9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4905)
9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật

9

Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita
Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật

Con cung kính đảnh lễ dưới chân vị guru linh thánh! Ngài Sakya Pandita quang vinh đã trả lời các câu hỏi từ Nyimo Gomchen, bậc đã thiền định đầy đủ với niềm tin và khao khát tâm linh, đã tự mình tha thiết thực hành.

Hỏi: Nguyên nhân của việc từ bỏ thế gian này là gì?

Sakya Pandita: Nó là sự nhận biết rằng chu trình sinh tử là không có thực chất.

H: Điều kiện góp phần cho sự từ bỏ này là gì?

SP: Thấy được những khiếm khuyết của chu trình sinh tử.

H: Tiêu chuẩn cho sự từ bỏ là gì?

SP: Tâm thức chuyển khỏi tám mối quan tâm thế gian.

H: Dấu hiệu của sự từ bỏ là gì?

SP: Không bị ảnh hưởng của tám mối quan tâm thế gian, thậm chí dù có gặp chúng.

H: Tiêu chuẩn để đạt giác ngộ trong một đời là gì?

SP: Giải thoát thân của hành giả khỏi tuổi tác và cái chết và thành tựu bản tánh của bốn thân Phật.

H: Hành động không rõ ràng (trung lập) là gì?

SP: Hành động không thể sinh ra kết quả tốt hay xấu.

H: Hồi hướng công đức là gì?

SP: Điều gì đó làm chuyển hóa các nguyên nhân gốc của đạo đức thành bất cứ kết quả nào người ta khao khát.

H: Cầu nguyện là gì?

SP: Sự mong mỏi kết quả rộng lớn (của thực hành)

H: Ý nghĩa của “bài kệ cát tường” là gì?

SP: Là những lời đặc biệt làm phát sinh kết quả tốt đẹp do sự ban phước của chân lý.

H: Trong việc nhận ra thật tánh của tâm, liệu có sự hoàn toàn chấp bám vào tam tạng giáo điển và bốn bộ tantra hay không?

SP: Có hai nhận biết: nhận ra tánh không của tâm, và nhận ra sự hợp nhất của thực tại hiển nhiêntánh không của tâm. Trong việc nhận ra tánh không của tâm, người ta không hoàn toàn chấp vào ý nghĩa của tam tạng giáo điển và bốn bộ tantra. Với nhận biết như vậy, người ta có thể hoàn toàn hiểu thấu Sự Chấm Dứt (Diệt Đế) của một bậc Thanh Văn (Shravaka), nhưng vì sự chấm dứt đó rơi vào cực đoan của rỗng không , người ta sẽ không chấp bám vào ý nghĩa của giáo lý Mahayana. Điều này đã được trình bày trong tất cả kinh điển của Mahayana và tantra. Trong nhận biết về sự hợp nhất (của thực tại hiển nhiêntánh không), không có thiếu sót ngay cả những lỗi lầm vi tế nhất. Do đó, nó giữ nền tảng của đạo đức, và sự kết tập của Vinaya (Luật Tạng) được trọn vẹn. Vì samadhi hùng mạnh khác thường và mọi trạng thái khác của thiền định xuất hiện (từ nhận biết như vậy), sự kết tập của Sutra (Kinh Tạng) cũng trọn vẹn. Vì hiểu được mọi sự có thể hiểu, từ hình thái của Tâm Toàn Giác, sự kết tập của Abhidharma (A Tỳ ĐàmLuận Tạng) được trọn vẹn. Và vì sự hiểu thấu những sự kiện độc lập đặc biệt liên quan bên ngoài và bên trong, nên bốn bộ tantra được trọn vẹn.

H: Tam Bảohoàn toàn trong tâm chính chúng ta không?

SP: Chỉ trong tánh không của tâm và sự hiểu biết của tánh không đó, Tam Bảo chưa trọn vẹn. Trong sự hợp nhất hiểu biếttánh không của tâm, hạt giống của Tam Bảo được trọn vẹn. Nếu người ta nhận ra ý nghĩa đúng của sự hợp nhất đó, Tam Bảo hiển nhiên trọn vẹn.

H: Sự đạt được thành tựu cao nhất (siddhi) tùy theo vị guru hay vị bổn tôn thiền định?

SP: Nó không xảy ra vì tách rời cái này hay cái kia. Đúng hơn, nó xảy ra tùy theo vị guru, bổn tôn thiền định, chư Phật của ba thời, chính tâm của chúng ta, và sự nhận biết về tính bất khả phân của luân hồiniết bàn.

H: Vị guru thật sự của hành giả là gì?

SP: Người mà từ người đó hành giả nhận được bốn quán đỉnh đúng cách, phù hợp với tantra là vị guru thật sự của hành giả. Vị guru mà hành giả chưa nhận được quán đỉnh như vậy – dù họ có thể là người tốt – chỉ là vị guru trên danh nghĩa của hành giả. Ví dụ, người mà hành giả tiếp nhận lễ thọ giới tu viện là vị tu viện trưởng thật sự của hành giả, nhưng nếu chưa nhận được thọ phong của vị đó, thì vị đó không phải là tu viện trưởng thật sự của hành giả. Đó là ý nghĩa của bài kệ sau đây:

Không ban quán đỉnh, thì không có guru.
Không thọ giới tu viện, thì không có vị tu viện trưởng.
Không giới luật, thì đạo đức không liên tục.
Không thọ quy y, người đó không là một người tâm linh.

H: Liệu người ta có thể lắng nghe, suy ngẫm, và thiền định liên quan đến lời nói của Đức Phật?

SK: Trong việc dựa vào một lời nói ra của Đức Phật, người ta có thể thực hành việc lắng nghe, suy ngẫm, và thiền định. Một lời nói ra như vậy là một hoạt động giác ngộ của Tathagata (Như Lai).

H: Trong số tất cả giáo lý của Đức Phật, giáo lý nào thâm sâu?

SK: Đối với tâm thức của cá nhân những đệ tử, tất cả giáo lý đều uyên thâm. Trái lại, chỉ có giáo lý tantra (mật tông) là uyên thâm cho tất cả đệ tử.

H: Người nhận ra sự trống không của tâm có phải là một vị Phật?

SK: Người chỉ nhận ra sự rỗng không, không là Phật. Nếu người ta lãnh hội mọi điều có thể hiểu, người đó giác ngộ trọn vẹn. Ngoài ra, có hai phương thức lãnh hội: sự lãnh hội không có nhận biết về một hiện tượng hiện hữu tuyệt đối (đó là sự vốn sẵn có); và sự lãnh hội mọi hiện tượng hiện hữu quy ước rõ ràng.

H: Ngài có khẳng định là một người đã nhận biết rõ đúng như thật?

SK: Vì tôi chưa nhận ra bất kỳ hiện tượng tuyệt đối nào, tôi không khẳng định là một người đã nhận biết rõ đúng như thật. Nhưng vì tôi biết năm lãnh vực của tri kiến liên quan đến chân lý quy ước, tôi khẳng định mình là một người am tường.

H: Giữa các đệ tử của Ngài, liệu có một số biết chắc bản tánh của tâm hay không?

SK: Tôi hiểu rằng trong số các đệ tử của tôi, không có người nào hiểu rõ tâm một cách tuyệt đối, nhưng có nhiều người uyên bác trong hiện tượng hiện hữu quy ước. Tâm khôngtự tánh, thì điều gì có trong sự biết chắc của tâm?

H: Nếu người ta không biết chắc được tâm, ngay cả dù tích lũy công đức, có phải chỉ dẫn đến hạnh phúc tạm thời?

SK: Nếu không hiểu rõ cách thức hiện hữu của tâm – ý nghĩa của rỗng không – người ta không thể đạt được hỷ lạc của giải thoát bằng phương tiện tích lũy công đức của họ. Mặc dù điều đó có thể hoạt động như nguyên nhân cho hỷ lạc lên đến đỉnh của chu trình sinh tử, sự tích lũy công đức chưa được hoàn thiện. Mặt khác, nếu khôngtri kiến của việc có thể nhận thức đối tượng mà chỉ hiểu rõ sự rỗng không của tâm, làm sao người ta có thể là một vị Phật? Nếu điều đó có thể, thì sẽ là chư Phật của các Thanh Văn, vì chỉ hiểu rõ sự rỗng không, và cũng là chư Phật trong không gian trống rỗng. Nhưng làm sao chư Phật lại có thể ở đó? Do đó, sự xác quyết của tất cả sutra và tantra là Phật quả xảy ra qua tri kiến của việc có thể hiểu rõ mọi đối tượng và qua hiểu rõ là không có tự tánh để được nhận biết – đó là biết rằng chẳng có điều gì để biết.

H: Vào lúc nào người ta có sự xác quyết về việc đạt được giác ngộ?

SK: Một số người chỉ hiểu rõ sự rỗng không của tâm nhưng chưa hoàn thiện những phẩm tính của khía cạnh phương pháp rèn luyện. Một số có các phẩm tính như vậy nhưng chưa hiểu rõ sự rỗng không của tâm. Một số có cả hai, nhưng họ không thể dẫn dắt sự thực hành với tri kiến của họ. Một số có các phẩm tính khác, nhưng vì thiếu sự ban phước của dòng truyền, họ không thể phát sinh hình tướng rõ ràng. Do vậy, tôi sợ rằng Phật quả còn xa với họ. Vì tôi có một số thuộc tính này, tôi hy vọng đạt được giác ngộ, nhưng không bằng phương tiện nhanh chóng.

H: Ai là vị guru gốc của Ngài?

SK: Vị guru gốc của tôi là Ngài Sakyapa Dragpa Gyaltsen vĩ đại, bậc Vajradhara (Kim Cương Trì), Ngài là bản tánh của thân, ngữ, và ý của tất cả chư Tathagata (Thiện Thệ) của ba thời.

H: Lý do nào Ngài Sakya Dragpa Gyaltsen lại là vị guru gốc của Ngài?

SK: Ngài đã ban cho tôi bốn quán đỉnh, quán đỉnh về cái bình và còn nữa; Ngài đã phô bày cho tôi bốn con đường của Giai đoạn Phát sinh, và còn nữa; Ngài đã trình bày mối quan hệ phụ thuộc của bốn thân, bao gồm thân lưu xuất. Tóm tại, vì Ngài thực hành phù hợp với giáo lý Đức Phật trong các sutra và tantra; Ngài thực hiện các việc làm của một bậc giác ngộ viên mãn; vì thế tôi xem Ngài như vị guru gốc của tôi. Mặt khác, người nào không ban quán đỉnh phù hợp với giáo lý Đức Phật, không hiển lộ Con đường, và không trình bày các mối liên hệ phụ thuộc mà khẳng định tâm bị giới hạn trong giáo lý của họ để dẫn đến sự Diệt tận của một Thanh Văn, không quan tâm đến bất cứ công đức nào họ đã tích lũy. Người như vậy không thích hợp để được xem như vị guru gốc của một hành giả Mahayana, vì con đường không phải là con đường của Mahayana. Vì thế, từ luận thư được gọi là sự Tổng Hợp (sDud pa) trình bày, “Chỉ với Trí tuệ mà không có Phương tiện, người ta rơi vào trạng thái của Thanh Văn.” Những người này ít nhấn mạnh về phương pháp và rất nhấn mạnh về trí tuệ hướng đến Niết Bàn của Thanh Văn.

H: Con đường nào ngắn hơn dẫn đến giác ngộ, của một học giả uyên bác, hay của một kusulu?

SK: Nói chung, thuật ngữ kusulu là không đúng. Kusali có nghĩa “người đạo đức.” Có những kusali không dựa vào con đường của Đức Phật, và cũng có những học giả không dựa vào con đường đó. Chẳng ai trong họ trở thành Phật. Có cả hai học giả và kusali là Phật tử trong số cả hai kusali và học giả đi theo thừa hoàn thiện để đạt Phật quả, và phải mất ba vô số kiếp để làm như vậy – một thời gian dài. Cũng có những học giả và kusali thiết lập các mối liên hệ phụ thuộc nào đó và nhờ vậy nhanh chóng đạt được giác ngộ.

Người ta nói rằng nhiệm vụ của học giả là trở nên uyên bác trong lãnh vực tri kiến bên ngoài và bên trong, và kusali dâng hiến tột bậc cho sự thực hành bên trong của chính họ sau khi từ bỏ mọi việc bên ngoài. Để đạt được giác ngộ viên mãn, trước tiên người ta trở nên am tường về mọi đối tượng có thể nhận biết được và cắt hết những giả định sai lạc bằng phương tiện của việc lắng nghe và suy ngẫm. Sau đó, nhờ nhận samadhi như thực hành cốt lõi, người ta cắt hết những giả định sai lạc nhờ phương tiện của thiền định và vì thế đạt được pháp của sự thấu suốt. Trong cách này, người ta dần dần đạt được giác ngộ. Do đó, nó là điều cần thiết cho cả hai đối tượng học giả và kusali. Nhờ vào những cách tiếp cận riêng biệt, vị học giả gần gũi hơn với Phật tánh. Người ta có thể phản đối điều đó, trích dẫn từ sutra Đồi Châu Báu (dKon mchog brtsegs pa): “Nếu người ta thiền định trong một khoảnh khắc, công đức từ điều này còn to lớn hơn việc lắng nghe và giải thích cho người khác trong mười aeon (a tăng kỳ kiếp).” Tôi nghĩ điều này ở đây cũng không mâu thuẫn. Ý nghĩa của trích dẫn đó là sự thiền định [có lợi ích như thế] nếu người ta hoàn toàn biết rõ đối tượng của thiền định, mà nếu khôngtri kiến như thế thì làm thế nào có được lợi ích như vậy? Kinh Vinaya cũng trình bày rằng người ta không nên thiền định trong một nơi hẻo lánh mà không có sự hiểu biết về những giáo lý thu thập. Kho tàng hiện tượng học (mNgon pa mdzod) cũng trình bày, “Được phú cho sự lắng nghe và quán chiếu đúng đắn, hãy Cống Hiến chính bạn cho thiền định.” Ngài Aryadeva (Thánh Thiên) nói, “Không dựa vào thực tại quy ước, người ta sẽ không hiểu rõ thực tại tuyệt đối. Không hiểu rõ thực tại tuyệt đối, người ta sẽ không đạt được giải thoát.” Tất cả kinh điển thường nói rằng nhờ lắng nghe quan điểm nào đó của Giáo Pháp, người ta được giải thoát khỏi chướng ngại nào đó. Do đó, nếu lắng nghe và quán chiếu về giải thoát, người ta được khuyên sau đó nên thiền định.

Thật tuyệt vời khi người ta trụ trong thiền định và tôi nghĩ rằng điều đó sẽ là điều tốt nếu bạn tiếp tục nỗ lực trên con đường của phương pháp tantric. Tôi hiểu rõ rằng không có sự nhận biết về sự trả lời cho câu hỏi của người am tường này (đó là chính bạn). Tôi hiểu rằng không có sự hiểu biết và tôi biết rằng chẳng có gì để được biết.

Đến đây kết thúc sự trả lời của tôi cho các câu hỏi của thiền giả Nyimo Gomchen.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant