8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 5077)
8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm

8

Pháp Vương Sakya Trizin
Bản Tánh Của Tâm

Một trong những giáo lý chính của Đức Phậtluật nhân quả (karma), giảng dạy rằng cuộc sống của chúng ta không phải là không có nguyên nhân, chúng không được tạo ra bởi người khác hay do tình cờ mà do hành động của chính chúng ta. Mọi điều tốt đẹp chúng ta hưởng thụ như các mối liên hệ yêu thương, trường thọ, sức khỏe tốt, giàu có, v.v.. cũng chẳng do bất cứ người nào khác ban cho. Nó qua hành động tích cực của chúng ta trong quá khứchúng ta hưởng được tất cả những điều tốt đẹp hôm nay. Tương tự, mọi điều không mong muốn chúng ta gặp phải như bệnh tật, chết non, nghèo khổ, v.v.. không được tạo ra bởi bất kỳ người bên ngoài nào mà do chính hành động của chúng ta, những việc làm tiêu cực chúng ta đã vi phạm trong quá khứ.

Nếu chúng ta thật sự mong ước thoát khỏi đau khổkinh nghiệm hạnh phúc, điều quan trọng là làm việc trên nguyên nhân. Không làm việc trên nguyên nhân, chúng ta không thể mong đợi phát sinh bất kỳ kết quả nào. Mỗi một và mọi thứ đều hoàn toàn phải có nguyên nhân của chính nó, sự việc chẳng từ đâu xuất hiện, từ nguyên nhân sai lạc, hay từ nguyên nhân chưa đầy đủ. Do đó, nguồn gốc tất cả đau khổ của chúng ta là chính các việc làm bất thiện của mình. Các việc làm bất thiện kết quả từ không biết thực tại, không biết bản tánh thật sự của tâm. Thay vì thấy thật tánh của tâm, chúng ta bám chấp vào bản ngã mà chẳng có lý do hợp lý nào. Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng tự nhiên chấp ngãchúng ta quen thuộc với nó. Nó là một loại thói quenchúng ta đã hình thành từ thời vô thủy. Tuy nhiên, nếu khảo sát và nghiên cứu tỉ mỉ, chúng ta không thể tìm thấy bản ngã. Nếu có bản ngã, nó phải có hoặc là tên, thân thể hay tâm. Trước tiên, tên hiệu của tự nó là trống không; bất cứ tên nào đều có thể gán cho bất kỳ người nào.

Thân thể cũng vậy. Chúng ta nói, “thân tôi” giống như chúng ta nói, “căn nhà của tôi, xe hơi của tôi, đất nước tôi, xứ sở tôi”, và còn nữa, như thể thân và “tôi” bị tách biệt. Nhưng nếu khảo sát từng phần của cơ thể, chúng ta không thể tìm thấy bất cứ chỗ nào hay bất kỳ thứ gì được gọi là “tôi” hay bản ngã. Nó chỉ là nhiều thứ hình thành cùng nhau thành những gì chúng ta bám chấp vào như thân thể hay bản ngã. Thân thể không phải là bản ngã, vì thân thể có nhiều phần khác nhau. Người ta vẫn có thể sống mà không có các phần nào đó của thân thể, do vậy thân thể không phải là bản ngã.

Tâm cũng chẳng phải bản ngã. Chúng ta nghĩ rằng tâm có thể là bản ngã, nhưng trong thực tế tâm thay đổi từ lúc này sang lúc khác. Tâm thay đổi liên tục, và tâm quá khứ đã hoàn toàn không còn nữa, hoàn toàn đã qua. Điều gì hoàn toàn trôi qua không thể được gọi là bản ngã. Tâm tương lai vẫn chưa xuất hiện, và điều gì đó chưa xuất hiện không thể được gọi là bản ngã. Thậm chí tâm hiện tại cũng thay đổi mọi lúc, thay đổi từng khoảnh khắc. Tâm của trẻ thơ và tâm của người lớn rất khác nhau; những tâm khác nhau này không xảy ra cùng lúc. Tâm thay đổi liên tục, nó thay đổi vào từng khoảnh khắc. Điều gì thay đổi liên tục không thể là bản ngã.

Do vậy, tách rời tên, thân, và tâm, chẳng có thứ nào là bản ngã, nhưng vì thói quen chấp giữ lâu dài, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng bám chấp mạnh mẽ vào nó. Thay vì thấy thật tánh của tâm, chúng ta bám chấp vào bản ngã mà chẳng có lý do hợp lý nào. Chừng nào chúng ta còn làm như vậy, giống như chúng ta nhầm lẫn sợi dây nhiều màu là con rắn. Trước khi nhận ra không phải con rắn mà chỉ là sợi dây, chúng ta vẫn sẽ sợ hãilo lắng. Chừng nào còn chấp ngã chúng ta sẽ còn đau khổ. Chấp ngã là gốc rễ của đau khổ. Không biết thực tại, không biết được thật tánh của tâm, chúng ta bám chấp bản ngã.

Khi bạn có “cái tôi” tự nhiên là có “người khác”. Sự phân biệt giữa tôi và người khác tùy thuộc vào vị trí của cái tôi. Giống như phải và trái, nếu có bên phải thì sẽ có bên trái. Tương tự, nếu có cái tôi thì phải có người khác. Khi chúng ta có cái tôi và người khác, sự bám luyến xuất hiện về phía chúng ta, tới bạn bè và thân nhân chúng ta, v.v.. và thù ghét phát sinh hướng đến người khác với người mà chúng ta không hợp, với người có cái thấy và quan niệm khác chúng ta. Ba độc chính yếu giữ chúng ta trong mạng lưới ảo tưởng này, hay samsara: sự vô minh không biết và chấp ngã, bám luyến hay tham dục, và sân hận. Từ ba thứ này xuất hiện những bất tịnh khác như ghen tỵ, kiêu mạn và còn nữa. Khi có ba độc và những bất tịnh này, chúng ta tạo ra karma, và khi tạo ra karma, giống như việc gieo trồng hạt giống trong mảnh đất màu mỡ, sẽ phát sinh kết quả tương ứng. Chúng ta liên tục tạo ra nghiệp và bị mắc vào các cõi của hiện hữu. Để hoàn toàn thoát khỏi samsara (sinh tử luân hồi) chúng ta cần trí tuệ để có thể cắt đứt tận gốc, trí tuệ nhận ra sự vô ngã. Trí tuệ như vậy cũng tùy thuộc vào phương pháp.

Không có sự tích lũy của phương tiện, trí tuệ không thể xuất hiện, và không có trí tuệ, chúng ta không thể có phương pháp đúng. Giống như con chim cần hai cánh để bay, chúng ta cần phương pháptrí tuệ để đạt giác ngộ.

Phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất là dựa căn bản trên lòng từ ái, tình thương rộng rãi và lòng bi. Từ điều này xuất hiện bodhichitta (bồ đề tâm), hay ý muốn giác ngộ, đó là mong ước thành thật đạt được giác ngộ viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Khi có ý muốn này, thì tự nhiên chúng ta đạt được mọi hành động đạo đức.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần trí tuệ để nhận ra thật tánh của tất cả hiện tượng, nhất là về tâm, vì gốc rễ của luân hồiniết bàn – thật ra, gốc rễ của mọi sự – đều là tâm. Đức Phật đã nói, “Người ta không nên ham thích việc làm tiêu cực, mà nên cố gắng thực hành việc làm đạo đức và nên điều phục tâm. Đây là lời dạy của Đức Phật.” Lỗi lầm nằm trong tâm bừa bãi của chúng ta; vì thế chúng ta bị vướng vào luân hồi, hay chu trình sinh tử. Mục đích của tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật là để điều phục tâm chúng ta. Xét cho cùng, mọi sự đều là tâm – nó là tâm chịu đau khổ, kinh nghiệm hạnh phúc, bị kẹt trong luân hồi, và đạt giải thoát hay giác ngộ. Do vậy, khi nhận ra thật tánh của tâm, tất cả sự vật khác bên ngoài và bên trong đều tự nhiên được nhận biết.

Vậy cái gì là tâm? Nếu cố nghiên cứu tỉ mỉ tâm ở đâu, chúng ta không thể tìm thấy tâm ở bất cứ đâu. Chúng ta không thể xác định bất kỳ phần nào của cơ thể và nói. “Đây là tâm.” Thế nên, tâm không ở trong và không ở giữa cơ thể. Nếu điều gì hiện hữu, nó phải có hình dáng hay màu sắc riêng biệt, nhưng chúng ta không thể tìm thấy tâm trong bất cứ hình dáng hay màu sắc nào. do đó, bản tánh của tâm là rỗng không. Nhưng khi chúng ta nói mọi sự đều rỗng không và không hiện hữu, không có nghĩa là nó không hiện hữu theo quy ước. Rốt cục, tâm làm mọi điều xấu, tâm làm mọi điều tốt; tâm kinh nghiệm đau khổ v.v.. Do đó, dĩ nhiên đó là tâm – chúng ta không chết hay vô ý thức, chúng tachúng sinh đang sống có ý thức, và có một dòng chảy ý thức liên tục. Giống như ánh sáng đèn nến, sự sáng sủa của tâm chiếu ra liên tục. Đặc tính của tâm là trong sáng. Chúng ta không thể tìm thấy nó trong bất cứ hình dạng, màu sắc, hay nơi chốn nào, nhưng vẫn có sự trong sáng liên tục bất tận. Đây là đặc tính của tâm. Nó có hai phương diệntrong sáng và rỗng không – bất khả phân, giống như lửa và sức nóng của nó là bất khả phân. Tính bất khả phân của trong sáng và rỗng không là cốt tủy thật sự của tâm.

Để kinh nghiệm trạng thái này, điều quan trọng trước tiênhoàn thành các thực hành chuẩn bị. Qua những thực hành này, chúng ta tích lũy công đức. Nó tốt nhất cho thiền định về trí tuệ thấu suốt (thiền quán). Về điều này, chúng ta cần chuẩn bị tâm hiện tại – đó là tâm bình thường của chúng ta liên tục sao lãng bởi dòng suy nghĩ. Một tâm bận rộn và kích động sẽ không là nền tảng cho trí tuệ thấu suốt. Do vậy, trước tiên chúng ta phải xây dựng một nền tảng với sự tập trung, sử dụng phương pháp đúng. Qua sự tập trung, chúng ta cố đem tâm đến một trạng thái ổn định và trên sự ổn định, trong sángnhất tâm, chúng ta thiền định về trí tuệ thấu suốt. Qua điều này, chúng ta nhận ra thật tánh của tâm. Để đạt tới nhận biết này chúng ta cần một khối lượng công đức khổng lồ, và cách kiếm được công đức hiệu quả nhất là trau dồi bồ đề tâm.

Do vậy với phương pháptrí tuệ cùng nhau, chúng ta có thể nhận ra thật tánh của tâm. Trên nền tảng của sự nhận biếttăng trưởng trí tuệ đó, cuối cùng chúng ta sẽ vươn tới nhận biết trọn vẹnđạt được giác ngộ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant