7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4802)
7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ

7

Khenpo Appey Rinpoche 
Ý Muốn Giác Ngộ

Theo định nghĩa, “ý muốn giác ngộ” có nghĩa hứa nguyện điều gì đó với tâm. Ví dụ, nếu người ta nghĩ hôm nay đi đến một nơi nào đó, họ sẽ đi theo ý nghĩ đã tạo ra trong tâm trí. Nếu nghĩ đến ăn thì họ tạo ra ý niệm hay ý muốn trong tâm thức về việc ăn. Điều này thực sự là một hứa hẹn trong tâm thức con người.

Ý niệm về việc hứa nguyện điều gì đó với tâm xảy ra không chỉ trong truyền thống Mahayana mà còn với Hinayana. Trong truyền thống sau, có ba truyền thống ý muốn giác ngộ:

Ý muốn về việc đạt được trạng thái của một Arhat, hay ý muốn giác ngộ của Arhat.

Ý muốn về việc đạt được trạng thái của Pratyekabuddha, hoặc ý muốn giác ngộ của Pratyekabuddha.

Ý muốn về việc đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn, hay ý muốn giác ngộ của vị Phật toàn giác.

Trong phạm vi truyền thống Hinayana, đó là ý muốn giác ngộ nhỏ hẹp, chỉ cống hiến lợi ích cho chính người đó. Trong truyền thống Mahayana, đó là ý muốn về việc làm lợi ích cho người khác. Điều này là ý muốn giác ngộ vĩ đại vì cống hiến cho lợi ích của tất cả chúng sinh hơn là chỉ cho chính mình.

Trong truyền thống Mahayana có hai học phái chính về ý muốn giác ngộ. Một được biết như Duy-Thức (Chittamatra), và cái kia là Trung Đạo (Madhyamika). Trường phái Duy Thức khởi nguyên từ đại Bodhisattva Matreiya (Đại Bồ Tát Di Lặc) trao truyền cho bậc thánh Asanga (Vô Trước) và những vị khác, như Chandragomin. Qua các Ngài, giáo lý được tiếp tục truyền và thực hànhTây Tạng đầu tiên là phái Kadampa và sau này là Gelugpa. Trường phái Trung Đạo khởi nguyên từ Bodhisattva Manjusri (Bồ Tát Văn Thù) và truyền xuống Ngài Nagarjuna (Long Thọ) và các bậc thánh, học giả khác như Shantideva (Tịch Thiên). Khi đến Tây Tạng, giáo lý đã được thực hành bởi phái Sakya và các trường phái khác.

Theo những vị thầy nào đó, thậm chí trong phái Sakya, có nhiều phân biệt giữa trường phái Duy ThứcTrung Đạo về ý muốn giác ngộ. Một số khác biệt có thể thấy trong các phẩm tính của người ban giới luật về ý muốn giác ngộ, người nào tiếp nhận nó, và những quy tắc phải tuân theo. Theo một số học giả khác, trong thực tế không có sự phân biệt giữa hai phái.

Ý muốn giác ngộ có thể chia thành hai phần: mong ước (nguyện) và nhập vào (hành). Ý muốn giác ngộ mong ước là mong muốn đạt được giác ngộ đầy đủ và hoàn thiện vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Nó là một hứa nguyện để đạt đến Phật quả. Yù muốn giác ngộ nhập vào là hứa nguyện dấn thân vào nguyên nhân của việc đạt kết quả đó. Nó sử dụng nhiều phương pháp thực hành khác nhau và thu được trí tuệcông đức để đạt được Phật quả.

Ý muốn giác ngộ cũng có thể chia thành hai phạm trù chính: tương đốituyệt đối. Cả hai phần nguyện và hạnh đều rơi vào phạm trù ý muốn giác ngộ tương đối. Ý muốn giác ngộ tuyệt đối nói đến bản tánh của thực tại tuyệt đối, hay trí tuệ của tánh không, nhờ đó người ta có thể hiểu biết mọi hiện tượng đều thoát khỏi bất cứ việc khái niệm hóa nào. nó hoàn toàn trống rỗng bất cứ đặc tính nào hoặc những gì được biết đều rỗng không như bản tánh của nó.

Theo các vị thầy nào đó, khi ý muốn giác ngộ được ban cho một người, đều được ban trong dạng nghi lễ. Lúc người ta lập hứa nguyện đạt Phật quả vì lợi ích của người khác được biết như nghi lễ đảm nhận ý muốn giác ngộ này. Cả hai ý muốn giác ngộ tương đốituyệt đối có thể được ban trong hình thức nghi lễ, giống như thọ quy y.

Tuy nhiên, Ngài Sakya Pandita phản đối mạnh mẽ quan điểm này. Ngài nói rằng ý muốn giác ngộ tương đối chỉ có thể ban trong hình thức nghi lễ. Ý muốn giác ngộ tuyệt đối chỉ có thể xuất hiện trong thiền định của người đã đạt được bhumi (địa) thứ nhất, hay giai đoạn đầu tiên của Phật quả. Vào lúc thiền định, hành giả đạt được nhận biết của tánh không báo hiệu đến được bhumi đầu tiên. Sự nhận biết về tánh không trong thiền định này được biết như ý muốn giác ngộ tuyệt đối được đánh thức. Vì thế, theo Ngài Sakya Pandita, nó chỉ có thể xuất hiện trong kinh nghiệm thiền định và không bao giờ được ban trong hình thức nghi lễ; nó không thể chuyển tiếp qua ngôn từ.

Theo giáo lý của Bodhisattva Maitreya, chúng ta có thể tạo ra ý muốn giác ngộ trong năm cách:

• Qua một người bạn tâm linh, người giải thích ý muốn giác ngộ là gì và lợi ích của nó.
• Qua sự đánh thức dòng truyền của hành giả và nhờ đó tạo ra nguyên nhân để đi vào ý muốn giác ngộ.
• Qua sự tích lũy công đứctrí tuệ to lớn.
• Qua việc học tập và lắng nghe giáo lý, nhờ đó hành giả biết những lợi ích của ý muốn giác ngộ, những phẩm tính của Đức Phật và nhiều giáo lý khác nhau của Mahayana.
• Qua sự thiền định liên tục về nhiều giáo lý khác nhau mà hành giả đã nghe và học hỏi.

Sự thực hiện ban nghi lễ ý muốn giác ngộ tùy theo bốn truyền thống khác nhau. Người đi theo trường phái Duy Thức được giải nghĩa rất chi tiết trong một quyển sách được gọi là Hai Mươi Bài Kệ Liên Quan Đến Ý muốn Giác Ngộ, do Ngài Chandragomin viết. Truyền thống thứ hai xuất phát từ truyền thống Trung Đạo, sẽ được giải thích trong phần kế tiếp. Truyền thống thứ ba xuất hiện từ các vị mahasiddha (đại thành tựu giả) vĩ đại như vị đã ban giáo lý Sakya Lamdre, xuất phát từ Ngài Virupa và Naropa. Truyền thống thứ tư đòi hỏi nhập môn tantric. Trong lễ nhập môn, đó là tụng niệm Bài Nguyện Vajrayana Bảy Phần, nhờ đó hành giả tiếp nhận hứa nguyện Bodhisattva hay ý muốn giác ngộ.

Ý muốn Giác Ngộ Theo Trung Đạo

Trường phái Trung Đạo phân chia quy tắc thọ ý muốn giác ngộ (bồ đề tâm) thành hai phần. Một liên quan đến nguyện và một liên quan đến hạnh.
Nguyện Muốn Giác Ngộ

Giới nguyện đi đối với nguyện muốn giác ngộ được ban dưới những hình thức ngắn gọn, trung bình và sâu rộng.

NGUYỆN VẮN TẮT. Dạng ngắn gọn của nguyện muốn giác ngộ (bồ đề tâm nguyện) chỉ là sự mong ước, “Tôi phải đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn cho lợi ích của tất cả chúng sinh.Tư tưởng không bao giờ tách khỏi hay hủy bỏ mong ước này tiêu biểu mọi giới luật của việc phát sinh ý muốn giác ngộ.

NGUYỆN TRUNG BÌNH. Khi thọ ý muốn giác ngộ, chúng ta nghĩ không thể thỏa mãn mong ước đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn cho lợi ích của tất cả chúng sinh. Khi có tư tưởng này, chúng ta phải vượt qua. Dạng ý muốn giác ngộ nguyện trung bình được hồi hướng để vượt qua ba loại suy nghĩ tiêu cực:
• Bị nản lòng vào lúc bắt đầu và tin rằng chúng ta không thể đạt giác ngộ. Chúng ta nghi ngờ về sức mạnh của mình, hay sự dũng cảm để hoàn thành ước muốn của chúng ta và không tạo được mối quan tâm đúng đắn ngay từ lúc khởi đầu. Đây là suy nghĩ kém cỏi.
• Bị chán nản ngay vào lúc sau đó.
Từ bỏ ý muốn giác ngộsợ hãi thế gian hiện hữu.

Trường hợp thứ nhất là chúng ta tin rằng có sự khác biệt rất lớn giữa chúng taĐức Phật, bậc có những phẩm tính vĩ đại và giác ngộ cao, rằng chúng ta không bao giờ đạt được trạng thái như thế, vì thế muốn từ bỏ ý muốn giác ngộ của mình. Toàn bộ mục tiêu của dạng nguyện trung bình là nhận ra rằng chúng taý niệm ngăn trở ý muốn giác ngộ của mình và vượt qua nó. Để chống lại sự thiếu sức mạnh hay thiếu tự tin này, Đại Bồ Tát Maitreya nói rằng vào mọi lúc trong thế gian này đều có người nào đó, ở nơi nào đó, đạt được giác ngộ. Vì vậy, chẳng có lý do nào mà chúng ta không thể đạt được trạng thái như vậy. Suy nghĩ theo cách này giúp chúng ta vượt qua sự nản lòng của mình.

Đại Bồ Tát Shantideva nói rằng không chỉ người bình thường mà ngay cả những côn trùng nhỏ bé, đều có khả năng đạt được trạng thái giải thoáttoàn giác qua sự siêng năng. Nếu chúng có thể làm được điều này, vậy tại sao chúng ta lại không thể – chúng ta là người có năng lực hiểu biết những hành động nào là tốt và xấu, và năng lực được sinh làm người – lại không thể đạt giác ngộ hay sao? Suy nghĩ này cũng giúp chúng ta vượt qua sự chán nản lúc ban đầu.

Có một câu chuyện cho thấy rằng ngay cả một nguyên nhân nhỏ bé, chúng ta có thể có được kết quả tốt. Có lần, có bảy con côn trùng trên đỉnh một chiếc lá. Chiếc lá bị trôi trong dòng nước, rồi đem ra biển. Ngọn gió giữ cho chiếc lá trong một nơi ở đó có hình Đức Phật cũng đang trôi bồng bềnh. Vì gió và dòng chảy, chiếc lá xoay vòng quanh hình ảnh của Đức Phật ba lần. Thậm chí các côn trùng này không có bất cứ động cơ nào để làm điều này, chúng được sinh ra trong đời sau là bảy phụ nữ nhờ công đức phát sinh từ sự xoay tròn của chiếc lá. Trong cuộc sống làm người đó, họ bị sinh vào đẳng cấp rất thấp. Họ nghèo túng, nhưng họ cắt cỏ và lượm củi để bán. Với tiền kiếm được từ công việc của người hầu họ thực hiện nhiều cúng dườngviệc làm đạo đức. Vì công đức của mình, sau này họ được sinh làm bảy người con gái của một vị vua sống trong thời Đức Phật Kashyapa. Trong thời gian đó, họ làm nhiều cúng dường đến Đức Phật Kashyapa, Ngài kể lại câu chuyện họ đến với Ngài ra sao và cũng tiên tri rằng cuối cùng họ sẽ đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn. Thế nên, từ một nguyên nhân nhỏ bé ngay cả không xuất hiện qua động cơ đúng, họ vẫn có thể đạt trạng thái giác ngộ.

Cũng có một người bình thường sống vào thời của Đức Phật Shakyamuni. Ông ta quyết định trở thành vị tăng và yêu cầu Ngài Shariputra (Xá Lợi Phất) thọ giới xuất gia cho ông. Qua năng lực siêu nhiên của tâm Ngài, Shariputra nhìn vào quá khứ của người đàn ông và thấy chẳng có nguyên nhân nào để thọ giới xuất gia cho ông ta vào lúc đó. Do đó, Ngài nói với người đàn ông rằng ông ta chẳng có nhân duyên hay công đức để cho phép ông được thọ giới. Người đàn ông trở nên lo lắng; ông đến Đức Phật và kể cho Ngài những gì đã xảy ra. Đức Phật nói rằng quyết định của Shariputra là không đúng. Shariputra có quyền năng siêu nhiên, sự tiên tri và có khả năng hiểu được tâm người khác. Tuy nhiên, là một Arhat (A La Hán), năng lực của Ngài bị giới hạn ở một không gianthời gian nào đó nên không thể thấy tất cả việc làm của người khác một cách hoàn toàn. Trong thực tế, một thời gian dài trước đó, người đàn ông là một con heo, và một ngày nọ, con heo bị một con chó rượt đuổi, nên nó đã chạy quanh một tháp ba lần. Trong cách này, ông ta đã có đủ công đức để được thọ giới như một vị tăng. Do đó, chính Đức Phật đã ban xuất gia cho ông ta, và trong chính đời đó ông đã thực hành và đạt quả vị Arhat.

Vào một lúc khác, có một phụ nữ cúng dường gạo cho Đức Phật. Ngài tiên tri rằng do cúng dường cô sẽ có nhiều tái sinh may mắn trong các cõi trời và người, và cuối cùng đạt được trạng thái của một vị Pratyekabuddha. Chồng của người phụ nữ nghĩ điều này là vô lý, nói rằng Đức Phật nói dối chỉ vì một chén gạo, vì nói người nào đó có thể đạt được kết quả lớn như vậy. Do đó ông ta đến Đức Phật, hỏi tại sao Ngài nói dối, và nói rằng Ngài đã tạo khó chịu cho ông ta vì đã nói dối ra vẻ quan trọng để đáp lại chì một chén gạo nhỏ. Đáp lại, Đức Phật hỏi ông ta có bao nhiêu cây ăn trái trong vườn của ông. Ngài hỏi về kích thước của hạt giống lại có kết quả thành một cây to lớn như vậy. Người đàn ông trả lời rằng thật ra hạt giống rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn hạt mù tạt. Do vậy, Đức Phật nói với ông là chính ông ta cũng có thể có được kết quả lớn từ một nguyên nhân rất nhỏ. Người đàn ông đã suy nghĩ về điều đó và đồng ý. Ông tin tưởng những gì Đức Phật đã nói, và ngay trong đời đó ông đạt được bhumi thứ nhất.

Tương tự, có những trường hợp người ta chỉ cúng dường một bó cỏ nhỏ đến Đức Phật, và với điều đó họ đã tạo được ý muốn giác ngộ và có khả năng đạt được trạng thái giác ngộ. Có những người khác đã tặng một tấm vải nhỏ hoặc chỉ một ít nước uống đến Đức Phật. Thậm chí từ những nguyên nhân nhỏ bé này, họ có thể phát sinh ý muốn giác ngộđạt được kết quả khao khát. Vì thế, chẳng có lý dochúng ta phải chán nản về việc không bao giờ có thể đạt trạng thái giác ngộ. Nếu không phát sinh ý muốn giác ngộnhận biết giải thoát, thì chúng ta sẽ ở trong thế gian hiện hữu này trong một thời gian rất dài. Sự đau khổ xuất hiện từ việc cư trú ở đây sẽ lớn hơn bất cứ đau khổ nào mà chúng ta có thể kinh nghiệm qua sự thực hành Con Đường để đạt giác ngộ. Vì đây là hoàn cảnh, nên chẳng có lý dochúng ta không nên phát sinh ý muốn giác ngộ.

Dạng thứ hai của việc vượt qua suy nghĩ tiêu cực bởi dạng nguyện trung bình, là mất sự thích thú trong thực hành và tin rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả. Chẳng hạn, thỉnh thoảng khi thực hiện việc bố thí, chúng ta nghĩ mình có thể nhanh chóng giàu có. Trái lại, chúng ta trở nên nghèo sau khi cho đi thứ gì đó, và điều này gây ra sự chán nản. Hoặc nếu chúng ta đang thực hành sadhana (nghi thức) thiền định nhưng không nhận được sự ban phước của bổn tôn, chúng ta thất vọng và muốn từ bỏ thực hành. Tương tự, chúng ta có thể nản lòng nếu nỗ lực của mình – như những nghi lễ hay các thực hành Pháp – để giúp đỡ bạn bè hay người thân vượt qua chướng ngại hoặc hồi phục bệnh tật không được thành công và người đó chết đi. Điều này có thể dẫn đến việc chúng ta từ bỏ thực hành.

Nếu người nào đó bệnh rất nặng và chết sau khi thực hiện nghi lễ để vượt qua bệnh tật, có thể là do một trong bảy nguyên nhân khác nhau. Nếu bất kỳ nguyên nhân này không được sửa chữa thì người ta có thể chết. Có ba nguyên nhân chính về cái chết như sau đây:

• Sự cạn kiệt sinh lực sống
• Các việc làm trước đó
• Sự cạn kiệt công đức

Cái chết có thể gây ra bởi một trong ba điều này hoặc kết hợp hai hay ba yếu tố. Sau đây là bảy nguyên nhân khác nhau có thể từ ba yếu tố chính. 

Nếu sinh lực sống bị cạn kiệt, chúng ta có thể thực hiện nghi lễ hay thiền định về những bổn tôn trường thọ như Đức Phật Amitayus (Phật Vô Lượng Thọ) hoặc Vijaya để phục hồi sinh lực. Nếu việc làm bất thiện trước đó gây ra cái chết, chúng ta nên phóng sinh những thú vật sắp bị giết hay gần chết. Chúng ta có thể mua và thả để chúng có thể sống. Điều này làm bổ sung hay hồi phục nghiệp cận tử.

Nếu công đức bị cạn kiệt, chúng ta có thể bổ sung qua nhiều phương pháp, giống như cúng dường đến chư Phật và Bồ Tát, tụng niệm kinh điển, cúng dường Tăng Đoàn, tặng quà cho người khác, và cúng dường thực phẩm cho các tinh linh khác nhau của thế gian. Chúng ta cũng có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào tạo ra công đức, thay đổi những ý muốn bất thiện bằng ý muốn đạo đức hoặc ngăn cản bất cứ tư tưởng bất thiện nào trong tâm. Có nhiều phương pháp khác nhau để bổ sung phước đức qua đó chúng ta cũng có thể phát triển cuộc sống của mình.

Nếu chỉ có một trong ba yếu tốsinh lực, nghiệp, hay phước đức – bị cạn kiệt, có nhiều phương pháp để bổ sung và chắc chắn rằng người ta sẽ không chết. Nếu hai trong ba yếu tố bị cạn kiệt, thì có khó khăn một ít nhưng vẫn còn khả năng đẩy lùi cái chết. Tuy nhiên nếu cả ba cạn kiệt cùng lúc, không phương pháp nào, ngay cả có Đức Phật gần bên sẽ có khả năng đẩy lùi cái chết. Do vậy, khi ai đó chết ngay cả sau khi thực hiện những nghi lễ khác nhau cho họ, đây là dấu hiệu người đó chết vì cả ba nguyên nhân xảy ra cùng lúc.

Chúng ta cũng nên thấy rằng ba loại nghiệp quả có thể xuất hiện:

• Kết quả hoàn toàn chín, có nghĩa kết quả của việc làm có thể xuất hiện trong đời hiện tại
• Kết quả ít hùng mạnh hơn cái đầu tiên và sẽ chỉ xuất hiện trong đời sau
• Kết quả sẽ không xuất hiện cho đến tối thiểu ba đời sau đời này hay rất xa trong tương lai

Do đó, với kết quả xuất hiện ngay trong đời này, hành động phải có năng lực to lớn, và sản sinh việc làmnăng lực to lớn, đối tượng mà chúng ta thực hiện phải là người nào đó rất đặc biệt như một bậc toàn giác. Động cơ để làm hành động này phải mạnh mẽ một cách khó tin và điều khoản liên quan đến hành vi phải là một đối tượng đặc biệt. Nếu các yếu tố này không đủ mạnh, thì kết quả sẽ xuất hiện trong đời sau; nếu chúng ít mạnh hơn thì kết quả chỉ có thể xảy ra sau ba hoặc nhiều đời sau. Do đó thật khó có kết quả nhanh chóng trong đời này.

Đôi khi chúng ta thấy người nào đó có đạo đức lại trải qua nhiều đau khổ, trong khi một số người đã làm nhiều hành động bất thiện dường như kinh nghiệm nhiều hạnh phúc. Chúng ta nên hiểu rằng kinh nghiệm về hạnh phúcđau khổ đều từ việc làm trong đời trước của họ và không phải bây giờ. Ngoài ra một số người nghĩ rằng ai đi theo con đường của Đức Phật sẽ trải qua đau khổ to lớn. Có nói rằng ngay cả các Arhat cũng có đau khổ, giống như Ngài Maudgalyayana (Người đã bị giết - “Mục Kiền Liên”) và Arhat khác đã chết sau khi ăn tro cỏ. Điều này có nghĩa việc thực hành Giáo Pháp không loại trừ kinh nghiệm đau khổ cho chúng ta. Tuy nhiên, từ quan điểm kết quả, các phương pháp sử dụng trong Giáo Pháp là điều tốt nhất để tiêu diệt hoàn toàn mọi đau khổ.

Một số hành giả mới tu nghĩ rằng nhờ làm một vài cúng dường trong một ngày họ sẽ có những giấc mơ tốt trong đêm hoặc điều kỳ diệu nào đó xảy đến với họ. Một số người thực hành sadhana (nghi quỹ) trong một hay hai ngày, nghĩ rằng họ sẽ gặp được bổn tôn trong ngày kế tiếp. Thậm chí họ có thể nghĩ rằng chư Phật sẽ đi vào phòng và bắt tay chúc mừng về sự thiền định của họ. Với người chỉ làm một ít đạo đức, kết quả không thể nhanh chóng xảy đến. Họ không hiểu các nguyên nhânđiều kiện để kết quả xuất hiện.

Thêm vào đó, kết quả chín muồi quá nhanh chóng là không tốt, vì chúng ta vi phạm nhiều bất thiện hàng ngày qua suy nghĩ hay lời nói. Nếu kết quả xảy đến quá nhanh, chúng ta sẽ mau chóng kinh nghiệm rất nhiều đau khổ. Nếu làm một ít việc thiện và nhanh chóng có được kết quả, hạnh phúc cũng sẽ biến mất nhanh chóng. Điều này sẽ tạo ra nhiều bất hạnh trong tâm chúng ta. Thế nên, trong thực tế tốt hơn kết quả xuất hiện chậm rãi hơn và vào lúc thích hợp. Chúng ta không nên mong đợi chúng xảy đến quá nhanh chóng; chúng sẽ xuất hiện qua những nguyên nhânhoàn cảnh thích hợp.

Sự kiện về kết quả thực hành không thể xảy ra nhanh chóng là một dấu hiệu chắc chắn của tính không thể sai lầm của luật nhân quả. Kết quả phải xuất hiện từ nguyên nhânhoàn cảnh thích hợp; nếu mọi nguyên nhânhoàn cảnh không xảy ra cùng lúc, thì kết quả không thể xuất hiện. Nếu chúng ta muốn kết quả xuất hiện vào thời điểm không thích hợp, khi mọi nguyên nhânđiều kiện chưa xảy ra, thì luật nhân quả không chính xác, vì kết quả có thể xuất hiện trước hoàn cảnh. Ví dụ, nếu gieo một hạt giống và nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy hoa trong cùng ngày đó hoặc ngày kế tiếp, thì điều này sẽ không xảy ra, vì các nguyên nhânđiều kiện chưa chuẩn bị cho kết quả đó. Ngoài ra, nếu bị bệnh nhẹ và nghĩ rằng chúng ta có thể vượt qua nhanh chóng nhờ thực hiện một ít việc thiện, thì điều này không thể xảy ra; mọi nguyên nhânđiều kiện chưa thể xảy ra.

Khía cạnh thứ ba của dạng nguyện trung bình là từ bỏ ý muốn giác ngộ vì sợ samsara (sinh tử). Điều này có nghĩa chúng ta từ bỏ ý muốn giác ngộ (bồ đề tâm) vì sợ bị nhiều đau khổ to lớn trong thế gian này. Khi ai đó làm hại chúng ta, chúng ta nghĩ không thể đáp trả trong cách hòa bình, và thay vào đó chúng ta muốn gây hại đáp trả họ; đó là cách từ bỏ ý muốn giác ngộ của chúng ta ra sao. Đôi khi, vì lợi ích của tất cả chúng sinh, chúng ta phải cam chịu thế gian hiện hữu này trong thời gian rất lâu và chúng ta không bằng lòng như vậy. Bất cứ một trong ba tư tưởng này đều có thể làm chúng ta muốn từ bỏ ý muốn giác ngộ của mình.

Về phần nỗi sợ hãi to lớn của chúng ta về thế gian hiện hữu này và những đau khổ của nó, chúng ta nên hiểu rằng thế gian này vì thật tánh của nó là không có thật. Nó không hiện hữu, không có thật tánh trong chính nó. Thế giớichúng ta kinh nghiệm hay nhận thức chỉ giống như sự phô bày kỳ diệu. Vì nó không thật, nên chẳng có lý do gì để chúng ta sợ nó. Nhờ hiểu biết tính ảo huyễn của thế gian này, chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi sống trong thế gian của mình.

Nếu có ai đó làm hại chúng ta, chúng ta nên hiểu rằng việc gây hại đáp trả họ sẽ chỉ tạo ra đau khổ nhiều hơn. Chúng ta phải thiền định kỹ lưỡng về việc đáp trả bất cứ tổn hại nào mình nhận được bằng lòng bi hay lòng từ ái, qua đó chúng ta sẽ có thể vượt qua tổn hại.

Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới hiện hữu này kéo dài trong một thời gian lâu, và cần một thời gian dài để đạt được giác ngộ vì lợi ích của người khác, chúng ta luôn chẳng muốn trụ ở đây. Chúng ta phải hiểu rằng “ngắn” và “dài” chỉ là sự khái niệm hóa của tâm. Tự thân chúng không có ý nghĩa. Ý niệm về khoảng thời gian lâu hay mau chỉ là ý niệm chúng ta tạo ra qua sự hiểu sai của mình. Trong thực tại, khái niệm về thời gianvô nghĩa. Do hiểu được điều này, chúng ta có thể từ bỏ ý muốn sai lạcvượt qua mong muốn từ bỏ ý muốn giác ngộ của mình.

Chúng ta cũng có thể vượt qua mong muốn này bằng việc cầu nguyện đến các bậc đại Bodhisattva hoặc bổn tôn. Chẳng hạn, một bậc thánh vĩ đại của Ấn Độ, Ngài Dignaga, có lần coi như từ bỏ ý muốn giác ngộ của Ngài. Ngài cầu nguyện đến Đức Manjusri (Văn Thù), và Đức Manjusri xuất hiện. Qua sự ban phước của Đức Văn Thù, Dignaga đã giữ được nguyện ý muốn giác ngộ của Ngài.

NGUYỆN RỘNG RÃI. Dạng thứ ba của nguyện ý muốn giác ngộ, nguyện rộng rãi, có ba phần:

• Các nguyên nhân phát sinh ý muốn giác ngộ
• Những điều kiện để tăng trưởng
• Các phương pháp để vượt qua sự hủy diệt của nó

Các nguyên nhân của ý muốn giác ngộ là những suy nghĩ về lòng từ ái và lòng bi.

Những điều kiện để gia tăng ý muốn giác ngộdựa vào các người bạn tâm linh, để phát sinh niềm tin lớn lao vào chư Phật, và để hiểu những hành động – bản chấtảnh hưởng – của Mara (Ma Vương) và những cách để vượt qua chúng. Để phát sinh những điều kiện này, chúng ta cầu nguyện sự giúp đỡ của chư Phật và Bồ Tát để không bị rơi vào ảnh hưởng của Mara. Chúng ta cũng cầu nguyện để nhớ lại những lợi ích của ý muốn giác ngộ, những thiếu sót của thế gian hiện hữu này, và những khiếm khuyết của nirvana và giải thoát cá nhân. Chúng ta cũng nhớ lại những phẩm tính khác nhau của chư Phật và Bồ Tát, những năng lực huyền diệu, trí tuệnhận thức siêu nhiên của các Ngài. Chúng ta cũng thiền định về quan niệm qua ý muốn giác ngộ chúng ta có khả năng đem lợi ích không chỉ cho chính mình mà còn cho người khác. Trong cách này, chúng ta có thể sản sinh các hoàn cảnh để gia tăng ý muốn giác ngộ.

Các phương pháp để vượt qua sự phá hủy ý muốn giác ngộ của chúng tacần thiếtchúng ta có thể hủy hoại nó trong ba cách:

• Do mất lòng tin nơi chư Phật và guru (đạo sư) và do tạo ra thù ghét hay sân hận đến chư Phật hay guru. Để vượt qua điều này, trước tiên chúng ta phải tạo ra niềm tin đúng đắn nơi chư Phật và guru. Phát sinh niềm tin trong Tam Bảo và guru, ngăn cản bất cứ sự sân hận hay suy nghĩ xấu về các Ngài.
• Do ganh tị về sự thịnh vượng của người khác. Khi thấy sự giàu có của người khác, chúng ta tạo ra sự ganh tị trong tâm và sự ghen tức này sẽ làm hại ý muốn giác ngộ của chúng ta. Đểâ vượt qua điều này, chúng ta nên hoan hỷ khi nghĩ về sự giàu có của người khác; bất kể những gì họ có, chúng ta nên hạnh phúc vì họ có khả năng đạt được thịnh vượng.
• Do suy nghĩ về những lợi ích chỉ cho chính mình và chẳng cho người khác. Để vượt qua suy nghĩ không đúng này, chúng ta nên thiền định về lòng yêu mến người khác thay vì yêu thương chính chúng ta.

Khi không biết những phẩm tính của chư Phật hay các bậc giác ngộ, chúng ta không khao khát có được các phẩm tính này nên sự giác ngộ của chúng ta có thể bị phá hủy. Đểâ vượt qua điều này, chúng ta phải hiểu biết những phẩm tính của chư Phật và Bồ Tát. Hiểu được các Ngài, chúng ta nên dấn thân vào những thực hành khác nhau nhờ đó chúng tathể đạt được chúng.

Bồ Đề Tâm Hạnh

Trong chừng mực những gì đã diễn tả đều là các quy tắc liên quan đến bồ đề tâm nguyện. Cũng có ba loại nguyện cho bồ đề tâm hạnh.

NGUYỆN VẮN TẮT. Dạng nguyện vắn tắt của bồ đề tâm hạnh là quan niệm cơ bản rằng tùy theo khả năng, chúng ta nên từ bỏ mọi hành động bất thiện càng nhiều càng tốt, và hoàn thành tất cả việc làm đạo đứcchúng ta có thể. Ngoài ra, nếu tình cờ vào buổi sáng chúng ta thực hiện bất cứ sự bất thiện nào, chúng ta nên sám hối vào buổi tối, và bất kỳ việc bất thiện nào đã làm vào buổi tối, chúng ta nên sám hối vào sáng hôm sau. Bất cứ việc thiện nào chúng ta làm, chúng ta nên hồi hướng công đức sinh khởi từ chúng cho nguyên nhân của chúng ta để đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

NGUYỆN TRUNG BÌNH. Về phần nguyện trung bình, có bốn pháp xấu:

• Lừa gạt vị Guru, Tam Bảo hay những bậc xứng đáng nhận cúng dường.
• Nói với người thực hành đức hạnh, nhất là người thực hành con đường Mahayana, rằng họ đang thực hành là sai, vì thế họ hối tiếc những gì đã làm.
• Phê phán chư Bodhisattva.
• Lừa dối hay làm thất vọng chúng sinh trong thế gian này.

Nếu thực hiện những pháp này, chúng ta sẽ quên đi ý muốn giác ngộ trong đời kế tiếp và nó sẽ bị hư hỏng. Tuy nhiên có bốn pháp tốt:

• Không nói dối
• Kêu gọi người khác thực hành đạo đức nhất là con đường Mahayana
Tán thán hay tạo ra niềm tin nơi chư Bodhisattva
• Mong muốn lợi ích cho các chúng sinh khác

Nếu thực hiện các pháp này, sự thực hành về ý muốn giác ngộ của chúng ta sẽ tiếp tục gia tăng trong đời sau.

NGUYỆN SÂU RỘNG. Nguyện sâu rộngsự thiền định nhiều lần về ý muốn giác ngộ, sự thiền định này hoạt động như nguyên nhân phát sinh ý muốn giác ngộ. Để tạo ra các điều kiện cho việc tăng trưởng ý muốn giác ngộ, chúng ta nên tụng niệm ba lần bất cứ bài nguyện bảy phần nào chúng ta biết vào ban ngày và ba lần ban đêm, cũng như dấn thân vào những việc làm giống như chư Phật và Bồ Tát đã làm, các hành động bố thí và các đức hạnh khác. Những gương mẫu về các việc làm như vậy có thể thấy trong Jatakas hay những câu chuyện về cuộc đời của chư Phật và Bồ Tát.

Phương pháp để không hư hoại ý muốn giác ngộ theo kinh Akashagarbha là tránh mười bốn sa sút gốc của Bồ Tát nguyện. Nếu vi phạm giới nguyện, chúng ta nên sám hối.

Một cách để duy trì Bồ Tát nguyện là qua việc nương tựa vào yidam hay bổn tôn đặc biệt của chúng ta. Vị thầy vĩ đại của Ấn Độ, Ngài Dignaga đã kiềm chế để giữ ý muốn giác ngộ của Ngài bằng cách dựa vào Đức Manjusri. Ngài Dignaga sinh ở miền nam Ấn Độ, con trai của một vị vua giàu có, hùng mạnh. Khi lớn lên, Ngài từ bỏ cuộc sống của một hoàng tử và đi vào giới luật đạo Phật, đi theo một trong những truyền thống của Hinayana. Truyền thống đó chấp giữ quan điểm rằng có một bản ngãmọi người đều sở hữu nó, nhưng Dignaga lại nghe rằng trong truyền thống đạo Phật không có bản ngã.

Tuy nhiên, là một tu sĩ trong tu viện, Ngài cảm thấy không nên chống lại vị tu viện trưởng, người đã nhắc đến quan điểm về bản ngã, vì chính bản thân Ngài có thể sai. Để phát hiện ra sự hiện hữu của bản ngã, Ngài tạo ra bốn cửa sổ mới trong phòng Ngài và đốt lên bốn ngọn đèn vào ban đêm. Ngài khảo sát thân thể Ngài rất kỹ lưỡng để tìm xem bản ngã ở đâu. Song, Ngài không tìm thấy nó. Vào lúc đó, thậm chí Ngài cởi hết quần áo và đứng trần trụi trước gương để tìm kiếm khắp thân Ngài. Một số tu sĩ trong tu viện thấy Ngài làm như vậy và kể cho vị tu viện trưởng biết.

Vị tu viện trưởng gọi Ngài và nói vì Ngài đã từ bỏ thế gian, Ngài nên hành động theo cách thích hợp và ngưng làm những việc kỳ dị. Sau đó Dignaga giải thích rằng Ngài cố tìm bản ngãsuy nghĩ rằng cái thấy bất tịnh của Ngài có thể ngăn cản Ngài thấy không được đúng về những gì tu viện trưởng đã nói. Do đó, Ngài mới làm thê những cửa sổ mới và đốt thên nhiều ngọn đèn hơn, hy vọng để thấy nó. Bị thất bại, Ngài nghĩ rằng quần áo có thể ngăn cản cái thấy nên Ngài cởi bỏ và tìm kiếm kỹ lưỡng. Vì vẫn không thể thấy bản ngã, Ngài nói rằng có thể cái thấy về sự hiện hữu của bản ngã của tu viện trưởng là không đúng. Vị tu viện trưởng nói với Ngài là các tu sĩ khác trong tu viện đã chấp nhận quan điểm của ông, vì Dignaga đã phủ nhận và có quan điểm hư vô (đoạn kiến) nên ông nghĩ tốt hơn Dignaga nên rời tu viện.

Dignaga rời tu việnquyết định đi đến những ngọn núi của phía bắc Ấn Độ để thiền định. Trên đường, Ngài gặp một hoàng tử khác, người này chú ý đến dấu hiệu bánh xe nơi chân Dignaga. Vị hoàng tử nói rằng nếu Dignaga trở thành một vị vua, Ngài sẽ rất hùng mạnh. Ông ta bằng lòng chia nửa vương quốc của mình cho Dignaga nếu Ngài đồng ý hợp tác. Dignaga nói với vị hoàng tử rằng trong tam giới hiện hữu Ngài chẳng có ý muốn cai trị một vương quốc hay có quyền lực của thế gian.

Dignaga tìm thấy một hang động, Ngài ở đó thiền địnhnghiên cứu kinh điển của Đức Phật. Trong khi nghiên cứu, Ngài nhận ra ý nghĩa của giáo lý Đức Phật bị tản mát khắp các sách. Do đó Ngài quyết định viết một quyển sách để đem tất cả quan điểm lại với nhau trong dạng vắn tắt và dễ sử dụng. Trước khi khởi đầu công việc, Ngài viết một bài kệ tán thán về Đức Phật trên vách động và trình bày mục đích viết sách của Ngài. Nhiều dấu hiệu kỳ diệu như xuất hiện động đất, và ánh sáng chiếu ra rực rỡ trong một vùng rộng bao quanh hang động.

Trong cùng vùng đó, một học giả và thiền giả đạo Hindu (Ấn Độ Giáo) thấy những dấu hiệu này. Là một thiền giả giỏi, ông ta thấy qua năng lực siêu nhiên của mình rằng Ngài Dignaga đang viết bản văn trong hang động. Ông ta nhận ra rằng quyển sách Ngài Dignaga đang viết sẽ gây tổn hại lớn cho truyền thống Hindu. Do vậy, bất cứ lúc nào Ngài Dignaga ra ngoài khất thực, vị học giả lại đến hang động và xóa bài kệ trên vách. Mỗi lần ông ta xóa, Ngài Dignaga lại viết lại. Điều này xảy ra ba lần. Vào ngày thứ tư, khi Dignaga viết bài kệ, Ngài để lại tin nhắn mời người đã xóa bài kệ để gặp gỡ và làm rõ lý do tại sao lại làm như vậy. Khi vị Hindu đến hang động, ông ta thấy tin nhắn trên vách và dợi đến khi Dignaga trở về.

Khi Dignaga trở về động, họ tranh luận về quan điểm đúng đắn của thực tại tuyệt đối. Ngài Dignaga chiến thắng và nói vị học giả Hindu nên bỏ tôn giáo của ông ta và theo Phật giáo. Vị Hindu từ chối, và qua năng lực huyền bí của ông ta, lửa xuất ra từ miệng ông ta và đốt cháy râu, tóc của Dignaga. Mặc dù ngọn lửa mạnh mẽ đã đốt cháy cây cối chung quanh họ, nhưng không làm hại được Dignaga vì Ngài đã phát sinh ý muốn giác ngộ. Vị học giả Hindu bay ra ngoài và biến mất vào bầu trời.

Vào lúc đó, Dignaga xem xét rằng để đổi lại những gì Ngài đã làm cho Giáo Pháp là râu, tóc Ngài bị đốt cháy. Ngài nghĩ rằng, vị học giả chỉ là một người và nếu có nhiều người như vậy trong thế gian và loại đáp trả mà Ngài đã bị, thì chẳng có lợi gì trong việc Ngài đạt Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh khốn khổ.

Ngài viết ý định từ bỏ ý muốn giác ngộ của Ngài lên một mảnh gỗ và ném vào không gian. Ngài quyết định rằng lúc mảnh gỗ rớt xuống đất, Ngài sẽ từ bỏ ý muốn giác ngộ của Ngài và sẽ không bao giờ làm việc vì lợi ích của chúng sinh lần nữa. Nhưng mảnh gỗ không rớt xuống. Khi Dignaga nhìn lên bầu trời, Ngài thấy Đức Manjusri đang cầm mảnh gỗ; Ngài hỏi tại sao Đức Manjusri lại làm như vậy, đáp lại, Đức Manjusri hỏi Ngài đang làm gì, và Dignaga giải thích những gì xảy ra. Đức Manjusri nói Ngài không nên từ bỏ ý muốn giác ngộ. Ngài nói sẽ ở với Dignaga và hành động như người bạn tâm linh cho đến khi Dignaga đạt được bhumi thứ nhất. Đức Manjusri cũng nói những gì Ngài đang viết là rất tốt và nên tiếp tục vì sẽ có ích cho nhiều chúng sinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant