2. Cung Cách Hành Xử

19 Tháng Chín 201000:00(Xem: 5976)
2. Cung Cách Hành Xử

2. Cung Cách Hành Xử:

Cung cách hành xử trong khi lắng nghe giáo pháp được mô tả trong phạm vi những điều nên tránh và những điều nên làm.

2.1. ĐIỀU NÊN TRÁNH

Những hành vi nên tránh bao gồm (1) ba khiếm khuyết của chiếc bình chứa, (2) sáu điều ô nhiễm và (3) năm cách nhớ tưởng sai lạc.

2.1.1 Ba Khiếm Khuyết Của Chiếc Bình Chứa:

Không nên lắng nghe như một chiếc bình bị lật úp. Không có khả năng nhớ được những gì bạn nghe thì lại giống như một cái bình bị thủng lỗ. Còn trộn lẫn những cảm xúc tiêu cực với những điều bạn đang nghe thì giống như một cái bình trong có chứa chất độc.

Bình lật úp. Khi bạn đang lắng nghe giáo pháp, hãy chú tâm lắng nghe những gì được nói ra và đừng để bất kỳ điều gì khác làm cho bạn trở nên xao lãng. Nếu không, bạn cũng sẽ như cái bình bị lật úp, không thể rót gì vào đó được. Mặc dù thân bạn đang hiện diện ở đó, nhưng bạn lại chẳng nghe được một lời nào của giáo lý đang được giảng dạy.

Bình thủng lỗ. Nếu bạn chỉ lắng nghe mà không nhớ được bất kỳ điều gì bạn đã nghe hoặc đã hiểu thì bạn sẽ giống như một cái bình có một chỗ rò rỉ: cho dù có đổ vào đó bao nhiêu nước thì cũng sẽ không giữ lại được chút gì. Dù bạn có được nghe bao nhiêu giáo lý chăng nữa thì bạn cũng chẳng bao giờ có thể thấm nhuần được những giáo lý ấy hay đưa được những giáo lý ấy vào thực hành.

Bình chứa chất độc. Nếu bạn lắng nghe giáo lý với thái độ [hay động cơ] sai lầm, chẳng hạn như bạn mang trong lòng tham vọng trở nên nổi tiếng hay vĩ đại, hoặc lắng nghe với một tâm thức tràn đầy năm độc, thì Giáo Pháp chẳng những không giúp được gì cho tâm bạn mà Giáo Pháp ấy cũng sẽ bị biến đổi thành một cái gì đó hoàn toàn không còn phải là Pháp nữa, hệt như chất cam lồ được rót vào một bình chứa chất độc.

Đó là lý do tại sao Ngài Padampa Sangye, một nhà hiền triết của Ấn Độ đã nói:

Hãy lắng nghe giáo lý giống như một con nai nghe nhạc;
Hãy suy niệm về giáo lý giống như người du cư phương Bắc xén lông cừu;*
Hãy thiền quán về giáo lý giống như người câm thưởng thức thức ăn;** 
Hãy thực hành giáo lý giống như con trâu ‘yak’ háu đói đang ăn cỏ;
Hãy thành tựu giáo lý, giống như mặt trời lộ ra từ sau những đám mây.

Khi lắng nghe giáo lý, bạn phải giống như một con nai bị mê hoặc bởi âm thanh của đàn vīnā tới nỗi không hề chú ý tới người thợ săn ẩn núp đang bắn mũi tên có tẩm thuốc độc. Hãy chắp hai bàn tay lại và lắng nghe, để mỗi lỗ chân lông trên thân bạn cũng đều rúng động và đôi mắt bạn nhạt nhoà đẫm lệ, chớ để cho bất kỳ tư tưởng nào hiện ra làm cản trở việc lắng nghe.

Thật chẳng có gì là tốt lành nếu chỉ có thân bạn là hiện diện ở đó, trong khi tâm bạn lại lang thang theo các niệm tưởng, buông thả lời nói của mình trong một kho chuyện tầm phào, phát biểu bất kỳ điều gì bạn ưa thíchđưa mắt nhìn quanh quẩn khắp nơi. Thậm chí khi lắng nghe giáo lý, bạn nên ngưng cầu nguyện, ngưng niệm các câu minh chú, hay làm bất kỳ một hành vi phước đức nào khác mà bạn có thể đang làm.

Sau khi lắng nghe giáo lý một cách đúng đắn theo cách thức như trên, thì còn một việc quan trọng không kém là phải nắm giữ lại được ý nghĩa của những điều đó, không bao giờ được quên những ý nghiã đóù, và liên tục áp dụng những gì đã được nghe vào thực hành. Như chính bậc Minh Hạnh Túc đã nói:

Ta đã chỉ cho các ông phương pháp 
Đưa tới giải thoát
Nhưng các ông nên biết
Giải thoát tuỳ thuộc vào chính các ông.

Vị Thầy ban truyền cho đệ tử những giáo huấn về cách lắng nghe Giáo Pháp và cách áp dụng Giáo Pháp, cách thức từ bỏ những ác hạnh, thực hiện những thiện hạnh, và cách thức tu tập. Người đệ tửnhiệm vụ phải ghi nhớ những giáo huấn đó, không được lãng quên bất cứ điều gì; phải đem những giáo huấn đó vào thực hành và chứng ngộ được những giáo huấn đó.

Tự mỗi một việâc lắng nghe Giáo Pháp cũng có thể đem đến chút ít lợi lạc. Nhưng trừ phi bạn nhớ được những gì bạn đã được nghe, còn bằng không thì bạn sẽ không có được chút hiểu biết nào về ngôn từ hoặc ý nghĩa của giáo pháp – điều này thì chẳng khác gì việc không được lắng nghe gì hết.

Nếu bạn ghi nhớ giáo pháp nhưng lại trộn lẫn giáo pháp với những cảm xúc tiêu cực ô nhiễm của bạn, thì giáo pháp ấy sẽ không bao giờ là Giáo Pháp thuần tịnh. Như Ngài Dagpo Rinpoche vô song đã nói:

Trừ phi bạn thực hành Pháp phù hợp với Giáo Pháp
Bằng không, chính Pháp ấy sẽ trở thành nguyên nhân của con đường tái sinh xấu ác.

Hãy tự xả bỏ bất kỳ một vọng niệm sai lạc nào liên quan tới vị Thầy và Giáo Pháp, đừng phê bình hay lăng mạ các huynh đệ tâm linh cùng những người bạn đồng hành của bạn, hãy dứt bỏ tánh kiêu căng, khinh miệt, hãy từ bỏ mọi niệm tưởng xấu xa. Bởi vì tất cả những điều này sẽ đưa bạn tới con đường tái sinh vào các cõi thấp.

2.1.2 Sáu Điều Ô Nhiễm:

Trong “Luận Lý Mạch Lạc” có nói:

Kiêu mạn, thiếu lòng tin và thiếu tinh tấn,
 Xao lãng bên ngoài, căng thẳng bên trong và chán nản;

 Đây là sáu điều ô nhiễm.

Hãy từ bỏ sáu điều sau đây: (1) kiêu hãnh tự tin rằng bản thân bạn giỏi giang hơn vị Thầy đang giảng Pháp, (2) không tin tưởng nơi vị Thầy và giáo lý của Ngài, (3) không chuyên tâm nỗ lực đến gần với Pháp, (4) để cho những sự kiện bên ngoài làm cho xao lãng, (5) tập trung năm giác quan hướng vào bên trong một cách quá căng thẳng, và (6) chán nản vì nhiều lý do chẳng hạn như vì bài giảng quá dài.

Trong tất cả những cảm xúc tiêu cực thì kiêu mạn và ganh tị là những cảm xúc khó nhận diện nhất. Vì vậy, hãy khảo sát tâm bạn một cách tỉ mỉ. Nếu bạn có bất kỳ cảm tưởng nào cho rằng những phẩm tính mà bạn có được có chút gì đó đặc biệt, cho dù là chỉ một chút, dù trên phương diện thế gian hay phương diện tâm linh, thì điều ấy cũng sẽ khiến cho bạn mù loà trước những lỗi lầm của chính mình và không nhận thấy được những phẩm tính tốt đẹp của người khác. Vì thế, hãy từ bỏ tánh kiêu mạn và luôn luôn hạ mình xuống một vị trí thấp kém.

Nếu bạn không có lòng tin thì lối vào Giáo Pháp đã bị lấp kín. Trong bốn loại niềm tin,11 hãy hướng tới niềm tin bất thối chuyển.

Mối quan tâm 12 của bạn đối với Giáo Pháp là nền tảng của tất cả những gì bạn sẽ thành đạt. Vì thế, tùy theo mức độ quan tâm của bạn sâu dầy, trung bình hay thấp kém, mà bạn sẽ trở thành một hành giả siêu việt, trung bình, hay kém cỏi. Và nếu bạn hoàn toàn không quan tâm tới Pháp thì sẽ chẳng có được chút kết quả nào. Như ngạn ngữ có nói:

Giáo Pháp không phải là tài sản của riêng ai. Giáo Pháp thuộc về bất kỳ kẻ nào tinh tấn nhất.

Để có được Giáo Pháp, chính bản thân Đức Phật đã phải trả giá bằng hàng trăm gian khó. Để có được một bài kệ chỉ có bốn dòng, Ngài đã khoét thịt mình làm thành những chiếc đèn cúng dường, đổ đầy dầu và đặt vào đó hàng ngàn tim đèn cháy đỏ. Ngài đã nhảy vào những hầm lửa, cắm hàng ngàn đinh sắt vào thân thể mình.13

Cho dù phải đối diện với hỏa ngục nóng đỏ hay những lưỡi dao sắc nhọn, 
Hãy tìm cầu Giáo Pháp cho tới khi bạn lìa đời.

Vì thế, hãy lắng nghe những lời giáo huấn một cách tinh tấn, với nỗ lực to lớn, hãy quên đi cái nóng, cái lạnh và tất cả mọi thử thách khác.

Thông thường tâm thức ta thường có khuynh hướng mải mê chạy theo các đối tượng của sáu giác quan14 và khuynh hướng này chính là gốc rễ của tất cả mọi ảo giác hư huyễn trong vòng sinh tử luân hồi và là nguồn gốc của mọi đau khổ. Đây là cách mà con thiêu thân chết cháy trong ngọn lửa vì nhãn thức của nó bị sắc tướng lôi cuốn; là cách con hươu bị thợ săn giết chết vì nhĩ thức của nó bị âm thanh lôi cuốn; là cách những con ong bị những cây ăn thịt nuốt chửng vì bị mùi vị của cây ấy hấp dẫn; là cách những con cá cắn câu vì vị giác của chúng bị nhử bởi hương vị của mồi câu; là cách những con voi chết đuối trong đầm lầy vì chúng thích cảm giác thân thể đắm trong bùn. Cũng thế, bất kỳ khi nào bạn đang lắng nghe Pháp, đang giảng dạy, đang thiền định hay đang tu tập thực hành Pháp, thì điều quan trọng là bạn không được chạy theo những khuynh hướng huân tập trong quá khứ, không ấp ủ những cảm xúc về tương lai, và không để những tư tưởng hiện tại bị xao lãng bởi bất kỳ điều gì quanh bạn. Như Gyalse Rinpoche đã có nói:

Niềm vui và nỗi muộn phiền của quá khứ giống như những bứùc tranh vẽ trên nước:
Chẳng còn lại dấu vết gì. Chớ chạy theo chúng!
Nhưng nếu chúng xuất hiện trong tâm, hãy quán chiếu xem thành công hay thất bại đến và đi như thế nào.
Ngoài Pháp ra, còn có thể tin vào thứ gì khác, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’? 15

Kế hoạchdự án tương lai giống như lưới thả nơi sông cạn.
Sẽ không bao giờ đem lại được những gì bạn mong muốn. Hãy hạn chế những khát khao và nguyện ước!
Nhưng nếu chúng xuất hiện trong tâm, hãy nghĩ đến ngày giờ chết bất định:
Còn có thời giờ cho bất cứ việc gì khác không ngoài Pháp, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’?

Việc làm hiện tại giống như công việc trong giấc mơ,
Hãy quẳng chúng sang bên vì mọi nỗ lực như thế đều vô nghĩa.
Hãy dửng dưng không tham luyến ngay cả món tiền bạn kiếm được do mồ hôi nước mắt
Tất cả mọi việc làm đều không có thực chất, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’!

Theo đó, giữa những thời công phu thiền định, hãy tập cách kiểm soát mọi niệm tưởng khởi lên từ tam độc;
Cho đến khi tất cả niệm tưởng và tri giác hiển lộ như Pháp Thân.
Điều này không thể bỏ qua -- hãy hồi nhớ lại bất cứ khi nào cần thiết.
Chớ buông lung theo những vọng tưởng mê lầm, hỡi những hành giả trì tụng minh chú ‘mani’!

Cũng có câu nói rằng:

Đừng dệt mộng tương lai. Vì nếu làm như vậy,
Bạn chẳng khác nào người cha của Mặt Trăng DanhTiếng!

 Câu nói trên muốn nhắc tới câu chuyện của một người nghèo khổ đi ngang qua một đống lúa mạch lớn. Ông ta cho lúa mạch vào một bao lớn, treo nó lên xà nhà, rồi nằm bên dưới bao lúa ấy và bắt đầu mơ mộng hão huyền.

“Số lúa mạch này sắp làm cho ta thực sự giàu có,” ông ta nghĩ như thế. “Khi đã giàu, ta sẽ lấy vợ... Nhất định là cô ta sẽ sinh một đứa con trai... Ta nên gọi nó là gì nhỉ?”

Ngay lúc đó mặt trăng xuất hiện, và ông ta quyết định đặt tên đứa con là Mặt Trăng Danh Tiếng. Tuy nhiên vào lúc đo,ù có một con chuột đang gặm sợi dây đỡ cái túi. Đột nhiên sợi giây đứt bung, cái túi rớt lên người làm ông ta chết ngay.

Những giấc mơ về tương lai và quá khứ như thế sẽ chẳâng bao giờ đem lại kết quả và chỉ là sự phá rối. Hãy từ bỏ hết thảy những giấc mơ như thế. Hãy tỉnh thứcchú tâm lắng nghe với lòng cẩn trọng.

Không nên tập trung tư tưởng một cách quá căng thẳng, nhặt nhạnh ra từng chữ, từng điểm một, như con gấu dremo bới tìm ‘mạc mốt’ – mỗi lần bạn nắm bắt được một đề mục nào, bạn lại quên đi đề mục trước đó, và sẽ chẳng bao giờ hiểu được cái tổng thể. Tập trung quá nhiều cũng làm bạn buồn ngủ. Thay vào đo,ù hãy giữ một sự quân bình giữa căng thẳng và buông lỏng.

Có lần Ngài Ānanda đang dạy Śrona thiền định. Śrona rất khó có thể hiểu được điều đó một cách đúng đắn. Đôi khi ông ta quá căng thẳng, đôi lúc lại quá buông lỏng. Śrona đem vấn đề ra hỏi Phật, Đức Phật bảo: “ Khi còn là cư sĩ, ông là người đánh đàn vīnā rất hay phải không?”

“Vâng, con chơi rất hay.”
“Vậy âm thanh đàn vīnā của ông hay nhất khi lên dây thật căng hay thật chùng?”
“Âm thanh nghe hay nhất khi giây không căng quá mà cũng không chùng quá.”
“Tâm ông thì cũng tương tự như thế,” Đức Phật bảo; và nhờ thực hiện theo lời khuyên này mà Śrona đạt được kết quả.

Ngài Machik Labdrưn có nói:

Hãy định tâm vững chắc và lơi lỏng thư dãn: 16
Đây là điểm trọng yếu của cái Thấy (kiến).

Đừng để tâm bạn quá căng thẳng hay quá tập trung hướng vào bên trong; hãy để các giác quan của bạn thoải mái tự nhiên, cân bằng giữa buông lỏng và căng thẳng

Bạn không nên cảm thấy mệt mỏi khi lắng nghe giáo huấn. Đừng nên chán nản khi bạn cảm thấy đói hay khát trong khi lắng nghe một bài giảng quá dài, hoặc khi bạn phải chịu đựng những phiền toái do nắng, mưa, gió, v.v. gây ra... Hãy hoan hỷ vì hiện nay bạn đang có được những điều kiện tự dothuận duyên của đời người, rằng bạn đã gặp được một vị chân sư, và bạn có thể lắng nghe những giáo huấn sâu xa của Ngài.

Sự kiện bạn đang được nghe Giáo Pháp thâm diêäu vào thời điểm này là kết quả của công đức được tích lũy từ vô lượng kiếp. Giống như bạn đang được ăn một bữa ăn khi mà bạn chỉ có thể ăn được một bữa duy nhất trong hàng trăm bữa ăn trong suốt cả cuộc đời bạn. Vì vậy, để tiếp nhận những giáo lýù này, hãy khẩn thiết lắng nghe với lòng hoan hỷ; hãy phát nguyện chịu đựng cái nóng, cái lạnh và bất kỳ thử thách, khó khăn nào có thể xảy ra.

2.1.3 Năm Cách Nhớ Tưởng Sai Lạc:

Hãy tránh việc nhớ chữ mà quên nghĩa,
Hoặc nhớ nghĩa mà quên lời.
Hãy tránh việc nhớ cả hai mà không hiểu ý;
Nhớ lộn xộn, hay nhớ sai lạc không chính xác.

 Không nên gán một tầm quan trọng thái quá cho những cú pháp biến hoá tao nhã mà không cố gắng phân tích ý nghĩa sâu xa của văn tự, chẳng khác nào một đứa bé đang nhặt hoa. Vì chỉ có văn tự suông thì chẳng có lợi ích gì cho tâm thức. Ngược lại, chớ xem thường cách thức những giáo huấn đó được giải bày, và coi đó chỉ thuần là ngôn từ nên chẳng có gì là cần thiết. Nếu như vậy thì mặc dù bạn có thể thấu hiểu được ý nghĩa thâm sâu, nhưng bạn sẽ không còn có được phương tiện để có thể diễn đạt ý nghĩa đó. Văn tự và và ý nghĩa sẽ mất đi mối liên kết.17

Nếu bạn nhớ được giáo lý mà không nhận ra được những mức độ khác nhau [của ý nghiã] – gồm có ý nghĩa thích hợp, chân nghĩa và ý nghĩa gián tiếp – thì bạn sẽ nhầm lẫn về những điều mà văn tự muốn ám chỉ.18 Điều này có thể dẫn bạn xa rời Chân Pháp. Nếu ghi nhớ một cách lộn xộn thiếu trật tự thì bạn sẽ làm cho sự liên tục đúng đắn của giáo lý ấy bị rối tung lên, và rồi mỗi lần bạn lắng nghe, giải thích hay thiền định về giáo lý ấy, sự nhầm lẫn rối tung kia sẽ còn tăng lên gấp bội. Nếu bạn nhớ không chính xác những điều đã được nói ra, vô số vọng niệm sai lầm sẽ gia tăng.19 Điều này sẽ làm hư hỏng tâm bạn và làm giảm giá trị của những giáo huấn. Hãy từ bỏ tất cả những lỗi lầm này và hãy ghi nhớ tất cả – gồm có văn tự, ý nghĩa và thứ tự của bài giảng – một cách đúng đắn, không có bất kỳ sai lạc nào.

Dù bài giảng có dài và khó tới đâu chăng nữa, bạn chớ nên ngã lòng và đừng tự hỏi chừng nào sẽù kết thúc; hãy kiên trì. Và dù bài giảng có ngắn gọn và đơn giản tới đâu, bạn cũng đừng đánh giá thấp, cho rằng đây là những điều hoàn toàn sơ đẳng.

Như thế thật là cực kỳ cần thiết để bạn có thể nhớ được cả văn tự lẫn ý nghĩa một cách hoàn hảo, đúng trình tự và với tất cả mọi sự cùng nối kết lại với nhau một cách đúng đắn.

2.2 ĐIỀU NÊN LÀM:

Cung cách hành xử nên noi theo trong lúc lắng nghe Giáo Pháp được giải thích như bốn ẩn dụ, sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba- la-mật), và những phương cách hành xử khác.

2.2.1 Bốn Ẩn dụ:

Trong Kinh Hoa Nghiêm (Arranged Like a Tree Sutra- Gandhavyuha) có nói:

Thiện nam tử, ông nên nghĩ bản thân ông như người bị bệnh,
Giáo Pháp là phương thuốc,
Đạo sư tâm linh là một y sĩ thiện xảo,
công phu hành trì là cách thức để hồi phục.

 Chúng ta đang bị bệnh. Từ vô thủy, trong biển khổ vô biênvòng sinh tử luân hồi này, chúng ta đã bị hành hạ bởi bệnh tật của tam độc, và hậu quả chính là ba loại đau khổ.

Khi người ta bị bệnh nặng, họ đi tham vấn một vị y sĩ tài ba. Họ nghe theo lời khuyên của ông bác sĩ, dùng bất kỳ loại thuốc nào mà ông ta cho, và làm tất cả những điều có thể làm để vượt qua bệnh tật và trở nên khỏe mạnh. Tương tự, bạn nên tự mình điều trị những bệnh tật của nghiệp, điều trị những cảm xúc tiêu cực và chữa lành đau khổ bằng cách tuân theo hướng dẫn của ông bác sĩ đầy kinh nghiệm, vị Thầy tâm linh chân chính, và bằng cách sử dụng thần dược của Giáo Pháp.

Việc theo chân một vị Thầy mà không làm theo những điều Ngài hướng dẫn thì cũng giống như không vâng lời bác sĩ, điều đó làm cho ông không có cơ hội để chữa lành bệnh cho bạn. Không uống thuốc của Giáo Pháp – có nghĩa là không áp dụng Giáo Pháp vào thực hành – thì cũng giống như có vô số thuốc men và chỉ dẫn ngay cạnh bên giường mà không bao giờ bạn chạm tới chúng.

Ngày nay, người ta thường phát biểu đầy vẻ lạc quan: “Lạt ma, xin đoái thương tới con với lòng bi mẫn!”, và cho rằng dù có họ có tạo ra nhiều điều khủng khiếp cách mấy chăng nữa, ho cũng sẽ không bao giờ phải gánh chịu hậu quả. Họ ước đoán rằng vị Thầy, với lòng bi mẫn, sẽ quăng họ lên cõi Trời như thể Ngài đang ném một viên sỏi. Nhưng khi ta nói rằng vị Thầy đang gia hộ chúng ta với lòng bi mẫn thì điều này thực sự muốn nói tới việc Ngài đã nhận chúng ta làm đệ tử của Ngài với tràn đầy lòng thương yêu, đã ban cho chúng ta những giáo huấn sâu xa, khai thị cho chúng ta điều gì cần làm và điều gì nên tránh, chỉ dẫn cho chúng ta con đường giải thoát đã được Đấng Chiến Thắng giảng dạy. Có thể có lòng bi mẫn nào to lớn hơn thế được không? Điều này tùy thuộc vào việc chúng ta có tận dụng được lòng bi mẫn này và thực tâm theo đuổi con đường giải thoát hay không.

Giờ đây là lúc chúng ta được sinh ra làm người tự do và được ban cho nhiều điều kiện thuận lợi, giờ đây là lúc chúng ta biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Ở bước ngoặt này, trong một hoàn cảnh hoàn toàn tự do, chúng ta có thể quyết định chọn lựa và quyết định của chúng ta vào lúc này sẽ định rõ số phận của chúng ta tốt hơn hoặc xấu đi trong suốt chiều dài tương lai sau này.20 Điều tối quan trọng là chúng ta hãy chọn lựa một lần cho xong giữa sinh tửniết bàn, và hãy đưa những giáo huấn của bổn sư của chúng ta vào thực hành.

Những người hướng dẫn các buổi lễ trong làng sẽ làm cho bạn tin rằng ngay trên tử sàng, bạn vẫn còn có thể đi lên [cõi cao] hay đi xuống [cõi thấp], như thể bạn đang điều khiển một con ngựa bằng dây cương. Nhưng vào lúc đó, trừ phi bạn đã thuần thục với con đường tu, trâän gió nghiệp dữ dội của những hành vi trong quá khứ của bạn sẽ săn đuổi bạn, trong khi ở phía trước, một màn đen kịt khủng khiếp đổ xô tới vào lúc bạn hoàn toàn bất lực, bị lôi tuột xuống một con đường dài đầy hiểm nguy của trạng thái trung ấm. Vô số những thuộc hạ của Thần Chết sẽ đuổi bắt bạn với những tiếng kêu thét: “Giết! Giết! Đánh! Đánh!” Làm thế nào trong khoảnh khắc đó, khi không có nơi để chạy tới, không có chỗ để ẩn náu, không chốn nương tựa và không chút hy vọng, khi bạn đang tuyệt vọng và không biết phải làm gì – làm thế nào vào một thời điểm quyết định như thế mà bạn có thể làm chủ được việc mình đi lên [cõi cao] hay đi xuống [cõi thấp]? Như Đấng Vĩ Đại xứ Oddiyana có nói:

Đợi tới lúc được nhận lễ gia lực 21 trên một tấm bảng có ghi tên bạn thì đã quá muộn! Khi ấy, thần thức của bạn đã hoàn toàn lang thang trong trạng thái trung giới như một con chó mê muội, và bạn sẽ thấy ra rằng ngay cả việc chỉ nghĩ tưởng về những cảnh giới cao hơn thôi cũng thật vô cùng khó khăn.

Thật ra thì bước ngoặt quyết định, thời điểm duy nhất mà bạn thật sự có thể hướng dẫn mình đi lên hay đi xuống như thể đang điều khiển một con ngựa bằng dây cương, là ngay lúc này đây, trong khi bạn đang còn sống.

Là một con người, thiện hạnh của bạn mạnh mẽ hơn thiện hạnh của các loài chúng sinh khác. Mặt khác, điều này cho bạn một cơ hội, vào lúc này và ngay tại đây, trong chính đời này của bạn, để bạn có thể dứt bỏ sinh tử luân hồi một lầnmãi mãi.22 Nhưng [cũng tương tự như thế], những ác hạnh của bạn cũng mạnh mẽ hơn. Do đó bạn cũng có thể quả quyết rằng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi vực sâu của những cõi thấp. Vì thế, giờ đây là lúc bạn đã gặp được một vị thầy, một vị bác sĩ thiện xảo, và gặp được Giáo Pháp, là thần dược chiến thắng cái chết. Đây là lúc để áp dụng bốn pháp ẩn dụ, đưa giáo lý bạn đã được nghe vào thực hành, và du hành trên con đường dẫn tới giải thoát.

Quyển “Kho Tàng Phẩm Hạnh Cao Quý” mô tả bốn khái niệm sai lạc cần phải tránh, là những khái niệm đối nghịch với bốn ẩn dụchúng ta đã đề cập tới ở trên.

Người miệng lưỡi nông cạn, với bản tánh xấu ác.
Đến với vị thầy như thể Ngài là một con hươu xạ.
Rút tỉa xạ hương, Giáo Pháp viên mãn,
Tràn đầy khoái lạc, họ phỉ báng giới nguyện.

 Những người như thế coi vị Thầy tâm linh của họ như một con hươu xạ, Giáo Pháp như xạ hương, bản thân họ là người đi săn, và công phu hành trì miên mật là cách thức để giết chết con hươu với một mũi tên hay một cái bẫy. Họ không hành trì giáo huấn mà họ đã thọ nhận và hoàn toàn không cảm thấy mang chút ân nghĩa gì đối với vị Thầy. Họ sử dụng Giáo Pháp để tích luỹ ác hạnh, và điều này giống như một cái cối đá kéo lôi họ đoạ xuống những cõi thấp.

2.2.2 Sáu Pháp Toàn Thiện Siêu Việt (Lục Độ Ba La Mật)

Trong Mật-điển Liễu Nghĩa Giáo Huấn Tổng Hợp Các Pháp Môn có nói:

Hãy cúng dường phẩm vật tối hảo như hoa thơmbồ đoàn,
Hãy thu vén [đạo tràng] và tự kiểm soát cung cách hành xử,
Chớ làm tổn thương bất kỳ chúng sinh nào,
Hãy chân thành tin tưởng nơi Thầy của bạn,
Hãy lắng nghe các giáo huấn của Ngài không xao lãng
Và đặt câu hỏi để xua tan các nghi ngờ;
Đây là sáu pháp toàn thiện siêu việt của người lắng nghe Pháp.

Một người đang nghe giáo lý nên thực hành sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba-la-mật) như sau:

Hãy chuẩn bị chỗ ngồi cho vị thầy, sắp xếp các tấm bồ đoàn lên đó, hãy dâng cúng một mạn đà la, hoa thơm, và các phẩm vật cúng dường khác. Đây chính là thực hành bố thí.

Hãy quét dọn sạch sẽ [đạo tràng] hay quét dọn căn phòng sau khi đã cẩn thận rửa sạch bằng nước mát, và hãy tự chế mọi hành vi thiếu tôn kính. Đây chính là thực hành trì giới.

Tránh làm tổn hại chúng sinh, ngay cả những con côn trùng nhỏ bé nhất, và hãy chịu đựng nóng, lạnh và mọi gian khó khác. Đây chính là thực hành nhẫn nhục

Đặt sang một bên bất kỳ quan niệm sai lạc nào liên quan đến vị Thầy và đến giáo lý, hãy hoan hỷ lắng nghe với niềm tin chân thật. Đây chính là thực hành tinh tấn.

Hãy lắng nghe những giáo huấn của Đạo Sư một cách chú tâm không xao lãng. Đây chính là thực hành thiền định.

Và hãy đặt câu hỏi để xua tan bất kỳ do dự hay mối nghi hoặc nào. Đây chính là thực hành trí tuệ.

2.2.3 Những Phương Cách Hành Xử Khác

Nên tránh tất cả những cung cách hành xử thiếu tôn kính. Vīnaya (Luật tạng) có nói:

Không giảng dạy cho những người thiếu tôn kính
Những người không bệnh mà trùm khăn đội đầu,
Những người mang gậy gộc, vũ khí và che dù, 
Hay những người quấn khăn trên đầu.

Và trong Jātakas (Truyện Tiền Thân Đức Phật) có nói:

Hãy chọn chỗ ngồi thấp nhất
Hãy vun bồi giới luật trang nghiêm hoàn hảo.
Với đôi mắt tràn đầy hoan hỷ,
Hãy uống từng lời như uống cam lồ,
Và hãy hoàn toàn chú tâm.
Đó là cách lắng nghe giáo lý.

_______________________________________________

Taì liệu trích dẫn trên đây đã được Nhóm Longchenpa chuyển Việt ngữ lần đầu vào năm 2004. Thanh Liên hiệu đính sơ khởi (2006). Tâm-Bảo-Đàn tổng hiệu đính (2007).

Muốn đóng góp tịnh tài cho dự án ấn tống toàn bộ luận giải Lời Vàng Của Thầy Tôi của Đại Sư Patrul Rinpoche (trên 750 trang), xin liên lạc viet_vajra@yahoo.com hoặc vào xem trang nhà www.vietvajra.org.

06-24-2007 12:23:34

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant