4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4900)
4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo

4

Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche
Lịch Sử Phật Giáo

Thời Phật Kiếp

Đặt truyền thống đạo Phật trong bối cảnh này và để hiểu được bậc toàn giác xuất hiện trong thế gian này ra sao thì việc hiểu biết về kalpas là điều quan trọng, đó là kiếp hay chu trình thời gian. Trong phạm vi chu trình đã cho, một môi trường tự nhiên của “các nguyên tố bên ngoài” luôn được hình thành, và môi trường này được những chúng sinh như chúng ta cư trú. Một kalpa được chia thành ba thời kỳ. Trước tiên là tiến trình chúng sinh ra đời, hay sự tạo thành; kế tiếp là khoảng thời gian của môi trường trong đó chúng sinh cư trú; và cuối cùng, thời kỳ chấm dứt, vũ trụchúng sinh trong nó biến mất. Một kalpa trong đó có một bậc toàn giác xuất hiện được gọi là kiếp của ánh sáng hay kiếp may mắn (hiền kiếp). Nó là kiếp may mắn vì một bậc toàn giác xuất hiện trong thế gian và ban ánh sáng của trí tuệ tâm linh cho những chúng sinh khác ở đó. Ngược lại có các kiếp tối, chu trình này không có các bậc giác ngộ xuất hiện. Có nói rằng các kiếp tối nhiều hơn các kiếp sáng rất nhiều.

Thời Hiền Kiếp

Chu trình riêng biệt bây giờ chúng ta sống là một loại rất đặc biệt, được biết là thời hiền kiếp. Vào lúc khởi đầu của kiếp này, có một chakravartin. Một vị vua đại quyền năng của vũ trụ (chuyển luân thánh vương), được biết như Tsibkyi Mugyu (Arenemi). Là vị cai quản vào giai đoạn đầu tiên hình thành kiếp này. Vua Arenemi hưởng thụ một triều đại rất hạnh phúc, hòa hợpthịnh vượng. Điều này đúng không chỉ với cõi thiên mà còn với cõi người. Mặc dù Vua Arenemi chính thức không có nhiều hoàng hậu, như vị nhiếp chính của đại vũ trụ, ông có hàng ngàn hoàng hậu. Chúng ta đã được nói rằng những hoàng hậu này làm phiền ông hơn một ngàn hoàng tử. Do công đức bao la của ông, ông chỉ đáp lại với trong những phụ nữ đó và gọi bà là hoàng hậu của ông để có thể sinh cho ông một con trai. Vua Arenemi phát sinh ước muốn mỗi người con của ông có thể chia sẻ quyền cai trị vương quốc.

Trong thời gian đó, có một vị Phật được biết là Mahavairochana – Đức Phật lịch sử của kỷ nguyên đó, giống như Đức Phật lịch sử của kỷ nguyên chúng ta là Shakyamuni. Những vị Phật toàn giác như vậy phô diễn mười hai hành động vĩ đại của một bậc giác ngộ. Nhà Vua tiếp cận Đức Phật Mahavairochana, nói rằng ông là cha của hơn một ngàn con trai và hỏi rằng làm thế nào ông có thể ban cho mỗi người con được hưởng thụ một triều đại xứng đáng và đầy ý nghĩa như một vị vua. Ông hỏi nếu có thể dâng cúng sự phục vụ của các hoàng tử này đến Đức Phật Mahavairochana để các con trai ông có thể có nhiều công đức to lớn hơn. Đức Phật Mahavairochana chấp thuận lời thỉnh cầu của Vua Arenemi, nhận các hoàng tử như đối tượng của Ngài. Nhà Vua có một khao khát vĩ đại cho các con, tự hỏi trong lòng ông khi nào chúng mới có thể ngang bằng với Đức Phật. Ông hỏi Phật Mahavairochana “Khi nào chúng mới giống như Ngài?” Đức Phật cam đoan với nhà vua rằng làm đệ tử của Ngài, tất cả các hoàng tử một ngày nào đó sẽ trở thành toàn giác.

Đối với sự phát triển của các kalpa, có nói rằng một kiếp sáng được theo sau bằng một kiếp tối. Kiếp mà chúng ta cư trú ở đây được biết là Bhadrakalpa, một kiếp cực kỳ cát tường. Người ta nói rằng vào lúc khởi đầu sự hình thành kiếp này, một hoa sen màu vàng ròng ngàn cánh nở ra giữa biển vũ trụ. Hoa sen kỳ diệu này phóng với lực mạnh lên cao đến các cõi của chư thiên. Hình tướng của hoa sen vàng làm cho chư thiên tán thán, “Kỳ diệu thay! Khi được chứng kiến hoa sen vàng ngàn cánh đang nở rộ. Đây là một điềm báo cát tường, biểu thị sự xuất hiện của một ngài vị Phật trong kiếp này.” Vì thế, hoa sen nở ra báo trước việc sinh ra của một ngàn vị hoàng tử mà nơi đến là Phật quả. Chư Phật thời trước hoan hỷ với sự tiên tri của Đức Phật Mahavairo-chana.

Vua Anaremi hỏi Đức Phật về thứ tự đạt giác ngộ của các con ông. Phật Mahavairochana sắp đặt tên của mỗi hoàng tử, và các tên để chung trong một tấm vải và đặt trong bình. Sau đó Đức Phật rút các tên ra, từng tên một, bày ra một chuỗi tên theo thứ tự mỗi hoàng tử sẽ đạt Phật quả. Tên được chọn đầu tiên, người sẽ thành Phật trước tiên của thời hiền kiếp chúng ta là người mà chúng ta biết như Đức Phật Krakucchanda.

Tên thứ hai được rút ra là người trở thành Đức Phật Kanakamuni, vị Phật thứ hai của thời hiền kiếp chúng ta. Tên thứ ba được rút ra là hoàng tử được sinh ra như Đức Phật Kashyapa, vị Phật thứ ba của thời hiền kiếp. Thứ tư là tên của vị trở thành bậc giác ngộ của kỷ nguyên chúng ta, Đức Phật Shakyamuni. Vì lý do đó Đức Phật Shakyamuni được biết như Đấng Đại Giải Thoát Thứ Tư, hoặc Bậc Giải Thoát. Tên thứ năm được rút ra là vị Phật kế tiếp của chúng ta, Đức Maitreya (Phật Di Lặc). Vị thứ sáu sẽ đến là Đức Phật Simhanada. Theo cách này tên của mỗi hoàng tử trong một ngàn vị được rút ra. Đức Phật Mahavairochana đã tiên tri xa hơn về tên vị hoàng tử được rút ra cuối cùng, về việc sinh ra như vị Phật cuối cùng của thời hiền kiếp này, là một bậc giác ngộ phi thường. Ngài sẽ hiện thân sự giác ngộ, những phẩm tính và hoạt động hợp nhất lại của tất cả Đức Phật trước đó. Kỷ nguyên hiện tại của chúng ta là của vị hoàng tử thứ tư, được biết với chúng ta như Đức Phật Shakyamuni.

Sự Đến Của Đức Phật Vào Thời Đại Này

Trước lúc Đức Phật hạ sinh vào thế giới chúng ta, Ngài cai quản trong cõi trời được biết là Tushita (Trời Đâu Suất). Bất cứ ai cai quản trong cõi Trời Tushita đều mang danh hiệu Svetakirti, nên đây là danh hiệu của Phật Shakyamuni khi Ngài ở đó. Trong lúc cai quản trong cõi Trời Tushita, Ngài Svetakirti nhận được nhiều thỉnh cầu của chư thiên cũng như nhân loại, khẩn cầu Ngài xuất hiện đến thế giới của chúng ta và biểu hiện mười hai hành động của bậc giác ngộ tối thượng. Để đáp ứng, Ngài đã làm năm quán sát đặc biệtcẩn thận liên quan đến hoàn cảnh sinh ra trong tương lai của Ngài. Điều này bao gồm nơi nào trong thế giới của chúng ta Ngài sẽ đản sinh, ngày và giờ, đứa bé sẽ là ai, v.v... Từ năm quán sát kỹ lưỡng này, Svetakirti quyết định Ngài sẽ xuất hiện trong thế giới này như một hoàng tử, con trai của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng Hậu Mayadevi (Ma Da) trong vương quốc Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ). Sự tồn tại của xứ Kapilavastu được tìm thấy ở miền nam Nepal, không xa lắm từ biên giới Ấn Độ

Vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni)

Vào thời xưa, ngay phía đông của Kapilavastu có một vương quốc nhỏ, thủ đô là Devadaha. Hai vương quốc được hưởng mối liên kết hôn nhân thuận lợi, các cuộc hôn nhân thường xuyên xảy ra giữa hai nước. Người phụ nữ là bà ngoại của Đức Phật Shakyamuni được đặt tên là Lumbini và là hoàng hậu của đất nước. Trong lúc cư trú ở Devadaha, bà thường thăm viếng khu vườn rất xinh đẹp gần bên của một gia đình giàu có. Bà thường xuyên đến đó và ngày càng mong ước có khu vườn cho chính bà. Nhà vua, chồng bà nói, “Mặc dù ta là chủ của đất nước này nhưng ta không có quyền đòi hỏi khu vườn của người khác. Nếu bà vẫn muốn, ta sẽ cho xây một khu vườn giống như vậy.” Do đó, nhà vua đã xây một khu vườn nguy nga lộng lẫy vô song ở miền quê giữa Devadaha và Kapilavastu. Ông đặt tên khu vườn làm rạng danh hoàng hậu của ông, và nơi đó được biết đến cho đến ngày nay là Lumbini.

Hoàng hậu Lumbini trở thành mẹ của hai công chúa xinh đẹp. Như phong tục, bà hỏi ý kiến các nhà chiêm tinh và tiên tri để biết được tương lai tốt nhất thích hợp với các con gái bà. Các nhà tiên tri nhất trí tiên đoán rằng cả hai cô con gái đều có công đức to lớn hoặc lập gia đình với người cai trị đầy quyền lực hoặc trở thành mẹ của một người vĩ đại, người này sẽ trở thành một Đấng giác ngộ. Trong hiểu biết này, vị Vua Suprabuddha của Devadaha mong muốn có mối ràng buộc với vị vua của Kapilavastu, một người nổi danh và rất tiếng tăm, và vua của Kapilavastu cũng nuôi dưỡng ước muốn tương tự. Vì thế người con gái lớn của Hoàng hậu Lumbini, Mayadevi được chọn để kết hôn với Suddhodhana, hoàng tử của xứ Kapilavastu. Đám cưới của họ được kỉ niệm rất lớn.

Sự Đản Sinh của Đức Phật Shakyamuni

Đúng lúc Đức Phật Shakyamuni tương lai đi vào thế gian này. Người ta nói rằng Hoàng Hậu Mayadevi thọ thai con trai bà vào đêm rằm tháng sáu âm lịch trong năm con cừu đất. Truyền thuyết về sự ra đời của Đức Phật kể cho chúng ta rằng từ ngày Ngài đi vào tử cung của Mayadevi, tất cả chư thiênthánh thần từ các cõi thiên đường hoàng kim trông nombảo vệ Ngài. Vào ngày bảy tháng tư âm lịch năm sau, năm con khỉ sắt, bà sinh ra một người con trai. Một cuộc mang thai bình thường là chín tháng, tuy nhiên, lịch sử truyền thống nói hầu như Hoàng Hậu Mayadevi mang thai mười tháng.

Mayadevi không can thiệp vào những hoạt động xã hội của triều đình hoàng gia trong phần lớn thời gian sinh nở của bà. Nhưng vì thời gian sinh đẻ đến gần, bà muốn rút vào một nơi nào thanh bình hơn. Khi được hỏi nơi nào bà thấy thoải mái, bà đề nghị viếng thăm vườn ngự uyển Lumbini của mẹ bà, để nghỉ ngơi và thư dãn. Khi bà đi tản bộ trong một khu rừng nhỏ của Lumbini, thời điểm hạ sinh của Đức Phật đột ngột đến với bà. Ngay khi Hoàng Hậu Mayadevi với tay nắm lấy một nhánh cây plaksha, Đức Phật đã sinh ra một cách phi thường dưới tay phải của bà trong dạng ánh sáng vàng lung linh lấp lánh. Vì thế, sự xuất hiện của Ngài trong thế gian này không bằng phương tiện của việc sinh ra thông thường mà bằng sự kiện kỳ diệu.

Ngay khi ra khỏi mẹ Ngài, Đức Phật đã đi bảy bước trong mỗi hướng của bốn hướng và thốt ra bốn bày tỏ uyên thâm. Trong tiếng Tây Tạng, các trình bày này phản ánh vai trò của những chữ đông, tây, nam, và bắc. Khi Đức Phật đi bước đầu tiên về hướng đông, Ngài nói, “Từ đây, Ta đạt được giác ngộ, đến nirvana (niết bàn).” Chữ hướng đông trong tiếng Tây Tạng cũng có nghĩa “đạt được.” Đi về hướng nam Ngài nói, “Ta sẽ hòa hợp với sự hiểu biết của thế gian.” Khi Ngài đi về hướng tây, hướng mặt trời lặn, Ngài nói, “Chỗ này kết thúc việc Ta sinh ra.” Và với bảy bước đến hướng bắc, Đức Phật nói, “Ta đã tịnh hóa mọi hành động của Ta trong thế gian hiện hữu, samsara.” Vai trò của chữ hướng bắc, cũng có nghĩa “tịnh hóa.” Đương nhiên, một đứa bé sinh ra theo cách thông thường không bao giờ có thể đi và nói những lời hùng biện và thái độ trang nghiêm như vậy. Vào lúc ấy, Đức Phật đã đi bảy bước theo mỗi hướng của bốn hướng, báo trước sự kiện Ngài sinh ra cho tất cả thế gian khi Ngài tuyên bố một cách dũng cảm, “ trên thế gian này chưa từng có ai hơn Ta xuất hiện (thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn).” Đứa bé được nuôi lớn thành Hoàng tử Siddhartha, và mọi người dân đều rất hy vọng Ngài sẽ là vị lãnh đạo tương lai của thị tộc Shakya.

Sự Phát Triển Tâm Linh của Đức Phật 

Lập gia đình

Khi đến lúc Ngài trưởng thành, hai công chúa xinh đẹp được đề nghị có thể phục vụ như vị hoàng hậu tương lai của Ngài. Họ được gọi là Yasodhara (Da Du Đà La) và Gopaka. Cả hai công chúa đều thuộc về gia đình giàu có và rất được kính trọng, và có nhiều vị hoàng tử ở các nước chung quanh mong ước lập gia đình với họ. Do đó có một cuộc thi tài được sắp đặt và tất cả các người thích hợp đều phô diễn sự khéo léo và thể thao trong hy vọng chiến thắng để được các cô dâu xinh đẹp nổi tiếng khắp nơi như thế. Hoàng tử Siddhartha đã chiến thắng mọi đối thủ và được vinh dự tuyên bố cả hai công chúa đều là hoàng hậu của Ngài. Trong cách này, Ngài chuẩn bị nắm quyền cai trị như vua cha. Sau khi lập gia đình, Ngài cai quản như vị hoàng tử của vương quốc Shakya.

Một ngày nọ, hoàng tử đi du ngoạn lần đầu ra ngoài cung điện và đi vào thành phố của Kapilavastu. Trên chuyến hành trình này, Ngài chứng kiến bốn sự kiện làm thay đổi Ngài mãi mãi. Những sự kiện này lần đầu tiên đem Ngài Siddhartha đối mặt với sự đau khổ của con người, cho đến lúc đó Ngài được cha Ngài che chắn cẩn thận. Trong cuộc sống chưa từng thấy những hoàn cảnh như vậy, Ngài Siddhartha lập tức hiểu được rằng tất cả chúng sinh đều là chủ thể cho sự đau khổ hiển nhiên của sinh, già, bệnh và chết. Khi sức mạnh của việc hiểu biết này tác động mạnh vào tâm, Ngài tự hỏi liệu có bất cứ ai có thể ngụy tạo rằng tất cả đều tốt đẹp trong thế giantiếp tục sống như thể những đau khổ như vậy không tồn tại. Kinh nghiệm này nhanh chóng làm cho Thái tử Siddhartha có một cảm giác từ bỏ rất mạnh mẽ và thúc đẩy Ngài nhận ra bản chất phù phiếm của thế gian này. Tất cả hoạt động của thế gian này đều tuyệt đối vô nghĩa, vì mọi người sống ở thế gian này một ngày nào đó phải kinh nghiệm những đau khổ như vậy và chết đi, để lại những kinh nghiệm về thế gian này bị phai mờ đi giống như một giấc mộng. Đi đến nhận thức này Ngài Siddhartha quyết định rời bỏ cuộc sống trong cung điện và đi khắp nơi để tìm kiếm chân lý. Ngài cố tìm kiếm để rút ra ý nghĩa cốt tủy từ cuộc sống.

Rời Bỏ Cung Điện

Vị hoàng tử trẻ có một người phụ vụ trung thành được biết là Chanda và một con ngựa xuất sắc gọi là Kanthaka. Ngài Siddhartha triệu người phục vụ và ra lệnh cho ông chuẩn bị ngựa. Nói lời chào từ biệt vợ và con trai còn nhỏ khi họ ngủ Ngài lẻn khỏi cung điện trong bí mật dưới màn đêm che phủ, vì sợ những thuộc quyền biết được cuộc ra đi của Ngài.

Hoàng tử Siddhartha ra lệnh người phục vụ nắm chặt đuôi con ngựa Kanthaka rồi nhảy qua bức tường bao quanh cung điện một cách kỳ diệu và vào thành phố. Có nói rằng bốn vị thần bảo vệ của các phương dâng cúng sự phục vụ của họ đến hoàng tử, mỗi vị nhấc một chân ngựa của Ngài và giúp di chuyển nhanh trong không trung, cho đến lúc cuối họ đem Ngài đến một nơi được biết là Visuddha Stupa, “Bảo Tháp của Đại Thanh tịnh.” Tại đó hoàng tử chính thức từ bỏ cuộc sống của một chủ gia đìnhchấp nhận là người từ bỏ hoàn toàn. Cầm lấy dao Ngài cắt đứt mái tóc dài như một dấu hiệu Ngài đã tách biệt khỏi mọi bám luyến đến thế gian này. Siddhartha đã trút bỏ quần áo hoàng tử. Có nói rằng tập hội chư thiênthần thánh tất cả đều xuất hiện một cách huyền diệu chung quanh Ngài, cúng dường Ngài y áo của một vị khất thực tâm linh. Mặc quần áo do chư thiên ban tặng, Ngài tuyên bố, “Ta từ bỏ cuộc sống thế gian để tìm kiếm con đường đến giác ngộ.”

Bắt Đầu Tu Khổ Hạnh

Bấy giờ Siddhartha suy nghĩ kỹ lưỡng về bản chất của con đường Ngài tìm kiếm. Ngài hiểu rằng thiền định chư Phật ở quá khứ đã đạt đến giác ngộ qua thực hành khổ hạnh. Ngài biết chắc chắn rằng Ngài phải đi theo con đường giống vậy. Siddhartha quyết định thực hành theo cách khổ hạnh, Ngài lập nguyện chính thức nhịn ăn, và kiêng ăn mọi thực phẩm trong sáu năm. Ngài quyết tâm trụ thêm trong thiền định bất động và ngồi liên tục trong sáu năm không di chuyển. Giai đoạn này của cuộc sống Ngài Siddahrtha Gautama đã được biết như sáu năm khổ hạnh thực hành thiền định đơn độc, không gián đoạn. Sự tu hành sám hối khổ hạnh này đã dẫn Ngài đến ngưỡng cửa của sự giác ngộ trên bờ sông Niranjana ra sao. Trong sáu năm nhịn ăn, Siddhartha vẫn giữ lời thề im lặng cao quý. Ngài không nói với bất kỳ ai mà an trụ thể nhập trong thiền định tĩnh lặng. Có lần, khi Ngài ngồi bất động và không nói, có một số người chăn bò địa phương đến và tự hỏi Ngài là người hay là bức tượng. Họ đến nơi và thọc cây sắt nóng vào lai Ngài, nhưng Siddhartha không tỏ ra phản ứng nào dù nhẹ nhất. Trong cách này Ngài biểu hiện quyết tâm lớn nhất để thành công trong thiền định và sự khổ hạnh của Ngài.

Giác Ngộ

Mẹ của Siddhartha Gautama qua đời bảy ngày sau khi sinh Ngài, và bà được sinh vào cõi thiên được biết như cõi trời ba mươi ba. Như một vị trời, bà sở hữu một số tiên trigiới hạn và có thể thấy con bà trong cuộc sống đã trải quan gian khổ trước đó. Như Mayadevi trước đây, bà khóc thương cho Siddhartha, nước mắt bà rơi xuống một cách kỳ diệu từ cõi trời, hình thành một hồ nước nhỏ phía trước Đức Phật đang thiền định. Để đáp lại, vị đại thiền giả đã phá vỡ sự yên lặng chỉ còn một tuần lễ trước khi Ngài đạt giác ngộ. Ngài nói những lời làm yên lòng mẹ, “Mặc dù con đã trải qua những khó khăn không thể tưởng của việc thực hành khổ hạnh này, nhưng vẫn chưa đạt được mục đích của con. Con chỉ còn một tuần trước khi đạt giác ngộ. Sau đó con sẽ đền đáp lòng tốt của mẹ và sẽ đến giảng dạy cho mẹ trong tương lai gần đây.” Vì thế, mẹ Ngài là người đầu tiên khiến Gautama phá vỡ lời thề tịnh khẩu. Hoàn tất sáu năm thiền định, Siddhartha đứng dậy rời khỏi nơi đó rồi đi bộ đến sau này được biết như Bodh Gaya, hay Kim Cương Ngai. Ngài đến trước một cây bồ đề rất lớn. Ngài biết rằng đây là nơi mà tất cả chư Phật thời quá khứbao gồm Phật Krakucchanda, Kanakamuni và Kashyapa – đã đạt giác ngộ ngay chính nơi mà Ngài tiếp cận lúc đó. Trong sự sùng kính sâu xa nhất, Gautama đảnh lễ trước Ngai Kim Cương, rồi Ngài ngồi lên, lưng tựa vào cây bồ đề. Trên ngai của sự giác ngộ đó của chư Phật quá khứ, Siddhartha lập lại những hoạt động lịch sử vĩ đại nhất của tất cả vị Phật đạt toàn giác. Gautama đã dùng sáu năm thiền định trên bờ sông Niranjana và đã đến Kim Cương Ngai của Bodh Gaya để hoàn tất việc rèn luyện thiền định của Ngài.

Ngài trở lại nơi ngồi thiền định vào lúc hoàng hôn đêm rằm. Tập thể ma quỷtinh linh xấu kinh sợ và ghen tức điên cuồng với Ngài. Chúng đe dọa làm Ngài sợ bằng việc hiện hình, khua vũ khí và gào thét trong sự thịnh nộthù địch. Các ma quỷ này có đại năng lực và có thể hủy diệt bất cứ những gì chúng muốn. Nhưng vì năng lực vô địch của thiền định, lòng bi, lòng từ ái lưu xuất từ Ngài Siddhartha nên chúng không đánh bại được Ngài. Bấy giờ chỉ còn những giờ khắc từ việc đạt giác ngộ, trong thiền định kiên cố không thể tấn công, Ngài chuyển hóa mọi điều từ chúng đến Ngài thành những bông hoa của thiên đường; Ngài chẳng phải chịu sự thương tổn nào dù nhẹ nhất. Ngài chiến thắng và hàng phục mọi quỷ ma trong thời gian từ hoàng hôn đến đêm đó, sau đó tiếp tục theo dõi đến giữa đêm, Ngài trụ trong đại định sâu nhất của thiền định. Cuối cùng vào lúc bình minh sau đó, Ngài hoàn toàn đạt giác ngộ viên mãn, trở thành samyak-sambuddha. Đạt được giác ngộ, Siddhartha Gautama giờ đây là Phật, đi vào trạng thái bất khả tư nghịsiêu phàm nhất của cực lạctánh không, đó là trạng thái giác ngộ. Trong trạng thái thâm sau này Ngài phát sinh một mong ước to lớn, nghĩ rằng, “Thật kỳ diệu biết bao nếu tất cả chúng sinh có thể chia sẻ nhận biết bây giờ của chính Ta.”

Trở Thành Vị Thầy

Đức Phật đã mong ước rằng có thể chia sẻ phát hiện của Ngài với mỗi chúng sinh, tuy nhiên Ngài nhận ra rằng chúng sinh đã ngập sâu trong vô minh khó có thể hòa nhập với Ngài . thế nên Ngài đã tự nói những lời nổi tiếng này, “Ta đã tìm thấy Giáo Pháp như cam lồ; nó là thanh tịnh quang không phức hợp, uyên thâman bình vượt lên khái niệm tỉ mỉ. Dù Ta có giải thích người khác cũng không thể hiểu được, do vậy Ta phải trụ trong rừng không nói.” Tự nói với mình Ngài thề trụ trong im lặng trong bảy năm. Đức Phật an trụ trong trạng thái thiền định, từ chối bất cứ vai trò giảng dạy nào.

Brahma, (Trời Phạm Thiên) vị cai quản vĩ đại của vũ trụ và Indra (Trời Đế Thích) chủ nhân của chư thiênthần thánh biết rằng trí tuệ giác ngộ vĩ đại của một vị Phật bây giờ đã xuất hiện trong thế gian này. Brahma xuất hiệncúng dường Đức Phật một bánh xe có một ngàn nan hoa bằng vàng, trong lúc đó Indra cúng dường một vỏ sò có xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ hiếm có. Với những dấu hiệu cát tường cao tột này của lòng sùng kính, họ cầu khẩn Ngài chuyển Pháp Luân vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Đức Phật Shakyamuni đã bằng lòng. Trong tiến trình sống của Ngài, Đức Phật đã bắt đầu khởi động những gì chúng ta biết được là ba lần chuyển Pháp Luân vĩ đại hay bánh xe của giáo lý.

Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất

Lần chuyển Pháp Luân đầu tiên xảy ra trong thành phố Varanasi cổ xưa của Ấn Độ. Đức Phật khởi đầu lần chuyển Pháp Luân thứ nhất này với chủ đề chính về tứ diệu đế (bốn chân lý cao quý). Sự sưu tập giáo lý này được biết như Theravada, hay gìn giữ giáo huấn phổ thông.

Phái Theravada chủ yếu tập trung về những gì chúng ta đã biết như bốn đại ấn của Giáo Pháp:

Mọi hiện tượng đều vô thường.
Mọi hiện tượng đều đau khổ.
Mọi hiện tượng đều vô ngã.
Chỉ có niết bànan bình.

Trước tiên, Đức Phật nói với chúng ta rằng mọi hiện tượng đa hợp – mọi sự vật đều được tạo thành bởi những nhân tố và môi trường khác nhau – đều tạm thời, vô thường; chúng không kéo dài. Thứ hai chúng ta đã được bảo rằng mọi kinh nghiệm của hiện tượng đều là bản tánh đau khổ. Thứ ba, Đức Phật kết luận rằng chẳng có cái ngã nào để tìm thấy trong hiện tượng thế gian. Thứ tư, Đức Phật hiển lộ rằng nirvana hay giải thoátthanh bình. Bốn giáo lý này trở thành mối quan tâm đầu tiên của lần chuyển Pháp Luân thứ nhất của Đức Phật Shakyamuni, khởi đầu ở Varanasi.

Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Hai

Giáo lý thuộc về Mahayana hay “Đại Thừa” xuất phát từ lần chuyển Pháp Luân thứ hai. Lần này bắt đầu ở thành phố Rajagriha Ấn Độ, tại nơi được biết như Đỉnh Núi Chim Kên Kên, một ngọn đồi được nói là nơi tụ tập của bầy kên kên. Ở đó Đức Phật giảng dạy các kinh điển, Prajnaparamita hay Trí tuệ Viên mãn. Các sutra này có độ dài khác nhau, như sutra một trăm ngàn bài kệ, sutra hai mươi ngàn câu kệ, và còn nữa. Tất cả giáo lý này đều phơi bày chân lý về tánh không, rằng mọi hiện tượng, mọi sự vật xuất hiện đều không hiện hữu thực sự, không vốn có (vô tự tánh).

Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Ba

Lần chuyển Pháp Luân thứ ba và là cuối cùng tập trung vào ý nghĩa vi tế, xác quyết của Giáo Pháp. Mặc dù Đức Phật đã trình bày chi tiết vô số giáo lý, mà chính bản thân Ngài đã chiêm nghiệm hiệu quả của mỗi giáo lý.

Ngài suy nghĩ làm thế nào để giải thích được giáo lýđáp ứng với thông điệp của Ngài để thích hợp với tâm thức của người nghe. Vì điều này, đã xuất phát điều được biết là sự hiểu biết giáo lý phổ thông, theo sau là sự cung cấp ý nghĩa, và giáo lý hiển lộ sự xác quyết hay ý nghĩa tuyệt đối. Đức Phật đã tạo sự phân biệt giữa ý nghĩa rốt ráo của Giáo Phápý nghĩa giải thích phổ thông. Các thuyết giảng này được ban ở thành phố Vaishali cổ xưa của Ấn Độ trở thành nơi nổi tiếng trong các sutra như là nơi ở đó có một con khỉ cúng dường đến Đức Phật.

Toàn bộ Giáo Pháp được Đức Phật tuyên thuyết tổng cộng là tám mươi bốn ngàn giáo lý. Những giáo lý này đáp ứng như các phương thuốc trực tiếp cho tám mươi bốn ngàn cảm xúc hay khái niệm khiến chúng sinh có thể phiền não. Về những giáo lý này, Đức Phật dạy rằng có hai mươi mốt ngàn nhiễm ô liên quan đến tham lam, thèm muốn, và bám luyến mà chúng sinh có thể kinh nghiệm. Như một giải độc cho các che ám này, Đức Phật dạy hai mươi mốt ngàn bài pháp về Vinaya (Luật tạng) sự rèn luyện cao hơn về đạo đức, giới luật cho người thường và tăng, ni đã thọ giới. Đức Phật Shakyamuni đã phân biệt sâu hơn về hai mươi mốt ngàn loại tiêu cực kết hợp với ác cảm, tức giận và thù hận. Như một phương thuốc cho những trạng thái phiền não của tâm này, Ngài đã ban hai mươi mốt ngàn giáo lý của sutra. Như một giải độc cho các nhiễm ô khởi lên dựa căn bản trên vô minh, Đức Phật đạ dạy hai mươi mốt ngàn bài pháp về Abhidharma. Ngoài ra, hơn hai mươi mốt ngàn bài nói được ban để bàn luận những nhiễm ô của bám luyến, thù ghét và vô minh khi chúng hoạt động cùng với nhau. Trong cách này, Đức Phật đã ban những phương thuốc trực tiếp cho tám mươi bốn ngàn nhiễm ôchúng sinh kinh nghiệm.

Khi xem xét ba lần chuyển Pháp Luân của Đức Phật, người ta có thể tự hỏi tantra của đạo Phật đã được dạy ở đâu và khi nào. Tantra liên quan đến lần chuyển Pháp Luân thứ ba.

Oddiyana và Vua Indrabhuti

Trong tiến trình sống và hoạt động của Đức Phật, nhiều đệ tử của Ngài đã đạt đến nhiều trình độ giác ngộ khác nhau. Thậm chí có người nói rằng bất cứ khi nào Ngài đi từ nơi này sang nơi khác, các đệ tử này sẽ bay trong bầu trời, trải rộng y Giáo Pháp màu vàng của họ như đôi cánh. Trong cách này họ có thể di chuyển từ miền đông đến miền tây, từ nam tới bắc. Trong vùng phía tây của Ấn Độ có một vương quốc được biết là Oddiyana. Vua của Oddiyana là Indrabhuti, ông cùng thời với Đức Phật. Một ngày nọ, khi nhà vua và các bộ trưởng đang vui chơi trong vườn thượng uyển, vô số các vị tăng bay trong bầu trời bên trên họ. Vua Indrabhuti hỏi người lớn tuổi thông thái nhất trong số các bộ trưởng, “Họ là ai, và làm sao họ có thể bay qua bầu trời như chim?”

Một bộ trưởng lớn tuổi trả lời, “Thưa Bệ Hạ, chúng ta cư trú ở phía tây Ấn Độ. Tôi đã có nghe rằng ở phía Đông Ấn Độ có vương quốc của tộc Shakya, trong đó xuất hiện một hoàng tử được biết là Siddhartha. Ngài đã từ bỏ vương quốc của mình và trở thành bậc giác ngộ. Những người bay trong bầu trời bên trên đều là đệ tử của Ngài.”

Nhà vua kêu lên ngạc nhiên, “Điều này thật đặc biệt. Làm thế nào có thể được như vậy? Thậm chí nếu các đệ tử còn biểu hiện kỳ diệu như vậy thì vị thầy phải tuyệt vời biết bao! Người nào có thể mời Ngài đến với chúng ta?”

Vị bộ trưởng lớn tuổi trả lời, “Không cần phải di chuyển bằng thân vật chất. Nếu người nào có lòng tinsùng kính to lớn, cầu nguyện nhiệt tình và thành tâm, Đức Phật sẽ biết và nghe lời cầu nguyện của họ qua trí tuệ toàn giác của Ngài. Nếu nhà vua muốn hãy cầu nguyện như thế và thỉnh Đúc Phật đến đây giảng dạy cho nhà vua.

Nghe những lời này, Indrabhuti đã soạn một bài kệ cầu khẩn nổi tiếng, chấp nhận Đức Phật như người lãnh đạo và dẫn dắt tất cả chúng sinh, và khẩn cầu được bảo vệ trong sự quy y của Đức Phật.

Vào lúc đó, Đức Phật Shakyamuni đang ở tại Rajagriha. Ngài triệu nhiều đệ tử khác nhau như Bồ Tát Manjusri (Văn Thù) và Vajrapani (Kim Cương Thủ) cũng như chư Shravaka (Thanh Văn) và Pratyekabuddha (Phật Độc Giác) đã giác ngộ, tất cả những người có khả năng để bay cùng với Ngài. Đức Phật nói với họ rằng vào ngày rằm sắp đến Ngài muốn đi đến vương quốc Oddiyana về phía tây theo lời mời của vua Indrabhuti. Những người có khả năng bay đều được mời đi cùng Ngài đến đó. Đức Phật và các đệ tử đến tại cung điện của vua Indrabhuti cùng với những vị vua bảo vệ của bốn hướng, Brahma, Indra và nhiều chư thiên khác mà trước đây chưa từng thấy. Nhà vua không thể tin khi thấy ngay cả những đại thiên chủ của các cõi trời cùng đi trong các tùy tùng của Đức Phật.

Đức Phật hỏi Indrabhuti, “Ông mời Ta đến đây vì mục đích gì?”

Nhà vua trả lời, “Ngài là hoàng tử ở phía đông Ấn Độ, và tôi là hoàng tử ở tây Ấn Độ. Chúng ta thậm chí cùng thời đại, tuy nhiên Ngài là bậc tối thượng. Xin chỉ dạy cho tôi làm thế nào để trở thành như Ngài. Điều này là khẩn cầu duy nhất của tôi.”

Nghe lời khẩn cầu này, Đức Phật đáp, “Nếu ông muốn đạt được trạng thái giống Ta, thì ông phải từ bỏ mọi bám luyến thế gian và tất cả khoái lạc của giác quan. Không từ bỏ những tính chất của kinh nghiệm tình dụcthực hành theo con đường khổ hạnh, không có loại từ bỏ này sẽ không thể đạt giải thoát.”

Vua Indrabhuti là một người cực kỳ thông minh và sắc sảo. Ông biết rằng sự giác ngộ sâu thẳm của Đức Phật phải bao gồm các phương pháp cho phép người ta đạt giải thoát mà không cần từ bỏ những tính chất của giác quan. Nhà vua đáp lại, “Thưa Đức Phật, tôi đã bị hư hỏng bởi cách sống của toàn bộ đời tôi trong sự xa xỉ bao quanh. Vào giai đoạn này của cuộc sống, làm thế nào tôi có thể từ bỏ các hoàng hậu và phong cách sống thanh lịch của tôi? Thậm chí nếu tôi phải sinh ra như một con chồn hay con chó phải ăn phân, tôi cũng không thể từ bỏ mọi bám luyến vào các khoái lạc giác quan. Tôi cũng không thể từ bỏ trách nhiệm với đất nước của tôi. Xin ban cho tôi giáo lý nào mà không cần từ bỏ những điều như vậy.”

Nghe lời cầu xin khẩn thiết của nhà vua, Đức Phật trả lời rằng Ngài thật sự có giáo lý như vậy. Ngài bằng lòng truyền giáobí mật của Vajrayana, Kim Cương Thừa của Đạo Phật Mật Tông, đặc biệt về giáo lý của Đức Phật Guhyasamaja. Ngoài ra, Ngài còn trao truyền mọi quán đỉnh về Anuttarayoga-tantra, bao gồm những lưu xuất tantric chủ yếu của Đức Phật như Kalachakra, Hevajra, và Chakrasamvara.

Khi Đức Phật ban những nghi lễ nhập môn phi thường này, nhà vua nhờ có các khả năng sắc bén khác thường đã thực sự có khả năng thành tựu cùng lúcđạt đến từng gian đoạn và trình độ nhận biết được trao truyền trong giai đoạn được quán đỉnh. Vào mỗi giai đoạn thành tựu của quán đỉnh, Vua Indrabhuti lập tức có được nhận biết tương tự mà một hành giả thành tựu của giai đoạn đó có được. Vào giai đoạn quán đỉnh cao nhất được biết như quán đỉnh thứ tư, Vua Indrabhuti đi vào cấp bậc cao nhất của sự giác ngộ và có khả năng biểu hiện cùng lúc tất cả những phô diễn huyền diệu của một bậc toàn giác.

Câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật này phô bày một cách rõ ràng cho chúng ta rằng những người có trí thông minh sắc bén có thể thực hành Vajrayana và thành tựu các lợi ích bao la của nó. Người ta có thể đi theo gương các đệ tử của Đức Phật, như Vua Indrabhuti, và đi vào Con Đường qua truyền thống của quán đỉnh Vajrayana chủ yếu, đã bắt đầu ở Oddiyana.

Dhanyakataka

Không xa lắm trong vùng phía nam Ấn Độ là vương quốc của Dhanyakataka, được biết như “Nơi Tích chứa Gạo.” Vì có nhiều tu viện và nơi nhập thất thiền định bao phủ sườn núi, đã thu hút các học giả, yogin và các thầy tu khất thực từ nhiều truyền thống tâm linh đa dạng khác nhau và là một nơi cư trú nổi tiếng cho những ai mong ước sử dụng phần lớn thời gian của họ trong thiền địnhcầu nguyện. Nó ở tại bảo tháp nguy nga của Dhanyakataka mà Đức Phật Shakyamuni đã phổ biến tantra lừng danh thế gian được biết như Kalachakra. Sự quán đỉnh này thu hút Kulika, người cầm quyền của Shambala, một vương quốc gần Oddiyana, để tham dự như người tiếp nhận danh dự. Vương quốc Shambala được nói là có dân chúng vô song; mặc dù họ là người, họ được cho là thông minh hơn, có nhiều khả năng sắc bén hơn chúng sinh khác. Thậm chí họ được nói là có đôi cánh. Vào lúc đó, vua của xứ Shambala, Suchandra đã du hành đến Dhanyakataka để nhận quán đỉnh Kalachakra từ Đức Phật Shakyamuni.

NGƯỜI TA CÓ THỂ ĐƯA RA VÔ SỐ CHI TIẾT liên quan đến vô lượng hoạt động của Đức Phật, nhưng với bây giờ chỉ điều này là đủ. Nó chỉ là truyện kể về những lần chuyển Pháp Luân để tóm tắt lịch sử về sự nghiệp giảng dạy của Đức Phật.

BA THỪA

Những nét chính con đường của Đức Phật trong giáo lý của Ngài được tập hợp lại thành ba thừa chính. Đầu tiên, được mô tả trước tiên, là thừa của Theravada hay “nhiều tuổi hơn.” Được biết như Hinayana, hay “Tiểu Thừa,” chủ yếu tập trung vào con đường từ bỏđi theo giáo lý tứ diệu đế (bốn chân lý cao quý).

Mahayana

Tinh túy của thừa thứ hai, Mahayana (“Đại Thừa”) được dạy bởi Đức Phật Shakyamuni truyền xuống hai thực hành trọng tâm: lòng từ ái và lòng bi. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của các từ này. Như một ví dụ về lòng từ ái, chúng ta có thể suy nghĩ về lòng tốt nhận được từ mẹ chúng ta cho đến khi một cảm giác biết ơn và cảm kích xuất hiện tự nhiên. Chúng ta có thể suy nghĩ rằng từ ngày sinh ra trong thế gian này, chúng ta hoàn toàn vô dụng và dễ bị từ bỏ. Song, mẹ chúng ta đã bảo vệ chúng ta khỏi mọi nguy hiểm, nuôi nấng và che chở, dạy dỗ chúng ta điều gì nên làm và điều gì nên tránh. Bà cho chúng ta mọi thứ mình cần, hy sinh chính nhu cầu của bà cho chúng ta. Để giúp lòng từ ái tăng trưởng bên trong mình, chúng ta suy niệm về lòng tốt đã nhận được từ mẹ. Với điều này trong tâm, chúng ta phát sinh mong ước chân thật rằng bà được hạnh phúc và phát triển mong ước xa hơn nữa là chính chúng ta có thể cung cấp những nguyên nhân tạo hạnh phúc cho bà. Từ mong ước rộng lượng này chúng ta bắt đầu trau dồi năng lượng tích cực thật sự sáng tạo của lòng từ ái. Làm như vậy chúng ta tăng trưởng lòng yêu mến với người khác và làm mạnh mẽ mong muốn đền đáp lòng tốt mà mẹ dành cho chúng ta, mong ước gia tăng nhiều lần cho hạnh phúc của bà. Đây là điều được biết là lòng từ ái. Mỗi người có thể tự suy ngẫm về ví dụ này và sau đó bắt đầu trải rộng cảm giác phát sinh qua việc nhớ lại lòng tốt của mẹ họ kể cả những chúng sinh khác.

Tương tự, lòng bi xuất hiện khi thông qua sự hiểu rõ giá trị về lòng tốttình thương mà mẹ chúng ta đã phô bày, chúng ta cảm thấy mang ơn và thấy không thể chịu được khi nghĩ về sự đau khổtrải qua gian khó của bà. Chúng ta không bao giờ muốn thấy bà trải qua bất cứ khó khăn hay gian khổ nào. nếu những hoàn cảnh như vậy xảy đến với bà, chúng ta thành tâm tạo nỗ lực để giải thoát bà khỏi những yếu kém dù nhỏ nhất, khỏi những hoàn cảnh dù nhẹ nhất nhưng có thể gây cho bà đau khổ. Chúng ta học tập lòng bi thiết thực bằng sự cảm thông với đau khổ của bà và bằng việc thật sự cố gắng loại bỏ bất cứ nguyên nhân nào gây đau khổ. Lòng bi thiết thựcý địnhmong ước làm nhẹ nỗi đau khổ của người khác và bất cứ nguyên nhân nào gây ra nó.

Hai thực hành này là cốt tủy của giáo lý Mahayana, mà Đức Phật chuyển Pháp Luân lần thứ hai. Bất kể thiền định mật truyền gì của Vajrayana mà chúng ta dấn thân vào, chúng ta phải tự đặt nền tảng trong tinh túy của giáo lý Phật giáo Mahayana, sự thực hành lòng từ ái và lòng bi. Điều này sẽ dẫn đến nơi chúng ta có thể thật sự từ bỏ tính tư lợi của mình với thiện ý yêu mến lợi ích của người khác. Đây là lòng vị tha chân chính. Thậm chí nếu chưa hoàn toàn chuẩn bị hoặc có thể đảm nhận một thái độ cao quý như vậy chúng ta hãy tự rèn luyện từng bước một để thật sự xem xét những gì sẽ giúp ích người khác nhiều như chúng ta tìm kiếm lợi ích cho chính mình. Chúng ta có thể cố gắng là công cụ của hạnh phúc cho những chúng sinh đang sống khác, ngay cả trong những cách nhỏ bé nhất. Nó quan trọng tương đương với việc chúng ta chưa từng bỏ qua hoặc phớt lờ bất cứ nguyên nhân nào có thể đem đau khổ cho người khác. Chừng nàođau khổ – và không nhất thiết là của chúng ta – thì nó vẫn cần được giải quyết và chữa lành. Người nào có quan điểm này có khả năng dấn thân hay phát triển lòng bi thiết thực. Nếu có hạnh phúc trong gia đình hay giữa hai người, hạnh phúc này phần lớn xoay quanh về việc thương yêu, chăm sóc và cho những thành viên trong gia đình, bạn đời hướng đến lẫn nhau ra sao. Nó không lệ thuộc vào sự tích lũy tài sản và những thành công vật chất của họ. Nó được quan tâm đúng như chừng mức hạnh phúc của cộng đồng, đến chừng mức hạnh phúc của thế giới lớn hơn. Dù có hay không có người lãnh đạo có thể đặt ra một ví dụ tốt mà người khác có thể đi theo, phần lớn đều tùy thuộc vào việc họ thật sự quan tâm đến người khác như thế nào. nó tùy thuộc vào việc bố thí mà họ có khả năng khi quản lý công việc hàng ngày ra sao. Loại người lãnh đạo này đặt một tiêu chuẩn cao quý, người ta sẽ thán phụctự nhiên sẽ mong ước ganh đua. Nó không thể giúp nhưng lợi ích chúng ta nếu chúng ta có thể sống theo giáo lýthực hành lòng từ ái đến bất cứ ai mà chúng ta chia sẻ cuộc sống với họ. Hoặc chúng ta ở nhà hay ra ngoài thế gian, nếu chúng ta phô bày nhiều tình thươngcảm thông hơn đến người khác, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống mình. Nếu những cá nhân có thể cống hiến chính họ cho cuộc sống về lòng từ ái, họ sẽ tạo phần đóng góp to lớn cho hạnh phúc của thế gian nói chung, cho nguyên nhân của hòa bình và hạnh phúc.

Điều được gọi là “thế giới hòa bình” chỉ tùy thuộc vào những công dân của thế gian cư xử với nhau ra sao. Tình thương và lòng bi dẫn đến hạnh phúc cá nhân, và điều này sẽ tự nhiên đem lại thế giới hòa bình. Mặc dù mỗi người trong chúng ta đều nhận được lòng tốt của mẹ mình trong kiếp sống riêng này, điều này không có nghĩa chúng ta chỉ cảm thấy mang ơn một người. Đức Phật nói rằng có vô sốhội chúng ta đã từng tái sinh. Chính chúng ta đã kinh nghiệm sự sinh ra trong tất cả sáu cõi, trong mọi tình huống, hoàn cảnh có thể. Chúng ta đã có một bà mẹ tử tế trong mỗi kiếp sống đó, nên chúng ta thực sự mang ơn tất cả các bà mẹ này nhiều như mẹ của cuộc sống hiện nay của chúng ta. Đem điều này trong tâm mọi lúc có thể dẫn chúng ta đến việc quan tâm chân thực cho các chúng sinh khác. Tùy theo sự dính dáng với nghiệp của chúng ta trong đời này, chúng ta không thể nhận ra người nào quanh mình đã thực sự là mẹ của chúng ta trước đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chọn lựa để hướng dẫn chính mình với ý định đền đáp tất cả những điều tốt đẹp mà họ đã dành cho chúng ta. Đây là cách để phát triển lòng từ ái.

Có rất nhiều sự tiếp cận đa dạng về con đường tâm linh như thế nào trong những tôn giáo khác nhau, cũng như trong các học thuyết và khẳng định của họ về chân lý là gì. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là tất cả họ đều đẩy mạnh tình thương và lòng bi. Chắc chắn rằng tinh thần của đạo Cơ Đốc cũng giống như Phật giáo trong việc đẩy mạnh và duy trì giá trị của tình thương. Giáo lý Cơ Đốc nói rằng Thượng Đếtình thương, và hãy nhớ điều này, người ta phải phô bày tình thương với người khác. Điều này phải là lòng tin cốt lõi nhất của tín đồ đạo Cơ Đốc và họ cố gắng thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng không khác với Phật giáo. Giáo lý đạo Phật hướng dẫn chúng ta đối xử lẫn nhau ra sao, dạy cho chúng ta hiểu và quyết tâm lựa chọn đạo đứcluân lý để làm, vì những lựa chọn này sẽ trở thành nguyên nhân cho bất cứ kết quả nào chúng ta mong ước đạt được. Sự thực hành chú tâm tỉnh thức đến tư cách đạo đức của chúng ta này khuyến khích chúng ta trau dồi những nguyên nhân có ích. Những nguyên nhân tốt này xuất hiện từ ý định làm lợi ích cho người khác của chúng ta. Bất kỳ hành động nào được thực hiện với mục đích tốt để lợi ích người khác cuối cùng sẽ mang lại kết quả hạnh phúc theo luật nhân quả, hay karma. Hoặc chúng ta tin vào Thượng đế hoặc luật nhân quả, cả hai đều dạy chúng ta thành người tốt. Làm việc tốt sẽ đẩy mạnh hạnh phúc của người khác. Khi chúng ta tránh xa cách cư xử tiêu cực; sự đau khổ của người khác cũng được tránh. Cả hai quan điểu đều chấp nhận sự kiện như nhau: chúng ta không được làm những gì gây bất hạnh; ngoài ra chúng ta nên gieo trồng chủng tử đạo đức để trở thành nguyên nhân hạnh phúc cho người khác. Tất cả tôn giáo đều dạy về tình thương giữa chính chúng ta và người khác; và người ta phải là nguồn hạnh phúc cho người khac hơn là nguyên nhân gây đau khổ.

Điều quan trọng là thấy rằng những giáo lý về lòng từ ái và lòng bi này không phải là một số loại học thuyết hình thứcchúng ta tuyên bố trung thành hay tin tưởng. Chúng liên quan đến cách chúng ta sống. Điều quyết định hạnh phúc hay đau khổ của chúng ta là những gì chúng ta làm với chính mình. Chúng ta có thể tự cư xử trong cách bày tỏ sự chăm sóc và quan tâm cho bất cứ nỗi đau khổ nào chúng ta gặp xung quanh mình, cho dù nó nhỏ bé hay dường như không quan trọng. Chúng ta thấy sự đau khổ trong cuộc sống của người khác và mong muốn họ không phải trải qua những bất hạnhlo lắng như vậy. Chúng ta mong ước rằng mình phải là công cụ trong việc làm giảm sự đau khổ của họ. Chúng ta cũng mong ước rằng họ sẽ được hạnh phúc, và có thể giúp họ được hạnh phúc và khỏe mạnh. Chẳng hạn, trong cuộc sống lứa đôi nếu mỗi người vợ hay chồng mong ước hạnh phúc cho người kia không bị đau khổ hay bất hạnh thì sẽ có sự hòa hợp rất lớn giữa họ. Nếu mối liên hệ hiện hữu giữa người chủ và người làm công cũng giống như vậy thì người chủ và người đi theo hướng dẫn của người chủ sẽ đẩy mạnh sự hạnh phúc trong hoàn cảnh này. Qua mỗi người trong chúng ta đều đảm nhận trách nhiệm cơ bản này với người khác và mối liên hệ cư xử của chúng ta đặt nền tảng tình thương và lòng bi nên chúng ta có thể tạo thế giới của mình thành một nơi khác biệt. Người ta nói về hòa bình thế giới, nhưng hòa bình chỉ xảy ra khi người ta trải rộng tình thương đến lẫn nhau. Đây là quan điểm cốt tủy của giáo lý Phật giáo Đại Thừa.

Vajrayana

Hiểu được nền tảng của Mahayana người ta có thể hỏi thừa tantric mật truyền thích hợp vào đâu trong Phật giáo. Vajrayana, Kim Cương Thừa là một nhánh của truyền thống Mahayana. Nếu đã phát triển một nền tảng tốt đẹp về lòng từ ái và lòng bi, người ta có thể sử dụng những phương pháp đó là phương tiện thiện xảo đặc biệt của Vajrayana. Lợi ích của những phương pháp này là cung cấp những phương tiện nhanh chóng và khéo léo hơn về việc đạt giác ngộ hơn là dựa vào những thừa khác. Người ta nói rằng thậm chí nếu người nào đi theo Trí Tuệ Viên Mãn hay Prajnaparamita của Mahayana vẫn sẽ đòi hỏi ba vô số kiếp để đạt giác ngộ. Ngược lại, sử dụng những phương tiện thiện xảo của Vajrayana có thể đạt giác ngộ chỉ trong một đời và một số lớn hành giảẤn ĐộTây Tạng đã làm như vậy. Vajrayana có giá trị như một phương tiện đặc biệt trong phạm vi Mahayana để làm nhanh chóng con đường đến giác ngộ. Nếu có trái tim tràn đầy tình thương và lòng bi như một nền tảng vững chắc, thì việc sử dụng các thực hành mật tông sẽ bảo đảm tâm linh phát triển nhanh chóng. Trong cách này, người ta có thể đạt được khả năng làm lợi ích nhiều hơn và nhanh chóng hơn cho chúng sinh.

ANUTTARAYOGA-TANTRA. Trong phạm vi thừa mật truyền của Vajrayana, có bốn trình độ thông thường của tantra hay kinh điển. Cái cao nhất, rốt ráo của cả bốn được biết như Anuttarayoga-tantra (“Tantra Du Già Cao Nhất”). Tự bản thân Anuttarayoga tantra được phân loại như tantra cha, tantra mẹ, và tantra bất nhị (trung tính). Trong phạm trù tantra bất nhị chỉ có hai truyền thống phù hợp với kinh điển: Đức Phật Hevajra và Đức Phật Kalachakra. Để hiểu được một ít về tantra Phật giáo, chúng ta hãy xem xét truyền thống của Kalachakra. Trong những lúc gần đây, Kalachakra tantra đã được quán đỉnh rộng rãi trên khắp thế giới. Như một tantra bất nhị, nó là tinh hoa của tất cả Anuttarayoga tantra.

Tự thân Kalachakra được chia thành bốn loại tantra, cho chúng ta một cơ cấu chi tiết để hiểu sự đặc biệt của nó. Trước tiên là ngoại Kalachakra. Phần lớn trong những mục này liên quan đến việc quán tưởngthiền định về Đức Phật trong thân tướng bổn tôn thiền quán Kalachakra và tụng niệm mantra của Ngài. Thứ hai là nội Kalachakra, giới thiệu việc áp dụng thiền quán thâm sâu bên trong về các kinh mạch vi tế, gió sinh lực, nguyên tố, và giọt tinh túy tạo ra thân (vật chất) vi tế.. thứ ba, Kalachakra bí mật liên quan đến thiền định về ý nghĩa tối hậu của chân lý về tánh không. Thứ tư là Kalachakra “cái khác” hay “lựa chọn” liên quan đến việc nghiên cứuthiền định về vũ trụ của cõi hiện hữu chúng ta. Kalachakra lựa chọn dạy chúng ta là tất cả hình tướng vật chất của thế giới này đều là biểu hiện của việc tích lũy nghiệp của chúng ta ra sao; nó dạy cho chúng ta nguyên nhân gây ra vũ trụ này. Nó mô tả vũ trụ bên ngoài và phù hợp trực tiếp, phản ánh những khuynh hướng bên trong và cái thấy nghiệp của tất cả chúng sinh trong phạm vi vũ trụ này như thế nào. vì thế, Kalachakra tantra chứa đựng những ý nghĩa sâu kín nhất của bốn loại tantra, tất cả chỉ trong một truyền thống.

ý nghĩa uyên thâm và sự ban phước của nó, nếu người ta có thể tiếp nhận quán đỉnh Kalachakra thì rất tốt hoặc tối thiểu được trao truyền miệng về mantra của Đức Phật Kalachakra. Như một ví dụ về quyền nănglợi ích của các mantra của Anuttarayoga tantra, người ta nói rằng chỉ nhờ nghe được âm thanh của mantra Kalachakra, với quan điểmlòng tin đúng đắn, nhiều khó khăn và chướng ngại đều được tiêu trừ. Nếu bạn nắm lấy cơ hội để tụng niệm mantra Kalachakra trong tiến trình của cuộc sống bạn, điều này sẽ làm giảm những chướng ngại bên ngoài và tạo ra an bình bên trong bạn. Thậm chí niệm mantra chỉ một lần dứt khoátnăng lực an định phiền nảo của bạn và đẩy mạnh cảm giác hạnh phúc và khỏe mạnh thông thường.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant