1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4823)
1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm

1

Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216)
Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm

Namo gurubhadraya
Đến chư đạo sư và bổn tôn cá nhân an trụ bất khả phân,
Bậc hợp nhất mọi phẩm tính vào dòng tâm thức,
Con đảnh lễ với thân, khẩu, ý thanh tịnh;
Con cúng dường thoát khỏi người bám chấp và sự chấp bám;
Con tán thán bằng tâm, vượt lên hoạt động của ngữ, thoát khỏi sự tạo tác;
Con sám hối mà không vướng mắc bởi tội lỗi vi phạm trong ba thời;
Con quy y không đối tượng, thoát khỏi sợ hãi;
Con tạo tác vô lượng bồ đề tâm không có đối tượng,
Bản tánh của điều đó là dharmata,1 như không gian;
Gốc rễ của công đức không tích lũy là sự hồi hướng để giác ngộ;
Chấp nhận hiện tượng rỗng rang của mandala này;
Xin ban phước cho con, đấng ban phước.

Chỉ khi nào sự thấu suốt được thiết lập (thành tựu), 
thì sẽ như chư Phật từng nói, 
“Tất cả thấy biết về tánh không đều là nguồn gốc của lỗi lầm,”
Cho nên, sự thấy biết là không thể thấy biết.
Người có trí tuệ, thì không thấy biết;
Người có trí thông minh sắc bén, thì vượt trên mọi ngôn từ
Với người tinh tấn, chẳng có gì để thiền định;
Với người có niềm tin, chẳng có nguyên nhân và kết quả;
Với người có lòng bi thì không có chúng sinh;
Với người tích lũy công đứctrí tuệ, chẳng có Phật quả.
Thoát khỏi những cực đoan là vượt lên tri kiến, biểu hiện, và đối tượng, Madhyamaka,3
Chittamatra,4 và còn nữa,
biểu hiện trong ngôn từsự tạo tác.
tư duy trong tâm là khái niệm,
bản tánh5 thì không thể biểu hiện và không thể nghĩ bàn.
Chừng nào thấy biết còn tiếp tục hiện hữu,
thì chẳng giải thoát khỏi mọi đau khổ.
Dựa trên khái niệm là đại vô minh;
nên mới nói rằng, chúng sinh bị chìm đắm trong biển luân hồi.
Nếu dòng tâm thức không được giải thoát bằng việc nghe,
đừng diễn tả cái thấy bằng ngôn từ!
Với kinh điển, nguyên nhân, và upadesha,
cái thấy được xác quyết, tâm được thanh thản.
Chỉ khi thực hành thiền định đã được thực hiện,
thì chẳng có thiền định và cũng không có người thiền định.
Thiền định đó, thoát khỏi các cực đoan là không có đối tượng,
do vậy hãy buông bỏ các hoạt độngthực hành của mình.

Với tâm không có tâm, hãy nhìn vào tâm;
nếu thấy được, đó không phải là tự tâm.
Với cái thấy không có cái thấy, tự tâm sẽ được thấy;
hãy an trụ không sao lãng trong tâm không có cái thấy.
Nếu bám luyến, hãy tạo nối kết với sự trong sáng;
nếu tán loạn, hãy neo giữ với móc sắt của sự hồi tưởng.
Thiền định là sự trong sáng không khái niệm.
Đừng diễn tả thiền định bằng ngôn từ,
khi chưa kết nối được với cam lồ của kinh nghiệm!
Hãy bắt đầu với việc phát triển lòng bi và bodhichitta (ý muốn giác ngộ);
vào lúc kết thúc, hãy hồi hướng công đức cho sự giác ngộ.

Chỉ khi thực hành hạnh,
người ta kinh nghiệm được kiến và thiền.
Có dấu ấn những điều thích thú,
hãy thực hiện hạnh không lấy và không bỏ.
Đừng đặt hạnh vốn tự nhiên không giả tạo như vậy
về phía tà hạnh.
Đừng đặt hạnh thăm viếng bạn bè
về phía cư xử bừa bãi.
Đừng đặt hạnh không bám chấp vào một sở thích
về phía tham dụcsân hận.
Đừng đặt hạnh buông xả không hoạt động
về phía bất thiện!
Đừng đặt hạnh tịnh hóa hoàn toàn ba thừa6 vào đạo đức bị nhiễm ô.
Đừng đặt hạnh thiếu đạo đứcvô đạo đức trong sự trung lập.

Chỉ khi Phật quả được thiết lập,
ngoài tâm ra thì chẳng có Giáo Pháp.
Khi nhận biết được tự tâm, đó là Phật,
đừng tìm kiếm Phật ở nơi nào khác.
Hãy đừng đặt dharmakaya đang sở hữu hai thanh tịnh7
về phía nền tảng.8
Đừng bám chấp cốt tủy của Phật
trong rupakaya (Sắc Thân), xuất hiện 
nhằm điều phục chúng sinh.
Về căn bản, chẳng có Phật;
đừng hy vọng đạt thành tựu.
Về tối hậu, chẳng có chúng sinh;
đừng sợ hãi đau khổ.

Trong cái thấy thiếu tư duy hay diễn tả,
người ta bị lừa gạt bởi việc nghe và
sự suy ngẫm về sutra và tantra.
Trong thiền định không bị rơi vào các thái cực,
người ta bị lừa gạt bởi việc tạo nỗ lực của thân và tâm.
Trong hoạt động tự nhiên không ngừng đó của hạnh,
người ta bị lừa gạt bởi lạc vào tà hạnhcư xử bừa bãi.
Kết quả là, bất khả phân giữa luân hồiniết bàn,
người ta bị lừa gạt vì bị rơi về phía hy vọngsợ hãi.
Cái thấy đó của Đại Trung Đạo
cực lạc không ảo tưởng vì đó không phải là sự xác nhận.
Thiền định ấy buông xả thân và tâm, 
cực lạc không ảo tưởng vì điều đó không cần nỗ lực.
Hạnh đó, nguyên nhân nền tảng của tham dụcsân hận,
cực lạc không ảo tưởng vì nó không lấy hay bỏ.
Kết quả đó, mahamudra,
cực lạc không ảo tưởng vì kết quả ấy không có hy vọngsợ hãi.
Nếu không tạo tác, đó là kiến.
Nếu không sao lãng, đó là thiền.
Nếu buông bỏ hoạt động, đó là hành.
Nếu tự tâm được nhận biết, đó là kết quả.
Nếu cắt đứt nghi ngờ, đó là kiến.
Nếu không sao lãng, đó là thiền.
Nếu không bám luyến và chấp giữ, đó là hành.
Nếu các phẩm tính được đầy đủ, đó là kết quả.

Nói chung, với người đã nhận ra cái thấy,
nếu không có đối tượng của thiền định,
vị đại thiền giả đó không có một thực hành.
Nếu không có hành để thực hiện,
đó là yoga thoát khỏi hạnh.
Nếu không có kết quả,
[trong bản văn gốc Tây Tạng thiếu mất dòng này]
cái thấy rốt ráo là không có cái thấy,
kết luận triết học không cần thiết ở đây;
thiền định cao nhất là không thiền định,
tâm chấp bám không cần thiết ở đây,
hạnh cao nhất là không hạnh,
tà hạnh không cần thiết ở đây;
quả cao nhất là không kết quả,
hy vọngsợ hãi không cần thiết ở đây.

Nói chung, không có đối tượng để thấy trong Thực tại,
bây giờ, tương tự, cái thấy không là cái thấy.
Không có đối tượng của thiền định trong bản tánh bổn nguyên,
giờ đây, tương tự, thiền định là không thiền định.
Trong trạng thái tự nhiên,12 không có hạnh,
giờ đây, cũng vậy, hạnh là không hạnh.
Nếu kiến không có trung tâmgiới hạn,
chắc chắn người ta có thể nghĩ nó là không gian.
Nếu không dao động hay chuyển động trong thiền định,
chắc chắn người ta có thể nghĩ nó là núi.
Nếu sự trong sáng trong kinh nghiệm không bị che ám,
chắc chắn người ta có thể nghĩ nó là mặt trờimặt trăng.
Nếu không lấy hay bỏ trong hành,
chắc chắn người ta có thể nghĩ nó là mặt đất.
Nếu khônghy vọngsợ hãi trong kết quả,
chắc chắn người ta có thể nghĩ họ đã thoát khỏi bám chấp.

Thiền định có thể hoặc không thể hòa nhập vào cái thấy,
nhưng khi thiền định được hòa nhập vào cái thấy,
thì chẳng có sao lãng trong tánh rốt ráo bổn nguyên.
Cái thấy có thể hoặc không thể được hòa nhập vào thiền định,
nhưng khi cái thấy được hòa nhập vào thiền định,
thì chẳng còn bám chấp vào mùi vị của dhyana.13
Kiến và thiền có thể hoặc không thể được hòa nhập vào hành,
nhưng khi kiến và thiền được hòa nhập vào hành,
kinh nghiệm nhận biết của thiền định và hậu thiền định sẽ khởi lên.
nhận biết không khởi lên trong tâm,
vậy cái thấy cao có lợi gì?
Vì nó không trở thành một giải độc cho các nhiễm ô,
vậy thiền định giỏi được ích lợi gì?
trí tuệ không được kết nối với lòng bi,
vậy hành nghiêm ngặt có lợi gì?
lỗi lầm của ta không giảm, thậm chí trên bề mặt,
vậy Phật quả bổn nguyên ích lợi gì?14
Nếu ý nghĩa của sự không khởi lên được nhận biết,
người ta đã đạt đến giới hạn của kiến.
Nếu cả hai thiền định và hậu thiền định không hiện hữu,
người ta đã đạt đến giới hạn của thiền.
Nếu hủy hoại và bảo vệ bị vô hiệu hóa,15
người ta đã đạt đến giới hạn của hành.
Nếu người ta đạt được cả hai dharmakaya và rupakaya,16
người ta đã đạt đến giới hạn của kết quả.

Khảo sát tâm về kiến; 
xem coi có sự hiện hữu hay không hiẹân hữu của thường kiến và đoạn kiến?
Khảo sát tâm về thiền định
xem có thấy sự hiện hữu hay không hiện hữu của tâm sao lãng?
Khảo sát tâm về hành;
xem có thấy sự hiện hữu hay không hiện hữu của cái thấy thô tục?
Khảo sát tâm về kết quả,
xem có thấy sự hiện hữu hay không hiện hữu về khả năng chịu đựng gian khổ?
Kiến là sự hướng dẫn của tâm,
thiền là con đường của tâm,
hành là bạn hữu của tâm,
kết quả là nơi trú của tâm.
Bầu trời của kiến được xem là cao,
biển của thiền được xem là sâu,
lãnh vực của hành được xem là nơi trồng trọt,
thu hoạch của kết quả được xem là đã chín.

Dù con không có được hiểu biết tốt nhất,
nhưng nhờ học hỏi với các vị đạouyên bác,
nhờ tích lũy tri kiến của việc nghe và suy niệm,
đây là cách hiểu của nhận biết xuất hiện ra sao.
Tương tự với cái ách và cổ của con rùa biển,17
hiểu rằng cuộc sống làm người là khó có được.
Tương tự như viên ngọc trên đỉnh đầu của Takshaka,18
hiểu biết rằng khó tìm được vị đạo sư.
Hiểu được sự thay đổi của thân qua bốn mùa,
như dấu hiệu bí mật của cái chết.
Giống như người bị lưu vong nơi xứ sở của kẻ thù,
hiểu rằng mọi thứ đều phải bỏ lại sau khi chết.
Giống như màu sắc của lông con công,
hiểu ra được mọi sự đều sinh từ nghiệp.
Nếu bản tánh của rỗng không được nhận biết,
hiểu được rằng không có việc sinh ra trong samsara.
Giống như sự phản chiếu trong gương,
hiểu ra bản tánh của hình tướng là rỗng không.
Giống như thấy sự phô diễn trong giấc mộng,
hiểu được rằng bản tánh của rỗng không là hình tướng.
Giống như màu vàng rực rỡ của whey (chất lỏng giống nước còn lại khi sữa chua đã đông),
hiểu ra bản tánh19 là hoàn toàn thuần khiết.
Giống như những đám mây, đồ dơ bẩn, gỉ sắt,
hiểu ra việc dựa trên khái niệm là ngẫu nhiên.
Hiểu được tính dựa trên khái niệm là samsara (luân hồi),
hiểu ra tính không khái niệm là nirvana (niết bàn).
Hiểu được luân hồiđau khổ,
hiểu biết giải thoátcực lạc.
Hiểu ra cả hai hạnh phúcđau khổ đều không hiện hữu,
hiểu được rỗng không bổn nguyên là giải thoát từ ban sơ.20

Nói chung, nếu nhận biết xuất hiện trong tâm, đó là cực lạc,
nếu kiến được nhận biết, cực lạc lần nữa.
Huyễn thân chín muồi21 là cực lạc;
nếu không có bệnh tật, cực lạc lần nữa.
Dựa vào ẩn tu nơi hẻo lánh là cực lạc,
nếu hoạt động được từ bỏ, cực lạc lần nữa.
Sinh kế phù hợp với Giáo Pháp, là cực lạc,
nếu từ bỏ sinh kế xấu, cực lạc lần nữa.
Những đối tượng khao khát của thân và tâm trẻ trung là cực lạc,
nếu được kết nối với phương pháp,22 cực lạc lần nữa.
Bạn bè đồng thuận với kiến và hành là cực lạc,
thực hành nơi vắng vẻ là cực lạc.
Không bám chấp và bám luyến thực phẩmtài sảncực lạc,
không xác định nơi cư trú là cực lạc.
Tình bạn không có nghĩa vụ là cực lạc,
nếu có được tự do, là cực lạc.

Con không phải là người có công đức,
nhưng được sinh ra có thân người đầy đủ và
truyền bá Phật Pháp;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Chuyển tâm thoát khỏi bám chấp pháp thế gian
khởi lòng nhiệt thành cho Giáo Pháp tâm linh;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Lìa bỏ xứ sở bị ruồng bỏ của mình và
Gặp vị đạo sư trong lúc lưu vong;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Nghiên cứu kinh điển
hiểu được ngôn từý nghĩa;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Tìm được một vị đạo sư của Kim Cương Thừa
và có được đầy đủ bốn abhisheka (quán đỉnh);
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Được ban trao truyền miệng, các hướng dẫn và
sự xuất hiện của tri kiến xác quyết uyên thâm;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Khơi dậy sự sùng kính vị thầy và
tiếp nhận sự ban phước vào dòng tâm thức;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Cắt đứt những nghi ngờ về các đối tượng bên ngoài và
khởi lên trí tuệ tự nhiên;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Có được sự rõ ràng trong giai đoạn phát sinh bổn tôn và
kinh nghiệm được sự nhận biết của giai đoạn hoàn thiện;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Có được sức nóng của cực lạc23 rực sáng trong thân và
sự xuất hiện của cực lạctánh không trong tâm;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Hiểu ra ảo tưởngtương đối
hiểu biết tánh khôngtối thượng;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Từ bỏ nhận thức về đối tượng 
và được kết nối với cái neo của sự hồi tưởng;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Sự bất hạnh được cướp mất và
bạn hữu, sự giải độc xuất hiện;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Mất đi tham dục vào đối tượng,
và được kết nối với phương tiện thiện xảo;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Đang kinh nghiệm hạnh phúcđau khổ
và hiểu ra chúng là huyễn ảo;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Thấy nỗi đau khổ của chúng sinh
lòng bi sâu xa khởi lên;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Đưa ra lý lẽ với người đối lập
và khơi dậy chứng cớ trong chính mình;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.
Phát hiện suối công đức
loại bỏ khỏi bám luyến tài sảnthực phẩm;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.

Từ bỏ tà hạnh
làm bất kỳ hạnh nào mang lại hoan hỷ;
cả hai điều này xảy ra cùng lúc.

Cầu mong việc lắng nghe và trí tuệ cũng gặp gỡ nhau;
cầu mong kinh điểnnguyên do cũng gặp gỡ nhau;
cầu mong dòng truyền và vị guru cũng gặp gỡ nhau;
cầu mong sự thực hành và các hướng dẫn miệng cũng gặp gỡ nhau;
cầu mong sự tinh tấnniềm tin cũng gặp gỡ nhau;
cầu mong danh tiếng và phẩm tính cũng gặp gỡ nhau.
Nhận biết sẽ chẳng xuất hiện
qua việc nghe mà thiếu trí tuệ.
Tri kiến xác quyết sẽ chẳng khởi lên
qua lý luận mà không nối kết với kinh điển.
Sự ban phước sẽ chẳng xảy ra
qua vị guru (đạo sư) không có dòng truyền.
Sẽ chẳng có thành tựu
qua niềm tin mà không tinh tấn.
Chẳng có lợi ích cho chính mình
qua hướng dẫn miệng mà không thực hành.
Chẳng có lợi ích cho người khác
qua những phẩm tính mà không có tiếng tăm.

Không có trứng, từ đâu con gà bắt đầu sinh?
Không có con gà, trái trứng bắt nguồn ra sao?
Con gà hay quả trứng, cái nào có trước tiên?
Trong bản tánh không hiện khởi
nếu khôngsự tạo tác bởi điều kiện,
thì cái nào trước, nguyên nhân hay kết quả?
Trong thanh tịnh bổn nguyên của tự tâm,
nếu cả hai khái niệm và trí tuệ không hiện hữu,
thì cái nào trước, Đức Phật hay chúng sinh?

Vì Giáo Pháp24 không hiện hữu từ khởi thủy,
nếu kết quả, Phật tánh, chưa từng xuất hiện,
thì cái nào có trước, Giáo Pháp hay Đức Phật?
Trong tuyệt đối chẳng bao giờ có bất cứ gì;
nếu cả hai ảo tưởng và không ảo tưởng không hiện hữu,
cái nào trước, tương đối hay tuyệt đối?
Vì trong tuyệt đối chẳng có Phật,
vậy ai đã giảng dạy Tripitaka25?
Nếu Dharma (Giáo Pháp)26 không được giảng dạy bởi vị thầy,
Làm sao có được những bộ kinh điển?
Nếu nói rằng “Sự chấm dứt không hiện hữu,
tất cả những gì có điều kiện, được sinh và sẽ chết,
cuối cùng đều không hiện hữu,”
làm sao nó có thể là kết quả được phát sinh từ hành động?
Nếu bản tánh không xuất hiện từ khởi thủy,
Làm thế nào sẽ có sự chấm dứt?
Ngoại trừ dharmata (pháp tánh)
chẳng có gì hiện hữu trong bất cứ cách nào.
Trong pháp tánh chẳng thể biến đổi,
làm thế nào có thể có sinh và tử?
Nếu tất cả Giáo Pháp đều không thật,
tại sao chúng ta nghĩ chúng đáng tin?
Nếu tất cả Giáo Pháp đều đúng,
Làm thế nào mọi thứ đều lừa gạt?
Nếu tự thân samsara (luân hồi) là đau khổ,
Thực hiện điều bất thiện là sự cực kỳ lừa dối.

Nếu khôngsự giải thoát đến các cõi cao,
việc thực hiện đạo đức để tạo ra giải thoát như vậy là lừa dối.
Nếu kết quả của tự thân karma (nghiệp) là đúng,
Thì bản tánh, tánh không, đều lừa dối.
Mặt trăng trong nước không phải là mặt trăng trong bầu trời,
nhưng không dựa vào mặt trăng đó, thì sự phản chiếu không xuất hiện;
tương tự, bản chất của mọi thứ
được dạy là hai chân lý (nhị đếchân đếtục đế)
sẽ chẳng có Giáo Pháp nào
mà không gồm chứa trong hai chân lý ấy.
bản tánhkhông thật và không hư,
bám chấp vào hai chân lý là bị lừa dối.

Thèm muốn các đối tượng, giống như khát mà uống nước muối,
chẳng bao giờ có thể thỏa mãn cơn khát vào bất cứ lúc nào;
giống như người cùi nhìn vào gương,
khi buông bỏ bám luyến, người ta được thỏa mãn.27
những gợn sóng lăn tăn của sông duhkha28
không bao giờ có thể loại bỏ vào bất cứ lúc nào;
tương tự như khói của ngọn lửa đã tắt,
nếu chuyển đổi bất thiện bằng phương pháp,
[duhkha của họ] được tẩy trừ.
Từ dòng sông của sinh, già, bệnh, chết
người ta chẳng bao giờ có thể tự do vào bất cứ lúc nào;
giống như việc xây cầu trên sông,
nếu nhận ra sự bất sinh, người ta được giải thoát.
Đại dương của sinh tử
không bao giờ có thể khô cạn vào bất kỳ lúc nào;
giống như sự xuất hiện của bảy mặt trời;
nếu loại bỏ được sự thèm khát đối tượng,
[thì samsara của chính họ] được khô cạn.
Các hoạt động khó khăn có điều kiện của công việc
chẳng bao giờ có thể hoàn tất vào bất cứ lúc nào;
giống như sự thay đổi kênh đào cho việc tưới tiêu
cứ để [công việc] như nó là, thì công việc hoàn tất.
Bóng tối đậm đặc của vô minh
không bao giờ có thể được loại bỏ vào bất cứ lúc nào;
giống như ngọn đèn trong phòng tối,
nếu mặt trời trí tuệ xuất hiện, [vô minh] được loại bỏ.
Mặt trời trí tuệ của sự vô ngã
chẳng bao giờ có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào;
giống như buổi bình minh của mặt trời mọc,
nếu Giáo Pháp tối thượng xuất hiện trong dòng tâm thức, thì [trí tuệ] xuất hiện.
Sự nhiễm ô đau khổ của khái niệm
chẳng bao giờ có thể rút ra được vào bất cứ lúc nào;
giống như vị bác sĩkinh nghiệm lấy viên đạn ra,
nếu có được năng lực giải độc, đau khổ được lấy ra.
Sự ràng buộc của tính tham lam ích kỷ
chẳng bao giờ có thể cởi được vào bất cứ lúc nào;
giống như việc cởi nút thắt của sợi chỉ,
nếu hiểu được những sở hữu là ảo huyễn, sự ràng buộc sẽ được cởi.
Từ ngục tù của ba cõi sinh tử
người ta không bao giờ có thể được tự do vào bất kỳ lúc nào;
giồng như tù nhân được thả khỏi ngục,
nếu giải thoát khỏi xích sắt của người bám chấp và bị bám chấp, người ta được tự do.
Thành phố của nirvana (niết bàn)
chẳng bao giờ có thể đến được vào bất cứ lúc nào;
giống như vị khách đi vào con đường,
nếu nối kết được với sự bắt đầu của con đường giải thoát, người ta sẽ đến niết bàn.
Vị guru, người bạn tâm linh,
chẳng bao giờ có thể gặp được vào bất cứ lúc nào;
giống như Dharmodgata và Sadaprarudita,30
nếu nghiệp tích lũy nối kết với hiện hữu, sẽ gặp được guru.
Dòng cam lồ của hướng dẫn khẩu truyền
không bao giờ có thể được uống vào bất cứ lúc nào;
giống như tìm nước uống lúc khát,
nếu người đệ tử từ bỏ những hoạt động [thế gian] một cách thích hợp, đệ tử đó được uống.
Tính bất nhị của Mahamudra
chẳng bao giờ có thể nhận ra vào bất cứ lúc nào;
giống như con lạc đà gặp được con của nó,
nếu tâm được nhận biết, [mahamudra] sẽ nhận ra.
Phóng ra những lời lẽ theo lệ thường
không bao giờ có thể cạn vào bất kỳ lúc nào;
giống như việc đóng cửa hoạt động kinh doanh vì hết hàng hóa,
nếu chấm dứt tính dựa trên khái niệm, [lời lẽ] sẽ hết.
Cái thô che dấu trong dòng tâm thức
không bao giờ có thể được điều phục vào bất kỳ lúc nào;
giống như thuốc để chữa bệnh,
nếu thực hành phù hợp với Giáo Pháp, [bệnh tật] được chữa lành.
Việc sở hữu ba kaya (thân) và năm trí
không bao giờ có thể đạt được vào bất kỳ lúc nào;
giống như vương quốc được tạo nên từ tích lũy công đức,
nếu hai tích lũy được đầy đủ,
[các thân và trí tuệ] ấy đều đạt được.

Các tu sĩ đã thực hành lắng nghe và thiền định
có biết được mục đích của sutra và tantra hay không?
Điều nguy hiểm là không cắt bỏ nghi ngờ;
xin đừng ngả về phía lệ thường.
Tất cả các vị thầy giảng dạy và viết lách
có được sự lợi ích của trí tuệ xác quyết hay không?
Hãy tìm hiểu trong hướng dẫn miệng thiêng liêng!
Có một sự nguy hiểm mà các học giả sẽ chết theo lối thường.
Mọi thiền giả vĩ đại nào đang thực hành,
xin đừng tham gia nói chuyện vô ích;
xin đừng quá mong muốn thực phẩm và quần áo;
xin đừng bám luyến vào mùi vị của dhyana (thiền).
Tất cả hành giả của Giáo Pháp đã từ bỏ điều bất thiện
mong hãy nhận thức thấu đáo một ít về sutra và tantra,
thỉnh thoảng hãy đi theo vị guru như một người phục vụ,
hãy luôn nhìn vào tâm mình.
Nếu lười biếng đối với đức hạnh,
[hãy nhớ] sự vô thường về cái chết trong tâm!
Nếu tham dụcsân hận khởi lên hướng đến đối tượng,
[hãy giữ] dharmata (Pháp Tánh) và Giáo Pháp trong tâm!
Nếu bị kết nối với vòng luẩn quản của người và công việc,
[hãy giữ] hiểu biết về sự lừa gạt của Mara (Ma Vương)!
Bất chấp việc gì người ta có thể làm, nếu khônghạnh phúc,
[hãy giữ] những khiếm khuyết của samsara trong tâm!
Giáo Pháp, đời này và đời sau đều hạnh phúc,
trung ấm hiện tại (bardo đời này) được hạnh phúc,
tái sinh được hạnh phúc – 
[đó] chính là cực lạckhông sinh.
Hành giả được hạnh phúc, người khác hạnh phúc, cả hai đều hạnh phúc,
thế nên, hãy luôn giữ việc thực hành Pháp.

Vào lúc có được cuộc sống làm người đầy đủ,
tại sao không thực hành Giáo Pháp tâm linh?
Nhiều lần được ở cùng vị guru thiêng liêng,
tại sao lại không làm vừa lòng Ngài?
Nhiều lần khẩn cầu hướng dẫn khẩu truyền thâm sâu,
tại sao lại không làm bất cứ thực hành nào?
Nhiều lần khơi dậy tri kiến xác quyết trong Giáo Pháp,
Tại sao lại để nó quay ngược trở lại lần nữa?

Nói chung, rời bỏ quê hương sống lưu vong,
dù bị chia cắt khỏi quê hương cũng không hối tiếc.
Hãy luôn hướng tâm đến Giáo Pháp tích cực,
dù sinh vào cõi địa ngục cũng không hối tiếc.
Hãy nương tựa vào vị guru như bổn tôn chính,
Dù nguồn vui của mình bị cạn cũng không hối tiếc.
Hãy làm bất cứ phục vụ sùng kính nào đến vị guru;
dù Ngài không quan tâm đến đệ tử; người đệ tử cũng không hối tiếc.
Khẩn cầu giáo lý upadesha phù hợp với kinh điển;
dù không thể thực hành cũng không hối tiếc.
Hạnh đạo đức chính là từ bỏ những hoạt động,
dù chưa đạt được siddhi 31 cũng không hối tiếc.
Bảo vệ hứa nguyện là công việc chính của mình;
dù bị bạn bè nhạo báng cũng không hối tiếc.

Tiêu tốn cuộc sống trong Giáo Pháp tích lũy công đức;
dù có chết đi cũng không hối tiếc.
Cầu mong đừng tạo hối tiếc cho chính mình;
dù người khác trách cứ cũng không hối tiếc.
một mình không bám luyến bạn bè;
dù không có người đi theo cũng không hối tiếc.
Hãy nhìn vào tâm như sự nhận biết chính của kiến;
nhận biết là nhỏ bé cũng không hối tiếc.
Dựa vào việc ăn uống để hòa hợp bệnh tật;
dù bị bệnh cũng không hối tiếc.
Thực hiện hạnh phù hợp với nguyện đã thọ;
trở thành tà hạnh cũng không hối tiếc.
Hãy xét lỗi của mình, đừng xét lỗi người khác;
dù không được yêu thích cũng không hối tiếc.
Xem lợi ích của người khác là quan tâm chính của mình;
lợi ích của mình bị mất đi cũng không hối tiếc.
Hát một bài ca nhỏ phù hợp với kinh nghiệm;
Dù mất đi cuộc nói chuyện phiếm cũng không hối tiếc.
Áp dụng các cách tiết kiệm đối với của cải;
lễ nghinghèo nàn cũng không hối tiếc.

Giống như việc ném hòn đá vào đại dương,
xin hãy tìm kiếm Giáo Pháp không thể thay đổi!
Giống như cắt đứt ngọn cây chuối,
xin hãy tìm kiếm Giáo Pháp không sinh khởi!
Giống như ánh sáng trong đêm tối,
xin hãy tìm kiếm Giáo Pháp giải độc!
Giống như đệ tử của Vedic Brahmin (Bà la môn theo phái Vệ Đà),
xin hãy tìm kiếm Giáo Pháp của kinh điển vững chắc!
Giống như áp dụng a-xít với vàng,
xin hãy tìm kiếm Giáo Pháp có ích!
Mặc dù các vị hộ pháp giữ cửa đền chùa,
có vẻ như đang sắp đánh, sắp đánh, nhưng họ không đánh.
Mặc dù có những người bình thường tăng trưởng quyền lực,
dường như được hạnh phúc, hạnh phúc, họ lại đau khổ.
Mặc dù có những hành giả của Pháp đối mặt với gian khó
dường như khốn khổ, đáng thương, họ lại hạnh phúc.
Mặc dù sự giàu sang xuất phát từ rộng lượng
có vẻ như hao mòn dần, suy yếu dần, nhưng lại tăng trưởng.
Chúng sinh và chư Phật ngang bằng nhau,
nhưng hạnh phúcđau khổ tạo ra sự khác biệt to lớn giữa họ.
Ta và người khác ngang nhau,
nhưng nguyên nhân bám chấp tạo ra sự khác biệt lớn giữa họ.
Kẻ thù và trẻ em ngang nhau,
nhưng lòng từ-ái và sân hận tạo ra sự khác biệt lớn giữa họ.
Mọi người đều có được thân người như nhau,
song, chiến thắng hay thất bại tạo ra sự khác biệt lớn giữa họ.

Chúng sinh nào có được thân người,
đừng vui sướng trong hoạt động tội lỗi;
đau khổ của cuộc sống này là không thể chịu nổi,
sao không tính đến những đau khổ của các cõi thấp?
Mọi công đức ta thực hiện,
hãy thực hiện kết nối với cái thấy và hồi hướng;
xin đừng làm nó trở thành công đức nhiễm ô.
“Không có hạnh phúc cho chúng sinh trong luân hồi” – 
nếu ý nghĩa đó không hiện hữu trong chính mình,
thì việc ban giáo lýích lợi gì?
Không loại bỏ suy nghĩ về cuộc sống này,
việc đi vào Giáo Pháp được lợi ích gì?
Không sợ hãi sinh và tử,
Việc giảng dạy chỉ dẫn khẩu truyềnlợi ích gì?
Nếu không cắt đi những râu ria của việc dựa trên khái niệm, 
thì việc cắt tóc trên đầu mình được lợi ích gì?
Không đem sự thay đổi vào những nhận thức thông thường, 
thì việc thay đổi màu của tấm vải được lợi ích gì?
Nếu không nương tựa vào những guru thiêng liêng
Thì việc từ bỏ xứ sở của mình được lợi ích gì?
Nếu không thực hành các hướng dẫn khẩu truyền,
thì việc nghe và suy ngẫm được lợi ích gì?
Khi thời khắc của cái chết xảy đến, chẳng gì có thể giúp được, ngoại trừ Giáo Pháp.

Nói chung, một guru tham lamdối trá,
chẳng có thời gian ban hướng dẫn khẩu truyền thâm sâu;
kẻ dối trá phô trương làm mê muội với ý nghĩa tạm thời
chẳng có thời gian gặp được ý nghĩa dứt khoát;
kẻ quá phóng đại về đau khổ của luân hồi
chẳng có thời gian đạt được niết bàn.
Người đến từ bóng đen to lớn của vô minh
chẳng có thời gian cho mặt trời trí tuệ hé rạng.

Nếu ý nghĩa của việc so sánh về ảo ảnh được nhận biết,
thì người ta đã tìm được lời lẽ của chân lý.
Nếu ý nghĩa của sự không hiện khởi được nhận biết,
thì người ta đã tìm được ảo tưởng.
Nếu ý nghĩa của nhân quả được nhận biết
thì người ta đã tìm được ý nghĩa tạm thời.
Nếu ý nghĩa của sự so sánh với không gian được nhận biết,
thì người ta đã tìm được ý nghĩa xác quyết.
Nếu ý nghĩa của rỗng không được nhận biết,
thì người ta đã tìm được tính dựa trên khái niệm.
Nếu kết nối được với tâm vị guru thiêng liêng,
thì người ta đã tìm được hướng dẫn khẩu truyền.

Thêm nữa, tuy hiểu được nhiều Giáo Pháp,
nếu không phải người nhận thích hợp của lời hướng dẫn,
kiến sẽ không được nhận biết.
Đừng bị sao lãng bởi những sao lãng thế gian
về việc không cắt đứt được những phát triển theo lệ thường.
Nếu không thể sống nơi hẻo lánh,
người ta sẽ không đạt được siddhi (thành tựu);
từ bỏ và quên đi vòng luẩn quẩn của người và sự việc.
Nếu mầm mống của sự tối thượng không được nhận biết,
thì chẳng có tinh hoa trong lớp vỏ bên ngoài vô giá trị của lệ thường.
Không nên sao lãng bởi tám pháp thế gian,
hãy từ bỏ các hoạt động, nên tiếp tục thực hành.

Hãy thấy sự nối kết giữa kiến và thiền;
hãy thấy sự nối kết giữa hành và thời gian;
hãy thấy sự nối kết giữa hướng dẫn khẩu truyềnkinh điển;
hãy thấy sự nối kết giữa con người và sự thực hành Giáo Pháp;
hãy thấy sự nối kết giữa thiền định và hậu thiền định;
hãy thấy sự nối kết giữa dòng truyền và vị guru.

Nói chung, không có kết thúc với ngôn từ của sutra và tantra;
ngay bây giờ, hành động quan trọng là ngưng lại lời nói.
Đã cắt đứt nghi ngờ trong ý nghĩa;
giờ đây việc quan trọng là ngưng tìm kiếm.
[Đó là] không có mục tiêu trong các hoạt động thế gian,
bây giờ hành động quan trọng là từ bỏ sao lãng.
Người ta không thể lệ thuộc vào Yama,32 Thần Chết,
Bây giờ hoạt động quan trọng là thực hành;
giờ chết là bất định, hãy biểu lộ sự siêng năng.
Nếu được hạnh phúc, đó là lòng từ của vị guru,
nếu buồn phiền, thì nó là sự lưu xuất từ nghiệp trước;
nếu bị mất mát, đừng chán nản,
và nếu thành đạt, đừng kiêu căng.

Người có niềm tin
vào tám mươi bốn ngàn cổng của Giáo Pháp
có thể từ bỏ hành động tội lỗi.
Người ta phải dấn thân vào hoạt động đạo đức;
cần thiết phải có một tâm khônghoạt động thế gian.
Hơn nữa, hãy từ bỏ và quên đi các hoạt động Giáo Pháp.
Đừng nên phỉ báng Giáo Pháp;
cũng đừng lăng mạ người khác.
nhận thức được sự nhầm lẫn giữa Giáo Phápcon người,
nếu hỏi rằng điều đó được nhận thức ra sao,
một người bị xem là mê lầm với Giáo Pháp
vì họ kém thông minh và ít học hỏi.
Không có mục đích của nhận biết,
phóng đại quá mức, xem thường Giáo Phápcon người,
bị che phủ bởi đàm dãi đáng khinh của tính dựa trên khái niệm,33
bị chiếm đoạt bởi cạm bẫy của mara,34 của tính tự cao tự đại,
không có quan điểm nhiều người cùng một chí hướng,
cũng xa rời Giáo Pháp Kadampa35 và bỏ đi!
Nhờ không phân biệt giữa lấy và bỏ của điều thiện và bất thiện,
giả vờ thành thạo mà không có hiểu biết, không có nồng nhiệt,36
người ta thực hiện hạnh phóng túng,
tạo sự lừa dối, tràn đầy xứ sở với sự dối trá,
cũng xa rời Giáo Pháp Yogin37 và bỏ đi!
Đã chấp nhận Mantra Bí Mật38 là Giáo Pháp,
lại không sở hữu con đường chín muồi của abhisheka39
và tách khỏi quan điểm của phương pháp40 con đường giải thoát 
vì không gặp được đức Thế Tôn của Mantra Bí Mật,41
cũng xa rời Giáo Pháp Mahamudra (Đại Ấn) và bỏ đi!
Đã chấp nhận Mahayana (Đại Thừa) là Giáo Pháp,
bị tách rời khỏi lòng bi và bồ đề tâm,
hành động, Giáo Pháp, và con người không được nối kết
trong Giáo Pháp của nền tảng không nỗ lực42, 
cũng xa rời Giáo Pháp Dzogchen43 (Đại Viên Mãn) và bỏ đi!
Giống như sừng thỏ, các kết tập (uẩn) đều không có nền tảng,
nói cụ thể là đếm số miệng, số mắt, số nếp nhăn,
tìm một đặc tính mà không có nền tảng của đặc tính;
cũng xa rời Abhidharma44 và bỏ đi!
Sự tính toán nối kết mâu thuẫn với mâu thuẫn
với vẻ bên ngoài lừa gạt, dối trá, không thậtvô nghĩa,
không lợi ích cho tâm, người ta bị lừa gạt vào lúc chết;
cũng xa rời Giáo Pháp Luận lý và bỏ đi!
Có khối u bên trong của việc bám chấp chân lý trong hình tướng lừa gạt,
giữ chặt sự chấp nhận của tánh không như tinh túy,
với nỗ lực thiết lập sự tỏa khắp của giả thuyết45 không quan trọng; 
cũng xa rời Madhyamika (Trung Quán) và bỏ đi!
Tiêu tốn cuộc sống vào những lời lẽ theo lệ thường,
mặc dù am hiểu, người ta lại không hiểu được ý nghĩa của tâm,
người ta chết trong thân ảo tưởng vào lúc chết;
cũng xa rời Giáo Pháp Biện Chứng và bỏ đi!
Bậc thầy, không có các phẩm tính, 
tạo nối kết46 Giáo Pháp với ba điều sau – 
tham lam đưa một giá cả cho Giáo Pháp,
thích thú phối ngẫu của vị guru không có samaya,
bám luyến vào cả hai sự hòa hợp47 và giải thoát48 mà không có phương pháp49;
cũng xa rời Giáo Pháp Vajrayana (Kim Cương Thừa) và bỏ đi!
Bị giữ chặt trong ngục tù tà hạnh của thân và ngữ,
tự tâm không có kiến và ý nghĩa của thiền.
Gian khổ nhân đôi là không mục đích;
Cũng xa rời Giáo Pháp được Thọ Phong và bỏ đi!
Thiền định ngu si mà không lắng nghe và suy niệm
xây dựng hay may vá khi ngồi,
cư xử với tà hạnh nếu đi vào làng mạc,
thời thiền định kết thúc trong giấc ngủ lờ mờ, uể oải,
nếu tìm kiếm, chỉ tìm kiếm quà tặng,
cho phép người nào có quà tặng được vào cửa,
người không có quà, chặn lại ngoài cổng,50 – 
nuôi dưỡng thân nhân bằng của cúng dường;
cũng xa rời Giáo Pháp của Đại Thiền Giả và bỏ đi!
Không hiểu biết, nếu Giáo Pháp thâm sâu được giải thích;
thích thú tận hưởng những vui đùa, nói chuyện phiếm không mục đích, ca hát và những điệu nhảy múa quyến rũ;
lừa gạt có Giáo Pháp và kiến chỉ bằng miệng,
tạo vu khống và nghi ngờ ở chỗ này và chỗ khác,
nếu có thể, đi đánh cắp tài sản của nhà hàng xóm,
rũ bỏ trách nhiệm gia đình như chẳng có gì khác để làm;
cũng xa rời Giáo Pháp Người Nội Trợ và bỏ đi!
lợi nhuận, danh vọng, xung đột, tranh cãi, sinh kế, thất vọng, không thỏa mãn,
là nguồn gốc của bất hạnh, đau khổ, ngược với Giáo Pháp đạo đức;
tiêu tốn cuộc sống trong khốn khó mà không có bất kỳ mục đích nào,
chẳng còn chỗ nào có thể đi ngoại trừ ba cõi thấp;
xa rời Giáo Pháp Chủ Nhà và đi!
Trước tiên từ bỏ hoạt động bất thiện;
lúc giữa, từ bỏ hoạt động thế gian;
sau đó, từ bỏ hoạt động Giáo Pháp.
Tâm của yogin đã buông bỏ các hoạt độnghạnh phúc;
đại thiền giả mà thu góp của cải là người thường;
thiền định với các đặc tínhdựa trên khái niệm;
thiện hạnh của thân và ngữ là tà hạnh.
Không hoạt động, để cho sáu thức51 được buông lỏng.
Nếu bám chấp, bám luyến bổn tôn cũng là sự lệ thuộc.
Nếu khao khát, thèm muốn Phật quả cũng là sự lừa gạt.
Nếu chấp cứng, bám chặt vào Giáo Pháp cũng là sự lừa dối.

Hòa tan tánh giác vào trạng thái tự nhiên.
Đây là hướng dẫn khẩu truyền cho người hiểu biết;
tánh giác chuyển vào sự rỗng không của tâm,
những đặc tính của sự bám chấp và người chấp bám được giải thoát ngay tại chỗ của nó52,
ngay cả cái gọi là quan điểm định kiến cũng không hiện hữu;
tâm khiến kiến được xác quyết là hạnh phúc.
Không sao lãng chuyển thành không thiền định;
ngay cả cái gọi là hôn trầmtrạo cử đều không hiện hữu;
tâm khiến sự thiền định được vững chắchạnh phúc.
Hành xảy ra tự nhiên chuyển thành bất tận;
các đặc tính của tà hạnh được giải thoát ngay tại chỗ của nó;
ngay cả cái gọi là lấy hay bỏ đều không hiện hữu;
tâm mà hành được xác quyết là hạnh phúc.
Bất tử chuyển vào trong trạng thái bất sinh;
các đặc tính hy vọngsợ hãi được giải thoát ngay tại chỗ của nó;
ngay cả cái gọi là hiện tại và tương lai đều không hiện hữu;
tâm mà kết quả vững chắchạnh phúc.
Kiến được phát sinh không bị che lấp,
nếu ảo tưởng được tiêu diệt, nó được tiêu diệt bởi điều này (kiến);
vì không sở hữu định kiến kiên cố,
không có sự gây hại của người bám chấp và bị chấp bám thật đáng ngạc nhiên!
Thiền định không tạo tác xảy ra một cách tự nhiên,
nếu con đường và các giai đoạn được đạt đến, chúng được đạt đến bởi điều này;
vì không sở hữu nguyên nhân của việc tập trung vào đối tượng,
không có sự gây hại của hôn trầmtrạo cử là đáng ngạc nhiên!
Hành liên tục xảy ra tự nhiên,
nếu buông bỏ bám chấp, nó được buông bỏ bởi điều này;
vì không sở hữu tư tưởng phản bác và kiến lập,
không có sự gây hại của lấy và bỏ thật đáng ngạc nhiên!
không tìm kiếm kết quả được tạo ra một cách dễ dàng,
theo thông lệ, dharmakaya đạt được bởi điều này,
vì không sở hữu tư tưởng buông bỏû và thành tựu
không có sự gây hại của hy vọngsợ hãi thậtø đáng ngạc nhiên!

Đôi khi có cực lạc trong không gian của bầu trời;
đó là cực lạc trong trạng thái không có các cực đoantrọng tâm.
Đôi khi có cực lạc trong đáy sâu của đại dương;
đó là cực lạc trong trạng thái không chuyển động và kích thích.
Đôi khi có cực lạc trong mặt trờimặt trăng;
đó là cực lạc trong trạng thái trong sáng không che ám.
Đôi khi có cực lạc ở giữa sông;
đó là cực lạc trong trạng thái liên tục.
Đôi khi có cực lạc trong sự hiện diện của vị guru;
đó là cực lạc trong hướng dẫn khẩu truyền để loại bỏ sự phát triển.
Đôi khi có cực lạc trong an trụ lúc nhập thất;
đó là cực lạc trong việc thực hành ở nơi hẻo lánh.
Đôi khi có cực lạc ở giữa chợ;
đó là cực lạc trong việc đem hình tướng vào con đường.
Đôi khi có cực lạc trong một loạt các yogin;
đó là cực lạc trong việc so sánh các nhận biết.
Đôi khi có cực lạc ở giữa các người cùi hành khất;
đó là cực lạc trong việc thực hiện hạnh cùng một vị.
Đôi khi có cực lạc nếu xứ sở được mở mang;
đó là cực lạc trong việc lang thang không mục đíchđơn độc.
cực lạc khi thường trụ trong thực tại,
đó là cực lạc trong trạng thái không thành kiến hay cục bộ.

Vào lúc đầu, sự bàn bạc tốt đẹp khởi lên,
vào lúc giữa, khởi lên sự thích thú,
cuối cùng, cực lạc tâm thức hiện khởi;
nhờ rời bỏ các hoạt động, người ta được nối kết với
sự khởi đầu của con đường,
nhờ buông lỏng, con đường và các giai đoạn được đạt đến,
nhờ che đầu,53 người ta có thể thấy khoảng cách xa rõ ràng.

Thậm chí địa ngục sâu nhất của chúng sinh,
là cung điện Giáo Pháp của cõi Akanistha.54 (Trời Sắc Cứu Cánh)
Ngay cả sự đau khổ của nóng và lạnh,
là dharmakaya (Pháp Thân) thoát khỏi sự phát triển.
Thậm chí những kết luận triết học không thuộc đạo Phật,
đều là ý nghĩa tinh túy của Madhyamaka.
Ngay cả hướng dẫn khẩu truyền của vị guru linh thánh
ảo tưởng bị lừa gạt bởi ảo tưởng.
Thậm chí kinh nghiệm về nhận biết của hành giả
là sự vẽ tranh trên nước.
Ngay cả sự xuất hiện của năm con đường và mười giai đoạn (thập địa)
giống như việc đếm số sừng trên đầu con thỏ.
Thậm chí đức Phật đã thành tựu
cũng chỉ là danh hiệu không rốt ráo có thực.
Ngay cả dharmata được thiết lập bởi tánh giác
là cây chuối ruột rỗng bên trong.55
nhận biết của thực tại mà không có hành động
ngôn từ của kiến không có tri thức chắc chắn,
đều tương tự như nhau, đó là sự nguy hiểm của sai lầm.
Vì hướng dẫn khẩu truyền về việc buông lỏng các giác quan
và lạc mất sáu thức giác gây ra sao lãng
đều tương tự như nhau, đó là sự nguy hiểm của sai lầm.
Vì sự từ bỏ được phát sinh mãnh liệt và
hạnh cư xử thô tục của người điên
đều tương tự như nhau, đó là sự nguy hiểm của sai lầm.
hoàn toàn cạn kiệt hy vọngsợ hãi
và sự ác cảm của người đố kỵ ở bên trong
đều tương tự như nhau, đó là sự nguy hiểm của sai lầm.

Bài ca của kinh nghiệm này được hát bởi upasaka Dragpa Gyaltsen. Được đặt nền tảng trên cả hai sutra và tantra, bài ca đã được soạn thảo thành thơ và được tô điểm bằng thơ kệ trang hoàng để làm giảm kiêu mạn của học giảgia tăng lòng nhiệt thành của người sùng mộ. Như thế, giáo lý về bài ca được hoàn tất.

Chú Giải

1. Dharmata (Pháp Tánh) ám chỉ bản tánh tối hậu của Pháp, thoát khỏi các cực đoan.
2. Sự tích lũy trí tuệcông đức.
3. Madhyamaka (Trung Đạo) là kết luận triết học nhấn mạnh sự thoát khỏi các cực đoan.
4. Chittamatra (Duy Thức) là kết luận triết học nhấn mạnh thực tại tối hậu của tâm.
5. Trong bối cảnh này, bản tánh ám chỉ bản tánh của thực tại đó là thoát khỏi các cực đoan.
6. Ba bánh xe là quà tặng, người cho, và người nhận.
7. Hai thanh tịnh là sự thoát khỏi che ám của nhiễm ôtri kiến của dharmakaya.
8. Trong bối cảnh này, nền tảng ám chỉ nguyên nhân liên tục, thoát khỏi các cực đoan, bao gồm tất cả các pháp trong luân hồiniết bàn.
9. Mahamudra, hay “đại ấn” liên quan đến việc nhận biết sự hợp nhất của trong sáng và rỗng không trong tướng bổn tôn trong thực hành tantra du già bổn tôn cao nhất.
10. Trong bối cảnh của kiến (cái thấy), thực tại có nghĩa bản chất của sự vật thoát khỏi các cực đoan.
11. Trong bối cảnh của thiền, bản tánh bổn nguyên là bản tánh nền tảng của tâm khi thoát khỏi các cực đoan.
12. Trong bối cảnh của hành, trạng thái tự nhiên có nghĩa bản chất của sự vật thoát khỏi các cực đoan.
13. Dhyana (Thiền Na) là thiền định tập trung.
14. Phật quả ban sơPhật tánh không điều kiện tỏa khắp tất cả chúng sinh.
15. Phá hủy có nghĩa tiêu diệt kẻ thù của hành giảbảo vệ là để bảo vệ những người đi theo hành giả.
16. Dharmakaya (Pháp Thân) là kết quả của sự tích lũy trí tuệ, sự nhận biết trọn vẹn của bản tánh tối thượng của tâm. Rupakaya (Sắc Thân) là kết quả của sự tích lũy công đức, xuất hiện theo quy luật tự nhiên trong cõi Phậtluân hồi.
17. Dòng này liên quan đến phép loại suy nổi tiếng về cái ách bằng gỗ trôi bồng bềnh trên mặt biển và cơ hội hiếm hoi của con rùa biển nổi lên mặt nước mà đầu của nó chui lọt vào cái ách.
18. Takshaka, một trong tám long vương, trên đỉnh đầu có viên ngọc quý.
19. Ở đây, bản tánh ám chỉ tánh không.
20. “Thoát khỏi nguồn gốc” có nghĩa không điều kiện.
21. “Huyễn thân chín muồi” ám chỉ thân người như kết quả của nghiệp chín muồi.
22. “Phương pháp” ám chỉ thực hành của Kim Cương Thừa.
23. “Sức nóng của cực lạc” liên quan đến cực lạc, kết quả từ việc dấn thân vào thực hành giai đoạn hoàn thiện của du già nội hỏa.
24. Ở đây, các pháp ám chỉ các sự vật sở hữu những đặc tính.
25. Tripitaka (Tam Tạng Giáo Điển) là kinh sách được công nhận của đạo Phật bao gồm ba phần: Vinaya (Luật tạng), Abhidharma (Luận tạng), và Sutra (Kinh tạng).
26. Dharma (Giáo Pháp), ở đây ám chỉ học thuyết của Đức Phật.
27. Hai dòng đầu của bốn dòng kệ ám chỉ hoàn cảnh chung của luân hồi, hai dòng thứ hai ám chỉ các phương pháp tự mình giải thoát khỏi các hoàn cảnh đó.
28. Duhkha là từ tiếng Phạn có nghĩa “đau khổ”.
29. Giáo Pháp cao nhất là Giáo Pháp thế tục cao nhất đạt được như giai đoạn thứ tư của con đường chuyên cần, trực tiếp đi trước con đường của cái thấy.
30. Điều này liên quan đến câu truyện của Ngài Sadaprarudita thấy trong bản dịch của Edward Conze, Sự Viên Mãn Của Trí Tuệ Trong Tám Ngàn Câu Và Bài Kệ Tóm Tắt (Bolina: Bốn Mùa, 1973), chương 30.
31. Siddhi bao gồm cả hai siddhi thông thường (giàu sang v.v..) và siddhi phi thường (toàn giác).
32. Yama (Dạ Ma – Thần Chết) vua của cái chết.
33. Ẩn dụ này liên quan đến việc nói về thực hành Giáo Pháp từ quan điểm dựa trên khái niệm thanh tịnh không kết hợp với kinh nghiệm cá nhân.
34. Mara (Ma Vương) ám chỉ chúng sinh và các thế lực gây chướng ngại cho thực hành tâm linh. Thông thường họ được chia thành bốn phạm trù: mara của các kết tập (uẩn), mara của nhiễm ô, mara của sự chết, và mara là con trai của trời dục giới (Cupid).
35. Dòng truyền Kadampa được đặt nền tảng ở Tây Tạng bởi bậc thầy Jowo Atisha của Ấn độ vào giữa thế kỷ thứ mười một. Dòng truyền này nổi tiếng về sự truyền bá rộng rãi giáo lý Rèn luyện Tâm, như Bảy Điểm Rèn Luyện Tâm và các giáo lý khác.
36. Ở đây, sức nóng ám chỉ trình độ nhận biết đầu tiên của con đường chuyên cần trước khi nhận ra trí tuệ như lửa của con đường của cái thấy.
37. Yogin là hành giả tâm linh.
38. “Mantra Bí mật” là tên thông thường cho giáo lý tantric trong Phật giáo Tây Tạng.
39. Abhisheka là phương pháp đạt giác ngộ trong một đời bằng việc tạo ra căn nguyên lệ thuộc đặc biệt giữa nguyên nhân – các kết tập, nguyên tố và ayatana – và kết quả – các kaya (thân) và trí tuệ – và cũng giới thiệu đệ tử vào Vajrayana.
40. Quan điểm của phương pháp con đường giải thoát là những hướng dẫn và thực hành thấy trong Vajrayana.
41. Ở đây, Thế Tôn của Mantra Bí Mật là một bổn tôn; gặp gỡ ám chỉ việc nhận ra bổn tôn như Vajrayogini như sự hợp nhất của trong sángtánh không, hay Mahamudra.
42. “Pháp của nền tảng không nỗ lực” ám chỉ bản tánh của tâm, sự hợp nhất của trong sángtánh không.
43. Dzogchen, hay ati yoga (Đại Viên Mãn) là giáo lý cao nhất của phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng.
44. Abhidharma (giáo lý A Tỳ Đàm) là các kinh điển và luận giảng liên quan đến việc rèn luyện trí tuệ.
45. Giả thuyết không quan trọng là một thuật ngữ trong phép suy luận.
46. Tạo “nối kết với Giáo Pháp” có nghĩa tạo ra đệ tử.
47. Hợp nhất ám chỉ du già hợp nhất với một phối ngẫu đủ phẩm tính.
48. Sự giải thoát có nghĩa nghi lễ tiêu diệt khiến giải thoát chúng sinh xấu ác
49. Ở đây, phương pháp ám chỉ lòng bi và động cơ thích đáng.
50. Đoạn này ám chỉ “các đại hành giả” tỏ ra thiên vị với những người đem quà tặng và phớt lờ những người không có quà tặng.
51. Năm giác thức của thân và ý thức.
52. “Giải thoát ngay tại chỗ của nó” có nghĩa “thoát khỏi các cực đoan nhị nguyên.”
53. “Che đầu” ám chỉ sự che mắt.
54. Akanistha là cõi tịnh độ của sambhogakaya (Báo Thân).
55. Cũng giống như cây chuối thì rỗng ruột hoặc không có lõi, Pháp tánh cũng không có thực thể bên trong.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant