm thần" (continuum mental) có lẽ thích nghi hơn là dùng chữ "tâm thức" (esprit - mind - spirit) vì chữ tâm thức hàm chứa ý nghĩa quá tĩnh lặng hoặc quá bao quát. Mặt khác, dòng tiếp nối liên tục tâm thần còn hàm chứa một ý nghĩa khác nữa đó là thể dạng tâm thức vào một thời điểm nhất định nào đó không phải tự nhiên mà vụt xuất hiện ra như thế một cách vô cớ mà đúng hơn chỉ là một sự tiếp nối của một hiện tượng cùng một bản chất với nó đã xuất hiện trước nó, bản chất chung ấy là bản chất tâm thần. Hơn nữa bạn có nói là bạn nhớ lại được những sự kiện xảy ra đối với bạn và những gì mà tâm thức của bạn đã suy nghĩ vào lúc mà chúng ta cùng bước vào gian phòng này. Sở dĩ bạn có được những ký ức đó là chính nhờ vào dòng tiếp nối liên tục tâm thần của riêng bạn, và cũng chính vì thế mà những ký ức của bạn không giống với những ký ức của tôi.

 Bạn nói rằng điều đó làm cho bạn mơ ước được biết về các kiếp trước của bạn, bởi vì bạn không còn nhớ gì cả. Thế thì bạn còn nhớ được tất cả các tư duy của bạn khi còn nhỏ hay không, bởi vì sau một thời gian dài thì vô số những sinh hoạttư duy khác dồn dập hiện ra làm cho một số tư duy trước đây phải bị gạt sang một bên. Tình trạng đó tạo ra sự quên lãng tức là không còn nhớ được một số sự kiện nào đó ngay cả trong kiếp sống này.

- Một thính giả Vậy thì dòng tiếp nối liên tục còn có ích lợi gì nếu tôi không còn nhớ lại những gì trong kiếp trước của tôi. Nếu ngày mai tôi chết và tái sinh, tôi sẽ trở thành một đứa bé và tôi sẽ có một não bộ của một đứa bé. Vậy thì tôi chất chứa được những gì từ các kiếp trước ?

- Rimpoché : Theo cách nhìn của Phật giáo thì vào đúng giây phút tái sinh dòng tiếp nối tâm thần thâm nhập vào tế bào của cha và của mẹ thuộc trong kiếp sống sắp tới, dòng tiếp nối đó không phải là một dòng tiếp nối hoàn toàn mới mẻ. Thực ra thì nó chuyên chở theo nó vô số những vết hằn tích lũy từ các kiếp trước. Có phải điều đó có nghĩa là bào thai bắt buộc phải ghi nhớ tất cả các thứ ấy hay không ? Nhất định là không. Bào thai có sẵn một số vốn nhưng nó lại còn đang trong tình trạng vô thức. Nếu muốn bào thaiđủ khả năng ý thức thì bào thai phải là một cá thể đã được tập luyện tích cực trên phương diện tinh thần. Nếu dùng thuật ngữ thông thường để nói thì cá thể ấy phải biết suy tư thật mãnh liệt, tóm lại chỉ bằng cách đó thì bào thai mới có thể nhớ lại một cách hiển nhiênminh bạch những gì mà nó đã từng làm trong các kiếp trước.

- Một thính giả : Vậy cái vốn liếng đó sẽ phát hiện như thế nào ?

- Rimpoché : Nhiều trường hợp có thể xảy ra, tất cả tùy thuộc vào sức mạnh của các tiềm năng. Nếu tiềm năng cực mạnh thì ngay tuổi ấu thơ chỉ cần một chút gì đó khơi động cũng đủ mang lại cho đứa bé mọi thứ hiểu biết, giúp nó hiểu được những chủ đề thật sâu sắc làm ngạc nhiên người lớn chung quanh. Nếu những vết hằn tương đối mạnh nhưng vẫn còn thiếu cường lực, thì đứa bé chỉ cần học qua loa là đủ khơi động lại cho nó những gì mà nó có từ trước và từ đó nó sẽ suy luận để biết được nhiều hơn. Đối với những người mang những vết hằn kém cường lực thì phải cố gắng thật nhiều để tập tành và tiến bộ.

- Một thính giả : [...nghe không rõ...]

- Rimpoché : Đối với những người bị bệnh tâm thần thì trong khoảng thời gian trước khi chết họ không còn kiểm soát được tư duy của mình nữa thì việc gì sẽ xảy ra ? Tất nhiên lúc đó họ không còn khả năng nào để phát huy một tâm thức lợi ích nữa. Tuy nhiên trước khi bị bệnh nếu họ đã từng tập luyện thì đến lúc hấp hối các điều kiện thuận lợi sẽ hội đủ (5), dù cho vào thời điểm đó tình trạng tâm thần của họ đã sa sút. Trong trường hợp một người từng tích lũy được nhiều nghiệp thật thuận lợi từ trước thì đến khi hấp hối tình thương hay lòng từ bi cũng có thể tự nhiên hiển hiện ra trong tâm thức họ đúng theo những gì mà họ đã tập luyện được trước khi ngã bệnh.

- Một thính giả : Sự giúp đỡ của một người khác có thể ích lợi hay không ?

- Rimpoché : Nhất định là có. Sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể giúp ích được, với điều kiện là sự giúp đỡ đó phải được thực hiện thật đúng. Vai trò của những người thân chung quanh thật quan trọng, những người đang hiện diện bên cạnh người hấp hối phải ân cần và tránh cho người hấp hối mọi dao động, nói lên với họ những lời thật thích nghi. Tuy nhiên những gì tối cần thiết là người bên cạnh họ phải tràn đầy lòng nhân từtình thương đối với họ, bởi vì người hấp hối sẽ cảm nhận được điều đó. Nếu như người giúp đỡ thành thực, thì sự giúp đỡ sẽ hữu ích.

- Một thính giả : Người bên cạnh có thể trấn an người hấp hối, nói với họ là trước đây họ đã từng có một cuộc sống trọn vẹn. Tuy nhiên tôi tự hỏi có nên nhắc nhở họ một cách thẳng thắn và không có ý kết án họ, những lỗi lầm trong những hành động tiêu cực của họ trước đây hay không ? Sự hối hận có phải là một thể dạng thuận lợi hay không ?

 - Rimpoché : Trong hoàn cảnh bình thường thì tất nhiên là có lợi, cảm thấy sự hối tiếc vì một hành động tiêu cựcmột thể dạng tâm thức tích cực. Tuy nhiên trong trường hợp được đề cập lại là một trường hợp quá sức đặc biệt, nó liên quan đến giây phút đang xảy ra cái chết. Thông thường rất khó cho một người hấp hối cảm thấy ân hận về những lỗi lầm của mình và chuyển sự ân hận ấy thành một thể dạng tâm thức ích lợi. Nhắc nhở người hấp hối những chuyện sai lầm của họ có thể phạm vào nguy cơ mang lại một tâm thức tiêu cực cho người sắp ra đi. Ngược lại, một người nào đó từng phạm nhiều hành động tiêu cực vô cùng tệ hại trong cuộc sống của mình, nhưng vẫn có thể vụt thay đổi hẳn và làm được những việc thiện. Nếu trước đây người giúp đỡ có quen biết đôi chút với người hấp hối thì hãy cố nhớ lại xem người này đã từng làm được những gì tốt lành để thuật lại với họ, dù đó chỉ là những việc nhỏ nhoi đi nữa.

- Một thính giả : Có phải dòng tiếp nối liên tục đồng nghĩa với tri thức hay không... ?

- Rimpoché : Nhất định là có một sự liên hệ giữa cái mà người ta gọi là sự tiếp nối liên tục tâm thần (continuum mental) và tri thức (conscience - consciousness), riêng tri thức cũng có một sự tiếp nối liên tục của nó. Tri thức mang bản thể tâm thần, do đó có thể hình dung nó như là một sự tiếp nối liên tục và trong trường hợp này thì lại gọi đấy là sự tiếp nối liên tục của tri thức. Có một phần trùng hợp giữa hai thứ, tuy nhiên hai thứ không hoàn toàn giống nhau. Để trả lời cho phần câu hỏi là dòng tiếp nối liên tục tâm thầntri thức có phải là những hiện tượng cá biệt riêng cho mỗi cá thể hay không, câu trả lời là đúng như thế !

- Một thính giả : Riêng đối với tôi thì tôi có thể bịa ra mọi chuyện chẳng hạn như tưởng tượng ra mọi sự tốt đẹp để hướng vào tất cả chúng sinh, ước mong tất cả chúng sinh đều thoát khỏi khổ đau và các nguyên nhân mang lại khổ đau. Nhất định là phải ngu ngốc lắm mới có thể tin vào đấy để ra đi trong những điều kiện thuận lợi, đạt được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Vậy làm thế nào để biết được những ước vọng ấy là đích thực ?

- Rimpoché : Bạn hoàn toàn có lý, chính vì thế nên phải tập cho quen dần với một số tư duy nào đó. Tuy nhiên không nên hiểu đấy là một thứ phản ứngmục đích lập đi lập lại một câu nói hay một công thức rỗng tuếch, mà đúng hơn là phải tự đặt mình trong một thể dạng tâm thức thành thựctự nhiên mà mình đã quen thuộc. Nếu chỉ biết lập đi lập lại như một câu kinh cầu nguyện hay làm phát hiện những tư duy giả tạo thì sẽ chẳng mang lại một kết quả nào cả. Chính vì thế mà phải luyện tập lâu dài từ trước. Phải tập luyện như thế nào để làm hiển hiện trong ta những phẩm tính thật sự chẳng hạn như tình thươnglòng từ bi.

- Một thính giả : Vào ngày hôm trước thì tôi cảm thấy phát lộ trong lòng một chút từ bi, một ý tốt nào đó, sang ngày hôm sau bỗng nhiên, đùng một cái.... Thế thì phải làm sao để có thể thẩm định được sự tiến bộ ?

- Rimpoché : Bạn hoàn toàn có lý. Bất cứ ai không cần tập luyện gì cả vẫn có thể một hôm nào đó vụt phát lộ được lòng từ bi, nhưng sang hôm sau thì lại rơi vào một thể dạng tâm thức hoàn toàn khác hẳn. Đó là dấu hiệu cho thấy ta chưa hoàn toàn quen thuộc với loại tâm thức lợi ích, chưa hội đủ được sự bền vữngkiên trì. Trên một bình diện khác thì sự tập luyện để cải thiện chính mình thuộc vào lãnh vực tâm linh, vì thế phải cần đến một số phương pháp thích nghi, do đó khó mà tự mình có thể khám phá ra được. Vì vậy phải cần nhờ đến một người nhiều kinh nghiệm chỉ dẫn. Tuy nhiên nếu chỉ biết nghe theo những lời chỉ dẫn thì quả thật không đủ, phải đem chúng ra để áp dụng, để suy tư cho đến khi nào tất cả đều hiển hiện ra một cách tự nhiên.

- Một thính giả : [...không nghe rõ...]

- Rimpoché : Nhất định là như thế, cùng một câu hỏi nhưng có thể hình dung dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm của Phật giáo thì dòng tiếp nối liên tục tâm thần chính là tri thức (conscience - consciousness) khi hình dungliên hệ với chuỗi dài lôi kéo của những khoảnh khắc nối tiếp nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên không thể đồng hóa một cá thể (individu - individual) với dòng tiếp nối liên tục tâm thần (continuum mental), mà đúng hơn là một cá thể được tạo dựng bởi dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Cá thể ấy hiện hữu dựa vào nền tảng của dòng tiếp nối liên tục tâm thần, nhưng không phải hai thứ (cá thể và dòng tiếp nối liên tục tâm thần) kết hợp với nhau để trở thành ra một thứ.

- Một thính giả : [...nghe không rõ...]

- Rimpoché : Trước hết cũng phải công nhận là không phải ai cũng chết trong sự đau khổ. Có những người nhắm mắt hoàn toàn trong sự an bình, không hề cảm nhận một chút khổ đau nào. Đó là trường hợp của những người biết suy tư và hiểu cái chết là gì, họ ý thức được cái chết là một quá trình tự nhiên, một sự chuyển tiếp như bất cứ mọi sự chuyển tiếp nào khác, từ một cơ sở vật chất này sang một cơ sở vật chất khác. Họ cũng hiểu rằng những gì mà họ đã chuẩn bị từ trước sẽ giúp cho họ tiếp tục bước theo con đường mà họ đã chọn, mọi sự sẽ xảy ra một cách tốt đẹp. Họ không có một lý do nào để đau khổ khi hấp hối.

 Trong trường hợp một người sắp lìa đời và phải chịu đựng sự đau đớn thể xác quá mức thì hai trường hợp có thể xảy ra. Nếu một người đã tu tập tinh thông, thường xuyên thiền định và đã chuẩn bị sẵn thể dạng tâm thức mà mình muốn có khi hấp hối, thì trong trường hợp đó không nên dùng các loại thuốc (chống đau đớn, như morphine...) có thể làm phương hại đến việc thiền định của họ, tốt hơn cứ để cho họ trực tiếp chống chỏi với sự đau đớn thể xác vì đấy cũng là một cách tập luyện nội tâm.

 Ngược lại, nếu là một người không được chuẩn bị từ trước để đối diện với cái chết gần kề và không biết phải làm sao để tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức lợi ích trong lúc quá sức đau đớn, thì trong trường hợp đó nếu có cho họ dùng thuốc để giảm bớt đau đớn thì cũng không làm cho tình thế thay đổi bao nhiêu. Vì thế cứ tìm cách giúp cho người ấy tránh khỏi sự đau đớn quá mức.

 Trở lại trường hợp của một người tu tập tinh thông đã hoàn toàn kiểm soát được tâm thức của mình, thì sự đau đớn thể xác quá mức không hẳn là một trở ngại. Nhờ vào sự tu tập tâm linh từ trước, người này sẽ biết nhìn vào những đau đớn mà mình đang chịu đựng để nghĩ đến người khác cũng phải chịu như thế và từ đó phát động lòng từ bi cầu mong cho sự đau đớn của chính mình sẽ hóa giải được hết sự đau đớn của người khác. Trong trường hợp nhận chịu sự đau đớn như thế sẽ phát huy được những thể dạng tâm thức vô cùng lợi ích.

 Xin một câu hỏi chót trước khi chia tay ?

- Một thính giả : [...nghe không rõ...] 

- Rimpoché : Chu kỳ về sự sinh và cái chết mà chúng ta vừa đề cập lệ thuộc vào nghiệp của chúng ta và nhất là các yếu tố bấn loạn, các thứ dục vọng và khiếm khuyết của chúng ta. Đúng thế, có thể làm cho chu kỳ ấy chấm dứt được và người ta gọi sự chấm dứt ấy là sự giải thoát khỏi thế giới ta-bà (6) : tức là không còn phải nhận chịu sự tái sinh và cái chết ngoài ý muốn của mình.

 Hãy lấy thí dụ trường hợp của một người đã được giải thoát khỏi ta-bà. Tuy đã được giải thoát nhưng người này vẫn tiếp tục hiện hữu, sự khác biệt là người này có thể chọn lựa sự tái sinh mới trong những điều kiện mới đúng với ý muốn của mình. Tuy nhiên người ấy cũng có thể chấm dứt chuỗi dài tái sinh để nhập vào một thứ gì khác và đấy cũng hoàn toàn do sự quyết định của người ấy. Tóm lại người ấy có thể tiếp tục sinh ra và chết đi nhưng không phải vì bắt buộc và cũng sẽ không hề gánh chịu khổ đau.

 Phương phápĐức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa ra giúp giải thoát khỏi mọi khổ đau trong thế giới ta-bà là trước hết phải nhận biết những thứ gì đang trói buộc ta trong cái thế giới ấy, những thứ ấy là cội rễ của ta-bà. Sau khi đã hoàn toàn nhận biết được các mối dây buộc ta vào thế giới ta-bà thì sau đó ta mới có thể xác định được các phương pháp hữu hiệu để loại bỏ chúng. Kết quả nghiên cứu của Phật giáo cho biết những gì buộc ta vào thế giới ta-bà chính là sự nắm bắt cái tôi. Phương cách đơn giản để hóa giải sự nắm bắt ấy là sự vắng mặt của một cái tôi (Tánh không). Đạt được sự hiểu biết đó tức là một sự hiểu biết gọi là trí tuệ, là cách giúp cho ta thoát ra khỏi chu kỳ lệ thuộc vào vô số điều kiện tức là cái chu kỳ mang lại khổ đau.

- Một thính giả : Có một cấp bậc cao hơn gọi là niết-bàn [...không nghe rõ...]

- Rimpoché : Niết-bàn (Nirvana) là một tiếng Phạn. Đó là một thuật ngữ gồm có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất là chữ niết-bàn chỉ đơn giản có nghĩa là "giải thoát khỏi ta-bà", tức đạt được một cấp bậc nào đó cao hơn nhưng chưa phải là tối hậu, dù sao thì ý nghĩa này không phải là ý nghĩa chính yếu của chữ niết-bàn. Cách hiểu thứ hai là niết-bàn hàm chứa một tính cách tối thượng có nghĩa là tương đương với thể dạng của Phật.

- Một thính giả : Trên bình diện một con người như trường hợp của tôi đây thì sự bám víu vào gia đình, vào bạn hữu có vẻ hàm chứa một khía cạnh tích cực. Nhưng khi nghe những người Phật giáo nói chuyện thì tôi hiểu sự bám víu mang tính cách tiêu cực.

- Rimpoché : Thật ra đấy chỉ đơn giản là một vấn đề thuộc lãnh vực ngôn từ. Đối với Phật giáo thì "bám víu" có nghĩa là biểu lộ sự quan tâm đến người khác, nhưng lại không nhất thiết có nghĩa là âu lo cho hạnh phúc của người khác, chính thực thì đấy chỉ có mục đích tìm kiếm quyền lợi cho riêng mình xuyên qua những người khác. Thái độ đó được xem như mang tính cách thật ích kỷtiêu cực. Ngược lại nếu sự bám víu thực sự hướng lòng yêu thương, sự trìu mến, sự thân thiện vào người khác, thì đấy là một thái độ không có gì tích cực hơn.

 Chúng ta có dịp hội họp đông đảo như hôm nay để cùng nhau tìm hiểu thể dạng tâm thức tích cực. Chúng ta bàn thảo với nhau để cùng suy tư trong mục đích đào sâu thêm một số khái niệm. Điều đó giúp chúng ta thực hiện được một chút gì tốt đẹp. Thuật ngữ Phật giáo gọi đấy là sự tích lũy những nghiệp lành. Chúng ta đây đều mang thân xác của con người, hàm chứa đủ loại cảm nhận, từ hạnh phúc cho đến bất hạnh. Nếu chúng ta tiếp tục cố gắng suy tư để tìm cách nắm bắt được cội nguồn của mọi sự vật, thì chúng ta sẽ thấy rằng những cảm nhận của chúng ta lệ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài chúng ta, nhưng thật ra thì từ nguyên thủy chúng bắt nguồn từ những gì xảy ra bên trong tâm thức của chính mình. Vì thế dù chúng ta là người Phật giáo hay không phải Phật giáo, dù có chấp nhận hiện tượng tái sinh hay không thì tất cả chúng ta cũng đều là những chúng sinh có giác cảm, hàm chứa một tâm thức, biết cảm nhận khổ đau và hạnh phúc, luôn ước vọng được khoẻ mạnh và tạo ra những tác động thuận lợi đối với người khác. Phương pháp để giúp thực hiện những điều đó có lẽ là sự tập luyện để cải thiện lấy chính chúng ta, bất kể mục đích tối hậu của sự luyện tập ấy là gì, chỉ cần biết là nó có thể giúp chúng ta đạt được một cách nhanh chóng một số lợi ích nào đó cho chúng ta và cho người khác.

 Tôi chỉ biết khuyên quý vị hãy cố gắng thêm một chút theo chiều hướng trên đây. Sự kiện quý vị đến dự buổi nói chuyện hôm nay cho thấy quý vị có thể đã quan tâm một chút nào đó đến nền văn hóa Tây tạng. Đối với những người Tây tạng đang hiện diện hôm nay, tôi xin được nhân danh họ với tư cách là những người đồng hương và cùng với tất cả những ngưởi đồng hương của tôi trong gian phòng này, chúng tôi cùng nhau xin nhân danh tất cả những người Tây tạng trên quê hương chúng tôi để xin được cám ơn quý vị.

 Nếu chúng ta cùng nhau được hưởng một buổi tối an bình, với mọi tiện nghi như thế này, ấy là nhờ một số người trong chúng ta đã đứng ra tổ chức. Tôi không nhìn thấy họ trong gian phòng này, nhưng tôi vẫn xin được cám ơn họ.

 Bởi vì chúng ta cùng nhau trải qua một buổi tối trong sự cố gắng chung, do đó chúng ta cũng tích lũy được một chút nghiệp tích cực. Để giúp cho những nghiệp tích cực đó được vững chắccường lực hơn, chúng ta hãy mang chúng ra để hồi hướng. Vậy hồi hướng có nghĩa là gì ? Đấy là cách biến những gì tốt đẹpchúng ta đã thực hiện được trở thành kết quả. Vậy chúng ta hồi hướng cho ai tất cả những điều xứng đáng mà chúng ta vừa thực hiện được tối hôm nay ? Chúng ta thật đông, vậy hãy lợi dụng ngay lợi điểm đó : ấy là sự đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. Chúng ta nhận thấy hầu hết chúng sinh đang gặp phải khó khăn, đấy chỉ vì họ đang bị những thể dạng tâm thức kém tốt đẹp chi phối. Chúng ta hãy hồi hướng tất cả những nghiệp tích cực của chúng ta cho tất cả chúng sinh không phân biệt một chúng sinh nào, để giúp họ làm bớt đi mọi cảm nhận sai lầm và những suy tư tiêu cực, và để cầu mong cho tất cả chúng sinh phát huy được những thể dạng tâm thức và những sự cảm nhận đúng đắntốt đẹp.

 Vì lẽ người ta gán cho tôi cái tước hiệu lạt-ma cho nên tôi đành phải xin phép quý vị mang cái tước hiệu đó ra để nguyện cầu và ước vọng cho từng quý vị hôm nay tất cả đều thực hiện được bất cứ hoài bão nào hay ước vọng nào của quý vị. Về phần quý vị cũng thế nếu muốn thực hiện được ước vọng của mình thì cũng phải cố gắng, bởi vì nếu tôi có cầu nguyện cho quý vị nhiều cách mấy đi nữa mà quý vị không động đậy gì cả thì cũng không mang lại một hiệu quả nào...

 

Vài lời góp ý của người dịch :

Bài thuyết giảng trên đây mang tính cách khá đại chúng, thính giả gồm những người Phật giáo và không Phật giáo. Vì thế những gì ngài Dagpo Rimpoché thuyết giảng mang tính cách rất thực tế giúp người hấp hối phản ứng một cách thuận lợiđồng thời cũng giúp cải thiện được cuộc sống thường nhật của mỗi người chúng ta.

Một trong những đặc tính đặc thù của Phật giáo Tậy tạng là tính cách thực tếtích cực, đi thẳng vào áp dụng. Đối với Phật giáo Tây tạng tu tập phải đi đôi với cứu cánh tức là phải mang lại kết quả. Từ bi phải mang lại trí tuệ. Nếu không có kết quả và không thấy trí tuệ ở đâu cả thì sự tu tập cũng chỉ vô ích mà thôi.

Các nhà sư Tây tạng cao thâm thường xuyên thiền định về cái chết, hội nhập vào quá trình diễn biến của cái chết. Đức Đạt-lai Lạt-ma cho biết là Ngài thiền định về quá trình của cái chết từ 6 đến 7 lần mỗi ngày và Ngài tuyên bố thật khiêm tốn là trên nguyên tắc thì Ngài đã thuộc lòng những gì sẽ xảy ra sau khi chết, nhưng đến lúc đó thì mới biết được là Ngài có chủ động được hay không.

Khi cái chết xảy ra thì tứ đại tuần tự thoái hóa, tâm thức cũng thoái hóa, dòng tiếp nối liên tục tâm thần khi loại bỏ được các cấu hợp thô thiển trên đây cũng dần dần trở nên tinh khiết hơn và đạt được thể dạng gọi là "ánh sáng trong suốt của cái chết" trước khi quay trở lại trạng thái thô thiển của sự tái sinh hay thụ thai, tức là giai đoạn hình thành. Người tu tập cao thâm có thể dừng lại trong thể dạng ánh sáng trong suốt và không tái sinh nữa, hoặc quyết định tái sinh nhưng sẽ tái sinh trong những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể giúp đỡ người khác.

Bài thuyết giảng của ngài Dagpo Rimpoché chỉ nêu lên giai đoạn khởi đầu của quá trình cái chết và khuyên chúng ta phải chuẩn bị như thế nào để tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi. Thật vậy nếu tái sinh trong một môi trường mà chung quanh không ai biết đến Đạo Pháp là gì thì sẽ khó cho ta tiếp tục tu tập trong kiếp sau. Vì thế ngoài những điều chỉ dạy của ngài Dagpo Rimpoché chúng ta cũng nên hằng nhắc nhở với mình ước vọng sẽ được tái sinh trong một môi trường có thể giúp cho mình biết được Đạo Pháp để tiếp tục tu nữa, vì chắc chắn là còn lâu lắm ánh sáng của trí tuệ mới hé lộ ra trong tâm thức đầy dục vọng, hận thù và bấn loạn của chúng ta.

(Đức Đạt-lai Lạt-ma có thuyết giảng về vấn đề này và các lời giảng của Ngài đã được in thành sách. Ấn bản tiếng Anh : Advice on Dying, and Living a better life, nhà xuất bản Atria Books, 2002. Ấn bản tiếng Pháp : Vaincre la mort et vivre une vie meilleure, nhà xuất bản Plon, 2003. Hoang Phong chuyển ngữ dưới tựa đề : Chủ động cái chết để tái sinh trong một kiếp sống tốt đẹp hơn, hiện được lưu trữ tại các trang web Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)

Ghi chú :

1- Tức là ngũ uẩn, gồm có: hình tướng, giác cảm, sự nhận biết, sự diễn đạttri thức, tức là những gì tạo ra thân xác và tâm thức của một cá thể.

2- Sáu cơ sở hiểu biết là : thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giáctri thức.

3- Bốn thành phần là : đất, nước, lửa và khí.

4- Chữ nghiệp "karma" bao gồm nhiều nghĩa, các nghĩa chính là :

a) "yếu tố" hay "tác nhân" tâm thần đảm trách sự linh động của tri thức hướng vào một vật thể.

b) "một vết hằn" hay một "tiềm năng" hay "một "xu hướng" tàng ẩn trong tâm thức.

5- Nếu một người biết tập luyện và phát huy một tâm thức an bìnhlợi ích thì rất có thể họ sẽ không bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên trên phương diện y học cũng phải chấp nhậncác loại bệnh tâm thần có nhiều nguyên nhân khác nhau và theo quan điểm Phật giáo thì các nguyên nhân ấy là do nghiệp mà ra. Phát huy một tâm thức an bìnhlợi ích cũng có thể là một cách trực tiếp hóa giải các nguyên nhân ấy.

6- Ta-bà có nghĩa là phải sinh ra và phải chết đi ngoài ý muốn của mình, lệ thuộcchi phối bởi tác động của nghiệp và các yếu tố bấn loạn của tâm thức. Yếu tố bấn loạn chính yếu và quan trọng hơn hết là vô minh (sự hiểu biết sai lầm).

Bures- Sur-Yvette, 20.10.10

Hoang Phong

Ѐ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant